- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 85,993
- Điểm
- 113
tác giả
Đề Thi Học Sinh Giỏi Hóa 12 Có Đáp Án Chuyên Quảng Nam 2019 - 2020
Đề thi học sinh giỏi môn Hóa 12 chuyên tỉnh Quảng Nam 2019-2020 có đáp án được soạn dưới dạng file Word gồm 20 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
Cho biết: Hằng số Faraday F = 96485 C/mol; Số Avogađro NA = 6,02.1023 mol-1; T(K) = toC + 273;
Hằng số Planck h = 6,626.10-34 J.s; Tốc độ ánh sáng c = 3.108 m.s-1.
Nguyên tử khối của H = 1; N = 7; C = 12; O = 16; F = 19; S = 32; Cl = 35,5; K = 39; Ca = 40; Cu = 63,54.
Câu I. (2,0 điểm)
I.1. Năm 1888, Rydberg và Ritz đã đưa ra một công thức kinh nghiệm để xác định vị trí của các vạch phổ hiđro bằng sự hấp thụ ánh sáng:
Trong đó: l là bước sóng, R là hằng số Rydberg, n1 và n2 là các số tự nhiên.
Năm 1913, Bohr phát triển mô hình nguyên tử hiđro. Mô hình này dựa trên giả thiết nguyên tử có electron chuyển động theo quỹ đạo tròn xác định quanh hạt nhân mà không có sự phát xạ năng lượng. Sự chuyển electron từ quỹ đạo n1 đến n2 kèm theo sự hấp thụ hoặc phát xạ ánh sáng (photon) với bước sóng cụ thể. Thế năng của electron trong trường lực hạt nhân là En = .
Trong đó: e = 1,6.10-19 C, εo = 8,85.10-12 F/m, rn: bán kính quỹ đạo thứ n và rn = ao.n2 với ao là bán kính quỹ đạo đầu tiên của Bohr. Biết động năng của electron trong nguyên tử hiđro bằng một nửa thế năng và có dấu ngược lại.
Cho hằng số R = 0,01102 nm-1 .
1. Tính năng lượng của 1 mol nguyên tử hiđro ở trạng thái cơ bản.
2. Tính bán kính Bohr ao và khoảng cách ngắn nhất giữa quỹ đạo thứ 2 và thứ 3.
3. Tính năng lượng ion hóa của nguyên tử hiđro.
I.2.
1. Hoàn thành các phản ứng hạt nhân sau:
a. 18O + p ® …+ n b. … + ® 18F + a
c. 19F + ® 20F + … d. 16O + … ® 18F + p + n
2. Phản ứng (a) ở trên được dùng để tổng hợp 18F (chu kì bán hủy của 18F là 109,7 phút), nguyên liệu sử dụng là nước được làm giàu H218O. Sự có mặt của nước thường H216O dẫn tới phản ứng phụ với 16O và hình thành đồng vị 17F.
a. Tính hiệu suất gắn 18F vào D-glucozơ nếu hoạt độ phóng xạ ban đầu của một mẫu 18F là 600 MBq và hoạt độ phóng xạ của 18F-2-đeoxi-D-glucozơ (FDG) sau khi gắn là 528,3 MBq. Thời gian tổng hợp là 3,5 phút.
b. Thời gian bán hủy sinh học của 18F-2-đeoxi-D-glucozơ là 120 phút. Tính hoạt độ phóng xạ còn lại theo MBq trong bệnh nhân sau một giờ tiêm FDG? Biết hoạt độ phóng xạ ban đầu là 450 MBq.
Câu II. (2,0 điểm)
II.1. Ba nguyên tố flo, clo và oxi tạo thành nhiều hợp chất với nhau:
(a) ClO2F (b) ClOF3 (c) OF2 (d) ClF5 (e) ClF3
1. Với mỗi chất trên hãy viết công thức cấu tạo Lewis, nêu dạng hình học theo mô hình.
2. Xác định trạng thái lai hóa của nguyên tử trung tâm.
Đề thi học sinh giỏi môn Hóa 12 chuyên tỉnh Quảng Nam 2019-2020 có đáp án được soạn dưới dạng file Word gồm 20 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẢNG NAM
(Đề thi gồm có 06 trang) | KỲ THI HỌC SINH GIỎI THPT CHUYÊN VÀ CHỌN ĐỘI TUYỂN DỰ THI HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA Năm học 2019-2020 Môn thi : HÓA HỌC Thời gian : 180 phút (Không kể thời gian giao đề) Ngày thi : 09/10/2019 |
Cho biết: Hằng số Faraday F = 96485 C/mol; Số Avogađro NA = 6,02.1023 mol-1; T(K) = toC + 273;
Hằng số Planck h = 6,626.10-34 J.s; Tốc độ ánh sáng c = 3.108 m.s-1.
Nguyên tử khối của H = 1; N = 7; C = 12; O = 16; F = 19; S = 32; Cl = 35,5; K = 39; Ca = 40; Cu = 63,54.
Câu I. (2,0 điểm)
I.1. Năm 1888, Rydberg và Ritz đã đưa ra một công thức kinh nghiệm để xác định vị trí của các vạch phổ hiđro bằng sự hấp thụ ánh sáng:
Trong đó: l là bước sóng, R là hằng số Rydberg, n1 và n2 là các số tự nhiên.
Năm 1913, Bohr phát triển mô hình nguyên tử hiđro. Mô hình này dựa trên giả thiết nguyên tử có electron chuyển động theo quỹ đạo tròn xác định quanh hạt nhân mà không có sự phát xạ năng lượng. Sự chuyển electron từ quỹ đạo n1 đến n2 kèm theo sự hấp thụ hoặc phát xạ ánh sáng (photon) với bước sóng cụ thể. Thế năng của electron trong trường lực hạt nhân là En = .
Trong đó: e = 1,6.10-19 C, εo = 8,85.10-12 F/m, rn: bán kính quỹ đạo thứ n và rn = ao.n2 với ao là bán kính quỹ đạo đầu tiên của Bohr. Biết động năng của electron trong nguyên tử hiđro bằng một nửa thế năng và có dấu ngược lại.
Cho hằng số R = 0,01102 nm-1 .
1. Tính năng lượng của 1 mol nguyên tử hiđro ở trạng thái cơ bản.
2. Tính bán kính Bohr ao và khoảng cách ngắn nhất giữa quỹ đạo thứ 2 và thứ 3.
3. Tính năng lượng ion hóa của nguyên tử hiđro.
I.2.
1. Hoàn thành các phản ứng hạt nhân sau:
a. 18O + p ® …+ n b. … + ® 18F + a
c. 19F + ® 20F + … d. 16O + … ® 18F + p + n
2. Phản ứng (a) ở trên được dùng để tổng hợp 18F (chu kì bán hủy của 18F là 109,7 phút), nguyên liệu sử dụng là nước được làm giàu H218O. Sự có mặt của nước thường H216O dẫn tới phản ứng phụ với 16O và hình thành đồng vị 17F.
a. Tính hiệu suất gắn 18F vào D-glucozơ nếu hoạt độ phóng xạ ban đầu của một mẫu 18F là 600 MBq và hoạt độ phóng xạ của 18F-2-đeoxi-D-glucozơ (FDG) sau khi gắn là 528,3 MBq. Thời gian tổng hợp là 3,5 phút.
b. Thời gian bán hủy sinh học của 18F-2-đeoxi-D-glucozơ là 120 phút. Tính hoạt độ phóng xạ còn lại theo MBq trong bệnh nhân sau một giờ tiêm FDG? Biết hoạt độ phóng xạ ban đầu là 450 MBq.
Câu II. (2,0 điểm)
II.1. Ba nguyên tố flo, clo và oxi tạo thành nhiều hợp chất với nhau:
(a) ClO2F (b) ClOF3 (c) OF2 (d) ClF5 (e) ClF3
1. Với mỗi chất trên hãy viết công thức cấu tạo Lewis, nêu dạng hình học theo mô hình.
2. Xác định trạng thái lai hóa của nguyên tử trung tâm.