- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 85,993
- Điểm
- 113
tác giả
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM DẠY HỌC TÍCH CỰC: DẠY TIẾT LUYỆN TÂP, ÔN TẬP NHƯ THẾ NÀO ĐỀ PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC HỌC TẬP CỦA HỌC SINH
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Từ năm 2002-2003 khi cả nước đồng loạt triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới. Cùng với việc ban hành chương trình giáo dục mới các sách giáo khoa ở tất cả các bộ môn được biên soạn lại theo hướng lấy học sinh làm trung tâm trong hoạt động dạy – học, phát huy tính tích cực của học sinh trong học tập. Bên cạnh những đổi mới khá triệt để về nội dung giáo dục, những nỗ lực về đổi mới quá trình giáo dục được thúc đẩy tích cực thì vấn đề được nói nhiều nhất là: Đổi mới phương pháp dạy học. Có thể nói đây đã trở thành vấn đề thời sự hàng ngày khi nói về giáo dục. Bên cạnh những thành công bước đầu của việc đổi mới phương pháp giảng dạy: nhận thức của xã hội về đổi mới trong giáo dục, nhận thức của mỗi thầy cô về nhu cầu cấp thiết của việc đổi mới phương pháp, phần lớn giáo viên đã quan tâm đến việc tổ chức hoạt động học tập của học sinh trong tiết học …Tuy nhiên một thực tế đáng lưu tâm là: Việc đổi mới phương pháp giảng dạy ở ta hình như diễn ra rất chậm chạp và gặp nhiều khó khăn. Nguyên nhân thì rất nhiều nhưng nguyên nhân lớn nhất là giáo viên rất khó thay đổi cách dạy học đã trở thành thói quen nếu các Thầy cô chưa thực sự hiểu rõ vấn đề: Tại sao phải đổi mới phương pháp dạy học và đổi mới phương pháp như thế nào: Có thầy cô cho rằng: đổi mới phương pháp giảng dạy là đoạn tuyệt với những phương pháp giảng dạy truyền thống, phát huy tính tích cực của học sinh là học sinh phải tự nghiên cứu bài trong SGK, đến tiết học giáo viên chỉ giải thích những gì học sinh chưa hiểu, phải có thảo luận theo nhóm nhỏ bất chấp nội dung bài, kiểu bài đó không thể học, không cần thiết tổ chức hoạt đó … Những vấn đề nêu trên mỗi nơi hiểu theo một khía cạnh khác nhau và được chỉ đạo chuyên môn theo suy nghĩ khác nhau của các cấp quản lý giáo dục địa phương đó. Từ đó việc mỗi giáo viên đổi mới phương pháp giảng dạy của bản thân mình trở nên “ khuôn mẫu”; “Hình thức” mà chưa quan tâm đến vấn đề quan trọng nhất: chất lượng tiếp thu và vận dụng kiến thức của học sinh là như thế nào? Cho nên việc đổi mới phương pháp giảng dạy chúng ta phải thực tâm mà nói rằng : Chưa đạt hiệu quả như mong đợi .
Vấn đề thứ hai là trong thời gian vừa qua chúng ta hầu như là tập trung cho việc đổi mới phương pháp truyền thụ kiến thức mà chưa chú trọng đổi mới phương pháp dạy cho học sinh kỹ năng học, kỹ năng vận dụng kiến thức đã học, kỹ năng liên kết, hệ thống kiến thức đó. Từ đó học sinh rất khó nắm bắt kiến thức mới và không vận dụng được kiến thức vào trong thức tế cuộc sống được. Trong thực tế giảng dạy tại trường đa số các thành viên trong tổ vẫn dành phần lớn sự quan tâm của mình vào việc đổi mới phương pháp làm sau cho dạy kiến thức mới được tốt còn tiết ít được quan tâm đổi mới nhất vẫn là hai tiết : Ôn tập và luyện tập. Trong khi tiết luyện tập, ôn tập có tầm quan trọng đặc biệt trong các tiết học các bộ môn khoa học tư nhiên. Đa số các tiết học đều không thành công với một số lý do sau:
* Học sinh: Do hỏng kiến thức rất lớn từ các lớp dưới trong khi đặc thù các môn khoa học tự nhiên đòi hỏi tính liên tục và kế thừa rất cao. Nên học sinh rất ngán ngại tiết luyện tập.
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Từ năm 2002-2003 khi cả nước đồng loạt triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới. Cùng với việc ban hành chương trình giáo dục mới các sách giáo khoa ở tất cả các bộ môn được biên soạn lại theo hướng lấy học sinh làm trung tâm trong hoạt động dạy – học, phát huy tính tích cực của học sinh trong học tập. Bên cạnh những đổi mới khá triệt để về nội dung giáo dục, những nỗ lực về đổi mới quá trình giáo dục được thúc đẩy tích cực thì vấn đề được nói nhiều nhất là: Đổi mới phương pháp dạy học. Có thể nói đây đã trở thành vấn đề thời sự hàng ngày khi nói về giáo dục. Bên cạnh những thành công bước đầu của việc đổi mới phương pháp giảng dạy: nhận thức của xã hội về đổi mới trong giáo dục, nhận thức của mỗi thầy cô về nhu cầu cấp thiết của việc đổi mới phương pháp, phần lớn giáo viên đã quan tâm đến việc tổ chức hoạt động học tập của học sinh trong tiết học …Tuy nhiên một thực tế đáng lưu tâm là: Việc đổi mới phương pháp giảng dạy ở ta hình như diễn ra rất chậm chạp và gặp nhiều khó khăn. Nguyên nhân thì rất nhiều nhưng nguyên nhân lớn nhất là giáo viên rất khó thay đổi cách dạy học đã trở thành thói quen nếu các Thầy cô chưa thực sự hiểu rõ vấn đề: Tại sao phải đổi mới phương pháp dạy học và đổi mới phương pháp như thế nào: Có thầy cô cho rằng: đổi mới phương pháp giảng dạy là đoạn tuyệt với những phương pháp giảng dạy truyền thống, phát huy tính tích cực của học sinh là học sinh phải tự nghiên cứu bài trong SGK, đến tiết học giáo viên chỉ giải thích những gì học sinh chưa hiểu, phải có thảo luận theo nhóm nhỏ bất chấp nội dung bài, kiểu bài đó không thể học, không cần thiết tổ chức hoạt đó … Những vấn đề nêu trên mỗi nơi hiểu theo một khía cạnh khác nhau và được chỉ đạo chuyên môn theo suy nghĩ khác nhau của các cấp quản lý giáo dục địa phương đó. Từ đó việc mỗi giáo viên đổi mới phương pháp giảng dạy của bản thân mình trở nên “ khuôn mẫu”; “Hình thức” mà chưa quan tâm đến vấn đề quan trọng nhất: chất lượng tiếp thu và vận dụng kiến thức của học sinh là như thế nào? Cho nên việc đổi mới phương pháp giảng dạy chúng ta phải thực tâm mà nói rằng : Chưa đạt hiệu quả như mong đợi .
Vấn đề thứ hai là trong thời gian vừa qua chúng ta hầu như là tập trung cho việc đổi mới phương pháp truyền thụ kiến thức mà chưa chú trọng đổi mới phương pháp dạy cho học sinh kỹ năng học, kỹ năng vận dụng kiến thức đã học, kỹ năng liên kết, hệ thống kiến thức đó. Từ đó học sinh rất khó nắm bắt kiến thức mới và không vận dụng được kiến thức vào trong thức tế cuộc sống được. Trong thực tế giảng dạy tại trường đa số các thành viên trong tổ vẫn dành phần lớn sự quan tâm của mình vào việc đổi mới phương pháp làm sau cho dạy kiến thức mới được tốt còn tiết ít được quan tâm đổi mới nhất vẫn là hai tiết : Ôn tập và luyện tập. Trong khi tiết luyện tập, ôn tập có tầm quan trọng đặc biệt trong các tiết học các bộ môn khoa học tư nhiên. Đa số các tiết học đều không thành công với một số lý do sau:
* Học sinh: Do hỏng kiến thức rất lớn từ các lớp dưới trong khi đặc thù các môn khoa học tự nhiên đòi hỏi tính liên tục và kế thừa rất cao. Nên học sinh rất ngán ngại tiết luyện tập.