Chào mừng!

ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN MỚI TẢI ĐƯỢC TÀI LIỆU! Đăng ký ngay!

KHÁCH VÀ THÀNH VIÊN CÓ THỂ TẢI MIỄN PHÍ HƯỚNG DẪN ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN VÀ TẢI » THƯ MỤC MIỄN PHÍYOPOVN
ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP » ĐĂNG KÝ NGAYĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP

Yopovn

Ban quản trị Team YOPO
Thành viên BQT
Tham gia
28/1/21
Bài viết
82,206
Điểm
113
tác giả
GIÁO ÁN BỒI DƯƠNG HSG ĐỊA LÍ 9 Chủ đề 4: Địa lí DÂN CƯ VÀ XÃ HỘI được soạn dưới dạng file word gồm 81 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
Chủ đề 4 : ĐỊA LÍ 9

ĐỊA LÍ DÂN CƯ - XÃ HỘI

BÀI 1. CỘNG ĐỒNG CÁC DÂN TỘC VIỆT NAM

1.Sự đa dạng về các cộng động dân tộc ở Việt Nam:


-Theo số liệu thống kê 1989 biết nước ta có 54 dân tộc khác nhau trong đó dân tộc Kinh chiếm đa số 86,2% tổng số dân. Còn lại 13,8% là các dân tộc ít người.

-Các dân tộc Việt Nam đều có chung nguồn gốc, xuất phát từ 3 dòng ngôn ngữ khác nhau: dòng ngôn ngữ Nam á, Nam Đảo, Hán Tạng. Vì vậy cơ cấu dân tộc nước ta thể hiện theo nguồn gốc từ 3 dòng ngôn ngữ theo số liệu:

+ Dòng ngôn ngữ Nam á: trong đó gồm nhiều nhóm dân tộc:



Việt - Mường: chiếm 89% Tày - Thái: 4,3%

Môn - Khơme: 1,4% Mông - Dao: 0,7%



+Dòng ngôn ngữ Nam Đảo: chiếm 2% (Churu, Êđê, Chăm)

+Dòng ngôn ngữ Hán Tạng: chiếm 2%

+Các nhóm dân tộc khác: 0,6%

-Các dân tộc Việt Nam hiện nay phân bố rộng khắp trên địa bàn cả nước. Sự phân bố của các dân tộc đã khá phù hợp với những đặc điểm sinh thái, với tập quán, sở trường và truyền thống canh tác của mỗi dân tộc trong đó:

+ Các dân tộc phân bố ở các vùng Đông Bắc điển hình là:



· Dân tộc Kinh: địa bàn cư trú của người Kinh trước đây chủ yếu là đồng bằng nhưng ngày nay địa bàn cư trú của họ đã trải rộng ra khắp đất nước do nhu cầu khai hoang phát triển kinh tế mới ở miền núi, trung du. Nghề chính của người Kinh là làm lúa nước ở các đồng bằng, nghề phụ rất đa dạng và trình độ sản xuất của họ hiện nay đạt được trình độ cao nhất cả nước so với các dân tộc khác. Nền văn minh của người Kinh hiện nay là đặc trưng cho nền văn minh của dân tộc Việt Nam ở thế kỷ 20 này. Nền văn minh của người Kinh nói riêng và của dân tộc Việt Nam nói chung được thể hiện tập trung rõ nhất ở Chủ tịch Hồ Chí Minh.



· Dân tộc Chăm: địa bàn cư trú của họ hiện nay chủ yếu ở NThuận và BThuận. Nghề chính của họ là làm lúa nước ở các vùng đồng bằng như người Kinh. Họ có ngôn ngữ, chữ viết riêng và có nền văn hoá rất độc đáo nổi tiếng bởi múa Katê, đặc biệt là kiến trúc tháp Chàm.



· Dân tộc Khơme: địa bàn cư trú của họ hiện nay chủ yếu ở ĐBSCL với nghề chính là làm lúa nước như người Kinh và họ cũng có ngôn ngữ, chữ viết riêng với nền văn hóa dân tộc độc đáo.



+Các dân tộc cư trú ở miền núi, trung du nước ta hiện nay đã cư trú thành những địa bàn khá riêng biệt và rất phù hợp với tập quán, truyền thống canh tác của họ điển hình là:

Ở vùng Đông Bắc là địa bàn cư trú của các dân tộc Tày, Nùng, H’mông, Dao. Trong đó Tày, Nùng cư trú ở vùng thấp với nghề trồng lúa nước trong các thung lũng là chính. Nhưng người H’mông và người Dao thì cư trú ở vùng cao với nghề làm nương rẫy là chính. Các dân tộc này với trình độ sản xuất, văn hoá, dân trí còn rất lạc hậu nhưng họ có truyền thống văn hoá độc đáo nổi tiếng như:điệu hát lượn của người Tày - Nùng, thổi khèn của người H’mông…



Ở vùng Tây Bắc là vùng cư trú của các dân tộc: Thái, Mường, Khơmú với nghề trồng lúa, trồng cây CN, chăn nuôi gia súc trong các thung lũng và bồn địa lớn như thung lũng Mường Thanh, bồn địa Yên Châu…các dân tộc này cũng có những nền văn hoá độc đáo nổi tiếng: ném còn, uống rượu cần và đặc biệt người Thái có nghề trồng bông, dệt thổ cẩm nổi tiếng cả nước.



+Các dân tộc ở vùng Trường Sơn Bắc (miền Tây các tỉnh từ THoá ® QNam - ĐNẵng) là địa bàn cư trú của các dân tộc như: Bru, Vân Kiều, Tà Ôi, Càtu, Dakô...các dân tộc này với nghề nương rẫy, du canh du cư là chính và còn rất lạc hậu.



Ở Tây Nguyên là địa bàn cư trú của các dân tộc: Bana, Êđê, Giara, Kho. Các dân tộc này trước đây chủ yếu là du canh du cư nhưng ngày nay họ đã rất tiến bộ: định canh định cư và đặc biệt họ có nền văn hoá độc đáo nổi tiếng như lễ bỏ mả, lễ đâm trâu, kiến trúc kiểu nhà Rông.



=>Qua chứng minh trên ta thấy các dân tộc Việt Nam rất phong phú, đa dạng bởi phong tục tập quán và nền văn hoá khác. Trong đó các dân tộc ít người nhìn chung vẫn lạc hậu nhưng họ sống bình đẳng trong đại cộng đồng các dân tộc Việt Nam và họ luôn được Đ và N2 hỗ trợ phát triển kinh tế, xã hội nhằm giúp họ tiến kịp các dân tộc miền xuôi

- Người Việt định cư ở nước ngoài:

+Đây là một bộ phận không thể tách rời của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.

+Đa số kiều bao ta có lòng yêu nước đang trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia xây dựng đất nước.

2.Ảnh hưởng của dân số đông, nhiều dân tộc với phát triển kinh tế, xã hội.

* ảnh hưởng tích cực
:

+ Dân số đông trước hết được coi như là thị trường tiêu thụ lớn những sản phẩm do họ làm ra sẽ kích thích sản xuất phải phát triển mạnh để thoả mãn nhu cầu ngày cảng tăng.

+ Dân đông cũng là thị trường rất hấp dẫn với mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế về thương mại, xuất khẩu lao động.

+ Dân đông sẽ tạo ra nguồn lao động dỗi dào đủ khả năng phát triển sản xuất và bảo vệ an ninh quốc phòng.

+ Dân đông nhưng nhiều dân tộc nên có nền văn hoá rất đa dạng, giàu bản sắc dân tộc chính đó là kho tài nguyên về văn hoá, xã hội nhân văn kích thích phát triển du lịch nhân văn và là những đề tài hấp dẫn với nghiên cứu dân tộc học ở trong nước và quốc tế.

*Tiêu cực: Dân số đông thì yêu cầu phải có nền kinh tế mạnh, tạo ra nhiều việc làm cho người lao động dư thừa thì mới kích thích xã hội phát triển. Nếu như nền kinh tế kém phát triển như nước ta ngày nay thì dân số đông lại là gánh nặng và tạo ra sức ép lớn của dân số với phát triển kinh tế, xã hội.



BÀI 2. DÂN SỐ VÀ GIA TĂNG DÂN SỐ

I. Việt Nam là nước đông dân, nhiều thành phần dân tộc.

-Theo số liệu thống kê 1/4/1989 cho biết dân số cả nước có 64,412 tr người đến 1/4/1999 có 76,3 tr người. Như vậy dân số nước ta hiện nay đông thứ 2 trong ĐNá sau Indonexia, thứ 7 ở Châu á và ở thứ 13 trên thế giới.



-Trong khi dân số nước ta đông thứ 13 trên thế giới thì S tự nhiên của nước ta đứng hàng 58 trên thế giới ® nên ta khẳng định dân số nước ta hiện nay rất đông.

- Nước ta có 54 dân tộc anh em cùng sinh sống gắn bó trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

*Ảnh hưởng: như trên

II.Gia tăng số dân

1) Tình hình gia tăng số dân

* Dân số nước ta tăng nhanh
:

-Trước công nguyên dân số nước ta chỉ có 1,8 tr người, cuối TK 18 có 4 tr người, cuối TK 19 có 7 tr người. Như vậy suốt 19 TK dân số chỉ tăng được 5 tr người ® chứng tỏ thời kì này dân số nước ta tăng lên rất chậm.



-Từ 1901 đến nay dân số nước ta tăng lên không ngừng và thể hiện qua các số liệu sau:

1901 :13 tr người

1921 : 15,5 tr người

1930 : 18 tr người

1956 : 27,5 tr người

1960 : 30 tr người

1980 : 54 tr người

1989 : 64,4 tr người

1990 : 66 tr người

1993 : 71 tr người

1995 : 74 tr người

76,3 tr người

- Qua các số liệu ta thấy: +Từ 1901 ® 1956 dân số nước ta tăng gấp đôi từ 13 ® 27,5 tr người nhưng mất 55 năm. Nhưng từ 1956 ® 1980 dân số lại tăng gấp đôi 27,5 ® 54 tr người nhưng chỉ mất 24 năm. Điều đó chứng tỏ thời gian để dân số tăng gấp đôi thì rút ngắn dần lại từ 55 năm xuống 24 năm và ta có thể khẳng định từ 1956 ® 1980 dân số nước ta bắt đầu tăng nhanh và từ đó đã có hiện tượng bùng nổ dân số.

+Từ 1980 ® nay thì trung bình mỗi năm dân số nước ta tăng thêm từ 1,3 ® 1,5 tr người (tương đương với dân số của cả 1 tỉnh). Trong thập kỉ 1979 - 1989 dân số cả nước tăng thêm được 11,7 tr người và thập kỉ 1989 - 1999 tăng thêm 12 tr người (tương đương với dân số của cả 1 nước có số dân trung bình của 1 nước trên thế giới). Dự tính đến 2000 và 2010 dân số nước ta có thể lên tới 100 tr dân mặc dù tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên đang có xu thế giảm dần nhưng tốc độ giảm vẫn còn rất chậm, trung bình mỗi năm chỉ giảm 0,06%. Sự chứng minh trên chứng tỏ dân số nước ta đã và đang tiếp tục tăng nhanh.

* Nguyên nhân dân số tăng nhanh:

- Dân số nước ta tăng nhanh là do dân số nước có tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên trung bình năm cao trong đó có nhiều thời kì đạt mức cao vào loại nhất thế giới: từ 1930 - 1960 tỉ lệ gia tăng dân số trung bình năm nước ta là 1,85% nhưng riêng thời kì 1939 – 1943 đạt 3,06%/năm; 1954 - 1960 đạt 3,93%/năm. Từ 1960 đến nay nhìn chung tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên có xu thế giảm và ở thập kỉ 1989 - 1999 nước ta đã đạt tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên là 1,7%/năm. Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên này hiện nay vẫn ở mức trung bình trên thế giới.

- Dân số nước ta có tỉ lệ gia tăng cao là do tỉ lệ sinh cao là do tỉ lệ sinh cao nhưng tỉ lệ tử có xu thế giảm dần do mức sống ngày càng cao và trình độ y tế ngày càng phát triển mạnh nên đã làm giảm tỉ lệ tử của trẻ sơ sinh.

- Dân số nước ta có tỉ lệ sinh cao là do những nguyên nhân sau:

+Do trình độ nhận thức của người Việt Nam về lĩnh vực dân số và gia đình còn rất lạc hậu như thích đông con, thích con trai…

+Do độ tuổi kết hôn của người Việt Nam quá sớm nên đã kéo dài thời kì sinh nở của phụ nữ.

+Do mức sống của người Việt Nam nhiều năm qua thấp nên người lao động không có điều kiện học tập để nâng cao trình độ nhận thức đúng đắn về lĩnh vực dân số.

+Do nước ta bị chiến tranh kéo dài nên trong suốt thời kì chiến tranh, Nhà nước ta không đặt ra vấn đề thực hiện sinh đẻ có kế hoạch như ngày nay.

=>Tóm lại dân số nước ta trong những năm qua tăng nhanh là do tác động tổng hợp của những nguyên nhân trên, nhưng nguyên nhân chủ yếu nhất là do trình độ nhận thức lạc hậu về dân số và gia đình.

* Hậu quả dân số tăng nhanh:

- Dân số tăng nhanh sẽ gây ra sức ép lớn của dân số với phát triển kinh tế, xã hội mà thể hiện là:

+Ở nông thôn đất N2 bình quân trên đầu người ngày càng giảm, mức thu nhập thấp, nhiều tệ nạn xã hội xảy ra…

+Ở thành thị nạn thất nghiệp tăng, mức thu nhập thấp và cũng xuất hiện nhiều tệ nạn xã hội.

+Dân số tăng nhanh cũng gây sức ép lớn với nâng cao chất lượng cuộc sống con người mà chất lượng cuộc sống con người thể hiện bởi 3 chỉ tiêu chính sau:

.Mức thu nhập bình quân đầu người: khi dân số tăng nhanh ® mức thu nhập bình quân đầu người thấp (cụ thể như ở nước ta hiện nay).



.Trình độ học thức: khi mức thu nhập thấp thì người lao động không có điều kiện để đi học nâng cao trình độ văn hoá.

.Tuổi thọ trung bình: khi người lao động có thu nhập thấp, trình độ học thức thấp thì họ không có điều kiện chăm lo sức khoẻ cho mình ® tuổi thọ thấp.



.3 chỉ tiêu mức thu nhập, trình độ học thức , tuổi thọ trung bình thấp là hậu quả của sự gia tăng dân số.

- Dân số tăng nhanh sẽ gây sức ép lớn với khai thác, bảo vệ tài nguyên môi trường. Dân số tăng nhanh nhưng TNTN thì có hạn dẫn đến việc khai thác sử dụng các

1702353069270.png
 

DOWNLOAD FILE

  • YOPO.VN---ĐỊA 9- HSG.docx
    197.1 KB · Lượt xem: 0
Nếu bạn cảm thấy nội dung chủ đề bổ ích , Hãy LIKE hoặc bình luận để chủ đề được sôi nổi hơn
  • Từ khóa
    các chuyên đề địa lí 9 chuyên de bồi dưỡng hsg địa 9 chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi địa 9 chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi địa lý 9 chuyên đề vẽ biểu đồ địa lí 9 chuyên đề địa chuyên đề địa 10 kết nối tri thức chuyên đề địa 8 chuyên đề địa 9 chuyên đề địa hình việt nam chuyên đề địa lí chuyên đề địa lí 10 cánh diều trang 9 chuyên đề địa lí 9 chuyên đề địa lí dân cư lớp 9 chuyên đề địa lý chuyên địa 9 đề chuyên anh lớp 9 đề chuyên địa đề chuyên địa lớp 10 đề chuyên địa lớp 10 2021 đề chuyên địa lớp 9 đề chuyên địa vào 10 đề thi chuyên anh lớp 9 có đáp án
  • HỖ TRỢ ĐĂNG KÝ VIP

    Liên hệ ZALO để được tư vấn, hỗ trợ: ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN VIP
    ZALO:0979702422

    BÀI VIẾT MỚI

    Thống kê

    Chủ đề
    36,139
    Bài viết
    37,608
    Thành viên
    139,756
    Thành viên mới nhất
    nam210708

    Thành viên Online

    Top