MÔN VĂN

Yopovn

Ban quản trị Team YOPO
Thành viên BQT
Tham gia
28/1/21
Bài viết
85,993
Điểm
113
tác giả
BỘ TÀI LIỆU Bồi dưỡng học sinh giỏi văn 8 theo chuyên de VÀ ĐỀ THI THỬ Năm 2024-2025 theo CHƯƠNG TRÌNH GDPT 2018 được soạn dưới dạng file word gồm 218 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
PHẦN I: CÁCH LÀM BÀI ĐỌC HIỂU

Cách làm bài đọc – hiểu dạng trắc nghiệm kết hợp tự luận.

Thông thường, phần đọc hiểu gồm 10 câu hỏi, trong đó 8 câu trắc nghiệm và 2 câu tự luận( Trả lời ngắn), đánh giá ở ba mức độ: nhận biết – thông hiểu – vận dụng.

Trắc nghiệm:Câu 1 – câu 8
Những dạng câu hỏi thường gặp trong đề bài là:

Phương thức biểu đạt chính ( Căn cứ vào đặc trưng của từng PTBĐ để xác định: Tự sự - trình bày diễn biến sự việc; Nghị luận – Bày tỏ quan điểm, ý kiến; Biểu cảm – Bộc lộ cảm xúc; Miêu tả - Tái hiện sự vật, sự việc, hiện tượng…)

Thể thơ, vần, nhịp, cách ngắt dòng ( Đối với thơ)
Thể loại, nhân vật, cốt truyện ( Đối truyện)
Ý nghĩa của chi tiết nghệ thuật trong văn bản
Nội dung chính của văn bản
Bài học, thông điệp cuộc sống gợi ra từ văn bản.

Các đơn vị kiến thức Tiếng Việt đã học: Biện pháp tu từ, câu chia theo mục đích nói, vai trò tác dụng của dấu câu, nghĩa của từ….

* Tự luận: Câu 9 và câu 10
Câu 9:Thông thường có các dạng câu hỏi:
- Phân tích giá trị biểu đạt của biện pháp tư từ có trong ngữ liệu.
Cách làm:
+Xác định biện pháp tu từ thể hiện qua từ ngữ, hình ảnh nào.

Phân tích tác dụng: Biện pháp tu từ ấy thể hiện điều gì, nói với chúng ta điều gì, tư tưởng, tình cảm của tác giả bộc lộ như thế nào, thái độ của người viết ra sao…

Biện pháp tu từ có tác dụng về nghệ thuật: Làm tăng giá trị biểu cảm cho sự diễn đạt,tạo nhạc điệu cho câu văn, câu thơ…

- Thông điệp, bài học rút ra từ ngữ liệu: Ngữ liệu gửi đến bạn đọc thông điệp cuộc sống nào, ý nghĩa sâu sắc mà tác giả gửi gắm qua lớp vỏ ngôn từ là gì… Hoặc bài học cuộc sống mà bạn đọc rút ra từ ngữ liệu là gì???

Câu 10: Viết đoạn văn NLXH ( khoảng 200 chữ) – vấn đề gợi ra từ văn bản đọc hiểu - Các dạng đoạn văn nghị luận xã hội thường gặp.

Dạng 1: Bàn luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí. a. Kĩ năng nhận thức đề.

Đối với dạng bài nghị luận về một tư tưởng, đạo lí thì đề bài thường trích một câu trong văn bản để yêu cầu thí sinh bày tỏ ý kiến, bàn luận. Cũng có những đề bài không trích dẫn văn bản mà trực tiếp nên vấn đề cần nghị luận; hoặc đề yêu cầu người viết tự rút ra bài học, thông điệp mà tác giả muốn gửi gắm trong câu chuyện, trong đoạn thơ, ý thơ, ý nghĩa của câu châm ngôn, danh ngôn…... để trình bày suy nghĩ của bản thân… b. Kĩ năng viết đoạn văn 200 chữ bàn về một vấn đề tư tưởng, đạo lí.

* Kĩ năng viết phần mở đoạn. - Mở đoạn: (khoảng 2 dòng).



1​




Dẫn dắt vào vấn đề: Để tạo sức hấp dẫn, cuốn hút và tạo ấn tượng cho người đọc, các em nên dẫn dắt từ một ý kiến, câu nói nổi tiếng, danh ngôn… có nội dung tương đồng hoặc tương phản với vấn đề cần nghị luận để vào bài (chú ý chọn câu nói ngắn nhất). Hoặc có thể chọn một câu nói liên quan đến vấn đề nghị luận ở trong ngữ liệu để dẫn dắt vào bài hoặc mở đoạn bằng suy ngẫm, trải nghiệm….

Nêu tư tưởng, đạo lí cần nghị luận.

Lưu ý: Giữa phần dẫn và phần nêu vấn đề cần nghị luận phải có đường dẫn thể hiện sự liên kết chặt chẽ, thuyết phục.

VD 1: Mở đoạn bằng dẫn từ một nhận định tương đồng

“Chúng ta đều ở trong rãnh nước, nhưng có vài người biết ngước lên trời sao”.(Oscar Wilde). Quả vậy, cuộc sống thường bày ra cho ta những khó khăn, giới hạn. Bởi thế mà phần lớn chúng ta sẽ an phận với những “rãnh nước”, những gì là nhỏ bé, bình lặng. Chúng ta đâu biết rằng có ước mơ, hoài bão, khát vọng sẽ giúp ta bứt thoát ra khỏi những giới hạn của bản thân mà vươn tới các vì sao! Câu chuyện “..” sẽ đem đến những bài học bổ ích để chúng ta biết nuôi dưỡng ước mơ và biết làm thế nào để biến ước mơ trở thành hiện thực.

VD 2.Mở đoạn từ trải nghiệm, suy ngẫm.

Ta lặng ngắm một giọt nước long lanh nhưng cũng không nguôi say đắm với sự khoáng đạt của đại dương mênh mông. Ta bằng lòng với ánh sáng quen thuộc của ngọn đèn nhưng cũng không nguôi khao khát sự lấp lánh của những vì sao. Ta yêu mến một bông hoa nhỏ xinh nhưng cũng thèm được thả hồn với cánh đồng hoa bạt ngàn hương sắc… Quả vậy, cuộc sống mà không có ước mơ, khát vọng vươn tới những điều lớn lao, cuộc sống ấy sẽ nghèo nàn đi nhiều lắm! Câu chuyện “..” sẽ đem đến cho chúng ta những bài học bổ ích về biết nuôi dưỡng ước mơ và biết làm thế nào để biến ước mơ trở thành hiện thực.

Kĩ năng viết phần thân đoạn:
phần thân đoạn viết đoạn văn 200 chữ bàn về tư tưởng, đạo lí thông thường các em cần tiến hành theo các bước sau:

Bước 1: Giải thích ý nghĩa câu nói/ vấn đề nghị luận đề bài ra. - Yêu cầu:

+ Chỉ giải thích những từ ngữ, hình ảnh còn ẩn ý ( Từ khoá)

+ Phải đi từ yếu tố nhỏ đến yếu tố lớn: giải thích từ ngữ, hình ảnh ẩn ý trước rồi mới khái quát ý nghĩa của cả câu nói.

+ Nên dựa vào nôi dung phần đọc hiểu để giải thích từ ngữ, tránh suy diễn tùy tiện. Bởi vì có những câu nói khi đứng độc lập thì nó có ý nghĩa khác so với nghĩa trong văn cảnh.

- Nếu đề bài không trích dẫn câu nói thì chỉ cần giải thích ngắn gọn khái niệm/ vấn đề cần bàn luận.


2​




Bước 2: Bàn luận, nêu quan điểm của cá nhân (thấy đúng, sai hay cả đúng cả sai). Lý giải quan điểm đó (Vì sao đúng? Vì sao sai?). Yêu cầu:

Phân tách các vế của vấn đề nghị luận để xem xét cặn kẽ, thấu đáo.

Khi bàn luận, cần có căn cứ khách quan.

Minh chứng bằng dẫn chứng, ví dụ cụ thể (biểu hiện như thế nào?). Yêu cầu:

+ Dẫn chứng phải tiêu biểu, hợp lí, phục vụ cho việc bàn luận.

+ Nên kết hợp dẫn chứng lịch sử – hiện tại, trong nước – ngoài nước, người nổi tiếng – người bình thường… sao cho phong phú và có sức thuyết phục.

+ Một số cách nêu dẫn chứng thường gặp:

+> Cách 1: nêu số liệu ( nên lấy những số liệu chính xác “những con số biết nói” được đưa ra bàn luận trên chương trình thời sự, trong các công trình nghiên cứu, các bài báo…).

+> Cách 2: nêu tấm gương điển hình, nổi tiếng (Ví dụ: Bác Hồ, thầy giáo Nguyễn

Ngọc Ký , Walt Disney, Bill Gate, …)+> Cách 3: nêu lời nói của một người nổi tiếng

(Ví dụ: “Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình” (Tố Hữu); nhà văn Nga Lev Tolstoi nói “Lí tưởng là ngọn đèn chỉ đường. Không có lí tưởng thì không có phương hướng kiên định, mà không có phương hướng thì không có cuộc sống”; nhà văn Mark Twain từng nói: “Không có gì buồn hơn tiếng thở dài của người còn trẻ mà đã bi quan”).

+> Cách 4: Nêu các chương trình truyền hình thực tế: “Chắp cánh ước mơ”, “Lục lạc vàng”; “Trái tim cho em”, “Cặp lá yêu thương”…

=> Từ những dẫn chứng thực tế đúng đắn đó, các em chỉ ra tầm quan trọng, tác dụng của tư tưởng, đạo lý đối với đời sống xã hội. Không phân tích dẫn chứng dài dòng.

Mở rộng vấn đề:

Một số cách mở rộng:

Mở rộng bằng cách giải thích và chứng minh. +Mở rộng bằng cách đào sâu thêm vấn đề. +Mở rộng bằng cách lật ngược vấn đề.

Lưu ý:

Bác bỏ (phê phán) những biểu hiện sai lệch có liên quan đến vấn đề: bác bỏ những biểu hiện sai lệch có liên quan đến tư tưởng, đạo lý vì có những tư tưởng, đạo lý đúng trong thời đại này nhưng còn hạn chế trong thời đại khác, đúng trong hoàn cảnh này nhưng chưa thích hợp trong hoàn cảnh khác; ….

Trong các bước mở rộng, tuỳ vào từng trường hợp và khả năng của mình mà áp dụng cho tốt, không nên cứng nhắc.

Bước 3: Bài học nhận thức và hành động (Cần phải làm gì?).

Đây là vấn đề cơ bản của một bài nghị luận bởi mục đích của việc nghị luận là rút ra những kết luận đúng để thuyết phục người đọc áp dụng vào thực tiễn đời sống. Vì thế:

3​

Bồi dưỡng Ngữ văn 8 - CT GDPT 2018



Bài học phải được rút ra từ chính tư tưởng, đạo lí mà đề bài yêu cầu bàn luận.

Bài học cần chân thành, giản dị, hướng tới tuổi trẻ, không sáo rỗng, hình thức.

Nên rút ra hai bài học, một bài học về nhận thức, một bài học về hành động.

Kĩ năng viết phần kết đoạn: Đưa ra một thông điệp hay một lời khuyên cho mọi người. Các em có thể lấy một câu nói có ý nghĩa, tương đồng với vấn đề nghị luận ở trong phần đọc hiểu để chốt đoạn văn.

VD.Hãy tìm ra ước mơ cháy bỏng nhất của mình và hãy bắt tay vào thực hiện từ ngay hôm nay. Bởi không có gì là không thể làm nếu ta có đủ quyết tâm. “Đủ nắng hoa sẽ nở. Đủ gió chong chóng sẽ quay” và chắc chắn đủ ước mơ, đủ kiên trì bền bỉ bạn sẽ gặt hái được thành công. Hãy cháy lên để tỏa sáng!


Dạng 2: Bàn luận về một sự việc, hiện tượng đời sống. ( Ít sử dụng trong HSG)

a. Kĩ năng nhận thức và phân loại dạng bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.

Yêu cầu:

Học sinh phải nhận thức đúng đắn được : nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống là bàn luận về những sự việc đáng khen, đáng chê hay đáng suy ngẫm… đặt ra trong đời sống xã hội, con người; có ý nghĩa với mọi người, với cộng đồng.

Học sinh phân loại được những sự việc, hiện tượng được bàn đến trong đoạn văn nghị luận xã hội về một sự việc, hiện tượng đời sống.

+ Các hiện tượng tích cực trong đời sống. + Các hiện tượng tiêu cực trong đời sống. + Các hiện tượng hai mặt.

b. Kĩ năng trang bị kiến thức để viết đoạn văn nghị luận 200 chữ bàn luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.

-Muốn làm tốt được dạng đề nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống, các em nên ôn tập theo các chủ đề (nắm vững các vấn đề cần nghị luận trong từng chủ đề đó). Ví dụ:

+ Các sự việc, hiện tượng tích cực trong đời sống: tương thân tương ái, tự học thành tài…

+ Các sự việc, hiện tượng tiêu cực trong đời sống: ô nhiễm môi trường, thực phẩm bẩn, tai nạn giao thông, gian lân trong thi cử…

+ Các sự việc, hiện tượng hai mặt: đam mê thần tượng, du học rồi ở lại nước ngoài, mạng xã hội…

Các em nên rèn luyện thói quen sưu tầm các câu danh ngôn, châm ngôn,… để vận dụng dẫn dắt vào phần mở đoạn hoặc kết đoạn. Các em nên thường xuyên đọc các câu chuyện trong “Quà tặng cuộc sống”, dành thời gian xem một số chương trình truyền hình thực tế… để có thêm kiến thức, sự hiểu biết, vốn sống,… để vận dụng trong khâu lấy dẫn chứng cho đoạn văn nghị luận xã hội.

c. Kĩ năng viết đoạn văn 200 chữ bàn về một sự việc, hiện tượng đời sống. * Kĩ năng viết phần mở đoạn.

Mở đoạn: (khoảng 2 dòng).


4​

Bồi dưỡng Ngữ văn 8 - CT GDPT 2018



Dẫn dắt vào vấn đề : Dẫn dắt ngắn gọn, có sức thuyết phục cao để tạo sức hấp dẫn, cuốn hút và tạo ấn tượng cho người đọc. Các em có thể dẫn dắt từ một ý kiến, câu nói nổi tiếng, danh ngôn…có nội dung tương đồng hoặc tương phản với vấn đề cần nghị luận để vào bài. Hoặc các em có thể chọn một câu nói liên quan đến vấn đề nghị luận ở trong ngữ liệu để dẫn dắt vào bài.

Nêu sự việc, hiện tượng đời sống cần nghị luận.

Lưu ý: Giữa phần dẫn và phần nêu vấn đề cần nghị luận phải có đường dẫn thể hiện sự liên kết chặt chẽ, thuyết phục.

Kĩ năng viết phần thân đoạn: phần thân đoạn viết đoạn văn 200 chữ bàn về sự việc, hiện tượng đời sống thông thường các em cần tiến hành theo các bước sau:

Bước 1: Nêu rõ thực trạng, các biểu hiện cụ thể của hiện tượng trong đời sống (Nó như thế nào?).

Bước 2: Nêu nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên (Nguyên nhân khách quan và chủ quan; Nguyên nhân sâu xa và trực tiếp).

Bước 3: Nêu thái độ đánh giá, nhận định về mặt đúng – sai, lợi – hại, kết quả – hậu quả, biểu dương – phê phán.

Bước 4: Biện pháp khắc phục hậu quả hoặc phát huy kết quả. (Cần phải làm gì?).

Bước 5: Liên hệ bản thân, rút ra bài học nhận thức và hành động cho mình.

Kĩ năng viết phần kết đoạn
:

Đưa ra thông điệp hay lời khuyên cho tất cả mọi người.

Các em có thể lấy một câu nói có ý nghĩa, tương đồng với vấn đề nghị luận ở trong phần đọc hiểu để chốt đoạn văn tạo ấn tượng sâu sắc cho người đọc.

Lưu ý: Trên đây chỉ là dàn ý chung cho đoạn văn bàn về hiện tượng đời sống. Tùy vào từng đề thi cụ thể, các em cần linh hoạt khi làm bài. Có những đề thi không nhất thiết phải triển khai đầy đủ các bước, có thể nhấn mạnh vấn đề đang bàn luận.

Ví dụ: Đề bài yêu cầu em hãy bình luận về nguyên nhân và giải pháp để khắc phục hiện tượng trên. Thì chúng ta cần làm rõ nguyên nhân và đề xuất được những giải pháp đúng đắn, thuyết phục người đọc. Những luận điểm phụ chỉ là tiền đề để triển khai luận điểm chính. Tránh viết chung chung, dàn trải, vừa tốn thời gian, vừa quá dung lượng và xa - lệch vấn đề nghị luận, mất điểm.

-----------------------------------------------------















5​

Bồi dưỡng Ngữ văn 8 - CT GDPT 2018




PHẦN II: LÍ LUẬN VĂN HỌC.



BÀI 1: CÁCH LÀM BÀI NGHỊ LUẬN VĂN HỌC MANG TÍNH LÍ LUẬN



1. Các dạng đề NLVH thường gặp hiện nay ( ba cấp độ ) :



a. Cấp độ 1( ít gặp trong đề thi HSG): Phân tích các yếu tố cơ bản trong một tác phẩm văn học.




- VD: Phân tích nhân vật “ A” trong tác phẩm “B” của nhà văn C.



b. Cấp độ 2 ( ít gặp trong đề thi HSG): Phân tích các yếu tố trong tác phẩm văn học để làm rõ một yêu cầu nào đó.



VD:



-Phân tích giá trị nhân đạo trong tác phẩm “ A” của nhà văn B?



-Phân tích chất thơ trong truyện ngắn “A” của nhà văn B?



c. Cấp độ 3 ( thường xuyên xuất hiện trong đề thi HSG): Dùng TPVH để làm sáng tỏ một nhận định lí luận văn học.
1725617137780.png

1725617150238.png
 

DOWNLOAD FILE

  • yopo.vn--HSG Văn 8 mới - Lí thuyết và đề.doc
    2.2 MB · Lượt tải : 4
CHỦ ĐỀ LIÊN QUAN
CHỦ ĐỀ MỚI NHẤT
Nếu bạn cảm thấy nội dung chủ đề bổ ích , Hãy LIKE hoặc bình luận để chủ đề được sôi nổi hơn
  • Từ khóa
    báo cáo chuyên đề môn ngữ văn 8 báo cáo chuyên đề ngữ văn 8 bồi dưỡng ngữ văn 8 kết nối tri thức các chuyên đề bồi dưỡng ngữ văn 8 các chuyên đề ngữ văn 8 các chuyên đề văn 8 chuyên văn 8 chuyên đề anh văn 8 chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi văn 8 chuyên đề bồi dưỡng hsg văn 8 chuyên đề bồi dưỡng văn 8 chuyên đề cảm thụ văn học lớp 8 chuyên đề dạy học văn 8 chuyên đề môn ngữ văn 8 chuyên đề môn ngữ văn lớp 8 chuyên đề ngữ văn 8 chuyên đề ngữ văn 8 học kì 2 chuyên đề ngữ văn 8 kì 2 chuyên đề ngữ văn 8 violet chuyên đề ôn thi hsg văn 8 chuyên đề thơ mới văn 8 chuyên đề tích hợp liên môn ngữ văn 8 chuyên đề văn 8 chuyên đề văn 8 mới nhất chuyên đề văn 8 violet chuyên đề văn bản nhật dụng lớp 8 chuyên đề văn học nước ngoài lớp 8 chuyên đề văn học trung đại lớp 8 chuyên đề văn nghị luận lớp 8 chuyên đề văn nghị luận xã hội chuyên đề văn thuyết minh lớp 8 chuyên đề văn tự sự lớp 8 chuyên đề đọc hiểu văn 8 de thi hsg văn 8 theo cấu trúc mới file tài liệu văn 8 giáo an bồi dưỡng học sinh giỏi văn 8 kết nối tri thức giáo an bồi dưỡng học sinh giỏi văn 8 violet giáo án chuyên đề ngữ văn 8 giáo an dạy chuyên đề ngữ văn 8 giáo án dạy chuyên đề văn 8 nghị luận văn học lớp 8 học sinh giỏi sách bồi dưỡng học sinh giỏi văn 8 pdf tài liệu bồi dưỡng học sinh giỏi văn 8 tên chuyên đề văn 8 đề chuyên văn lớp 8
  • THẦY CÔ CẦN TRỢ GIÚP, VUI LÒNG LIÊN HỆ!

    TƯ VẤN NHANH
    ZALO:0979702422

    BÀI VIẾT MỚI

    Top