- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 86,135
- Điểm
- 113
tác giả
BỘ ĐỀ ĐỌC HIỂU VĂN 6 CẢ NĂM TẢI NHIỀU được soạn dưới dạng file word gồm 16 trang. Các bạn xem và tải bộ đề đọc hiểu văn 6...về ở dưới.
ĐỀ 1: Phần Đọc hiểu: : (2,0 điểm) Đọc kỹ đoạn trích và thực hiện các yêu cầu:
Khoáng sản tiềm tàng trong ruột núi non
châu báu vô biên dưới thềm lục địa
rừng đại ngàn bạc vàng là thế
phù sa muôn đời như sữa mẹ
sông giàu đằng sông và bể giàu đằng bể
còn mặt đất hôm nay thì em nghĩ thế nào?
lòng đất rất giàu, mặt đất cứ nghèo sao?
(Nguyễn Duy, Đánh thức tiềm lực, NXB Hội nhà văn, 2015, tr. 289 - 290)
a) Chỉ ra phương thức biểu đạt chính?
b) Cho biết từ láy được sử dụng trong đoạn?
c) Tìm danh từ có trong câu “Khoáng sản tiềm tàng trong ruột núi non”?
d) Hai câu hỏi cuối đoạn trích khiến em có những suy nghĩ gì?
ĐỀ 2: Phần Đọc hiểu: : (2,0 điểm) Đọc kỹ đoạn trích và thực hiện các yêu cầu:
Có một cậu bé ngỗ nghịch thường bị mẹ khiển trách. Ngày nọ giận mẹ, cậu chạy đến một thung lũng cạnh khu rừng rậm. Lấy hết sức mình, cậu hét lớn: “Tôi ghét người”. Từ khu rừng, có tiếng vọng lại “Tôi ghét người”. Cậu hoảng hốt quay về, sà vào lòng mẹ khóc nức nở. Cậu bé không sao hiểu được từ trong rừng lại có người ghét cậu. Người mẹ nắm tay con, đưa cậu trở lại khu rừng. Bà nói: “Giờ thì con hãy hét thật to: Tôi yêu người”. Lạ lùng thay, cậu vừa dứt tiếng thì có tiếng vọng lại: “Tôi yêu người”. Lúc đó, người mẹ mới giải thích cho con hiểu: “Con ơi, đó chính là định luật trong cuộc sống của chúng ta. Con cho điều gì, con sẽ nhận điều đó. Ai gieo gió thì gặt bão. Nếu con thù ghét người thì người cũng thù ghét con. Nếu con yêu thương người thì người cũng yêu thương con.
(Trích Quà tặng cuộc sống- Nguồn: Internet)
a) Chỉ ra phương thức biểu đạt có trong đoạn?
b) Cho biết từ láy được sử dụng trong đoạn?
c) Hãy giảo thích từ gió và bão trong câu Ai gieo gió thì gặt bão?
d) Bài học từ câu chuyện trên?
ĐỀ 3: Phần Đọc hiểu: : (2,0 điểm) Đọc kỹ đoạn trích và thực hiện các yêu cầu:
Trong một cuộc thi chạy giữa rùa và thỏ, thỏ tuy chạy nhanh nhưng cuối cùng rùa là người thắng cuộc. Nhưng thỏ không phục, nó yêu cầu thi lại một lần nữa. Sau đó, thỏ dùng hết tốc lực chạy một mạch đến đích. Thỏ thắng, lần này rùa lại không phục, nó nói:’’Mỗi lần thi đều do anh chỉ định đường chạy, lần này tôi sẽ định đường thi chạy’’.Ở chặng đua đầu, thỏ vẫn là người chạy trước, nhưng khi đến bờ sông, thỏ không sao qua được. Nó chỉ đành dương mắt ngó rùa bơi qua sông. Thỏ đã thua, rùa lại thắng.
Sau đó gặp nhau trong cuộc thi tiếp, thỏ nói: ‘‘Tại sao chúng ta cứ ăn thua với nhau như thế? Chúng ta hãy hợp tác nhé!’’. Thế là trên đất liền, thỏ cõng rùa chạy; đến bờ sông, rùa cõng thỏ trên lưng và cả hai vượt qua dòng nước.
Cuối cùng, rùa và thỏ đều chiến thắng.
( Phỏng theo 50 câu chuyện làm thay đổi cuộc sống của bạn, NXB Đồng Nai 2010)
a) Chỉ ra phương thức biểu đạt chính?
b) Hãy giải thích nghĩa của từ ăn thua và hợp tác?
c) Tìm cụm danh từ có trong câu Trong một cuộc thi chạy giữa rùa và thỏ, thỏ tuy chạy nhanh nhưng cuối cùng rùa là người thắng cuộc.?
d) Câu chuyện này khiến em có những suy nghĩ gì?
ĐỀ 4: Phần Đọc hiểu: : (2,0 điểm) Đọc kỹ đoạn trích và thực hiện các yêu cầu:
Quê hương là chùm khế ngọt
Cho con trèo hái mỗi ngày
Quê hương là đường đi học
Con về rợp bướm vàng bay
Quê hương là con diều biếc
Tuổi thơ con thả trên đồng
Quê hương là con đò nhỏ
Êm đềm khua nước ven sông.
(Trích, Quê hương của Đỗ Trung Quân.)
a) Chỉ ra phương thức biểu đạt chính?
b) Cho biết từ láy được sử dụng trong đoạn?
c) Tìm cụm động từ có trong hai câu
“Quê hương là chùm khế ngọt
Cho con trèo hái mỗi ngày”?
d) Đoạn thơ gợi cho em điều gì về quê hương?
ĐỀ 5:
Phần Đọc hiểu: : (2,0 điểm) Đọc kỹ đoạn trích và thực hiện các yêu cầu:
Những năm tháng xa quê, giông tố cuộc đời tưởng chừng cuốn bay tất cả nhưng trong tâm tư tôi những dòng sông quê mênh mông vẫn cuồn cuộn chảy, những dòng kênh xanh biếc vẫn lặng lờ trôi. Tôi yêu những cánh đồng bao la vàng rực ngày mùa, mù mù khói rạ, thơm vị mía lùi và trắng xóa sương mù sau tết. Yêu cả tiếng chuông chùa ngân thăm thẳm canh khuya. Tôi yêu nắng chiều tà trải màu vàng tái trên rẫy khoai mì, nghiêng nghiêng bên triền núi…
Mai Văn Tạo; Tản văn -Nguồn sách Nâng cao Ngữ Văn
a) Chỉ ra phương thức biểu đạt chính?
b) Cho biết từ láy được sử dụng trong đoạn?
XEM THÊM:
ĐỀ 1: Phần Đọc hiểu: : (2,0 điểm) Đọc kỹ đoạn trích và thực hiện các yêu cầu:
Khoáng sản tiềm tàng trong ruột núi non
châu báu vô biên dưới thềm lục địa
rừng đại ngàn bạc vàng là thế
phù sa muôn đời như sữa mẹ
sông giàu đằng sông và bể giàu đằng bể
còn mặt đất hôm nay thì em nghĩ thế nào?
lòng đất rất giàu, mặt đất cứ nghèo sao?
(Nguyễn Duy, Đánh thức tiềm lực, NXB Hội nhà văn, 2015, tr. 289 - 290)
a) Chỉ ra phương thức biểu đạt chính?
b) Cho biết từ láy được sử dụng trong đoạn?
c) Tìm danh từ có trong câu “Khoáng sản tiềm tàng trong ruột núi non”?
d) Hai câu hỏi cuối đoạn trích khiến em có những suy nghĩ gì?
- Phần Tập làm văn:
- Câu 1: (3,0 điểm): Viết đoạn văn ngắn nêu ý nghĩa của chi tiết cây đàn thần trong truyện cổ tích “Thạch Sanh”.
ĐỀ 2: Phần Đọc hiểu: : (2,0 điểm) Đọc kỹ đoạn trích và thực hiện các yêu cầu:
Có một cậu bé ngỗ nghịch thường bị mẹ khiển trách. Ngày nọ giận mẹ, cậu chạy đến một thung lũng cạnh khu rừng rậm. Lấy hết sức mình, cậu hét lớn: “Tôi ghét người”. Từ khu rừng, có tiếng vọng lại “Tôi ghét người”. Cậu hoảng hốt quay về, sà vào lòng mẹ khóc nức nở. Cậu bé không sao hiểu được từ trong rừng lại có người ghét cậu. Người mẹ nắm tay con, đưa cậu trở lại khu rừng. Bà nói: “Giờ thì con hãy hét thật to: Tôi yêu người”. Lạ lùng thay, cậu vừa dứt tiếng thì có tiếng vọng lại: “Tôi yêu người”. Lúc đó, người mẹ mới giải thích cho con hiểu: “Con ơi, đó chính là định luật trong cuộc sống của chúng ta. Con cho điều gì, con sẽ nhận điều đó. Ai gieo gió thì gặt bão. Nếu con thù ghét người thì người cũng thù ghét con. Nếu con yêu thương người thì người cũng yêu thương con.
(Trích Quà tặng cuộc sống- Nguồn: Internet)
a) Chỉ ra phương thức biểu đạt có trong đoạn?
b) Cho biết từ láy được sử dụng trong đoạn?
c) Hãy giảo thích từ gió và bão trong câu Ai gieo gió thì gặt bão?
d) Bài học từ câu chuyện trên?
- Phần Tập làm văn:
- Câu 1: (3,0 điểm): Viết đoạn văn ngắn nêu ý nghĩa của niêu cơm thần trong truyện cổ tích “Thạch Sanh”.
ĐỀ 3: Phần Đọc hiểu: : (2,0 điểm) Đọc kỹ đoạn trích và thực hiện các yêu cầu:
Trong một cuộc thi chạy giữa rùa và thỏ, thỏ tuy chạy nhanh nhưng cuối cùng rùa là người thắng cuộc. Nhưng thỏ không phục, nó yêu cầu thi lại một lần nữa. Sau đó, thỏ dùng hết tốc lực chạy một mạch đến đích. Thỏ thắng, lần này rùa lại không phục, nó nói:’’Mỗi lần thi đều do anh chỉ định đường chạy, lần này tôi sẽ định đường thi chạy’’.Ở chặng đua đầu, thỏ vẫn là người chạy trước, nhưng khi đến bờ sông, thỏ không sao qua được. Nó chỉ đành dương mắt ngó rùa bơi qua sông. Thỏ đã thua, rùa lại thắng.
Sau đó gặp nhau trong cuộc thi tiếp, thỏ nói: ‘‘Tại sao chúng ta cứ ăn thua với nhau như thế? Chúng ta hãy hợp tác nhé!’’. Thế là trên đất liền, thỏ cõng rùa chạy; đến bờ sông, rùa cõng thỏ trên lưng và cả hai vượt qua dòng nước.
Cuối cùng, rùa và thỏ đều chiến thắng.
( Phỏng theo 50 câu chuyện làm thay đổi cuộc sống của bạn, NXB Đồng Nai 2010)
a) Chỉ ra phương thức biểu đạt chính?
b) Hãy giải thích nghĩa của từ ăn thua và hợp tác?
c) Tìm cụm danh từ có trong câu Trong một cuộc thi chạy giữa rùa và thỏ, thỏ tuy chạy nhanh nhưng cuối cùng rùa là người thắng cuộc.?
d) Câu chuyện này khiến em có những suy nghĩ gì?
- Phần Tập làm văn:
- Câu 1: (3,0 điểm): Viết đoạn văn nêu lên bài học mà em rút ra được sau khi học xong truyện “ Thầy bói xem voi”
ĐỀ 4: Phần Đọc hiểu: : (2,0 điểm) Đọc kỹ đoạn trích và thực hiện các yêu cầu:
Quê hương là chùm khế ngọt
Cho con trèo hái mỗi ngày
Quê hương là đường đi học
Con về rợp bướm vàng bay
Quê hương là con diều biếc
Tuổi thơ con thả trên đồng
Quê hương là con đò nhỏ
Êm đềm khua nước ven sông.
(Trích, Quê hương của Đỗ Trung Quân.)
a) Chỉ ra phương thức biểu đạt chính?
b) Cho biết từ láy được sử dụng trong đoạn?
c) Tìm cụm động từ có trong hai câu
“Quê hương là chùm khế ngọt
Cho con trèo hái mỗi ngày”?
d) Đoạn thơ gợi cho em điều gì về quê hương?
- Phần Tập làm văn:
- Câu 1: (3,0 điểm): Viết đoạn văn ngắn nêu những phẩm chất của nhân vật
- Thạch Sanh trong truyện cổ tích “Thạch Sanh”.
ĐỀ 5:
Phần Đọc hiểu: : (2,0 điểm) Đọc kỹ đoạn trích và thực hiện các yêu cầu:
Những năm tháng xa quê, giông tố cuộc đời tưởng chừng cuốn bay tất cả nhưng trong tâm tư tôi những dòng sông quê mênh mông vẫn cuồn cuộn chảy, những dòng kênh xanh biếc vẫn lặng lờ trôi. Tôi yêu những cánh đồng bao la vàng rực ngày mùa, mù mù khói rạ, thơm vị mía lùi và trắng xóa sương mù sau tết. Yêu cả tiếng chuông chùa ngân thăm thẳm canh khuya. Tôi yêu nắng chiều tà trải màu vàng tái trên rẫy khoai mì, nghiêng nghiêng bên triền núi…
Mai Văn Tạo; Tản văn -Nguồn sách Nâng cao Ngữ Văn
a) Chỉ ra phương thức biểu đạt chính?
b) Cho biết từ láy được sử dụng trong đoạn?
XEM THÊM: