Chào mừng!

ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN MỚI TẢI ĐƯỢC TÀI LIỆU! Đăng ký ngay!

KHÁCH VÀ THÀNH VIÊN CÓ THỂ TẢI MIỄN PHÍ HƯỚNG DẪN ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN VÀ TẢI » THƯ MỤC MIỄN PHÍYOPOVN
ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP » ĐĂNG KÝ NGAYĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP
BÀI TẬP - PHIẾU BÀI TẬP, CÁC TỔNG HỢP BÀI TẬP

Yopovn

Ban quản trị Team YOPO
Thành viên BQT
Tham gia
28/1/21
Bài viết
84,627
Điểm
113
tác giả
BỘ Bài tập cuối tuần tiếng việt 4 cánh diều CẢ NĂM được soạn dưới dạng file word gồm các file trang. Các bạn xem và tải bài tập cuối tuần tiếng việt 4 cánh diều về ở dưới.
TUẦN 1:
CHỦ ĐỀ 1: MĂNG NON

Bài đọc 01: TUỔI NGỰA (2 tiết)

Tiết 1: Đọc

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT.

1. Năng lực đặc thù:


- Đọc thành tiếng trôi chảy toàn bài. Phát âm đúng các từ ngữ HS dễ viết sai. Ngắt nghỉ hơi đúng ngữ pháp, ngữ nghĩa. Tốc độ đọc 75-80t/ phút. Đọc thầm nhanh hơn lớp 3

- Hiểu nghĩa các từ ngữ được chú giải trong bài. Trả lời được các câu hỏi về nội dung của các đoạn thơ, toàn bài thơ. Hiểu được đặc điểm của nhân vật bạn nhỏ trong bài thơ: Thích đi đây đi đó, yêu thiên nhiên, đất nước và rất yêu mẹ.

- Thể hiện giọng đọc vui tươi, tha thiết phù hợp với nội dung, ý nghĩa của bài thơ.

- Bước đầu phát triển năng lực văn học qua việc cảm nhận được những đặc điểm đáng yêu của nhân vật qua ngôn ngữ nhân vật và các chi tiết miêu tả nhân vật. Biết bày tỏ được sự yêu thích với một số từ ngữ hay, hình ảnh đẹp trong bài thơ.

- Biết vận dụng bài học vào thực tiễn cuộc sống: Có ước mơ hoài bão cho bản thân, biết yêu thiên nhiên và yêu quý mẹ, yêu quý người thân của mình.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: Tích cực tập đọc, cố gắng luyện đọc đúng, luyện đọc diễn cảm tốt.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Nâng cao kĩ năng tìm hiểu ý nghĩa nội dung bài đọc và vận dụng vào thực tiễn.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Phát triển năng lực giao tiếp trong trả lời các câu hỏi và hoạt động nhóm.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất yêu nước: Thông qua các cảnh đẹp đất nước trong bài thơ giúp học sinh rèn luyện phẩn chất yêu nước.

- Phẩm chất nhân ái: Thông qua bài thơ, biết yêu quý mẹ và người thân.

- Phẩm chất chăm chỉ: Có ý thức tự giác tập đọc, trả lời các câu hỏi.

- Phẩm chất trách nhiệm: Biết giữ trật tự, lắng nghe và học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.

Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động:
- Mục tiêu:
+ Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.
+ Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.
- Cách tiến hành:
- GV giới thiệu video “12 con giáp” để khởi động bài học.
+ GV trao đổi với HS về nội dung bài hát
+ Trong bài hát nhắc đến mấy con giáp?
+ Con giáp nào phi nước đại và hí vang trời?
- GV Nhận xét, tuyên dương.
- GV giải thích về 12 con giáp và hình ảnh con ngựa để dẫn dắt vào bài mới.
- HS quan sát video 12 con giáp.
+ HS cùng trao đổi với GV về nội dung bài hát.
+ Bái hát nhắc đến 12 con giáp.
+ Con giáp Ngọ (con ngựa) phi nước đại và hí vang trời

- HS lắng nghe.
2. Khám phá.
- Mục tiêu: Đọc thành tiếng trôi chảy toàn bài. Phát âm đúng các từ ngữ HS dễ viết sai. Ngắt nghỉ hơi đúng ngữ pháp, ngữ nghĩa. Tốc độ đọc 75-80t/ phút. Đọc thầm nhanh hơn lớp 3.
- Cách tiến hành:
2.1. Hoạt động 1: Đọc đúng.
- GV đọc mẫu lần 1: Đọc diễn cảm cả bài, nhấn giọng ở những từ ngữ giàu sức gợi tả, gợi cảm. Thể hiện giọng đọc vui tươi, tha thiết, phù hợp với nội dung, ý nghĩa của bài thơ.
- GV HD đọc: Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ câu đúng, nhịp thơ. giọng đọc vui tươi, tha thiết, phù hợp với nội dung, ý nghĩa của bài thơ.
- Gọi 1 HS đọc toàn bài.
- GV chia đoạn: 4 khổ thơ theo thứ tự
- GV gọi 4 HS đọc nối tiếp theo khổ thơ.
- GV hướng dẫn luyện đọc từ khó: trung du, trăm miền, lóa, màu trắng, chỗ, sẽ,…
- GV hướng dẫn luyện đọc câu:
Mẹ ơi,/ con sẽ phi//
Qua bao nhiêu/ ngọn gió//
Gió xanh/ miền trung du//
Gió hồng/ vùng đất đỏ//
Gió đen hút/ đại ngàn//
- GV mời một số HS khá, giỏi đọc toàn bộ bài thơ.

- Hs lắng nghe GV đọc bài.




- HS lắng nghe giáo viên hướng dẫn cách đọc.


- 1 HS đọc toàn bài.
- HS quan sát
- 4 HS đọc nối tiếp theo khổ thơ.
- HS đọc từ khó.

- 2-3 HS đọc câu.





- Một số HS khá, giỏi đọc toàn bộ bài thơ.
3. Luyện tập.
- Mục tiêu:
+ Hiểu nghĩa các từ ngữ được chú giải trong bài. Trả lời được các câu hỏi về nội dung của các đoạn thơ, toàn bài thơ..
+ Hiểu được đặc điểm của nhân vật bạn nhỏ trong bài thơ: Thích đi đây đi đó, yêu thiên nhiên, đất nước và rất yêu mẹ.
- Cách tiến hành:
3.1. Tìm hiểu bài.
- GV mời 1 HS đọc chú giải trong SGK





- GV nhận xét, tuyên dương và có thể giải thích thêm một số từ ngữ mà tại địa phương HS chưa nắm được.
- GV gọi HS đọc và trả lời lần lượt các câu hỏi trong sgk. Đồng thời vận dụng linh hoạt các hoạt động nhóm bàn, hoạt động chung cả lớp, hòa động cá nhân,…
- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn, lưu ý rèn cách trả lời đầy đủ câu.
+ Câu 1: Ở khổ thơ 1, bạn nhỏ hỏi mẹ điều gì? Mẹ trả lời thế nào?

+ Câu 2: Bạn nhỏ tưởng tượng “ngựa con sẽ theo ngọn gió đi những đâu?


+ Câu 3: Theo em, vì sao bạn nhỏ tưởng tượng mỗi vùng đất có một màu gió riêng?




+ Câu 4: Em thích những hình ảnh nào trong khổ thơ 3?






+ Câu 5: Hãy nêu cảm nghĩ của em về nhân vật bạn nhỏ trong bài thơ?



- GV nhận xét, tuyên dương và mời một số HS liên hệ bản thân (tuổi gì? Em thích những gì trong cuộc sống?...)
- GV mời HS nêu nội dung bài.

- GV nhận xét và chốt nội dung bài học:
Bài thơ thể hiện em bé thích bay nhảy, đi đây đi đó, giàu lòng yêu thiên nhiên, đất nước nhưng rất yêu mẹ và luôn nhớ đường về với mẹ.

1 HS đọc chú giải:
+ Tuổi ngựa: Sinh năm Ngọ (theo âm lịch)
+ Trung du: Miễn đất ở khoảng giữa thượng du (nơi bắt đầu) và hạ du (nơi kết thúc) của một dòng sông.
+ Đại ngàn: Khu rừng lớn, có nhiều cây to lâu đời.

- HS trả lời lần lượt các câu hỏi:





+ Bạn nhỏ hỏi mẹ: “Tuổi con là tuổi gì? Mẹ trả lời: Tuổi con là tuổi ngựa – tuổi đi không ngồi yên một chỗ.
+ Bạn nhỏ tưởng tượng mình sẽ đi thăm mọi miền đất nước Từ miền trung du đến cao nguyên đất đỏ và những cánh rừng đại ngàn.
+ Bạn nhỏ tưởng tượng mỗi vùng đất có một màu gió riêng, bởi vì mỗi vùng đất có đặc điểm riêng: miền trung du thường xanh mướt cỏ cây; vùng cao nguyên vùng đất đỏ bazan màu mỡ; đại ngàn xanh thẫm.
+ Trong khổ thơ 3 có 3 hình ảnh: màu trắng lóa nhuew giấy trắng của hoa mơ, mùi hương hoa huệ ngọt ngào, gió và nắng xôn xao khắp cánh đồng hoa cúc dại. Mỗi cảnh vật có một nét riêng thể hiện bạn nhỏ cảm nhận cảnh vật, không gian bằng nhiều giác quan (thị giác, khứu giác).
- Bạn nhỏ tuổi ngựa trong bài thơ là một em bé thích bay nhảy, đi đây đi đó, giàu lòng yêu thiên nhiên, đất nước, rất yêu mẹ. Dù có xa xôi cách trở nào cũng trở về với mẹ, nhớ đường về với mẹ.
- 1 số HS nêu suy nghĩ của mình.


- 1 số HS nêu nội dung bài học theo hiểu biết của bản thân.
- HS nhắc lại nội dung bài học.
1722180199090.png


THẦY CÔ TẢI NHÉ!
 

DOWNLOAD FILE

  • yopo.vn----BAI TAP TIẾNG VIỆT 4 (TUẦN 25 - 35) CÁNH DIỀU.zip
    14.2 MB · Lượt xem: 3
  • yopo.vn----BAI TAP TIẾNG VIỆT 4 (TUẦN 8 - 24) CÁNH DIỀU.zip
    18.6 MB · Lượt xem: 2
  • yopo.vn----BAI TAP TIẾNG VIỆT 4 (TUẦN 1 - 7) CÁNH DIỀU.zip
    6.1 MB · Lượt xem: 2
Nếu bạn cảm thấy nội dung chủ đề bổ ích , Hãy LIKE hoặc bình luận để chủ đề được sôi nổi hơn

HỖ TRỢ ĐĂNG KÝ VIP

ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN VIP
ZALO:0979702422

BÀI VIẾT MỚI

Thống kê

Chủ đề
38,703
Bài viết
40,166
Thành viên
152,351
Thành viên mới nhất
PHAMDUNG92
Top