- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 86,135
- Điểm
- 113
tác giả
BỘ ĐỀ Chuyên đề ôn tập ngữ văn lớp 9 CÓ ĐÁP ÁN được soạn dưới dạng file word gồm 159 trang. Các bạn xem và tải chuyên đề ôn tập ngữ văn lớp 9 về ở dưới.
ĐỀ SỐ 01
Phần I (6 điểm) Đọc đoạn trích văn bản sau và trả lời câu hỏi:
“…Ông Hai ngồi lặng trên một góc giường. Bao nhiêu ý nghĩ đen tối, ghê rợn, nối tiếp bời bời trong đầu óc ông lão. Biết đem nhau đi đâu bây giờ? Biết đâu người ta chứa bố con ông mà đi bây giờ?…
Thật là tuyệt đường sinh sống! Mà không một gì cái đất Thắng này. Ở Đài, ở Nhã Nam, ở Bố Hạ, Cao Thượng… đâu đâu có người chợ Dầu người ta cũng đuổi như đuổi hủi. Mà cho dẫu vì chính sách Cụ Hồ người ta chẳng đuổi đi nữa, thì mình cũng chẳng còn mặt mũi nào đi đến đâu.
“Cả làng chúng nó Việt gian theo Tây…” cái câu nói của người đàn bà tản cư hôm trước lại dội lên trong tâm trí ông.
Hay là quay về làng?…
Vừa chớm nghĩ như vậy, lập tức ông lão phản đối ngay. Về làm gì cái làng ấy nữa. Chúng nó theo Tây cả rồi. Về làng tức là bỏ kháng chiến, bỏ Cụ Hồ…
Nước mắt ông giàn ra. Về làng tức là chịu quay lại làm nô lệ cho thằng Tây.”
(Làng - Kim Lân, Ngữ văn 9, tập 1, tr.169, Nxb Giáo dục, 2021)
Câu 1: (0.5 điểm) Nêu hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm có chứa đoạn trích trên.
Câu 2: (0.5 điểm) Các câu:“Cả làng chúng nó Việt gian theo Tây…”; “Hay là quay về làng? ...” mang đặc điểm của hình thức ngôn ngữ nào?
Câu 3: (0.5 điểm) Khi xây dựng nhân vật ông Hai, tác giả luôn để ông hướng về làng Chợ Dầu với tình yêu tha thiết. Vậy tại sao tác giả không đặt tên truyện ngắn là “Làng Chợ Dầu”?
Câu 4: (4 điểm) Bằng những hiểu biết về truyện ngắn “Làng”, hay viết đoạn văn diễn dịch phân tích tâm trạng nhân vật ông Hai trong đoạn trích trên. Đoạn văn có sử dụng phép thế dùng để liên kết và một lời dẫn trực tiếp (gạch chân, chú thích).
Câu 5: (0.5 điểm) Trong chương trình Ngữ văn THCS, cũng có một tác phẩm viết về nỗi đau khổ của người nông dân khi rơi vào tình cảnh “tuyệt đường sinh sống”. Đó là tác phẩm nào? Tác giả là ai?
Phần II (4 điểm) Đọc đoạn trích văn bản sau và trả lời câu hỏi bên dưới:
“…Bạn đã bao giờ cười chê một người có khiếm khuyết chưa? Bất cứ ai được hỏi như thế, hẳn chẳng dám trả lời rằng chưa. Chê bai người khác là một nhược điểm phổ biến trong tính cách con người. Tuy nhiên, đây không phải là điều quá quan trọng, và càng không phải là “căn bệnh” hết cách chữa. Lòng nhân ái, sự cảm thông, ấy là “phương thuốc” hữu hiệu để trị “căn bệnh” này. Thật vậy, khi mà khả năng yêu thương, đồng cảm, chia sẻ đối với người khác dần dần được bồi đắp trong ta, khi ta biết đặt mình vào hoàn cảnh người khác để nghĩ suy và thức tỉnh, thì lúc ấy, tiếng cười ngạo mạn vô lối sẽ không có lí do để bật ra.”
(Theo Minh Đăng, Tiếng cười không muốn nghe - Tạp chí Hồng Lĩnh, số 170/2020)
Câu 1: (0.5 điểm): Nêu phương thức biểu đạt chính của văn bản?
Câu 2: (0.5 điểm): Dựa vào việc đọc- hiểu nội dung đoạn trích, em hãy lí giải vì sao tác giả cho rằng “Chê bai người khác là một nhược điểm phổ biến trong tính cách con người. Tuy nhiên, đây không phải là điều quá quan trọng, và càng không phải là “căn bệnh” hết cách chữa”?
Câu 3: (3.0 điểm): Dựa vào những hiểu biết về thực tế xã hội, hãy viết một đoạn văn nghị luận khoảng 2/3 trang giấy thi để gửi đến người đọc thông điệp: “Hãy biết đặt mình vào hoàn cảnh của người khác để nghĩ suy và thức tỉnh!”.
Phần I (6 điểm)
Phần II (4.0 điểm)
ĐỀ SỐ 01
Phần I (6 điểm) Đọc đoạn trích văn bản sau và trả lời câu hỏi:
“…Ông Hai ngồi lặng trên một góc giường. Bao nhiêu ý nghĩ đen tối, ghê rợn, nối tiếp bời bời trong đầu óc ông lão. Biết đem nhau đi đâu bây giờ? Biết đâu người ta chứa bố con ông mà đi bây giờ?…
Thật là tuyệt đường sinh sống! Mà không một gì cái đất Thắng này. Ở Đài, ở Nhã Nam, ở Bố Hạ, Cao Thượng… đâu đâu có người chợ Dầu người ta cũng đuổi như đuổi hủi. Mà cho dẫu vì chính sách Cụ Hồ người ta chẳng đuổi đi nữa, thì mình cũng chẳng còn mặt mũi nào đi đến đâu.
“Cả làng chúng nó Việt gian theo Tây…” cái câu nói của người đàn bà tản cư hôm trước lại dội lên trong tâm trí ông.
Hay là quay về làng?…
Vừa chớm nghĩ như vậy, lập tức ông lão phản đối ngay. Về làm gì cái làng ấy nữa. Chúng nó theo Tây cả rồi. Về làng tức là bỏ kháng chiến, bỏ Cụ Hồ…
Nước mắt ông giàn ra. Về làng tức là chịu quay lại làm nô lệ cho thằng Tây.”
(Làng - Kim Lân, Ngữ văn 9, tập 1, tr.169, Nxb Giáo dục, 2021)
Câu 1: (0.5 điểm) Nêu hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm có chứa đoạn trích trên.
Câu 2: (0.5 điểm) Các câu:“Cả làng chúng nó Việt gian theo Tây…”; “Hay là quay về làng? ...” mang đặc điểm của hình thức ngôn ngữ nào?
Câu 3: (0.5 điểm) Khi xây dựng nhân vật ông Hai, tác giả luôn để ông hướng về làng Chợ Dầu với tình yêu tha thiết. Vậy tại sao tác giả không đặt tên truyện ngắn là “Làng Chợ Dầu”?
Câu 4: (4 điểm) Bằng những hiểu biết về truyện ngắn “Làng”, hay viết đoạn văn diễn dịch phân tích tâm trạng nhân vật ông Hai trong đoạn trích trên. Đoạn văn có sử dụng phép thế dùng để liên kết và một lời dẫn trực tiếp (gạch chân, chú thích).
Câu 5: (0.5 điểm) Trong chương trình Ngữ văn THCS, cũng có một tác phẩm viết về nỗi đau khổ của người nông dân khi rơi vào tình cảnh “tuyệt đường sinh sống”. Đó là tác phẩm nào? Tác giả là ai?
Phần II (4 điểm) Đọc đoạn trích văn bản sau và trả lời câu hỏi bên dưới:
“…Bạn đã bao giờ cười chê một người có khiếm khuyết chưa? Bất cứ ai được hỏi như thế, hẳn chẳng dám trả lời rằng chưa. Chê bai người khác là một nhược điểm phổ biến trong tính cách con người. Tuy nhiên, đây không phải là điều quá quan trọng, và càng không phải là “căn bệnh” hết cách chữa. Lòng nhân ái, sự cảm thông, ấy là “phương thuốc” hữu hiệu để trị “căn bệnh” này. Thật vậy, khi mà khả năng yêu thương, đồng cảm, chia sẻ đối với người khác dần dần được bồi đắp trong ta, khi ta biết đặt mình vào hoàn cảnh người khác để nghĩ suy và thức tỉnh, thì lúc ấy, tiếng cười ngạo mạn vô lối sẽ không có lí do để bật ra.”
(Theo Minh Đăng, Tiếng cười không muốn nghe - Tạp chí Hồng Lĩnh, số 170/2020)
Câu 1: (0.5 điểm): Nêu phương thức biểu đạt chính của văn bản?
Câu 2: (0.5 điểm): Dựa vào việc đọc- hiểu nội dung đoạn trích, em hãy lí giải vì sao tác giả cho rằng “Chê bai người khác là một nhược điểm phổ biến trong tính cách con người. Tuy nhiên, đây không phải là điều quá quan trọng, và càng không phải là “căn bệnh” hết cách chữa”?
Câu 3: (3.0 điểm): Dựa vào những hiểu biết về thực tế xã hội, hãy viết một đoạn văn nghị luận khoảng 2/3 trang giấy thi để gửi đến người đọc thông điệp: “Hãy biết đặt mình vào hoàn cảnh của người khác để nghĩ suy và thức tỉnh!”.
HƯỚNG DẪN CHẤM
Phần I (6 điểm)
Bài 1 | Điểm | |
Câu 1 | Hoàn cảnh sáng tác: Tác phẩm “Làng” ra đời năm 1948, thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp. | 0.5đ |
Câu 2 | Câu: “Cả làng chúng nó Việt gian theo Tây…” mang hình thức ngôn ngữ đối thoại, đây vốn là lời của người đàn bà tản cư trong cuộc trò chuyện. Câu: “Hay là quay về làng? ...” mang hình thức ngôn ngữ độc thoại nội tâm, đây là suy nghĩ của ông Hai. | 0.5đ |
Câu 3: | - Nếu đặt tên là “Làng chợ Dầu” thì câu chuyện chỉ kể về cuộc đời của ông Hai và làng Chợ Dầu cụ thể, vì vậy nhan đề chưa khái quát được tình cảm mộc mạc chân thành của những người dân quê với làng xóm, với cụ Hồ và đất nước trong thời kì kháng chiến chống Pháp, ý nghĩa tác phẩm cũng sẽ bị thu hẹp. – Tác giả đặt tên là “Làng” gợi tiếng gọi thiêng liêng nhưng gần gũi, thân mật, cụ thể với bất kì ai. Do đó, ý nghĩa nhan đề có sức khái quát cao, giúp ta hiểu rõ hơn giá trị của thiên truyện ngắn: Kim Lân muốn viết về tất cả những người nông dân yêu nước cảm động như ông Hai, muốn ngợi ca tất cả những ngôi làng yêu nước trong kháng chiến. | 0.5đ |
Câu 4: | Đoạn văn đảm bảo yêu cầu về nội dung và hình thức: * Hình thức: (1.5 điểm) Đúng đoạn văn diễn dịch, câu chủ đề đứng đầu, câu cuối không chốt vấn đề. Đoạn văn có thực hiện yêu cầu đề: phép thế và lời dẫn trực tiếp. * Nội dung và nghệ thuật: (3.5 điểm) - Nội dung: (2,5 điểm) Phân tích được diễn biến tâm trạng ông Hai trong giằng xé, tuyệt vọng khi nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc: + Ông Hai đau đớn ngồi lặng đi, không cất được thành lời những ý nghĩ của mình. Ông ghê rợn khi nghĩ đến những ngày nô lệ, đen tối. + Hai câu hỏi liên tiếp nhưng để bộc lộ cảm xúc tuyệt vọng vì không biết đi đâu, không ai người ta chứa người làng Việt gian. Ở đâu người ta cũng xa lánh kẻ Việt gian mà người ta không đuổi thì những người tự trọng như ông cũng không có mặt mũi nào mà đi. + Ông xấu hổ, nhục nhã khi nghĩ đến câu nói của người đàn bà tản cư. Câu nói cứ ám ảnh ông suốt mấy ngày qua. + Ông lão thoáng nghĩ quay về làng: “Hay là quay về làng?...” nhưng ông lão gạt ngay và khẳng định tấm lòng thủy chung của mình với kháng chiến, với cụ Hồ. + Nước mắt ông lão đã tuôn rơi – những giọt nước mắt của lòng tự trọng, của tình cảm yêu làng, yêu nước mộc mạc, chân thành và thiết tha, mãnh liệt. Nếu cần phải lựa chọn, ông Hai chắc chắn sẽ chọn tình yêu đất nước, tinh thần kháng chiến. à Đây là nét mới trong tình cảm yêu nước, yêu làng của những người nông dân thời kì đầu kháng chiến. - Nghệ thuật: (1 điểm) Nghệ thuật miêu tả tâm lí sắc nét, phù hợp với cảm xúc chân thành, xúc động của người nông dân qua hình thức độc thoại nội tâm. Ngôn ngữ mộc mạc, gần gũi với lời ăn tiếng nói của người nông dân. | 4 đ |
Câu 5: | Trong chương trình THCS, cũng có một tác phẩm viết về nỗi đau khổ của người nông dân khi lâm vào tình cảnh “tuyệt đường sinh sống”. Đó là tác phẩm “Lão Hạc” của nhà văn Nam Cao. | 0.5đ |
Bài 1 | Điểm | |
Câu 1 | Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích là nghị luận | 0.5đ |
Câu 2 | Sở dĩ tác giả cho rằng “Chê bai người khác là một nhược điểm phổ biến trong tính cách con người. Tuy nhiên, đây không phải là điều quá quan trọng, và càng không phải là “căn bệnh” hết cách chữa” vì: - Nếu được hỏi, không có ai dám tự tin khẳng định rằng mình chưa bao giờ cười chê một người có khiếm khuyết. - Để chữa “căn bệnh” phổ biến ấy, “phương thuốc” hữu hiệu chính là lòng nhân ái, sự cảm thông. | 0.5đ |
Câu 3: | * Hình thức: - Độ dài đoạn văn khoảng 2/3 trang giấy. - Kết cấu đoạn lô gic, diễn đạt trôi chảy, lập luận chặt chẽ, mạch lạc. * Nội dung: - Giải thích: + Đặt mình vào hoàn cảnh của người khác là cố gắng lắng nghe, thấu hiểu, cảm thông, sẻ chia với hoàn cảnh, suy nghĩ, tình cảm, hành động… của người khác, đôi khi khác biệt với quan điểm của bản thân. + Thức tỉnh: bừng tỉnh, nhận thức được lẽ phải, giúp ta thoát khỏi sự mê muội sai lầm nào đó à Đặt mình vào hoàn cảnh của người khác để nghĩ suy và thức tỉnh chính là cách chúng ta phân tích hành động, lời nói… đôi khi là cả sai lầm của người khác một cách toàn diện để biết người khác muốn gì, cần gì, chúng ta có thể làm gì để giúp đỡ họ hướng tới những điều tốt đẹp hơn. - Lí giải tại sao cần phải đặt mình vào hoàn cảnh của người khác? + Cuộc sống muôn màu muôn vẻ, hoàn cảnh sống của mỗi người cũng không giống nhau, nếu không đặt mình vào hoàn cảnh của người khác, ta không thể thấu hiểu những khó khăn, vất vả mà người khác đã trải qua, lí do dẫn đến hành động của họ… + Đặt mình vào hoàn cảnh của người khác giúp ta trưởng thành hơn trong nhận thức, biết nhìn đời một cách toàn diện, biết rút kinh nghiệm cho bản thân, biết cách ứng xử phù hợp nếu rơi vào hoàn cảnh tương tự. + Đặt mình vào hoàn cảnh của người khác chính là một biểu hiện của tình yêu thương, sự đồng cảm, sẻ chia. Nó giúp ta đẹp hơn trong mắt những người xung quanh, được mọi người tin cậy, quý trọng… (HS lấy dẫn chứng phù hợp để chứng minh) - Lật ngược – mở rộng vấn đề: + Phê phán những người không đặt mình vào hoàn cảnh của người khác, có cái nhìn phiến diện, cực đoan. + Đặt mình vào hoàn cảnh của người khác để bao dung, cảm thông, không có nghĩa là dễ dàng thỏa hiệp với những sai lầm, chấp nhận cả những tội ác do người khác gây ra. - Khẳng định vấn đề và đưa ra lời khuyên: “Hãy biết đặt mình vào hoàn cảnh của người khác để nghĩ suy và thức tỉnh!”; Liên hệ bản thân, rút ra bài học nhận thức và hành động * Lưu ý: Trên đây chỉ là một vài gợi ý, Hs có thể có những cách diễn đạt khác nhưng đoạn văn mạch lạc, lập luận chặt chẽ thì bài làm vẫn đạt điểm tối đa. | 3.0 đ 0.5 0.5 0.75 0.5 0.5 0.25 |