Chào mừng!

ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN MỚI TẢI ĐƯỢC TÀI LIỆU! Đăng ký ngay!

KHÁCH VÀ THÀNH VIÊN CÓ THỂ TẢI MIỄN PHÍ HƯỚNG DẪN ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN VÀ TẢI » THƯ MỤC MIỄN PHÍYOPOVN
ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP » ĐĂNG KÝ NGAYĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP

Yopovn

Ban quản trị Team YOPO
Thành viên BQT
Tham gia
28/1/21
Bài viết
82,485
Điểm
113
tác giả
BIỆN PHÁP: TỔ CHỨC CÁC TRÒ CHƠI HỌC TẬP TRONG MÔN TIẾNG VIỆT 5 ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC được soạn dưới dạng file word gồm 35 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
BIỆN PHÁP:

TỔ CHỨC CÁC TRÒ CHƠI HỌC TẬP

TRONG MÔN TIẾNG VIỆT 5 ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC

ĐẶT VẤN ĐỀ

- Mục tiêu quan trọng nhất của môn Tiếng Việt ở tiểu học là hình thành và phát triển ở học sinh các kỹ năng sử dụng tiếng Việt (nghe, nói, đọc, viết) để học tập và giao tiếp, có thể nói môn Tiếng Việt là môn công cụ để học các môn học khác. Do đó đổi mới các hình thức tổ chức dạy học là rất cần thiết.

- Trong điều kiện dạy học ở tiểu học hiện nay, việc sử dụng các loại trò chơi vào hoạt động học tập đã là một phương pháp dạy học có hiệu quả, được các thầy, cô giáo xem như một hình thức tổ chức dạy học mới, tích cực, cần phát huy thường xuyên trong các bài giảng tiếng Việt của mình. Việc xây dựng và tổ chức một số trò chơi vui và nhẹ nhàng về tiếng Việt theo yêu cầu kiến thức và kỹ năng sử dụng tiếng Việt ở bậc Tiểu học giúp học sinh có thể tự học hoặc tham gia vào các trò chơi cùng bạn bè theo tinh thần “Học vui, vui học”, “Học mà chơi, chơi mà học”.

- Trong quá trình làm việc, học tập của con người, vui chơi là một hoạt động bổ ích ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là ở lứa tuổi tiểu học. Vui chơi không những giúp cho các em được thoải mái rèn luyện thể lực, rèn luyện các giác quan mà nó còn tạo cơ hội cho các em được giao lưu với nhau, được hợp tác với bạn bè, đồng đội trong nhóm, trong tổ…thông qua đó, các em sẽ dần được hoàn thiện những năng lực “giao tiếp, hợp tác”, phẩm chất “Tự tin, trách nhiệm” và năng lực ngôn ngữ. Đó là năng lực và phẩm chất được đặt ra hàng đầu trong mục tiêu của môn tiếng Việt ở bậc tiểu học nói chung và của môn Tiếng Việt lớp 5 nói riêng. Điều đó chứng tỏ: hoạt động vui chơi là hoạt động hỗ trợ cho việc hình thành và phát triển năng lực học sinh.

- Học sinh của trường nơi tôi công tác là học sinh thành phố, các em được tiếp xúc với công nghệ thông tin sớm, nhiều em thích chơi các thiết bị điện tử và ngại giao tiếp với người xung quanh, các em chưa thực sự tự tin trong giao tiếp, vốn từ của học sinh còn hạn chế phần nào ảnh hưởng đến việc học tập, nhất là đối với môn Tiếng Việt.

- Với mục đích giúp học sinh thay đổi loại hình hoạt động trong giờ học. Học sinh tiếp thu kiến thức nhẹ nhàng, gây hứng thú học tập. Qua đó, những kỹ năng giao tiếp ở các em sẽ ngày càng hoàn thiện và phát triển. Vì vậy, dạy học tiếng Việt 5 với một số trò chơi là việc làm cần thiết để phát huy tính chủ động, tích cực của học sinh.

- Qua một số tiết dạy thực tế khi đưa hình thức giải quyết bài tập dưới dạng tổ chức trò chơi, tôi nhận thấy nếu kết hợp sử dụng hình thức trò chơi trong học tập môn Tiếng Việt sẽ mang lại hiệu quả cao.

- Ngoài ra, trong những năm gần đây, được tiếp cận, tập huấn các chuyên đề tổ chức phương pháp dạy học lấy học sinh làm trung tâm, phương pháp dạy học theo nhóm, phương pháp tổ chức trò chơi, phương pháp sắm vai…đã cung cấp cho tôi thêm nhiều ý tưởng sử dụng các trò chơi học tập vào giảng dạy nhằm phát triển các kỹ năng sử dụng tiếng Việt trong giao tiếp của học sinh. Từ những suy nghĩ đó tôi đã nghiên cứu và áp dụng vào giảng dạy đạt hiệu quả, để ý tưởng trên ngày càng hoàn thiện, giúp ích cho học sinh nên tôi chọn biện pháp: “Tổ chức các trò chơi học tập trong môn Tiếng Việt lớp 5 để nâng cao chất lượng dạy học.” để trình bày trong Hội thi giáo viên giỏi cấp Thành phố năm học 2020 – 2021.

II. THỰC TRẠNG

- Những năm vừa qua, theo chương trình đổi mới sách giáo khoa, đổi mới phương pháp dạy học Tiếng Việt, việc sử dụng trò chơi học tập đối với một số giáo viên còn là hình thức.

- Qua tìm hiểu, tôi nhận thấy một số giáo viên chưa quan tâm nhiều đến việc đưa trò chơi học tiếng Việt vào giảng dạy hoặc có đưa trò chơi vào giờ học cũng chỉ trong những giờ hội giảng. Nguyên nhân là do giáo viên ngại đổi mới, ngại chuẩn bị thiết bị dạy học phục vụ cho tổ chức trò chơi.

- Trong khi đó, còn một số giáo viên khi sử dụng các trò chơi học tập thì chưa chọn lọc kỹ, không có tác dụng thiết thực phục vụ mục tiêu của bài học nên việc tổ chức trò chơi chưa thực sự hiệu quả.

- Nhiều năm liền, tôi được phân công giảng dạy lớp 5, bản thân tôi thấy học sinh hầu hết không mấy hứng thú khi học môn Tiếng Việt. Bài tập đưa ra các em hoàn thành nhưng chưa thực sự có chất lượng.

- Vốn hiểu biết của các em không được mở rộng, khả năng tìm từ của các em học sinh còn hạn chế, thường chỉ tìm được 1 đến 2 từ, có em nhớ được nhiều từ nhưng cũng có em không nhớ được từ nào. Học sinh chưa tích cực suy nghĩ để tìm được các từ mới đặc biệt là các em học sinh trung bình và yếu.

- Học sinh ít tham gia vào kể chuyện trong phân môn kể chuyện do các em không tự tin và không hào hứng.

- Năng lực Tập làm văn của học sinh còn hạn chế do vốn từ còn ít, chưa hứng thú với môn học.

- Kĩ năng giao tiếp của các em chưa thực sự tốt do vốn từ nghèo nàn ít giao lưu giao tiếp với bạn bè xung quanh hoặc với người khác.

Với mong muốn lớp học của mình hoạt động sôi nổi hơn trong giờ học, đặc biệt là trong giờ học Tiếng Việt. Tôi đã thiết kế một số trò chơi áp dụng trong các giờ học Tiếng Việt.

PHẠM VI ÁP DỤNG, ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG

Phạm vi áp dụng


Biện pháp này tập trung vào các trò chơi học tập mà giáo viên tổ chức trong các tiết học của môn Tiếng Việt góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học môn học này.

Đối tượng áp dụng

Học sinh lớp 5 trong các giờ học Tiếng Việt.

IV. BIỆN PHÁP TỔ CHỨC CÁC TRÒ CHƠI HỌC TẬP TRONG MÔN TIẾNG VIỆT 5 ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC

Quy trình tổ chức trò chơi


Trò chơi học tập môn Tiếng Việt được tổ chức thông qua 5 bước :

- Bước 1: Giới thiệu tên trò chơi.

- Bước 2: Phổ biến luật chơi. Nêu rõ mục đích của trò chơi nhằm ôn luyện, củng cố kiến thức, kỹ năng nào. Mục đích của trò chơi sẽ quy định hành động chơi được thiết kế trong trò chơi. Số người tham gia chơi.

- Bước 3: Tiến hành chơi.

- Bước 4: Rút ra kiến thức.

- Bước 5: Đánh giá kết luận, nhận xét kết quả chơi, thái độ của ngươi tham dự, giáo viên có thể nêu thêm những tri thức được học tập qua trò chơi, những sai lầm cần tránh. Thưởng - phạt phân minh, đúng luật chơi, sao cho người chơi thoải mái làm trò chơi hấp dẫn, kích thích học tập của học sinh. Yêu cầu những học sinh phạm luật chơi bằng những hình thức đơn giản, vui (hát một bài, nhảy lò cò....)

2. Tổ chức trò chơi học tập trong môn Tiếng Việt để nâng cao chất lượng môn học

Một tiết dạy theo định hướng phát triển năng lực học sinh được thực hiện thông qua các hoạt động : Khởi động; Hình thành kiến thức mới; Thực hành – luyện tập; Vận dụng. Vì thế, tôi thiết kế và sử dụng các trò chơi học tập phù hợp với từng hoạt động cụ thể. Ngoài ra, vào cuối giữa học kì và cuối học kì, để tạo hứng thú học tập cho học sinh tôi cũng sử dụng game trò chơi học tập để ôn tập nâng cao chất lượng.

a. Sử dụng trò chơi trong hoạt động khởi động

Trước đây, phần đầu tiên của mỗi tiết học là “Kiểm tra bài cũ” để kiểm tra lại kiến thức các em đã học. Nhưng dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh thì phần đầu tiên của mỗi tiết học là phần khởi động nhằm tạo tâm thế, hứng thú, sự tò mò của học sinh đối với bài mới, có thể lồng ghép việc kiểm tra bài cũ để giới thiệu bài mới. Vì thế, trong hoạt động này, giáo viên có thể sử dụng trò chơi học tập đề khởi động cho bài học. Trò chơi được tổ chức trong hoạt động này phải đảm bảo nội dung dẫn nhập vào bài mới, có thể có sự liên quan hoặc không liên quan đến kiến thức cũ. Trò chơi phải được tổ chức nhẹ nhàng, thời gian ngắn (khoảng 5 phút) nên đòi hỏi giáo viên phải có sự đầu tư cả về nội dung lẫn hình thức để đạt được hiệu quả vừa có thể ôn kiến thức, vừa có thể tạo hứng thú, tâm thế cho học sinh vào bài học, hoặc đơn giản chỉ là tạo hứng thú cho học sinh vào tiết học.

- Để tạo hứng thú, tránh dự mệt mỏi (đặc biệt là tiết 2 và tiết 4 trong ngày), giáo viên có thể sử dụng một số trò chơi vận động đơn giản để học sinh vận động, tránh mệt mỏi sau 35 phút học của tiết 1, tạo tâm thế mới cho tiết học. Các trò chơi vận động có thể tổ chức như: gió thổi, ai làm đúng, trời mưa trời mưa, thò thụt, cá bơi cá nhảy, alibaba, tiêu diệt con vật có hại, con thỏ, đứng – ngồi – vỗ tay... Nhờ các trò chơi này mà các em giải tỏa được căng thẳng, sẵn sàng tiếp thu kiến thức mới.

Ví dụ 1: Trò chơi “Trời mưa trời mưa”

Sử dụng trong tiết Tập làm văn: Luyện tập tả cảnh (trang 31 – SGK TV 5 tập 1), bài này có nội dung hướng dẫn học sinh tả cơn mưa nên giáo viên sử dụng trò chơi để giới thiệu tiết học.

Mục đích: Rèn khả năng tập trung, tinh thần tập thể, phản xạ nhanh nhạy; giới thiệu vào bài “Luyện tập tả cảnh”

Luật chơi:

Quản trò hô “trời mưa, trời mưa”.

Cả lớp: che ô, đội mũ (hai tay vòng lên phía trên đầu).

Quản trò: Mưa nhỏ.

Cả lớp: Tí tách, tí tách (vỗ nhẹ hai bàn tay vào nhau).

Quản trò: Trời chuyển mưa rào.

Cả lớp: Lộp độp, lộp độp (vỗ tay to hơn).

Quản trò: Sấm nổ.

Cả lớp: Đì đoàng, đì đoàng (nắm bàn tay phải, giơ lên cao hai lần)



Học sinh tham gia trò chơi “Trời mưa, trời mưa”

Sau khi học sinh chơi xong giáo viên có thể nói: Các em có thể thấy trong cơn mưa có những âm thanh khác nhau (tí tách, lộp độp, đì đoàng...) và mọi người sẽ tìm nơi để tránh trú mưa hoặc che ô. Vậy để tả cảnh một cơn mưa như thế nào cho hay, cho sinh động, các em sẽ cùng vào bài học hôm nay.

Như vậy, với trò chơi này học sinh vừa được vận động, vừa được giải lao vui vẻ nhưng cũng vừa khơi gợi những biểu tượng ban đầu về nội dung bài học.

- Nếu vào đầu tiết học, giáo viên dùng phương pháp thuyết trình để giới thiệu về nội dung bài học thì học sinh sẽ không cảm thấy hứng thú với vấn đề sẽ học. Vì thế, giáo viên thường tổ chức khởi động dưới dạng trò chơi học tập với các nội dung kiến thức liên quan đến bài cũ và khơi gợi ra nội dung bài mới. Trong hoạt động này đa số tôi thực hiện các trò chơi “Đố bạn, truyền điện, gọi thuyền, chuyền hoa, hộp quà bí mật, lật mảnh ghép...” để ôn tập kiến thức gợi mở bài mới. Có thể tập huấn cho một vào em trong ban cán sự lớp để các em thay giáo viên tổ chức các trò chơi này. Thông qua việc tổ chức trò chơi và tham gia chơi nhằm phát triển ở các em tính nghiêm túc, tuân thủ luật chơi, khả năng giao tiếp và giao lưu với các bạn điều đó cũng góp phần hình thành và phát triển năng lực học sinh.

Ví dụ 2: Trò chơi “Lật mảnh ghép”

Sử dụng trong bài Luyện từ và câu: Từ trái nghĩa (Tr39 – SGK TV 5 tập 1)



Mục đích: Ôn kiến thức về từ đồng nghĩa; giới thiệu bài “Từ trái nghĩa”

Luật chơi: Học sinh chọn các mảnh ghép, mỗi mảnh ghép ứng với 1 câu hỏi. Học sinh lớp sẽ cùng trả lời vào bảng con. Nếu trả lời đúng thì mảnh ghép sẽ được lật mở hiển thị một phần từ khóa hoặc bức tranh của từ khóa. Khi tất cả các mảnh ghép được mở thì HS được đoán từ khóa và từ khóa sẽ là nội dung dẫn HS vào bài học.

Câu 1: Tìm từ đồng nghĩa với to. (Đáp án: to lớn, khổng lồ...)

Câu 2: Tìm từ đồng nghĩa với nhỏ. (Đáp án: nhỏ bé, nho nhỏ...)

Câu 3: Tìm từ đồng nghĩa với từ được gạch chân trong câu sau:

Ông ấy đã mất tối hôm qua rồi. (Đáp án: Chết)

Câu 4: Bác Hồ .... mãi trong sự nghiệp của chúng ta.

Từ thích hợp điền vào chỗ chấm là:

Còn b. Sống c. Nhớ d. Tồn tại

( Đáp án: Sống)

Các từ hiện trên màn hình: To lớn – nhỏ bé; Chết – sống.

Hỏi học sinh: Em có nhận xét gì về nghĩa của các cặp từ trên: Nghĩa chúng trái ngược nhau.

GV giới thiệu vào bài: Những cặp từ: To lớn – nhỏ bé, Chết – sống có nghĩa trái ngược nhau thì chúng thuộc từ gì? Chúng ta sẽ tìm hiểu vào bài học hôm nay.

Sử dụng trò chơi trên trong bài Từ trái nghĩa vừa kiểm tra được kiến thức cũ về từ đồng nghĩa, vừa tạo không khí vui vẻ khi bắt đầu tiết học, vừa gợi ra được biểu tượng ban đầu về nội dung bài học cho học sinh. Qua đó học sinh sẽ tiếp thu bài chủ động hơn.

b. Sử dụng trò chơi trong hoạt động hình thành kiến thức mới

Nếu như trước đây, việc hình thành kiến thức mới đều theo hướng truyền thụ, giáo viên giảng, học trò tiếp nhận, mục đích của bài là học sinh biết gì sau tiết học thì hiện nay, khi đổi mới phương pháp dạy học, giáo viên có thể hướng dẫn, tổ chức cho học sinh thực hiện nhiều cách khác nhau để hình thành kiến thức mới cho học sinh. Trong đó, trò chơi học tập cũng là một biện pháp để hình thành và phát triển năng lực học sinh. Tùy từng nội dung bài học, giáo viên có thể lựa chọn trò chơi phù hợp đề hình thành kiến thức mới. Tất nhiên, không phải khi nào cũng tổ chức trò chơi trong phần hình thành kiến thức mới vì có những bài, những kiến thức sẽ không phù hợp với trò chơi mà phù hợp với các phương pháp khác. Tổ chức trò chơi học tập để học sinh vừa chơi vừa phát hiện ra kiến thức mới từ đó đạt hiệu quả giáo dục.

Ví dụ 3: Trò chơi “Tập trung”

- Áp dụng bài: "Từ đồng nghĩa", Tiếng Việt 5, tập 1, trang 7. Trò chơi được vận dụng khi tìm hiểu bài hoặc có thể vận dụng khi dạy bài "Từ trái nghĩa" với ngữ liệu khác nhau.

- Mục tiêu:

+ Giúp học sinh bước đầu hiểu được thế nào là từ đồng nghĩa.

+ Khơi gợi sự tập trung chú ý để tìm tòi kiến thức mới.

- Chuẩn bị: Đây là khâu khá quan trọng, khâu này quyết định 90% việc tổ chức trò chơi có thành công hay không. Chính vì thế giáo viên phải thực hiện một số việc sau đây:

Chuẩn bị các đồ dùng phục vụ để tổ chức trò chơi. Đối với trò chơi này, giáo viên cần phải chuẩn bị: 1 bộ thẻ ghi các cặp từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau. (có thể lấy từ ngữ liệu cần phân tích trong phần nhận xét của bài học ở sách giáo khoa)

Chuẩn bị hệ thống câu hỏi dẫn dắt sau khi kết thúc trò chơi để học sinh rút ra được thế nào là từ đồng nghĩa ,đồng nghĩa hoàn toàn và đồng nghĩa không hoàn toàn. Xác định rõ các bước tiến hành trò chơi.

- Tiến hành : Bộ thẻ từ được đính lên bảng lớp (đặt úp thẻ xuống theo 2 dãy). Giáo viên chia lớp thành 2 đội chơi. Mỗi đội cử 1 bạn đại diện lật thẻ và oẳn tù tì để giành quyền lật trước. Đại diện mỗi đội lần lượt lật một thẻ từ ở mỗi dãy lên và trình bày với lớp đây có phải là một cặp thẻ phù hợp hay không.

Nếu hai thẻ từ tạo thành một cặp thẻ từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau thì người chơi được giữ cặp thẻ. Nếu hai thẻ không phù hợp, người chơi đặt úp hai thẻ này vào lại chỗ cũ. Trò chơi kết thúc khi tất cả các cặp thẻ đồng nghĩa được xác định. Đội thắng cuộc sẽ là đội có nhiều cặp thẻ đồng nghĩa nhất.

- Lưu ý: Giáo viên cần phải cân nhắc thật kĩ số lượng thẻ từ để thời gian chơi không quá dài, làm mất sự tập trung chú ý của học sinh. Thời gian tiến hành tốt nhất là khoảng 5 phút. Sau đó giáo viên sử dụng hệ thống câu hỏi dẫn dắt học sinh hình thành kiến thức trong vòng 5 phút tiếp theo là hợp lí.

Thời gian còn lại nên dành cho việc luyện tập hình thành kĩ năng. Giáo viên phổ biến cách chơi càng rõ ràng bao nhiêu thì việc tiến hành chơi càng đỡ mất thời gian bấy nhiêu. Cần chú ý đến màu sắc của thẻ từ và độ lớn của chữ ghi trên thẻ từ sao cho phù hợp, gây được sự chú ý của học sinh, học sinh ngồi cuối lớp vẫn có thể nhìn thấy được.

c. Sử dụng trò chơi trong hoạt động luyện tập thực hành

Hoạt động thực hành trong dạy học là một hoạt động quan trọng để rèn luyện kĩ năng của học sinh. Các kiến thức – kĩ năng cần hình thành ở học sinh được thiết kế thành các bài tập. Nếu giáo viên không đổi mới trong giảng dạy, chỉ cho học sinh đọc đề rồi cho các em làm bài thì các em sẽ nhàm chán, một số em học trung bình yếu có thể sẽ không hiểu được bài. Vì vậy, giáo viên cần xem kẽ tổ chức các trò chơi học tập để học sinh luyện tập kiến thức và thay đổi không khí lớp học. Để hình thành và phát triển năng lực học sinh là một chuỗi các phương pháp được giáo viên lựa chọn và liên kết một cách chặt chẽ, logic. Ví dụ muốn tổ chức cho các em thi đua giữa các tổ để ghi từ cần tìm hoặc sắp xếp từ cho sẵn vào từng cột mục thì giáo viên cần dành thời gian cho học sinh thảo luận theo nhóm, theo tổ để các em thống nhất đáp án rồi mới tổ chức trò chơi. Như vậy sẽ không xảy ra tranh cãi ở học sinh sau mỗi trò chơi. Hệ thống các trò chơi thiết kế trong hoạt động thực hành – luyện tập rất phong phú vì nó gắn liền với nội dung từng bài, giáo viên ít phải sáng tạo như ở phần khởi động và củng cố bài. Điều đó càng thuận lợi hơn cho việc sử dụng trò chơi của giáo viên trong tiết học. Sau đây là một số ví dụ.

Ví dụ 4: Trò chơi “Thả thơ”

Trò chơi được sử dụng vào phân môn Tập đọc.

a) Mục tiêu

- Rèn kỹ năng học thuộc lòng bài thơ, khổ thơ trong bài tập đọc.

- Rèn luyện trí nhớ tốt, tác phong ứng xử nhanh nhẹn, chính xác và ý thức

nỗ lực của từng người trong nhóm (tổ) khi đọc thành tiếng từng câu thơ (khổ

thơ) theo yêu cầu đề ra.

b) Chuẩn bị

Giáo viên làm các phiếu thả thơ bằng giấy viết vào các phiếu câu thơ đầu (hoặc giữa) của mỗi khổ thơ, hoặc 1 – 2 từ đầu của mỗi câu thơ trong bài học thuộc lòng.



Với đôi cánh
Ví dụ: Khi dạy bài Tập đọc 5: Hành trình của bầy ong SGK TV 5 tập 1 trang 117 -118
Phiếu 1:





………………………………………….
Có loài hoa nở như là không tên
Phiếu 2:


Bầy ong………………………………

Phiếu 3:



Chắt………………………………
Phiếu 4:



c) Tiến hành


- Giáo viên hướng dẫn cách chơi và nêu luật chơi.

- Mỗi lượt chơi gồm 2 nhóm có số người bằng số phiếu “thả thơ”. Mỗi nhóm cử một nhóm trưởng để điều hành việc “thả thơ” của nhóm mình. Hai nhóm “Oẳn tù tì” để giành quyền thả thơ trước.

- Mỗi học sinh trong nhóm cầm một tờ phiếu (giữ kín), khi nghe trọng tài ra lệnh “bắt đầu”, nhóm thả thơ cử một người đưa ra một tờ phiếu cho một bạn bất kỳ ở nhóm kia. Bạn nhận phiếu phải đọc thuộc cả khổ thơ (hoặc cả câu thơ) có câu (từ) ghi trên phiếu; nếu đọc đúng sẽ được tính 10 điểm. Khi đã “thả” xong hết số phiếu. trọng tài tính tổng số điểm của nhóm thuộc thơ.

- Đổi nhóm “thả thơ” chơi tương tự như trên, sau đó giáo viên tính tổng số điểm của nhóm thứ hai.

- Kết thúc trò chơi giáo viên nhận xét, tuyên dương tặng hoa điểm 10 cho nhóm thắng cuộc.

Lưu ý: “Luật chơi”

+
Chỉ được “thả” từng phiếu và “thả” cho mỗi bạn ở nhóm đối diện một lần.

+ Người nhận được phiếu phải tự nghĩ và đọc thuộc, các bạn khác trong nhóm không được nhắc bài bạn.

+ Sau khi nhận phiếu cả lớp cùng đếm 1 đến 5, nếu người nhận phiếu không đọc được sẽ không được tính điểm: nếu đọc sai hay ngắc ngứ bị trừ điểm. (Trò chơi này được tiến hành để củng cố bài hoặc để thi học thuộc lòng bài thơ).

Ví dụ 5: Trò chơi “Kể chuyện tiếp sức”

Trò chơi được sử dụng vào phân môn Kể chuyện.

a) Mục tiêu

- Trau dồi khả năng ghi nhớ, năm vững diễn biến câu chuyện để có thể kể tiếp nối một đoạn bất kỳ trong câu chuyện đã học.

- Luyện kỹ năng nghe, hiểu, phản xạ nhanh để kể tiếp cho đúng ý diễn biễn trong một đoạn, tạo điều kiện cho học sinh bộc lộ năng khiếu kể chuyện.

b) Chuẩn bị

- Cử 1 học sinh làm chủ trò. Người chủ trò có nhiệm vụ thực hiện trước việc sau: Dự kiến chỗ ngắt trong câu chuyện sao cho hợp lý (không quá ngắn hay quá dài), dễ gợi ra chi tiết tiếp theo để các bạn có thể kể “tiếp sức” một cách dễ dàng (chỗ ngắt có thể cuối đoạn truyện được ghi số trong sách).

Ví dụ: Câu chuyện “Cây cỏ nước Nam” sách tiếng hướng dẫn Tiếng Việt lớp 5 tập 1A có 6 đoạn thì chọn 6 học sinh 1 nhóm.

c) Tiến hành

- Lập 2 nhóm với số người bằng nhau tham gia chơi tiếp sức kể chuyện. Người chủ trò nêu quy định số người tham gia ở mỗi nhóm sao cho số người của mỗi nhóm không ít hơn số chặng được “ngắt” trong câu chuyện ( Ví dụ: Trong câu chuyện Cây cỏ Nước Nam được ngắt thành 6 chặng, số người tham gia ở mỗi nhóm không ít hơn 6).

- Lần lượt chơi theo quy định như sau:

+ Một người ở nhóm 1 xung phong kể đoạn đầu ở câu chuyện. Cả nhóm chú ý lắng nghe.

+ Khi nghe người chủ trò hô “dừng” (dựa vào chỗ ngắt được đánh dấu trong câu chuyện). Học sinh thứ nhất của nhóm 1 dừng lại và chỉ định 1 bạn bất kì ở nhóm 2 kể tiếp nối ngay đoạn của nhóm 1 vừa dừng lại.

+ Nếu học sinh của nhóm 2 chậm chễ, nhóm 1 sẽ đồng thanh đếm từ 1 đến 5. Nếu học sinh đó vẫn không kể được thì phải đứng tại chỗ để 1 bạn khác trong nhóm 2 đứng lên kể thay “tiếp sức” giúp bạn.

+ Nếu người vừa chỉ định của nhóm 2 kể được chặng tiếp theo cho đến khi người chủ trò hô “dừng” thì lại được chỉ định 1 bạn khác bất kì ở nhóm 1 đứng lên kể tiếp ….

Tiến hành như trên cho đến khi kể hết câu chuyện (hoặc có nhóm thua cuộc), nhóm nào ít (hoặc không có) người bị đứng tại chỗ là nhóm thắng cuộc.

Lưu ý: Mỗi người trong nhóm chỉ được kể thay cho bạn 1 lần. Nếu nhóm bị chỉ định kể tiếp không còn người để kể nữa thì nhóm đó thua cuộc. Người nhóm này được chỉ định người nhóm kia kể tiếp phải chú ý tránh chỉ định người trước đó (cần chỉ định cho đều để nhiều bạn trong nhóm có cơ hội tham gia kể chuyện).

Ví dụ 6: Trò chơi “Hộp quà bí ẩn”

Trò chơi được sử dụng vào phân môn Tập làm văn.

a) Mục tiêu

- Cung cấp cho học sinh một số ý từ để các em có cơ sở hình thành bài văn đầy đủ ý cho những tiết tiếp theo và tạo cho các em tính nhanh nhẹn, mạnh dạn, tập trung.

- Rèn luyện khả năng quan sát, chú ý và tư duy của học sinh.

b) Chuẩn bị

1 hộp quà, câu hỏi của bài đang học

c) Tiến hành:

Giáo viên nêu cách chơi và quy luật chơi. Hộp quà sẽ được chuyền từ bạn này sang bạn khác một cách khẩn trương, gọn gàng theo nhịp bài hát nào đó. Khi có hiệu lệnh của giáo viên, hộp quà dừng lại. Học sinh nào đang cầm hộp trên tay được mở hộp ra bốc câu hỏi để trả lời. Nếu trả lời đúng được cả lớp tuyên dương, nếu không trả lời được sẽ phải thực hiện một hình phạt nhẹ nhàng do giáo viên quy định và học sinh khác sẽ xung phong trả lời thay bạn. Giáo viên nhận xét và cho trò chơi tiếp tục.

Khi dạy về quan sát, tìm ý và lập dàn bài tôi thường tổ chức “Hộp quà bí mật”. Bằng một hệ thống câu hỏi chuẩn bị sẵn mang tính gợi mở đòi hỏi học sinh phải độc lập suy nghĩ, quan sát để tìm hiểu được vấn đề. Tùy dạng bài mà giáo viên chọn hệ thống câu hỏi phù hợp với trò chơi.



Trò chơi “Hộp quà bí ẩn”​

Sau khi cho học sinh quan sát tranh, hình ảnh tĩnh, động, vật thật để giúp học sinh tái hiện nội dung khi quan sát, nhận biết.

Ví dụ 7: Trò chơi “Thi đố bạn”

Trò chơi được sử dụng vào phân môn Tập làm văn.

a) Mục tiêu

- Đối với các tiết học hướng dẫn học sinh trình bày miệng, tôi thường tổ chức cho học sinh chơi trò chơi “Thi đố bạn”

- Giúp học sinh hình thành bài văn có hệ thống. Tập tác phong nhanh nhẹn.

b) Chuẩn bị

- 1 bảng phụ đã viết sẵn đoạn văn.

- 1 số băng giấy đã viết sẵn các câu văn trong đoạn văn trên.

c) Tiến hành

GV nêu luật chơi: Mỗi tổ chuẩn bị từ hai đến ba đoạn văn mẫu, trong đoạn văn đó có sử dụng biện pháp nghệ thuật. Tổ này đọc đoạn văn của tổ mình, yêu cầu tổ bạn nêu biện pháp nghệ thuật mà tổ đã sử dụng trong đoạn văn đó. Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn văn là hình ảnh so sánh, nhân hóa, …,. và tác dụng của nó. Cứ như vậy đến tổ khác lên đọc đoạn văn rồi mời tổ bạn tìm và nhận xét. Đội nào nói đúng, nhanh là thắng cuộc.

Ví dụ 8: Trò chơi “Nhận diện nhanh”

a) Mục tiêu

- Giúp HS nhận diện nhanh

Ví dụ: Bài tập 2 tiết “Mở rộng vốn từ: Truyền thống” sách hướng dẫn Tiếng Việt lớp 5: Dựa theo nghĩa của tiếng truyền, xếp các từ trong ngoặc đơn thành 3 nhóm:

a) Truyền có nghĩa là trao lại cho người khác (thường thuộc thế hệ sau).

b) Truyền có nghĩa là lan rộng hoặc làm lan rộng cho nhiều người biết.

c) Truyền có nghĩa là nhập vào hoặc đưa vào cơ thể người.

(truyền thống, truyền bá, truyền nghề, truyền tin, truyền máu, truyền hình, truyền nhiễm, truyền ngôi, truyền tụng)

Chuẩn bị


Chọn ba đội chơi, mỗi đội khoảng 4 - 5 HS. Ba đội xếp hàng song song được xem như ba đội quân ra trận. Làm lần lượt với từng nghĩa của tiếng truyền: truyền có nghĩa là trao lại cho người khác (thường thuộc thế hệ sau), truyền có nghĩa là lan rộng hoặc làm lan rộng cho nhiều người biết, truyền có nghĩa là nhập vào hoặc đưa vào cơ thể người.

c) Tiến hành:

Khi quản trò đọc một từ trong danh sách, mỗi đội một người bước lên trước hàng quân 1 bước, suy nghĩ trong khoảng 3 giây. Quản trò đếm “một, hai, ba”, hai người này lập tức nêu phương án trả lời “đúng” hoặc “sai”. Người nào trả lời đúng đáp án, được trở về hàng. Người nào trả lời sai, phải ra khỏi hàng (chẳng khác gì tình huống người chỉ huy có quyết định sai lầm trong chiến đấu, phải gánh chịu tổn thất về lực lượng). Kết thúc cuộc chơi, đội nào còn lại số người nhiều hơn, đội ấy giành chiến thắng.

d. Sử dụng trò chơi trong hoạt động vận dụng ở cuối bài

Để kiểm tra lại việc hiểu và vận dụng kiến thức của học sinh sau bài học, giáo viên thường sử dụng trò chơi cuối bài. Thay vì một câu hỏi và 1 học sinh trả lời thì để kiểm tra được việc vận dụng kiến thức của học sinh cả lớp, giáo viên có thể thiết kế các bài tập để tổ chức cho cả lớp chơi. Như vậy vừa tạo không khí vui vẻ tránh mệt mỏi sau một tiết học, vừa kiểm tra được sự vận dụng kiến thức của học sinh. Để làm được điều này đòi hỏi giáo viên phải siêng năng, thiết kế các bài tập phù hợp để đạt hai mục đích nêu trên. Sau đây là một số ví dụ.

Ví dụ 9: Trò chơi “Giúp tôi tìm nhà với”

Trò chơi được sử dụng vào phân môn Luyện từ và câu.

a) Mục tiêu

- Xác định được đúng các từ loại: danh từ, động từ, tính từ.

b) Chuẩn bị

Một số thẻ thuộc 3 dạng từ loại: danh từ, động từ, tính từ.

TÌM NHÀ HỘ TÔI
danh từ​
động từ​
tính từ​
………………………
………………………
………………………
………………………
………………………
………………………


Chạy​
Nha Trang​
Nhường nhịn​
Bay​
Chăm chỉ​
Đăk Nông​
Hà Nội​
Múa​
Vui vẻ​









c) Tiến hành

- Chia lớp thành 5 nhóm, phát cho mỗi nhóm một bảng nhóm để viết hoặc đính từ loại và một số thẻ thuộc 3 từ loại danh từ, động từ, tính từ.

- Các nhóm chọn thẻ từ và đính vào cột tương ứng.

- Nhóm nào hoàn thành đúng, nhanh thì nhóm đó thắng cuộc.

* Lưu ý:

- Có thể cho các nhóm nhận xét chéo bài của nhau và đặt câu hỏi để nâng cao, khắc sâu kiến thức.

Ví dụ: Đây là danh từ chung hay danh từ riêng? Bạn biết thêm từ nào cùng loại?

Ví dụ 10: Trò chơi “S giúp Tấm”

Trò chơi được sử dụng vào phân môn Luyện từ và câu.

a) Mục tiêu

Củng cố kiến thức, kỹ năng về cấu tạo từ, từ phân loại theo cấu tạo (hoặc từ phân loại theo nghĩa của yếu tố mang nghĩa, câu phân loại theo chức năng của vị ngữ, theo cấu tạo...).

b) Chuẩn bị

- Các thẻ ghi các từ đơn, từ láy, từ ghép (hoặc câu Ai là gì? Ai làm gì? Ai thế nào?…). Chọn 2 hoặc 3 đội chơi, mỗi đội gồm 4 - 5 người, tuỳ theo số lượng

đội chơi mà chuẩn bị số bộ thẻ chữ.

c) Tiến hành

- Các thẻ từ để lẫn lộn được xem là gạo, thóc, đỗ mà mụ dì ghẻ trộn lẫn bắt Tấm phải nhặt. Các thành viên trong đội là những chú chim sẻ được Bụt sai xuống giúp cô Tấm nhặt thóc ra thóc, gạo ra gạo, đỗ ra đỗ. Nhặt như vậy là đã phân loại được các từ theo cấu tạo (hoặc phân loại các câu theo chức năng vị ngữ…). Các đội chơi cùng lúc, đội nào phân loại nhanh và đúng nhất, đội ấy thắng cuộc, giúp cô Tấm sớm được trảy hội mùa xuân.

Ví dụ 11: Trò chơi “Ghép từ”

Trò chơi được sử dụng vào phân môn Luyện từ và câu.

Mục tiêu

- Rèn luyện xác định nhanh các từ ghép.

b) Chuẩn bị

- Các bộ thẻ từ: Yêu, kính, thương, mến,quý (Số bộ gấp đôi số nhóm dự kiến chia)

- Các tờ giấy trắng (bằng số bộ thẻ từ)

YêuThươngkínhquý
KínhYêuthươngmến
ThươngKínhmếnquý
mếnThươngquýkính
c) Tiến hành

-
Chia nhóm theo dự kiến.

- Học sinh chọn nhanh các thẻ, ghép lại để thành 14 từ ghép khác nhau.

- Nhóm nào hoàn thành nhanh, đúng thì nhóm đó thắng cuộc.

- Đáp án là 14 từ có được: Kính yêu, yêu kính, yêu quý, quý yêu…

Ví dụ 12: Trò chơi “Câu cá nước mặn”


a) Mục tiêu

- Phân biệt được từ không cùng thể loại, cấu tạo, không cùng từ loại…

b) Chuẩn bị

- Các thẻ chữ có móc treo ở phía trên để tiện nhấc lên (sắp đặt để cả lớp cùng quan sát). Mỗi thẻ chữ ghi một từ trong danh sách. Có 2 cần câu để câu các thẻ chữ lên. Chọn hai đội chơi, mỗi đội từ 4 - 6 em.

- Từ loại trong hệ thống (từ không cùng cấu tạo hay không cùng từ loại,... với các từ còn lại trong hệ thống) được xem là một chú cá nước mặn bị thả nhầm vào ao nước ngọt. Học sinh trong đội chơi là những người cứu hộ, cần phải đưa chú cá nước mặn đó ra khỏi ao.

c) Tiến hành

- Hai đội lần lượt cử từng người lên chơi. Đội nào phát hiện “chú cá nước mặn” trong ao nhanh nhất và câu được lên nhanh nhất là đội thắng cuộc (để tăng sự hấp dẫn, có thể tạo thêm trở ngại khi chơi bằng cách cho người chơi đứng 1 chân “câu cá”).

Ví dụ 13: Trò chơi “Tìm bạn”

a) Mục tiêu

- Học sinh hiểu nghĩa từ, ghép đúng các cặp từ trái nghĩa.

- Tạo thói quen nhanh nhẹn cho học sinh.

b) Chuẩn bị: Thẻ từ



chết
sống
dài
ngắn
ghét
yêu
nhắm
mở
khen
thấp
chê
cao
dưới
trên
lạnh
nóng











c) Tiến hành

- Giáo viên phát cho học sinh 1 thẻ từ.

- Học sinh đọc lại thẻ từ của mình.

- Một học sinh đính thẻ lên bảng.

Ví dụ: ngắn

Một học sinh khác tìm thẻ từ của mình trái nghĩa với nghĩa của từ này là dài.

e. Sử dụng game trò chơi Kahoot để ôn tập kiểm tra giữa kì và cuối kì

-
Trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin như hiện nay, nhiều phần mềm học tập đã ra đời. Qua nghiên cứu và thử nghiệm sử dụng, tôi nhận thấy phần mềm Kahoot rất dễ và tiện lợi khi sử dụng. Nên tôi đã sử dụng nó để ôn luyện, kiểm tra môn Tiếng Việt để nâng cao chất lượng môn học.

- Kahoot là công cụ hỗ trợ học tập dựa trên nền tảng trò chơi với những câu hỏi trắc nghiệm thích hợp cho “vừa học vừa chơi”, cách tạo đề trắc nghiệm cũng tương đối dễ dàng.

Các thao tác sử dụng cơ bản đối với Kahoot:

+ Bước 1: Tạo tài khoản

Nếu chưa có tài khoản, giáo viên cần vào trang kahoot.com để tạo tài khoản kahoot





+ Bước 2: Nhập đề vào hệ thống (tạo kahoot)





+ Bước 3: Tổ chức kiểm tra, ôn luyện bằng Kahoot

* Giáo viên gửi đường link truy cập cho cha mẹ học sinh, học sinh chỉ cần nhấp chuột vào đường link, ghi tên mình là có thể tham gia ôn tập.



* Phía góc trái là thời gian giáo viên quy định cho mỗi bài tập.



* Khi học sinh chọn đúng đáp án của câu hỏi, hệ thống sẽ hiện điểm



* Nếu học sinh chọn đáp án sai, hệ thống sẽ báo và hiện thị luôn đáp án đúng:



* Sau mỗi câu hỏi có xếp hạng của những người tham gia chơi:



+ Bước 4: Thu thập và thống kê kết quả.

* Khi sử dụng phần mềm, giáo viên có thể dễ dàng giám sát và thống kê được số lượng học sinh tham gia cũng như kết quả các em đã đạt được, câu nào đúng, câu nào sai để hướng dẫn, nhắc nhở các em kịp thời.

* Số liệu thống kê từng câu hỏi:





* Thống kê theo số lượng học sinh tham gia và số lượng câu đúng, sai của mỗi em:

Rank​
Player​
Total Score (points)​
Correct Answers​
Incorrect Answers​
1​
Lê Huy2
65775​
67​
1​
2​
Bảo Hân
63317​
66​
2​
3​
Thịnh Ackerman
63140​
67​
1​
4​
KIM OANH 1
62480​
65​
3​
5​
Diệu Anh ??
62020​
66​
2​
6​
Thanh Huy3
60614​
63​
5​
7​
Long 1
60435​
62​
6​
8​
thảo *-*
60362​
63​
5​
9​
Phong
60104​
62​
6​
10​
Dũng1
59911​
62​
6​
11​
Quỳnh Như 1
59881​
62​
6​
12​
Phương Thảocute
59484​
62​
6​
13​
Hưng
59369​
61​
7​
14​
Hưng2
58880​
61​
7​
15​
Quỳnh Như
58418​
60​
8​
16​
Tuấn
57980​
60​
8​
17​
Lê Huy1
57414​
59​
9​
18​
Nghi(╥﹏╥)
56852​
58​
10​
19​
Hoàng 3
56171​
57​
11​
20​
Tài
55402​
58​
10​
21​
Hoàng cận 2
53049​
54​
14​
22​
Thanh Huy1
51953​
55​
13​
23​
Quỳnh Anh
50373​
53​
15​
24​
T.Nghĩa :^
50179​
52​
16​
25​
Ngọc ngân
49869​
52​
16​
26​
H.Ngân 52
47954​
50​
18​
27​
Thiên
47752​
49​
19​
28​
Hoàng
46088​
47​
21​
29​
Phong
45799​
49​
19​
30​
Long
22370​
24​
44​
31​
Thanh Huy2
15393​
16​
52​
32​
Diệu Anh ~$
9719​
10​
58​
33​
D.Anh
6819​
7​
61​
34​
Hưng 1
967​
1​
67​
35​
Minh Thư
0​
0​
68​












* Thống kê chung các học sinh tham gia, điểm đạt được ở từng câu của học sinh:



- Khi giáo viên tạo được các Kahoot với thời lượng phù hợp, tổ chức thi đua giữa các học sinh lớp (vì phần mềm chấm tự động và xếp theo thứ tự ưu tiên) thì các em sẽ rất hứng thú và tự giác học tập mà không cần giáo viên hay ba mẹ nhắc nhở nhiều. Nhờ phần mềm này việc kiểm tra học sinh học bài nhanh hơn và đỡ mất thời gian hơn. Học sinh đặc biệt hứng thú và không thấy nhàm chán khi học môn học. Tuy nhiên, giáo viên cũng cần nhắc nhở học sinh để tránh việc các em học xong lại say mê chơi game trên điện thoại, máy tính.

3. Một số lưu ý khi thiết kế trò chơi học tập

Để dạy học với trò chơi hiệu quả, giáo viên phải biết thiết kế hoặc sáng tạo một số trò chơi sẵn có để giảng dạy. Trước khi thiết kế cần:

- Xác định rõ mục tiêu của bài tập để chọn trò chơi phù hợp.

Việc xác định yêu cầu của bài tập rất quan trọng, mục tiêu của bài tập là cơ sở để lựa chọn trò chơi sao cho phù hợp. Một bài tập có thể tạo nên những trò chơi khác nhau.

Ví dụ: Bài tập 2, tiết Chính tả sách Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 trang 114, Tìm các từ ngữ chứa tiếng ghi ở mỗi cột dọc trong bảng sau:

a)

sổsusứ
xổxuxứ
M: bát sứ/ xứ sở

b)

bátmắttấtmứt
bácmắctấcmức
M: bát cơm/ chú bác

Mục tiêu của bài tập là học sinh tìm được các tiếng chỉ khác nhau ở âm đầu s/x (câu a), khác âm cuối t/c (ở câu b)

Khi đó ta có thể tổ chức trò chơi có nội dung: tìm từ chứa tiếng ghi ở mỗi cột dọc dưới hình thức thi đua giữa hai dãy mà không nên cho sẵn từ rồi yêu cầu học sinh xếp vì bài này yêu cầu các em tìm từ.

Ví dụ: Tiết luyện từ và câu: “Từ đồng nghĩa”, sách Tiếng Việt 5, tập Một, trang 8.

Bài tập 2: Tìm những từ đồng nghĩa với mỗi từ sau đây: đẹp, to lớn, học tập.

Bài tập không yêu cầu học sinh nhận diện các từ đồng nghĩa cho sẵn (mức độ hiểu – biết) mà mức độ yêu cầu của bài tập cao hơn, học sinh phải tự nghĩ ra những từ đồng nghĩa phù hợp với từ đã cho (mức độ vận dụng – phân tích).

Vì vậy, đối với bài tập này chỉ phù hợp với những trò chơi như: ong đi tìm tổ hoặc tổ chức chơi dưới hình thức thi đua giữa 3 dãy để tìm từ chứ không phù hợp với trò chơi “Tìm bạn”. Nếu ta vận dụng trò chơi “Tìm bạn” đối với bài tập này là vô tình ta làm giảm mục tiêu của bài tập. Vì trò chơi “Tìm bạn” chỉ tổ chức được khi từ ta cho sẵn, học sinh chỉ việc di chuyển và tìm bạn mang từ phù hợp chứ học sinh không tự nghĩ ra từ.

- Tiến hành thiết kế trò chơi

Giáo viên tiến hành thiết kế trò chơi có hình thức chơi rõ ràng (người chơi, cách chơi, đồ dùng hỗ trợ…), nội dung thực hiện trò chơi phải đảm bảo nội dung bài tập của Sách giáo khoa hoặc bổ sung thêm nội dung tùy vào việc xác định mục tiêu bài tập, của tiết học. Đồng thời thông qua đó rèn những kỹ năng cần thiết cho học sinh.

Một nội dung của bài học có thể tổ chức các trò chơi khác nhau.

Ví dụ : Bài tập 2 sách giáo khoa Tiếng Việt 5 tập 2 trang 18

Xếp các từ chứa tiếng công cho dưới đây vào nhóm thích hợp: công dân, công nhân, công bằng, công cộng, công lí, công nghiệp, công chúng, công minh, công tâm.

a) Công có nghĩa là “của nhà nước, của chung”.

b) Công có nghĩa là “không thiên vị”.

c) Công có nghĩa là “thợ, khéo tay”.

Ta có thể tổ chức các trò chơi sau:

* Trò chơi “Chung sức”

Giáo viên phát cho mỗi nhóm một tờ giấy. Theo lệnh của giáo viên, từng nhóm bàn bạc với nhau để thực hiện yêu cầu của trò chơi. Khi nhóm đã thống nhất thì ghi kết quả vào giấy. Ghi xong, dán tờ giấy của nhóm lên bảng lớp. Giáo viên sẽ tính điểm các nhóm theo hai tiêu chí: chính xác và nhanh.

* Trò chơi “Đối đáp”

Giáo viên phân thành hai nhóm. Từng thành viên hiểu từ nào thì hỏi thành viên khác của nhóm bạn xem từ đó thuộc nhóm nào. Trả lời đúng thì được 1 điểm. Sau đó đổi ngược lại thành viên nhóm bạn hỏi lại nhóm mình. Cuối cùng tổng hợp điểm của hai nhóm. Nhóm nào được nhiều điểm thì nhóm đó thắng cuộc.

* Trò chơi “Tìm nhà”

Giáo viên phát cho mỗi học sinh một thẻ từ. Từ đó có thể là chỉ người, cơ quan, tổ chức thực hiện công việc bảo vệ trật tự, an ninh, một nhóm gồm các từ chỉ hoạt động bảo vệ trật tự, an ninh hoặc yêu cầu của việc bảo vệ trật tự, an ninh. Học sinh cầm thẻ thuộc nhóm từ nào thì đi về nhóm từ đó. Căn cứ vào kết quả sẽ biết được em nào hiểu bài.

- Giáo viên cần phải nắm được khả năng của từng học sinh để việc phân nhóm chơi hợp lí.

- Khi sử dụng các trò chơi trong học tập tiếng Việt, người giáo viên nên có kế hoạch trước việc sử dụng những phương tiện nào để nâng cao hiệu quả của trò chơi.

Có thể gồm :

+ Phương tiện theo nội dung trò chơi quy định (Ví dụ như: trang phục cho các nhân vật sắm vai….Loại phương tiện này thường được sử dụng trong phân môn Tập đọc, Kể chuyện…..giúp học sinh tái hiện lại nội dung câu chuyện hay nội dung bài đọc…)

+ Đồ dùng phục vụ cho việc đánh giá (Ví dụ như: Bảng đúng / sai, mặt khóc/ mặt cười, thẻ xanh/đỏ, …)

+ Đồ dùng là phần thưởng cho đội thắng cuộc như các phiếu khen tặng, cờ thi đua, bông hoa điểm thưởng, các đồ dùng trong học tập…Học sinh sẽ rất thích thú khi biết được chơi thắng cuộc sẽ được thưởng. Nó là động lực để các em tham gia trò chơi nhiệt tình, năng động hơn.

- Mục tiêu của trò chơi học tập là cung cấp kiến thức và rèn các kỹ năng.

Sau mỗi trò chơi, giáo viên cần gợi ý để học sinh rút ra các nội dung, kỹ năng mà các em đã học được qua trò chơi.

Việc đánh giá, tổng kết trò chơi có thể giao cho học sinh tự nhận xét, đánh giá và tổng kết để phát huy tối đa khả năng của các em, giúp học sinh rèn luyện óc suy luận, kỹ năng tư duy, kỹ năng giao tiếp từ đó các em sẽ trở nên tự tin, mạnh dạn hơn.

- Ngoài ra, khi tổ chức các trò chơi học tập cho học sinh, giáo viên cũng cần lưu ý đến điều kiện cơ sở vật chất của trường, thời gian khi chơi và sức khỏe của học sinh.

Để mỗi giờ học Tiếng Việt hấp dẫn, thu hút học sinh, đòi hỏi người giáo viên phải luôn luôn sáng tạo trong việc sử dụng những trò chơi học tập cũ đồng thời tìm tòi, nghiên cứu để sáng tạo những trò chơi học tập mới .

Tóm lại: Việc vận dụng trò chơi học tập trong môn Tiếng Việt là rất cần thiết. Thông qua trò chơi, các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết được rèn luyện, đồng thời kích thích khả năng ứng xử ngôn ngữ của học sinh, rèn luyện tư duy linh hoạt và tác phong nhanh nhẹn, tháo vát, tự tin cho học sinh. Tuy nhiên, việc vận dụng trò chơi học tập phải luôn đi kèm với việc sáng tạo thiết kế ra trò chơi mới bởi học sinh tiểu học luôn ham thích những cái mới lạ.

V. KẾT QUẢ

Trong thời gian tiến hành việc vận dụng các trò chơi học tập vào thực tế giảng dạy môn Tiếng Việt ở tiểu học, tôi nhận thấy không khí trong những giờ học trở nên sôi nổi hơn, học sinh học tập rất tích cực, các em chuyển từ thụ động sang chủ động chiếm lĩnh kiến thức, thích thú với những hình thức học tập mới lạ. Ngoài ra những kỹ năng sử dụng Tiếng Việt trong giao tiếp của các em phát triển vượt bậc. Những học sinh giỏi thì ngày càng tự tin năng động, có trách nhiệm cao trong việc học tập, còn những học sinh thụ động thì trở nên tích cực hơn, bắt đầu biết chia sẻ, hợp tác với các bạn để hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập.

Trò chơi vận động đầu tiết học nếu tiết Tiếng Việt là tiết 2 hoặc tiết 4

1683352991975.png

 

DOWNLOAD FILE

  • yopovn.com---TRÒ CHƠI- SANG KIEN THI GV GIOI.doc
    3.1 MB · Lượt xem: 4
CHỦ ĐỀ LIÊN QUAN
CHỦ ĐỀ MỚI NHẤT
Nếu bạn cảm thấy nội dung chủ đề bổ ích , Hãy LIKE hoặc bình luận để chủ đề được sôi nổi hơn
  • Từ khóa
    báo cáo sáng kiến kinh nghiệm lớp 5 báo cao sáng kiến kinh nghiệm môn toán lớp 5 kho sáng kiến kinh nghiệm lớp 5 sáng kiến kinh nghiệm chủ nhiệm lớp 5 sáng kiến kinh nghiệm chủ nhiệm lớp 5 violet sáng kiến kinh nghiệm công tác chủ nhiệm lớp 5 sáng kiến kinh nghiệm dạy hình học lớp 5 sáng kiến kinh nghiệm giáo dục đạo đức lớp 5 sáng kiến kinh nghiệm giáo viên chủ nhiệm lớp 5 sáng kiến kinh nghiệm khoa học lớp 5 sáng kiến kinh nghiệm lịch sử lớp 5 sáng kiến kinh nghiệm lớp 4-5 tuổi sáng kiến kinh nghiệm lớp 5 sáng kiến kinh nghiệm lớp 5 6 tuổi sáng kiến kinh nghiệm lớp 5 chính tả sáng kiến kinh nghiệm lớp 5 hay sáng kiến kinh nghiệm lớp 5 hay nhất sáng kiến kinh nghiệm lớp 5 mới nhất sáng kiến kinh nghiệm lớp 5 mới nhất violet sáng kiến kinh nghiệm lớp 5 môn chính tả violet sáng kiến kinh nghiệm lớp 5 môn khoa học sáng kiến kinh nghiệm lớp 5 môn luyện từ và câu sáng kiến kinh nghiệm lớp 5 môn luyện từ và câu violet sáng kiến kinh nghiệm lớp 5 môn tập làm văn sáng kiến kinh nghiệm lớp 5 môn tập đọc sáng kiến kinh nghiệm lớp 5 môn tiếng việt sáng kiến kinh nghiệm lớp 5 môn tiếng việt violet sáng kiến kinh nghiệm lớp 5 môn toán sáng kiến kinh nghiệm lớp 5 năm 2018 sáng kiến kinh nghiệm lớp 5 năm 2018 violet sáng kiến kinh nghiệm lớp 5 năm 2019 sáng kiến kinh nghiệm lớp 5 năm 2019 violet sáng kiến kinh nghiệm lớp 5 năm 2020 sáng kiến kinh nghiệm lớp 5 năm 2021 sáng kiến kinh nghiệm lớp 5 tập làm văn sáng kiến kinh nghiệm lớp 5 tuổi sáng kiến kinh nghiệm lớp 5 violet sáng kiến kinh nghiệm lớp 5 đạt giải cấp tỉnh sáng kiến kinh nghiệm luyện từ và câu lớp 5 sáng kiến kinh nghiệm mầm non lớp 5 6 tuổi sáng kiến kinh nghiệm môn khoa học lớp 5 violet sáng kiến kinh nghiệm môn kỹ thuật lớp 5 sáng kiến kinh nghiệm môn lịch sử lớp 5 violet sáng kiến kinh nghiệm môn tiếng anh lớp 5 sáng kiến kinh nghiệm môn tin học lớp 5 sáng kiến kinh nghiệm môn toán lớp 5 năm 2018 sáng kiến kinh nghiệm môn toán lớp 5 tuổi sáng kiến kinh nghiệm môn toán lớp 5 violet sáng kiến kinh nghiệm môn địa lí lớp 5 sáng kiến kinh nghiệm rèn chính tả lớp 5 sáng kiến kinh nghiệm rèn đọc cho hs lớp 5 sáng kiến kinh nghiệm rèn đọc diễn cảm lớp 5 sáng kiến kinh nghiệm tiểu học lớp 5 violet sáng kiến kinh nghiệm toán 5 sáng kiến kinh nghiệm toán lớp 5
  • HỖ TRỢ ĐĂNG KÝ VIP

    Liên hệ ZALO để được tư vấn, hỗ trợ: ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN VIP
    ZALO:0979702422

    BÀI VIẾT MỚI

    Thống kê

    Chủ đề
    36,474
    Bài viết
    37,943
    Thành viên
    141,526
    Thành viên mới nhất
    lilysoul
    Top