- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 86,135
- Điểm
- 113
tác giả
BỘ 15 Đề thi học sinh giỏi ngữ văn 6 cấp huyện có đáp án QUA CÁC NĂM được soạn dưới dạng file word gồm 41 trang. Các bạn xem và tải đề thi học sinh giỏi ngữ văn 6 cấp huyện về ở dưới.
Câu 1: ( 4,0 điểm)
Chỉ rõ biện pháp tu từ và hiệu quả biểu đạt của nó trong đoạn thơ sau:
“ Anh đội viên mơ màng
Như nằm trong giấc mộng
Bóng Bác cao lồng lộng
Ấm hơn ngọn lửa hồng”
( Trích: “Đêm nay Bác không ngủ”- Minh Huệ)
Câu 2: ( 6,0 điểm)
Suy nghĩ của em về nội dung câu chuyện sau:
“ Chuyện kể về một danh tướng có lần đi ngang qua trường học của mình, liền ghé vào thăm. Ông gặp lại người thầy từng dạy mình hồi nhỏ và kính cẩn thưa:
- Thưa thầy, Thầy còn nhớ con không ạ! Con là…
Người thầy giáo già hoảng hốt:
- Thưa ngài, ngài là…
- Thưa thầy, thầy còn nhớ con không ạ ? Với thầy con vẫn là người học trò cũ. Con có được những thành công này là nhờ sự giáo dục của thầy…
( Trích: Quà tặng cuộc sống)
Câu 3: ( 10,0 điểm) Tâm sự của bức tường mới xây trong trường bị các bạn học sinh vẽ bậy và phá hỏng
------------------------------hết------------------------------
Câu 1( 4,0 điểm):
- Chỉ ra được biện pháp tu từ: So sánh( so sánh ngang bằng: “Như”; so sánh không ngang bằng: “ hơn”). Sử dụng từ láy “ lồng lộng”. ( 1,0 điểm)
- Hiệu quả biểu đạt của nó trong đoạn thơ: ( 3,0 điểm)
+ Khổ thơ trên được trích trong bài thơ “ Đêm nay Bác không ngủ” của nhà thơ Minh Huệ. Trong khổ thơ trên sử dụng biện pháp so sánh( như; hơn), từ láy( lồng lộng) cho thấy trạng thái mơ màng của anh đội viên ( như trong giấc mộng). Anh cảm nhận được sự lớn lao và gần gũi của Bác- vị lãnh tụ qua hình ảnh “ Bóng Bác cao lồng lộng; Ấm hơn ngọn lửa hồng”. ( 1,0 điểm)
+ Hình ảnh Bác Hồ hiện ra qua cái nhìn đầy xúc động của anh đội viên đang trong trạng thái lâng lâng, mơ màng, vừa lớn lao và vĩ đại( cao lồng lộng) nhưng lại hết sức gần gũi, sưởi ấm lòng anh hơn cả ngọn lửa hồng. ( 1,0 điểm)
+Qua đó cho thấy tình cảm, sự ngưỡng mộ của anh đội viên đối với Bác. ( 1,0 điểm)
Câu 2( 6,0 điểm):
* Bài viết ngắn gọn, nêu lên được suy nghĩ của bản thân sau khi đọc xong câu chuyện trên. Rút ra được bài học.
* Bài viết phải nêu được các ý sau:
- Câu chuyện chứa đựng ý nhĩa triết lí lớn lao: Lòng biết ơn và đối nhân xử thế giữa con người và con người. ( 1,0 điểm)
- Người học trò thành đạt nhớ tới thầy dạy dỗ, giáo dục mình nên người. Người học trò ứng xử khiêm tốn, mẫu mực, kính trọng, lòng biết ơn thầy giáo( con- thầy). Người thầy: Xưng hô lịch sự, đối nhân xử thế thấu tình đạt lí ( ngài). ( 1,0 điểm)
- Cách xưng hô giữa con người và con người thể hiện nét đẹp văn hóa trong cuộc sống. ( 0,5 điểm)
- Mỗi người hãy sống đẹp, có cách cư xử đúng mực để thể hiện nhân cách.( 1 điểm).
- Trong cuộc sống phải thể hiện lòng biết ơn đối với người có công dạy dỗ hay giúp đỡ mình. Lòng biết ơn đó thể hiện qua lời nói, việc làm, hành động cụ thể…(1 điểm)
- Liên hệ: Câu chuyện trên đề cao bài học biết ơn xứng với đạo lí: “ Uống nước nhớ nguồn”, truyền thống “ Tôn Sư trọng đạo” của dân tộc Việt Nam.
Từ câu chuyện trên, chúng ta phải biết ơn, biết cách đối nhân xử thế tốt. Đó là nét đẹp văn hóa trong tâm hồn, nhân cách con người. ( 1,5 điểm)
Câu 3( 10,0 điểm):
Mở bài: Bức tường tự giới thiệu về thân phận của mình ( 1,0 điểm)
Thân bài: ( 7,0 điểm)
Bức tường kể về mình khi mới được xây với niềm tin tự hào, vì mình là một bức tường đẹp, trắng tinh, mịn màng. Luôn kiêu hãnh và thường phơi mình trong nắng sớm. Đem lại vẻ đẹp cho ngôi trường.
Tâm sự của bức tường về cuộc sống mới ở trong trường học
Tình cảm, sự gắn bó của bức tường với mọi người và đặc biệt là với học sinh
Tâm sự đau buồn của bức tường khi bị một số bạn học sinh nghịch dại vẽ bậy khiến bức tường bẩn, khoác trên mình chiếc áo hình thù quái dị.
Kết bài: ( 1,0 điểm)
Ước mơ của bức tường
Lời nhắc nhở các bạn học sinh.
* Liên hệ thực tế của học sinh và rút ra được bài học cho bản thân
(1,0 điểm)
PHÒNG GD&ĐTTHANH OAI ĐỀ THI OLYMPIC MÔN NGỮ VĂN LỚP 6
Trường THCS Liên Châu Năm học 2014-2015
Môn thi: Ngữ vănThời gian làm bài :120 phút
( Không kể thời gian giao đề)
Câu 1) 4điểm:
“Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù. Tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con người.
Hãy chỉ ra và nêu rõ tác dụng của phép tu từ được dùng trong đoạn văn trên.
Câu 2) 6 điểm: Làm được điều gì đó
Tôi đang dạo bộ trên bãi biển khi hoàng hôn buông xuống. Biển đông người nhưng tôi lại chú ý đến một cậu bé cứ liên tục cúi xuống nhặt những thứ gì lên và ném xuống. Tiến lại gần hơn, tôi chú ý thấy cậu bé đang nhặt những con sao biển bị thủy triều đánh giạt vào bờ và ném chúng trở lại với đại dương.
Câu 3 10 điểm )
Trong mơ, em được gặp gỡ rất nhiều nhân vật trong những câu chuyện cổ tích đã học. Hãy kể và tả lại một nhân vật mà em cho là ấn tượng nhất trong thế giới huyền diệu ấy.
THẦY CÔ TẢI NHÉ!
Câu 1: ( 4,0 điểm)
Chỉ rõ biện pháp tu từ và hiệu quả biểu đạt của nó trong đoạn thơ sau:
“ Anh đội viên mơ màng
Như nằm trong giấc mộng
Bóng Bác cao lồng lộng
Ấm hơn ngọn lửa hồng”
( Trích: “Đêm nay Bác không ngủ”- Minh Huệ)
Câu 2: ( 6,0 điểm)
Suy nghĩ của em về nội dung câu chuyện sau:
“ Chuyện kể về một danh tướng có lần đi ngang qua trường học của mình, liền ghé vào thăm. Ông gặp lại người thầy từng dạy mình hồi nhỏ và kính cẩn thưa:
- Thưa thầy, Thầy còn nhớ con không ạ! Con là…
Người thầy giáo già hoảng hốt:
- Thưa ngài, ngài là…
- Thưa thầy, thầy còn nhớ con không ạ ? Với thầy con vẫn là người học trò cũ. Con có được những thành công này là nhờ sự giáo dục của thầy…
( Trích: Quà tặng cuộc sống)
Câu 3: ( 10,0 điểm) Tâm sự của bức tường mới xây trong trường bị các bạn học sinh vẽ bậy và phá hỏng
------------------------------hết------------------------------
HƯỚNG DẪN CHẤM
Câu 1( 4,0 điểm):
- Chỉ ra được biện pháp tu từ: So sánh( so sánh ngang bằng: “Như”; so sánh không ngang bằng: “ hơn”). Sử dụng từ láy “ lồng lộng”. ( 1,0 điểm)
- Hiệu quả biểu đạt của nó trong đoạn thơ: ( 3,0 điểm)
+ Khổ thơ trên được trích trong bài thơ “ Đêm nay Bác không ngủ” của nhà thơ Minh Huệ. Trong khổ thơ trên sử dụng biện pháp so sánh( như; hơn), từ láy( lồng lộng) cho thấy trạng thái mơ màng của anh đội viên ( như trong giấc mộng). Anh cảm nhận được sự lớn lao và gần gũi của Bác- vị lãnh tụ qua hình ảnh “ Bóng Bác cao lồng lộng; Ấm hơn ngọn lửa hồng”. ( 1,0 điểm)
+ Hình ảnh Bác Hồ hiện ra qua cái nhìn đầy xúc động của anh đội viên đang trong trạng thái lâng lâng, mơ màng, vừa lớn lao và vĩ đại( cao lồng lộng) nhưng lại hết sức gần gũi, sưởi ấm lòng anh hơn cả ngọn lửa hồng. ( 1,0 điểm)
+Qua đó cho thấy tình cảm, sự ngưỡng mộ của anh đội viên đối với Bác. ( 1,0 điểm)
Câu 2( 6,0 điểm):
* Bài viết ngắn gọn, nêu lên được suy nghĩ của bản thân sau khi đọc xong câu chuyện trên. Rút ra được bài học.
* Bài viết phải nêu được các ý sau:
- Câu chuyện chứa đựng ý nhĩa triết lí lớn lao: Lòng biết ơn và đối nhân xử thế giữa con người và con người. ( 1,0 điểm)
- Người học trò thành đạt nhớ tới thầy dạy dỗ, giáo dục mình nên người. Người học trò ứng xử khiêm tốn, mẫu mực, kính trọng, lòng biết ơn thầy giáo( con- thầy). Người thầy: Xưng hô lịch sự, đối nhân xử thế thấu tình đạt lí ( ngài). ( 1,0 điểm)
- Cách xưng hô giữa con người và con người thể hiện nét đẹp văn hóa trong cuộc sống. ( 0,5 điểm)
- Mỗi người hãy sống đẹp, có cách cư xử đúng mực để thể hiện nhân cách.( 1 điểm).
- Trong cuộc sống phải thể hiện lòng biết ơn đối với người có công dạy dỗ hay giúp đỡ mình. Lòng biết ơn đó thể hiện qua lời nói, việc làm, hành động cụ thể…(1 điểm)
- Liên hệ: Câu chuyện trên đề cao bài học biết ơn xứng với đạo lí: “ Uống nước nhớ nguồn”, truyền thống “ Tôn Sư trọng đạo” của dân tộc Việt Nam.
Từ câu chuyện trên, chúng ta phải biết ơn, biết cách đối nhân xử thế tốt. Đó là nét đẹp văn hóa trong tâm hồn, nhân cách con người. ( 1,5 điểm)
Câu 3( 10,0 điểm):
Mở bài: Bức tường tự giới thiệu về thân phận của mình ( 1,0 điểm)
Thân bài: ( 7,0 điểm)
Bức tường kể về mình khi mới được xây với niềm tin tự hào, vì mình là một bức tường đẹp, trắng tinh, mịn màng. Luôn kiêu hãnh và thường phơi mình trong nắng sớm. Đem lại vẻ đẹp cho ngôi trường.
Tâm sự của bức tường về cuộc sống mới ở trong trường học
Tình cảm, sự gắn bó của bức tường với mọi người và đặc biệt là với học sinh
Tâm sự đau buồn của bức tường khi bị một số bạn học sinh nghịch dại vẽ bậy khiến bức tường bẩn, khoác trên mình chiếc áo hình thù quái dị.
Kết bài: ( 1,0 điểm)
Ước mơ của bức tường
Lời nhắc nhở các bạn học sinh.
* Liên hệ thực tế của học sinh và rút ra được bài học cho bản thân
(1,0 điểm)
PHÒNG GD&ĐTTHANH OAI ĐỀ THI OLYMPIC MÔN NGỮ VĂN LỚP 6
Trường THCS Liên Châu Năm học 2014-2015
Môn thi: Ngữ vănThời gian làm bài :120 phút
( Không kể thời gian giao đề)
Câu 1) 4điểm:
“Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù. Tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con người.
Hãy chỉ ra và nêu rõ tác dụng của phép tu từ được dùng trong đoạn văn trên.
Câu 2) 6 điểm: Làm được điều gì đó
Tôi đang dạo bộ trên bãi biển khi hoàng hôn buông xuống. Biển đông người nhưng tôi lại chú ý đến một cậu bé cứ liên tục cúi xuống nhặt những thứ gì lên và ném xuống. Tiến lại gần hơn, tôi chú ý thấy cậu bé đang nhặt những con sao biển bị thủy triều đánh giạt vào bờ và ném chúng trở lại với đại dương.
- Cháu đang làm gì vậy? – Tôi làm quen.
- Những con sao biển này sắp chết vì thiếu nước. Cháu phải giúp chúng. – Cậu bé trả lời.
- Cháu có thấy là mình đang mất thời gian không. Có hàng ngàn con sao biển như vậy. Cháu không thể nào giúp được tất cả chúng. Rồi chúng cũng sẽ phải chết thôi.
- Cậu bé tiếp tục nhặt một con sao biển khác và nhìn tôi mỉm cười trả lời:
- Cháu biết chứ. Nhưng cháu nghĩ cháu có thể làm được điều gì đó chứ. Ít nhất cháu đã cứu được những con sao biển này.
- ( Theo :Hạt giống tâm hồn – Từ những điều bình dị, NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh)
Câu 3 10 điểm )
Trong mơ, em được gặp gỡ rất nhiều nhân vật trong những câu chuyện cổ tích đã học. Hãy kể và tả lại một nhân vật mà em cho là ấn tượng nhất trong thế giới huyền diệu ấy.
THẦY CÔ TẢI NHÉ!