- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 86,135
- Điểm
- 113
tác giả
Đề thi thử văn lớp 9 học kì 1 TRƯỜNG THCS ĐẠI THẮNG được soạn dưới dạng file word gồm 5 trang. Các bạn xem và tải đề thi thử văn lớp 9 học kì 1 về ở dưới.
Họ và tên: ………………………… Lớp: ….. Trường THCS: ……………………
ĐỀ BÀI
Phần I. (4 điểm) Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Điều ý nghĩa nhất mà mỗi chúng ta có thể làm cho cuộc sống này đó chính là tận hưởng nó một cách trọn vẹn nhất. Đừng bao giờ hoài phí tâm sức vào những băn khoăn, nghĩ ngợi kiểu như “Nếu ... thì sao?”, “Giá mà...” hay “Lẽ ra tôi đã...”. Câu trả lời xác đáng sẽ không bao giờ đến từ những lập luận thiếu cơ sở thực tiễn. Vì vậy, hãy can đảm dấn bước về phía trước với tất cả những gì cuộc sống trao tặng bạn. Hãy đối diện với những thử thách bằng sự nỗ lực, với buồn đau bằng hy vọng, với thất bại bằng tin tưởng. Không ai chắc chắn bạn sẽ đạt được thành công nhưng cũng chẳng thể đoán chắc bạn là người thua cuộc.
(Trích Đi tìm niềm vui cuộc sống – Sách Quà tặng tinh thần cho cuộc sống – NXB trẻ)
Câu 1 (0.5 điểm) Xác định phương thức biểu đạt có trong đoạn văn.
Câu 2 (1.0 điểm) Theo tác giả, con người cần phải đối diện với thử thách, với buồn đau, với thất bại bằng cách nào?
Câu 3 (2.5 điểm) Từ gợi dẫn của bài viết cùng trải nghiệm của bản thân, em hãy viết một bài luận khoảng 2/3 trang giấy thi về vấn đề “giá trị của thái độ sống tích cực”.
Phần II (6.0 điểm) Cho đoạn văn sau:
“…Họa sĩ nhấp chén trà nóng ba ngày nay ông mới lại gặp, không giấu vẻ thích thú, tự rót lấy một chén nữa, nói luôn:
- Ta thỏa thuận thế này. Chuyện dưới xuôi, mươi ngày nữa trở lại đây, tôi sẽ kể anh nghe.Tôi sẽ trở lại, danh dự đấy. Tôi cũng muốn biết cái yên lặng lúc một giờ sáng chon von trên cao nó thế nào. Bây giờ có cả ba chúng ta đây, anh hãy kể chuyện anh đi. Sao người ta bảo anh là người cô độc nhất thế gian? Rằng anh “thèm” người lắm?
Anh thanh niên bật cười khanh khách:
- Các từ ấy đều là của bác lái xe. Không, không đúng đâu. Một mình thì anh bạn trên trạm đỉnh Phan-xi-păng ba nghìn một trăm bốn mươi hai mét kia mới một mình hơn cháu. Làm khí tượng, ở được cao thế mới là lí tưởng chứ.
Anh hạ giọng, nửa tâm sự, nửa đọc lại một điều rõ ràng đã ngẫm nghĩ nhiều:
- Hồi chưa vào nghề, những đêm bầu trời đen kịt, nhìn kĩ mới thấy một ngôi sao xa, cháu cũng nghĩ ngay ngôi sao kia lẻ loi một mình. Bây giờ làm nghề này cháu không nghĩ như vậy nữa.Vả, khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được? Huống chi việc của cháu gắn liền với việc của bao anh em, đồng chí dưới kia. Công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi, cháu buồn đến chết mất…”
(Lặng lẽ Sa Pa – Nguyễn Thành Long, Ngữ văn 9, tập I, NXB Giáo Dục, 2015
TRƯỜNG THCS ĐẠI THẮNG | THI THỬ HỌC KÌ I Môn: Ngữ văn 9 (Thời gian làm bài: 90 phút) |
Điểm | Lời phê của thầy, cô giáo |
Phần I. (4 điểm) Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Điều ý nghĩa nhất mà mỗi chúng ta có thể làm cho cuộc sống này đó chính là tận hưởng nó một cách trọn vẹn nhất. Đừng bao giờ hoài phí tâm sức vào những băn khoăn, nghĩ ngợi kiểu như “Nếu ... thì sao?”, “Giá mà...” hay “Lẽ ra tôi đã...”. Câu trả lời xác đáng sẽ không bao giờ đến từ những lập luận thiếu cơ sở thực tiễn. Vì vậy, hãy can đảm dấn bước về phía trước với tất cả những gì cuộc sống trao tặng bạn. Hãy đối diện với những thử thách bằng sự nỗ lực, với buồn đau bằng hy vọng, với thất bại bằng tin tưởng. Không ai chắc chắn bạn sẽ đạt được thành công nhưng cũng chẳng thể đoán chắc bạn là người thua cuộc.
(Trích Đi tìm niềm vui cuộc sống – Sách Quà tặng tinh thần cho cuộc sống – NXB trẻ)
Câu 1 (0.5 điểm) Xác định phương thức biểu đạt có trong đoạn văn.
Câu 2 (1.0 điểm) Theo tác giả, con người cần phải đối diện với thử thách, với buồn đau, với thất bại bằng cách nào?
Câu 3 (2.5 điểm) Từ gợi dẫn của bài viết cùng trải nghiệm của bản thân, em hãy viết một bài luận khoảng 2/3 trang giấy thi về vấn đề “giá trị của thái độ sống tích cực”.
Phần II (6.0 điểm) Cho đoạn văn sau:
“…Họa sĩ nhấp chén trà nóng ba ngày nay ông mới lại gặp, không giấu vẻ thích thú, tự rót lấy một chén nữa, nói luôn:
- Ta thỏa thuận thế này. Chuyện dưới xuôi, mươi ngày nữa trở lại đây, tôi sẽ kể anh nghe.Tôi sẽ trở lại, danh dự đấy. Tôi cũng muốn biết cái yên lặng lúc một giờ sáng chon von trên cao nó thế nào. Bây giờ có cả ba chúng ta đây, anh hãy kể chuyện anh đi. Sao người ta bảo anh là người cô độc nhất thế gian? Rằng anh “thèm” người lắm?
Anh thanh niên bật cười khanh khách:
- Các từ ấy đều là của bác lái xe. Không, không đúng đâu. Một mình thì anh bạn trên trạm đỉnh Phan-xi-păng ba nghìn một trăm bốn mươi hai mét kia mới một mình hơn cháu. Làm khí tượng, ở được cao thế mới là lí tưởng chứ.
Anh hạ giọng, nửa tâm sự, nửa đọc lại một điều rõ ràng đã ngẫm nghĩ nhiều:
- Hồi chưa vào nghề, những đêm bầu trời đen kịt, nhìn kĩ mới thấy một ngôi sao xa, cháu cũng nghĩ ngay ngôi sao kia lẻ loi một mình. Bây giờ làm nghề này cháu không nghĩ như vậy nữa.Vả, khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được? Huống chi việc của cháu gắn liền với việc của bao anh em, đồng chí dưới kia. Công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi, cháu buồn đến chết mất…”
(Lặng lẽ Sa Pa – Nguyễn Thành Long, Ngữ văn 9, tập I, NXB Giáo Dục, 2015