- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 86,942
- Điểm
- 113
tác giả
Đề cương ôn tập văn 7 kì 1 sách cánh diều năm 2024-2025 được soạn dưới dạng file word gồm 20 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP VĂN 7 KÌ 1
A. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
1. TRUYỆN
a) Đề tài:
- Đề tài là phạm vi đời sống được thể hiện trong tác phẩm văn học.
- Để xác định đề tài, có thể dựa vào:
Loại sự kiện được miêu tả (đề tài chiến tranh, đề tài trinh thám, đề tài phiêu lưu…)
Không gian được tái hiện (đề tài miền núi, đề tài nông thôn, đề tài thành thị…)
Loại nhân vật được đặt ở vị trí trung tâm của tác phẩm (đề tài trẻ em, đề tài người nông dân, đề tài người lính)
- Một tác phẩm có thể gồm nhiều đề tài, trong đó có một đề tài chính
b) Chi tiết:
- Chi tiết là yếu tố nhỏ nhất tạo nên thế giới hình tượng (thiên nhiên, con người, sự kiện...) nhưng có tầm quan trọng đặc biệt trong việc đem lại sự sinh động, lôi cuốn cho tác phẩm văn học
c) Tính cách nhân vật
- Tính cách nhân vật là những đặc điểm riêng tương đối ổn định của nhân vật
- Tính cách nhân vật được bộc lộ, thể hiện qua:
Mọi hành động, cách ứng xử, cảm xúc, suy nghĩ…
Các mối quan hệ với những nhân vật khác
Lời kể và suy nghĩ của nhân vật khác
d) Văn bản tóm tắt
- Văn bản tóm tắt là một dạng rút gọn của văn bản gốc (có thể do tác giả của văn bản gốc hay người đọc thực hiện), tuy có dung lượng nhỏ nhưng vẫn phản ánh trung thành nội dung cơ bản của văn bản gốc.
* Đọc hiểu nội dung:
- Nêu được ấn tượng chung về văn bản.
- Nhận biết được đề tài, chủ đề, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc.
- Nhận biết được tính cách của các nhân vật qua hành động, lời thoại,…của nhân vật và lời của người kể chuyện.
- Nhận biết được tình cảm, cảm xúc của người viết thể hiện qua ngôn ngữ văn bản.
*. Đọc hiểu hình thức:
- Nhận biết được các yếu tố hình thức (bối cảnh, nhân vật, ngôi kể và sự thay đổi ngôi kể, từ ngữ địa phương, đặc sắc ngôn ngữ vùng miền…)
- Nêu được những trải nghiệm trong cuộc sống giúp bản thân hiểu thêm về nhân vật, sự việc trong tác phẩm văn học.
2. THƠ BỐN CHỮ , NĂM CHỮ
a) Khái niệm thơ bốn chữ và thơ năm chữ
d) Ngắt nhịp trong thơ bốn chữ và thơ năm chữ
e) Nội dung thơ bốn chữ và thơ năm chữ
- Xác định và nhận diện các đặc điểm của thể thơ như: số chữ, cách gieo vần, ngắt nhịp;
- Đánh giá tác dụng của cách gieo vần, ngắt nhịp trong việc thể hiện tình cảm, cảm xúc của tác giả;
- Tìm hiểu ý nghĩa của các chi tiết, hình ảnh có trong bài thơ;
- Tìm hiểu tâm trạng cảm xúc của tác giả. Qua đó, lí giải đánh giá và liên hệ với những kinh nghiệm sống thực tiễn của bản thân.
3. THƠ TRỮ TÌNH
*Một số yếu tố trong thơ trữ tình
+ Tình cảm, cảm xúc là yếu tố gốc rễ, là cội nguồn làm nên nội dung chính của thơ trữ tình. Chúng được bộc lộ một cách trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua các hình ảnh, biểu tượng,...
+ Hình ảnh là một yếu tố quan trọng trong thơ trữ tình, là phương tiện để nhà thơ bộc lộ tình cảm, cảm xúc của mình. Nó giúp nhà thơ bộc lộ tình cảm, cảm xúc và thể hiện những tư tưởng, quan niệm về đời sống.
+ Nhịp thơ là những chỗ ngắt, ngừng được phân bố trên dòng thơ hoặc giữa các dòng thơ. Nó là phương tiện cấu tạo hình thức nghệ thuật đặc thù của thơ.
4. Tuỳ bút, tản văn
Một số lưu ý khi đọc – hiểu văn bản tản văn, tùy bút
Đọc văn bản, nhận biết được các chi tiết tiêu biểu, đề tài, nhân vật trong tính chỉnh thể của tác phẩm tản văn, tùy bút.
Đọc-cảm nhận, vận dụng tri thức đọc hiểu, nhận diện tác phẩm đó thuộc thể tuỳ bút hay tản văn.
+ Nếu là tuỳ bút chú ý đến những chi tiết con người và sự kiện cụ thể, có thực trong tác phẩm, nhất là những chi tiết trở thành cái cớ để bộc lộ những tình cảm, cảm xúc, suy tư và nhận thức của người viết về cuộc sống. Đồng thời phát hiện xem tác giả có cái nhìn như thế nào khi nhìn nhận, lí giải các sự việc, hiện tượng. Nhận biết được hình ảnh và chất thơ trong thể loại tùy bút.
+ Nếu là tản văn: tìm ra những tín hiệu thẩm mĩ trở thành cấu tứ tác phẩm được triển khai từ một vài tín hiệu thẩm mĩ đóng vai trò trung tâm trong thế giới nghệ thuật. Khi khai thác tản văn không nên chú ý đến cốt truyện mà nên quan tâm đến cảm xúc và những chi tiết khơi gợi cảm xúc cũng như dấu ấn cá nhân của nhà văn. Chú ý đến ý nghĩa xã hội của hiện tượng trong văn bản và những tình cảm, ý nghĩ của tác giả thể hiện trực tiếp trong văn bản.
- Chú ý các chi tiết, sự kiện, được chủ đề, tư tưởng, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc thông qua hình thức nghệ thuật của tuỳ bút, tản văn.
– Rút ra được thông điệp, bài học nhân văn mà tuỳ bút, tản văn đem đến cho người đọc.
– Suy nghĩ để cảm nhận tư tưởng, quan niệm, luận bàn của tác giả được về những vấn đề nhân sinh, xã hội.
– Liên hệ với bản thân và cuộc sống thực tại để thấy ý nghĩa của tuỳ bút, tản văn đối với cuộc sống, con người.
B. THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT
1. Mở rộng thành phần chính và trạng ngữ của câu bằng cụm từ
a) Khái niệm nói giảm nói tránh:
Giúp tránh cảm giác đau buồn, ghê sợ, khó chịu cho người nghe
Giữ phép lịch sự, tế nhị
c) Những cách nói giảm nói tránh thông dụng
3. Mở rộng trạng ngữ trong câu bằng cụm từ
Trạng ngữ trong câu có thể là từ hoặc cụm từ, nhờ mở rộng bằng cụm từ, trạng ngữ cung cấp thông tin cụ thể hơn về không gian, thời gian...
Ví dụ:
- Buổi sáng, cả khu vườn thơm ngát hương hoa bưởi, hoa cam, hoa chanh và hoa bạc hà, thật mát lành.
- Buổi sáng mùa xuân, cả khu vườn thơm ngát hương hoa bưởi, hoa cam, hoa chanh và hoa bạc hà, thật mát lành.
Từ mùa xuân mở rộng cho từ buổi sáng, làm rõ hơn thời gian của sự việc được nêu trong câu.
4. Từ láy
Từ láy là loại từ được tạo thành từ hai tiếng trở lên. Các tiếng có cấu tạo giống nhau hoặc
THẦY CÔ TẢI NHÉ!
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP VĂN 7 KÌ 1
A. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
1. TRUYỆN
a) Đề tài:
- Đề tài là phạm vi đời sống được thể hiện trong tác phẩm văn học.
- Để xác định đề tài, có thể dựa vào:
Loại sự kiện được miêu tả (đề tài chiến tranh, đề tài trinh thám, đề tài phiêu lưu…)
Không gian được tái hiện (đề tài miền núi, đề tài nông thôn, đề tài thành thị…)
Loại nhân vật được đặt ở vị trí trung tâm của tác phẩm (đề tài trẻ em, đề tài người nông dân, đề tài người lính)
- Một tác phẩm có thể gồm nhiều đề tài, trong đó có một đề tài chính
b) Chi tiết:
- Chi tiết là yếu tố nhỏ nhất tạo nên thế giới hình tượng (thiên nhiên, con người, sự kiện...) nhưng có tầm quan trọng đặc biệt trong việc đem lại sự sinh động, lôi cuốn cho tác phẩm văn học
c) Tính cách nhân vật
- Tính cách nhân vật là những đặc điểm riêng tương đối ổn định của nhân vật
- Tính cách nhân vật được bộc lộ, thể hiện qua:
Mọi hành động, cách ứng xử, cảm xúc, suy nghĩ…
Các mối quan hệ với những nhân vật khác
Lời kể và suy nghĩ của nhân vật khác
d) Văn bản tóm tắt
- Văn bản tóm tắt là một dạng rút gọn của văn bản gốc (có thể do tác giả của văn bản gốc hay người đọc thực hiện), tuy có dung lượng nhỏ nhưng vẫn phản ánh trung thành nội dung cơ bản của văn bản gốc.
e. CÁCH ĐỌC HIỂU TRUYỆN, TIỂU THUYẾT
* Đọc hiểu nội dung:
- Nêu được ấn tượng chung về văn bản.
- Nhận biết được đề tài, chủ đề, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc.
- Nhận biết được tính cách của các nhân vật qua hành động, lời thoại,…của nhân vật và lời của người kể chuyện.
- Nhận biết được tình cảm, cảm xúc của người viết thể hiện qua ngôn ngữ văn bản.
*. Đọc hiểu hình thức:
- Nhận biết được các yếu tố hình thức (bối cảnh, nhân vật, ngôi kể và sự thay đổi ngôi kể, từ ngữ địa phương, đặc sắc ngôn ngữ vùng miền…)
- Nêu được những trải nghiệm trong cuộc sống giúp bản thân hiểu thêm về nhân vật, sự việc trong tác phẩm văn học.
2. THƠ BỐN CHỮ , NĂM CHỮ
a) Khái niệm thơ bốn chữ và thơ năm chữ
- Tên gọi: Thơ bốn chữ và thơ năm chữ là những thể thơ được gọi tên theo số chữ (tiếng) trong mỗi dòng thơ.
- Số lượng dòng thơ trong mỗi bài thơ không bị hạn chế.
- Các bài thơ có thể chia thành từng khổ hoặc gắn liền với nhau thành một đoạn liền mạch
- Gieo vần chân (vần đặt ở cuối dòng)
- Gieo vần liền (gieo liên tiếp)
- Gieo vần cách (gieo cách quãng)
d) Ngắt nhịp trong thơ bốn chữ và thơ năm chữ
- Thơ bốn chữ: thường ngắt nhịp 2/2
- Thơ năm chữ: thường ngắt nhịp 2/3 hoặc 3/2
e) Nội dung thơ bốn chữ và thơ năm chữ
- Thơ bốn chữ và thơ năm chữ gần gũi với đồng dao, vè, thích hợp với việc kể chuyện với các hình ảnh thơ dung dị, gần gũi
g.CÁCH ĐỌC HIỂU THƠ 4 CHỮ, 5 CHỮ
- Xác định và nhận diện các đặc điểm của thể thơ như: số chữ, cách gieo vần, ngắt nhịp;
- Đánh giá tác dụng của cách gieo vần, ngắt nhịp trong việc thể hiện tình cảm, cảm xúc của tác giả;
- Tìm hiểu ý nghĩa của các chi tiết, hình ảnh có trong bài thơ;
- Tìm hiểu tâm trạng cảm xúc của tác giả. Qua đó, lí giải đánh giá và liên hệ với những kinh nghiệm sống thực tiễn của bản thân.
3. THƠ TRỮ TÌNH
*Một số yếu tố trong thơ trữ tình
+ Tình cảm, cảm xúc là yếu tố gốc rễ, là cội nguồn làm nên nội dung chính của thơ trữ tình. Chúng được bộc lộ một cách trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua các hình ảnh, biểu tượng,...
+ Hình ảnh là một yếu tố quan trọng trong thơ trữ tình, là phương tiện để nhà thơ bộc lộ tình cảm, cảm xúc của mình. Nó giúp nhà thơ bộc lộ tình cảm, cảm xúc và thể hiện những tư tưởng, quan niệm về đời sống.
+ Nhịp thơ là những chỗ ngắt, ngừng được phân bố trên dòng thơ hoặc giữa các dòng thơ. Nó là phương tiện cấu tạo hình thức nghệ thuật đặc thù của thơ.
4. Tuỳ bút, tản văn
Một số lưu ý khi đọc – hiểu văn bản tản văn, tùy bút
Đọc văn bản, nhận biết được các chi tiết tiêu biểu, đề tài, nhân vật trong tính chỉnh thể của tác phẩm tản văn, tùy bút.
Đọc-cảm nhận, vận dụng tri thức đọc hiểu, nhận diện tác phẩm đó thuộc thể tuỳ bút hay tản văn.
+ Nếu là tuỳ bút chú ý đến những chi tiết con người và sự kiện cụ thể, có thực trong tác phẩm, nhất là những chi tiết trở thành cái cớ để bộc lộ những tình cảm, cảm xúc, suy tư và nhận thức của người viết về cuộc sống. Đồng thời phát hiện xem tác giả có cái nhìn như thế nào khi nhìn nhận, lí giải các sự việc, hiện tượng. Nhận biết được hình ảnh và chất thơ trong thể loại tùy bút.
+ Nếu là tản văn: tìm ra những tín hiệu thẩm mĩ trở thành cấu tứ tác phẩm được triển khai từ một vài tín hiệu thẩm mĩ đóng vai trò trung tâm trong thế giới nghệ thuật. Khi khai thác tản văn không nên chú ý đến cốt truyện mà nên quan tâm đến cảm xúc và những chi tiết khơi gợi cảm xúc cũng như dấu ấn cá nhân của nhà văn. Chú ý đến ý nghĩa xã hội của hiện tượng trong văn bản và những tình cảm, ý nghĩ của tác giả thể hiện trực tiếp trong văn bản.
- Chú ý các chi tiết, sự kiện, được chủ đề, tư tưởng, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc thông qua hình thức nghệ thuật của tuỳ bút, tản văn.
– Rút ra được thông điệp, bài học nhân văn mà tuỳ bút, tản văn đem đến cho người đọc.
– Suy nghĩ để cảm nhận tư tưởng, quan niệm, luận bàn của tác giả được về những vấn đề nhân sinh, xã hội.
– Liên hệ với bản thân và cuộc sống thực tại để thấy ý nghĩa của tuỳ bút, tản văn đối với cuộc sống, con người.
B. THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT
1. Mở rộng thành phần chính và trạng ngữ của câu bằng cụm từ
- Tác dụng: mở rộng thành phần chính và trạng ngữ của câu bằng cụm từ có thể giúp câu cung cấp được nhiều thông tin hơn cho người đọc, người nghe
- Các thành phần chính và trạng ngữ thường được mở rộng bằng cụm từ chính phụ như cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ
a) Khái niệm nói giảm nói tránh:
- Nói giảm nói tránh là biện pháp tu từ dùng cách nói làm giảm nhẹ quy mô, tính chất… của đối tượng, hoặc tránh trình bày trực tiếp điều muốn nói.
Giúp tránh cảm giác đau buồn, ghê sợ, khó chịu cho người nghe
Giữ phép lịch sự, tế nhị
c) Những cách nói giảm nói tránh thông dụng
- Cách 1: Dùng các từ đồng nghĩa, đặc biệt là từ Hán Việt
- Cách 2: Dùng cách nói vòng vo
- Cách 3: Dùng cách nói phủ định
3. Mở rộng trạng ngữ trong câu bằng cụm từ
Trạng ngữ trong câu có thể là từ hoặc cụm từ, nhờ mở rộng bằng cụm từ, trạng ngữ cung cấp thông tin cụ thể hơn về không gian, thời gian...
Ví dụ:
- Buổi sáng, cả khu vườn thơm ngát hương hoa bưởi, hoa cam, hoa chanh và hoa bạc hà, thật mát lành.
- Buổi sáng mùa xuân, cả khu vườn thơm ngát hương hoa bưởi, hoa cam, hoa chanh và hoa bạc hà, thật mát lành.
Từ mùa xuân mở rộng cho từ buổi sáng, làm rõ hơn thời gian của sự việc được nêu trong câu.
4. Từ láy
Từ láy là loại từ được tạo thành từ hai tiếng trở lên. Các tiếng có cấu tạo giống nhau hoặc
THẦY CÔ TẢI NHÉ!