- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 87,189
- Điểm
- 113
tác giả
Tài liệu giáo dục địa phương LỚP 8 TỈNH KIÊN GIANG được soạn dưới dạng file PDF gồm 88 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH KIÊN GIANG
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Tài liệu giáo dục địa phương
TỈNH KIÊN GIANG
Lớp
NHÀ XUẤT BẢN GIÁO DỤC VIỆT NAM
BAN BIÊN SOẠN
Đồng Tổng Chủ biên:
NGHIÊM ĐÌNH VỲ
TRẦN QUANG BẢO
Đồng Chủ biên:
PHẠM THỊ HỒNG
NGUYỄN TRỌNG ĐỨC
NGUYỄN THỊ THỌ
CHU THỊ THU HÀ
NGUYỄN THỊ VŨ HÀ
DƯƠNG QUANG NGỌC
Thành viên Ban biên soạn:
NGUYỄN ANH TUẤN
PHẠM VĂN MẠNH
LÝ NGỌC ĐỊNH
PHẠM TẤT THẮNG
NGUYỄN ĐỨC THẮNG
PHÙNG THỊ PHƯƠNG LIÊN
NGUYỄN THỊ HẢO
LÊ VĂN HÙNG
THIỀU VĂN NAM
NGUYỄN THANH TÂM
HUỲNH VĂN HOÁ
NGUYỄN THỊ MAI
PHAN THỊ CẨM MY
NGUYỄN THỊ THU PHƯƠNG
3
Lời nói đầu
Các em thân mến!
Kiên Giang là tỉnh thuộc khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, có vị trí địa lí
và điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển kinh tế – xã hội. Với vị thế là cửa ngõ
thông ra vùng biển Tây Nam của Tổ quốc, Kiên Giang có tiềm năng lớn về kinh tế
cửa khẩu, hàng hải và mậu dịch quốc tế. Bên cạnh đó, Kiên Giang còn là vùng sản
xuất nông nghiệp đa dạng.
Là người con của Kiên Giang, các em chính là thế hệ tương lai sẽ xây dựng và
phát triển quê hương ngày càng giàu mạnh. Để làm được điều đó, các em cần trang
bị cho mình những kiến thức về văn hoá, lịch sử, địa lí, kinh tế, chính trị – xã hội
và môi trường của Kiên Giang.
Tài liệu này sẽ là cầu nối tri thức giúp các em có thêm hiểu biết về Kiên Giang,
nuôi dưỡng tình yêu quê hương, ý thức tìm hiểu và vận dụng những điều đã học
để góp phần giải quyết những vấn đề của quê hương. Nội dung cuốn sách được hệ
thống hoá một cách khoa học cùng những hoạt động lí thú, hình ảnh sinh động,
gần gũi sẽ giúp phát triển năng lực của các em một cách hiệu quả.
Mong rằng tài liệu này sẽ là cẩm nang hữu ích giúp các em thêm yêu và tự hào
về quê hương Kiên Giang, góp phần xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp. Chúc
các em có những trải nghiệm bổ ích và thú vị trên hành trình khám phá mảnh đất
quê hương mình!
CÁC TÁC GIẢ
4
Hướng dẫn sử dụng tài liệu
Kiến thức mới:
Cung cấp kiến thức mới
phù hợp với mục tiêu bài học.
Mục tiêu bài học:
Nhấn mạnh về yêu cầu
cần đạt, năng lực, phẩm chất
của học sinh sau khi học.
Mở đầu:
Huy động vốn kiến thức,
kinh nghiệm đã có của học
sinh để tạo tâm lí hứng thú,
chuẩn bị vào bài học.
Tìm hiểu thêm:
Cung cấp thêm thông
tin cho nội dung chính.
28
Học xong bài này, em sẽ:
� Nêu được khái quát về một số nhân vật lịch sử tiêu biểu của tỉnh
Kiên Giang
� Giới thiệu được những nét chính về thân thế, hoạt động và những đóng
góp của một số nhân vật lịch sử tiêu biểu đối với Kiên Giang nói riêng và
đối với dân tộc Việt Nam nói chung.
� Có ý thức sưu tầm tư liệu về một số nhân vật lịch sử của Kiên Giang qua
các giai đoạn.
MỞ ĐẦU
Kiên Giang là vùng đất lịch sử – văn hóa, nơi sinh ra nhiều nhân vật lịch sử có
những cống hiến to lớn cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam nói
chung và quê hương Kiên Giang nói riêng.
Em hãy chia sẻ những hiểu biết của mình về một số nhân vật lịch sử ở
Kiên Giang. Theo em, chúng ta cần phải làm gì để tôn vinh các nhân vật lịch sử ở
quê hương mình?
KIẾN THỨC MỚI
1. Khái quát về nhân vật lịch sử ở Kiên Giang
Nhân vật lịch sử là người tạo ra những giá trị có ảnh hưởng đến xã hội, cộng
BÀI 4. MỘT SỐ NHÂN VẬT
LỊCH SỬ TIÊU BIỂU CỦA
TỈNH KIÊN GIANG
63
VẬN DỤNG
1. Xây dựng kế hoạch của bản thân để phù hợp với yêu cầu của thị trường
lao động địa phương theo gợi ý sau:
Sở thích, khả năng
của bản thân
Nghề nghiệp
mong muốn
Kế hoạch rèn luyện bản
thân dễ phù hợp yêu cầu
của nghề ngiệp
Thích hoạt động tập thể,
thích kinh doanh,...
Nhân viên phát triển
kinh doanh: Yêu cầu:
Giao tiếp tốt, thành
thạo tin học văn phòng,
sử dụng tiếng Anh giao
tiếp,...
– Tham gia các hoạt động
ngoại khoá
– Học tốt tiếng Anh, toán,...
– Thi đỗ vào trường đào tạo
kinh doanh,...
Tìm hiểu thêm
MÔ HÌNH DẠY NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN Ở
KIÊN GIANG
Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Kiên Giang đã thí điểm và nhân
rộng các mô hình dạy nghề thiết thực và hiệu quả cho lao động nông thôn.
Tỉnh đã lồng ghép kế hoạch đào tạo cho lao động tại các khu, cụm công nghiệp,
khu du lịch góp phần giải quyết tình trạng thiếu hụt lao động có tay nghề tại
các khu công nghiệp Thạnh Lộc (huyện Châu Thành), cụm công nghiệp Vĩnh
HoàHưng (huyện Gò Quao), các khu resort, nhà hàng, khách sạn tại thành phố
Phú Quốc,…
5
Luyện tập:
Củng cố, khắc sâu kiến
thức vừa học, phát triển kĩ
năng.
Vận dụng:
Vận dụng kiến thức, kĩ
năng đã học vào thực tế học
tập và cuộc sống.
75
LUYỆN TẬP
1. Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến nào sau đây? Vì sao?
a. Dùng thử ma tuý một lần thì không gây nghiện được.
b. Hút thuốc không có hại cho sức khoẻ vì đó không phải là ma tuý.
c. Nhà nước nên dạy nghề cho người cai nghiện để họ tái hoà nhập cộng đồng.
d. Học sinh còn nhỏ, không phải là đối tượng chịu trách nhiệm khi tham gia
các tệ nạn xã hội.
e. Không mang hộ đồ đạc cho người khác khi không biết rõ đó là đồ gì.
f. Ma tuý, mại dâm là con đường ngắn nhất làm lây truyền HIV/AIDS.
2. Cho biết ý kiến của em trong các tình huống sau:
EM CÓ BIẾT?
Để phòng, chống tệ nạn xã hội, pháp luật nước ta quy định:
– Cấm đánh bạc, tổ chức đánh bạc dưới mọi hình thức.
– Nghiêm cấm sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, mua bán, sử dụng, tổ chức
sử dụng, lôi kéo sử dụng trái phép các chất ma tuý.
– Người nghiện buộc phải đi cai nghiện.
– Nghiêm cấm hành vi mại dâm, dụ dỗ, dẫn dắt mại dâm.
– Trẻ em không được đánh bạc, uống rượu, hút thuốc, dùng chất kích
thích có hại cho sức khoẻ. Nghiêm cấm lôi kéo trẻ em đánh bạc, uống
rượu, hút thuốc, dụ dỗ, dẫn dắt trẻ em hoạt động mại dâm.
a. Ngày Tết, các bạn trong lớp 8B lấy bài ra chơi
tú-lơ-khơ. Lúc đầu, ai thua sẽ phải quỳ hoặc lấy nhọ
nồi quẹt lên mặt. Chơi một lúc, T đưa ra ý kiến: “Chơi
thế này chán lắm! Mình đánh bài ăn tiền đi. Vừa có
tiền mua đồ chơi, vừa vui nữa”.
77
VẬN DỤNG
1. Quan sát hành vi của người dân nơi em ở, liệt kê các hành vi đúng hoặc
không đúng về phòng chống tệ nạn xã hội.
2. Thiết kế tờ rơi cổ động tuyên truyền với mọi người về tác hại của ma tuý.
Suy nghĩ và đưa ra các ý tưởng, lựa chọn chủ để thiết kế phòng chống
tệ nạn xã hội gì, địa điểm ở đâu, vật liệu để thiết kế tờ rơi
1
Thiết kế tờ rơi Trưng bày sản phẩm
2 3
6
Trang
VĂN HOÁ, LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG
Bài 1. Nghệ thuật truyền thống ở tỉnh Kiên Giang 7
Bài 2. Văn hoá ẩm thực ở tỉnh Kiên Giang 13
Bài 3. Lịch sử vùng đất Kiên Giang từ đầu thế kỉ XVII đến năm 1918 19
Bài 4. Một số nhân vật lịch sử tiêu biểu của tỉnh Kiên Giang 28
ĐỊA LÝ, KINH TẾ, HƯỚNG NGHIỆP
Bài 5. Địa lí các ngành kinh tế 37
Bài 6. Các ngành nghề kinh tế mũi nhọn ở tỉnh Kiên Giang 47
Bài 7. Thị trường lao động ở tỉnh Kiên Giang 57
CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI, MÔI TRƯỜNG
Bài 8. Văn hoá ứng xử trong xã hội ở tỉnh Kiên Giang 65
Bài 9. Phòng chống tệ nạn xã hội ở tỉnh Kiên Giang 70
Bài 10. Ứng phó biến đổi khí hậu tỉnh Kiên Giang 78
Bài 11. Phòng chống và giảm nhẹ thiên tai ở tỉnh Kiên Giang 82
Mục lục
7
Học xong bài này, em sẽ:
� Kể được tên một số loại hình nghệ thuật truyền thống tiêu biểu ở tỉnh
Kiên Giang.
� Trình bày khái quát được về nguồn gốc xuất xứ, đặc điểm nổi bật, giá trị
của một số loại hình nghệ thuật truyền thống tiêu biểu ở tỉnh Kiên Giang.
� Có ý thức tôn trọng, hành vi phù hợp trong việc giữ gìn và bảo tồn các
loại hình nghệ thuật truyền thống của tỉnh nhà.
MỞ ĐẦU
Quan sát các hình ảnh dưới đây và trả lời câu hỏi:
Hình 1.1 Hình 1.2
BÀI 1. NGHỆ THUẬT TRUYỀN THỐNG
Ở TỈNH KIÊN GIANG
VĂN HOÁ, LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG
8
Hình 1.3 Hình 1.4
– Những hình ảnh trên thể hiện loại hình nghệ thuật truyền thống nào của
địa phương?
– Kể thêm tên các loại hình nghệ thuật truyền thống ở tỉnh Kiên Giang mà
em biết?
KIẾN THỨC MỚI
Ở tỉnh Kiên Giang có nhiều loại hình nghệ thuật truyền thống đặc sắc như
Đờn ca tài tử, Cải lương của người Kinh; kịch Rô băm, sân khấu ca kịch Dù kê,
múa Lâm Thôn,… của người Khmer; múa Lân – Sư – Rồng,… của người Hoa.
Mỗi loại hình nghệ thuật đều có nét đặc sắc, hấp dẫn mang bản sắc riêng của từng
dân tộc. Một số loại hình nghệ thuật truyền thống ở tỉnh Kiên Giang đã được
công nhận là di sản văn hoá phi vật thể quốc gia và thế giới.
MỘT SỐ LOẠI NGHỆ THUẬT TRUYỀN THỐNG
Ở TỈNH KIÊN GIANG
1. Đờn ca tài tử Nam Bộ
Đờn ca tài tử là một loại hình nghệ thuật đặc sắc, phổ biến ở Nam Bộ, ra đời
vào cuối thế kỉ XIX trên cơ sở nhạc Lễ, nhạc Cung đình triều Nguyễn và âm nhạc
dân gian miền Trung, miền Nam, có sức lan toả khắp 21 tỉnh phía Nam. Ở Kiên
Giang, khắp các làng xã, xóm ấp đều có nhóm, câu lạc bộ Đờn ca tài tử.
Đờn ca tài tử là nghệ thuật của đờn (đàn) và ca, do những người bình dân
Nam Bộ sáng tác để hát chơi sau những giờ lao động vất vả. Chữ “tài tử” có nghĩa là
9
người chơi nhạc có biệt tài, giỏi về cổ nhạc. Lúc đầu chỉ có đờn, sau xuất hiện thêm
hình thức ca nên gọi là đờn ca. Nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ không ngừng
được sáng tạo nhờ tính ngẫu hứng, biến hoá theo cảm xúc trên cơ sở của 20 bài gốc
(bài tổ) và 72 bài nhạc cổ. Nhạc cụ tham gia trình diễn gồm: đàn kìm, đàn tranh,
đàn tì bà, đàn bầu, đàn cò, sáo, tiêu, song loan và hai nhạc cụ của phương Tây là
vi-ô-lông và ghi ta đã được cải tiến để tăng sự nhấn nhá trong điệu đàn.
Đờn ca tài tử thường được thực hành theo nhóm, câu lạc bộ và gia đình. Các
tài tử đờn, tài tử ca thường cùng ngồi trên mặt ván phẳng hoặc chiếu rộng để biểu
diễn với phong cách thảnh thơi, lãng đãng dựa trên khung bài bản cố định. Khán
giả có thể cùng tham gia thực hành, bình luận và sáng tạo lời mới. Trong các dịp
lễ hội, tết, giỗ, cưới, sinh nhật, họp mặt,... thường không thể thiếu hình thức nghệ
thuật này. Những người thực hành Đờn ca tài tử Nam Bộ luôn tôn trọng, quý mến,
học hỏi nhau tài nghệ, văn hoá ứng xử. Những bài Đờn ca tài tử thường đề cập đến
các câu chuyện về hiếu, trung, tín, lễ, tiết nghĩa; đưa ra những bài học giúp con
người hướng thiện.
Người dân Kiên Giang rất say mê Đờn ca tài tử. Hiện nay, tỉnh Kiên Giang
có 157 câu lạc bộ với gần 1 700 nghệ nhân trực tiếp tham gia trong phong trào
Đờn ca tài tử. Trong lễ hội truyền thống Anh hùng Nguyễn Trung Trực tổ chức
vào ngày 26 – 28/8 âm lịch hằng năm ở thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang, các
tiết mục Đờn ca tài tử luôn được hàng nghìn lượt công chúng đón nhận. Tỉnh
Kiên Giang đã tổ chức “Hội thi Đờn ca tài tử tỉnh Kiên Giang” lần thứ I năm 2019
với 14 đội và lần thứ II năm 2020 với 15 đội, thu hút mỗi năm khoảng 200 tài tử
đờn và tài tử ca đến từ các huyện, thành phố trong tỉnh tham dự. Các bài Đờn ca
tài tử thể hiện nội dung ca ngợi Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực, ca ngợi
truyền thống yêu nước của nhân dân ta, ca ngợi những thành tựu giữ nước và
xây dựng quê hương, ca ngợi đất và người Kiên Giang,... Hội thi toàn tỉnh và các
phong trào ở địa phương góp phần thiết thực vào việc bảo tồn, phát huy giá trị
nghệ thuật của Đờn ca tài tử ở tỉnh Kiên Giang, tạo điều kiện để các nghệ nhân
giao lưu, trao đổi kinh nghiệm, phát hiện nhân tố mới, nhân rộng phong trào Đờn
ca tài tử ở các huyện, thành phố trong tỉnh.
Đờn ca tài tử Nam Bộ được Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đưa vào Danh
10
mục Di sản văn hoá phi vật thể quốc gia năm 2012 và được Tổ chức Giáo dục,
Khoa học và Văn hoá của Liên Hợp Quốc (UNESCO) vinh danh là Di sản văn hoá
phi vật thể đại diện của nhân loại tháng 12 năm 2013 (xem hình 1.3).
2. Sân khấu ca kịch Dù kê
Dù kê là một loại hình sân khấu ca kịch của người Khmer ở Kiên Giang nói
riêng và Nam Bộ nói chung được ra đời và phát triển vào đầu thập niên 20 của thế
kỉ XX. Đây là loại hình nghệ thuật có sự giao thoa của sân khấu truyền thống Rô
băm (người Khmer), Cải lương (người Kinh) và Triều kịch (người Hoa).
Các vở dù kê đều có cốt truyện rõ ràng, được kết cấu theo chương hồi và phát
triển trên nền nhạc ca hát, đối thoại và động tác diễn. Điểm đặc biệt là mỗi lời hát
đều kèm theo các điệu múa. Sân khấu dù kê thường sử dụng các nhạc cụ truyền
thống Khmer như: đàn khưm, giàn nhạc pưnpết (ngũ âm) và nhiều nhạc cụ dân
tộc khác. Tích tuồng của sân khấu dù kê thường được khai thác từ cốt truyện cổ
tích, thần thoại dân gian Khmer, cổ tích Việt Nam, một số tích tuồng của người
Hoa và cải lương. Những vở diễn có để tài văn hoá - xã hội ngợi ca người lao động,
kêu gọi đoàn kết dân tộc, chống giặc ngoại xâm và áp bức bóc lột,… cũng chiếm
số lượng đáng kể trong các vở dù kê được công diễn. Lối diễn dù kê tự nhiên, chân
thực và dễ hiểu. Người không biết tiếng Khmer khi theo dõi diễn biến của vở dù
kê vẫn hiểu được cốt truyện. Các vở dù kê có đề tài truyền thống thường kết thúc
có hậu.
Nghệ thuật hoá trang và trang phục trên sân khấu Dù kê cũng rất độc đáo. Việc
đánh phấn, tô son, vẽ mặt nhân vật phải đậm và màu sắc rõ ràng. Việc hoá trang
phải theo tính cách của nhân vật, ngoài màu trắng nền còn có màu đỏ hồng (cho
con người); màu đỏ, đen (vai chằn, vai động vật có phép thuật); màu xanh két (vai
thần tiên), … Trang phục của các nhân vật trong sân khấu Dù kê có hai dạng: trang
phục dành cho nam giới với các vai vua, chúa, hoàng tử, chằn, đại bàng, rồng,… có
kết cấu phức tạp, pha trộn nhiều màu sắc; trang phục dành cho nữ giới với các vai
hoàng hậu, công chúa, tiểu thư, con gái chằn,… đều phải óng ánh, rực rỡ, đậm nét
người Khmer.
Hiện nay, các nghệ nhân người Khmer ở Kiên Giang vẫn luôn tổ chức nhiều
11
hoạt động biểu diễn, giao lưu giữa các gánh hát để giữ gìn, bảo tồn và phát huy
những giá trị tốt đẹp của loại hình nghệ thuật này. Ở huyện Gò Quao có nghệ nhân
Danh Bê được người dân nơi đây gọi là ông bầu gánh hát vì ông rất say mê Dù kê.
Ông và gia đình được mọi người coi là người “giữ và truyền lửa” yêu thích loại hình
nghệ thuật này đến nhiều thế hệ ở địa phương (xem hình 1.1).
– Dựa vào thông tin trong phần Kiến thức mới và hiểu biết của bản thân, em
hãy trình bày nguồn gốc xuất xứ, đặc điểm nổi bật, giá trị của nghệ thuật Đờn ca
tài tử, sân khấu ca kịch Dù kê ở Kiên Giang theo mẫu dưới đây:
Tên loại hình
nghệ thuật
truyền thống
Nguồn
gốc xuất
xứ
Đặc điểm
nổi bật
Giá trị của
loại hình
nghệ thuật
Cảm nhận
của em về
loại hình
nghệ thuật
này
Đờn ca tài tử ? ? ? ?
Sân khấu ca kịch
Dù kê ? ? ? ?
LUYỆN TẬP
1.Tìm hiểu và chia sẻ với bạn về một loại hình nghệ thuật truyền thống
đang được yêu thích ở địa phương em.
2. Chia sẻ những việc em nên làm và không nên làm khi đến xem một buổi
biểu diễn nghệ thuật truyền thống ở địa phương.
VẬN DỤNG
Em chọn một trong hai nhiệm vụ dưới đây.
1. Em chọn và thể hiện một trong các hoạt động sau:
12
– Ca một câu (đoạn) vọng cổ/ điệu lý/ điệu hò,...
– Thực hiện một vài động tác vũ đạo kèm lời nói, lời hát của một nhân vật
trong vở diễn Dù kê mà em đã xem.
– Vẽ hoá trang mặt cho một nhân vật trong sân khấu Dù kê.
2. Làm video giới thiệu về một loại hình nghệ thuật truyền thống em yêu
thích ở địa phương mình.
Gợi ý: Video có lời dẫn, các hình ảnh giới thiệu về loại hình nghệ thuật: nguồn
gốc xuất xứ, các đặc điểm nổi bật, các hình ảnh về buổi diễn, phỏng vấn diễn viên,
khán giả, suy nghĩ của người làm video,...
13
Học xong bài này, em sẽ:
� Kể tên được một số món ẩm thực đặc trưng ở tỉnh Kiên Giang.
� Trình bày được khái quát những nét đặc sắc trong ẩm thực của tỉnh Kiên
Giang; nêu được nguyên liệu và công thức chế biến một số món ăn của
địa phương.
� Có hành vi, việc làm phù hợp để bảo tồn, phát huy, quảng bá nét đẹp
trong ẩm thực của tỉnh nhà.
MỞ ĐẦU
– Kể tên các món ăn của Kiên Giang trong hình dưới đây.
Hình 2.1 Hình 2.2 Hình 2.3
– Chia sẻ về một món ăn đặc trưng của Kiên Giang em đã từng được
thưởng thức.
KIẾN THỨC MỚI
BÀI 2. VĂN HOÁ ẨM THỰC
Ở TỈNH KIÊN GIANG
14
1. Khái quát về một số đặc điểm ẩm thực ở Kiên Giang
Kiên Giang là vùng đất xinh đẹp luôn hấp dẫn mọi du khách ghé qua không
chỉ bởi những hòn đảo thơ mộng, phong cảnh hữu tình hay những lễ hội và các
loại hình âm nhạc truyền thống mà còn bởi nét văn hoá ẩm thực phong phú, đa
dạng. Vốn là một vùng đất được thiên nhiên ưu đãi về nhiều mặt nên Kiên Giang
có nguồn nguyên liệu dồi dào và đa dạng cho việc chế biến các món ăn. Vùng
U Minh Thượng có đặc sản rừng, các loại cá đồng, đọt choại, bồn bồn, bông súng,
ngó môn,... Vùng Tây sông Hậu có đặc sản nước ngọt: tôm càng, cá bống tượng, cá
lăn, cá bông,... và các loại rau quả nước ngọt, rau vườn. Vùng Tứ giác Long Xuyên
và Hà Tiên có đặc sản đồng, núi và ven biển: các loại cá đồng, các loại hải sản gần
bờ, các loài thực vật, động vật của núi đồi,... Vùng biển đảo có đặc sản biển sâu, các
loại ốc biển, cá biển tươi sống, rau quả vùng đất đảo.
Ở Kiên Giang có ba dân tộc chính cùng sinh sống: Kinh, Khmer, Hoa. Mỗi dân
tộc có một số nét riêng trong ăn uống và cung cách chế biến thức ăn. Tuy nhiên,
quá trình sinh sống lâu dài trên địa bàn đã dẫn đến sự giao lưu trong văn hoá ẩm
thực giữa các dân tộc. Sự giao lưu đó thể hiện ở chỗ các dân tộc tiếp thu các món ăn
của nhau, tạo nên sự phong phú, đa dạng trong văn hoá ẩm thực của vùng đất này.
Với nguồn nguyên liệu phong phú, ẩm thực Kiên Giang mang những nét độc
đáo, đa dạng. Việc nấu ăn ở Kiên Giang được xem như một nghệ thuật, có món ăn
gia truyền với cách làm đơn giản, không cầu kì, rất bình dân, tiện lợi nhưng phần
nhiều đã trở thành đặc sản chung của vùng. Có thể kể đến một số món ăn tiêu biểu,
đặc trưng cho vùng đất này như: gỏi cá trích, bún kèn, bánh thốt nốt, xôi xiêm,
bánh canh, bánh xèo,...
– Kể tên các món ăn đặc trưng trong văn hoá ẩm thực ở Kiên Giang.
– Nêu một số đặc điểm ẩm thực ở Kiên Giang được đề cập thông tin ở trên.
2. Một số món ẩm thực của Kiên Giang
a) Gỏi cá trích
Đây là món ăn nhiều du khách không thể bỏ qua khi tới Phú Quốc. Món gỏi
15
này được làm từ nguyên liệu cá trích tươi ngon của vùng biển Phú Quốc. Đĩa gỏi
cá trích mới được mang ra dễ khiến người ăn lúng túng vì bên trên phủ toàn dừa
nạo trắng muốt. Thực khách phải trộn đều lên mới nhận rõ tầng sâu hấp dẫn với
những miếng thịt cá tươi rói, rau thơm, đậu phộng ngon, ngò rí, hành tây, ớt tươi
đầy mê hoặc.
Thực khách cầm miếng bánh
tráng, nhúng sơ vào nước cho
mềm rồi nhóm chút rau sống xà
lách, dưa leo, rau thơm,... gắp gỏi
cho lên trên. Sau đó, thực khách
hãy cuộn lại thật chắc tay, chấm
vào chén nước mắm Phú Quốc đầy
mời gọi để biết món gỏi cá trích
lừng danh của vùng đất này.
b) Bún kèn
Bún kèn là món ăn yêu thích của người người Khmer ở Hà Tiên. Việc chế biến
món ăn đặc sản Hà Tiên này không quá phức tạp nhưng lại đòi hỏi sự tỉ mỉ và kiên
nhẫn. Những con cá lóc được làm sạch, bỏ da, tách xương chỉ còn lại thịt cá và giã
nhuyễn. Tiếp đó, cá được xào chung với hành, tỏi, rồi bột cari, đinh hương, quế, bột
nghệ,... Cho tất cả hỗn hợp này vào
nồi nước luộc cá, nêm gia vị vừa ăn,
không dùng nước mắm. Khi nước đã
sôi và chín tới, bạn đã có thể tắt bếp và
cho thêm nước cốt dừa để hoàn thành
nước dùng thơm ngon, béo ngậy. Bún
cho vào tô, cho ít rau sống, giá sống,
húng thơm, dưa leo chẻ rồi chan nước
dùng còn nóng, rắc thêm ít tôm khô
đã được giã nhuyễn,... trộn đều và bắt
Hình 2.4. Gỏi cá trích
Hình 2.5. Bún kèn
16
đầu thưởng thức. Thực khách sẽ cảm nhận được mùi thơm của rau, độ giòn của
giá sống, dưa chuột hoà quyện với vị béo của nước cốt dừa và vị thơm ngọt của cá
và nước dùng.
c) Bánh canh ghẹ
Bánh canh ghẹ là món ăn quen thuộc và đặc trưng ở Kiên Giang. Nước lèo
được làm từ tôm khô, thịt, xương heo và đầu cá thu lấy khi tàu vừa cập bến tạo
nên vị thơm, ngọt, mặn mà lại rất thanh. Còn chả cá chế biến bằng thịt cá thu tươi
ngon, hấp dẫn. Cá tươi nạo, trộn với gia vị cơ bản như tiêu, tỏi, hành, bột ngọt,
mắm rồi quết thật đều tay. Khi hỗn hợp nhuyễn đều, ép dẹp đem hấp chín hoặc
chiên. Từng miếng chả dậy mùi sẽ được thái nhỏ vừa dai, vừa giòn, vừa đậm đà.
Đặc biệt, ghẹ không quan trọng là to hay nhỏ nhưng thật chắc thịt, còn sống cho
vào luộc nên ngọt ngon.
Tô bánh canh ghẹ bưng ra dễ làm người ăn ngạc nhiên vì chỉ thấy ghẹ với chả,
bánh canh trắng nằm phía bên dưới khiêm nhường. Bánh canh ghẹ làm toàn từ hải
sản nhưng không hề tanh. Ngược lại, mùi thơm rất quyến rũ. Một tô thôi nhưng
trong đó tập hợp đủ hương vị biển làm say lòng thực khách.
– Tìm hiểu về những món ăn có trong bài đọc: nguyên liệu, cách chế biến và
thưởng thức.
Hình 2.6. Bánh canh ghẹ
17
– Nhận xét của em về ẩm thực ở Kiên Giang (Gợi ý: nhận xét về nguyên liệu,
cách chế biến, hình thức và hương vị của món ăn).
LUYỆN TẬP
1. Văn hoá ẩm thực có ý nghĩa như thế nào đối với người dân tỉnh Kiên
Giang? (Gợi ý: ý nghĩa về kinh tế, về văn hoá – xã hội,...).
2. Chia sẻ về một món ăn đặc trưng ở Kiên Giang theo gợi ý sau:
Các món ăn được làm chủ yếu từ nguyên
liệu tự nhiên của quê hương Kiên Giang...
...
TÊN MÓN ĂN
Nguyên liệu Cách chế biến và
thưởng thức
Tên món ăn Nguyên liệu Cách chế biến Cách
thưởng thức
18
VẬN DỤNG
Tìm hiểu thêm một số món ăn đặc trưng ở địa phương em.
STT Tên món ăn Xuất xứ Cách chế biến
? ? ? ?
? ? ? ?
19
Học xong bài này, em sẽ:
� Mô tả và nhận xét được những chuyển biến về chính trị, kinh tế, văn
hoá, xã hội của vùng đất Kiên Giang từ đầu thế kỉ XVII đến thế kỉ XVIII.
� Trình bày được những chính sách của triều Nguyễn ở vùng đất Kiên
Giang và phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp của nhân dân Kiên
Giang từ nửa cuối thế kỉ XIX.
� Nêu được một số cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp tiêu biểu của
Nhân dân Kiên Giang từ cuối thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX.
� Có ý thức sưu tầm và tìm hiểu tư liệu lịch sử về các dấu tích và các nhân
vật lịch sử của Kiên Giang trong công cuộc dựng nước và giữ nước từ
thế kỉ XVII đến năm 1918.
MỞ ĐẦU
Chùa Tam Bảo còn có tên là
chùa Tiêu được xây dựng ở Hà Tiên.
Quá trình xây dựng chùa gắn với tên
tuổi Mạc Cửu thời khai hoang, mở
đất ở vùng Tây Nam Tổ quốc. Trải
qua bao thăng trầm của lịch sử, ngôi
chùa được trùng tu khang trang, uy
BÀI 3. LỊCH SỬ VÙNG ĐẤT
KIÊN GIANG TỪ ĐẦU THẾ KỈ
XVII ĐẾN NĂM 1918
Hình 3.1. Chùa Tam Bảo (Sắc Tứ Tam Bảo tự),
Hà Tiên
20
nghiêm như ngày nay. Chùa luôn là nơi sinh hoạt văn hoá truyền thống của người
dân nơi đây.
Theo em, sự trùng tu chùa Tam Bảo Hà Tiên có ý nghĩa gì? Hãy chia sẻ những
hiểu biết của em phát triển kinh tế, văn hoá của vùng đất Kiên Giang trong các thế
kỉ XVII – XIX.
KIẾN THỨC MỚI
1. Quá trình hình thành vùng đất Kiên Giang ở thế kỉ XVII
Đầu thế kỉ XVII, những lưu dân Việt ở miền Trung là người tiên phong đi
khai phá vùng đất Nam Bộ. Họ lần lượt tiến vào vùng đất mới bằng đường biển
với phương tiện chủ yếu là thuyền buồm và ghe bầu. Các điểm ngụ cư đầu tiên
của đoàn người từ miền Trung vào là Mô Xoài (Bà Rịa), sau xuống Sài Gòn, Mỹ
Tho, Hà Tiên.
Cuối thế kỉ XVII, Mạc Cửu cùng một số quan lại và binh lính nhà Minh
từ Trung Quốc chạy sang đất Hà Tiên chiêu dụ dân xiêu dạt lập nên 7 xã gồm:
Phú Quốc, Trũng Kẻ, Cần Vọt, Giá Khê, Hà Tiên, Hương Úc, Cà Mau (thuộc tỉnh
Hà Tiên).
Năm 1708, chúa Nguyễn thực thi chủ quyền đối với vùng đất Nam Bộ, Mạc
Cửu đem vùng đất mình quản lí dân lên chúa Nguyễn Phúc Chu để được bảo hộ.
Mạc Cửu được phong chức Tổng binh. Vùng đất vừa sát nhập vào đất Nam Bộ
được đặt là trấn Hà Tiên, đến đây chủ quyền của Việt Nam được mở rộng đến tận
Hà Tiên và mũi Cà Mau.
Năm 1757, Mạc Thiên Tích xin chúa Nguyễn đặt Giá Khê làm đạo Kiên Giang.
Sau đó, đặt quan lại, chiêu dân, lập thôn ấp, mở rộng địa giới Hà Tiên.
Tại những vùng đất ven biển, nhất là các vũng hay vùng cửa biển, những
người dân đến đây đã lập ra các thôn ấp theo mô hình làng xã truyền thống
Bắc Bộ và Trung Bộ. Họ sống quần tụ, gắn bó, tương trợ nhau trong việc khai
hoang, vỡ đất, chống chọi với thiên nhiên. Năm 1688, chúa Nguyễn bắt đầu
có chủ trương di dân người Việt vào vùng đất Nam Bộ.
21
Năm 1808, vua Gia Long đặt hai huyện Kiên Giang và Long Xuyên do quản
hạt đứng đầu (hạt là đơn vị hành chính tương đương cấp phủ thời phong kiến
có nhiều huyện). Năm 1832, vua Minh Mạng đổi trấn thành tỉnh Hà Tiên là một
trong 6 tỉnh của Nam Bộ gồm 1 phủ là An Biên; 3 huyện là Hà Châu, Kiên Giang,
Long Xuyên. Từ năm 1867, Hà Tiên bị thực dân Pháp chiếm đóng và cai trị.
Trình bày những nét chính về quá trình hình thành vùng đất Hà Tiên.
2. Tình hình kinh tế, xã hội, văn hoá (từ đầu thế kỉ XVII đến giữa thế
kỉ XIX)
a) Kinh tế
Hoạt động kinh tế chính ở vùng đất Kiên Giang xưa là nông nghiệp. Từ thế kỉ
XVII, các chúa Nguyễn cho phép những địa chủ giàu có từ Thuận – Quảng được
đem tôi tớ và chiêu mộ nông dân lưu vong vào đây khai hoang lập ấp. Chính sách
này được thực thi lâu dài và nhất quán như một phương thức chủ yếu nhằm khai
hoang vùng đất Nam Bộ.
Đầu thế kỉ XIX, nhà Nguyễn thực hiện chính sách khuyến khích khai khẩn đất
Nam Kì, nhất là vùng biên cương. Vua Minh Mạng đưa ra các giải pháp như: lập
đồn điền, cấp trâu cày để binh lính vừa cày ruộng vừa làm nhiệm vụ bảo vệ biên
cương, miễn thuế thân, miễn lao dịch cho cư dân vùng biên cương, chiêu mộ dân
không nghề nghiệp đến Hà Tiên khai hoang, lập làng, làm ruộng, trồng dâu.
Hình 3.2. Bài thơ “Tiêu tự thần chung”
của Mạc Thiên Tích
Sau khi Mạc Cửu mất,
con của ông là Mạc Thiên Tích
được phong làm Tổng binh
khâm sai Đại đô đốc Hà Tiên
trấn. Ông ra sức xây dựng và
phát triển Hà Tiên thành một
trung tâm kinh tế phồn thịnh,
đồng thời nêu cao ý thức bảo
vệ chủ quyền, bảo vệ vùng biên
giới cực Nam của Tổ quốc.
22
Công tác thuỷ lợi được quan tâm, trấn thủ Nguyễn Văn Thuỵ (Thoại) điều
động cả người Kinh, người Khmer nạo vét kênh Thuỵ Hà (Thoại Hà), nhà nước
cấp tiền, gạo nạo vét sông qua Kiên Giang, vừa làm thuỷ lợi, vừa làm đường giao
thông thuận tiện. Nhờ đó, nền kinh tế nông nghiệp vẫn được phát triển.
Thế kỉ XVII – XVIII, hoạt động buôn bán ở Hà Tiên rất phát triển, phố chợ
ngày càng sầm uất, chúa Nguyễn còn cho phép Mạc Thiên Tích đúc tiền để sử
dụng trong buôn bán. Thuyền buôn nước ngoài (Trung Quốc, Xiêm, Mã Lai, In-
đô-nê-xia, Ấn Độ, Miến Điện, Nhật Bản,… đã đến Hà Tiên, Giá Khê (Rạch Giá),
Cà Mau, Trấn Di, Trấn Giang,… để trao đổi các sản phẩm từ địa phương như: hải
sâm, cá khô, tôm khô,… và mua về các loại như: vải lụa, đồ sứ, giấy, đường, trà,…
Đến giữa thế kỉ XIX, việc buôn bán chỉ thực hiện giữa Kiên Giang và các tỉnh
khác, còn với thuyền buôn nước ngoài không được phép vào Nam Bộ.
b) Văn hoá – xã hội
Vùng đất Kiên Giang hình thành một cộng đồng cư dân đa tộc, song các dân
tộc chủ yếu là người Kinh, người Khmer, người Hoa. Cư dân tập trung đông ở một
số trung tâm Hà Tiên, Rạch Giá, Phú Quốc, Cà Mau.
Thế kỉ XVII – XIX, Phật giáo ở Kiên Giang tiếp tục được phát triển, nhiều
ngôi chùa được xây dựng như: chùa Tam Bảo, chùa Phù Dung ở phường Bình San,
Lời tâu của Nguyễn Công Trứ lên vua Minh Mạng: “Từ Vĩnh Thanh trở
về Nam đến Hà Tiên, đất rất màu mỡ, mà những ruộng cấy lúa được chưa
khai khẩn hết”.
(Theo Trần Đức Cường (Chủ biên), Lịch sử hình thành và phát triển
vùng đất Nam Bộ từ khởi thuỷ đến năm 1945, NXB Khoa học xã hội)
Đường phố quán xuyến, phố xá liên tiếp, người Kinh (Việt), người Trung
Quốc, người Khmer, người Chà Và chia khu mà ở. Tàu biển, thuyền sông đi lại
như mắc cửi, thật là một nơi đô hội miền biển vậy.
(Theo Trần Đức Cường (Chủ biên), Lịch sử hình thành và phát triển
vùng đất Nam Bộ từ khởi thuỷ đến năm 1945, NXB Khoa học xã hội, tr. 154)
23
thành phố Hà Tiên; chùa Quan Đế, chùa Phật Lớn, đình thần Nguyễn Trung Trực,
nhà thờ họ Mạc ở Hà Tiên,…
Năm 1736, Mạc Thiên Tích lập ra “Tao đàn Chiêu Anh Các” để thờ tiên thánh
và là nơi tiếp đón hiền tài, giao lưu sáng tác văn thơ. Tao đàn cho ra một khối lượng
văn chương, thơ phú đồ sộ, tiêu biểu là: Hà Tiên thập cảnh toàn tập, Minh bột di
ngư thi thảo, Hà Tiên vịnh vật thi tuyển,…
Năm 1821, vua Minh Mạng đặt chức Đốc học ở Hà Tiên, đặt chức Huấn đạo
ở các huyện Kiên Giang, Long Xuyên, sau đó lập Văn Miếu ở tỉnh Hà Tiên để dạy
học và mở mang văn hoá.
Hình 3.3. Khu đặt tượng Phật trong khuôn viên
chùa Tam Bảo ở Hà Tiên
Hình 3.4. Đền thờ họ Mạc ở Hà Tiên
Hình 3.5. Nhà lưu niệm Tao đàn Chiêu Anh Các
ở Hà Tiên
Hình 3.6. Bài thơ “Giang thành dạ cổ”
của Mạc Thiên Tích
24
– Nêu những nét chính về tình hình kinh tế ở vùng đất Kiên Giang từ đầu thế
kỉ XVII đến giữa thế kỉ XIX.
– Khai thác hình 3.3, 3.4, 3.5, 3.6 và dựa vào những hiểu biết của em, hãy
nêu và nhận xét về sự phát triển văn hoá ở Kiên Giang từ thế kỉ XVII đến giữa
thế kỉ XIX.
3. Những cuộc đấu tranh chống Pháp tiêu biểu từ giữa thế kỉ XIX đến đầu
thế kỉ XX
a) Nguyên nhân dẫn đến các cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp
Giữa năm 1867, thực dân Pháp chiếm Hà Tiên và bắt đầu xây dựng bộ máy cai
trị ở đây, chúng lập hai tham biện là Hà Tiên (huyện Hà Châu) và Rạch Giá (Kiên
Giang và Long Xuyên). Năm 1900, các tham biện đổi thành tỉnh là tỉnh Hà Tiên
và tỉnh Rạch Giá.
Tư bản Pháp bắt tay vào việc khai thác mọi nguồn lợi của vùng đất Nam Kì
như: tôm, cá, sân chim, mật và sáp ong, củi tràm. Chúng bắt đóng đủ mọi loại thuế
từ thuế thân, thuế đấu thầu, thuế sân chim,…
Thái độ đầu hàng thực dân Pháp của triều đình phong kiến đã khiến cho
mâu thuẫn xã hội Hà Tiên và Rạch Giá ngày càng gay gắt, những cuộc đấu tranh
chống Pháp và triều đình phong kiến diễn ra ngày càng nhiều và quyết liệt.
b) Các cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp tiêu biểu ở Hà Tiên và Rạch Giá
(từ giữa thế kỉ XIX đến năm 1918)
➢ Khởi nghĩa Nguyễn Trung Trực
Sau chiến công vang dội trên sông Vàm Cỏ Đông, đoạn chảy qua làng Nhật
Tảo (1861), Nguyễn Trung Trực cho nghĩa quân lui về Hòn Chông xây dựng căn
cứ tiếp tục chống Pháp. Để tập hợp lực lượng, ông liên lạc với sĩ phu và đồng bào
yêu nước ở các nơi như: Miệt Thứ, Cái Nước, Chắc Bang. Ngày 16/6/1868, nghĩa
quân bất ngờ tấn công đồn Kiên Giang, giết chết 5 tên sĩ quan Pháp, trong đó có
tên Chánh tham biện Rạch Giá và 67 tên lính, thu 100 khẩu súng, nhiều đạn dược.
Ngày 21/6/1868, quân Pháp phản công, Nguyễn Trung Trực cho quân lui về
Hòn Chông và ra đảo Phú Quốc. Thực dân Pháp cho quân bao vây Phú Quốc để
truy kích nghĩa quân, Nguyễn Trung Trực bị sa vào tay giặc.
25
Trước sự dụ dỗ, mua chuộc
của thực dân Pháp, Nguyễn Trung
Trực vẫn giữ trọn khí tiết, ông đã
khẳng khái thét vào mặt kẻ thù:
“Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ
nước Nam thì mới hết người Nam
đánh Tây”.
Lần đầu tiên, quân ta chủ
động tấn công vào cơ quan đầu
não của địch ở đồn Kiên Giang
giành thắng lợi, giáng đòn mạnh
vào chính sách xâm lược của
chúng. Cuộc khởi nghĩa Nguyễn
Trung Trực thể hiện ý chí kiên
cường, bất khuất của dân tộc Việt
Nam nói chung và người dân Kiên
Giang nói riêng.
Sau khi Nguyễn Trung Trực
bị thực dân Pháp hành quyết tại
chợ Rạch Giá, người dân nơi đây
đã bí mật xây dựng đền thờ ông
trong khuôn viên đền thờ Nam
Hải Đại tướng quân. Qua nhiều
lần tu sửa, ngôi đền trở nên khang
trang. Ngôi đền toạ lạc ở thành
phố Rạch Giá.
Hình 3.7. Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực
(1838 – 1868)
Hình 3.8. Đền thờ Nguyễn Trung Trực tại thành
phố Rạch Giá
26
➢ Các cuộc khởi nghĩa khác
Cuộc khởi nghĩa do hai anh em Đỗ Thừa Luông, Đỗ Thừa Tự lãnh đạo (1872)
ở Cái Tàu đã lôi cuốn khoảng 200 người tham gia, nghĩa quân làm chủ được một
vùng rộng lớn từ U Minh đến bờ nam sông Cái Lớn. Phải mất hơn nửa năm, thực
dân Pháp mới đàn áp được cuộc khởi nghĩa.
Đầu thế kỉ XX, ảnh hưởng của tư tưởng dân chủ tư sản lan nhanh đến Hà
Tiên, Nguyễn Thần Hiến tích cực vận động phong trào Đông du của Phan Bội
Châu. Khi phong trào Đông du thất bại, Phan Bội Châu sang hoạt động ở Trung
Quốc và thành lập Việt Nam Quang hội (1912), Nguyễn Thần Hiến được giao phụ
trách tài chính cho Hội. Ông bị thực dân Pháp bắt giam tại nhà tù Hoả Lò, ngày
26 – 01 – 1914, ông đã tự vẫn để giữ gìn khí tiết.
Nhiều cuộc khởi nghĩa của nông dân chống lại địa chủ, thực dân cướp đất ở
Đông Thái (An Biên), Ninh Thạnh Lợi (Phước Long) đã gây chấn động Nam Kì.
Nhân dân Hà Tiên, Rạch Giá còn tham gia nhiều cuộc đấu tranh thể hiện tinh
thần đoàn kết với nhân dân Cam-pu-chia như tham gia vào các đội nghĩa quân của
A-cha Xoa (1863 – 1866), Pu-com-bo (1666 – 1867,)…
Những cuộc đấu tranh của nhân dân Hà Tiên, Rạch Giá diễn ra chủ động,
ngay từ khi thực dân Pháp đặt ách cai trị ở đây, thể hiện tinh thần kiên cường, bất
khuất, nhưng cuối cùng đều thất bại vì còn thiếu tư tưởng cách mạng soi đường.
LUYỆN TẬP
1. Lập bảng hệ thống kiến (hoặc sơ đồ tư duy) về sự hình thành và phát triển
ở vùng đất Kiên Giang từ thế kỉ XVII đến giữa thế kỉ XIX theo nội dung của
bài học.
2. Lập bảng và hoàn thành bảng về các cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp
tiêu biểu ở vùng đất Kiên Giang theo mẫu sau:
27
Tiêu chí Nội dung
Mục tiêu ?
Kẻ thù chính ?
Lực lượng tham gia ?
Nguyên nhân thất bại ?
Ý nghĩa lịch sử ?
VẬN DỤNG
1. Phát biểu suy nghĩ của em về câu nói của Nguyễn Trung Trực: “Bao giờ
người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây”.
2. Hãy sưu tầm tư liệu về nhân vật lịch sử gắn với một sự kiện diễn ra trên
vùng đất Kiên Giang trong khoảng thời gian từ thế kỉ XVII đến đầu thế kỉ XX.
Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 8 – 10 dòng) giới thiệu về nhân vật đó.
28
Học xong bài này, em sẽ:
� Nêu được khái quát về một số nhân vật lịch sử tiêu biểu của tỉnh
Kiên Giang
� Giới thiệu được những nét chính về thân thế, hoạt động và những đóng
góp của một số nhân vật lịch sử tiêu biểu đối với Kiên Giang nói riêng và
đối với dân tộc Việt Nam nói chung.
� Có ý thức sưu tầm tư liệu về một số nhân vật lịch sử của Kiên Giang qua
các giai đoạn.
MỞ ĐẦU
Kiên Giang là vùng đất lịch sử – văn hóa, nơi sinh ra nhiều nhân vật lịch sử có
những cống hiến to lớn cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam nói
chung và quê hương Kiên Giang nói riêng.
Em hãy chia sẻ những hiểu biết của mình về một số nhân vật lịch sử ở
Kiên Giang. Theo em, chúng ta cần phải làm gì để tôn vinh các nhân vật lịch sử ở
quê hương mình?
KIẾN THỨC MỚI
1. Khái quát về nhân vật lịch sử ở Kiên Giang
Nhân vật lịch sử là người tạo ra những giá trị có ảnh hưởng đến xã hội, cộng
BÀI 4. MỘT SỐ NHÂN VẬT
LỊCH SỬ TIÊU BIỂU CỦA
TỈNH KIÊN GIANG
29
đồng trong một hoặc nhiều giai đoạn lịch sử. Họ được cộng đồng ghi nhận và tôn
vinh về những đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ quê hương, đất nước.
Vùng đất Kiên Giang gắn với tên tuổi của nhiều nhân vật lịch sử có công khai
phá, tạo lập cộng đồng, sáng tạo văn hoá. Họ là những nhân vật tiêu biểu trong
hoạt động cách mạng, đấu tranh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc,… như: Mạc Cửu,
Nguyễn Trung Trực, Tư Phùng (Liệt sĩ Phan Thị Ràng), Hồng Hạnh (Liệt sĩ Mai
Thị Nương),...
Ở Kiên Giang, hình thức tôn vinh đối với các nhân vật lịch sử khá đa dạng
như: gắn kết giữa di tích thờ tự (đền, đình, miếu) với các tư liệu lịch sử, lễ hội, văn
hoá tâm linh, nhờ đó những nét đẹp văn hoá truyền thống được hoà quyện vào sự
tôn vinh các nhân vật lịch sử. Hình thức tôn vinh thể hiện bằng việc xây dựng bia
tưởng niệm, tượng đài, xuất bản ấn phẩm, hồi kí, đặt tên đường phố, tên trường
học… qua đó cộng đồng cư dân càng hiểu rõ về thân thế, sự nghiệp và những đóng
góp của nhân vật lịch sử.
Khi xét công lao của một cá nhân, V.I. Lê-nin đã nói: Người ta “không
căn cứ vào chỗ họ không cống hiến được gì so với yêu cầu của thời đại chúng
ta, mà căn cứ vào chỗ họ đã cống hiến được gì so với các bậc tiền bối của họ”.
(Theo Phan Ngọc Liên (Chủ biên), Phương pháp dạy học lịch sử, Tập I,
NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội, 2022, tr.252)
Hình 4.1. Di tích lịch sử văn hoá đền thờ
họ Mạc
Đền thờ được xây dựng
trong những năm 1735 – 1739.
Qua chiến tranh, đền được
trùng tu và có diện mạo như
ngày nay.
30
– Em hãy nêu nét nổi bật về các nhân vật lịch sử ở Kiên Giang.
– Trình bày một số hình thức tôn vinh nhân vật lịch sử ở Kiên Giang.
2. Một số nhân vật tiêu biểu ở Kiên Giang
a) Nhân vật lịch sử tiêu biểu trong công cuộc khai phá, tạo lập cộng đồng
➢ Tổng binh Mạc Cửu – người “khai trấn” Hà Tiên
Trước thế kỉ XVII, Hà Tiên là vùng
đất rộng, người thưa, chưa có chính quyền
nào quản lí. Khi diễn ra cuộc chiến tranh
Trịnh – Nguyễn, nhiều người Việt đã dùng
thuyền vượt biển vào miền cực Nam, trong
đó có Hà Tiên để sinh sống.
Sau khi thần phục vua Chân Lạp,
Mạc Cửu được cử đến cai quản vùng đất
Hà Tiên, ở đây ông tập hợp người dân lại,
khai hoang lập thành 7 xã theo ven biển
Vịnh Thái Lan, cho nông dân tự do khai
hoang, mở mang phố chợ, đắp đường xá,
đẩy mạnh việc buôn bán với nước ngoài.
Mùa Thu năm Mậu Tý (1708), Mạc
Cửu đem vùng đất mình quản lí dâng lên
chúa Nguyễn Phúc Chu để được bảo hộ. Chúa Nguyễn phong cho ông làm Tổng
binh trấn giữ Hà Tiên (gồm Phú Quốc, Hà Tiên, Cà Mau). Mạc Cửu về Hà Tiên,
tuân theo chỉ dụ của Chúa Nguyễn, cho xây thành đắp lũy, dựng nên doanh trại,
chiêu dụ người hiền tài. Trấn Hà Tiên dần dần được mở mang, trở thành nơi đô
hội nhỏ.
➢ Mạc Thiên Tích – người lập Tao đàn Chiêu Anh Các
Sau khi Mạc Cửu qua đời, con trai là Mạc Thiên Tích nhận sắc phong “Tổng
binh Khâm sai Đại đô đốc trấn Hà Tiên”. Ông tiếp tục khuyến khích nhân dân khai
Mạc Cửu (1655 – 1735), là
người Lôi Châu, Quảng Đông
(Trung Quốc). Năm 1680, ông
đến Chân Lạp và được cử giữ
chức Ôc Nha (người đứng đầu
phủ) phủ Sài Mạt thuộc Chân
Lạp (nay là tỉnh Kam Pốt,
Cam-pu-chia). Một thời gian
sau, Mạc Cửu đến Hà Tiên.
Năm 1708, ông lấy vợ người
Việt, nên dòng họ Mạc được coi
là người Việt gốc Hoa. Sau khi
ông mất, chúa Nguyễn ban sắc
chỉ tặng ông chức “Khai trấn”.
31
hoang, đẩy mạnh hoạt động buôn bán, tiến hành xây dựng dựng một lực lượng
quân sự khá mạnh, nhiều công trình phòng thủ. Nhờ đó đã đánh bại sự xâm lấn
của quân Xiêm, tiễu trừ bọn cướp biển, giữ cho Hà Tiên yên ổn.
Mạc Thiên Tích cho xây dựng Tao đàn Chiêu Anh Các (toà gác chiêu tập anh
tài), là một văn miếu để thờ Khổng Tử, đồng thời cũng là một nhà “nghĩa học”
(trường dạy học làm việc nghĩa). Tại Chiêu Anh Các, các học trò ở xa còn có phòng
để về lưu trú.
Văn chương ở Tao đàn Chiêu Anh Các có khối lượng đồ sộ, gồm nhiều thể
loại như từ, phú,… được viết bằng chữ Hán và cả chữ Nôm để miêu tả một cách
trung thực về cảnh đẹp của quê hương, ca ngợi sức lao động của người dân trên
vùng đất Hà Tiên xưa.
Chiêu Anh Các góp phần quan trọng vào việc củng cố ý thức dân tộc và truyền
thống văn hóa dân tộc Việt Nam tại một vùng đất mới mà tộc người Việt vừa mới
bắt tay khai phá, mở đầu cho một thời kì mới trong nền thơ ca ở vùng Đồng bằng
sông Cửu Long vào thế kỉ XVIII.
– Giới thiệu về các nhân vật lịch sử thời kì từ thế kỉ XVII – XVIII.
– Nêu vai trò của các nhân vật Mạc Cửu và Mạc Thiên Tích.
Hình 4.2. Khu di tích Tao đàn Chiêu Anh Các ở
Hà Tiên
Tao đàn Chiêu Anh Các là
nơi đã sinh ra một khối lượng
văn chương, từ, phú đồ sộ. Năm
1821, Trịnh Hoài Đức nhắc tới
6 tập sách từng được xuất bản
và lưu hành gồm: Hà Tiên thập
cảnh toàn tập, Minh bột di ngư
thi thảo, Hà Tiên thập vịnh thi
tuyển, Châu thị trinh liệt, Thi
truyện tặng lưu tiết phụ, Thi
thảo cách ngôn vị tập.
32
b) Nhân vật lịch sử tiêu biểu trong hoạt động cách mạng, đấu tranh vì sự
nghiệp giải phóng dân tộc
➢ Mai Thị Nương – Liệt sĩ Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân
Mai Thị Nương (bí danh Hồng
Hạnh) sinh năm 1940 tại xã Thạch
Hoà, huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên
Giang. Bà Hồng Hạnh tham gia
cách mạng từ năm 17 tuổi, lúc đó
Bà làm công tác giao liên. Năm 18
tuổi, Bà được kết nạp vào Đảng Lao
động Việt Nam (nay là Đảng Cộng
sản Việt Nam). Bà được tổ chức
phân công làm Bí thư Chi đoàn, Đội
trưởng Đội vũ trang xã Thạch Hoà.
Đầu năm 1959, Bà bị địch phục
kích trên đường làm nhiệm vụ từ ấp
Thạch Bình qua sóc Mò Om về Kinh
Cai Chương. Bà bị địch bắt, nhưng
chúng không đủ cơ sở kết tội, nên
buộc phải thả Bà.
Tháng 9 –1960, tại một cuộc
họp của Bà cùng đồng đội để bàn kế
hoạch diệt ác, quân địch bất ngờ vây
bắt. Bà cùng đồng đội đánh trả quyết
liệt, nhận thấy tình thế nguy cấp bà
ra lệnh rút lui, còn mình đánh lạc
hướng địch. Bà bị bắt, nhưng toàn
Đội được bảo vệ an toàn.
Hình 4.3. Liệt sĩ Mai Thị Nương (Hồng Hạnh)
Hình 4.4. Nhà Bia tưởng niệm Liệt sĩ, Anh hùng
Lực lượng Vũ trang Nhân dân Mai Thị Nương
33
Sự hy sinh anh dũng của Bà Hồng Hạnh là tấm gương sáng ngời của người
phụ nữ Việt Nam nói chung và phụ nữ tỉnh Kiên Giang nói riêng. Bà thật xứng
đáng với 8 chữ vàng mà chủ tịch Hồ Chí Minh tặng cho phụ nữ Việt Nam:
Anh hùng – Bất khuất – Trung hậu – Đảm đang.
Ghi nhận công lao và sự hy sinh của Bà, ngày 20 –12 – 1994, Chủ tịch nước
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã truy tặng Bà danh hiệu: “Anh hùng
Lực lượng vũ trang Nhân dân”.
– Em hãy nêu nét chính trong hoạt động cách mạng của liệt sĩ Mai Thị Nương.
– Những đóng góp của Liệt sĩ Mai Thị Nương được Nhà nước ghi nhận như
thế nào?
Trong nhà giam, Bà chịu nhiều hình thức tra tấn dã man như: đổ nước xà
phòng, dí điện vào người, xẻo thịt,... Sau hơn một tháng bị tra tấn, Bà vẫn giữ
thái độ bình tĩnh, hiên ngang, không một lời khai báo. Không thể lay chuyển
tinh thần của Bà Hồng Hạnh, ngày 12 – 10 – 1960, chúng tiếp tục tra tấn và
sát hại Bà một cách man rợ. Trước lúc hy sinh, Bà vẫn hô to: “Tao chết đi sẽ có
hàng trăm, hàng ngàn người khác đứng lên tiêu diệt bọn bay”, “Hồ Chí Minh
muôn năm!”, “Đảng Lao động Việt Nam muôn năm!”.
Năm 2005, Sở Văn hoá–- Thể thao và Du lịch tỉnh Kiên Giang đã cho xây
dựng Di tích Nhà bia tưởng niệm Liệt sĩ, Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân
dân Mai Thị Nương tại nội ô thị trấn Giồng Riềng. Ngày 12 – 10 hằng năm,
chính quyền huyện Giồng Riềng tổ chức lễ giỗ Liệt sĩ Mai Thị Nương (Hồng
Hạnh) tại Di tích Nhà bia tưởng niệm Liệt sĩ.
34
Phan Thị Ràng – Liệt sĩ, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân
Phan Thị Ràng (bí danh Tư
Phùng) sinh năm 1937 tại xã Lương
Phi, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang.
Chị tham gia cách mạng từ
năm 13 tuổi, hoạt động trong Đội
Thiếu niên cứu quốc, làm công tác
giao liên cho Công binh xưởng 18,
tỉnh Long Châu Hà. Sau đó, Bà còn
tham gia nhiều nhiệm vụ khác như:
trinh sát, công tác thanh vận, công
tác binh vận,... lúc hoạt động bí
mật, lúc công khai ở địa bàn các xã
Xà Tôn, huyện Tri Tôn; Thổ Sơn và
Bình Sơn huyện Châu Thành, tỉnh
Rạch Giá (nay là huyện Hòn Đất,
tỉnh Kiên Giang).
Cuối tháng 12 năm 1961, địch
huy động một lực lượng lớn tấn
công vào khu vực Ba Hòn (Hòn
Đất, Hòn Me, Hòn Sóc) nhằm tiêu
diệt lực lượng cách mạng đang đóng
ở đây. Tư Phùng làm nhiệm vụ giữ
liên lạc giữa các đơn vị trong căn cứ Ba Hòn, vừa tổ chức, vừa vận động Nhân dân
đấu tranh chính trị, binh vận,... góp phần bẻ gãy cuộc càn quét của địch.
Đêm ngày 08, rạng ngày 09 – 01 – 1962, trên đường đi làm nhiệm vụ cách
điểm hẹn với động đội khoảng 50 mét, Bà bị địch phục kích và bị bắt. Chúng vừa
ra sức dụ dỗ, vừa dùng cực hình tra tấn, nhưng chị một lòng kiên trung với cách
mạng, không một lời khai báo. Biết không thể lung lạc được ý chí cách mạng của
người cộng sản kiên trung, địch đã sát hại chị một cách man rợ, khi đó chị mới
bước sang tuổi 25.
Hình 4.5. Liệt sĩ Phan Thị Ràng (Tư Phùng)
Cuộc đời hoạt động cách mạng
của chị Phan Thị Ràng trở thành
nguồn cảm hứng cho nhà văn Anh
Đức, xây dựng hình tượng nhân vật
lịch sử “Chị Sứ” trong tiểu thuyết
“Hòn Đất” của ông. Đạo diễn Hồng
Sến đã chuyển thể tiểu thuyết thành
bộ phim “Hòn Đất” và nhân vật “Chị
Sứ” đã làm rung động những trái tim
yêu nước qua nhiều thế hệ.
35
Ghi nhận công lao và sự hy sinh của liệt sĩ Phan Thị Ràng, ngày 20 – 12 – 1994,
Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã truy tặng chị danh hiệu
“Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân”. Ngày 09 tháng 01 hằng năm, chính
quyền huyện Hòn Đất tổ chức lễ giỗ Bà tại Khu Di tích lịch sử – Thắng cảnh Hòn
Đất ở xã Thổ Sơn, huyện Hòn Đất.
– Em hãy nêu nét chính trong hoạt động cách mạng của liệt sĩ Phan Thị Ràng.
– Những đóng góp của Liệt sĩ Phan Thị Ràng được Nhà nước ghi nhận và
nhân dân Kiên Giang tôn vinh như thế nào?
LUYỆN TẬP
1. Kể tên một số nhân vật lịch sử của tỉnh Kiên Giang mà em biết.
2. Lập bảng và hoàn thành nội dung trong bảng về các nhân vật lịch sử
tiêu biểu ở Kiên Giang theo mẫu sau:
Hình 4.6. Bia tưởng niệm Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân – Liệt sĩ Phan Thị Ràng
và tượng đài chiến thắng tại xã Thổ Sơn, huyện Hòn Đất
36
Tên nhân vật Những đóng góp Hình thức tôn vinh
? ? ?
? ? ?
? ? ?
VẬN DỤNG
1. Sưu tầm tư liệu về nhân vật lịch sử tiêu biểu gắn với các hoạt động khai
phá, tạo lập cộng đồng; tham gia cách mạng.
2. Em đóng vai người thuyết minh giới thiệu về một nhân vật lịch sử
cách mạng ở Kiên Giang.
37
Học xong bài này, em sẽ:
� Nêu được các điều kiện phát triển ngành nông nghiệp, công nghiệp,
dịch vụ của tỉnh Kiên Giang.
� Trình bày được tình hình phát triển và phân bố các ngành công nghiệp,
nông nghiệp, dịch vụ của tỉnh Kiên Giang.
� Nêu được ít nhất một ngành công nghiệp, nông nghiệp hoặc dịch vụ
góp phần tạo nên đặc trưng kinh tế – xã hội tỉnh Kiên Giang.
� Sử dụng được bản đồ, số liệu, biểu đồ để trình bày các đặc điểm về
ngành công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ.
� Thu thập được thông tin để quảng bá và giới thiệu về sản phẩm đặc
sản quê hương.
MỞ ĐẦU
Với những lợi thế đặc biệt về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên,
cùng với những chính sách phù hợp trong quá trình đổi mới kinh tế, các ngành
kinh tế Kiên Giang đã có những phát triển nhanh chóng và ngày càng khẳng định
vị thế đối với vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Em tự hào nhất về ngành kinh tế
nào của tỉnh? Vì sao?
BÀI 5.
ĐỊA LÍ CÁC NGÀNH KINH TẾ
ĐỊA LÍ, KINH TẾ, HƯỚNG NGHIỆP
38
Hình 5.1. Bản đồ kinh tế chung tỉnh Kiên Giang
KIẾN THỨC MỚI
1. Nông – lâm – thuỷ sản
Nông – lâm – thuỷ sản là một trong những thế mạnh của tỉnh Kiên Giang.
Trong những năm qua, cùng với những điều kiện tự nhiên thuận lợi, Kiên Giang
đã tập trung mọi nguồn lực để đầu tư cơ sở vật chất, hiện đại hoá nông nghiệp.
Nhờ đó, nông – lâm – thuỷ sản tăng trưởng vững chắc, bước đầu hình thành một
số vùng sản xuất chuyên môn hoá lớn trong nông nghiệp.
a) Nông nghiệp
Nông nghiệp chiếm vị trí quan trọng trong nền kinh tế của tỉnh Kiên Giang.
Trong nội bộ ngành nông nghiệp đã có sự chuyển dịch giữa trong trọt và chăn nuôi
song còn rất chậm. Ngành trồng trọt vẫn giữ vai trò chủ đạo trong cơ cấu ngành
nông nghiệp. Trong trồng trọt, cây lúa chiếm vị trí quan trọng nhất. Sản xuất lúa
phát triển cả về diện tích, năng suất và sản lượng. Lúa được trồng nhiều ở Hòn
39
Đất, Giồng Riềng, Tân Hiệp, Gò Quao và Kiên Lương. Ngoài trồng lúa, Kiên Giang
còn trồng các loại cây lương thực khác như bắp (ngô), khoai lang, khoai mì (sắn) ở
Giồng Riềng, Gò Quao, Hòn Đất, Kiên Lương. Các huyện có diện tích trồng cây ăn
quả lớn là Hòn Đất, Giồng Riềng, Gò Quao, U Minh Thượng, Châu Thành, Vĩnh
Thuận với các loại cây chính như khóm (dứa), xoài, cam, măng cụt, sầu riêng.
Hình 5.2. Thu hoạch lúa ở huyện An Biên
Hình 5.3. Trồng khóm (dứa) ở Tắc Cậu, huyện Châu Thành
Ngành chăn nuôi của Kiên Giang khá phát triển, các vật nuôi chính là trâu,
bò, heo (lợn) và gia cầm. Trâu, bò được nuôi nhiều ở Hà Tiên, Hòn Đất, Tân Hiệp,
40
Giồng Riềng, Châu Thành. Lợn được nuôi nhiều ở Gò Quao, Giồng Riềng, Châu
Thành, Tân Hiệp. Vịt được nuôi nhiều ở Gò Quao, Giồng RIềng, Châu Thành.
Hình 5.4. Nuôi vịt ở huyện Châu Thành
Bảng 5.1. Số lượng vật nuôi của Kiên Giang qua các năm
Vật nuôi 2015 2016 2017 2018 2019
Trâu (con) 5 955 5 257 5 341 5 013 5 010
Bò (con) 11 455 11 339 12 098 13 366 12 406
Heo (lợn) 339 744 340 050 340 207 340 330 200 738
Gia cầm
(nghìn con) 5 483, 37 5 486,35 5 537,69 5 438,50 4 483,36
(Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Kiên Giang năm 2019)
Dựa vào bảng 5.1 và kiến thức đã học, em hãy:
– Cho biết trong các ngành nông nghiệp ở Kiên Giang, ngành nào có điều kiện
phát triển thuận lợi nhất?
41
– Nhận xét về tình hình chăn nuôi của Kiên Giang qua các năm?
– Xác định trên bản đồ kinh tế chung tỉnh Kiên Giang các vùng sản xuất lúa lớn.
b) Lâm nghiệp
Kiên Giang có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển lâm nghiệp. Tỉnh có
Vườn Quốc gia Phú Quốc và Vườn Quốc gia U Minh Thượng. Ngoài ra, cón có
khu bảo tồn thiên nhiên Hòn Chông. Rừng Kiên Giang bao gồm rừng ngập mặn
tập trung ở ven biển các huyện An Biên, An Minh, Hòn Đất, Kiến Lương; rừng
nhiệt đới trên núi ở Phú Quốc, Hòn Đất, Kiến Lương và Hà Tiên.
Bảng 5.2. Tình hình phát triển lâm nghiệp
Năm 2015 2016 2017 2018 2019
Tổng diện tích rừng (ha) 54 461 68 619 53 822 65 875 76 218
Rừng trồng (ha) 12 311 13 058 13 121 13 288 15 091
(Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Kiên Giang năm 2019)
Dựa vào bảng 5.2 và kiến thức đã học, em nhận xét gì về tình hình phát triển
lâm nghiệp tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2015 – 2019?
c) Thuỷ sản
Thuỷ sản là thế mạnh thứ hai trong sản xuất nông nghiệp của tỉnh và là ngành
có khả năng tạo ra sản phẩm hàng hoá có giá trị cao thông qua công nghiệp chế
biến. Với hơn 200 km bờ biển và khoảng 140 hòn đảo lớn nhỏ, ngư trường khai
thác rộng 63 000km2, mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt nên ngành thuỷ
sản của Kiên Giang có tiềm năng phát triển rất lớn.
Dựa vào kiến thức đã học và hiểu biết của bản thân, em hãy cho biết:
– Kiên Giang có những điều kiện thuận lợi gì để phát triển ngành thuỷ sản.
– Kể tên một số mô hình nuôi, trồng thuỷ sản ở Kiên Giang mà em biết.
42
2. Công nghiệp
Công nghiệp và thủ công nghiệp là thế mạnh thứ ba của Kiên Giang. Nguồn
tài nguyên khoáng sản đa dạng và phong phú là điều kiện thuận lợi để Kiên Giang
phát triển công nghiệp. Ngành công nghiệp của tỉnh phát triển mạnh chủ yếu ở 2
lĩnh vực truyền thống là sản xuất vật liệu xây dựng và chế biến nông, thuỷ sản.
a) Công nghiệp khai thác và sản xuất vật liệu xây dựng: là ngành chủ đạo
trong nền công nghiệp của tỉnh nhờ nguồn nguyên liệu đá vôi phong phú. Nhiều
nhà máy xi măng lớn đã phát triển ở Kiên Lương.
b) Công nghiệp chế biến thuỷ, hải sản: đang phát triển mạnh mẽ nhờ nguồn
lợi thuỷ, hải sản to lớn tại địa phương. Nhiều cơ sở chế biến thuỷ, hải sản như sản
xuất tôm, mực, làm nước mắm, chế biến cá khô,... đã phát triển ở Rạch Giá, Châu
Thành, Kiên Lương, Hà Tiên, Phú Quốc.
Hình 5.5. Sản xuất nước mắm ở Phú Quốc
c) Công nghiệp chế biến nông sản: gồm các ngành như xay xát gạo, chế biến
khóm,... Các xí nghiệp sản xuất chủ yếu tập trung ở Rạch Giá, Châu Thành, Giồng
Riềng, Tân Hiệp,... Chất lượng sản phẩm của ngành ngày càng được nâng lên để
đáp ứng được nhu cầu xuất khẩu và tiêu dùng trong nước.
43
Hình 5.6. Công nhân sơ chế mực tại nhà máy chế biến thuỷ sản ở huyện Châu Thành
Bằng kiến thức đã học và hiểu biết của em, hãy trình bày về một ngành công
nghiệp của tỉnh Kiên Giang.
3. Dịch vụ
a) Ngành giao thông vận tải
Tỉnh Kiên Giang có mạng lưới giao thông vận tải tương đối phát triển. Tỉnh có
các tuyến đường bộ, đường thuỷ và đường hàng không nối liền các tỉnh và ngoài
nước với nhiều cảng biển, cảng sông, sân bay,... thuận lợi cho hoạt động buôn bán,
trao đổi hàng hoá và giao lưu phát triển kinh tế. Các tuyến đường bộ quan trọng
nhất gồm:
Tuyến Lộ Tẻ – Rạch Sỏi dài 51 km, rộng 17 m, nối huyện Vĩnh Thạnh, thành
phố Cần Thơ đến Châu Thành, tỉnh Kiên Giang. Đây là tuyến đường cao tốc mới
được đưa vào sử dụng, có ý nghĩa quan trọng đối với Kiên Giang.
Quốc lộ 80: Nối liền Kiên Giang với các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long đến
cửa khẩu quốc tế Hà Tiên sang Cam-pu-chia.
44
Quốc lộ 61: Từ thành phố Rạch Giá qua huyện Gò Quao, đến thành phố
Vị Thanh của tỉnh Hậu Giang và cắt với quốc lộ 1A.
Quốc lộ 63: Từ thành phố Rạch Giá qua các huyện Châu Thành, An Biên, U
Minh Thượng, Vĩnh Thuận nối liền với quốc lộ 1A tại thành phố Cà Mau.
Huyện đảo Phú Quốc có khoảng 73 km đường bộ. Ngoài hệ thống quốc lộ
chính, Kiên Giang còn có nhiều tỉnh lộ nối liền giao thông đến trung tâm xã và các
hương lộ nối liền các ấp thuận tiện cho việc đi lại của Nhân dân.
Giao thông đường thuỷ là thế mạnh của Kiên Giang, trong đó quan trọng nhất
là tuyến Kiên Lương – Thành phố Hồ Chí Minh. Kiên Giang có các bến tàu tại
Rạch Giá, Rạch Sỏi, Hà Tiên, Kiên Lương, Phú Quốc, Kiên Hải.
Đường biển có tuyến Rạch Giá – Phú Quốc, Hà Tiên – Phú Quốc và các tuyến
ngắn từ Rạch Giá ra các đảo. Tuyến đường hành lang ven biển từ Rạch Giá (qua
Châu Thành, An Biên, An Minh) đi Cà Mau không có ý nghĩa kết nối, thúc đẩy
phát triển kinh tế biển ở các tỉnh miền Tây.
Kiên Giang có hai sân bay đang hoạt động là sân bay Rạch Sỏi (Rạch Giá) và
sân bay Quốc tế Phú Quốc với các chuyến bay trong và ngoài nước. Hiện nay, tại
cảng hàng không quốc tế Phú Quốc đang có các đường bay đi/ đến do các hãng
hàng không Vietnam Airlines, Vietjet, Pacific Airline, Bamboo Airways, Vasco,...
khai thác và hoạt động với các đường bay Cần Thơ đi/ đến Hải Phòng, Hà Nội,
Rạch Giá, thành phố Hồ Chí Minh, Singapore, Nga,...
Tìm trên bản đồ giao thông vận tải Việt Nam các quốc lộ 80, 61, 63, sân bay
Dương Đông và bến tàu Rạch Giá.
b) Ngành du lịch
Kiên Giang là tỉnh có nhiều tiềm năng và điều kiện để phát triển du lịch so với
các tỉnh ở Đồng bằng sông Cửu Long.
Về tài nguyên tự nhiên: Tỉnh có nhiều thắng cảnh tự nhiên nổi tiếng như Hòn
Chông, Hòn Trẹm, Hòn Phụ Tử, núi Mo So, bãi biển Mũi Nai, Thạch Động, Bãi
Dương, Bãi Sao, Vườn quốc gia Phú Quốc, Vườn quốc gia U Minh Thượng,...
45
Hình 5.7. Bãi Khem, thành phố Phú Quốc
Về tài nguyên du lịch nhân văn: Kiên Giang là vùng đất có nền văn minh cổ
xưa thuộc văn hoá Óc Eo với nhiều di sản văn hoá, lịch sử có giá trị. Hiện nay, Kiên
Giang có khoảng 100 di tích, trong đó có 23 di tích được xếp hạng quốc gia, tiêu
biểu như: mộ và đền thờ Nguyễn Trung Trực, nhà tù Phú Quốc,... Ngoài ra, Kiên
Giang còn có nhiều lễ hội văn hoá đặc sắc khác.
Hình 5.8. Nhà tù Phú Quốc
46
Các vùng du lịch trọng điểm của Kiên Giang gồm: Đảo Phú quốc, Vùng Hà
Tiên – Kiên Lương, thành phố Rạch Giá và vùng phụ cận, vùng U Minh Thượng.
Số lượt khách du lịch đến Kiên Giang ngày càng đông. Hiện tỉnh đang tích cực đẩy
mạnh khai thác các loại hình du lịch sinh thái (rừng, biển đảo), du lịch văn hoá, du
lịch nghỉ dưỡng, với mục tiêu phấn đấu đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi
nhọn của tỉnh.
– Tỉnh Kiên Giang có những điều kiện gì thuận lợi cho phát triển du lịch?
– Hãy kể tên một số địa điểm du lịch nổi tiếng ở Kiên Giang mà em biết.
c) Các ngành dịch vụ khác
Bưu chính viễn thông: Hoạt động bưu chính viễn thông của Kiên Giang đang
có bước phát triển nhanh chóng, khá hiện đại và đồng bộ, đáp ứng được nhu cầu
phát triển kinh tế – xã hội, an ninh, quốc phòng của tỉnh. Hiện nay, tất cả các xã
phường, thị trấn trong tỉnh đều được phủ sóng điện thoại, sóng phát thanh, truyền
hình và mạng Internet.
Thương mại: Có nhiều chuyển biến mạnh mẽ. Mạng lưới thương mại mở rộng
và phát triển rộng khắp, đặc biệt là ở thành phố Rạch Giá, Phú Quốc và Hà Tiên.
LUYỆN TẬP
1. Theo em, ngành kinh tế nào là thế mạnh của tỉnh Kiên Giang? Tại sao?
2. Hãy phân tích các điều kiện để phát triển ngành nông – lâm – thuỷ sản
sản ở Kiên Giang.
VẬN DỤNG
Một du khách muốn có 3 ngày du lịch ở Kiên Giang, em sẽ tư vấn cho họ
lựa chọn các điểm du lịch nào? Hãy giúp họ thiết kế tuyến du lịch phù hợp.
47
Học xong bài này, em sẽ:
� Nêu được tên các ngành nghề kinh tế mũi nhọn của tỉnh Kiên Giang.
� Phân tích một số đặc điểm phát triển các ngành nghề kinh tế mũi
nhọn của tỉnh Kiên Giang.
� Liên hệ được với định hướng nghề nghiệp của bản thân trong
tương lai.
MỞ ĐẦU
Trong quá trình phát triển của một địa phương, việc xác định đúng ngành
nghề kinh tế mũi nhọn và sản phẩm chủ lực để lựa chọn hướng đi, đưa ra các chính
sách, biện pháp phát triển là một trong những nhân tố quyết định sự phát triển
thành công địa phương đó.
Vậy tỉnh Kiên Giang có những ngành kinh tế nào được xác định là ngành
kinh tế mũi nhọn? Những ngành đó có đặc điểm phát triển như thế nào? Có vai
trò đối với sự phát triển của tỉnh ra sao?
KIẾN THỨC MỚI
1. Khái quát chung
Ngành kinh tế mũi nhọn là ngành kinh tế khi được tập trung đầu tư phát triển,
sẽ có vai trò quan trọng trong việc phát triển cân đối, tối ưu, tổng hợp,... Nền kinh
tế, từ đó góp phần đảm bảo nền kinh tế tăng trưởng và phát triển bền vững.
BÀI 6. CÁC NGÀNH NGHỀ
KINH TẾ MŨI NHỌN Ở TỈNH KIÊN GIANG
48
Kiên Giang có nhiều tiềm năng để phát triển tất cả các ngành kinh tế, trong đó
các ngành nghề được xác định là ngành nghề kinh tế mũi nhọn bao gồm: ngành du
lịch, ngành kinh tế biển và sản xuất lương thực, thực phẩm gắn với phát triển công
nghiệp chế biến.
Em hãy trình bày những thế mạnh phát triển kinh tế của tỉnh Kiên Giang mà
em biết.
2. Các ngành nghề kinh tế mũi nhọn của tỉnh Kiên Giang
a) Ngành du lịch
� Tiềm năng và lợi thế:
Tỉnh Kiên Giang có điều kiện tự nhiên thuận lợi, có đồng bằng, rừng núi, biển
và hải đảo với hơn 140 hòn đảo lớn, nhỏ. Hệ sinh thái biển đa dạng, phong phú,
quý hiếm, độc đáo,... thích hợp với nhiều loại hình du lịch nghỉ dưỡng, du lịch sinh
thái, thể thao, mạo hiểm.
Hình 6.1. Suối Tranh, thành phố Phú Quốc
� Đặc điểm phát triển:
Ngành du lịch của tỉnh Kiên Giang đang trên đà phát triển, lượng khách quốc
tế và khách trong nước đều tăng. Du lịch biển, đảo đã trở thành một đặc sản, một
sản phẩm riêng khi nói về du lịch Kiên Giang.
49
Bảng 6.1. Số lượt khách du lịch đến Kiên Giang giai đoạn 2015 – 2019
Khách du lịch 2015 2017 2019
Khách quốc tế 282 113 368 207 713 291
Khách trong nước 2 291 065 2 545 919 3 472 523
(Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Kiên Giang năm 2020)
Hình 6.2. Doanh thu du lịch theo giá hiện hành của tỉnh Kiên Giang
(Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Kiên Giang năm 2020)
Dựa vào hình 6.2, em hãy nhận xét về doanh thu du lịch của tỉnh Kiên Giang.
Trong bối cảnh chung của đại dịch COVID-19, hoạt động du lịch Kiên Giang
cũng chịu ảnh hưởng, lượng khách du lịch giảm, nhất là lượng khách quốc tế.
Năm 2020 khách quốc tế đến Kiên Giang là 173 953 lượt khách. Tuy nhiên, đến
nay (2022), đại dịch đã được kiểm soát, ngành du lịch của tỉnh Kiên Giang bắt
đầu khởi sắc trở lại.
� Định hướng phát triển:
Đến năm 2025 và tầm nhìn 2030: tập trung phát triển 4 vùng du lịch Phú
Quốc, Hà Tiên – Kiên Lương, Rạch Giá – Kiên Hải – Hòn Đất và U Minh Thượng.
50
Các sản phẩm chủ đạo, gồm: du lịch biển đảo; du lịch văn hoá; du lịch gắn với
thiên nhiên – sinh thái.
Đến năm 2030: Phát triển du lịch tỉnh Kiên Giang toàn diện cả về phạm vi,
quy mô, chất lượng dịch vụ và đảm bảo tính bền vững; Du lịch Kiên Giang thực sự
là ngành kinh tế mũi nhọn, chuyên nghiệp với hệ thống kết cấu hạ tầng và cơ sở
vật chất kĩ thuật đồng bộ, hiện đại; sản phẩm du lịch đa dạng, có thương hiệu và
có tính cạnh tranh; mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc, thân thiện môi trường, bảo
đảm quốc phòng an ninh, đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế – xã hội
của tỉnh và du lịch cả nước.
Phấn đấu đến năm 2030, thu hút được 1,7 triệu lượt khách quốc tế và 22 triệu
lượt khách nội địa, đóng góp 17,5% GRDP (tổng sản phẩm trên địa bàn) của tỉnh.
Hình 6.3. Cảng hàng không quốc tế Phú Quốc
b) Kinh tế biển
� Tiềm năng và lợi thế:
Kiên Giang là một trong 28 tỉnh, thành phố ven biển của cả nước có 1 thành
phố đảo là Phú Quốc và 1 huyện đảo là Kiên Hải, 68/144 xã, phường, thị trấn có
đảo, quần đảo hoặc bờ biển. Đường bờ biển dài hơn 200 km với hơn 140 đảo lớn,
nhỏ. Đây là một lợi thế rất lớn để phát triển kinh tế biển.
51
� Đặc điểm phát triển:
Hiện nay, kinh tế biển Kiên Giang phát triển khá toàn diện, chiếm gần 80%
GRDP của tỉnh, với các tiềm năng, lợi thế về biển đảo khai thác hiệu quả giúp
cho quy mô nền kinh tế tỉnh này đứng thứ 2/13 tỉnh, thành vùng Đồng bằng sông
Cửu Long.
Một số lĩnh vực tập trung khai thác có hiệu quả kinh tế cao, gồm: Khai thác hải
sản xa bờ sản lượng 500 000 – 600 000 tấn/năm, nuôi trồng thuỷ sản vùng ven biển
đa dạng, đạt hơn 217 000 tấn/năm, trong đó tôm nuôi 80 000 tấn/năm trở lên. Tiếp
đến, du lịch biển, hải đảo đã và đang trở thành động lực chính cho tăng trưởng
ngành du lịch của tỉnh với “đảo ngọc Phú Quốc”, quần đảo Nam Du (Kiên Hải), Bà
Lụa (Kiên Lương), Hải Tặc (Hà Tiên),...
Hình 6.4. Một số hoạt động kinh tế biển ở phường An Thới (thành phố Phú Quốc)
� Định hướng phát triển:
Định hướng đến năm 2030: Kiên Giang trở thành tỉnh mạnh về kinh tế biển,
nằm trong nhóm dẫn đầu khu vực và cả nước.
Việc bảo vệ môi trường, bảo tồn, phát triển bền vững đa dạng sinh học biển;
chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng và phòng, chống thiên tai
cũng là một trong những nhiệm vụ quan trọng được tỉnh rất quan tâm.
52
EM CÓ BIẾT?
Ngày 21 – 2 – 2019, Tỉnh uỷ Kiên Giang ban hành “Chương trình hành
động số 47-CTr/TU thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW của Ban Chấp hành
Trung ương Đảng khoá XII, về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển
Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”. Theo đó, mục tiêu tổng quát
trong phát triển kinh tế biển trên địa bàn tỉnh từ nay đến năm 2030 được xác
định là: “Tập trung nguồn lực khẩn trương đẩy nhanh tốc độ xây dựng Kiên
Giang trở thành địa phương biển mạnh của vùng biển và ven biển Tây Nam Bộ;
đạt các tiêu chí quốc gia về phát triển bền vững kinh tế biển; bảo tồn, phát huy
các giá trị văn hoá biển; hình thành văn hoá sinh thái biển; chủ động thích ứng
với biến đổi khí hậu, nước biển dâng; ngăn chặn xu thế ô nhiễm, suy thoái môi
trường biển, tình trạng sạt lở bờ biển, biển xâm thực vùng ven biển; phục hồi
và bảo tồn các hệ sinh thái biển quan trọng; ứng dụng khoa học mới, tiên tiến,
hiện đại thúc đẩy phát triển bền vững kinh tế biển của tỉnh”.
(Nguồn: Tạp chí Cộng sản)
c) Sản xuất lương thực, thực phẩm gắn với phát triển công nghiệp chế biến
� Tiềm năng và lợi thế:
Tỉnh Kiên Giang có nhiều tiềm năng và lợi thế về mặt tự nhiên, điều kiện kinh
tế – xã hội để phát triển sản xuất lương thực, thực phẩm. Đây cũng chính là điều
kiện để phát triển ngành công nghiệp chế biến.
– Dựa vào gợi ý của sơ đồ sau, em hãy phân tích tiềm năng và lợi thế để phát
triển ngành sản xuất lương thực, thực phẩm của tỉnh Kiên Giang.
TIỀM NĂNG
VÀ LỢI THẾ
ĐIỀU KIỆN
TỰ NHIÊN
– Địa hình
– Đất
– Thuỷ văn
– Khi hậu
– Sinh vật
– ...
ĐIỀU KIỆN
KINH TẾ – XÃ HỘI
– Dân cư và nguồn lao động
– Thị trường
– Cơ sở hạ tầng, kĩ thuật
– Chính sách
– Vốn
– Khoa học và công nghệ
– ...
53
� Đặc điểm phát triển:
Tỉnh Kiên Giang và các tỉnh của Đồng bằng sông Cửu Long là trung tâm sản
xuất lương thực thực phẩm, thuỷ sản và cây ăn trái nhiệt đới lớn nhất nước với
nguồn nguyên liệu phong phú và có sản lượng lớn.
Bảng 6.2. Sản lượng lương thực có hạt của tỉnh Kiên Giang và cả nước
Đơn vị: Nghìn tấn
Năm 2015 2019
Sản lượng lương
thực có hạt
Sản lượng
lúa
Sản lượng lương
thực có hạt
Sản
lượng lúa
Cả nước 50 379,5 45 091,0 48 208,4 43 448,2
Kiên Giang 4 644,2 4 643,0 4 293 4 292
(Nguồn: Niên giám Thống kê 2019)
So với các tỉnh trong cả nước, Kiên Giang là một trong những tỉnh có sản
lượng lương thực có hạt cao, đặc biệt là sản lượng lúa (đứng thứ nhất trong số 63
tỉnh thành).
– Dựa vào bảng số liệu 6.2, em hãy so sánh sản lượng lương thực có hạt và sản
lượng lúa của tỉnh với cả nước các năm 2015 và 2019 và cho nhận xét.
Bảng 6.3. Số lượng gia cầm của tỉnh Kiên Giang và cả nước
Đơn vị: Nghìn con
Năm 2015 2019
Cả nước 341 906 481 079
Kiên Giang 5 281 4 092
(Nguồn: Niên giám Thống kê 2019)
Theo số liệu của niên giám thống kê 2019, tỉnh Kiên Giang có đàn gia cầm với
số lượng lớn (chủ yếu là vịt).
– Dựa vào bảng số liệu 6.3. em hãy so sánh số lượng gia cầm của tỉnh với cả
nước các năm 2015 và 2019 và cho nhận xét.
54
Bảng 6.4. Sản lượng thuỷ sản của tỉnh Kiên Giang và cả nước
Đơn vị: Tấn
Năm 2015 2019
Cả nước 6 582,139 8 268,192
Kiên Giang 677 300 845 498
(Nguồn: Niên giám Thống kê 2019)
Thuỷ sản là một thế mạnh của tỉnh, năm 2019 sản lượng thuỷ sản của tỉnh đạt
817 177 tấn.
– Dựa vào bảng số liệu 6.4, em hãy so sánh sản lượng thủy sản của tỉnh với cả
nước các năm 2015 và 2019 và cho nhận xét.
Dựa trên những thế mạnh về nông nghiệp, Kiên Giang đã và đang chú trọng
phát triển công nghiệp chế biến, trọng tâm vào ngành chế biến lúa gạo, thuỷ sản,
thịt, hoa quả, nước giải khát,...
� Định hướng phát triển:
Trong chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh, công nghiệp chế biến
nông sản xuất khẩu được xác định là thế mạnh, lĩnh vực kinh tế chủ lực.
3. Vai trò của ngành nghề kinh tế mũi nhọn tỉnh Kiên Giang
Các ngành nghề kinh tế mũi nhọn của tỉnh Kiên Giang đóng vai trò chủ đạo
đối với tăng trưởng kinh tế.
– Giúp đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế và có hiệu ứng tích cực
đối với những ngành và sản phẩm liên quan.
– Giải quyết công ăn việc làm và sử dụng nhiều lao động.
– Góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân.
LUYỆN TẬP
1. Em hãy trình bày tiềm năng để phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn
của tỉnh Kiên Giang.
55
2. Em hãy phân tích đặc điểm của các ngành kinh tế mũi nhọn ở tỉnh
Kiên Giang.
3. Em hãy phân tích vai trò của các ngành kinh tế mũi nhọn tỉnh
Kiên Giang.
4. Em hãy cho biết tại sao ngành du lịch và ngành kinh tế biển lại được lựa
chọn là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh Kiên Giang?
VẬN DỤNG
Em hãy chọn một trong các nhiệm vụ sau đây:
1. Sưu tầm tranh ảnh, thiết kế một tờ rơi về các điểm du lịch nổi tiếng của
tỉnh Kiên Giang.
2. Em hãy đọc thông tin sau đây và cho biết cảm nhận của em:
VẬN HỘI MỚI CHO PHÚ QUỐC CẤT CÁNH
Được ví như “nàng công chúa ngủ trong rừng” vừa được đánh thức, Phú
Quốc đang từng ngày thay da đổi thịt với lưới điện, sân bay, cảng biển và những
con đường mới rộng thênh thang. Và đặc biệt, Phú Quốc đã thu hút nhiều dự án
du lịch, dự án bất động sản nghỉ dưỡng cao cấp được đầu tư bài bản, đồng bộ với
quy mô lớn, hoà quyện cùng vẻ đẹp thiên nhiên tuyệt mĩ,... Phú Quốc hoàn toàn
xứng với tên gọi “thiên đường du lịch”, là hòn ngọc quý của Việt Nam.
Hình 6.5. Cảng An Thới, thành phố Phú Quốc
56
Trong giai đoạn 2015 – 2020, Phú Quốc phát triển khá toàn diện, tốc độ phát
triển kinh tế luôn vượt mục tiêu kế hoạch đề ra và duy trì ở mức cao. Từ một huyện
đảo kinh tế phụ thuộc vào nghề đi biển và sản xuất nông nghiệp, đời sống vật chất
của người dân gặp nhiều khó khăn, hưởng thụ văn hoá tinh thần còn nhiều hạn
chế, cơ sở hạ tầng chưa được đầu tư nâng cấp, nhưng nay Phú Quốc được biết đến
là hòn “đảo ngọc” với sự phát triển rất ấn tượng. Giai đoạn 2015 – 2020, thu ngân
sách đạt hơn 20 600 tỉ đồng đứng đầu toàn tỉnh Kiên Giang; thu nhập bình quân
đầu người đạt 113 triệu/người/năm tương đương 5 000 USD, tỉ lệ hộ nghèo trên
địa bàn giảm chỉ còn 0,38% thấp nhất so với các huyện, thành phố trong tỉnh Kiên
Giang và cả nước.
[...] Trong giai đoạn 2015 – 2020, tổng vốn đầu tư trên toàn xã hội của Phú
Quốc đạt 141 652 tỉ đồng, vượt 57,39% so với Nghị quyết. Tổng giá trị sản xuất
tăng 84,61% so với đầu nhiệm kì, bình quân hằng năm tăng hơn 13%; riêng ngành
thương mại, dịch vụ tăng gấp 2,37 lần so với đầu nhiệm kì. Trong năm 2020, lượng
khách đến Phú Quốc vượt con số ba triệu khách, trong đó, khách người nước ngoài
đạt hơn một triệu triệu lượt. Phú Quốc đã lọt vào tốp năm điểm đến hàng đầu tại
Châu Á – Thái Bình Dương và là ba hòn đảo có tiềm năng phát triển du lịch lớn
nhất Đông Nam Á.
(Nguồn: Việt Tiến, Vận hội mới cho Phú Quốc cất cánh, Báo Nhân dân, 2021)
3. Nêu những việc em nên làm để góp phần vào sự phát triển kinh tế – xã hội
của địa phương.
4. Em hãy chia sẻ với thầy cô và bạn bè trong lớp về:
Năng lực bản thân và truyền thống
nghề nghiệp của gia đình
Ước mơ của em
về nghề nghiệp trong tương lai
57
Học xong bài này, em sẽ:
� Biết cách điều tra, khảo sát đơn giản về thị trường lao động ở Kiên
Giang (bằng phiếu hỏi, hỏi chuyên gia, qua báo, đài,…).
� Trình bày được các yếu tố của thị trường lao động.
� Nhận biết được một số đặc điểm của thị trường lao động Kiên Giang.
� Xây dựng và thực hiện được kế hoạch rèn luyện của bản thân phù
hợp với thị trường lao động của địa phương.
MỞ ĐẦU
Em hãy chia sẻ thông tin về một số cơ sở sản xuất, kinh doanh thu hút
nhiều lao động ở địa phương.
Hình 7.1. Lao động làm việc trong doanh nghiệp chế biến thuỷ sản ở tỉnh Kiên Giang
BÀI 7. THỊ TRƯỜNG
LAO ĐỘNG Ở TỈNH KIÊN GIANG
58
KIẾN THỨC MỚI
1. Khái quát về thị trường lao động tỉnh Kiên Giang
Tỉnh Kiên Giang duy trì tốc độ tăng
trưởng kinh tế ổn định và quy mô kinh tế
ở mức khá trong cả nước. Đến nay, Kiên
Giang đứng thứ 2 khu vực Đồng bằng sông
Cửu Long về thu ngân sách. Theo Niên
giám thống kê của tỉnh năm 2020, năm
2019, trên địa bàn tỉnh có 6 769 doanh
nghiệp đang hoạt động, có kết quả sản xuất
kinh doanh. Trong đó, doanh nghiệp Nhà
nước chiếm 0,22%, doanh nghiệp ngoài
Nhà nước chiếm 99,66%, doanh nghiệp có
vốn đầu tư nước ngoài chiếm 0,12%.
Lực lượng lao động trong các doanh
nghiệp ở tỉnh Kiên Giang là 95 408 người
(năm 2019). Các nhóm ngành nghề có
nhu cầu tuyển dụng cao là lĩnh vực nông,
lâm nghiệp và thuỷ sản (51,37%), lĩnh vực
dịch vụ (35,44%), lĩnh vực công nghiệp
(13,19%). Những năm gần đây, nhu cầu sử
dụng nguồn nhân lực trên địa bàn thành
phố Phú Quốc tăng, nhất là nguồn nhân lực phục vụ du lịch, dịch vụ. Kiên Giang
đẩy mạnh công tác hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, mở rộng sản xuất và xuất
khẩu lao động.
(Theo Đề án phát triển nguồn nhân lực tỉnh Kiên Giang đến năm 2020 và những năm
tiếp theo, năm 2017; Niên giám thống kê tỉnh Kiên Giang, năm 2020)
2. Đào tạo nghề cho lao động
Tỉnh Kiên Giang rất chú trọng đào tạo nghề cho người lao động. Một số cơ sở
Hình 7.2. Sinh viên trường Cao đẳng
Kiên Giang tham gia ngày hội tuyển
dụng tại trường
Hình 7.3. Ngành du lịch ở tỉnh
Kiên Giang có nhu cầu tuyển dụng
nhiều lao động
59
đào tạo nghề có trên địa bàn tỉnh như:
Trường Cao đẳng Kiên Giang, Trường
Cao đẳng nghề, Trường Cao đẳng Y tế,
trường Trung cấp Kĩ thuật – nghiệp vụ,
Trường Trung cấp Nghề vùng Tứ giác
Long Xuyên,… Một số ngành nghề đào
tạo thu hút nhiều học viên tham gia như:
Công nghệ kĩ thuật Điện, Điện tử, Quản
trị khách sạn, Nghiệp vụ nhà hàng,…
Đào tạo nghề cho lao động nông thôn được đẩy mạnh như mô hình dạy nghề
nuôi cá bống tượng, cá bống mú, tôm sú, trồng tiêu, trồng lúa chất lượng cao, đào
tạo nghề thuyền trưởng, máy trưởng cho tàu cá hạng 4 của ngư dân trong tỉnh. Việc
triển khai Đề án dạy nghề cho lao động nông thôn đã giải quyết được nhu cầu học
nghề, giải quyết việc làm và thu nhập ổn định cho một số lao động nông thôn, nâng
cao chất lượng nguồn nhân lực của địa phương. Tỉnh Kiên Giang còn chú trọng
đào tạo nghề cho lao động nông thôn, lao động làm việc tại các khu, cụm công
nghiệp, du lịch, trong doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn. Đào tạo nghề gắn với
quá trình chuyển dịch cơ cấu và phát triển kinh tế – xã hội của từng ngành, vùng,
lĩnh vực và địa phương.
Hình 7.5. Lớp dạy nghề thí điểm quốc tế
ngành Quản trị khách sạn ở Trường Cao
đẳng Kiên Giang
Hình 7.6. Đào tạo nghề kĩ thuật điện tử ở
trường Cao đẳng Kiên Giang
Hình 7.4. Đào tạo nghề công nghệ ô tô ở
Kiên Giang
60
– Đọc thông tin mục 1 và lựa chọn nhóm ngành nghề có nhu cầu tuyển dụng
cao ở Kiên Giang.
– Trình bày khái quát về thị trường lao động Kiên Giang theo gợi ý dưới đây.
Số lượng
doanh nhgiệp
Nhu cầu
tuyển dụng
Quy mô
Thị trường
lao động
– Tìm thông tin về hướng phát triển thị trường lao động ở Kiên Giang theo
gợi ý sau:
Nội dung Biện pháp phát triển
lao động ở địa phương
Dạy nghề cho lao động nông thôn ?
Xuất khẩu lao động ?
Phát triển nghề truyền thống ?
Phát triển ngành dịch vụ phù hợp với
địa phương
?
Dịch vụ, du lịch
Nông, lâm nghiệp và
thuỷ sản Công nghiệp
61
– Lựa chọn thông tin và trình bày về nguồn cung lao động và nhu cầu
tuyển dụng lao động ở tỉnh Kiên Giang.
Nhu cầu tuyển
dụng của
doanh nghiệp
Nguồn cung
lao động
?
?
?
? ?
LUYỆN TẬP
1. Tìm hiểu thông tin và chia sẻ nhu cầu tuyển dụng lao động và yêu cầu
về phẩm chất và năng lực cần có của người làm một số nghề phổ biến ở địa
phương em theo gợi ý dưới đây:
Việc làm Mô tả công việc Yêu cầu
Hình 7.7. Thợ cơ khí
Sửa chữa máy
cơ khí
Biết sửa chữa cơ
khí, có sức khoẻ
tốt, cẩn thận,
chăm chỉ.
... ... ...
62
2. Mô phỏng: Hội chợ việc làm.
Chuẩn bị:
Mỗi nhóm sưu tầm hoặc xây dựng thông báo tuyển lao động
làm việc cho cơ sở sản xuất kinh doanh của mình với nhiều
hình thức khác nhau.
1
Trưng bày thông tin tuyển dụng:
Dán thông tin tuyển dụng ở khu vực của nhóm.
Mỗi nhóm cử 2 bạn ngồi tại bàn tuyển dụng của nhóm
(đóng vai là nhà tuyển dụng).
2
Phỏng vấn, tuyển lao động:
Học sinh trong lớp đóng vai người lao động,
tham gia phỏng vấn tuyển dụng lao động
3
Hình 7.8. Người lao động được các đơn vị tuyển dụng tư vấn tại Phiên giao dịch việc làm
63
VẬN DỤNG
1. Xây dựng kế hoạch của bản thân để phù hợp với yêu cầu của thị trường
lao động địa phương theo gợi ý sau:
Sở thích, khả năng
của bản thân
Nghề nghiệp
mong muốn
Kế hoạch rèn luyện bản
thân dễ phù hợp yêu cầu
của nghề ngiệp
Thích hoạt động tập thể,
thích kinh doanh,...
Nhân viên kinh doanh
xuất nhập khẩu: Yêu
cầu: Giao tiếp tốt, thành
thạo tin học văn phòng,
sử dụng tiếng Anh giao
tiếp,...
– Tham gia các hoạt động
ngoại khoá
– Học tốt tiếng Anh, toán,...
– Thi đỗ vào trường đào tạo
kinh doanh,...
Tìm hiểu thêm
MÔ HÌNH DẠY NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN Ở
KIÊN GIANG
Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Kiên Giang đã thí điểm và nhân
rộng các mô hình dạy nghề thiết thực và hiệu quả cho lao động nông thôn.
Tỉnh đã lồng ghép kế hoạch đào tạo cho lao động tại các khu, cụm công nghiệp,
khu du lịch góp phần giải quyết tình trạng thiếu hụt lao động có tay nghề tại
các khu công nghiệp Thạnh Lộc (huyện Châu Thành), cụm công nghiệp Vĩnh
Hoà Hưng (huyện Gò Quao), các khu resort, nhà hàng, khách sạn tại thành
phố Phú Quốc,…
64
Mô hình nuôi cá bống tượng, cá bống mú, rùa, rắn, kì đà (huyện Anh
Minh) tạo thu nhập bình quân 2 – 3 triệu đồng/người/tháng; Mô hình nuôi cá
lồng bè (huyện Kiên Hải và huyện Kiên Lương) đã nhân rộng trên 800 lồng bè,
thu nhập bình quan 23 – 25 triệu đồng/bè/vụ; Mô hình nuôi tôm sú, trồng tiêu,
trồng lúa chất lượng cao, chăn nuôi heo, trồng nấm bào ngư, trồng rau mầm
(huyện Kiên Lương), tạo thu nhập bình quân từ 3 – 5 triệu đồng/người/tháng.
(Theo Báo cáo tổng kết Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm
2020” của tỉnh Kiên Giang)
Hình 7.9. Nuôi cá lồng bè ở xã Hòn Nghệ, huyện Kiên Lương
65
Học xong bài này, em sẽ:
� Biết được một số chuẩn mực đạo đức, hành vi phù hợp với pháp
luật và truyền thống quê hương.
� Hiểu và thực hiện đúng các quy tắc ứng xử nơi công cộng.
� Hình thành hành vi ứng xử có văn hoá nơi công cộng, vận dụng
những quy tắc ứng xử văn hoá vào cuộc sống hằng ngày
MỞ ĐẦU
Hãy nêu một số câu ca dao, tục ngữ em biết về cách ứng xử của con người
trong xã hội.
KIẾN THỨC MỚI
1. Một số chuẩn mực đạo đức, hành vi phù hợp với pháp luật và truyền
thống quê hương
Đọc và tìm hiểu thông tin:
Thông tin 1: Chiều ngày 12 – 5 – 2021, ba em học sinh của một trường tiểu
học trên địa bàn huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang trên đường đi học về thì phát
hiện một gói màu đen rơi trên đường. Sau khi mở ra, các em phát hiện có hai cọc
tiền lớn mệnh giá 500 000đ. Sau khi nhặt được số tiền lớn, mặc dù rất hoảng hốt
BÀI 8. VĂN HOÁ
ỨNG XỬ TRONG XÃ HỘI Ở TỈNH
KIÊN GIANG
CHÍNH TRỊ – XÃ HỘI, MÔI TRƯỜNG
66
và lo lắng nhưng các em đã tự giác đem đến trụ sở UBND xã Long Thạnh, huyện
Giồng Riềng đưa số tiền nhặt được cho cán bộ xã, với mong muốn trả lại cho người
làm rơi.
Thông tin 2: Anh N đang chăm sóc mẹ bị ốm tại bệnh viện tỉnh. Nghe
bệnh viện thông báo: “Hiện nay cần truyền máu cho bệnh nhân đang phẫu thuật,
nhưng hiện tại nhóm máu O trong kho máu của bệnh viện không đủ…” Biết mình
có cùng nhóm máu, anh N đã không chần chừ tình nguyện hiến máu để cứu sống
người bệnh.
– Dựa vào thông tin trên, hãy chỉ ra hành vi đạo đức của các nhân vật.
– Hãy kể một số hành vi đạo đức mà em đã từng làm hoặc chứng kiến ở
trường, ở địa phương em.
2. Các quy tắc ứng xử nơi công cộng
Đọc câu chuyện:
BUỔI THAM QUAN
Chủ nhật, Lan, Hà, Tuấn và Cường rủ nhau đi tham quan Bảo tàng tỉnh Kiên
Giang. Hôm đó, bảo tàng có rất nhiều người đến tham quan. Ngay cổng bảo tàng
có đoàn học sinh cùng một số nhóm khách du lịch đang chờ đến lượt mua vé. Lan,
Hà cùng đứng xếp vào hàng. Tuấn quay sang nói với Cường:
– Cứ chen vào trước đi, chờ đến lượt thì lâu lắm.
Hai bạn vừa chen lấn vừa nói chuyện
ầm ĩ làm một vài người khách du lịch quay
lại nhìn. Mọi người xung quanh tỏ thái độ
không vừa lòng. Cô hướng dẫn viên liền
nhắc nhở Tuấn và Cường phải đứng vào
hàng chờ đến lượt như mọi người.
Đi tới khu trưng bày hiện vật, Tuấn
nhanh chân chạy vào, sờ lên một số hiện
vật, không những thế, Tuấn còn dùng tay
gõ vào nhạc cụ Đờn ca tài tử.
Lan thấy vậy liền nói:
– Cậu không được làm thế đâu!
Hình 8.1. Bảo tàng Kiên Giang
67
Hà vội nhắc thêm:
– Cậu không thấy có biển quy định “KHÔNG ĐƯỢC SỜ VÀO HIỆN VẬT”
kia à.
Tuấn đưa mắt quan sát và ngượng nghịu nói:
– Ừ tớ biết rồi!
Sau đó, cả nhóm tiếp tục tham quan khu trưng bày. Các bạn luôn nhắc nhở
nhau thực hiện đúng nội quy của khách đến tham quan.
– Em hãy nhận xét cách ứng xử của các bạn khi ở cổng Bảo Tàng.
– Vì sao bạn Lan lại góp ý với Tuấn là không được sờ tay vào hiện vật?
– Em hãy liệt kê những việc làm thiếu ý thức ở nơi công cộng mà em từng
chứng kiến?
– Em hiểu thế nào là giao tiếp, ứng xử có văn hoá?
LUYỆN TẬP
1. Em đồng ý hay không đồng ý với hành vi ứng xử nào dưới đây, vì sao?
a) Bỏ rác đúng nơi quy định.
b) Chen lấn, xô đẩy khi đi lễ hội.
VĂN HOÁ ỨNG XỬ TRONG XÃ HỘI
* Chấp hành nội quy, quy định nơi công cộng (công viên, bảo tàng, bệnh
viện, trung tâm thương mại,...).
* Tôn trọng không gian chung của Cộng đồng.
* Ứng xử lịch thiệp, nhã nhặn, đúng mực.
* Trang phục lịch sự, phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện.
* Quan tâm, giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn, người khuyết
tật, người già, trẻ em,...
* Có ý thức tôn trọng, bảo vệ cảnh quan môi trường.
68
c) Nói trống không với người lớn tuổi.
d) Nhường ghế cho cụ già, em bé và phụ nữ có thai khi đi xe buýt.
e) Phóng uế bừa bãi nơi công cộng.
g) Giúp cụ già đi sang đường.
h) Viết, vẽ, khắc tên mình lên các hiện vật lịch sử.
i) Xếp hàng theo thứ tự khi mua vé vào cửa khu di tích.
k) Trêu chọc, chế giễu những người khuyết tật, người ăn xin.
2. Đặt tên cho mỗi bức ảnh sau, cho biết hành vi nào không nên làm?
Vì sao?
Hình 8.2 Hình 8.3
Hình 8.4 Hình 8.5
69
3. Hãy cùng các bạn trong nhóm đề xuất cách ứng xử trong những tình
huống sau:
Giờ ra chơi em đang ngồi tranh thủ làm bài tập thì có hai
bạn trong lớp mải chơi đùa nhau khiến một bạn bị ngã và xô
mạnh vào người em, làm rơi cả sách vở của em xuống đất.
Chủ nhật, em cùng các bạn đi tham quan Quảng trường
Trần Quang Khải. Khi đến đây, em thấy một bạn đang bỏ
rác không đúng nơi quy định.
Em cùng mẹ đến thăm người thân ốm đang được điều trị ở
bệnh viện tỉnh. Đến đây, em gặp một bà cụ đang xách đồ và
hỏi thăm phòng bệnh.
Trên đường đi học về, T sơ ý đâm phải xe đạp của một bạn
đi đằng trước khiến cả hai bạn cùng ngã. Bạn đó rất tức giận
và mắng T thậm tệ.
Giờ trả bài tập toán, H bị điểm kém. Vừa nhận được bài từ tay
thầy giáo, H đã vò nát và vứt vào ngăn bàn.
a
b
c
d
e
Tình
huống
VẬN DỤNG
Hãy chia sẻ những việc
học sinh nên làm và không
nên làm để xây dựng văn
hoá ứng xử khi tham gia
giao thông.
70
Học xong bài này, em sẽ:
� Nêu được các loại tệ nạn xã hội phổ biến ở địa phương.
� Giải thích được nguyên nhân, hậu quả của tệ nạn xã hội đối với
bản thân, gia đình, xã hội.
� Thực hiện tốt các quy định của pháp luật về phòng chống tệ nạn
xã hội.
� Tham gia các hoạt động phòng chống các tệ nạn xã hội do nhà
trường, địa phương tổ chức.
� Phê phán, đấu tranh với các tệ nạn xã hội và tuyên truyền, vận động
mọi người tham gia các hoạt động phòng, chống tệ nạn xã hội.
MỞ ĐẦU
Kể tên một số tệ nạn xã hội mà em biết.
KIẾN THỨC MỚI
1. Tệ nạn xã hội, nguyên nhân và hậu quả của tệ nạn xã hội
Đọc thông tin và trả lời các câu hỏi:
Thông tin 1: Vào ngày 2/7, lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma tuý
Công an thành phố Rạch Giá bắt quả tang Q, ngụ thành phố Rạch Giá, đang bán
BÀI 9. PHÒNG CHỐNG TỆ NẠN
XÃ HỘI Ở TỈNH KIÊN GIANG
71
ma tuý cho con nghiện. Tang vật thu giữ gồm 14 bịch ma tuý đá được nguỵ trang
vào các thẻ cào điện thoại (đã qua sử dụng) và các tờ tiền mệnh giá nhỏ, cách thức
giao dịch cũng giống như bán card điện thoại và thối tiền thừa nhằm qua mắt cơ
quan chức năng. Mỗi bịch ma tuý được Q bán với giá từ 300 đến 800 ngàn đồng
tuỳ theo trọng lượng.
Thông tin 2: Chiều ngày 11/2, tại một trường gà nằm khuất sâu trong một khu
vườn ở huyện H, tỉnh Kiên Giang đang diễn ra trận đá gà ăn tiền với hơn 100 đối
tượng tham gia thì bất ngờ bị Công an huyện đột kích. Tại hiện trường, lực lượng
Công an đã tạm giữ 21 đối tượng, gần 80 chiếc xe máy, 18 con gà, 1 cân đồng hồ, số
tiền trên 100 triệu đồng và nhiều tang vật khác liên quan hành vi đánh bạc.
Thông tin 3: Xuất thân từ một gia đình có bố và mẹ đều là cán bộ, K luôn là một
học sinh ngoan và gương mẫu. Suốt quãng thời gian học tiểu học và bốn năm trung
học cơ sở, K luôn đạt danh hiệu học sinh xuất sắc.
Biến cố gia đình xảy ra khi cha và mẹ K luôn phải thay nhau đi công tác xa dài
ngày, yên tâm với cậu quý tử ở nhà với chiếc máy tính Apple đắt tiền. Cha mẹ K
không có thời gian để kiểm soát những khoảng thời gian rỗi của em. Khi về nhà,
cha mẹ bắt gặp K đang ngủ gục bên máy tính với mấy hộp mì và lon nước uống dở,
màn hình máy tính vẫn đang chạy game online, chủ yếu là trò chơi bạo lực.
Từ một đứa trẻ ngoan, học giỏi, K trở thành một đứa trẻ lười biếng, chậm chạp
và khó bảo. Ngoài việc tiêu phí khoảng thời gian rỗi vào việc chơi game, K còn
thường xuyên trốn học, ngồi ở các quán hàng game online quanh cổng trường. Có
đôi khi, cậu còn qua đêm luôn tại quán do công cuộc chinh phục game vẫn đang
dang dở, mặc cho cha mẹ lặn lội khắp cả thành phố để đi tìm.
K trở nên ngang bướng, bỏ ngoài tai những lời khuyên bảo của cha mẹ. Có
lúc em còn đáp trả cha mẹ bằng những lời thoá mạ và những hành động thiếu lễ
độ. Có lần, đi chơi game về muộn, nhìn thấy cả nhà đang đợi bên mâm cơm, K thở
dài đi lên gác. Khi cha gọi lại mâm cơm, K xẵng giọng rồi bỏ ra khỏi nhà. Cha em
không kiềm chế được nên đã to tiếng với em. K tức giận dùng gậy đuổi đánh cha ”.
72
– Em hãy kể tên một số tệ nạn xã hội.
– Nguyên nhân nào khiến con người sa vào tệ nạn xã hội?
– Nêu tác hại của các tệ nạn xã hội đó đối với bản thân, gia đình và xã hội.
2. Một số biện pháp về phòng, chống tệ nạn xã hội ở tỉnh Kiên Giang
Đọc thông tin, quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi:
Tỉnh Kiên Giang chỉ đạo các ngành chức năng phối hợp với các địa phương,
tăng cường công tác phòng chống, bài trừ tệ nạn ma tuý, cờ bạc và hoạt động mại
dâm bằng việc tuyên truyền, nâng cao nhận thức về công tác phòng chống, bài trừ
tệ nạn xã hội trong cán bộ và nhân dân. Ngoài tuyên truyền trên các phương tiện
thông tin, biển quảng cáo, phát hành tờ rơi,... các địa phương tổ chức sinh hoạt tổ
tự quản nhân dân lồng ghép với nội dung đẩy lùi, bài trừ ma tuý, mại dâm; kịp thời
biểu dương và khen thưởng những người tích cực phòng chống, bài trừ tệ nạn xã
hội; tập huấn phòng chống ma tuý cho cán bộ công chức, viên chức. Ngành công
an tăng cường kiểm tra, kiểm soát và xử lí nghiêm các đối tượng vi phạm, nhất là
những địa bàn “nóng” về tội phạm ma tuý và hoạt động mại dâm; tập trung đấu
tranh trấn áp mạnh các loại tội phạm, tệ nạn xã hội, xoá sổ tụ điểm mua bán, sử
dụng trái phép các chất ma tuý, hoạt động mại dâm trá hình; quản lí, kiểm soát
chặt chẽ các địa bàn trọng điểm, đối tượng nghiện ma tuý, hoạt động mại dâm để
có giải pháp, tạo điều kiện giúp đỡ họ hoàn lương, hoà nhập cộng đồng.
Tỉnh Kiên Giang cũng đã chỉ đạo các đoàn thể xã hội xây dựng các mô hình,
điển hình về phòng chống ma tuý, mại dâm kết hợp với giải quyết việc làm. Hội
phụ nữ các cấp phát huy vai trò trách nhiệm, làm tốt chức năng đại diện, bảo vệ,
chăm lo quyền lợi chính đáng, thiết thực cho phụ nữ, giúp đỡ, động viên chị em
lầm lỡ trở về con đường làm ăn chân chính, tổ chức dạy nghề, tạo công ăn việc làm
ổn định cho họ.
73
Hình 9.1. Huyện Liên Lương tổ chức
Hội thi tuyên truyền “Phòng, chống tệ
nạn ma tuý, mại dâm”, “Luật BHYT”,
“ Luật phòng, chống tác hại của rượu, bia”
năm 2020
Hình 9.2. Sinh hoạt ngoại khoá của học
sinh Trường THCS& THPT Võ Văn Kiệt
(thành phố Rạch Giá) về tuyên truyền
phòng, chống HIV/AIDS cho học sinh
Hình 9.3. Lễ mít tinh và diễu hành hưởng
ứng Tháng hành động phòng, chống ma
tuý; Ngày quốc tê phòng chống ma tuý
va Ngày toàn dân phòng, chống ma tuý
(26 – 6 – 2019) tại Quảng trường Trần
Quang Khải, thành phố Rạch Giá
Hình 9.4. Diễn đàn trẻ em tỉnh Kiên Giang
năm 2023 do Tỉnh Đoàn Kiên Giang tổ
chức với chủ đề “Trẻ em tham gia xây dựng
môi trường sống an toàn, thân thiện, làn
mạnh cho trẻ em
– Quan sát các hình 9.1, 9.2, 9.3, 9.4 và cho biết các hoạt động đó nhằm
mục đích gì?
– Liệt kê các hình thức tuyên truyền phòng, chống tệ nạn xã hội ở thông tin
trên. Ngoài ra, còn có các hình thức nào khác?
74
3. Quy định của pháp luật về phòng, chống các tệ nạn xã hội ở tỉnh Kiên Giang
Đọc và tìm cách giải quyết các tình huống sau:
Tình huống 1: Trong ngày sinh nhật của mình, M mời các bạn đến nhà mình chơi.
Sau những màn cắt bánh kem và chúc mừng sinh nhật M, T lấy ra thuốc lá điện tử
và kêu mọi người thử. Thấy M có vẻ ngại ngùng, K giải thích “Chỉ một lần thôi!
Không sao đâu. Hôm nay là sinh nhật của bạn mà, vui chơi tới bến đi”.
– Em có nhận xét gì về hành vi của T trong tình huống trên?
– Em có đồng tình với lời giải thích của K không? Vì sao?
– Nếu là M, em sẽ làm gì?
Tình huống 2: Giờ ra chơi, T cùng một nhóm các bạn nam ngồi quây tròn,
đánh bài ăn tiền ở cuối lớp học. Thấy vậy, Q liền nhắc nhở: “Các bạn làm như vậy
là vi phạm pháp luật đó!”. T xua tay: “Q đừng làm phiền bọn tớ, mình còn là học
sinh thì pháp luật không cấm đâu!”.
– Em có đồng ý với T không? Vì sao?
– Pháp luật quy định như thế nào về việc phòng, chống tệ nạn xã hội?
Một số biện pháp phòng, chống tệ nạn xã hội:
– Tăng cường giáo dục pháp luật, giáo dục tư tưởng đạo đức, nâng cao
chất lượng cuộc sống; cải tiến hoạt động của các tổ chức xã hội, kết hợp ba môi
trường giáo dục: gia đình, nhà trường và xã hội.
– Chấp hành pháp luật; tích cực lao động, học tập, xây dựng cuộc sống
lành mạnh; phối hợp với cơ quan chức năng phát hiện tội phạm; không xa lánh
những người mắc tệ nạn xã hội, giúp họ hoà nhập với cộng đồng.
75
LUYỆN TẬP
1. Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến nào sau đây? Vì sao?
a. Dùng thử ma tuý một lần thì không gây nghiện được.
b. Hút thuốc không có hại cho sức khoẻ vì đó không phải là ma tuý.
c. Nhà nước nên dạy nghề cho người cai nghiện để họ tái hoà nhập cộng đồng.
d. Học sinh còn nhỏ, không phải là đối tượng chịu trách nhiệm khi tham gia
các tệ nạn xã hội.
e. Không mang hộ đồ đạc cho người khác khi không biết rõ đó là đồ gì.
f. Ma tuý, mại dâm là con đường ngắn nhất làm lây truyền HIV/AIDS.
2. Cho biết ý kiến của em trong các tình huống sau:
EM CÓ BIẾT?
Để phòng, chống tệ nạn xã hội, pháp luật nước ta quy định:
– Cấm đánh bạc, tổ chức đánh bạc dưới mọi hình thức.
– Nghiêm cấm sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, mua bán, sử dụng, tổ chức
sử dụng, lôi kéo sử dụng trái phép các chất ma tuý.
– Người nghiện buộc phải đi cai nghiện.
– Nghiêm cấm hành vi mại dâm, dụ dỗ, dẫn dắt mại dâm.
– Trẻ em không được đánh bạc, uống rượu, hút thuốc, dùng chất kích
thích có hại cho sức khoẻ. Nghiêm cấm lôi kéo trẻ em đánh bạc, uống
rượu, hút thuốc, dụ dỗ, dẫn dắt trẻ em hoạt động mại dâm.
a. Ngày Tết, các bạn trong lớp 8B lấy bài ra chơi
tú-lơ-khơ. Lúc đầu, ai thua sẽ phải quỳ hoặc lấy nhọ
nồi quẹt lên mặt. Chơi một lúc, T đưa ra ý kiến: “Chơi
thế này chán lắm! Mình đánh bài ăn tiền đi. Vừa có
tiền mua đồ chơi, vừa vui nữa”.
76
3. Đọc tình huống sau và thực hiện theo yêu cầu:
Sau buổi tổng kết năm học, Q và M vào quán chơi điện tử. Nghĩ sắp phải xa
nhau ba tháng hè nên M đồng ý. Đến nơi, Q rủ M chơi game quy đổi tiền, nếu
thắng. M đang băn khoăn trước lời đề nghị của Q. Q khoác tay M: Đây là trò chơi
không phải cờ bạc đỏ đen đâu.
– Em có đồng tình với hành động và ý kiến của Q không? Vì sao?
– Nếu là M, em sẽ làm gì trong tình huống đó?
b. Nhà có con gà chọi được bố L lắp móng sắt, chăm
sóc với chế độ đặc biệt. Ngày Tết, bố L rủ mấy người
đá gà vừa có thú vui chơi, vừa có tiền. Thấy vậy, L đã
khuyên bố không nên chơi đá gà vì vi phạm pháp luật.
c. Anh T mới đi cai nghiện về. Chính quyền xã có đến
nhà động viên và tạo điều kiện cho anh học nghề sửa
xe máy để có công ăn việc làm.
d. Thấy B buồn vì bố mẹ hay cãi nhau, hay la mắng
con, H đã rủ B lên mạng mua thuốc lá điện tử hút cho
quên đi chuyện buồn.
77
VẬN DỤNG
1. Quan sát hành vi của người dân nơi em ở, liệt kê các hành vi đúng hoặc
không đúng về phòng chống tệ nạn xã hội.
2. Thiết kế tờ rơi cổ động tuyên truyền với mọi người về tác hại của ma tuý.
Suy nghĩ và đưa ra các ý tưởng, lựa chọn chủ để thiết kế phòng chống
tệ nạn xã hội gì, địa điểm ở đâu, vật liệu để thiết kế tờ rơi
1
Thiết kế tờ rơi Trưng bày sản phẩm
2 3
78
Học xong bài này, em sẽ:
� Trình bày được một số biểu hiện của biến đổi khí hậu ở địa phương.
� Trình bày được một số biện pháp ứng phó với biến đổi khí hậu của
người dân ở địa phương.
� Xây dựng và thực hiện được một số kế hoạch truyền thông về
những biện pháp ứng phó với biến đổi khí hậu ở địa phương.
MỞ ĐẦU
Kể tên một số hiện tượng liên quan đến biến đổi khí hậu mà em biết.
KIẾN THỨC MỚI
1. Biến đổi khí hậu và một số biểu hiện về biến đổi khí hậu tỉnh Kiên Giang
Biến đổi khí hậu là sự thay đổi của khí hậu vượt ra khỏi trạng thái trung bình
đã được duy trì trong một khoảng thời gian dài, thường là một vài thập kỉ hoặc dài
hơn. Biến đổi khí hậu có thể là do các quá trình tự nhiên bên trong hoặc các tác
động bên ngoài, hoặc do hoạt động của con người làm thay đổi thành phần của khí
quyển.
Một số biểu hiện của biến đổi khí hậu: nhiệt độ trung bình tăng lên; băng tan,
nước biển dâng; sự gia tăng thiên tai và các hiện tượng thời tiết cực đoan,...
BÀI 10. ỨNG PHÓ BIẾN ĐỔI
KHÍ HẬU TỈNH KIÊN GIANG
79
Kiên Giang nằm cuối nguồn của sông Mê Kông, nơi đổ nước ra biển nhưng là
đầu nguồn của triều biển. Chính vì vậy, Kiên Giang chịu ảnh hưởng nặng nề của
biến đổi khí hậu, đặc biệt là nước biển dâng, lũ lụt hàng năm. Tuy nhiên, mức độ
ảnh hưởng cũng khác nhau giữa các vùng trong tỉnh. Khu vực Kiên Lương – Hà Tiên
nằm trong quần thể núi đá vôi kéo dài từ Kiên Giang – Việt Nam sang Kampot –
Cam-pu-chia là nơi có địa hình cao hơn so với các huyện vùng U Minh Thượng
và Tây Sông Hậu, trong khi đó huyện Kiên Hải và thành phố Phú Quốc nằm trọn
trong vịnh Thái Lan. Theo kịch bản biến đổi khí hậu năm 2020 (Bộ Tài nguyên và
Môi trường), mực nước biển dâng có giá trị tăng dần từ Bắc vào Nam. Mực nước
biển ở khu vực bờ biển từ Mũi Cà Mau đến Kiên Giang cao nhất 12cm vào năm
2030; 17cm vào năm 2040; 23 cm vào năm 2050 và cao nhất 54cm vào năm 2100.
Nhìn chung, xu thế biến đổi khí hậu rõ nét ở tỉnh Kiên Giang có thể nhận thấy
là: thời tiết ngày càng trở nên khô nóng hơn, hạn hán xuất hiện nghiêm trọng hơn
vào mùa khô, xâm nhập mặn và xói lở bờ biển nhiều hơn do ảnh hưởng của nước
biển dâng. Biến đổi khí hậu ở tỉnh Kiên Giang có ảnh hưởng rất lớn đến kinh tế –
xã hội, môi trường sinh thái, con người.
Hình 10.1. Hạn hán
80
2. Một số biện pháp góp phần ứng phó với biến đổi khí hậu ở Kiên Giang
Tỉnh Kiên Giang đã thực hiện một số biện pháp chủ yếu để ứng phó với biến
đổi khí hậu trong những năm qua như: bố trí khu dân cư xa các bờ sông, kênh rạch;
thực hiện trồng rừng ngập mặn chống xói lở, bảo vệ đê biển; nâng cấp đê biển chọn
giống cây, con thích ứng với biến đổi khí hậu; cải tiến kĩ thuật canh tác; phục hồi
rừng phòng hộ ven biển; sản xuất nông nghiệp chuyển dịch theo hướng tăng diện
tích nuôi trồng thuỷ sản, trái cây, giảm diện tích trồng lúa; tập trung phát triển và
sử dụng năng lượng sạch (điện mặt trời, điện khí hoá lỏng,...); nuôi trồng thuỷ sản
ứng dụng công nghệ cao thích ứng biến đổi khí hậu.
Hình 10.2. Phục hồi rừng phòng hộ ven biển
Em hãy đọc thông tin, quan sát hình ảnh và thực hiện các nhiệm vụ sau:
– Trình bày biến đổi khí hậu là gì?
– Vì sao Kiên Giang là một trong những tỉnh bị ảnh hưởng nặng nề của biến
đổi khí hậu?
– Vẽ biểu đồ mực nước biển dâng ở khu vực bờ biển từ Mũi Cà Mau đến Kiên
Giang trong giai đoạn 2030 đến năm 2100.
81
LUYỆN TẬP
1. Trình bày một số biểu hiện biến đổi khí hậu ở tỉnh Kiên Giang và nêu
một số ví dụ minh hoạ của những biểu hiện đó ở địa phương em.
2. Trình bày một số biện pháp ứng phó với biến đổi khí hậu ở tỉnh Kiên
Giang và ý nghĩa của những biện pháp đó.
Trồng rừng ngập mặn
3. Đề xuất và chia sẻ một kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu
ở địa phương em.
Gợi ý: Tuyên truyền thông qua hình thức vẽ tranh cổ động, đóng kịch, biểu
diễn thời thời trang,...
VẬN DỤNG
4. Đóng vai là người dân sống vào năm 2100 ở Kiên Giang, em có thông
điệp gì gửi đến mọi người để cùng chung tay ứng phó biến đổi khí hậu.
5. Lựa chọn và thực hiện 5 việc làm phù hợp với bản thân để giảm thiểu phát
thải khí nhà kính gây biến đổi khí hậu.
Chống xói lở bờ biển
Bảo vệ đê biển
? ?
? ?
? ?
82
Học xong bài này, em sẽ:
� Nêu được một số thiên tai và thiệt hại do thiên tai gây ra ở Kiên Giang
trong năm gần đây.
� Trình bày được một số biện pháp phòng tránh, giảm nhẹ rủi ro thiên
tai của người dân ở tỉnh Kiên Giang.
� Xây dựng và thực hiện được kế hoạch truyền thông về một số biện
pháp đề phòng chống, giảm nhẹ rủi ro thiên tai ở địa phương.
� Có ý thức tuyên truyền và tự bảo vệ bản thân khi có thiên tai xảy ra.
MỞ ĐẦU
Chia sẻ về một thiên tai đã xảy ra ở Kiên Giang mà em biết.
Hình 11.1. Triều cường Hình 11.2. Xâm nhập mặn
BÀI 11. PHÒNG CHỐNG
VÀ GIẢM NHẸ THIÊN TAI
Ở TỈNH KIÊN GIANG
83
KIẾN THỨC MỚI
1. Các thiên tai xảy ra ở tỉnh Kiên Giang trong một số năm gần đây
Trong thời gian vừa qua, trên địa bàn tỉnh Kiên Giang thường xuất hiện một số
loại hình thiên tai: khô hạn; xâm nhập mặn; xói lở, sạt lở bờ sông, bờ biển; giông,
lốc, gió mạnh, từ đó gây ra thiệt hại về người, kinh tế và tài nguyên, môi trường
(đất, nước, không khí, rừng).
2. Một số thiệt hại do thiên tai gây ra ở tỉnh Kiên Giang trong một số năm
gần đây
Theo niên giám thống kê tỉnh Kiên Giang năm 2019, tổng hợp về thiệt hại do
thiên tai gây ra trong giai đoạn 2015 – 2019 trên địa bàn tỉnh như sau: về người (số
người chết và mất tích 93 người, số người bị thương 56 người); về nhà ở (số nhà
bị sập và cuốn trôi 1 474 căn, số nhà bị ngập nước, sạt lở, tốc mái, hư hại 14 882
căn); về nông nghiệp (diện tích bị thiệt hại 86 206 ha, diện tích hoa màu bị thiệt hại
169 ha). Ước tính tổng thiệt hại về tiền trong giai đoạn 2015 – 2019 là 2 526,51
tỉ đồng.
3. Một số biện pháp phòng chống, giảm nhẹ thiên tai ở tỉnh Kiên Giang
Một trong những giải pháp được tỉnh ưu tiên tập trung chỉ đạo là các giải pháp
mềm như: thực hiện tốt công tác tuyên truyền, giáo dục bằng nhiều hình thức đa
dạng, phong phú, nhằm nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành các chủ trương,
chính sách, pháp luật về tài nguyên và môi trường, đặc biệt là công tác chủ động
ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng chống giảm nhẹ thiên tai cho cán bộ, công
chức, viên chức và các tầng lớp nhân dân trên địa bàn.
Ngoài ra, để thực hiện tốt công tác phòng ngừa, ứng phó với thiên tai diễn
biến ngày càng phức tạp, các địa phương trên địa bàn tỉnh Kiên Giang tiếp tục thực
hiện các phải pháp cứng như: kiểm tra, rà soát hệ thống đê, kè, cống; những điểm
có nguy cơ sạt lở, có kế hoạch duy tu, nâng cấp, sửa chữa kịp thời để phục vụ sản
xuất và phòng chống thiên tai; chủ động thông tin dự báo, cảnh báo để các cấp
chính quyền, người dân biết để ứng phó.
84
Em hãy đọc thông tin và trả lời câu hỏi:
– Kể tên một số thiên tai thường xảy ra ở tỉnh Kiên Giang.
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH KIÊN GIANG
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Tài liệu giáo dục địa phương
TỈNH KIÊN GIANG
Lớp
NHÀ XUẤT BẢN GIÁO DỤC VIỆT NAM
BAN BIÊN SOẠN
Đồng Tổng Chủ biên:
NGHIÊM ĐÌNH VỲ
TRẦN QUANG BẢO
Đồng Chủ biên:
PHẠM THỊ HỒNG
NGUYỄN TRỌNG ĐỨC
NGUYỄN THỊ THỌ
CHU THỊ THU HÀ
NGUYỄN THỊ VŨ HÀ
DƯƠNG QUANG NGỌC
Thành viên Ban biên soạn:
NGUYỄN ANH TUẤN
PHẠM VĂN MẠNH
LÝ NGỌC ĐỊNH
PHẠM TẤT THẮNG
NGUYỄN ĐỨC THẮNG
PHÙNG THỊ PHƯƠNG LIÊN
NGUYỄN THỊ HẢO
LÊ VĂN HÙNG
THIỀU VĂN NAM
NGUYỄN THANH TÂM
HUỲNH VĂN HOÁ
NGUYỄN THỊ MAI
PHAN THỊ CẨM MY
NGUYỄN THỊ THU PHƯƠNG
3
Lời nói đầu
Các em thân mến!
Kiên Giang là tỉnh thuộc khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, có vị trí địa lí
và điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển kinh tế – xã hội. Với vị thế là cửa ngõ
thông ra vùng biển Tây Nam của Tổ quốc, Kiên Giang có tiềm năng lớn về kinh tế
cửa khẩu, hàng hải và mậu dịch quốc tế. Bên cạnh đó, Kiên Giang còn là vùng sản
xuất nông nghiệp đa dạng.
Là người con của Kiên Giang, các em chính là thế hệ tương lai sẽ xây dựng và
phát triển quê hương ngày càng giàu mạnh. Để làm được điều đó, các em cần trang
bị cho mình những kiến thức về văn hoá, lịch sử, địa lí, kinh tế, chính trị – xã hội
và môi trường của Kiên Giang.
Tài liệu này sẽ là cầu nối tri thức giúp các em có thêm hiểu biết về Kiên Giang,
nuôi dưỡng tình yêu quê hương, ý thức tìm hiểu và vận dụng những điều đã học
để góp phần giải quyết những vấn đề của quê hương. Nội dung cuốn sách được hệ
thống hoá một cách khoa học cùng những hoạt động lí thú, hình ảnh sinh động,
gần gũi sẽ giúp phát triển năng lực của các em một cách hiệu quả.
Mong rằng tài liệu này sẽ là cẩm nang hữu ích giúp các em thêm yêu và tự hào
về quê hương Kiên Giang, góp phần xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp. Chúc
các em có những trải nghiệm bổ ích và thú vị trên hành trình khám phá mảnh đất
quê hương mình!
CÁC TÁC GIẢ
4
Hướng dẫn sử dụng tài liệu
Kiến thức mới:
Cung cấp kiến thức mới
phù hợp với mục tiêu bài học.
Mục tiêu bài học:
Nhấn mạnh về yêu cầu
cần đạt, năng lực, phẩm chất
của học sinh sau khi học.
Mở đầu:
Huy động vốn kiến thức,
kinh nghiệm đã có của học
sinh để tạo tâm lí hứng thú,
chuẩn bị vào bài học.
Tìm hiểu thêm:
Cung cấp thêm thông
tin cho nội dung chính.
28
Học xong bài này, em sẽ:
� Nêu được khái quát về một số nhân vật lịch sử tiêu biểu của tỉnh
Kiên Giang
� Giới thiệu được những nét chính về thân thế, hoạt động và những đóng
góp của một số nhân vật lịch sử tiêu biểu đối với Kiên Giang nói riêng và
đối với dân tộc Việt Nam nói chung.
� Có ý thức sưu tầm tư liệu về một số nhân vật lịch sử của Kiên Giang qua
các giai đoạn.
MỞ ĐẦU
Kiên Giang là vùng đất lịch sử – văn hóa, nơi sinh ra nhiều nhân vật lịch sử có
những cống hiến to lớn cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam nói
chung và quê hương Kiên Giang nói riêng.
Em hãy chia sẻ những hiểu biết của mình về một số nhân vật lịch sử ở
Kiên Giang. Theo em, chúng ta cần phải làm gì để tôn vinh các nhân vật lịch sử ở
quê hương mình?
KIẾN THỨC MỚI
1. Khái quát về nhân vật lịch sử ở Kiên Giang
Nhân vật lịch sử là người tạo ra những giá trị có ảnh hưởng đến xã hội, cộng
BÀI 4. MỘT SỐ NHÂN VẬT
LỊCH SỬ TIÊU BIỂU CỦA
TỈNH KIÊN GIANG
63
VẬN DỤNG
1. Xây dựng kế hoạch của bản thân để phù hợp với yêu cầu của thị trường
lao động địa phương theo gợi ý sau:
Sở thích, khả năng
của bản thân
Nghề nghiệp
mong muốn
Kế hoạch rèn luyện bản
thân dễ phù hợp yêu cầu
của nghề ngiệp
Thích hoạt động tập thể,
thích kinh doanh,...
Nhân viên phát triển
kinh doanh: Yêu cầu:
Giao tiếp tốt, thành
thạo tin học văn phòng,
sử dụng tiếng Anh giao
tiếp,...
– Tham gia các hoạt động
ngoại khoá
– Học tốt tiếng Anh, toán,...
– Thi đỗ vào trường đào tạo
kinh doanh,...
Tìm hiểu thêm
MÔ HÌNH DẠY NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN Ở
KIÊN GIANG
Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Kiên Giang đã thí điểm và nhân
rộng các mô hình dạy nghề thiết thực và hiệu quả cho lao động nông thôn.
Tỉnh đã lồng ghép kế hoạch đào tạo cho lao động tại các khu, cụm công nghiệp,
khu du lịch góp phần giải quyết tình trạng thiếu hụt lao động có tay nghề tại
các khu công nghiệp Thạnh Lộc (huyện Châu Thành), cụm công nghiệp Vĩnh
HoàHưng (huyện Gò Quao), các khu resort, nhà hàng, khách sạn tại thành phố
Phú Quốc,…
5
Luyện tập:
Củng cố, khắc sâu kiến
thức vừa học, phát triển kĩ
năng.
Vận dụng:
Vận dụng kiến thức, kĩ
năng đã học vào thực tế học
tập và cuộc sống.
75
LUYỆN TẬP
1. Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến nào sau đây? Vì sao?
a. Dùng thử ma tuý một lần thì không gây nghiện được.
b. Hút thuốc không có hại cho sức khoẻ vì đó không phải là ma tuý.
c. Nhà nước nên dạy nghề cho người cai nghiện để họ tái hoà nhập cộng đồng.
d. Học sinh còn nhỏ, không phải là đối tượng chịu trách nhiệm khi tham gia
các tệ nạn xã hội.
e. Không mang hộ đồ đạc cho người khác khi không biết rõ đó là đồ gì.
f. Ma tuý, mại dâm là con đường ngắn nhất làm lây truyền HIV/AIDS.
2. Cho biết ý kiến của em trong các tình huống sau:
EM CÓ BIẾT?
Để phòng, chống tệ nạn xã hội, pháp luật nước ta quy định:
– Cấm đánh bạc, tổ chức đánh bạc dưới mọi hình thức.
– Nghiêm cấm sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, mua bán, sử dụng, tổ chức
sử dụng, lôi kéo sử dụng trái phép các chất ma tuý.
– Người nghiện buộc phải đi cai nghiện.
– Nghiêm cấm hành vi mại dâm, dụ dỗ, dẫn dắt mại dâm.
– Trẻ em không được đánh bạc, uống rượu, hút thuốc, dùng chất kích
thích có hại cho sức khoẻ. Nghiêm cấm lôi kéo trẻ em đánh bạc, uống
rượu, hút thuốc, dụ dỗ, dẫn dắt trẻ em hoạt động mại dâm.
a. Ngày Tết, các bạn trong lớp 8B lấy bài ra chơi
tú-lơ-khơ. Lúc đầu, ai thua sẽ phải quỳ hoặc lấy nhọ
nồi quẹt lên mặt. Chơi một lúc, T đưa ra ý kiến: “Chơi
thế này chán lắm! Mình đánh bài ăn tiền đi. Vừa có
tiền mua đồ chơi, vừa vui nữa”.
77
VẬN DỤNG
1. Quan sát hành vi của người dân nơi em ở, liệt kê các hành vi đúng hoặc
không đúng về phòng chống tệ nạn xã hội.
2. Thiết kế tờ rơi cổ động tuyên truyền với mọi người về tác hại của ma tuý.
Suy nghĩ và đưa ra các ý tưởng, lựa chọn chủ để thiết kế phòng chống
tệ nạn xã hội gì, địa điểm ở đâu, vật liệu để thiết kế tờ rơi
1
Thiết kế tờ rơi Trưng bày sản phẩm
2 3
6
Trang
VĂN HOÁ, LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG
Bài 1. Nghệ thuật truyền thống ở tỉnh Kiên Giang 7
Bài 2. Văn hoá ẩm thực ở tỉnh Kiên Giang 13
Bài 3. Lịch sử vùng đất Kiên Giang từ đầu thế kỉ XVII đến năm 1918 19
Bài 4. Một số nhân vật lịch sử tiêu biểu của tỉnh Kiên Giang 28
ĐỊA LÝ, KINH TẾ, HƯỚNG NGHIỆP
Bài 5. Địa lí các ngành kinh tế 37
Bài 6. Các ngành nghề kinh tế mũi nhọn ở tỉnh Kiên Giang 47
Bài 7. Thị trường lao động ở tỉnh Kiên Giang 57
CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI, MÔI TRƯỜNG
Bài 8. Văn hoá ứng xử trong xã hội ở tỉnh Kiên Giang 65
Bài 9. Phòng chống tệ nạn xã hội ở tỉnh Kiên Giang 70
Bài 10. Ứng phó biến đổi khí hậu tỉnh Kiên Giang 78
Bài 11. Phòng chống và giảm nhẹ thiên tai ở tỉnh Kiên Giang 82
Mục lục
7
Học xong bài này, em sẽ:
� Kể được tên một số loại hình nghệ thuật truyền thống tiêu biểu ở tỉnh
Kiên Giang.
� Trình bày khái quát được về nguồn gốc xuất xứ, đặc điểm nổi bật, giá trị
của một số loại hình nghệ thuật truyền thống tiêu biểu ở tỉnh Kiên Giang.
� Có ý thức tôn trọng, hành vi phù hợp trong việc giữ gìn và bảo tồn các
loại hình nghệ thuật truyền thống của tỉnh nhà.
MỞ ĐẦU
Quan sát các hình ảnh dưới đây và trả lời câu hỏi:
Hình 1.1 Hình 1.2
BÀI 1. NGHỆ THUẬT TRUYỀN THỐNG
Ở TỈNH KIÊN GIANG
VĂN HOÁ, LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG
8
Hình 1.3 Hình 1.4
– Những hình ảnh trên thể hiện loại hình nghệ thuật truyền thống nào của
địa phương?
– Kể thêm tên các loại hình nghệ thuật truyền thống ở tỉnh Kiên Giang mà
em biết?
KIẾN THỨC MỚI
Ở tỉnh Kiên Giang có nhiều loại hình nghệ thuật truyền thống đặc sắc như
Đờn ca tài tử, Cải lương của người Kinh; kịch Rô băm, sân khấu ca kịch Dù kê,
múa Lâm Thôn,… của người Khmer; múa Lân – Sư – Rồng,… của người Hoa.
Mỗi loại hình nghệ thuật đều có nét đặc sắc, hấp dẫn mang bản sắc riêng của từng
dân tộc. Một số loại hình nghệ thuật truyền thống ở tỉnh Kiên Giang đã được
công nhận là di sản văn hoá phi vật thể quốc gia và thế giới.
MỘT SỐ LOẠI NGHỆ THUẬT TRUYỀN THỐNG
Ở TỈNH KIÊN GIANG
1. Đờn ca tài tử Nam Bộ
Đờn ca tài tử là một loại hình nghệ thuật đặc sắc, phổ biến ở Nam Bộ, ra đời
vào cuối thế kỉ XIX trên cơ sở nhạc Lễ, nhạc Cung đình triều Nguyễn và âm nhạc
dân gian miền Trung, miền Nam, có sức lan toả khắp 21 tỉnh phía Nam. Ở Kiên
Giang, khắp các làng xã, xóm ấp đều có nhóm, câu lạc bộ Đờn ca tài tử.
Đờn ca tài tử là nghệ thuật của đờn (đàn) và ca, do những người bình dân
Nam Bộ sáng tác để hát chơi sau những giờ lao động vất vả. Chữ “tài tử” có nghĩa là
9
người chơi nhạc có biệt tài, giỏi về cổ nhạc. Lúc đầu chỉ có đờn, sau xuất hiện thêm
hình thức ca nên gọi là đờn ca. Nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ không ngừng
được sáng tạo nhờ tính ngẫu hứng, biến hoá theo cảm xúc trên cơ sở của 20 bài gốc
(bài tổ) và 72 bài nhạc cổ. Nhạc cụ tham gia trình diễn gồm: đàn kìm, đàn tranh,
đàn tì bà, đàn bầu, đàn cò, sáo, tiêu, song loan và hai nhạc cụ của phương Tây là
vi-ô-lông và ghi ta đã được cải tiến để tăng sự nhấn nhá trong điệu đàn.
Đờn ca tài tử thường được thực hành theo nhóm, câu lạc bộ và gia đình. Các
tài tử đờn, tài tử ca thường cùng ngồi trên mặt ván phẳng hoặc chiếu rộng để biểu
diễn với phong cách thảnh thơi, lãng đãng dựa trên khung bài bản cố định. Khán
giả có thể cùng tham gia thực hành, bình luận và sáng tạo lời mới. Trong các dịp
lễ hội, tết, giỗ, cưới, sinh nhật, họp mặt,... thường không thể thiếu hình thức nghệ
thuật này. Những người thực hành Đờn ca tài tử Nam Bộ luôn tôn trọng, quý mến,
học hỏi nhau tài nghệ, văn hoá ứng xử. Những bài Đờn ca tài tử thường đề cập đến
các câu chuyện về hiếu, trung, tín, lễ, tiết nghĩa; đưa ra những bài học giúp con
người hướng thiện.
Người dân Kiên Giang rất say mê Đờn ca tài tử. Hiện nay, tỉnh Kiên Giang
có 157 câu lạc bộ với gần 1 700 nghệ nhân trực tiếp tham gia trong phong trào
Đờn ca tài tử. Trong lễ hội truyền thống Anh hùng Nguyễn Trung Trực tổ chức
vào ngày 26 – 28/8 âm lịch hằng năm ở thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang, các
tiết mục Đờn ca tài tử luôn được hàng nghìn lượt công chúng đón nhận. Tỉnh
Kiên Giang đã tổ chức “Hội thi Đờn ca tài tử tỉnh Kiên Giang” lần thứ I năm 2019
với 14 đội và lần thứ II năm 2020 với 15 đội, thu hút mỗi năm khoảng 200 tài tử
đờn và tài tử ca đến từ các huyện, thành phố trong tỉnh tham dự. Các bài Đờn ca
tài tử thể hiện nội dung ca ngợi Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực, ca ngợi
truyền thống yêu nước của nhân dân ta, ca ngợi những thành tựu giữ nước và
xây dựng quê hương, ca ngợi đất và người Kiên Giang,... Hội thi toàn tỉnh và các
phong trào ở địa phương góp phần thiết thực vào việc bảo tồn, phát huy giá trị
nghệ thuật của Đờn ca tài tử ở tỉnh Kiên Giang, tạo điều kiện để các nghệ nhân
giao lưu, trao đổi kinh nghiệm, phát hiện nhân tố mới, nhân rộng phong trào Đờn
ca tài tử ở các huyện, thành phố trong tỉnh.
Đờn ca tài tử Nam Bộ được Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đưa vào Danh
10
mục Di sản văn hoá phi vật thể quốc gia năm 2012 và được Tổ chức Giáo dục,
Khoa học và Văn hoá của Liên Hợp Quốc (UNESCO) vinh danh là Di sản văn hoá
phi vật thể đại diện của nhân loại tháng 12 năm 2013 (xem hình 1.3).
2. Sân khấu ca kịch Dù kê
Dù kê là một loại hình sân khấu ca kịch của người Khmer ở Kiên Giang nói
riêng và Nam Bộ nói chung được ra đời và phát triển vào đầu thập niên 20 của thế
kỉ XX. Đây là loại hình nghệ thuật có sự giao thoa của sân khấu truyền thống Rô
băm (người Khmer), Cải lương (người Kinh) và Triều kịch (người Hoa).
Các vở dù kê đều có cốt truyện rõ ràng, được kết cấu theo chương hồi và phát
triển trên nền nhạc ca hát, đối thoại và động tác diễn. Điểm đặc biệt là mỗi lời hát
đều kèm theo các điệu múa. Sân khấu dù kê thường sử dụng các nhạc cụ truyền
thống Khmer như: đàn khưm, giàn nhạc pưnpết (ngũ âm) và nhiều nhạc cụ dân
tộc khác. Tích tuồng của sân khấu dù kê thường được khai thác từ cốt truyện cổ
tích, thần thoại dân gian Khmer, cổ tích Việt Nam, một số tích tuồng của người
Hoa và cải lương. Những vở diễn có để tài văn hoá - xã hội ngợi ca người lao động,
kêu gọi đoàn kết dân tộc, chống giặc ngoại xâm và áp bức bóc lột,… cũng chiếm
số lượng đáng kể trong các vở dù kê được công diễn. Lối diễn dù kê tự nhiên, chân
thực và dễ hiểu. Người không biết tiếng Khmer khi theo dõi diễn biến của vở dù
kê vẫn hiểu được cốt truyện. Các vở dù kê có đề tài truyền thống thường kết thúc
có hậu.
Nghệ thuật hoá trang và trang phục trên sân khấu Dù kê cũng rất độc đáo. Việc
đánh phấn, tô son, vẽ mặt nhân vật phải đậm và màu sắc rõ ràng. Việc hoá trang
phải theo tính cách của nhân vật, ngoài màu trắng nền còn có màu đỏ hồng (cho
con người); màu đỏ, đen (vai chằn, vai động vật có phép thuật); màu xanh két (vai
thần tiên), … Trang phục của các nhân vật trong sân khấu Dù kê có hai dạng: trang
phục dành cho nam giới với các vai vua, chúa, hoàng tử, chằn, đại bàng, rồng,… có
kết cấu phức tạp, pha trộn nhiều màu sắc; trang phục dành cho nữ giới với các vai
hoàng hậu, công chúa, tiểu thư, con gái chằn,… đều phải óng ánh, rực rỡ, đậm nét
người Khmer.
Hiện nay, các nghệ nhân người Khmer ở Kiên Giang vẫn luôn tổ chức nhiều
11
hoạt động biểu diễn, giao lưu giữa các gánh hát để giữ gìn, bảo tồn và phát huy
những giá trị tốt đẹp của loại hình nghệ thuật này. Ở huyện Gò Quao có nghệ nhân
Danh Bê được người dân nơi đây gọi là ông bầu gánh hát vì ông rất say mê Dù kê.
Ông và gia đình được mọi người coi là người “giữ và truyền lửa” yêu thích loại hình
nghệ thuật này đến nhiều thế hệ ở địa phương (xem hình 1.1).
– Dựa vào thông tin trong phần Kiến thức mới và hiểu biết của bản thân, em
hãy trình bày nguồn gốc xuất xứ, đặc điểm nổi bật, giá trị của nghệ thuật Đờn ca
tài tử, sân khấu ca kịch Dù kê ở Kiên Giang theo mẫu dưới đây:
Tên loại hình
nghệ thuật
truyền thống
Nguồn
gốc xuất
xứ
Đặc điểm
nổi bật
Giá trị của
loại hình
nghệ thuật
Cảm nhận
của em về
loại hình
nghệ thuật
này
Đờn ca tài tử ? ? ? ?
Sân khấu ca kịch
Dù kê ? ? ? ?
LUYỆN TẬP
1.Tìm hiểu và chia sẻ với bạn về một loại hình nghệ thuật truyền thống
đang được yêu thích ở địa phương em.
2. Chia sẻ những việc em nên làm và không nên làm khi đến xem một buổi
biểu diễn nghệ thuật truyền thống ở địa phương.
VẬN DỤNG
Em chọn một trong hai nhiệm vụ dưới đây.
1. Em chọn và thể hiện một trong các hoạt động sau:
12
– Ca một câu (đoạn) vọng cổ/ điệu lý/ điệu hò,...
– Thực hiện một vài động tác vũ đạo kèm lời nói, lời hát của một nhân vật
trong vở diễn Dù kê mà em đã xem.
– Vẽ hoá trang mặt cho một nhân vật trong sân khấu Dù kê.
2. Làm video giới thiệu về một loại hình nghệ thuật truyền thống em yêu
thích ở địa phương mình.
Gợi ý: Video có lời dẫn, các hình ảnh giới thiệu về loại hình nghệ thuật: nguồn
gốc xuất xứ, các đặc điểm nổi bật, các hình ảnh về buổi diễn, phỏng vấn diễn viên,
khán giả, suy nghĩ của người làm video,...
13
Học xong bài này, em sẽ:
� Kể tên được một số món ẩm thực đặc trưng ở tỉnh Kiên Giang.
� Trình bày được khái quát những nét đặc sắc trong ẩm thực của tỉnh Kiên
Giang; nêu được nguyên liệu và công thức chế biến một số món ăn của
địa phương.
� Có hành vi, việc làm phù hợp để bảo tồn, phát huy, quảng bá nét đẹp
trong ẩm thực của tỉnh nhà.
MỞ ĐẦU
– Kể tên các món ăn của Kiên Giang trong hình dưới đây.
Hình 2.1 Hình 2.2 Hình 2.3
– Chia sẻ về một món ăn đặc trưng của Kiên Giang em đã từng được
thưởng thức.
KIẾN THỨC MỚI
BÀI 2. VĂN HOÁ ẨM THỰC
Ở TỈNH KIÊN GIANG
14
1. Khái quát về một số đặc điểm ẩm thực ở Kiên Giang
Kiên Giang là vùng đất xinh đẹp luôn hấp dẫn mọi du khách ghé qua không
chỉ bởi những hòn đảo thơ mộng, phong cảnh hữu tình hay những lễ hội và các
loại hình âm nhạc truyền thống mà còn bởi nét văn hoá ẩm thực phong phú, đa
dạng. Vốn là một vùng đất được thiên nhiên ưu đãi về nhiều mặt nên Kiên Giang
có nguồn nguyên liệu dồi dào và đa dạng cho việc chế biến các món ăn. Vùng
U Minh Thượng có đặc sản rừng, các loại cá đồng, đọt choại, bồn bồn, bông súng,
ngó môn,... Vùng Tây sông Hậu có đặc sản nước ngọt: tôm càng, cá bống tượng, cá
lăn, cá bông,... và các loại rau quả nước ngọt, rau vườn. Vùng Tứ giác Long Xuyên
và Hà Tiên có đặc sản đồng, núi và ven biển: các loại cá đồng, các loại hải sản gần
bờ, các loài thực vật, động vật của núi đồi,... Vùng biển đảo có đặc sản biển sâu, các
loại ốc biển, cá biển tươi sống, rau quả vùng đất đảo.
Ở Kiên Giang có ba dân tộc chính cùng sinh sống: Kinh, Khmer, Hoa. Mỗi dân
tộc có một số nét riêng trong ăn uống và cung cách chế biến thức ăn. Tuy nhiên,
quá trình sinh sống lâu dài trên địa bàn đã dẫn đến sự giao lưu trong văn hoá ẩm
thực giữa các dân tộc. Sự giao lưu đó thể hiện ở chỗ các dân tộc tiếp thu các món ăn
của nhau, tạo nên sự phong phú, đa dạng trong văn hoá ẩm thực của vùng đất này.
Với nguồn nguyên liệu phong phú, ẩm thực Kiên Giang mang những nét độc
đáo, đa dạng. Việc nấu ăn ở Kiên Giang được xem như một nghệ thuật, có món ăn
gia truyền với cách làm đơn giản, không cầu kì, rất bình dân, tiện lợi nhưng phần
nhiều đã trở thành đặc sản chung của vùng. Có thể kể đến một số món ăn tiêu biểu,
đặc trưng cho vùng đất này như: gỏi cá trích, bún kèn, bánh thốt nốt, xôi xiêm,
bánh canh, bánh xèo,...
– Kể tên các món ăn đặc trưng trong văn hoá ẩm thực ở Kiên Giang.
– Nêu một số đặc điểm ẩm thực ở Kiên Giang được đề cập thông tin ở trên.
2. Một số món ẩm thực của Kiên Giang
a) Gỏi cá trích
Đây là món ăn nhiều du khách không thể bỏ qua khi tới Phú Quốc. Món gỏi
15
này được làm từ nguyên liệu cá trích tươi ngon của vùng biển Phú Quốc. Đĩa gỏi
cá trích mới được mang ra dễ khiến người ăn lúng túng vì bên trên phủ toàn dừa
nạo trắng muốt. Thực khách phải trộn đều lên mới nhận rõ tầng sâu hấp dẫn với
những miếng thịt cá tươi rói, rau thơm, đậu phộng ngon, ngò rí, hành tây, ớt tươi
đầy mê hoặc.
Thực khách cầm miếng bánh
tráng, nhúng sơ vào nước cho
mềm rồi nhóm chút rau sống xà
lách, dưa leo, rau thơm,... gắp gỏi
cho lên trên. Sau đó, thực khách
hãy cuộn lại thật chắc tay, chấm
vào chén nước mắm Phú Quốc đầy
mời gọi để biết món gỏi cá trích
lừng danh của vùng đất này.
b) Bún kèn
Bún kèn là món ăn yêu thích của người người Khmer ở Hà Tiên. Việc chế biến
món ăn đặc sản Hà Tiên này không quá phức tạp nhưng lại đòi hỏi sự tỉ mỉ và kiên
nhẫn. Những con cá lóc được làm sạch, bỏ da, tách xương chỉ còn lại thịt cá và giã
nhuyễn. Tiếp đó, cá được xào chung với hành, tỏi, rồi bột cari, đinh hương, quế, bột
nghệ,... Cho tất cả hỗn hợp này vào
nồi nước luộc cá, nêm gia vị vừa ăn,
không dùng nước mắm. Khi nước đã
sôi và chín tới, bạn đã có thể tắt bếp và
cho thêm nước cốt dừa để hoàn thành
nước dùng thơm ngon, béo ngậy. Bún
cho vào tô, cho ít rau sống, giá sống,
húng thơm, dưa leo chẻ rồi chan nước
dùng còn nóng, rắc thêm ít tôm khô
đã được giã nhuyễn,... trộn đều và bắt
Hình 2.4. Gỏi cá trích
Hình 2.5. Bún kèn
16
đầu thưởng thức. Thực khách sẽ cảm nhận được mùi thơm của rau, độ giòn của
giá sống, dưa chuột hoà quyện với vị béo của nước cốt dừa và vị thơm ngọt của cá
và nước dùng.
c) Bánh canh ghẹ
Bánh canh ghẹ là món ăn quen thuộc và đặc trưng ở Kiên Giang. Nước lèo
được làm từ tôm khô, thịt, xương heo và đầu cá thu lấy khi tàu vừa cập bến tạo
nên vị thơm, ngọt, mặn mà lại rất thanh. Còn chả cá chế biến bằng thịt cá thu tươi
ngon, hấp dẫn. Cá tươi nạo, trộn với gia vị cơ bản như tiêu, tỏi, hành, bột ngọt,
mắm rồi quết thật đều tay. Khi hỗn hợp nhuyễn đều, ép dẹp đem hấp chín hoặc
chiên. Từng miếng chả dậy mùi sẽ được thái nhỏ vừa dai, vừa giòn, vừa đậm đà.
Đặc biệt, ghẹ không quan trọng là to hay nhỏ nhưng thật chắc thịt, còn sống cho
vào luộc nên ngọt ngon.
Tô bánh canh ghẹ bưng ra dễ làm người ăn ngạc nhiên vì chỉ thấy ghẹ với chả,
bánh canh trắng nằm phía bên dưới khiêm nhường. Bánh canh ghẹ làm toàn từ hải
sản nhưng không hề tanh. Ngược lại, mùi thơm rất quyến rũ. Một tô thôi nhưng
trong đó tập hợp đủ hương vị biển làm say lòng thực khách.
– Tìm hiểu về những món ăn có trong bài đọc: nguyên liệu, cách chế biến và
thưởng thức.
Hình 2.6. Bánh canh ghẹ
17
– Nhận xét của em về ẩm thực ở Kiên Giang (Gợi ý: nhận xét về nguyên liệu,
cách chế biến, hình thức và hương vị của món ăn).
LUYỆN TẬP
1. Văn hoá ẩm thực có ý nghĩa như thế nào đối với người dân tỉnh Kiên
Giang? (Gợi ý: ý nghĩa về kinh tế, về văn hoá – xã hội,...).
2. Chia sẻ về một món ăn đặc trưng ở Kiên Giang theo gợi ý sau:
Các món ăn được làm chủ yếu từ nguyên
liệu tự nhiên của quê hương Kiên Giang...
...
TÊN MÓN ĂN
Nguyên liệu Cách chế biến và
thưởng thức
Tên món ăn Nguyên liệu Cách chế biến Cách
thưởng thức
18
VẬN DỤNG
Tìm hiểu thêm một số món ăn đặc trưng ở địa phương em.
STT Tên món ăn Xuất xứ Cách chế biến
? ? ? ?
? ? ? ?
19
Học xong bài này, em sẽ:
� Mô tả và nhận xét được những chuyển biến về chính trị, kinh tế, văn
hoá, xã hội của vùng đất Kiên Giang từ đầu thế kỉ XVII đến thế kỉ XVIII.
� Trình bày được những chính sách của triều Nguyễn ở vùng đất Kiên
Giang và phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp của nhân dân Kiên
Giang từ nửa cuối thế kỉ XIX.
� Nêu được một số cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp tiêu biểu của
Nhân dân Kiên Giang từ cuối thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX.
� Có ý thức sưu tầm và tìm hiểu tư liệu lịch sử về các dấu tích và các nhân
vật lịch sử của Kiên Giang trong công cuộc dựng nước và giữ nước từ
thế kỉ XVII đến năm 1918.
MỞ ĐẦU
Chùa Tam Bảo còn có tên là
chùa Tiêu được xây dựng ở Hà Tiên.
Quá trình xây dựng chùa gắn với tên
tuổi Mạc Cửu thời khai hoang, mở
đất ở vùng Tây Nam Tổ quốc. Trải
qua bao thăng trầm của lịch sử, ngôi
chùa được trùng tu khang trang, uy
BÀI 3. LỊCH SỬ VÙNG ĐẤT
KIÊN GIANG TỪ ĐẦU THẾ KỈ
XVII ĐẾN NĂM 1918
Hình 3.1. Chùa Tam Bảo (Sắc Tứ Tam Bảo tự),
Hà Tiên
20
nghiêm như ngày nay. Chùa luôn là nơi sinh hoạt văn hoá truyền thống của người
dân nơi đây.
Theo em, sự trùng tu chùa Tam Bảo Hà Tiên có ý nghĩa gì? Hãy chia sẻ những
hiểu biết của em phát triển kinh tế, văn hoá của vùng đất Kiên Giang trong các thế
kỉ XVII – XIX.
KIẾN THỨC MỚI
1. Quá trình hình thành vùng đất Kiên Giang ở thế kỉ XVII
Đầu thế kỉ XVII, những lưu dân Việt ở miền Trung là người tiên phong đi
khai phá vùng đất Nam Bộ. Họ lần lượt tiến vào vùng đất mới bằng đường biển
với phương tiện chủ yếu là thuyền buồm và ghe bầu. Các điểm ngụ cư đầu tiên
của đoàn người từ miền Trung vào là Mô Xoài (Bà Rịa), sau xuống Sài Gòn, Mỹ
Tho, Hà Tiên.
Cuối thế kỉ XVII, Mạc Cửu cùng một số quan lại và binh lính nhà Minh
từ Trung Quốc chạy sang đất Hà Tiên chiêu dụ dân xiêu dạt lập nên 7 xã gồm:
Phú Quốc, Trũng Kẻ, Cần Vọt, Giá Khê, Hà Tiên, Hương Úc, Cà Mau (thuộc tỉnh
Hà Tiên).
Năm 1708, chúa Nguyễn thực thi chủ quyền đối với vùng đất Nam Bộ, Mạc
Cửu đem vùng đất mình quản lí dân lên chúa Nguyễn Phúc Chu để được bảo hộ.
Mạc Cửu được phong chức Tổng binh. Vùng đất vừa sát nhập vào đất Nam Bộ
được đặt là trấn Hà Tiên, đến đây chủ quyền của Việt Nam được mở rộng đến tận
Hà Tiên và mũi Cà Mau.
Năm 1757, Mạc Thiên Tích xin chúa Nguyễn đặt Giá Khê làm đạo Kiên Giang.
Sau đó, đặt quan lại, chiêu dân, lập thôn ấp, mở rộng địa giới Hà Tiên.
Tại những vùng đất ven biển, nhất là các vũng hay vùng cửa biển, những
người dân đến đây đã lập ra các thôn ấp theo mô hình làng xã truyền thống
Bắc Bộ và Trung Bộ. Họ sống quần tụ, gắn bó, tương trợ nhau trong việc khai
hoang, vỡ đất, chống chọi với thiên nhiên. Năm 1688, chúa Nguyễn bắt đầu
có chủ trương di dân người Việt vào vùng đất Nam Bộ.
21
Năm 1808, vua Gia Long đặt hai huyện Kiên Giang và Long Xuyên do quản
hạt đứng đầu (hạt là đơn vị hành chính tương đương cấp phủ thời phong kiến
có nhiều huyện). Năm 1832, vua Minh Mạng đổi trấn thành tỉnh Hà Tiên là một
trong 6 tỉnh của Nam Bộ gồm 1 phủ là An Biên; 3 huyện là Hà Châu, Kiên Giang,
Long Xuyên. Từ năm 1867, Hà Tiên bị thực dân Pháp chiếm đóng và cai trị.
Trình bày những nét chính về quá trình hình thành vùng đất Hà Tiên.
2. Tình hình kinh tế, xã hội, văn hoá (từ đầu thế kỉ XVII đến giữa thế
kỉ XIX)
a) Kinh tế
Hoạt động kinh tế chính ở vùng đất Kiên Giang xưa là nông nghiệp. Từ thế kỉ
XVII, các chúa Nguyễn cho phép những địa chủ giàu có từ Thuận – Quảng được
đem tôi tớ và chiêu mộ nông dân lưu vong vào đây khai hoang lập ấp. Chính sách
này được thực thi lâu dài và nhất quán như một phương thức chủ yếu nhằm khai
hoang vùng đất Nam Bộ.
Đầu thế kỉ XIX, nhà Nguyễn thực hiện chính sách khuyến khích khai khẩn đất
Nam Kì, nhất là vùng biên cương. Vua Minh Mạng đưa ra các giải pháp như: lập
đồn điền, cấp trâu cày để binh lính vừa cày ruộng vừa làm nhiệm vụ bảo vệ biên
cương, miễn thuế thân, miễn lao dịch cho cư dân vùng biên cương, chiêu mộ dân
không nghề nghiệp đến Hà Tiên khai hoang, lập làng, làm ruộng, trồng dâu.
Hình 3.2. Bài thơ “Tiêu tự thần chung”
của Mạc Thiên Tích
Sau khi Mạc Cửu mất,
con của ông là Mạc Thiên Tích
được phong làm Tổng binh
khâm sai Đại đô đốc Hà Tiên
trấn. Ông ra sức xây dựng và
phát triển Hà Tiên thành một
trung tâm kinh tế phồn thịnh,
đồng thời nêu cao ý thức bảo
vệ chủ quyền, bảo vệ vùng biên
giới cực Nam của Tổ quốc.
22
Công tác thuỷ lợi được quan tâm, trấn thủ Nguyễn Văn Thuỵ (Thoại) điều
động cả người Kinh, người Khmer nạo vét kênh Thuỵ Hà (Thoại Hà), nhà nước
cấp tiền, gạo nạo vét sông qua Kiên Giang, vừa làm thuỷ lợi, vừa làm đường giao
thông thuận tiện. Nhờ đó, nền kinh tế nông nghiệp vẫn được phát triển.
Thế kỉ XVII – XVIII, hoạt động buôn bán ở Hà Tiên rất phát triển, phố chợ
ngày càng sầm uất, chúa Nguyễn còn cho phép Mạc Thiên Tích đúc tiền để sử
dụng trong buôn bán. Thuyền buôn nước ngoài (Trung Quốc, Xiêm, Mã Lai, In-
đô-nê-xia, Ấn Độ, Miến Điện, Nhật Bản,… đã đến Hà Tiên, Giá Khê (Rạch Giá),
Cà Mau, Trấn Di, Trấn Giang,… để trao đổi các sản phẩm từ địa phương như: hải
sâm, cá khô, tôm khô,… và mua về các loại như: vải lụa, đồ sứ, giấy, đường, trà,…
Đến giữa thế kỉ XIX, việc buôn bán chỉ thực hiện giữa Kiên Giang và các tỉnh
khác, còn với thuyền buôn nước ngoài không được phép vào Nam Bộ.
b) Văn hoá – xã hội
Vùng đất Kiên Giang hình thành một cộng đồng cư dân đa tộc, song các dân
tộc chủ yếu là người Kinh, người Khmer, người Hoa. Cư dân tập trung đông ở một
số trung tâm Hà Tiên, Rạch Giá, Phú Quốc, Cà Mau.
Thế kỉ XVII – XIX, Phật giáo ở Kiên Giang tiếp tục được phát triển, nhiều
ngôi chùa được xây dựng như: chùa Tam Bảo, chùa Phù Dung ở phường Bình San,
Lời tâu của Nguyễn Công Trứ lên vua Minh Mạng: “Từ Vĩnh Thanh trở
về Nam đến Hà Tiên, đất rất màu mỡ, mà những ruộng cấy lúa được chưa
khai khẩn hết”.
(Theo Trần Đức Cường (Chủ biên), Lịch sử hình thành và phát triển
vùng đất Nam Bộ từ khởi thuỷ đến năm 1945, NXB Khoa học xã hội)
Đường phố quán xuyến, phố xá liên tiếp, người Kinh (Việt), người Trung
Quốc, người Khmer, người Chà Và chia khu mà ở. Tàu biển, thuyền sông đi lại
như mắc cửi, thật là một nơi đô hội miền biển vậy.
(Theo Trần Đức Cường (Chủ biên), Lịch sử hình thành và phát triển
vùng đất Nam Bộ từ khởi thuỷ đến năm 1945, NXB Khoa học xã hội, tr. 154)
23
thành phố Hà Tiên; chùa Quan Đế, chùa Phật Lớn, đình thần Nguyễn Trung Trực,
nhà thờ họ Mạc ở Hà Tiên,…
Năm 1736, Mạc Thiên Tích lập ra “Tao đàn Chiêu Anh Các” để thờ tiên thánh
và là nơi tiếp đón hiền tài, giao lưu sáng tác văn thơ. Tao đàn cho ra một khối lượng
văn chương, thơ phú đồ sộ, tiêu biểu là: Hà Tiên thập cảnh toàn tập, Minh bột di
ngư thi thảo, Hà Tiên vịnh vật thi tuyển,…
Năm 1821, vua Minh Mạng đặt chức Đốc học ở Hà Tiên, đặt chức Huấn đạo
ở các huyện Kiên Giang, Long Xuyên, sau đó lập Văn Miếu ở tỉnh Hà Tiên để dạy
học và mở mang văn hoá.
Hình 3.3. Khu đặt tượng Phật trong khuôn viên
chùa Tam Bảo ở Hà Tiên
Hình 3.4. Đền thờ họ Mạc ở Hà Tiên
Hình 3.5. Nhà lưu niệm Tao đàn Chiêu Anh Các
ở Hà Tiên
Hình 3.6. Bài thơ “Giang thành dạ cổ”
của Mạc Thiên Tích
24
– Nêu những nét chính về tình hình kinh tế ở vùng đất Kiên Giang từ đầu thế
kỉ XVII đến giữa thế kỉ XIX.
– Khai thác hình 3.3, 3.4, 3.5, 3.6 và dựa vào những hiểu biết của em, hãy
nêu và nhận xét về sự phát triển văn hoá ở Kiên Giang từ thế kỉ XVII đến giữa
thế kỉ XIX.
3. Những cuộc đấu tranh chống Pháp tiêu biểu từ giữa thế kỉ XIX đến đầu
thế kỉ XX
a) Nguyên nhân dẫn đến các cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp
Giữa năm 1867, thực dân Pháp chiếm Hà Tiên và bắt đầu xây dựng bộ máy cai
trị ở đây, chúng lập hai tham biện là Hà Tiên (huyện Hà Châu) và Rạch Giá (Kiên
Giang và Long Xuyên). Năm 1900, các tham biện đổi thành tỉnh là tỉnh Hà Tiên
và tỉnh Rạch Giá.
Tư bản Pháp bắt tay vào việc khai thác mọi nguồn lợi của vùng đất Nam Kì
như: tôm, cá, sân chim, mật và sáp ong, củi tràm. Chúng bắt đóng đủ mọi loại thuế
từ thuế thân, thuế đấu thầu, thuế sân chim,…
Thái độ đầu hàng thực dân Pháp của triều đình phong kiến đã khiến cho
mâu thuẫn xã hội Hà Tiên và Rạch Giá ngày càng gay gắt, những cuộc đấu tranh
chống Pháp và triều đình phong kiến diễn ra ngày càng nhiều và quyết liệt.
b) Các cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp tiêu biểu ở Hà Tiên và Rạch Giá
(từ giữa thế kỉ XIX đến năm 1918)
➢ Khởi nghĩa Nguyễn Trung Trực
Sau chiến công vang dội trên sông Vàm Cỏ Đông, đoạn chảy qua làng Nhật
Tảo (1861), Nguyễn Trung Trực cho nghĩa quân lui về Hòn Chông xây dựng căn
cứ tiếp tục chống Pháp. Để tập hợp lực lượng, ông liên lạc với sĩ phu và đồng bào
yêu nước ở các nơi như: Miệt Thứ, Cái Nước, Chắc Bang. Ngày 16/6/1868, nghĩa
quân bất ngờ tấn công đồn Kiên Giang, giết chết 5 tên sĩ quan Pháp, trong đó có
tên Chánh tham biện Rạch Giá và 67 tên lính, thu 100 khẩu súng, nhiều đạn dược.
Ngày 21/6/1868, quân Pháp phản công, Nguyễn Trung Trực cho quân lui về
Hòn Chông và ra đảo Phú Quốc. Thực dân Pháp cho quân bao vây Phú Quốc để
truy kích nghĩa quân, Nguyễn Trung Trực bị sa vào tay giặc.
25
Trước sự dụ dỗ, mua chuộc
của thực dân Pháp, Nguyễn Trung
Trực vẫn giữ trọn khí tiết, ông đã
khẳng khái thét vào mặt kẻ thù:
“Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ
nước Nam thì mới hết người Nam
đánh Tây”.
Lần đầu tiên, quân ta chủ
động tấn công vào cơ quan đầu
não của địch ở đồn Kiên Giang
giành thắng lợi, giáng đòn mạnh
vào chính sách xâm lược của
chúng. Cuộc khởi nghĩa Nguyễn
Trung Trực thể hiện ý chí kiên
cường, bất khuất của dân tộc Việt
Nam nói chung và người dân Kiên
Giang nói riêng.
Sau khi Nguyễn Trung Trực
bị thực dân Pháp hành quyết tại
chợ Rạch Giá, người dân nơi đây
đã bí mật xây dựng đền thờ ông
trong khuôn viên đền thờ Nam
Hải Đại tướng quân. Qua nhiều
lần tu sửa, ngôi đền trở nên khang
trang. Ngôi đền toạ lạc ở thành
phố Rạch Giá.
Hình 3.7. Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực
(1838 – 1868)
Hình 3.8. Đền thờ Nguyễn Trung Trực tại thành
phố Rạch Giá
26
➢ Các cuộc khởi nghĩa khác
Cuộc khởi nghĩa do hai anh em Đỗ Thừa Luông, Đỗ Thừa Tự lãnh đạo (1872)
ở Cái Tàu đã lôi cuốn khoảng 200 người tham gia, nghĩa quân làm chủ được một
vùng rộng lớn từ U Minh đến bờ nam sông Cái Lớn. Phải mất hơn nửa năm, thực
dân Pháp mới đàn áp được cuộc khởi nghĩa.
Đầu thế kỉ XX, ảnh hưởng của tư tưởng dân chủ tư sản lan nhanh đến Hà
Tiên, Nguyễn Thần Hiến tích cực vận động phong trào Đông du của Phan Bội
Châu. Khi phong trào Đông du thất bại, Phan Bội Châu sang hoạt động ở Trung
Quốc và thành lập Việt Nam Quang hội (1912), Nguyễn Thần Hiến được giao phụ
trách tài chính cho Hội. Ông bị thực dân Pháp bắt giam tại nhà tù Hoả Lò, ngày
26 – 01 – 1914, ông đã tự vẫn để giữ gìn khí tiết.
Nhiều cuộc khởi nghĩa của nông dân chống lại địa chủ, thực dân cướp đất ở
Đông Thái (An Biên), Ninh Thạnh Lợi (Phước Long) đã gây chấn động Nam Kì.
Nhân dân Hà Tiên, Rạch Giá còn tham gia nhiều cuộc đấu tranh thể hiện tinh
thần đoàn kết với nhân dân Cam-pu-chia như tham gia vào các đội nghĩa quân của
A-cha Xoa (1863 – 1866), Pu-com-bo (1666 – 1867,)…
Những cuộc đấu tranh của nhân dân Hà Tiên, Rạch Giá diễn ra chủ động,
ngay từ khi thực dân Pháp đặt ách cai trị ở đây, thể hiện tinh thần kiên cường, bất
khuất, nhưng cuối cùng đều thất bại vì còn thiếu tư tưởng cách mạng soi đường.
LUYỆN TẬP
1. Lập bảng hệ thống kiến (hoặc sơ đồ tư duy) về sự hình thành và phát triển
ở vùng đất Kiên Giang từ thế kỉ XVII đến giữa thế kỉ XIX theo nội dung của
bài học.
2. Lập bảng và hoàn thành bảng về các cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp
tiêu biểu ở vùng đất Kiên Giang theo mẫu sau:
27
Tiêu chí Nội dung
Mục tiêu ?
Kẻ thù chính ?
Lực lượng tham gia ?
Nguyên nhân thất bại ?
Ý nghĩa lịch sử ?
VẬN DỤNG
1. Phát biểu suy nghĩ của em về câu nói của Nguyễn Trung Trực: “Bao giờ
người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây”.
2. Hãy sưu tầm tư liệu về nhân vật lịch sử gắn với một sự kiện diễn ra trên
vùng đất Kiên Giang trong khoảng thời gian từ thế kỉ XVII đến đầu thế kỉ XX.
Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 8 – 10 dòng) giới thiệu về nhân vật đó.
28
Học xong bài này, em sẽ:
� Nêu được khái quát về một số nhân vật lịch sử tiêu biểu của tỉnh
Kiên Giang
� Giới thiệu được những nét chính về thân thế, hoạt động và những đóng
góp của một số nhân vật lịch sử tiêu biểu đối với Kiên Giang nói riêng và
đối với dân tộc Việt Nam nói chung.
� Có ý thức sưu tầm tư liệu về một số nhân vật lịch sử của Kiên Giang qua
các giai đoạn.
MỞ ĐẦU
Kiên Giang là vùng đất lịch sử – văn hóa, nơi sinh ra nhiều nhân vật lịch sử có
những cống hiến to lớn cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam nói
chung và quê hương Kiên Giang nói riêng.
Em hãy chia sẻ những hiểu biết của mình về một số nhân vật lịch sử ở
Kiên Giang. Theo em, chúng ta cần phải làm gì để tôn vinh các nhân vật lịch sử ở
quê hương mình?
KIẾN THỨC MỚI
1. Khái quát về nhân vật lịch sử ở Kiên Giang
Nhân vật lịch sử là người tạo ra những giá trị có ảnh hưởng đến xã hội, cộng
BÀI 4. MỘT SỐ NHÂN VẬT
LỊCH SỬ TIÊU BIỂU CỦA
TỈNH KIÊN GIANG
29
đồng trong một hoặc nhiều giai đoạn lịch sử. Họ được cộng đồng ghi nhận và tôn
vinh về những đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ quê hương, đất nước.
Vùng đất Kiên Giang gắn với tên tuổi của nhiều nhân vật lịch sử có công khai
phá, tạo lập cộng đồng, sáng tạo văn hoá. Họ là những nhân vật tiêu biểu trong
hoạt động cách mạng, đấu tranh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc,… như: Mạc Cửu,
Nguyễn Trung Trực, Tư Phùng (Liệt sĩ Phan Thị Ràng), Hồng Hạnh (Liệt sĩ Mai
Thị Nương),...
Ở Kiên Giang, hình thức tôn vinh đối với các nhân vật lịch sử khá đa dạng
như: gắn kết giữa di tích thờ tự (đền, đình, miếu) với các tư liệu lịch sử, lễ hội, văn
hoá tâm linh, nhờ đó những nét đẹp văn hoá truyền thống được hoà quyện vào sự
tôn vinh các nhân vật lịch sử. Hình thức tôn vinh thể hiện bằng việc xây dựng bia
tưởng niệm, tượng đài, xuất bản ấn phẩm, hồi kí, đặt tên đường phố, tên trường
học… qua đó cộng đồng cư dân càng hiểu rõ về thân thế, sự nghiệp và những đóng
góp của nhân vật lịch sử.
Khi xét công lao của một cá nhân, V.I. Lê-nin đã nói: Người ta “không
căn cứ vào chỗ họ không cống hiến được gì so với yêu cầu của thời đại chúng
ta, mà căn cứ vào chỗ họ đã cống hiến được gì so với các bậc tiền bối của họ”.
(Theo Phan Ngọc Liên (Chủ biên), Phương pháp dạy học lịch sử, Tập I,
NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội, 2022, tr.252)
Hình 4.1. Di tích lịch sử văn hoá đền thờ
họ Mạc
Đền thờ được xây dựng
trong những năm 1735 – 1739.
Qua chiến tranh, đền được
trùng tu và có diện mạo như
ngày nay.
30
– Em hãy nêu nét nổi bật về các nhân vật lịch sử ở Kiên Giang.
– Trình bày một số hình thức tôn vinh nhân vật lịch sử ở Kiên Giang.
2. Một số nhân vật tiêu biểu ở Kiên Giang
a) Nhân vật lịch sử tiêu biểu trong công cuộc khai phá, tạo lập cộng đồng
➢ Tổng binh Mạc Cửu – người “khai trấn” Hà Tiên
Trước thế kỉ XVII, Hà Tiên là vùng
đất rộng, người thưa, chưa có chính quyền
nào quản lí. Khi diễn ra cuộc chiến tranh
Trịnh – Nguyễn, nhiều người Việt đã dùng
thuyền vượt biển vào miền cực Nam, trong
đó có Hà Tiên để sinh sống.
Sau khi thần phục vua Chân Lạp,
Mạc Cửu được cử đến cai quản vùng đất
Hà Tiên, ở đây ông tập hợp người dân lại,
khai hoang lập thành 7 xã theo ven biển
Vịnh Thái Lan, cho nông dân tự do khai
hoang, mở mang phố chợ, đắp đường xá,
đẩy mạnh việc buôn bán với nước ngoài.
Mùa Thu năm Mậu Tý (1708), Mạc
Cửu đem vùng đất mình quản lí dâng lên
chúa Nguyễn Phúc Chu để được bảo hộ. Chúa Nguyễn phong cho ông làm Tổng
binh trấn giữ Hà Tiên (gồm Phú Quốc, Hà Tiên, Cà Mau). Mạc Cửu về Hà Tiên,
tuân theo chỉ dụ của Chúa Nguyễn, cho xây thành đắp lũy, dựng nên doanh trại,
chiêu dụ người hiền tài. Trấn Hà Tiên dần dần được mở mang, trở thành nơi đô
hội nhỏ.
➢ Mạc Thiên Tích – người lập Tao đàn Chiêu Anh Các
Sau khi Mạc Cửu qua đời, con trai là Mạc Thiên Tích nhận sắc phong “Tổng
binh Khâm sai Đại đô đốc trấn Hà Tiên”. Ông tiếp tục khuyến khích nhân dân khai
Mạc Cửu (1655 – 1735), là
người Lôi Châu, Quảng Đông
(Trung Quốc). Năm 1680, ông
đến Chân Lạp và được cử giữ
chức Ôc Nha (người đứng đầu
phủ) phủ Sài Mạt thuộc Chân
Lạp (nay là tỉnh Kam Pốt,
Cam-pu-chia). Một thời gian
sau, Mạc Cửu đến Hà Tiên.
Năm 1708, ông lấy vợ người
Việt, nên dòng họ Mạc được coi
là người Việt gốc Hoa. Sau khi
ông mất, chúa Nguyễn ban sắc
chỉ tặng ông chức “Khai trấn”.
31
hoang, đẩy mạnh hoạt động buôn bán, tiến hành xây dựng dựng một lực lượng
quân sự khá mạnh, nhiều công trình phòng thủ. Nhờ đó đã đánh bại sự xâm lấn
của quân Xiêm, tiễu trừ bọn cướp biển, giữ cho Hà Tiên yên ổn.
Mạc Thiên Tích cho xây dựng Tao đàn Chiêu Anh Các (toà gác chiêu tập anh
tài), là một văn miếu để thờ Khổng Tử, đồng thời cũng là một nhà “nghĩa học”
(trường dạy học làm việc nghĩa). Tại Chiêu Anh Các, các học trò ở xa còn có phòng
để về lưu trú.
Văn chương ở Tao đàn Chiêu Anh Các có khối lượng đồ sộ, gồm nhiều thể
loại như từ, phú,… được viết bằng chữ Hán và cả chữ Nôm để miêu tả một cách
trung thực về cảnh đẹp của quê hương, ca ngợi sức lao động của người dân trên
vùng đất Hà Tiên xưa.
Chiêu Anh Các góp phần quan trọng vào việc củng cố ý thức dân tộc và truyền
thống văn hóa dân tộc Việt Nam tại một vùng đất mới mà tộc người Việt vừa mới
bắt tay khai phá, mở đầu cho một thời kì mới trong nền thơ ca ở vùng Đồng bằng
sông Cửu Long vào thế kỉ XVIII.
– Giới thiệu về các nhân vật lịch sử thời kì từ thế kỉ XVII – XVIII.
– Nêu vai trò của các nhân vật Mạc Cửu và Mạc Thiên Tích.
Hình 4.2. Khu di tích Tao đàn Chiêu Anh Các ở
Hà Tiên
Tao đàn Chiêu Anh Các là
nơi đã sinh ra một khối lượng
văn chương, từ, phú đồ sộ. Năm
1821, Trịnh Hoài Đức nhắc tới
6 tập sách từng được xuất bản
và lưu hành gồm: Hà Tiên thập
cảnh toàn tập, Minh bột di ngư
thi thảo, Hà Tiên thập vịnh thi
tuyển, Châu thị trinh liệt, Thi
truyện tặng lưu tiết phụ, Thi
thảo cách ngôn vị tập.
32
b) Nhân vật lịch sử tiêu biểu trong hoạt động cách mạng, đấu tranh vì sự
nghiệp giải phóng dân tộc
➢ Mai Thị Nương – Liệt sĩ Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân
Mai Thị Nương (bí danh Hồng
Hạnh) sinh năm 1940 tại xã Thạch
Hoà, huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên
Giang. Bà Hồng Hạnh tham gia
cách mạng từ năm 17 tuổi, lúc đó
Bà làm công tác giao liên. Năm 18
tuổi, Bà được kết nạp vào Đảng Lao
động Việt Nam (nay là Đảng Cộng
sản Việt Nam). Bà được tổ chức
phân công làm Bí thư Chi đoàn, Đội
trưởng Đội vũ trang xã Thạch Hoà.
Đầu năm 1959, Bà bị địch phục
kích trên đường làm nhiệm vụ từ ấp
Thạch Bình qua sóc Mò Om về Kinh
Cai Chương. Bà bị địch bắt, nhưng
chúng không đủ cơ sở kết tội, nên
buộc phải thả Bà.
Tháng 9 –1960, tại một cuộc
họp của Bà cùng đồng đội để bàn kế
hoạch diệt ác, quân địch bất ngờ vây
bắt. Bà cùng đồng đội đánh trả quyết
liệt, nhận thấy tình thế nguy cấp bà
ra lệnh rút lui, còn mình đánh lạc
hướng địch. Bà bị bắt, nhưng toàn
Đội được bảo vệ an toàn.
Hình 4.3. Liệt sĩ Mai Thị Nương (Hồng Hạnh)
Hình 4.4. Nhà Bia tưởng niệm Liệt sĩ, Anh hùng
Lực lượng Vũ trang Nhân dân Mai Thị Nương
33
Sự hy sinh anh dũng của Bà Hồng Hạnh là tấm gương sáng ngời của người
phụ nữ Việt Nam nói chung và phụ nữ tỉnh Kiên Giang nói riêng. Bà thật xứng
đáng với 8 chữ vàng mà chủ tịch Hồ Chí Minh tặng cho phụ nữ Việt Nam:
Anh hùng – Bất khuất – Trung hậu – Đảm đang.
Ghi nhận công lao và sự hy sinh của Bà, ngày 20 –12 – 1994, Chủ tịch nước
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã truy tặng Bà danh hiệu: “Anh hùng
Lực lượng vũ trang Nhân dân”.
– Em hãy nêu nét chính trong hoạt động cách mạng của liệt sĩ Mai Thị Nương.
– Những đóng góp của Liệt sĩ Mai Thị Nương được Nhà nước ghi nhận như
thế nào?
Trong nhà giam, Bà chịu nhiều hình thức tra tấn dã man như: đổ nước xà
phòng, dí điện vào người, xẻo thịt,... Sau hơn một tháng bị tra tấn, Bà vẫn giữ
thái độ bình tĩnh, hiên ngang, không một lời khai báo. Không thể lay chuyển
tinh thần của Bà Hồng Hạnh, ngày 12 – 10 – 1960, chúng tiếp tục tra tấn và
sát hại Bà một cách man rợ. Trước lúc hy sinh, Bà vẫn hô to: “Tao chết đi sẽ có
hàng trăm, hàng ngàn người khác đứng lên tiêu diệt bọn bay”, “Hồ Chí Minh
muôn năm!”, “Đảng Lao động Việt Nam muôn năm!”.
Năm 2005, Sở Văn hoá–- Thể thao và Du lịch tỉnh Kiên Giang đã cho xây
dựng Di tích Nhà bia tưởng niệm Liệt sĩ, Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân
dân Mai Thị Nương tại nội ô thị trấn Giồng Riềng. Ngày 12 – 10 hằng năm,
chính quyền huyện Giồng Riềng tổ chức lễ giỗ Liệt sĩ Mai Thị Nương (Hồng
Hạnh) tại Di tích Nhà bia tưởng niệm Liệt sĩ.
34
Phan Thị Ràng – Liệt sĩ, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân
Phan Thị Ràng (bí danh Tư
Phùng) sinh năm 1937 tại xã Lương
Phi, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang.
Chị tham gia cách mạng từ
năm 13 tuổi, hoạt động trong Đội
Thiếu niên cứu quốc, làm công tác
giao liên cho Công binh xưởng 18,
tỉnh Long Châu Hà. Sau đó, Bà còn
tham gia nhiều nhiệm vụ khác như:
trinh sát, công tác thanh vận, công
tác binh vận,... lúc hoạt động bí
mật, lúc công khai ở địa bàn các xã
Xà Tôn, huyện Tri Tôn; Thổ Sơn và
Bình Sơn huyện Châu Thành, tỉnh
Rạch Giá (nay là huyện Hòn Đất,
tỉnh Kiên Giang).
Cuối tháng 12 năm 1961, địch
huy động một lực lượng lớn tấn
công vào khu vực Ba Hòn (Hòn
Đất, Hòn Me, Hòn Sóc) nhằm tiêu
diệt lực lượng cách mạng đang đóng
ở đây. Tư Phùng làm nhiệm vụ giữ
liên lạc giữa các đơn vị trong căn cứ Ba Hòn, vừa tổ chức, vừa vận động Nhân dân
đấu tranh chính trị, binh vận,... góp phần bẻ gãy cuộc càn quét của địch.
Đêm ngày 08, rạng ngày 09 – 01 – 1962, trên đường đi làm nhiệm vụ cách
điểm hẹn với động đội khoảng 50 mét, Bà bị địch phục kích và bị bắt. Chúng vừa
ra sức dụ dỗ, vừa dùng cực hình tra tấn, nhưng chị một lòng kiên trung với cách
mạng, không một lời khai báo. Biết không thể lung lạc được ý chí cách mạng của
người cộng sản kiên trung, địch đã sát hại chị một cách man rợ, khi đó chị mới
bước sang tuổi 25.
Hình 4.5. Liệt sĩ Phan Thị Ràng (Tư Phùng)
Cuộc đời hoạt động cách mạng
của chị Phan Thị Ràng trở thành
nguồn cảm hứng cho nhà văn Anh
Đức, xây dựng hình tượng nhân vật
lịch sử “Chị Sứ” trong tiểu thuyết
“Hòn Đất” của ông. Đạo diễn Hồng
Sến đã chuyển thể tiểu thuyết thành
bộ phim “Hòn Đất” và nhân vật “Chị
Sứ” đã làm rung động những trái tim
yêu nước qua nhiều thế hệ.
35
Ghi nhận công lao và sự hy sinh của liệt sĩ Phan Thị Ràng, ngày 20 – 12 – 1994,
Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã truy tặng chị danh hiệu
“Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân”. Ngày 09 tháng 01 hằng năm, chính
quyền huyện Hòn Đất tổ chức lễ giỗ Bà tại Khu Di tích lịch sử – Thắng cảnh Hòn
Đất ở xã Thổ Sơn, huyện Hòn Đất.
– Em hãy nêu nét chính trong hoạt động cách mạng của liệt sĩ Phan Thị Ràng.
– Những đóng góp của Liệt sĩ Phan Thị Ràng được Nhà nước ghi nhận và
nhân dân Kiên Giang tôn vinh như thế nào?
LUYỆN TẬP
1. Kể tên một số nhân vật lịch sử của tỉnh Kiên Giang mà em biết.
2. Lập bảng và hoàn thành nội dung trong bảng về các nhân vật lịch sử
tiêu biểu ở Kiên Giang theo mẫu sau:
Hình 4.6. Bia tưởng niệm Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân – Liệt sĩ Phan Thị Ràng
và tượng đài chiến thắng tại xã Thổ Sơn, huyện Hòn Đất
36
Tên nhân vật Những đóng góp Hình thức tôn vinh
? ? ?
? ? ?
? ? ?
VẬN DỤNG
1. Sưu tầm tư liệu về nhân vật lịch sử tiêu biểu gắn với các hoạt động khai
phá, tạo lập cộng đồng; tham gia cách mạng.
2. Em đóng vai người thuyết minh giới thiệu về một nhân vật lịch sử
cách mạng ở Kiên Giang.
37
Học xong bài này, em sẽ:
� Nêu được các điều kiện phát triển ngành nông nghiệp, công nghiệp,
dịch vụ của tỉnh Kiên Giang.
� Trình bày được tình hình phát triển và phân bố các ngành công nghiệp,
nông nghiệp, dịch vụ của tỉnh Kiên Giang.
� Nêu được ít nhất một ngành công nghiệp, nông nghiệp hoặc dịch vụ
góp phần tạo nên đặc trưng kinh tế – xã hội tỉnh Kiên Giang.
� Sử dụng được bản đồ, số liệu, biểu đồ để trình bày các đặc điểm về
ngành công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ.
� Thu thập được thông tin để quảng bá và giới thiệu về sản phẩm đặc
sản quê hương.
MỞ ĐẦU
Với những lợi thế đặc biệt về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên,
cùng với những chính sách phù hợp trong quá trình đổi mới kinh tế, các ngành
kinh tế Kiên Giang đã có những phát triển nhanh chóng và ngày càng khẳng định
vị thế đối với vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Em tự hào nhất về ngành kinh tế
nào của tỉnh? Vì sao?
BÀI 5.
ĐỊA LÍ CÁC NGÀNH KINH TẾ
ĐỊA LÍ, KINH TẾ, HƯỚNG NGHIỆP
38
Hình 5.1. Bản đồ kinh tế chung tỉnh Kiên Giang
KIẾN THỨC MỚI
1. Nông – lâm – thuỷ sản
Nông – lâm – thuỷ sản là một trong những thế mạnh của tỉnh Kiên Giang.
Trong những năm qua, cùng với những điều kiện tự nhiên thuận lợi, Kiên Giang
đã tập trung mọi nguồn lực để đầu tư cơ sở vật chất, hiện đại hoá nông nghiệp.
Nhờ đó, nông – lâm – thuỷ sản tăng trưởng vững chắc, bước đầu hình thành một
số vùng sản xuất chuyên môn hoá lớn trong nông nghiệp.
a) Nông nghiệp
Nông nghiệp chiếm vị trí quan trọng trong nền kinh tế của tỉnh Kiên Giang.
Trong nội bộ ngành nông nghiệp đã có sự chuyển dịch giữa trong trọt và chăn nuôi
song còn rất chậm. Ngành trồng trọt vẫn giữ vai trò chủ đạo trong cơ cấu ngành
nông nghiệp. Trong trồng trọt, cây lúa chiếm vị trí quan trọng nhất. Sản xuất lúa
phát triển cả về diện tích, năng suất và sản lượng. Lúa được trồng nhiều ở Hòn
39
Đất, Giồng Riềng, Tân Hiệp, Gò Quao và Kiên Lương. Ngoài trồng lúa, Kiên Giang
còn trồng các loại cây lương thực khác như bắp (ngô), khoai lang, khoai mì (sắn) ở
Giồng Riềng, Gò Quao, Hòn Đất, Kiên Lương. Các huyện có diện tích trồng cây ăn
quả lớn là Hòn Đất, Giồng Riềng, Gò Quao, U Minh Thượng, Châu Thành, Vĩnh
Thuận với các loại cây chính như khóm (dứa), xoài, cam, măng cụt, sầu riêng.
Hình 5.2. Thu hoạch lúa ở huyện An Biên
Hình 5.3. Trồng khóm (dứa) ở Tắc Cậu, huyện Châu Thành
Ngành chăn nuôi của Kiên Giang khá phát triển, các vật nuôi chính là trâu,
bò, heo (lợn) và gia cầm. Trâu, bò được nuôi nhiều ở Hà Tiên, Hòn Đất, Tân Hiệp,
40
Giồng Riềng, Châu Thành. Lợn được nuôi nhiều ở Gò Quao, Giồng Riềng, Châu
Thành, Tân Hiệp. Vịt được nuôi nhiều ở Gò Quao, Giồng RIềng, Châu Thành.
Hình 5.4. Nuôi vịt ở huyện Châu Thành
Bảng 5.1. Số lượng vật nuôi của Kiên Giang qua các năm
Vật nuôi 2015 2016 2017 2018 2019
Trâu (con) 5 955 5 257 5 341 5 013 5 010
Bò (con) 11 455 11 339 12 098 13 366 12 406
Heo (lợn) 339 744 340 050 340 207 340 330 200 738
Gia cầm
(nghìn con) 5 483, 37 5 486,35 5 537,69 5 438,50 4 483,36
(Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Kiên Giang năm 2019)
Dựa vào bảng 5.1 và kiến thức đã học, em hãy:
– Cho biết trong các ngành nông nghiệp ở Kiên Giang, ngành nào có điều kiện
phát triển thuận lợi nhất?
41
– Nhận xét về tình hình chăn nuôi của Kiên Giang qua các năm?
– Xác định trên bản đồ kinh tế chung tỉnh Kiên Giang các vùng sản xuất lúa lớn.
b) Lâm nghiệp
Kiên Giang có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển lâm nghiệp. Tỉnh có
Vườn Quốc gia Phú Quốc và Vườn Quốc gia U Minh Thượng. Ngoài ra, cón có
khu bảo tồn thiên nhiên Hòn Chông. Rừng Kiên Giang bao gồm rừng ngập mặn
tập trung ở ven biển các huyện An Biên, An Minh, Hòn Đất, Kiến Lương; rừng
nhiệt đới trên núi ở Phú Quốc, Hòn Đất, Kiến Lương và Hà Tiên.
Bảng 5.2. Tình hình phát triển lâm nghiệp
Năm 2015 2016 2017 2018 2019
Tổng diện tích rừng (ha) 54 461 68 619 53 822 65 875 76 218
Rừng trồng (ha) 12 311 13 058 13 121 13 288 15 091
(Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Kiên Giang năm 2019)
Dựa vào bảng 5.2 và kiến thức đã học, em nhận xét gì về tình hình phát triển
lâm nghiệp tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2015 – 2019?
c) Thuỷ sản
Thuỷ sản là thế mạnh thứ hai trong sản xuất nông nghiệp của tỉnh và là ngành
có khả năng tạo ra sản phẩm hàng hoá có giá trị cao thông qua công nghiệp chế
biến. Với hơn 200 km bờ biển và khoảng 140 hòn đảo lớn nhỏ, ngư trường khai
thác rộng 63 000km2, mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt nên ngành thuỷ
sản của Kiên Giang có tiềm năng phát triển rất lớn.
Dựa vào kiến thức đã học và hiểu biết của bản thân, em hãy cho biết:
– Kiên Giang có những điều kiện thuận lợi gì để phát triển ngành thuỷ sản.
– Kể tên một số mô hình nuôi, trồng thuỷ sản ở Kiên Giang mà em biết.
42
2. Công nghiệp
Công nghiệp và thủ công nghiệp là thế mạnh thứ ba của Kiên Giang. Nguồn
tài nguyên khoáng sản đa dạng và phong phú là điều kiện thuận lợi để Kiên Giang
phát triển công nghiệp. Ngành công nghiệp của tỉnh phát triển mạnh chủ yếu ở 2
lĩnh vực truyền thống là sản xuất vật liệu xây dựng và chế biến nông, thuỷ sản.
a) Công nghiệp khai thác và sản xuất vật liệu xây dựng: là ngành chủ đạo
trong nền công nghiệp của tỉnh nhờ nguồn nguyên liệu đá vôi phong phú. Nhiều
nhà máy xi măng lớn đã phát triển ở Kiên Lương.
b) Công nghiệp chế biến thuỷ, hải sản: đang phát triển mạnh mẽ nhờ nguồn
lợi thuỷ, hải sản to lớn tại địa phương. Nhiều cơ sở chế biến thuỷ, hải sản như sản
xuất tôm, mực, làm nước mắm, chế biến cá khô,... đã phát triển ở Rạch Giá, Châu
Thành, Kiên Lương, Hà Tiên, Phú Quốc.
Hình 5.5. Sản xuất nước mắm ở Phú Quốc
c) Công nghiệp chế biến nông sản: gồm các ngành như xay xát gạo, chế biến
khóm,... Các xí nghiệp sản xuất chủ yếu tập trung ở Rạch Giá, Châu Thành, Giồng
Riềng, Tân Hiệp,... Chất lượng sản phẩm của ngành ngày càng được nâng lên để
đáp ứng được nhu cầu xuất khẩu và tiêu dùng trong nước.
43
Hình 5.6. Công nhân sơ chế mực tại nhà máy chế biến thuỷ sản ở huyện Châu Thành
Bằng kiến thức đã học và hiểu biết của em, hãy trình bày về một ngành công
nghiệp của tỉnh Kiên Giang.
3. Dịch vụ
a) Ngành giao thông vận tải
Tỉnh Kiên Giang có mạng lưới giao thông vận tải tương đối phát triển. Tỉnh có
các tuyến đường bộ, đường thuỷ và đường hàng không nối liền các tỉnh và ngoài
nước với nhiều cảng biển, cảng sông, sân bay,... thuận lợi cho hoạt động buôn bán,
trao đổi hàng hoá và giao lưu phát triển kinh tế. Các tuyến đường bộ quan trọng
nhất gồm:
Tuyến Lộ Tẻ – Rạch Sỏi dài 51 km, rộng 17 m, nối huyện Vĩnh Thạnh, thành
phố Cần Thơ đến Châu Thành, tỉnh Kiên Giang. Đây là tuyến đường cao tốc mới
được đưa vào sử dụng, có ý nghĩa quan trọng đối với Kiên Giang.
Quốc lộ 80: Nối liền Kiên Giang với các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long đến
cửa khẩu quốc tế Hà Tiên sang Cam-pu-chia.
44
Quốc lộ 61: Từ thành phố Rạch Giá qua huyện Gò Quao, đến thành phố
Vị Thanh của tỉnh Hậu Giang và cắt với quốc lộ 1A.
Quốc lộ 63: Từ thành phố Rạch Giá qua các huyện Châu Thành, An Biên, U
Minh Thượng, Vĩnh Thuận nối liền với quốc lộ 1A tại thành phố Cà Mau.
Huyện đảo Phú Quốc có khoảng 73 km đường bộ. Ngoài hệ thống quốc lộ
chính, Kiên Giang còn có nhiều tỉnh lộ nối liền giao thông đến trung tâm xã và các
hương lộ nối liền các ấp thuận tiện cho việc đi lại của Nhân dân.
Giao thông đường thuỷ là thế mạnh của Kiên Giang, trong đó quan trọng nhất
là tuyến Kiên Lương – Thành phố Hồ Chí Minh. Kiên Giang có các bến tàu tại
Rạch Giá, Rạch Sỏi, Hà Tiên, Kiên Lương, Phú Quốc, Kiên Hải.
Đường biển có tuyến Rạch Giá – Phú Quốc, Hà Tiên – Phú Quốc và các tuyến
ngắn từ Rạch Giá ra các đảo. Tuyến đường hành lang ven biển từ Rạch Giá (qua
Châu Thành, An Biên, An Minh) đi Cà Mau không có ý nghĩa kết nối, thúc đẩy
phát triển kinh tế biển ở các tỉnh miền Tây.
Kiên Giang có hai sân bay đang hoạt động là sân bay Rạch Sỏi (Rạch Giá) và
sân bay Quốc tế Phú Quốc với các chuyến bay trong và ngoài nước. Hiện nay, tại
cảng hàng không quốc tế Phú Quốc đang có các đường bay đi/ đến do các hãng
hàng không Vietnam Airlines, Vietjet, Pacific Airline, Bamboo Airways, Vasco,...
khai thác và hoạt động với các đường bay Cần Thơ đi/ đến Hải Phòng, Hà Nội,
Rạch Giá, thành phố Hồ Chí Minh, Singapore, Nga,...
Tìm trên bản đồ giao thông vận tải Việt Nam các quốc lộ 80, 61, 63, sân bay
Dương Đông và bến tàu Rạch Giá.
b) Ngành du lịch
Kiên Giang là tỉnh có nhiều tiềm năng và điều kiện để phát triển du lịch so với
các tỉnh ở Đồng bằng sông Cửu Long.
Về tài nguyên tự nhiên: Tỉnh có nhiều thắng cảnh tự nhiên nổi tiếng như Hòn
Chông, Hòn Trẹm, Hòn Phụ Tử, núi Mo So, bãi biển Mũi Nai, Thạch Động, Bãi
Dương, Bãi Sao, Vườn quốc gia Phú Quốc, Vườn quốc gia U Minh Thượng,...
45
Hình 5.7. Bãi Khem, thành phố Phú Quốc
Về tài nguyên du lịch nhân văn: Kiên Giang là vùng đất có nền văn minh cổ
xưa thuộc văn hoá Óc Eo với nhiều di sản văn hoá, lịch sử có giá trị. Hiện nay, Kiên
Giang có khoảng 100 di tích, trong đó có 23 di tích được xếp hạng quốc gia, tiêu
biểu như: mộ và đền thờ Nguyễn Trung Trực, nhà tù Phú Quốc,... Ngoài ra, Kiên
Giang còn có nhiều lễ hội văn hoá đặc sắc khác.
Hình 5.8. Nhà tù Phú Quốc
46
Các vùng du lịch trọng điểm của Kiên Giang gồm: Đảo Phú quốc, Vùng Hà
Tiên – Kiên Lương, thành phố Rạch Giá và vùng phụ cận, vùng U Minh Thượng.
Số lượt khách du lịch đến Kiên Giang ngày càng đông. Hiện tỉnh đang tích cực đẩy
mạnh khai thác các loại hình du lịch sinh thái (rừng, biển đảo), du lịch văn hoá, du
lịch nghỉ dưỡng, với mục tiêu phấn đấu đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi
nhọn của tỉnh.
– Tỉnh Kiên Giang có những điều kiện gì thuận lợi cho phát triển du lịch?
– Hãy kể tên một số địa điểm du lịch nổi tiếng ở Kiên Giang mà em biết.
c) Các ngành dịch vụ khác
Bưu chính viễn thông: Hoạt động bưu chính viễn thông của Kiên Giang đang
có bước phát triển nhanh chóng, khá hiện đại và đồng bộ, đáp ứng được nhu cầu
phát triển kinh tế – xã hội, an ninh, quốc phòng của tỉnh. Hiện nay, tất cả các xã
phường, thị trấn trong tỉnh đều được phủ sóng điện thoại, sóng phát thanh, truyền
hình và mạng Internet.
Thương mại: Có nhiều chuyển biến mạnh mẽ. Mạng lưới thương mại mở rộng
và phát triển rộng khắp, đặc biệt là ở thành phố Rạch Giá, Phú Quốc và Hà Tiên.
LUYỆN TẬP
1. Theo em, ngành kinh tế nào là thế mạnh của tỉnh Kiên Giang? Tại sao?
2. Hãy phân tích các điều kiện để phát triển ngành nông – lâm – thuỷ sản
sản ở Kiên Giang.
VẬN DỤNG
Một du khách muốn có 3 ngày du lịch ở Kiên Giang, em sẽ tư vấn cho họ
lựa chọn các điểm du lịch nào? Hãy giúp họ thiết kế tuyến du lịch phù hợp.
47
Học xong bài này, em sẽ:
� Nêu được tên các ngành nghề kinh tế mũi nhọn của tỉnh Kiên Giang.
� Phân tích một số đặc điểm phát triển các ngành nghề kinh tế mũi
nhọn của tỉnh Kiên Giang.
� Liên hệ được với định hướng nghề nghiệp của bản thân trong
tương lai.
MỞ ĐẦU
Trong quá trình phát triển của một địa phương, việc xác định đúng ngành
nghề kinh tế mũi nhọn và sản phẩm chủ lực để lựa chọn hướng đi, đưa ra các chính
sách, biện pháp phát triển là một trong những nhân tố quyết định sự phát triển
thành công địa phương đó.
Vậy tỉnh Kiên Giang có những ngành kinh tế nào được xác định là ngành
kinh tế mũi nhọn? Những ngành đó có đặc điểm phát triển như thế nào? Có vai
trò đối với sự phát triển của tỉnh ra sao?
KIẾN THỨC MỚI
1. Khái quát chung
Ngành kinh tế mũi nhọn là ngành kinh tế khi được tập trung đầu tư phát triển,
sẽ có vai trò quan trọng trong việc phát triển cân đối, tối ưu, tổng hợp,... Nền kinh
tế, từ đó góp phần đảm bảo nền kinh tế tăng trưởng và phát triển bền vững.
BÀI 6. CÁC NGÀNH NGHỀ
KINH TẾ MŨI NHỌN Ở TỈNH KIÊN GIANG
48
Kiên Giang có nhiều tiềm năng để phát triển tất cả các ngành kinh tế, trong đó
các ngành nghề được xác định là ngành nghề kinh tế mũi nhọn bao gồm: ngành du
lịch, ngành kinh tế biển và sản xuất lương thực, thực phẩm gắn với phát triển công
nghiệp chế biến.
Em hãy trình bày những thế mạnh phát triển kinh tế của tỉnh Kiên Giang mà
em biết.
2. Các ngành nghề kinh tế mũi nhọn của tỉnh Kiên Giang
a) Ngành du lịch
� Tiềm năng và lợi thế:
Tỉnh Kiên Giang có điều kiện tự nhiên thuận lợi, có đồng bằng, rừng núi, biển
và hải đảo với hơn 140 hòn đảo lớn, nhỏ. Hệ sinh thái biển đa dạng, phong phú,
quý hiếm, độc đáo,... thích hợp với nhiều loại hình du lịch nghỉ dưỡng, du lịch sinh
thái, thể thao, mạo hiểm.
Hình 6.1. Suối Tranh, thành phố Phú Quốc
� Đặc điểm phát triển:
Ngành du lịch của tỉnh Kiên Giang đang trên đà phát triển, lượng khách quốc
tế và khách trong nước đều tăng. Du lịch biển, đảo đã trở thành một đặc sản, một
sản phẩm riêng khi nói về du lịch Kiên Giang.
49
Bảng 6.1. Số lượt khách du lịch đến Kiên Giang giai đoạn 2015 – 2019
Khách du lịch 2015 2017 2019
Khách quốc tế 282 113 368 207 713 291
Khách trong nước 2 291 065 2 545 919 3 472 523
(Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Kiên Giang năm 2020)
Hình 6.2. Doanh thu du lịch theo giá hiện hành của tỉnh Kiên Giang
(Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Kiên Giang năm 2020)
Dựa vào hình 6.2, em hãy nhận xét về doanh thu du lịch của tỉnh Kiên Giang.
Trong bối cảnh chung của đại dịch COVID-19, hoạt động du lịch Kiên Giang
cũng chịu ảnh hưởng, lượng khách du lịch giảm, nhất là lượng khách quốc tế.
Năm 2020 khách quốc tế đến Kiên Giang là 173 953 lượt khách. Tuy nhiên, đến
nay (2022), đại dịch đã được kiểm soát, ngành du lịch của tỉnh Kiên Giang bắt
đầu khởi sắc trở lại.
� Định hướng phát triển:
Đến năm 2025 và tầm nhìn 2030: tập trung phát triển 4 vùng du lịch Phú
Quốc, Hà Tiên – Kiên Lương, Rạch Giá – Kiên Hải – Hòn Đất và U Minh Thượng.
50
Các sản phẩm chủ đạo, gồm: du lịch biển đảo; du lịch văn hoá; du lịch gắn với
thiên nhiên – sinh thái.
Đến năm 2030: Phát triển du lịch tỉnh Kiên Giang toàn diện cả về phạm vi,
quy mô, chất lượng dịch vụ và đảm bảo tính bền vững; Du lịch Kiên Giang thực sự
là ngành kinh tế mũi nhọn, chuyên nghiệp với hệ thống kết cấu hạ tầng và cơ sở
vật chất kĩ thuật đồng bộ, hiện đại; sản phẩm du lịch đa dạng, có thương hiệu và
có tính cạnh tranh; mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc, thân thiện môi trường, bảo
đảm quốc phòng an ninh, đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế – xã hội
của tỉnh và du lịch cả nước.
Phấn đấu đến năm 2030, thu hút được 1,7 triệu lượt khách quốc tế và 22 triệu
lượt khách nội địa, đóng góp 17,5% GRDP (tổng sản phẩm trên địa bàn) của tỉnh.
Hình 6.3. Cảng hàng không quốc tế Phú Quốc
b) Kinh tế biển
� Tiềm năng và lợi thế:
Kiên Giang là một trong 28 tỉnh, thành phố ven biển của cả nước có 1 thành
phố đảo là Phú Quốc và 1 huyện đảo là Kiên Hải, 68/144 xã, phường, thị trấn có
đảo, quần đảo hoặc bờ biển. Đường bờ biển dài hơn 200 km với hơn 140 đảo lớn,
nhỏ. Đây là một lợi thế rất lớn để phát triển kinh tế biển.
51
� Đặc điểm phát triển:
Hiện nay, kinh tế biển Kiên Giang phát triển khá toàn diện, chiếm gần 80%
GRDP của tỉnh, với các tiềm năng, lợi thế về biển đảo khai thác hiệu quả giúp
cho quy mô nền kinh tế tỉnh này đứng thứ 2/13 tỉnh, thành vùng Đồng bằng sông
Cửu Long.
Một số lĩnh vực tập trung khai thác có hiệu quả kinh tế cao, gồm: Khai thác hải
sản xa bờ sản lượng 500 000 – 600 000 tấn/năm, nuôi trồng thuỷ sản vùng ven biển
đa dạng, đạt hơn 217 000 tấn/năm, trong đó tôm nuôi 80 000 tấn/năm trở lên. Tiếp
đến, du lịch biển, hải đảo đã và đang trở thành động lực chính cho tăng trưởng
ngành du lịch của tỉnh với “đảo ngọc Phú Quốc”, quần đảo Nam Du (Kiên Hải), Bà
Lụa (Kiên Lương), Hải Tặc (Hà Tiên),...
Hình 6.4. Một số hoạt động kinh tế biển ở phường An Thới (thành phố Phú Quốc)
� Định hướng phát triển:
Định hướng đến năm 2030: Kiên Giang trở thành tỉnh mạnh về kinh tế biển,
nằm trong nhóm dẫn đầu khu vực và cả nước.
Việc bảo vệ môi trường, bảo tồn, phát triển bền vững đa dạng sinh học biển;
chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng và phòng, chống thiên tai
cũng là một trong những nhiệm vụ quan trọng được tỉnh rất quan tâm.
52
EM CÓ BIẾT?
Ngày 21 – 2 – 2019, Tỉnh uỷ Kiên Giang ban hành “Chương trình hành
động số 47-CTr/TU thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW của Ban Chấp hành
Trung ương Đảng khoá XII, về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển
Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”. Theo đó, mục tiêu tổng quát
trong phát triển kinh tế biển trên địa bàn tỉnh từ nay đến năm 2030 được xác
định là: “Tập trung nguồn lực khẩn trương đẩy nhanh tốc độ xây dựng Kiên
Giang trở thành địa phương biển mạnh của vùng biển và ven biển Tây Nam Bộ;
đạt các tiêu chí quốc gia về phát triển bền vững kinh tế biển; bảo tồn, phát huy
các giá trị văn hoá biển; hình thành văn hoá sinh thái biển; chủ động thích ứng
với biến đổi khí hậu, nước biển dâng; ngăn chặn xu thế ô nhiễm, suy thoái môi
trường biển, tình trạng sạt lở bờ biển, biển xâm thực vùng ven biển; phục hồi
và bảo tồn các hệ sinh thái biển quan trọng; ứng dụng khoa học mới, tiên tiến,
hiện đại thúc đẩy phát triển bền vững kinh tế biển của tỉnh”.
(Nguồn: Tạp chí Cộng sản)
c) Sản xuất lương thực, thực phẩm gắn với phát triển công nghiệp chế biến
� Tiềm năng và lợi thế:
Tỉnh Kiên Giang có nhiều tiềm năng và lợi thế về mặt tự nhiên, điều kiện kinh
tế – xã hội để phát triển sản xuất lương thực, thực phẩm. Đây cũng chính là điều
kiện để phát triển ngành công nghiệp chế biến.
– Dựa vào gợi ý của sơ đồ sau, em hãy phân tích tiềm năng và lợi thế để phát
triển ngành sản xuất lương thực, thực phẩm của tỉnh Kiên Giang.
TIỀM NĂNG
VÀ LỢI THẾ
ĐIỀU KIỆN
TỰ NHIÊN
– Địa hình
– Đất
– Thuỷ văn
– Khi hậu
– Sinh vật
– ...
ĐIỀU KIỆN
KINH TẾ – XÃ HỘI
– Dân cư và nguồn lao động
– Thị trường
– Cơ sở hạ tầng, kĩ thuật
– Chính sách
– Vốn
– Khoa học và công nghệ
– ...
53
� Đặc điểm phát triển:
Tỉnh Kiên Giang và các tỉnh của Đồng bằng sông Cửu Long là trung tâm sản
xuất lương thực thực phẩm, thuỷ sản và cây ăn trái nhiệt đới lớn nhất nước với
nguồn nguyên liệu phong phú và có sản lượng lớn.
Bảng 6.2. Sản lượng lương thực có hạt của tỉnh Kiên Giang và cả nước
Đơn vị: Nghìn tấn
Năm 2015 2019
Sản lượng lương
thực có hạt
Sản lượng
lúa
Sản lượng lương
thực có hạt
Sản
lượng lúa
Cả nước 50 379,5 45 091,0 48 208,4 43 448,2
Kiên Giang 4 644,2 4 643,0 4 293 4 292
(Nguồn: Niên giám Thống kê 2019)
So với các tỉnh trong cả nước, Kiên Giang là một trong những tỉnh có sản
lượng lương thực có hạt cao, đặc biệt là sản lượng lúa (đứng thứ nhất trong số 63
tỉnh thành).
– Dựa vào bảng số liệu 6.2, em hãy so sánh sản lượng lương thực có hạt và sản
lượng lúa của tỉnh với cả nước các năm 2015 và 2019 và cho nhận xét.
Bảng 6.3. Số lượng gia cầm của tỉnh Kiên Giang và cả nước
Đơn vị: Nghìn con
Năm 2015 2019
Cả nước 341 906 481 079
Kiên Giang 5 281 4 092
(Nguồn: Niên giám Thống kê 2019)
Theo số liệu của niên giám thống kê 2019, tỉnh Kiên Giang có đàn gia cầm với
số lượng lớn (chủ yếu là vịt).
– Dựa vào bảng số liệu 6.3. em hãy so sánh số lượng gia cầm của tỉnh với cả
nước các năm 2015 và 2019 và cho nhận xét.
54
Bảng 6.4. Sản lượng thuỷ sản của tỉnh Kiên Giang và cả nước
Đơn vị: Tấn
Năm 2015 2019
Cả nước 6 582,139 8 268,192
Kiên Giang 677 300 845 498
(Nguồn: Niên giám Thống kê 2019)
Thuỷ sản là một thế mạnh của tỉnh, năm 2019 sản lượng thuỷ sản của tỉnh đạt
817 177 tấn.
– Dựa vào bảng số liệu 6.4, em hãy so sánh sản lượng thủy sản của tỉnh với cả
nước các năm 2015 và 2019 và cho nhận xét.
Dựa trên những thế mạnh về nông nghiệp, Kiên Giang đã và đang chú trọng
phát triển công nghiệp chế biến, trọng tâm vào ngành chế biến lúa gạo, thuỷ sản,
thịt, hoa quả, nước giải khát,...
� Định hướng phát triển:
Trong chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh, công nghiệp chế biến
nông sản xuất khẩu được xác định là thế mạnh, lĩnh vực kinh tế chủ lực.
3. Vai trò của ngành nghề kinh tế mũi nhọn tỉnh Kiên Giang
Các ngành nghề kinh tế mũi nhọn của tỉnh Kiên Giang đóng vai trò chủ đạo
đối với tăng trưởng kinh tế.
– Giúp đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế và có hiệu ứng tích cực
đối với những ngành và sản phẩm liên quan.
– Giải quyết công ăn việc làm và sử dụng nhiều lao động.
– Góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân.
LUYỆN TẬP
1. Em hãy trình bày tiềm năng để phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn
của tỉnh Kiên Giang.
55
2. Em hãy phân tích đặc điểm của các ngành kinh tế mũi nhọn ở tỉnh
Kiên Giang.
3. Em hãy phân tích vai trò của các ngành kinh tế mũi nhọn tỉnh
Kiên Giang.
4. Em hãy cho biết tại sao ngành du lịch và ngành kinh tế biển lại được lựa
chọn là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh Kiên Giang?
VẬN DỤNG
Em hãy chọn một trong các nhiệm vụ sau đây:
1. Sưu tầm tranh ảnh, thiết kế một tờ rơi về các điểm du lịch nổi tiếng của
tỉnh Kiên Giang.
2. Em hãy đọc thông tin sau đây và cho biết cảm nhận của em:
VẬN HỘI MỚI CHO PHÚ QUỐC CẤT CÁNH
Được ví như “nàng công chúa ngủ trong rừng” vừa được đánh thức, Phú
Quốc đang từng ngày thay da đổi thịt với lưới điện, sân bay, cảng biển và những
con đường mới rộng thênh thang. Và đặc biệt, Phú Quốc đã thu hút nhiều dự án
du lịch, dự án bất động sản nghỉ dưỡng cao cấp được đầu tư bài bản, đồng bộ với
quy mô lớn, hoà quyện cùng vẻ đẹp thiên nhiên tuyệt mĩ,... Phú Quốc hoàn toàn
xứng với tên gọi “thiên đường du lịch”, là hòn ngọc quý của Việt Nam.
Hình 6.5. Cảng An Thới, thành phố Phú Quốc
56
Trong giai đoạn 2015 – 2020, Phú Quốc phát triển khá toàn diện, tốc độ phát
triển kinh tế luôn vượt mục tiêu kế hoạch đề ra và duy trì ở mức cao. Từ một huyện
đảo kinh tế phụ thuộc vào nghề đi biển và sản xuất nông nghiệp, đời sống vật chất
của người dân gặp nhiều khó khăn, hưởng thụ văn hoá tinh thần còn nhiều hạn
chế, cơ sở hạ tầng chưa được đầu tư nâng cấp, nhưng nay Phú Quốc được biết đến
là hòn “đảo ngọc” với sự phát triển rất ấn tượng. Giai đoạn 2015 – 2020, thu ngân
sách đạt hơn 20 600 tỉ đồng đứng đầu toàn tỉnh Kiên Giang; thu nhập bình quân
đầu người đạt 113 triệu/người/năm tương đương 5 000 USD, tỉ lệ hộ nghèo trên
địa bàn giảm chỉ còn 0,38% thấp nhất so với các huyện, thành phố trong tỉnh Kiên
Giang và cả nước.
[...] Trong giai đoạn 2015 – 2020, tổng vốn đầu tư trên toàn xã hội của Phú
Quốc đạt 141 652 tỉ đồng, vượt 57,39% so với Nghị quyết. Tổng giá trị sản xuất
tăng 84,61% so với đầu nhiệm kì, bình quân hằng năm tăng hơn 13%; riêng ngành
thương mại, dịch vụ tăng gấp 2,37 lần so với đầu nhiệm kì. Trong năm 2020, lượng
khách đến Phú Quốc vượt con số ba triệu khách, trong đó, khách người nước ngoài
đạt hơn một triệu triệu lượt. Phú Quốc đã lọt vào tốp năm điểm đến hàng đầu tại
Châu Á – Thái Bình Dương và là ba hòn đảo có tiềm năng phát triển du lịch lớn
nhất Đông Nam Á.
(Nguồn: Việt Tiến, Vận hội mới cho Phú Quốc cất cánh, Báo Nhân dân, 2021)
3. Nêu những việc em nên làm để góp phần vào sự phát triển kinh tế – xã hội
của địa phương.
4. Em hãy chia sẻ với thầy cô và bạn bè trong lớp về:
Năng lực bản thân và truyền thống
nghề nghiệp của gia đình
Ước mơ của em
về nghề nghiệp trong tương lai
57
Học xong bài này, em sẽ:
� Biết cách điều tra, khảo sát đơn giản về thị trường lao động ở Kiên
Giang (bằng phiếu hỏi, hỏi chuyên gia, qua báo, đài,…).
� Trình bày được các yếu tố của thị trường lao động.
� Nhận biết được một số đặc điểm của thị trường lao động Kiên Giang.
� Xây dựng và thực hiện được kế hoạch rèn luyện của bản thân phù
hợp với thị trường lao động của địa phương.
MỞ ĐẦU
Em hãy chia sẻ thông tin về một số cơ sở sản xuất, kinh doanh thu hút
nhiều lao động ở địa phương.
Hình 7.1. Lao động làm việc trong doanh nghiệp chế biến thuỷ sản ở tỉnh Kiên Giang
BÀI 7. THỊ TRƯỜNG
LAO ĐỘNG Ở TỈNH KIÊN GIANG
58
KIẾN THỨC MỚI
1. Khái quát về thị trường lao động tỉnh Kiên Giang
Tỉnh Kiên Giang duy trì tốc độ tăng
trưởng kinh tế ổn định và quy mô kinh tế
ở mức khá trong cả nước. Đến nay, Kiên
Giang đứng thứ 2 khu vực Đồng bằng sông
Cửu Long về thu ngân sách. Theo Niên
giám thống kê của tỉnh năm 2020, năm
2019, trên địa bàn tỉnh có 6 769 doanh
nghiệp đang hoạt động, có kết quả sản xuất
kinh doanh. Trong đó, doanh nghiệp Nhà
nước chiếm 0,22%, doanh nghiệp ngoài
Nhà nước chiếm 99,66%, doanh nghiệp có
vốn đầu tư nước ngoài chiếm 0,12%.
Lực lượng lao động trong các doanh
nghiệp ở tỉnh Kiên Giang là 95 408 người
(năm 2019). Các nhóm ngành nghề có
nhu cầu tuyển dụng cao là lĩnh vực nông,
lâm nghiệp và thuỷ sản (51,37%), lĩnh vực
dịch vụ (35,44%), lĩnh vực công nghiệp
(13,19%). Những năm gần đây, nhu cầu sử
dụng nguồn nhân lực trên địa bàn thành
phố Phú Quốc tăng, nhất là nguồn nhân lực phục vụ du lịch, dịch vụ. Kiên Giang
đẩy mạnh công tác hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, mở rộng sản xuất và xuất
khẩu lao động.
(Theo Đề án phát triển nguồn nhân lực tỉnh Kiên Giang đến năm 2020 và những năm
tiếp theo, năm 2017; Niên giám thống kê tỉnh Kiên Giang, năm 2020)
2. Đào tạo nghề cho lao động
Tỉnh Kiên Giang rất chú trọng đào tạo nghề cho người lao động. Một số cơ sở
Hình 7.2. Sinh viên trường Cao đẳng
Kiên Giang tham gia ngày hội tuyển
dụng tại trường
Hình 7.3. Ngành du lịch ở tỉnh
Kiên Giang có nhu cầu tuyển dụng
nhiều lao động
59
đào tạo nghề có trên địa bàn tỉnh như:
Trường Cao đẳng Kiên Giang, Trường
Cao đẳng nghề, Trường Cao đẳng Y tế,
trường Trung cấp Kĩ thuật – nghiệp vụ,
Trường Trung cấp Nghề vùng Tứ giác
Long Xuyên,… Một số ngành nghề đào
tạo thu hút nhiều học viên tham gia như:
Công nghệ kĩ thuật Điện, Điện tử, Quản
trị khách sạn, Nghiệp vụ nhà hàng,…
Đào tạo nghề cho lao động nông thôn được đẩy mạnh như mô hình dạy nghề
nuôi cá bống tượng, cá bống mú, tôm sú, trồng tiêu, trồng lúa chất lượng cao, đào
tạo nghề thuyền trưởng, máy trưởng cho tàu cá hạng 4 của ngư dân trong tỉnh. Việc
triển khai Đề án dạy nghề cho lao động nông thôn đã giải quyết được nhu cầu học
nghề, giải quyết việc làm và thu nhập ổn định cho một số lao động nông thôn, nâng
cao chất lượng nguồn nhân lực của địa phương. Tỉnh Kiên Giang còn chú trọng
đào tạo nghề cho lao động nông thôn, lao động làm việc tại các khu, cụm công
nghiệp, du lịch, trong doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn. Đào tạo nghề gắn với
quá trình chuyển dịch cơ cấu và phát triển kinh tế – xã hội của từng ngành, vùng,
lĩnh vực và địa phương.
Hình 7.5. Lớp dạy nghề thí điểm quốc tế
ngành Quản trị khách sạn ở Trường Cao
đẳng Kiên Giang
Hình 7.6. Đào tạo nghề kĩ thuật điện tử ở
trường Cao đẳng Kiên Giang
Hình 7.4. Đào tạo nghề công nghệ ô tô ở
Kiên Giang
60
– Đọc thông tin mục 1 và lựa chọn nhóm ngành nghề có nhu cầu tuyển dụng
cao ở Kiên Giang.
– Trình bày khái quát về thị trường lao động Kiên Giang theo gợi ý dưới đây.
Số lượng
doanh nhgiệp
Nhu cầu
tuyển dụng
Quy mô
Thị trường
lao động
– Tìm thông tin về hướng phát triển thị trường lao động ở Kiên Giang theo
gợi ý sau:
Nội dung Biện pháp phát triển
lao động ở địa phương
Dạy nghề cho lao động nông thôn ?
Xuất khẩu lao động ?
Phát triển nghề truyền thống ?
Phát triển ngành dịch vụ phù hợp với
địa phương
?
Dịch vụ, du lịch
Nông, lâm nghiệp và
thuỷ sản Công nghiệp
61
– Lựa chọn thông tin và trình bày về nguồn cung lao động và nhu cầu
tuyển dụng lao động ở tỉnh Kiên Giang.
Nhu cầu tuyển
dụng của
doanh nghiệp
Nguồn cung
lao động
?
?
?
? ?
LUYỆN TẬP
1. Tìm hiểu thông tin và chia sẻ nhu cầu tuyển dụng lao động và yêu cầu
về phẩm chất và năng lực cần có của người làm một số nghề phổ biến ở địa
phương em theo gợi ý dưới đây:
Việc làm Mô tả công việc Yêu cầu
Hình 7.7. Thợ cơ khí
Sửa chữa máy
cơ khí
Biết sửa chữa cơ
khí, có sức khoẻ
tốt, cẩn thận,
chăm chỉ.
... ... ...
62
2. Mô phỏng: Hội chợ việc làm.
Chuẩn bị:
Mỗi nhóm sưu tầm hoặc xây dựng thông báo tuyển lao động
làm việc cho cơ sở sản xuất kinh doanh của mình với nhiều
hình thức khác nhau.
1
Trưng bày thông tin tuyển dụng:
Dán thông tin tuyển dụng ở khu vực của nhóm.
Mỗi nhóm cử 2 bạn ngồi tại bàn tuyển dụng của nhóm
(đóng vai là nhà tuyển dụng).
2
Phỏng vấn, tuyển lao động:
Học sinh trong lớp đóng vai người lao động,
tham gia phỏng vấn tuyển dụng lao động
3
Hình 7.8. Người lao động được các đơn vị tuyển dụng tư vấn tại Phiên giao dịch việc làm
63
VẬN DỤNG
1. Xây dựng kế hoạch của bản thân để phù hợp với yêu cầu của thị trường
lao động địa phương theo gợi ý sau:
Sở thích, khả năng
của bản thân
Nghề nghiệp
mong muốn
Kế hoạch rèn luyện bản
thân dễ phù hợp yêu cầu
của nghề ngiệp
Thích hoạt động tập thể,
thích kinh doanh,...
Nhân viên kinh doanh
xuất nhập khẩu: Yêu
cầu: Giao tiếp tốt, thành
thạo tin học văn phòng,
sử dụng tiếng Anh giao
tiếp,...
– Tham gia các hoạt động
ngoại khoá
– Học tốt tiếng Anh, toán,...
– Thi đỗ vào trường đào tạo
kinh doanh,...
Tìm hiểu thêm
MÔ HÌNH DẠY NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN Ở
KIÊN GIANG
Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Kiên Giang đã thí điểm và nhân
rộng các mô hình dạy nghề thiết thực và hiệu quả cho lao động nông thôn.
Tỉnh đã lồng ghép kế hoạch đào tạo cho lao động tại các khu, cụm công nghiệp,
khu du lịch góp phần giải quyết tình trạng thiếu hụt lao động có tay nghề tại
các khu công nghiệp Thạnh Lộc (huyện Châu Thành), cụm công nghiệp Vĩnh
Hoà Hưng (huyện Gò Quao), các khu resort, nhà hàng, khách sạn tại thành
phố Phú Quốc,…
64
Mô hình nuôi cá bống tượng, cá bống mú, rùa, rắn, kì đà (huyện Anh
Minh) tạo thu nhập bình quân 2 – 3 triệu đồng/người/tháng; Mô hình nuôi cá
lồng bè (huyện Kiên Hải và huyện Kiên Lương) đã nhân rộng trên 800 lồng bè,
thu nhập bình quan 23 – 25 triệu đồng/bè/vụ; Mô hình nuôi tôm sú, trồng tiêu,
trồng lúa chất lượng cao, chăn nuôi heo, trồng nấm bào ngư, trồng rau mầm
(huyện Kiên Lương), tạo thu nhập bình quân từ 3 – 5 triệu đồng/người/tháng.
(Theo Báo cáo tổng kết Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm
2020” của tỉnh Kiên Giang)
Hình 7.9. Nuôi cá lồng bè ở xã Hòn Nghệ, huyện Kiên Lương
65
Học xong bài này, em sẽ:
� Biết được một số chuẩn mực đạo đức, hành vi phù hợp với pháp
luật và truyền thống quê hương.
� Hiểu và thực hiện đúng các quy tắc ứng xử nơi công cộng.
� Hình thành hành vi ứng xử có văn hoá nơi công cộng, vận dụng
những quy tắc ứng xử văn hoá vào cuộc sống hằng ngày
MỞ ĐẦU
Hãy nêu một số câu ca dao, tục ngữ em biết về cách ứng xử của con người
trong xã hội.
KIẾN THỨC MỚI
1. Một số chuẩn mực đạo đức, hành vi phù hợp với pháp luật và truyền
thống quê hương
Đọc và tìm hiểu thông tin:
Thông tin 1: Chiều ngày 12 – 5 – 2021, ba em học sinh của một trường tiểu
học trên địa bàn huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang trên đường đi học về thì phát
hiện một gói màu đen rơi trên đường. Sau khi mở ra, các em phát hiện có hai cọc
tiền lớn mệnh giá 500 000đ. Sau khi nhặt được số tiền lớn, mặc dù rất hoảng hốt
BÀI 8. VĂN HOÁ
ỨNG XỬ TRONG XÃ HỘI Ở TỈNH
KIÊN GIANG
CHÍNH TRỊ – XÃ HỘI, MÔI TRƯỜNG
66
và lo lắng nhưng các em đã tự giác đem đến trụ sở UBND xã Long Thạnh, huyện
Giồng Riềng đưa số tiền nhặt được cho cán bộ xã, với mong muốn trả lại cho người
làm rơi.
Thông tin 2: Anh N đang chăm sóc mẹ bị ốm tại bệnh viện tỉnh. Nghe
bệnh viện thông báo: “Hiện nay cần truyền máu cho bệnh nhân đang phẫu thuật,
nhưng hiện tại nhóm máu O trong kho máu của bệnh viện không đủ…” Biết mình
có cùng nhóm máu, anh N đã không chần chừ tình nguyện hiến máu để cứu sống
người bệnh.
– Dựa vào thông tin trên, hãy chỉ ra hành vi đạo đức của các nhân vật.
– Hãy kể một số hành vi đạo đức mà em đã từng làm hoặc chứng kiến ở
trường, ở địa phương em.
2. Các quy tắc ứng xử nơi công cộng
Đọc câu chuyện:
BUỔI THAM QUAN
Chủ nhật, Lan, Hà, Tuấn và Cường rủ nhau đi tham quan Bảo tàng tỉnh Kiên
Giang. Hôm đó, bảo tàng có rất nhiều người đến tham quan. Ngay cổng bảo tàng
có đoàn học sinh cùng một số nhóm khách du lịch đang chờ đến lượt mua vé. Lan,
Hà cùng đứng xếp vào hàng. Tuấn quay sang nói với Cường:
– Cứ chen vào trước đi, chờ đến lượt thì lâu lắm.
Hai bạn vừa chen lấn vừa nói chuyện
ầm ĩ làm một vài người khách du lịch quay
lại nhìn. Mọi người xung quanh tỏ thái độ
không vừa lòng. Cô hướng dẫn viên liền
nhắc nhở Tuấn và Cường phải đứng vào
hàng chờ đến lượt như mọi người.
Đi tới khu trưng bày hiện vật, Tuấn
nhanh chân chạy vào, sờ lên một số hiện
vật, không những thế, Tuấn còn dùng tay
gõ vào nhạc cụ Đờn ca tài tử.
Lan thấy vậy liền nói:
– Cậu không được làm thế đâu!
Hình 8.1. Bảo tàng Kiên Giang
67
Hà vội nhắc thêm:
– Cậu không thấy có biển quy định “KHÔNG ĐƯỢC SỜ VÀO HIỆN VẬT”
kia à.
Tuấn đưa mắt quan sát và ngượng nghịu nói:
– Ừ tớ biết rồi!
Sau đó, cả nhóm tiếp tục tham quan khu trưng bày. Các bạn luôn nhắc nhở
nhau thực hiện đúng nội quy của khách đến tham quan.
– Em hãy nhận xét cách ứng xử của các bạn khi ở cổng Bảo Tàng.
– Vì sao bạn Lan lại góp ý với Tuấn là không được sờ tay vào hiện vật?
– Em hãy liệt kê những việc làm thiếu ý thức ở nơi công cộng mà em từng
chứng kiến?
– Em hiểu thế nào là giao tiếp, ứng xử có văn hoá?
LUYỆN TẬP
1. Em đồng ý hay không đồng ý với hành vi ứng xử nào dưới đây, vì sao?
a) Bỏ rác đúng nơi quy định.
b) Chen lấn, xô đẩy khi đi lễ hội.
VĂN HOÁ ỨNG XỬ TRONG XÃ HỘI
* Chấp hành nội quy, quy định nơi công cộng (công viên, bảo tàng, bệnh
viện, trung tâm thương mại,...).
* Tôn trọng không gian chung của Cộng đồng.
* Ứng xử lịch thiệp, nhã nhặn, đúng mực.
* Trang phục lịch sự, phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện.
* Quan tâm, giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn, người khuyết
tật, người già, trẻ em,...
* Có ý thức tôn trọng, bảo vệ cảnh quan môi trường.
68
c) Nói trống không với người lớn tuổi.
d) Nhường ghế cho cụ già, em bé và phụ nữ có thai khi đi xe buýt.
e) Phóng uế bừa bãi nơi công cộng.
g) Giúp cụ già đi sang đường.
h) Viết, vẽ, khắc tên mình lên các hiện vật lịch sử.
i) Xếp hàng theo thứ tự khi mua vé vào cửa khu di tích.
k) Trêu chọc, chế giễu những người khuyết tật, người ăn xin.
2. Đặt tên cho mỗi bức ảnh sau, cho biết hành vi nào không nên làm?
Vì sao?
Hình 8.2 Hình 8.3
Hình 8.4 Hình 8.5
69
3. Hãy cùng các bạn trong nhóm đề xuất cách ứng xử trong những tình
huống sau:
Giờ ra chơi em đang ngồi tranh thủ làm bài tập thì có hai
bạn trong lớp mải chơi đùa nhau khiến một bạn bị ngã và xô
mạnh vào người em, làm rơi cả sách vở của em xuống đất.
Chủ nhật, em cùng các bạn đi tham quan Quảng trường
Trần Quang Khải. Khi đến đây, em thấy một bạn đang bỏ
rác không đúng nơi quy định.
Em cùng mẹ đến thăm người thân ốm đang được điều trị ở
bệnh viện tỉnh. Đến đây, em gặp một bà cụ đang xách đồ và
hỏi thăm phòng bệnh.
Trên đường đi học về, T sơ ý đâm phải xe đạp của một bạn
đi đằng trước khiến cả hai bạn cùng ngã. Bạn đó rất tức giận
và mắng T thậm tệ.
Giờ trả bài tập toán, H bị điểm kém. Vừa nhận được bài từ tay
thầy giáo, H đã vò nát và vứt vào ngăn bàn.
a
b
c
d
e
Tình
huống
VẬN DỤNG
Hãy chia sẻ những việc
học sinh nên làm và không
nên làm để xây dựng văn
hoá ứng xử khi tham gia
giao thông.
70
Học xong bài này, em sẽ:
� Nêu được các loại tệ nạn xã hội phổ biến ở địa phương.
� Giải thích được nguyên nhân, hậu quả của tệ nạn xã hội đối với
bản thân, gia đình, xã hội.
� Thực hiện tốt các quy định của pháp luật về phòng chống tệ nạn
xã hội.
� Tham gia các hoạt động phòng chống các tệ nạn xã hội do nhà
trường, địa phương tổ chức.
� Phê phán, đấu tranh với các tệ nạn xã hội và tuyên truyền, vận động
mọi người tham gia các hoạt động phòng, chống tệ nạn xã hội.
MỞ ĐẦU
Kể tên một số tệ nạn xã hội mà em biết.
KIẾN THỨC MỚI
1. Tệ nạn xã hội, nguyên nhân và hậu quả của tệ nạn xã hội
Đọc thông tin và trả lời các câu hỏi:
Thông tin 1: Vào ngày 2/7, lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma tuý
Công an thành phố Rạch Giá bắt quả tang Q, ngụ thành phố Rạch Giá, đang bán
BÀI 9. PHÒNG CHỐNG TỆ NẠN
XÃ HỘI Ở TỈNH KIÊN GIANG
71
ma tuý cho con nghiện. Tang vật thu giữ gồm 14 bịch ma tuý đá được nguỵ trang
vào các thẻ cào điện thoại (đã qua sử dụng) và các tờ tiền mệnh giá nhỏ, cách thức
giao dịch cũng giống như bán card điện thoại và thối tiền thừa nhằm qua mắt cơ
quan chức năng. Mỗi bịch ma tuý được Q bán với giá từ 300 đến 800 ngàn đồng
tuỳ theo trọng lượng.
Thông tin 2: Chiều ngày 11/2, tại một trường gà nằm khuất sâu trong một khu
vườn ở huyện H, tỉnh Kiên Giang đang diễn ra trận đá gà ăn tiền với hơn 100 đối
tượng tham gia thì bất ngờ bị Công an huyện đột kích. Tại hiện trường, lực lượng
Công an đã tạm giữ 21 đối tượng, gần 80 chiếc xe máy, 18 con gà, 1 cân đồng hồ, số
tiền trên 100 triệu đồng và nhiều tang vật khác liên quan hành vi đánh bạc.
Thông tin 3: Xuất thân từ một gia đình có bố và mẹ đều là cán bộ, K luôn là một
học sinh ngoan và gương mẫu. Suốt quãng thời gian học tiểu học và bốn năm trung
học cơ sở, K luôn đạt danh hiệu học sinh xuất sắc.
Biến cố gia đình xảy ra khi cha và mẹ K luôn phải thay nhau đi công tác xa dài
ngày, yên tâm với cậu quý tử ở nhà với chiếc máy tính Apple đắt tiền. Cha mẹ K
không có thời gian để kiểm soát những khoảng thời gian rỗi của em. Khi về nhà,
cha mẹ bắt gặp K đang ngủ gục bên máy tính với mấy hộp mì và lon nước uống dở,
màn hình máy tính vẫn đang chạy game online, chủ yếu là trò chơi bạo lực.
Từ một đứa trẻ ngoan, học giỏi, K trở thành một đứa trẻ lười biếng, chậm chạp
và khó bảo. Ngoài việc tiêu phí khoảng thời gian rỗi vào việc chơi game, K còn
thường xuyên trốn học, ngồi ở các quán hàng game online quanh cổng trường. Có
đôi khi, cậu còn qua đêm luôn tại quán do công cuộc chinh phục game vẫn đang
dang dở, mặc cho cha mẹ lặn lội khắp cả thành phố để đi tìm.
K trở nên ngang bướng, bỏ ngoài tai những lời khuyên bảo của cha mẹ. Có
lúc em còn đáp trả cha mẹ bằng những lời thoá mạ và những hành động thiếu lễ
độ. Có lần, đi chơi game về muộn, nhìn thấy cả nhà đang đợi bên mâm cơm, K thở
dài đi lên gác. Khi cha gọi lại mâm cơm, K xẵng giọng rồi bỏ ra khỏi nhà. Cha em
không kiềm chế được nên đã to tiếng với em. K tức giận dùng gậy đuổi đánh cha ”.
72
– Em hãy kể tên một số tệ nạn xã hội.
– Nguyên nhân nào khiến con người sa vào tệ nạn xã hội?
– Nêu tác hại của các tệ nạn xã hội đó đối với bản thân, gia đình và xã hội.
2. Một số biện pháp về phòng, chống tệ nạn xã hội ở tỉnh Kiên Giang
Đọc thông tin, quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi:
Tỉnh Kiên Giang chỉ đạo các ngành chức năng phối hợp với các địa phương,
tăng cường công tác phòng chống, bài trừ tệ nạn ma tuý, cờ bạc và hoạt động mại
dâm bằng việc tuyên truyền, nâng cao nhận thức về công tác phòng chống, bài trừ
tệ nạn xã hội trong cán bộ và nhân dân. Ngoài tuyên truyền trên các phương tiện
thông tin, biển quảng cáo, phát hành tờ rơi,... các địa phương tổ chức sinh hoạt tổ
tự quản nhân dân lồng ghép với nội dung đẩy lùi, bài trừ ma tuý, mại dâm; kịp thời
biểu dương và khen thưởng những người tích cực phòng chống, bài trừ tệ nạn xã
hội; tập huấn phòng chống ma tuý cho cán bộ công chức, viên chức. Ngành công
an tăng cường kiểm tra, kiểm soát và xử lí nghiêm các đối tượng vi phạm, nhất là
những địa bàn “nóng” về tội phạm ma tuý và hoạt động mại dâm; tập trung đấu
tranh trấn áp mạnh các loại tội phạm, tệ nạn xã hội, xoá sổ tụ điểm mua bán, sử
dụng trái phép các chất ma tuý, hoạt động mại dâm trá hình; quản lí, kiểm soát
chặt chẽ các địa bàn trọng điểm, đối tượng nghiện ma tuý, hoạt động mại dâm để
có giải pháp, tạo điều kiện giúp đỡ họ hoàn lương, hoà nhập cộng đồng.
Tỉnh Kiên Giang cũng đã chỉ đạo các đoàn thể xã hội xây dựng các mô hình,
điển hình về phòng chống ma tuý, mại dâm kết hợp với giải quyết việc làm. Hội
phụ nữ các cấp phát huy vai trò trách nhiệm, làm tốt chức năng đại diện, bảo vệ,
chăm lo quyền lợi chính đáng, thiết thực cho phụ nữ, giúp đỡ, động viên chị em
lầm lỡ trở về con đường làm ăn chân chính, tổ chức dạy nghề, tạo công ăn việc làm
ổn định cho họ.
73
Hình 9.1. Huyện Liên Lương tổ chức
Hội thi tuyên truyền “Phòng, chống tệ
nạn ma tuý, mại dâm”, “Luật BHYT”,
“ Luật phòng, chống tác hại của rượu, bia”
năm 2020
Hình 9.2. Sinh hoạt ngoại khoá của học
sinh Trường THCS& THPT Võ Văn Kiệt
(thành phố Rạch Giá) về tuyên truyền
phòng, chống HIV/AIDS cho học sinh
Hình 9.3. Lễ mít tinh và diễu hành hưởng
ứng Tháng hành động phòng, chống ma
tuý; Ngày quốc tê phòng chống ma tuý
va Ngày toàn dân phòng, chống ma tuý
(26 – 6 – 2019) tại Quảng trường Trần
Quang Khải, thành phố Rạch Giá
Hình 9.4. Diễn đàn trẻ em tỉnh Kiên Giang
năm 2023 do Tỉnh Đoàn Kiên Giang tổ
chức với chủ đề “Trẻ em tham gia xây dựng
môi trường sống an toàn, thân thiện, làn
mạnh cho trẻ em
– Quan sát các hình 9.1, 9.2, 9.3, 9.4 và cho biết các hoạt động đó nhằm
mục đích gì?
– Liệt kê các hình thức tuyên truyền phòng, chống tệ nạn xã hội ở thông tin
trên. Ngoài ra, còn có các hình thức nào khác?
74
3. Quy định của pháp luật về phòng, chống các tệ nạn xã hội ở tỉnh Kiên Giang
Đọc và tìm cách giải quyết các tình huống sau:
Tình huống 1: Trong ngày sinh nhật của mình, M mời các bạn đến nhà mình chơi.
Sau những màn cắt bánh kem và chúc mừng sinh nhật M, T lấy ra thuốc lá điện tử
và kêu mọi người thử. Thấy M có vẻ ngại ngùng, K giải thích “Chỉ một lần thôi!
Không sao đâu. Hôm nay là sinh nhật của bạn mà, vui chơi tới bến đi”.
– Em có nhận xét gì về hành vi của T trong tình huống trên?
– Em có đồng tình với lời giải thích của K không? Vì sao?
– Nếu là M, em sẽ làm gì?
Tình huống 2: Giờ ra chơi, T cùng một nhóm các bạn nam ngồi quây tròn,
đánh bài ăn tiền ở cuối lớp học. Thấy vậy, Q liền nhắc nhở: “Các bạn làm như vậy
là vi phạm pháp luật đó!”. T xua tay: “Q đừng làm phiền bọn tớ, mình còn là học
sinh thì pháp luật không cấm đâu!”.
– Em có đồng ý với T không? Vì sao?
– Pháp luật quy định như thế nào về việc phòng, chống tệ nạn xã hội?
Một số biện pháp phòng, chống tệ nạn xã hội:
– Tăng cường giáo dục pháp luật, giáo dục tư tưởng đạo đức, nâng cao
chất lượng cuộc sống; cải tiến hoạt động của các tổ chức xã hội, kết hợp ba môi
trường giáo dục: gia đình, nhà trường và xã hội.
– Chấp hành pháp luật; tích cực lao động, học tập, xây dựng cuộc sống
lành mạnh; phối hợp với cơ quan chức năng phát hiện tội phạm; không xa lánh
những người mắc tệ nạn xã hội, giúp họ hoà nhập với cộng đồng.
75
LUYỆN TẬP
1. Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến nào sau đây? Vì sao?
a. Dùng thử ma tuý một lần thì không gây nghiện được.
b. Hút thuốc không có hại cho sức khoẻ vì đó không phải là ma tuý.
c. Nhà nước nên dạy nghề cho người cai nghiện để họ tái hoà nhập cộng đồng.
d. Học sinh còn nhỏ, không phải là đối tượng chịu trách nhiệm khi tham gia
các tệ nạn xã hội.
e. Không mang hộ đồ đạc cho người khác khi không biết rõ đó là đồ gì.
f. Ma tuý, mại dâm là con đường ngắn nhất làm lây truyền HIV/AIDS.
2. Cho biết ý kiến của em trong các tình huống sau:
EM CÓ BIẾT?
Để phòng, chống tệ nạn xã hội, pháp luật nước ta quy định:
– Cấm đánh bạc, tổ chức đánh bạc dưới mọi hình thức.
– Nghiêm cấm sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, mua bán, sử dụng, tổ chức
sử dụng, lôi kéo sử dụng trái phép các chất ma tuý.
– Người nghiện buộc phải đi cai nghiện.
– Nghiêm cấm hành vi mại dâm, dụ dỗ, dẫn dắt mại dâm.
– Trẻ em không được đánh bạc, uống rượu, hút thuốc, dùng chất kích
thích có hại cho sức khoẻ. Nghiêm cấm lôi kéo trẻ em đánh bạc, uống
rượu, hút thuốc, dụ dỗ, dẫn dắt trẻ em hoạt động mại dâm.
a. Ngày Tết, các bạn trong lớp 8B lấy bài ra chơi
tú-lơ-khơ. Lúc đầu, ai thua sẽ phải quỳ hoặc lấy nhọ
nồi quẹt lên mặt. Chơi một lúc, T đưa ra ý kiến: “Chơi
thế này chán lắm! Mình đánh bài ăn tiền đi. Vừa có
tiền mua đồ chơi, vừa vui nữa”.
76
3. Đọc tình huống sau và thực hiện theo yêu cầu:
Sau buổi tổng kết năm học, Q và M vào quán chơi điện tử. Nghĩ sắp phải xa
nhau ba tháng hè nên M đồng ý. Đến nơi, Q rủ M chơi game quy đổi tiền, nếu
thắng. M đang băn khoăn trước lời đề nghị của Q. Q khoác tay M: Đây là trò chơi
không phải cờ bạc đỏ đen đâu.
– Em có đồng tình với hành động và ý kiến của Q không? Vì sao?
– Nếu là M, em sẽ làm gì trong tình huống đó?
b. Nhà có con gà chọi được bố L lắp móng sắt, chăm
sóc với chế độ đặc biệt. Ngày Tết, bố L rủ mấy người
đá gà vừa có thú vui chơi, vừa có tiền. Thấy vậy, L đã
khuyên bố không nên chơi đá gà vì vi phạm pháp luật.
c. Anh T mới đi cai nghiện về. Chính quyền xã có đến
nhà động viên và tạo điều kiện cho anh học nghề sửa
xe máy để có công ăn việc làm.
d. Thấy B buồn vì bố mẹ hay cãi nhau, hay la mắng
con, H đã rủ B lên mạng mua thuốc lá điện tử hút cho
quên đi chuyện buồn.
77
VẬN DỤNG
1. Quan sát hành vi của người dân nơi em ở, liệt kê các hành vi đúng hoặc
không đúng về phòng chống tệ nạn xã hội.
2. Thiết kế tờ rơi cổ động tuyên truyền với mọi người về tác hại của ma tuý.
Suy nghĩ và đưa ra các ý tưởng, lựa chọn chủ để thiết kế phòng chống
tệ nạn xã hội gì, địa điểm ở đâu, vật liệu để thiết kế tờ rơi
1
Thiết kế tờ rơi Trưng bày sản phẩm
2 3
78
Học xong bài này, em sẽ:
� Trình bày được một số biểu hiện của biến đổi khí hậu ở địa phương.
� Trình bày được một số biện pháp ứng phó với biến đổi khí hậu của
người dân ở địa phương.
� Xây dựng và thực hiện được một số kế hoạch truyền thông về
những biện pháp ứng phó với biến đổi khí hậu ở địa phương.
MỞ ĐẦU
Kể tên một số hiện tượng liên quan đến biến đổi khí hậu mà em biết.
KIẾN THỨC MỚI
1. Biến đổi khí hậu và một số biểu hiện về biến đổi khí hậu tỉnh Kiên Giang
Biến đổi khí hậu là sự thay đổi của khí hậu vượt ra khỏi trạng thái trung bình
đã được duy trì trong một khoảng thời gian dài, thường là một vài thập kỉ hoặc dài
hơn. Biến đổi khí hậu có thể là do các quá trình tự nhiên bên trong hoặc các tác
động bên ngoài, hoặc do hoạt động của con người làm thay đổi thành phần của khí
quyển.
Một số biểu hiện của biến đổi khí hậu: nhiệt độ trung bình tăng lên; băng tan,
nước biển dâng; sự gia tăng thiên tai và các hiện tượng thời tiết cực đoan,...
BÀI 10. ỨNG PHÓ BIẾN ĐỔI
KHÍ HẬU TỈNH KIÊN GIANG
79
Kiên Giang nằm cuối nguồn của sông Mê Kông, nơi đổ nước ra biển nhưng là
đầu nguồn của triều biển. Chính vì vậy, Kiên Giang chịu ảnh hưởng nặng nề của
biến đổi khí hậu, đặc biệt là nước biển dâng, lũ lụt hàng năm. Tuy nhiên, mức độ
ảnh hưởng cũng khác nhau giữa các vùng trong tỉnh. Khu vực Kiên Lương – Hà Tiên
nằm trong quần thể núi đá vôi kéo dài từ Kiên Giang – Việt Nam sang Kampot –
Cam-pu-chia là nơi có địa hình cao hơn so với các huyện vùng U Minh Thượng
và Tây Sông Hậu, trong khi đó huyện Kiên Hải và thành phố Phú Quốc nằm trọn
trong vịnh Thái Lan. Theo kịch bản biến đổi khí hậu năm 2020 (Bộ Tài nguyên và
Môi trường), mực nước biển dâng có giá trị tăng dần từ Bắc vào Nam. Mực nước
biển ở khu vực bờ biển từ Mũi Cà Mau đến Kiên Giang cao nhất 12cm vào năm
2030; 17cm vào năm 2040; 23 cm vào năm 2050 và cao nhất 54cm vào năm 2100.
Nhìn chung, xu thế biến đổi khí hậu rõ nét ở tỉnh Kiên Giang có thể nhận thấy
là: thời tiết ngày càng trở nên khô nóng hơn, hạn hán xuất hiện nghiêm trọng hơn
vào mùa khô, xâm nhập mặn và xói lở bờ biển nhiều hơn do ảnh hưởng của nước
biển dâng. Biến đổi khí hậu ở tỉnh Kiên Giang có ảnh hưởng rất lớn đến kinh tế –
xã hội, môi trường sinh thái, con người.
Hình 10.1. Hạn hán
80
2. Một số biện pháp góp phần ứng phó với biến đổi khí hậu ở Kiên Giang
Tỉnh Kiên Giang đã thực hiện một số biện pháp chủ yếu để ứng phó với biến
đổi khí hậu trong những năm qua như: bố trí khu dân cư xa các bờ sông, kênh rạch;
thực hiện trồng rừng ngập mặn chống xói lở, bảo vệ đê biển; nâng cấp đê biển chọn
giống cây, con thích ứng với biến đổi khí hậu; cải tiến kĩ thuật canh tác; phục hồi
rừng phòng hộ ven biển; sản xuất nông nghiệp chuyển dịch theo hướng tăng diện
tích nuôi trồng thuỷ sản, trái cây, giảm diện tích trồng lúa; tập trung phát triển và
sử dụng năng lượng sạch (điện mặt trời, điện khí hoá lỏng,...); nuôi trồng thuỷ sản
ứng dụng công nghệ cao thích ứng biến đổi khí hậu.
Hình 10.2. Phục hồi rừng phòng hộ ven biển
Em hãy đọc thông tin, quan sát hình ảnh và thực hiện các nhiệm vụ sau:
– Trình bày biến đổi khí hậu là gì?
– Vì sao Kiên Giang là một trong những tỉnh bị ảnh hưởng nặng nề của biến
đổi khí hậu?
– Vẽ biểu đồ mực nước biển dâng ở khu vực bờ biển từ Mũi Cà Mau đến Kiên
Giang trong giai đoạn 2030 đến năm 2100.
81
LUYỆN TẬP
1. Trình bày một số biểu hiện biến đổi khí hậu ở tỉnh Kiên Giang và nêu
một số ví dụ minh hoạ của những biểu hiện đó ở địa phương em.
2. Trình bày một số biện pháp ứng phó với biến đổi khí hậu ở tỉnh Kiên
Giang và ý nghĩa của những biện pháp đó.
Trồng rừng ngập mặn
3. Đề xuất và chia sẻ một kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu
ở địa phương em.
Gợi ý: Tuyên truyền thông qua hình thức vẽ tranh cổ động, đóng kịch, biểu
diễn thời thời trang,...
VẬN DỤNG
4. Đóng vai là người dân sống vào năm 2100 ở Kiên Giang, em có thông
điệp gì gửi đến mọi người để cùng chung tay ứng phó biến đổi khí hậu.
5. Lựa chọn và thực hiện 5 việc làm phù hợp với bản thân để giảm thiểu phát
thải khí nhà kính gây biến đổi khí hậu.
Chống xói lở bờ biển
Bảo vệ đê biển
? ?
? ?
? ?
82
Học xong bài này, em sẽ:
� Nêu được một số thiên tai và thiệt hại do thiên tai gây ra ở Kiên Giang
trong năm gần đây.
� Trình bày được một số biện pháp phòng tránh, giảm nhẹ rủi ro thiên
tai của người dân ở tỉnh Kiên Giang.
� Xây dựng và thực hiện được kế hoạch truyền thông về một số biện
pháp đề phòng chống, giảm nhẹ rủi ro thiên tai ở địa phương.
� Có ý thức tuyên truyền và tự bảo vệ bản thân khi có thiên tai xảy ra.
MỞ ĐẦU
Chia sẻ về một thiên tai đã xảy ra ở Kiên Giang mà em biết.
Hình 11.1. Triều cường Hình 11.2. Xâm nhập mặn
BÀI 11. PHÒNG CHỐNG
VÀ GIẢM NHẸ THIÊN TAI
Ở TỈNH KIÊN GIANG
83
KIẾN THỨC MỚI
1. Các thiên tai xảy ra ở tỉnh Kiên Giang trong một số năm gần đây
Trong thời gian vừa qua, trên địa bàn tỉnh Kiên Giang thường xuất hiện một số
loại hình thiên tai: khô hạn; xâm nhập mặn; xói lở, sạt lở bờ sông, bờ biển; giông,
lốc, gió mạnh, từ đó gây ra thiệt hại về người, kinh tế và tài nguyên, môi trường
(đất, nước, không khí, rừng).
2. Một số thiệt hại do thiên tai gây ra ở tỉnh Kiên Giang trong một số năm
gần đây
Theo niên giám thống kê tỉnh Kiên Giang năm 2019, tổng hợp về thiệt hại do
thiên tai gây ra trong giai đoạn 2015 – 2019 trên địa bàn tỉnh như sau: về người (số
người chết và mất tích 93 người, số người bị thương 56 người); về nhà ở (số nhà
bị sập và cuốn trôi 1 474 căn, số nhà bị ngập nước, sạt lở, tốc mái, hư hại 14 882
căn); về nông nghiệp (diện tích bị thiệt hại 86 206 ha, diện tích hoa màu bị thiệt hại
169 ha). Ước tính tổng thiệt hại về tiền trong giai đoạn 2015 – 2019 là 2 526,51
tỉ đồng.
3. Một số biện pháp phòng chống, giảm nhẹ thiên tai ở tỉnh Kiên Giang
Một trong những giải pháp được tỉnh ưu tiên tập trung chỉ đạo là các giải pháp
mềm như: thực hiện tốt công tác tuyên truyền, giáo dục bằng nhiều hình thức đa
dạng, phong phú, nhằm nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành các chủ trương,
chính sách, pháp luật về tài nguyên và môi trường, đặc biệt là công tác chủ động
ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng chống giảm nhẹ thiên tai cho cán bộ, công
chức, viên chức và các tầng lớp nhân dân trên địa bàn.
Ngoài ra, để thực hiện tốt công tác phòng ngừa, ứng phó với thiên tai diễn
biến ngày càng phức tạp, các địa phương trên địa bàn tỉnh Kiên Giang tiếp tục thực
hiện các phải pháp cứng như: kiểm tra, rà soát hệ thống đê, kè, cống; những điểm
có nguy cơ sạt lở, có kế hoạch duy tu, nâng cấp, sửa chữa kịp thời để phục vụ sản
xuất và phòng chống thiên tai; chủ động thông tin dự báo, cảnh báo để các cấp
chính quyền, người dân biết để ứng phó.
84
Em hãy đọc thông tin và trả lời câu hỏi:
– Kể tên một số thiên tai thường xảy ra ở tỉnh Kiên Giang.