- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 86,135
- Điểm
- 113
tác giả
Đề khảo sát ngữ văn 9 THÁNG 4/2023 CÓ HƯỚNG DẪN CHẤM được soạn dưới dạng file word gồm 21 trang. Các bạn xem và tải đề khảo sát ngữ văn 9 về ở dưới.
Đề 01
I. ĐỌC- HIỂU (4,0đ)
Đọc phần trích dưới đây rồi lời câu hỏi:
Các em thấy không? Theo cái lí lẽ bình thường thì khi một điều gì khủng khiếp đang xảy ra, người ta sẽ phải lo cho mình trước nhất. Nhưng đất nước mình không làm như vậy. Ngoại trừ một số đó rất ít người thừa nước đục thả câu, tích trữ và nâng giá khẩu trang để trục lợi, thì còn lại là tất cả những người có trách nhiệm đang làm những việc rất nhân văn và không có bất cứ công dân của một quốc gia nào làm được.
Dưới sự chỉ đạo của Đảng, Chính phủ đã ra tuyên bố: "chống dịch như chống giặc", kèm theo một lời hiệu lệnh: "Trong cuộc chiến này sẽ không có ai phải ở lại phía sau", để từ đó, chúng ta viết tiếp được bao điều kỳ diệu về dân tộc của mình. Trong lúc nhân dân các nước Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ biểu tình không cho người dân của nước họ từ vùng dịch trở về thì chính phủ ta lại tuyên bố một câu đơn giản "sẵn sàng đón bà con về nước".
Chúng ta đón 950 công dân ta trở về rồi chăm sóc tập trung trong các doanh trại để thực hiện cách ly và theo dõi với chế độ ăn uống, ngủ nghỉ rất chu đáo. Rất nhiều những chiến sĩ phải vào rừng ở với thái độ rất vui vẻ và tự nguyện để nhường doanh trại của mình cho đồng bào mới về từ vùng dịch. (Trích bức tâm thư của cô giáo Chu Ngọc Thanh, giáo viên trường THCS Hùng Vương, huyện IaGrai, tỉnh Gia Lai - https://giaoducthoidai.vn)
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính trong phần trích nói trên?
Câu 2: Chỉ ra thành phần biệt lập trong câu văn sau và cho biết đó là thành phần gì?
“Theo cái lí lẽ bình thường thì khi một điều gì khủng khiếp đang xảy ra, người ta sẽ phải lo cho mình trước nhất”.
Câu 3: Hãy cho biết nội dung chính của phần trích nói trên.
Câu 4: Em hiểu như thế nào về ý nghĩa của câu nói “Trong cuộc chiến này sẽ không có ai phải ở lại phía sau"? (trình bày trong khoảng từ 2 đến 3 dòng)
II. LÀM VĂN ( 6 điểm )Cảm nhận của em về nhân vật Phương Đinh trong đoạn văn sau:
Bây giờ là buổi trưa. Im ắng lạ. Tôi ngồi dựa vào thành đá và khe khẽ hát. Tôi mê hát. Thường cứ thuộc một điệu nhạc nào đó rồi bịa ra lời mà hát. Lời tôi bịa lộn xộn mà ngớ ngẩn đến tôi cũng ngạc nhiên, đôi khi bò ra mà cười một mình.
Tôi là con gái Hà Nội. Nói một cách khiêm tốn, tôi là một cô gái khá. Hai bím tóc dày, tương đối mềm, một cái cổ cao, kiêu hãnh như đài hoa loa kèn. Còn mắt tôi thì các anh lái xe bảo: “Cô có cái nhìn sao mà xa xăm!”.
Xa đến đâu mặc kệ, nhưng tôi thích ngắm mắt tôi trong gương. Nó dài dài, màu nâu, hay nheo lại như chói nắng.
Không hiểu sao các anh pháo thủ và lái xe lại hay hỏi thăm tôi. Hỏi thăm hoặc viết những thư dài gửi đường dây, làm như ở cách nhau hàng nghìn cây số, mặc dù có thể chào nhau hàng ngày. Tôi không săn sóc, vồn vã. Khi bọn bạn gái tôi xúm nhau lại đối đáp với một anh bộ đội nói giỏi nào đấy, tôi thường đứng ra xa, khoanh hai tay trước ngực và nhìn đi nơi khác, môi mím chặt. Nhưng chẳng qua tôi điệu thế thôi. Thực tình trong suy nghĩ của tôi, những người đẹp nhất, thông minh, can đảm và cao thượng nhất là những người mặc quân phục, có ngôi sao trên mũ.(Lê Minh Khuê, Những ngôi sao xa xôi, Ngữ văn 9, tập hai)
I. ĐỌC- HIỂU (4,0đ)
II. LÀM VĂN ( 6 điểm )
A.Mở bài:
- Lê Minh Khuê là một cây bút nữ chuyên viết truyện ngắn, trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mĩ của dân tộc . Ngòi bút của bà trong chiến tranh thường hướng về cuộc sống chiến đấu của tuổi trẻ trên tuyến đường Trường Sơn. Truyện ngắn “ Những ngôi sao xa xôi” là tác phẩm tiêu biểu của bà khi viết về đề tài này. Tác phẩm là bức tranh về cuộc sống chiến đấu vô cùng ác liệt mà ánh sáng của nó là ánh sáng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng. Những cô gái thanh niên xung phong trinh sát mặt đường là nhân vật chính trong tác phẩm.Đoạn văn trên giúp người đọc cảm nhận vẻ đẹp nhân vật Phương Định- nhân vật chính trong tác phẩm với vẻ đẹp tâm hồn và sự dũng cảm, gan dạ đầy ngưỡng mộ.
B.Thân bài
1.Khái quát về tác phẩm
Truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê được sáng tác năm 1971 – thời điểm cuộc kháng chiến chống Mĩ đang diễn ra vô cùng ác liệt. Truyện kể về cuộc sống, chiến đấu của ba cô gái Nho, Thao, Phương Định để từ đó làm nổi bật vẻ đẹp của những cô gái thanh niên xung phong trên tuyến lửa Trường Sơn, vẻ đẹp của thế hệ trẻ VN thời kì chống Mĩ cứu nước.
2.Cảm nhận về đoạn trích
a) Giới thiệu sơ lược về hoàn cảnh sống chiến đấu và công việc của PĐ
Phương Định là nhân vật chính trong truyện ngắn “NNSXX” của LMK. Cô và 2 người đồng đội của mình sống ở chân một cao điểm trên tuyến lửa Trường Sơn. Công việc của cô là “Khi có bom nổ thì chạy lên, đo khối lượng đất đá lấp vào hố bom, đếm bom chưa nổ và nếu cần thì phá bom. Phá bom là công việc hằng ngày của cô. Có ngày 5 lần, ngày nào ít thì 3 lần. Và LMK cũng đã tái hiện lại một cách cụ thể và sinh động một lần Phương Định phá bom như thế để từ đó làm nổi bật vẻ đẹp trong tâm hồn cô.
b. Cảm nhận về Phương Định trong đoạn trích
*Phương Định là một cô gái trẻ trung xinh đẹp và có chút kiêu kì
Ba cô gái Nho, Thao, Phương Định ,mỗi người mỗi vẻ khác nhau,nhưng có lẽ gây ấn tượng mạnh mẽ nhất với bạn đọc chính là nhân vật phương Định. Ấn tượng đầu tiên về nhân vật này là sự trẻ trung xinh đẹp và có chút kiêu kì.Cũng như bao cô gái khác,Phương Định ra đi theo tiếng gọi của quê hương đất nước.Vốn sinh ra và lớn lên ở chốn thành đô sầm uất và sôi động giờ đây phải sống và làm việc ở một cao điểm đầy khó khăn và nguy hiểm nhưng PĐ vẫn giữ được vẻ hồn nhiên vui tươi,vẫn luôn chiêm ngưỡng , đánh giá dung nhân của mình và cảm thấy hãnh diện :" Nói một cách khiêm tốn tôi là một cô gái khá. Hai bím tóc dày tương đối mền,một cái cổ cao kiêu hãnh như đài hoa loa kèn " và một đôi mắt luôn nhìn xa xăm . Chỉ vậy thôi cũng đủ cho ta thấy được đó là một cô gái xinh đẹp duyên dáng quyến rũ . Cô gái nào mà chẳng muốn mình xinh đẹp. Và Phương Định tự hào về vẻ đẹp của mình cũng là chuyện hết sức bình thường.Cô tự nhận mình là một cô gái khá rồi cảm thấy thích thú tự hào về điều đó. Và cũng vì xinh đẹp nên cô thường được các anh pháo thủ hỏi thăm hoặc viết thư dài gửi đường dây giống như cách xa hàng nghìn cây số. Tuy nhiên đáp lại sự yêu mến của họ cô thường tỏ ra không vồn vã. Nghe qua ta thấy cô có vẻ kiêu kì nhưng chính điều đó lại tạo nên vẻ riêng đáng yêu cho nhân vật này chứ không hề gây phản cảm.
*Phương Định là một cô gái hồn nhiên yêu đời
Không chỉ trẻ trung, xinh đẹp, Phương Định trong đoạn trích này còn là một cô gái hồn nhiên, yêu đời .Trong hoàn cảnh khốc liệt của chiến tranh vẫn vang lên tiếng hát của cô . Ta hãy nghe cô tâm sự:"Tôi mê hát.Thuộc một điệu nhạc nào đó rồi bịa ra lời mà hát .Đôi khi bò ra cười một mình" .Hình ảnh phương Định hiện lên đáng yêu quá! Sự xuất hiện của cô như làm làm mền hoá cuộc chiến tranh vốn rất khốc liệt này .Cô giống như một ca sĩ kiêm nhạc sĩ giữa đời sống
chiến tranh.Cô hát đâu cần đúng nhạc đúng lời mà sao ta vẫn cảm thấy thích thú ,vẫn đắm say bởi đó là tiếng hát từ trái tim của một con người lạc quan yêu đời.Tiếng hát có sức mạnh át đi cả tiếng bom đạn .Tác giả Xuân Giao cũng đã từng viết về hình ảnh cô gái mở đường : " Đi dưới trời khuya sao đêm lấp lánh
Tiếng hát ai vang động cây rừng". Thế mới biết tuổi trẻ VN thời đánh Mĩ đẹp như thế nào . Họ đi vào chiến tranh mà như đi vào ngày hội.
*Phương Định là người có suy nghĩ và quan niệm đẹp
Phương Đinh không chỉ có một hình thức đẹp mà cô còn có những suy nghĩ,quan niệm đẹp. Với cô Những người đẹp nhất ,thông minh can đảm và cao thượng nhất là những người mặc quân phục có ngôi sao trên mũ. Như vậy có nghĩa là với cô hình ảnh anh bộ đội cụ Hồ là hình ảnh là đẹp nhất đẹp đến mức lí tưởng. Cô cho rằng các anh bộ đội là những con người thông minh dũng cảm và cao thượng .Các anh bộ đội trên mũ có ngôi sao hay tâm hồn các anh sáng như những ánh sao? Phương Định yêu cái vẻ đẹp ấy ,cái vẻ đẹp giản dị mà lung linh .Các anh chính là những người đồng chí đồng đội của các cô. Từ suy nghĩ ấy ta càng thêm yêu mến, trân trọng nhân vật này và càng cảm thấy tự hào hơn về về người lính trong hai cuộc kháng chiến trường kì của dân tộc.
3.Đánh giá
- Như vậy, bằng hàng cách kể chuyện tự nhiên, chân thực; bằng sự kết hợp giữa tự sự với miêu tả, đoạn trích trên đã giuớ người đọc cảm nhận được vẻ đẹp của nhân vật Phương Định – một cô gái trẻ trung, yêu đời, hồn nhiên, mơ mộng, lãng mạn…. Phương Định là hình ảnh đại diện của những cô gái thanh niên xung phong trên tuyến lửa Trường Sơn. Xây dựng nhân vật này, LMK muốn gửi gắm vào đó lời ngợi ca đối với thế hệ trẻ VN thời kì chống Mĩ cứu nước. Đó là những con người không ai nhớ mặt đặt tên nhưng họ đã góp phần làm nên đất nước.
C.Kết bài:
- Đánh giá chung về đoạn trích
- Đoạn trích khơi gợi trong em những tình cảm, trách nhiệm gì? Em học được bài học gì?
PHÒNG GD&ĐT | KỲ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG NĂM HỌC 2022 - 2023 |
TRƯỜNG THCS | Môn: NGỮ VĂN Thời gian: 60 phút (không kể thời gian giao đề)(Đề thi có: 01 trang) |
Đề chính thức |
Đề 01
I. ĐỌC- HIỂU (4,0đ)
Đọc phần trích dưới đây rồi lời câu hỏi:
Các em thấy không? Theo cái lí lẽ bình thường thì khi một điều gì khủng khiếp đang xảy ra, người ta sẽ phải lo cho mình trước nhất. Nhưng đất nước mình không làm như vậy. Ngoại trừ một số đó rất ít người thừa nước đục thả câu, tích trữ và nâng giá khẩu trang để trục lợi, thì còn lại là tất cả những người có trách nhiệm đang làm những việc rất nhân văn và không có bất cứ công dân của một quốc gia nào làm được.
Dưới sự chỉ đạo của Đảng, Chính phủ đã ra tuyên bố: "chống dịch như chống giặc", kèm theo một lời hiệu lệnh: "Trong cuộc chiến này sẽ không có ai phải ở lại phía sau", để từ đó, chúng ta viết tiếp được bao điều kỳ diệu về dân tộc của mình. Trong lúc nhân dân các nước Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ biểu tình không cho người dân của nước họ từ vùng dịch trở về thì chính phủ ta lại tuyên bố một câu đơn giản "sẵn sàng đón bà con về nước".
Chúng ta đón 950 công dân ta trở về rồi chăm sóc tập trung trong các doanh trại để thực hiện cách ly và theo dõi với chế độ ăn uống, ngủ nghỉ rất chu đáo. Rất nhiều những chiến sĩ phải vào rừng ở với thái độ rất vui vẻ và tự nguyện để nhường doanh trại của mình cho đồng bào mới về từ vùng dịch. (Trích bức tâm thư của cô giáo Chu Ngọc Thanh, giáo viên trường THCS Hùng Vương, huyện IaGrai, tỉnh Gia Lai - https://giaoducthoidai.vn)
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính trong phần trích nói trên?
Câu 2: Chỉ ra thành phần biệt lập trong câu văn sau và cho biết đó là thành phần gì?
“Theo cái lí lẽ bình thường thì khi một điều gì khủng khiếp đang xảy ra, người ta sẽ phải lo cho mình trước nhất”.
Câu 3: Hãy cho biết nội dung chính của phần trích nói trên.
Câu 4: Em hiểu như thế nào về ý nghĩa của câu nói “Trong cuộc chiến này sẽ không có ai phải ở lại phía sau"? (trình bày trong khoảng từ 2 đến 3 dòng)
II. LÀM VĂN ( 6 điểm )Cảm nhận của em về nhân vật Phương Đinh trong đoạn văn sau:
Bây giờ là buổi trưa. Im ắng lạ. Tôi ngồi dựa vào thành đá và khe khẽ hát. Tôi mê hát. Thường cứ thuộc một điệu nhạc nào đó rồi bịa ra lời mà hát. Lời tôi bịa lộn xộn mà ngớ ngẩn đến tôi cũng ngạc nhiên, đôi khi bò ra mà cười một mình.
Tôi là con gái Hà Nội. Nói một cách khiêm tốn, tôi là một cô gái khá. Hai bím tóc dày, tương đối mềm, một cái cổ cao, kiêu hãnh như đài hoa loa kèn. Còn mắt tôi thì các anh lái xe bảo: “Cô có cái nhìn sao mà xa xăm!”.
Xa đến đâu mặc kệ, nhưng tôi thích ngắm mắt tôi trong gương. Nó dài dài, màu nâu, hay nheo lại như chói nắng.
Không hiểu sao các anh pháo thủ và lái xe lại hay hỏi thăm tôi. Hỏi thăm hoặc viết những thư dài gửi đường dây, làm như ở cách nhau hàng nghìn cây số, mặc dù có thể chào nhau hàng ngày. Tôi không săn sóc, vồn vã. Khi bọn bạn gái tôi xúm nhau lại đối đáp với một anh bộ đội nói giỏi nào đấy, tôi thường đứng ra xa, khoanh hai tay trước ngực và nhìn đi nơi khác, môi mím chặt. Nhưng chẳng qua tôi điệu thế thôi. Thực tình trong suy nghĩ của tôi, những người đẹp nhất, thông minh, can đảm và cao thượng nhất là những người mặc quân phục, có ngôi sao trên mũ.(Lê Minh Khuê, Những ngôi sao xa xôi, Ngữ văn 9, tập hai)
HỨƠNG DẪN CHẤM
I. ĐỌC- HIỂU (4,0đ)
1 | Phương thức biểu đạt chính trong phần trích nói trên là Biểu cảm |
2 | - Thành phần biệt lập “theo cái lẽ bình thường”. - Đó là thành phần tình thái. |
3 | Nội dung chính của phần trích nói trên là: Tính nhân văn, sự đoàn kết yêu thương, sẻ chia đầy tình người của con người Việt Nam trong chiến dịch phòng chống Covid 19. |
4 | HS có cách diễn đạt khác nhau nhưng phải đạt được những ý sau: - Câu nói trong hoàn cảnh đất nước ta đang triển khai chiến dịch phòng chống, đẩy lùi dịch Covid 19. Trong cuộc chiến này Đảng, Nhà nước ta không bỏ lại ai ở phía sau, nghĩa là không kì thị, không bỏ mặc đồng bào ta đang mắc kẹt ở vùng dịch, sẵn sàng đón đồng bào ta về nước. - Câu nói mạng ý nghĩa nhân văn thấm đẫm tình người. Đó là tình yêu thương, sự đoàn kết, đùm bọc sẻ chia trong hoạn nạn khó khăn của con người Việt Nam. |
A.Mở bài:
- Lê Minh Khuê là một cây bút nữ chuyên viết truyện ngắn, trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mĩ của dân tộc . Ngòi bút của bà trong chiến tranh thường hướng về cuộc sống chiến đấu của tuổi trẻ trên tuyến đường Trường Sơn. Truyện ngắn “ Những ngôi sao xa xôi” là tác phẩm tiêu biểu của bà khi viết về đề tài này. Tác phẩm là bức tranh về cuộc sống chiến đấu vô cùng ác liệt mà ánh sáng của nó là ánh sáng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng. Những cô gái thanh niên xung phong trinh sát mặt đường là nhân vật chính trong tác phẩm.Đoạn văn trên giúp người đọc cảm nhận vẻ đẹp nhân vật Phương Định- nhân vật chính trong tác phẩm với vẻ đẹp tâm hồn và sự dũng cảm, gan dạ đầy ngưỡng mộ.
B.Thân bài
1.Khái quát về tác phẩm
Truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê được sáng tác năm 1971 – thời điểm cuộc kháng chiến chống Mĩ đang diễn ra vô cùng ác liệt. Truyện kể về cuộc sống, chiến đấu của ba cô gái Nho, Thao, Phương Định để từ đó làm nổi bật vẻ đẹp của những cô gái thanh niên xung phong trên tuyến lửa Trường Sơn, vẻ đẹp của thế hệ trẻ VN thời kì chống Mĩ cứu nước.
2.Cảm nhận về đoạn trích
a) Giới thiệu sơ lược về hoàn cảnh sống chiến đấu và công việc của PĐ
Phương Định là nhân vật chính trong truyện ngắn “NNSXX” của LMK. Cô và 2 người đồng đội của mình sống ở chân một cao điểm trên tuyến lửa Trường Sơn. Công việc của cô là “Khi có bom nổ thì chạy lên, đo khối lượng đất đá lấp vào hố bom, đếm bom chưa nổ và nếu cần thì phá bom. Phá bom là công việc hằng ngày của cô. Có ngày 5 lần, ngày nào ít thì 3 lần. Và LMK cũng đã tái hiện lại một cách cụ thể và sinh động một lần Phương Định phá bom như thế để từ đó làm nổi bật vẻ đẹp trong tâm hồn cô.
b. Cảm nhận về Phương Định trong đoạn trích
*Phương Định là một cô gái trẻ trung xinh đẹp và có chút kiêu kì
Ba cô gái Nho, Thao, Phương Định ,mỗi người mỗi vẻ khác nhau,nhưng có lẽ gây ấn tượng mạnh mẽ nhất với bạn đọc chính là nhân vật phương Định. Ấn tượng đầu tiên về nhân vật này là sự trẻ trung xinh đẹp và có chút kiêu kì.Cũng như bao cô gái khác,Phương Định ra đi theo tiếng gọi của quê hương đất nước.Vốn sinh ra và lớn lên ở chốn thành đô sầm uất và sôi động giờ đây phải sống và làm việc ở một cao điểm đầy khó khăn và nguy hiểm nhưng PĐ vẫn giữ được vẻ hồn nhiên vui tươi,vẫn luôn chiêm ngưỡng , đánh giá dung nhân của mình và cảm thấy hãnh diện :" Nói một cách khiêm tốn tôi là một cô gái khá. Hai bím tóc dày tương đối mền,một cái cổ cao kiêu hãnh như đài hoa loa kèn " và một đôi mắt luôn nhìn xa xăm . Chỉ vậy thôi cũng đủ cho ta thấy được đó là một cô gái xinh đẹp duyên dáng quyến rũ . Cô gái nào mà chẳng muốn mình xinh đẹp. Và Phương Định tự hào về vẻ đẹp của mình cũng là chuyện hết sức bình thường.Cô tự nhận mình là một cô gái khá rồi cảm thấy thích thú tự hào về điều đó. Và cũng vì xinh đẹp nên cô thường được các anh pháo thủ hỏi thăm hoặc viết thư dài gửi đường dây giống như cách xa hàng nghìn cây số. Tuy nhiên đáp lại sự yêu mến của họ cô thường tỏ ra không vồn vã. Nghe qua ta thấy cô có vẻ kiêu kì nhưng chính điều đó lại tạo nên vẻ riêng đáng yêu cho nhân vật này chứ không hề gây phản cảm.
*Phương Định là một cô gái hồn nhiên yêu đời
Không chỉ trẻ trung, xinh đẹp, Phương Định trong đoạn trích này còn là một cô gái hồn nhiên, yêu đời .Trong hoàn cảnh khốc liệt của chiến tranh vẫn vang lên tiếng hát của cô . Ta hãy nghe cô tâm sự:"Tôi mê hát.Thuộc một điệu nhạc nào đó rồi bịa ra lời mà hát .Đôi khi bò ra cười một mình" .Hình ảnh phương Định hiện lên đáng yêu quá! Sự xuất hiện của cô như làm làm mền hoá cuộc chiến tranh vốn rất khốc liệt này .Cô giống như một ca sĩ kiêm nhạc sĩ giữa đời sống
chiến tranh.Cô hát đâu cần đúng nhạc đúng lời mà sao ta vẫn cảm thấy thích thú ,vẫn đắm say bởi đó là tiếng hát từ trái tim của một con người lạc quan yêu đời.Tiếng hát có sức mạnh át đi cả tiếng bom đạn .Tác giả Xuân Giao cũng đã từng viết về hình ảnh cô gái mở đường : " Đi dưới trời khuya sao đêm lấp lánh
Tiếng hát ai vang động cây rừng". Thế mới biết tuổi trẻ VN thời đánh Mĩ đẹp như thế nào . Họ đi vào chiến tranh mà như đi vào ngày hội.
*Phương Định là người có suy nghĩ và quan niệm đẹp
Phương Đinh không chỉ có một hình thức đẹp mà cô còn có những suy nghĩ,quan niệm đẹp. Với cô Những người đẹp nhất ,thông minh can đảm và cao thượng nhất là những người mặc quân phục có ngôi sao trên mũ. Như vậy có nghĩa là với cô hình ảnh anh bộ đội cụ Hồ là hình ảnh là đẹp nhất đẹp đến mức lí tưởng. Cô cho rằng các anh bộ đội là những con người thông minh dũng cảm và cao thượng .Các anh bộ đội trên mũ có ngôi sao hay tâm hồn các anh sáng như những ánh sao? Phương Định yêu cái vẻ đẹp ấy ,cái vẻ đẹp giản dị mà lung linh .Các anh chính là những người đồng chí đồng đội của các cô. Từ suy nghĩ ấy ta càng thêm yêu mến, trân trọng nhân vật này và càng cảm thấy tự hào hơn về về người lính trong hai cuộc kháng chiến trường kì của dân tộc.
3.Đánh giá
- Như vậy, bằng hàng cách kể chuyện tự nhiên, chân thực; bằng sự kết hợp giữa tự sự với miêu tả, đoạn trích trên đã giuớ người đọc cảm nhận được vẻ đẹp của nhân vật Phương Định – một cô gái trẻ trung, yêu đời, hồn nhiên, mơ mộng, lãng mạn…. Phương Định là hình ảnh đại diện của những cô gái thanh niên xung phong trên tuyến lửa Trường Sơn. Xây dựng nhân vật này, LMK muốn gửi gắm vào đó lời ngợi ca đối với thế hệ trẻ VN thời kì chống Mĩ cứu nước. Đó là những con người không ai nhớ mặt đặt tên nhưng họ đã góp phần làm nên đất nước.
C.Kết bài:
- Đánh giá chung về đoạn trích
- Đoạn trích khơi gợi trong em những tình cảm, trách nhiệm gì? Em học được bài học gì?