- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 86,135
- Điểm
- 113
tác giả
Đề thi hsg văn 6 cấp thành phố CÓ HƯỚNG DẪN CHẤM PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO UBND THÀNH PHỐ CHÍ LINH NĂM 2022 - 2023 được soạn dưới dạng file word gồm 6 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
PHẦN I: ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)
Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
Thăm thẳm trời xanh lộng đáy hồ,
Mùi hoa thiên lý thoảng chiều thu.
Con cò bay lả trong câu hát,
Giấc trẻ say dài nhịp võng ru.
Lá thấp cành cao gió đuổi nhau,
Góc vườn rụng vội chiếc mo cau.
Trái na mở mắt, nhìn ngơ ngác,
Đàn kiến trường chinh tự thuở nào.
Lúa trổ đòng tơ, ngậm cốm non,
Lá dài vươn sắc lưỡi gươm con.
Tiếng chim mách lẻo cây hồng chín,
Điểm nhạt da trời những chấm son.
(Trích “Chiều thu”, Nguyễn Bính - Thơ và đời, NXB Văn học 2003)
Câu 1 (1,0 điểm)
Xác định phương thức biểu đạt chính và khái quát nội dung của đoạn thơ.
Câu 2 (1,5 điểm)
Chỉ ra và nêu tác dụng của một biện pháp tu từ trong hai câu thơ sau:
“Tiếng chim mách lẻo cây hồng chín,
Điểm nhạt da trời những chấm son.”
Câu 3 (1,5 điểm)
Đoạn thơ trên đã gợi cho em những tình cảm và suy nghĩ gì?
PHẦN II: VIẾT (6,0 điểm)
Trong giấc mơ em đã được gặp một nhân vật trong truyện cổ tích. Em hãy kể lại cuộc gặp gỡ thú vị ấy.
----------- Hết --------
* Giám thị coi thi không giải thích gì thêm.
PHẦN I. ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)
-------------Hết------------------
|
|
Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
Thăm thẳm trời xanh lộng đáy hồ,
Mùi hoa thiên lý thoảng chiều thu.
Con cò bay lả trong câu hát,
Giấc trẻ say dài nhịp võng ru.
Lá thấp cành cao gió đuổi nhau,
Góc vườn rụng vội chiếc mo cau.
Trái na mở mắt, nhìn ngơ ngác,
Đàn kiến trường chinh tự thuở nào.
Lúa trổ đòng tơ, ngậm cốm non,
Lá dài vươn sắc lưỡi gươm con.
Tiếng chim mách lẻo cây hồng chín,
Điểm nhạt da trời những chấm son.
(Trích “Chiều thu”, Nguyễn Bính - Thơ và đời, NXB Văn học 2003)
Câu 1 (1,0 điểm)
Xác định phương thức biểu đạt chính và khái quát nội dung của đoạn thơ.
Câu 2 (1,5 điểm)
Chỉ ra và nêu tác dụng của một biện pháp tu từ trong hai câu thơ sau:
“Tiếng chim mách lẻo cây hồng chín,
Điểm nhạt da trời những chấm son.”
Câu 3 (1,5 điểm)
Đoạn thơ trên đã gợi cho em những tình cảm và suy nghĩ gì?
PHẦN II: VIẾT (6,0 điểm)
Trong giấc mơ em đã được gặp một nhân vật trong truyện cổ tích. Em hãy kể lại cuộc gặp gỡ thú vị ấy.
----------- Hết --------
* Giám thị coi thi không giải thích gì thêm.
UBND THÀNH PHỐ CHÍ LINH PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO | HƯỚNG DẪN CHẤM GIAO LƯU HỌC SINH GIỎI Năm học 2022-2023 Môn: VĂN - LỚP 6 (Hướng dẫn này gồm 02 trang) |
PHẦN I. ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)
Câu | Nội dung | Điểm |
1 | - Phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ: Biểu cảm. | 0,5 |
- Khái quát nội dung đoạn thơ: Cảm xúc của nhà thơ trước bức tranh chiều thu ở làng quê yên ả. | 0,5 | |
2 | - Học sinh nêu đúng 01 biện pháp tu từ: nhân hóa: “mách lẻo” hoặc ẩn dụ: “những chấm son”. - Tác dụng: + Làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho câu thơ. + Tô đậm vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên chiều thu sinh động, tràn đầy sức sống: Có đường nét, màu sắc hài hoà, sống động, tươi tắn (cây hồng chín, da trời điểm nhạt những chấm son) và có cả âm thanh rộn ràng của tiếng chim. + Cho thấy sự quan sát tinh tế, trí tưởng tượng phong phú, cách sử dụng ngôn từ đầy tính nghệ thuật của nhà thơ. | 0,5 0,25 0,5 0,25 |
3 | - Về hình thức: Học sinh viết được đoạn văn ngắn đảm bảo về hình thức và cấu trúc, diễn đạt trôi chảy, không mắc lỗi chính tả, diễn đạt. - Về nội dung: Học sinh có nhiều cách trình bày khác nhau, song cần tập trung làm nổi bật các ý sau: + Đoạn thơ vẽ lên bức tranh mùa thu ở đồng bằng Bắc Bộ xưa với những hình ảnh ảnh quen thuộc: câu hát ru của bà, của mẹ, góc vườn, trái na, mo cau, đàn kiến, cây hồng, đồng lúa,… Cảnh sắc, con người và phong cảnh mùa thu hoà quyện với nhau làm rung động lòng người. + Đồng thời đoạn thơ giúp khơi gợi, bồi đắp thêm trong mỗi người tình yêu với gia đình, quê hương. + Qua đó gợi nhắc về trách nhiệm của mỗi người với gia đình và quê hương. | 0,25 0,5 0,5 0,25 |
PHẦN II. LÀM VĂN (6,0 điểm) | a. Đảm bảo cấu trúc bài văn tự sự | 0,25 |
b. Xác định đúng yêu cầu của đề. Kể về cuộc gặp gỡ của em với một nhân vật trong truyện cổ tích qua một giấc mơ. | 0,25 | |
c. Kể về cuộc gặp gỡ với nhân vật trong truyện cổ tích HS có thể làm bài theo nhiều cách, nhưng cần đảm bảo các yêu cầu sau: | | |
1. Mở bài (0,5 điểm) - Giới thiệu bản thân và hoàn cảnh cuộc gặp gỡ (thời gian, không gian, tình huống gặp gỡ nhân vật). - Giới thiệu khái quát về nhân vật (tên nhân vật, tên truyện cổ tích…). 2. Thân bài: Kể diễn biến cuộc gặp gỡ với nhân vật (4,0 điểm) - Mở đầu cuộc gặp gỡ (1,0 điểm) + Niềm vui sướng, sự ngạc nhiên, bất ngờ của nhân vật “tôi” khi được gặp nhân vật cổ tích. + Cảm nhận ban đầu của nhân vật “tôi” về nhân vật cổ tích (kết hợp miêu tả chân dung, ngôn ngữ, cử chỉ… của nhân vật cổ tích). + Kể lại những phút giây gặp gỡ đầu tiên với nhân vật cổ tích. - Diễn biến cuộc gặp gỡ (2,0 điểm) + Nhân vật cổ tích kể về thế giới cổ tích và các công việc của bản thân (dựa vào cốt truyện cổ tích). + Cuộc trò chuyện giữa nhân vật “tôi” với nhân vật cổ tích (tâm trạng, những băn khoăn hoặc đề nghị của mình với nhân vật cổ tích…) - Kết thúc cuộc gặp gỡ (1,0 điểm) + Tình huống chia tay với nhân vật cổ tích. + Tâm trạng của nhân vật “tôi” sau khi kết thúc cuộc gặp gỡ. 3. Kết bài (0,5 điểm) - Tình cảm, suy nghĩ về nhân vật cổ tích. - Mong ước của nhân vật “tôi”. | 5,0 | |
d. Chính tả, ngữ pháp : Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. | 0,25 | |
e. Sáng tạo: Bố cục mạch lạc, lời kể sinh động, sáng tạo, ngôi kể thứ nhất. | 0,25 |
-------------Hết------------------