- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 86,135
- Điểm
- 113
tác giả
Bộ đề thi hsg văn 9 CÓ HƯỚNG DẪN CHẤM & ĐÁP ÁN NĂM 2023 CÁC TỈNH được soạn dưới dạng file word gồm 177 trang. Các bạn xem và tải bộ đề thi hsg văn 9 về ở dưới.
Câu 1 (4 điểm) Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi :
Nắng trong mắt những ngày thơ bé
Cũng xanh mơn như thể lá trầu
Bà bổ cau thành tám chiếc thuyền cau
Chở sớm chiều tỏm tẻm
Hoàng hôn đọng trên môi bà quạnh thắm
Nắng xiên khoai qua liếp vách không cài
Bóng bà đổ xuống đất đai
Rủ châu chấu, cào cào về cháu bắt
Rủ rau má, rau sam
Vào bát canh ngọt mát
Tôi chan lên suốt dọc tuổi thơ mình.
a.Xác định thể thơ của đoạn trích trên ? Nêu tên một bài thơ khác trong chương trình Ngữ văn lớp 9 có cùng đề tài với đoạn thơ?
b.Nêu ngắn gọn nội dung của đoạn thơ?
c.Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ:
Có một cậu bé ngỗ nghịch thường bị mẹ khiển trách. Một ngày nọ, giận mẹ, cậu chạy đến một thung lũng gần một khu rừng rậm. Lấy hết sức mình, cậu thét lớn: “Tôi ghét người”. Từ khu rừng liền có tiếng vọng lại “Tôi ghét người”. Cậu hoảng hốt quay về, sà vào lòng mẹ khóc nức nở. Cậu bé không sao hiểu được từ trong rừng sâu lại có người ghét cậu.
Người mẹ cầm tay con , đưa cậu trở lại khu rừng. Bà nói: “Bây giời thì con hãy hét thật to: “Tôi yêu người!”. Lạ lùng thay, cậu vừa dứt tiếng thì có tiếng vọng lại: “Tôi yêu người”. Người mẹ mới giải thích cho cậu con trai, nghe xong cậu bé mỉm cười.
(Theo Cửa sổ tâm hồn – NXB Trẻ, 2006)
Em hãy viết bài văn nghị luận truyền tải thông điệp của người mẹ trong câu chuyện trên.
Câu 3 (10 điểm)
Có ý kiến cho rằng: “Niềm vui của nhà văn chân chính là được làm người dẫn đường đến xứ sở của cái đẹp’’.
Hãy khám phá “xứ sở cái đẹp” qua bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận, SGK Ngữ văn 9, tập 1.
*LƯU Ý:
-Trên đây chỉ là những định hướng, giám khảo cần linh hoạt, tránh đếm ý cho điểm. Việc cho điểm từng ý cần thống nhất chung.
-Khuyến khích những bài viết có sự sáng tạo
-Điểm toàn bài là tổng điểm các câu đã chấm cho lẻ đến 0,25
Câu 1 (4,0 điểm): Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu:
KHÁT VỌNG
Chuyện kể rằng
Có quả trứng đại bàng
Rơi vào ổ gà đang ấp
Khi nở ra cùng với bầy gà
Đại bàng con ngượng ngùng chiêm chiếp
Nhảy bay loạng choạng sân nhà
Không ai nói với đại bàng về những chân trời xa
Về những đại ngàn bí mật
Nên nó vẫn hồn nhiên bới đất
Chỉ có khát vọng mơ hồ
Lâu lâu lại cồn cào trong ngực...
Làm sao mà ai biết
Mình đã bắt đầu từ quả trứng nào đây
Sao không thử một lần vỗ cánh tung bay?...
(Đặng Hồng Thiệp, Thơ sông Lam, NXB Hội Nhà văn,
a. Xác định thể thơ của bài thơ trên?
b. Em hiểu như thế nào về hình ảnh “bầy gà” trong bài thơ?
c. Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ trong câu thơ: Sao không thử một lần vỗ cánh tung bay?.
d. Thông điệp nào trong bài thơ có ý nghĩa nhất với em? Vì sao?
Câu 2 (6,0 điểm)
UBND THÀNH PHỐ TỪ SƠN PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO | ĐỀ MINH HỌA ĐỀ KIỂM TRA CHỌN HSG Môn: Ngữ văn 9 Năm học: 2022- 2023 Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề) ================= |
Câu 1 (4 điểm) Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi :
Nắng trong mắt những ngày thơ bé
Cũng xanh mơn như thể lá trầu
Bà bổ cau thành tám chiếc thuyền cau
Chở sớm chiều tỏm tẻm
Hoàng hôn đọng trên môi bà quạnh thắm
Nắng xiên khoai qua liếp vách không cài
Bóng bà đổ xuống đất đai
Rủ châu chấu, cào cào về cháu bắt
Rủ rau má, rau sam
Vào bát canh ngọt mát
Tôi chan lên suốt dọc tuổi thơ mình.
(Trích “Thời nắng xanh” – Trương Nam Hương)
a.Xác định thể thơ của đoạn trích trên ? Nêu tên một bài thơ khác trong chương trình Ngữ văn lớp 9 có cùng đề tài với đoạn thơ?
b.Nêu ngắn gọn nội dung của đoạn thơ?
c.Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ:
- “Nắng trong mắt những ngày thơ bé
- Cũng xanh mơn như thể lá trầu”
- d.Em cảm nhận được điều gì về tâm hồn của nhà thơ qua đoạn trích trên? Điều đó khơi gợi trong tâm hồn em tình cảm gì? Vì sao?
Tiếng vọng rừng sâu
Có một cậu bé ngỗ nghịch thường bị mẹ khiển trách. Một ngày nọ, giận mẹ, cậu chạy đến một thung lũng gần một khu rừng rậm. Lấy hết sức mình, cậu thét lớn: “Tôi ghét người”. Từ khu rừng liền có tiếng vọng lại “Tôi ghét người”. Cậu hoảng hốt quay về, sà vào lòng mẹ khóc nức nở. Cậu bé không sao hiểu được từ trong rừng sâu lại có người ghét cậu.
Người mẹ cầm tay con , đưa cậu trở lại khu rừng. Bà nói: “Bây giời thì con hãy hét thật to: “Tôi yêu người!”. Lạ lùng thay, cậu vừa dứt tiếng thì có tiếng vọng lại: “Tôi yêu người”. Người mẹ mới giải thích cho cậu con trai, nghe xong cậu bé mỉm cười.
(Theo Cửa sổ tâm hồn – NXB Trẻ, 2006)
Em hãy viết bài văn nghị luận truyền tải thông điệp của người mẹ trong câu chuyện trên.
Câu 3 (10 điểm)
Có ý kiến cho rằng: “Niềm vui của nhà văn chân chính là được làm người dẫn đường đến xứ sở của cái đẹp’’.
Hãy khám phá “xứ sở cái đẹp” qua bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận, SGK Ngữ văn 9, tập 1.
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ CHỌN HỌC SINH GIỎI
MÔN NGỮ VĂN LỚP 9
MÔN NGỮ VĂN LỚP 9
Câu | Nội dung | Biểu điểm |
1 (4đ) | a.Thể thơ: Tự do Bài thơ cùng đề tài trong chương trình: Bếp lửa | 0,25 0,25 |
b.Nội dung chính của đoạn thơ: Kí ức của chủ thể trữ tình về tuổi thơ trong trẻo, hồn nhiên về người bà tần tảo khuya sớm. | 0,5 | |
c.-Chỉ ra biện pháp tu từ: +So sánh: “Nắng: xanh mơn như thể lá trầu” +Ẩn dụ : “nắng – xanh mơn” -Tác dụng: +Thể hiện cảm xúc và cách nhìn đặc biệt của người cháu về màu nắng trong kỉ niệm. Đó là màu nắng gắn với hình tượng người bà bên lá trầu xanh tươi. Kí ức ấy đẹp đẽ, trong trẻo không thể nào quên. +Giúp câu thơ thêm sinh động, giàu hình ảnh, mang đậm cá tính sáng tạo của Trương Nam Hương. | 0,5 1,0 0,5 | |
d.Qua đoạn thơ, ta cảm nhận được tâm hồn tinh tế nhạy cảm, thái độ trân trọng mọi kí ức tuổi thơ của tác giả. Tình cảm đó khơi gợi trong tâm hồn mỗi người tình yêu quê hương, trân trọng những kí ức đẹp của tuổi thơ bên những người thân thương. Đó là những tình cảm chân thành, hồn hậu, vốn sẵn có trong tâm hồn mỗi người, chỉ một tín hiệu đã đủ khơi dậy cả miền kỉ niệm. | 1,0 | |
2 (6đ) | A.Về kỹ năng: Biết cách làm bài nghị luận xã hội về vấn đề tư tưởng đạo lý, luận điểm sáng rõ, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng thuyết phục, lời văn hình ảnh, truyền cảm hấp dẫn. B.Về kiến thức: Bài viết có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau song cần nêu được những ý cơ bản sau: 1. Dẫn dắt vào vấn đề nghi luận. - Nêu vấn đề nghi luận: Hãy nhớ rằng, cho đi sẽ nhận lại, kẻ gieo gió ắt gặt bão. Nếu ta ghét người người sẽ ghét ta, ta yêu người, người sẽ yêu ta - Phạm vi: câu chuyện “tiếng vọng rừng sâu” 2.Phân tích ý nghĩa câu chuyện. -Câu chuyện nói về mối quan hệ giữa cho và nhận trong cuộc sống. Khi bạn trao yêu thương cho người khác bạn sẽ nhận lại yêu thương. Đây là mối quan hệ nhân quả trong cuộc sống. 3. Bài học của câu chuyện - Quan hệ giữa cho và nhận trong cuộc sống rất phong phú cả về vật chất và tinh thần. - Không phải lúc nào mối quan hệ này cũng bình đẳng trong cuộc sống, nhiều khi ta cho nhiều hơn nhận lại ít hơn. - Trong mối quan hệ giữa cho và nhận, khi bạn cho ai thì không phải lúc nào bạn cũng nhận lại được từ người ấy mà nhiều trường hợp bạn nhận lại từ người mà bạn chưa từng cho. + Những gì chúng ta nhận được khi cho nhiều khi là sự hài lòng về bản thân, sự thân thiện hơn về con người của chúng ta trong cuộc sống - Làm điều ác, ích kỉ, xấu xa thì phải nhận lấy những gì mình gieo. Đó là sự bồn chồn của tâm hồn, hoặc những hành động xấu xa của người khác đối với nó. Vì vậy, bạn tự làm hại chính mình. - Yêu thương và đối xử tốt với mọi người sẽ được nhận về những yêu thương. 4.Bàn luận mở rộng. -Câu chuyện đã dẫn dắt mọi người đến một cuộc sống tươi đẹp, yêu thương và có trách nhiệm ứng xử trước cộng đồng. - Căm thù luôn sinh ra thù hận và bạo lực luôn sinh ra bạo lực, chỉ có tình yêu mới sinh ra tình yêu. Phê phán những người luôn sống trong hận thù 5.Bài học nhận thức, hành động. - Câu chuyện mang đến bài học sâu sắc: Con người nên biết điều tốt nhất cho cuộc sống này. Yêu thương, tôn trọng cảm thông giúp đỡ lẫn nhau, không cho và nhận vì mục đích ích kỉ. - Con người cần biết cho đi hơn là nhận, cho đi mà không đòi hỏi đền đáp . 6. Khẳng định lại ý nghĩa câu chuyện và bài học rút ra cho bản thân. | 0,5 1,0 3,0 0,5 0,5 0,5 |
3 (10đ) | A.Yêu cầu về kĩ năng: -Kiểm tra năng lực viết bài văn nghị luận văn học, học sinh huy động kiến thức về lí luận văn học, khả năng cảm thụ thơ, kĩ năng tạo lập văn bản để làm bài. -Thí sinh có thể cảm nhận và trình bày theo những cách khác nhau, nhưng phải có kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; bố cục rõ ràng, mạch lạc, không mắc lỗi về chính tả, dùng từ và ngữ pháp. Hành văn lưu loát, trong sáng, có cảm xúc. B.Yêu cầu về kiến thức: I.Mở bài: -Giới thiệu tác giả, tác phẩm và vấn đề nghị luận -Trích dẫn ý kiến, nêu nhận định | 1,0 |
II.Thân bài: 1.Giải thích chung a.Giải thích khái quát vấn đề -Nhà văn chân chính: là nhà văn luôn đặt mục đích sáng tác vào con người và cuộc sống, đem ngòi bút của mình phục vụ đời sống và có ích cho con người. -Xứ sở của cái đẹp: Đó là cái đẹp muôn hình vẻ của cuộc đời mà nhà văn phản ánh trong tác phẩm (Vẻ đẹp của tự nhiên, của con người…). Vẻ đẹp ấy không chỉ thể hiện ở nội dung mà còn ở hình thức của tác phẩm đem đến cho người đọc những rung động thẩm mĩ, giúp con người thêm yêu cuộc sống, khát khao vươn tới những giá trị tốt đẹp của cuộc đời. => Nội dung cả câu: Khẳng định vai trò của nhà văn và tác phẩm trong việc giúp bạn độc khám phá những vẻ đẹp của cuộc sống. b.Giới thiệu hoàn cảnh ra đời của bài thơ: Năm 1958, đất nước được hòa bình, tác giả đi thực tế ở vùng biển Quảng Ninh chứng kiến cuộc sống mới của người lao động. 2. Chứng minh qua văn bản Đoàn thuyền đánh cá của nhà văn Huy Cận a.Vẻ đẹp của thiên nhiên -Vẻ đẹp của cảnh hoàng hôn trên biển: rực rỡ, kì vĩ, huy hoàng -Vẻ đẹp của cảnh biển đêm: lung linh, kì ảo, thơ mộng, vẻ đẹp giàu có, trù phú của biển cả. -Vẻ đẹp của cảnh bình minh tươi sáng, tinh khôi, tràn đầy sức sống. b.Vẻ đẹp của con người -Khi ra khơi: con người hào hứng, hăng say, phấn khởi tràn đầy hi vọng -Khi đánh cá trên biển: Con người với khí thế hăng hái, tư thế hùng dũng mạnh mẽ với niềm vui phơi phới, lạc quan, với ý chí quyết tâm và sự nỗ lực khẩn trương, tự tin của vần. Khi trở về: con người tràn đầy niềm vui, niềm tự hào với tư thế tự tin của người lao động c.Vẻ đẹp của nghệ thuật biểu hiện -Thể thơ 7 chữ, cách gieo vần biến hoá linh hoạt -Âm hưởng thơ khỏe khoắn sôi nổi vừa phơi phới, bay bổng vừa ngọt ngào, tha thiết -Kết cấu đầu cuối tương ứng thể hiện trọn vẹn hành trình ra khơi đánh cá và trở về. -Bút pháp tả thực kết hợp với lãng mạn. Hình ảnh thơ kì vĩ tráng lệ, những hình ảnh so sánh, nhân hóa đẹp được sáng tạo bằng cảm hứng lãng mạn, cảm hứng về thiên nhiên vũ trụ và cảm hứng về lao động. | 1,0 8,0 | |
III. Kết bài: -Khẳng định ý kiến trên hoàn toàn đúng đắn: cái đẹp trong tác phẩm văn học đa dạng, phong phú, được nhà văn khơi nguồn, kết tinh từ cuộc sống, là sản phẩm do tài năng, tâm huyết, trí tuệ của nhà văn nên có sức hấp dẫn với độc giả. -Khẳng định tầm quan trọng của hiện thực cuộc sống và tài năng của nhà văn trong việc khám phá và sáng tạo cái đẹp. | 1,0 |
*LƯU Ý:
-Trên đây chỉ là những định hướng, giám khảo cần linh hoạt, tránh đếm ý cho điểm. Việc cho điểm từng ý cần thống nhất chung.
-Khuyến khích những bài viết có sự sáng tạo
-Điểm toàn bài là tổng điểm các câu đã chấm cho lẻ đến 0,25
---------------------------------------------------
PHÒNG GD & ĐT TP TỪ SƠN TRƯỜNG THCS ĐÌNH BẢNG | ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9 CẤP THÀNH PHỐ NĂM HỌC 2022 - 2023 |
Môn thi: Ngữ văn
Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
Câu 1 (4,0 điểm): Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu:
KHÁT VỌNG
Chuyện kể rằng
Có quả trứng đại bàng
Rơi vào ổ gà đang ấp
Khi nở ra cùng với bầy gà
Đại bàng con ngượng ngùng chiêm chiếp
Nhảy bay loạng choạng sân nhà
Không ai nói với đại bàng về những chân trời xa
Về những đại ngàn bí mật
Nên nó vẫn hồn nhiên bới đất
Chỉ có khát vọng mơ hồ
Lâu lâu lại cồn cào trong ngực...
Làm sao mà ai biết
Mình đã bắt đầu từ quả trứng nào đây
Sao không thử một lần vỗ cánh tung bay?...
(Đặng Hồng Thiệp, Thơ sông Lam, NXB Hội Nhà văn,
2017, trang 247)
a. Xác định thể thơ của bài thơ trên?
b. Em hiểu như thế nào về hình ảnh “bầy gà” trong bài thơ?
c. Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ trong câu thơ: Sao không thử một lần vỗ cánh tung bay?.
d. Thông điệp nào trong bài thơ có ý nghĩa nhất với em? Vì sao?
Câu 2 (6,0 điểm)
CÂU CHUYỆN VỀ HAI HẠT LÚA