Yopovn

Ban quản trị Team YOPO
Thành viên BQT
Tham gia
28/1/21
Bài viết
86,135
Điểm
113
tác giả
Đề thi hsg văn 9 cấp tỉnh Nam Định CÓ ĐÁP ÁN NĂM 2023 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NAM ĐỊNH được soạn dưới dạng file word gồm 8 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO​

NAM ĐỊNH​

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM​

ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI​

NĂM HỌC 2022 - 2023​

Môn: Ngữ văn – Lớp: 9 THCS.​

Câu
Nội dung
Điểm
ĐỌC HIỂU
4,0
1Chỉ ra những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của văn bản.0,5
- Văn bản chỉ có câu thơ đầu tiên được viết hoa đầu dòng.
- Văn bản có câu thơ rất dài, có câu thơ rất ngắn, sử dụng rất nhiều từ trái nghĩa.
- Sử dụng nhiều kiểu câu: câu cảm thán, câu nghi vấn, câu trần thuật.
- Sử dụng các biện pháp nghệ thuật: phép điệp từ, điệp cấu trúc, phép đối, liệt kê...
* Cách cho điểm:
- HS trả lời đúng, đầy đủ, hoặc nêu được từ 2 ý trở lên, cho 0,5 điểm.
- HS chỉ nêu được 1 ý, cho 0,25 điểm.
2Việc trích dẫn lời người Dáy ở đầu bài thơ có tác dụng gì?1,0
  • - Tạo sự độc đáo cho bài thơ, tạo ấn tượng, tăng sức hấp dẫn, lôi cuốn đối với người đọc. (0,25 điểm)
  • - Góp phần làm sáng tỏ chủ đề của văn bản. (0,25 điểm)
  • - Nhấn mạnh những trăn trở, suy tư về cách sống, cách làm người. (0,5 điểm)
  • *Lưu ý: HS có thể viết bằng ngôn từ tương tự, miễn là đúng nội dung trên vẫn cho điểm tối đa.
3Em hiểu như thế nào về nội dung hai câu sau:
“có người sống mà đã chết
có người chết mà vẫn sống”
1,0
- Hai câu thơ nêu quan điểm về cách sống: sống đẹp, sống có ích (0,5 điểm)
+ Có người sống mà đã chết: đó là những người không biết quý trọng cuộc sống của mình, sống buông thả, không có trách nhiệm với bản thân và cộng đồng; vô cảm… (0,25 điểm)
+ Có người chết mà vẫn sống: đó là những người sống một cuộc đời đẹp, góp phần tạo ra nhiều giá trị cho xã hội, cộng đồng; việc làm của họ có sức lan toả… (0,25 điểm)
*Lưu ý: HS có thể viết bằng ngôn từ tương tự, miễn là đúng nội dung trên vẫn cho điểm tối đa.
4Em có đồng tình với quan điểm: “Làm người thật khó” không? Vì sao?1,5
  • - HS đưa ra quan điểm: Đồng tình; hoặc không đồng tình; hoặc vừa đồng tình vừa không đồng tình. (0,5 điểm)
  • - Lí giải (1,0 điểm)
  • ( HS đưa ra lí lẽ phù hợp, thuyết phục là cho điểm)
  • - Nếu đồng tình quan điểm: “Làm người thật khó”:
  • + Trong cuộc đời, con người phải một mình đối mặt với nhiều khó khăn thử thách, với những tình huống, kiểu người khác nhau.
  • + Khi đó, con người phải lựa chọn lối sống sao cho phù hợp hoàn cảnh bản thân, với đạo đức, pháp luật, tạo mối quan hệ tốt đẹp với những người xung quanh…
  • + Con người phải không ngừng nỗ lực vươn lên, phát huy những ưu điểm để hoàn thiện bản thân, để sống có ích…
  • - Nếu không đồng tình quan điểm: “Làm người thật khó”:
  • + Làm người cứ tuân theo đầy đủ quy định của pháp luật, đạo đức thì không có gì là khó.
  • + Trong hành trình cuộc sống, luôn có sự đồng hành, trợ giúp của những người xung quanh thì việc gì con người cũng giải quyết được, chẳng có gì là khó.
  • + Con người cứ hoàn thành tốt công việc của mình, không phải lo nghĩ, quan tâm đến các công việc khác nên làm người như vậy không khó…
  • - Nếu vừa đồng tình, vừa không đồng tình quan điểm "Làm người thật khó":
  • HS kết hợp cả hai ý trên.
  • * Cách cho điểm:
  • - HS nêu được 03 lí lẽ phù hợp, thuyết phục cho 1,0 điểm ; 02 lí lẽ phù hợp, thuyết phục cho 0,75 điểm; 01 lí lẽ phù hợp, thuyết phục cho 0,5; có ý thức lý giải nhưng chung chung cho 0,25.
  • * Lưu ý: Chấp nhận HS có thể có các cách diễn đạt khác nhau nhưng vẫn đảm bảo nội dung.
LÀM VĂN
16,0
1Từ gợi ý của văn bản phần Đọc hiểu, hãy viết 01 đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về quan điểm sống được đặt ra trong bài thơ sau:
Người vá trời lấp bể
Kẻ đắp lũy xây thành
Ta chỉ là chiếc lá
Việc của mình là xanh.

(Lá Xanh, Nguyễn Sĩ Đại, theo http:// www.thivien.net)
6,0
a. Đảm bảo cấu trúc đoạn văn nghị luận xã hội: Mở đoạn nêu được vấn đề, thân đoạn triển khai được vấn đề, kết đoạn khái quát được vấn đề.0,25
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận.0,5
Mỗi người cần sống đúng với bổn phận, trách nhiệm của mình, sống cống hiến hết mình góp phần tô điểm cho cuộc đời chung.
c.Triển khai vấn đề nghị luận thành luận điểm; vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; biết mở rộng, liên hệ; rút ra bài học nhận thức và hành động.4,5
Sau đây là một số gợi ý:
* Giải thích: (1,0)

+ Hai câu đầu: nói đến những người với những việc làm, sự cống hiến lớn lao, vĩ đại, gánh vác những trọng trách nặng nề của nhân loại.
+ Hai câu sau: thể hiện sự tự ý thức của tác giả về bản thân và sứ mệnh trong cuộc đời: con người dù bé nhỏ, thậm chí có thể khuất lấp giữa muôn người chỉ như chiếc lá… nhưng vẫn phải sống bằng đời của lá, nghĩa là “phải xanh”, phải ý thức đúng về bổn phận và trách nhiệm của mình, cống hiến sức nhỏ bé của mình cho cuộc đời.
=> Bài thơ với cách nói hình ảnh, sử dụng biện pháp tu từ so sánh, ẩn dụ… đã nêu lên quan điểm sống: mỗi người cần sống đúng với bổn phận, trách nhiệm của mình, sống cống hiến hết mình góp phần làm đẹp cho cuộc đời chung
* Bàn luận: (2,25)
- Mỗi người sống trong xã hội đều có khả năng và nhiệm vụ, vị trí nhất định nên việc ý thức đúng về bổn phận và trách nhiệm của bản thân, sống cống hiến góp phần tô điểm cho cuộc đời chung thêm đẹp là điều cần thiết, là một đòi hỏi tất yếu của loài người từ khi xã hội xuất hiện nền văn minh, văn hóa.
- Ý nghĩa:
+ Bản thân luôn có trách nhiệm, tự giác và tích cực thực hiện nhiệm vụ được giao, chủ động làm những việc cần làm, không né tránh hay thờ ơ hay đùn đẩy trách nhiệm cho người khác.
+ Cá nhân luôn có ý thức học tập, rèn luyện để có tri thức, kĩ năng cống hiến.
+ Luôn nỗ lực vươn lên vượt qua mọi khó khăn, trở ngại để hoàn thành tốt công việc của mình, từ đó khẳng định năng lực bản thân, giá trị của mỗi cá nhân; khiến cuộc đời mỗi người trở nên có ý nghĩa.
+ Là một trong những thước đo đánh giá đạo đức, nhân cách và lối sống của con người.
+ Con người có được sự ghi nhận, tin yêu, tôn trọng của người khác.
+ Sống đúng với bổn phận… góp phần đem lại lợi ích cho cộng đồng, quốc gia dân tộc.
+…..
(Lấy dẫn chứng minh hoạ)
* Mở rộng: (0,75)
- Có người tự ti cho rằng “mình chỉ là chiếc lá” nhỏ bé, thậm chí vô nghĩa giữa cuộc đời, nên chẳng cần phấn đấu…đã nhỏ bé, càng trở nên mờ nhạt và vô nghĩa hơn…
- Cũng có những người sống thiếu trách nhiệm, không làm tròn bổn phận của mình hay những người không ý thức rõ giá trị, năng lực của bản thân xem mình phù hợp làm gì.
=> Những trường hợp trên đáng phê phán. (dẫn chứng…)
- Bài học nhận thức và hành động: (0,5)
+ Dù là ai trong cuộc đời cũng cần có sự tự ý thức về bản thân. Chẳng ai vô nghĩa giữa cuộc đời. Chỉ có người tự cho là mình vô nghĩa mà thôi.
+ Hãy luôn làm việc, cống hiến hết mình bằng năng lực của bản thân, làm cho cuộc sống của mình trở nên có ý nghĩa ở mọi nơi, mọi lúc…
- Liên hệ bản thân…
d. Sáng tạo.0,5
Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận; dẫn chứng tiêu biểu thuyết phục.
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu.0,25
Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.
Đảm bảo được tính mạch lạc về nội dung của một đoạn văn.
Gợi ý về thang điểm:
- Từ 5,0 đến 6,0 điểm: Hiểu vấn đề; lập luận chặt chẽ, ý tứ phong phú, giàu sức thuyết phục; văn viết có giọng điệu riêng.
- Từ 3,0 đến 4,75 điểm: Hiểu vấn đề; biết cách lập luận; diễn đạt được ý, còn mắc một số lỗi về diễn đạt, chính tả.
- Từ 1,0 đến 2,75 điểm: Nhận diện được vấn đề; lập luận chưa rõ; viết chung chung; mắc nhiều lỗi về diễn đạt, chính tả.
- Dưới 1,0 điểm: Không hiểu rõ vấn đề; viết sơ sài, chưa biết triển khai lập luận; mắc rất nhiều lỗi diễn đạt, chính tả.
- Điểm 0,0 điểm: Không làm bài hoặc lạc đề.
2“Công việc của nhà văn là phát biểu cái đẹp chính ở chỗ mà không ai ngờ tới, tìm cái đẹp kín đáo và che lấp của sự vật, cho người khác một bài học trông nhìn và thưởng thức”.
(Thạch Lam văn và đời, NXB Hà Nội 1999, tr 597)
Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy làm sáng tỏ qua truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long (Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục 2016).
10,0
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận.0,25
Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận.0,5
Hiểu ý kiến của Thạch Lam và làm sáng tỏ qua truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long.
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; thể hiện sự am hiểu sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng.
1. Dẫn dắt, nêu và trích dẫn vấn đề một cách hợp lí.0,5
2. Giải thích ý kiến:
- Cái đẹp ở chỗ “không ai ngờ tới”, “cái đẹp kín đáo và che lấp của sự vật”:
+ “Cái đẹp kín đáo và che lấp của sự vật” là cái đẹp tiềm ẩn đằng sau vẻ bề ngoài xù xì, gai góc, thô kệch, tầm thường… Đó thường là vẻ đẹp của nhân cách, của tình người, khát vọng, sức sống, tài năng…
+ Chỗ “không ai ngờ tới” chính là hoàn cảnh, là môi trường không phù hợp, thuận lợi cho cái đẹp.
- Bài học “trông nhìn và thưởng thức”: người đọc tin tưởng, có cái nhìn tinh tế nhạy cảm với cuộc sống, con người và thấy bất ngờ, thú vị khi thưởng thức tác phẩm và vẻ đẹp cuộc sống…
=> Như vậy, ý kiến của Thạch Lam đã khẳng định sứ mệnh của nhà văn: là người không ngừng tìm tòi, phát hiện vẻ đẹp tiềm ẩn, che lấp của đối tượng ở những nơi tưởng như không thể tồn tại cái đẹp để giúp người đọc có cách nhìn nhận, đánh giá về cuộc sống, con người và thưởng thức tác phẩm một cách đúng đắn và có ý nghĩa nhất.
*Lưu ý:
- HS chỉ giải thích từ ngữ, tối đa: 0,5 điểm.
- Chấp nhận những cách diễn đạt khác nhau miễn là nêu được đúng bản chất vấn đề.
1,0




3. Phân tích, chứng minh:
3.1.
Cái đẹp “không ai ngờ tới, cái đẹp kín đáo và che lấp” trong “Lặng lẽ Sa Pa” là vẻ đẹp của cảnh sắc thiên nhiên và con người nơi Sa Pa. Đó là vùng đất mà vẻ lặng lẽ chỉ là bề ngoài, ẩn sâu dưới lớp vỏ ấy là cuộc sống đầy sôi nổi… (3,0 điểm)
*
Vẻ đẹp của thiên nhiên Sa Pa: (0,5 điểm)
- Vẻ đẹp thơ mộng, hữu tình: mây, cây, nắng, hoa….
- Vẻ đẹp trong sự khắc nghiệt, dữ dội: gió, tuyết…
-> thêm yêu thiên nhiên nơi đây.
* Vẻ đẹp của con người lao động nơi Sa Pa (2,5 điểm)
+ Đó là vẻ đẹp của tinh thần trách nhiệm say mê, tận tụy với công việc…
+ Đó là vẻ đẹp của con người tự chủ, làm chủ chiến thắng bản thân và hoàn cảnh, con người có lí tưởng sống, lẽ sống cao đẹp…
+ Đó là vẻ đẹp lối sống khoa học nề nếp, chân thành, cởi mở, khiêm nhường giản dị…
(HS lựa chọn dẫn chứng tiêu biểu phù hợp về các nhân vật trong tác phẩm để làm sáng tỏ vẻ đẹp của nhân vật được tác giả khắc họa: anh thanh niên, các nhân vật khác (ông hoạ sĩ, cô kĩ sư, bác lái xe và các nhân vật xuất hiện gián tiếp qua lời kể của nhân vật anh thanh niên: cán bộ nghiên cứu sét, ông kĩ sư vườn rau dưới Sa Pa…)
3.2. “Lặng lẽ Sa Pa” đem đến cho người đọc “bài học trông nhìn và thưởng thức”: (1,5 điểm)
- Thấu hiểu, trân trọng những hi sinh, cống hiến thầm lặng của những người lao động.
- Hiểu được: + Vẻ đẹp của cuộc sống không phải ở những gì quá lớn lao, mà ở chính những điều nhỏ bé, bình dị …
+ Cuộc sống của chúng ta chỉ có ý nghĩa khi mọi việc ta làm, hành động của bản thân đều xuất phát từ tình yêu cuộc sống và con người, có trách nhiệm với mảnh đất quê hương mình.
+ Ý nghĩa của lao động nghệ thuật: nghệ thuật bắt nguồn từ đời sống và góp phần làm đẹp cuộc sống.
- Mỗi người, đặc biệt với thế hệ trẻ hiện nay phải có lý tưởng sống, biết cống hiến, đóng góp cho cuộc đời chung, sẵn sàng tình nguyện với những công việc khó khăn… để cuộc sống thêm ý nghĩa.
- Sống chân thành, khiêm tốn, biết yêu thương, hòa đồng, sẻ chia niềm vui, hạnh phúc với những người xung quanh, …
3.3. Nguyễn Thành Long hoàn thành sứ mệnh của mình qua hình thức nghệ thuật đặc sắc: (0,75 điểm)
- Tình huống truyện nhẹ nhàng xoay quanh cuộc gặp gỡ tình cờ, tự nhiên trong 30 phút ngắn ngủi giữa anh thanh niên và những vị khách; cách kể chuyện tự nhiên, giàu chất thơ…
- Nhân vật không được đặt tên mà được gọi theo nghề nghiệp, lứa tuổi, giới tính; đặc biệt nhân vật chính, anh thanh niên được đặt dưới nhiều điểm nhìn, mà chủ yếu là nhân vật ông hoạ sĩ.
- Cách đặt nhan đề tác phẩm khơi gợi những suy ngẫm trong lòng người đọc…
*Lưu ý: - Nếu HS chỉ phân tích đơn thuần các nhân vật mà không theo định hướng, tối đa: 2,5 điểm.
- Nếu nghệ thuật không tách thành luận điểm riêng mà lồng vào phần đánh giá thì chỉ cho 0,5 điểm
5,25
1687410832610.png
 

DOWNLOAD FILE

  • YOPO.VN---Đáp án đề HSG Ngữ văn 9 2023.docx
    49.9 KB · Lượt tải : 5
Nếu bạn cảm thấy nội dung chủ đề bổ ích , Hãy LIKE hoặc bình luận để chủ đề được sôi nổi hơn
  • Từ khóa
    các dạng đề thi văn 9 các đề thi văn 9 giữa học kì 1 một số đề thi văn 9 hk1 đề thi anh văn 9 đề thi anh văn 9 có đáp án đề thi anh văn 9 hk1 đề thi anh văn 9 hk2 đề thi anh văn lớp 9 giữa học kì 1 đề thi giữa học kì 1 môn văn 9 đề thi giữa kì i văn 9 đề thi giữa kì ii văn 9 đề thi hk1 văn 9 an giang đề thi hk1 văn 9 quận cầu giấy đề thi hk1 văn 9 quận hai bà trưng đề thi hk1 văn 9 quận nam từ liêm đề thi hk1 văn 9 quận thanh xuân đề thi hk1 văn 9 quận đống đa đề thi hk2 văn 9 bến tre đề thi hk2 văn 9 bình dương đề thi hk2 văn 9 bình dương 2017 đề thi hk2 văn 9 bình dương 2018 đề thi hk2 văn 9 bình dương 2020 đề thi hk2 văn 9 bình phước đề thi hk2 văn 9 năm 2019 đề thi hk2 văn 9 quận hoàn kiếm đề thi hk2 văn 9 quận đống đa đề thi hk2 văn 9 quảng nam đề thi học kì 2 văn 9 quận thanh xuân đề thi học kì i môn văn 9 đề thi học kì i văn 9 đề thi học kì ii văn 9 đề thi học sinh giỏi văn 9 phần đọc hiểu đề thi học sinh giỏi văn 9 tỉnh hưng yên đề thi hsg môn văn 9 đề thi hsg ngữ văn 9 violet đề thi hsg tỉnh văn 9 violet đề thi hsg văn 9 bài bếp lửa đề thi hsg văn 9 bài lặng lẽ sa pa đề thi hsg văn 9 bài đoàn thuyền đánh cá đề thi hsg văn 9 cấp huyện đề thi hsg văn 9 cấp huyện 2019 đề thi hsg văn 9 cấp huyện mới nhất đề thi hsg văn 9 cấp tỉnh mới nhất đề thi hsg văn 9 có đáp án đề thi hsg văn 9 có đáp án violet đề thi hsg văn 9 hải phòng đề thi hsg văn 9 mới đề thi hsg văn 9 mới nhất đề thi hsg văn 9 năm 2018 đề thi hsg văn 9 năm 2020 đề thi hsg văn 9 nghị luận xã hội đề thi hsg văn 9 quận thanh xuân đề thi hsg văn 9 thành phố hà nội đề thi hsg văn 9 thành phố hà nội 2018 đề thi hsg văn 9 thành phố hồ chí minh đề thi hsg văn 9 tỉnh bình dương đề thi hsg văn 9 tỉnh hà tĩnh đề thi hsg văn 9 tỉnh hải dương đề thi hsg văn 9 tỉnh phú thọ đề thi hsg văn 9 tỉnh phú yên đề thi hsg văn 9 tỉnh vĩnh phúc đề thi hsg văn 9 tp hcm 2020 đề thi hsg văn 9 tphcm đề thi hsg văn 9 về truyện kiều đề thi hsg văn 9 violet đề thi hsg văn 9 vòng 1 đề thi hsg văn 9 vòng 2 đề thi khảo sát văn 9 học kì 1 đề thi khảo sát văn 9 học kì 2 đề thi môn văn 9 học kì 1 đề thi môn văn 9 học kì 2 đề thi ngữ văn 9 kì i đề thi thử văn 9 vào 10 đề thi văn 9 đề thi văn 9 bài làng đề thi văn 9 bài đồng chí đề thi văn 9 cấp tỉnh đề thi văn 9 chuyện người con gái nam xương đề thi văn 9 có đáp án đề thi văn 9 cuối học kì 1 đề thi văn 9 cuối học kì 2 đề thi văn 9 cuối kì 1 đề thi văn 9 cuối kì 2 năm 2021 đề thi văn 9 ghk1 đề thi văn 9 giữa học kì 1 đề thi văn 9 giữa học kì 1 2021 đề thi văn 9 giữa học kì 1 bắc giang đề thi văn 9 giữa học kì 1 bắc ninh đề thi văn 9 giữa học kì 1 có đáp án đề thi văn 9 giữa học kì 1 hà nội đề thi văn 9 giữa học kì 1 nam định đề thi văn 9 giữa học kì 1 trắc nghiệm đề thi văn 9 giữa kì 1 đề thi văn 9 giữa kì 2 đề thi văn 9 hà nội đề thi văn 9 hk1 đề thi văn 9 hk1 có đáp án đề thi văn 9 hk2 có đáp án đề thi văn 9 học kì 1 đề thi văn 9 học kì 1 2020 đề thi văn 9 học kì 1 2021 đề thi văn 9 học kì 1 nam định đề thi văn 9 học kì 2 đề thi văn 9 học kì 2 có đáp án đề thi văn 9 học sinh giỏi đề thi văn 9 kì 1 đề thi văn 9 kì 1 có đáp án đề thi văn 9 kì 2 đề thi văn 9 kì 2 có ma trận đề thi văn 9 lên 10 đề thi văn 9 năm 2019 đề thi văn 9 năm 2020 đề thi văn 9 năm 2021 đề thi văn 9 tuyển sinh đề thi văn 9 vào 10 đề thi văn hk2 lớp 9 có đáp án đề thi văn hk2 lớp 9 tỉnh bình dương đề thi văn khảo sát lớp 9 đề thi văn lớp 9 đề thi văn lớp 9 có lời giải đề thi văn lớp 9 cuối học kì 1 đề thi văn lớp 9 giữa học kì 1 đề thi văn lớp 9 giữa học kì 1 2021 đề thi văn lớp 9 giữa học kì 1 có đáp án đề thi văn lớp 9 giữa kì 1 đề thi văn lớp 9 hk2 đề thi văn lớp 9 học kì 1 năm 2020 đề thi văn lớp 9 lên 10 đề thi văn lớp 9 năm 2020 đề thi văn lớp 9 tuyển sinh đề thi văn tự sự lớp 9
  • THẦY CÔ CẦN TRỢ GIÚP, VUI LÒNG LIÊN HỆ!

    TƯ VẤN NHANH
    ZALO:0979702422

    BÀI VIẾT MỚI

    Top