Yopovn

Ban quản trị Team YOPO
Thành viên BQT
Tham gia
28/1/21
Bài viết
86,946
Điểm
113
tác giả
Giáo án công nghệ lớp 6 chân trời sáng tạo full học kì 1 + học kì 2 * GOM ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP, ĐỀ THI NĂM 2024 được soạn dưới dạng file word, pdf gồm CÁC FILE trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
CHƯƠNG I. NHÀ Ở.

BÀI 1:NHÀ Ở ĐỐI VỚI CON NGƯỜI (2 tiết)

Tiết 1: 1.Vai trò của nhà ờ

2.Đặc điểm chung của nhà ở

3.Một số kiểu kiến trúc nhà ở đặc trưng của Việt Nam

Tiết 2: 4.Vật liệu xây nhà

5.Qui trình xây dựng nhà ở

I. MỤC TIÊU

1.Về kiến thức

Trình bày được vai trò và đặc điểm chung của nhà ờ đối với đời sống con người;

Nêu được một số kiểu nhà ở đặc trưng của Việt Nam;

Kể được tên một số vật liệu xây dựng nhà;

Mô tả được các bước chính để xây dụng một ngôi nhà.

2.Về năng lực

Nhận thức công nghệ: nhận biết vai trò của nhà ở đối với con người, nhận dạng được các kiểu nhà ở đặc trưng của Việt Nam, nhận biết, được những loại vật liệu dùng trong xây dựng nhà ở, bước đầu hình thành ý niệm về quy hình công nghệ thông qua việc sắp xếp các bước trong quy hình xây dựng nhà ở;

Giao tiếp công nghệ: biết được một số thuật ngữ về kiểu nhà ở, các vật liệu xây dựng nhà, một số thuật ngữ về các công việc và các bước xây dựng nhà ở;

Đánh giá công nghệ: xác đinh kiểu nhà ở đặc hưng phù hợp cho các vùng miền của Việt Nam, xác định loại vật liệu xày dựng phù hợp với từng kiểu nhà ở.

3.Về phẩm chất

Nhân ái: tôn trọng sự đa dạng về văn hoá của các dân tộc, gắn bó và yêu quý nơi ở của gia đình mình;

Chăm chỉ: có ý thức về nhiệm vụ học tập, ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng về nhà ở vào học tập và đời sống hằng ngày;

Trách nhiệm: quan tâm đến các hoạt động của các thành viên trong gia đình;

Tự chủ và tự học: chủ động, tích cực học tập; vận dụng linh hoạt những kiến thức, kĩ năng về nhà ở, xây dụng nhà ở để nhận định, đánh giá không gian, hoàn cảnh nơi mình sinh sống;

Giao tiếp và hợp tác: biết trình bày ý tưởng, thảo luận nhũng vấn đề của bài học, thực hiện có trách nhiệm cảc phần việc của cá nhân và phối họp tốt với các thành viên trong nhóm.

II.Thiết bị và học liệu dạy học

Chuẩn bị của giáo viên

Tìm hiểu mục trêu bài;

Tìm hiểu các kiểu nhà ở phổ biến tại địa phương, các vật liêu xây dựng phổ biến ở địa phương;

Chuẩn bị tài liệu giảng dạy: SHS và SBT là tài liệu tham khảo chính;

Chuẩn bị đồ dùng, phương tiện dạy học: hình ảnh các kiểu nhà, tranh ảnh hoặc video clip mô tả các hiện tượng của thiên nhiên, tranh ảnh về vật liệu xây dụng nhà, video clip tóm tắt quy trình xây dựng nhà (nếu có),...

Chuẩn bị của học sinh

Đọc trước bài học trong SHS;

Quan sát các kiểu nhà tại địa phương;

Tìm hiểu nhũng vật liệu xây dựng tại địa phương.

III.Tiến trình dạy học

1.KHỞI ĐỘNG

Mục tiêu:
kích thích nhu cầu tìm hiểu về vai trò, đặc điễm của nhà ở và các kiểu nhà ở đạc trưng của Việt Nam.

Nội dung: những lợi ích mà nhà ở mang đến cho con người.

Sản phẩm: nhu cầu tìm hiểu về nhà ở của HS.

Gợi ý hoạt động dạy học: sử dụng hình thức học tập toàn lớp.

+ GV nêu tình huống người không có nhà ở và yêu cầu HS trả lời câu hòi trong SHS.

+ GV minh hoạ các kiểu nhà và đặt câu hỏi về tên gọi các kiểu nhà.

+ GV giới thiệu mục tiêu bài học.

2.HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

1.Vai trò của nhà ở

Mục tiêu:
giới thiệu vai trò của nhả ở đổi với con người.

Nội dung: những lợi ích của nhà ở mang lại cho con người.

Sản phẩm: vai trò của nhà ở đối với con người.

Gợi ý hoạt động dạy học: sử dụng hình thức học tập toàn lớp và hoạt động nhóm.

+ GV cho HS xem Hình 1.1 hoặc video clip về các hiện tượng thiên nhiên, tổ chức cho HS làm việc cá nhân hoặc làm việc nhóm để trả lời các câu hỏi trong SHS.

+ GV dẫn dắt HS tìm ra lí do con người cần nhà ở khi xảy ra các hiện tượng thiên nhiên

Nhà ở giúp ích gì cho con người khi xảy ra các hiện tượng thiên nhiên như trên? Gợi ý: khi xảy ra trời mưa bão, nắng nóng hoặc có tuyết rơi thì nhà ở sẽ là nơi trú

ẩn an toàn, giúp con người tránh khỏi những ảnh hưởng xấu từ các hiện tượng đó như ướt, sét đánh, nóng bức, rét.

GV có thể mở rộng thêm về vai trò cùa nhà ở trong việc bảo vệ con người tránh các tác nhân khác như: thú dữ, khói bựi từ môi trường,...

+ GV tồ chức cho HS hoạt động nhóm quan sát Hình 1.2 trong SHS và đặt càu hỏi đễ khám phá vai trò của nhà ở đối với những sinh hoạt thường ngày của gia đính.

Kể các hoạt động thiết yếu thường ngày trong gia đình.(học tập,ăn uống, nghỉ ngơi,

Giải trí…)

GV yêu cầu các nhóm HS kể thêm các hoạt động khác không có trong hình.

Các hoạt động hằng ngày của các thành viên trong gia đình được thực hiện ở nơi nào?

GV dẫn dắt để HS nhận ra những hoạt động của các thành viên trong gia đình không thể thực hiện được nếu không có nhà ở.

+ GV giúp HS tóm tắt những thông tin vừa tìm được để đúc kết thành kiến thức của bài học.

Kết luận: Nhà ở có vai trò bảo vệ con người tránh khỏi những tác hại của thiên nhiên và môi trường. Nhà ở là nơi đáp ứng nhu cầu sinh hoạt thường ngày của các thành viên trong gia đình.

2.Đặc điểm chung của nhà ở

Mục tiêu:
giúp HS tìm hiểu đặc điềm chung của nhà ở.

Nội dung: cấu trúc bên ngoài và không gian bên trong của nhà ở.

Sản phẩm: đặc điểm chung của nhà ở.

Gợi ý hoạt động dạy học: sử dụng hình thức học tập toàn lóp và hoạt động nhóm nhỏ.

+ GV yêu cầu HS quan sát Hình 1.3 và trả lòi các câu hỏi trong SHS.

Phần nào của ngôi nhà nằm dưới mặt đất? móng nhà.

Bộ phận nào che chan cho ngôi nhà? mái nhà.

Thân nhà có những bộ phận chinh nào? sàn nhà, dầm nhà, cọt nhà, tường nhà.

+ GV yêu cầu HS nêu cấu trúc chung bên ngoài của nhà ờ.

+ GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm nhỏ: liên hệ với phần 1 để kể tên những khu vực diễn ra các hoạt động thường ngày của các thành viên trong gia đỉnh. GV hướng dẫn HS quan sát Hình 1.4 để kể tên những hoạt động thường ngày cùa gia đỉnh diễn ra ở những khu vực chính trong hình. .(hoạt động:vệ sinh, ăn uống, nghỉ ngơi,…..

+ GV yêu cầu các nhóm HS kể thêm những khu vực khác trong nhà ở và so sánh nhả ở với trường học, công sở để nhận biết những khu vực chỉ có trong nhà ở.

+ GV chú ý dẫn dắt để HS nhận biết dù nhà nhỏ hẹp hay nhà rộng lớn cũng không thể thiếu những khu vực cần thiết: khu vực ngủ nghỉ, tắm giặt, vệ sinh,...

+ GV giúp HS tóm tắt những thông tin vừa tìm được để đúc kết thành kiến thức của bài học.

Kết luận: Cấu trúc chưng của nhà ở gồm 3 phần: móng nhà, thân nhà, mái nhà. Bên trong nhà có các khu vực chính để thực hiện những hoạt động thiết yếu của con người.

3.Một số kiên trúc nhà ở đặc trưng của Việt Nam

Mục tiêu:
giới thiệu các kiểu nhà ở đặc trưng của Việt Nam.

Nội dung: trình bày các kiểu nhà ở tại các khu vực địa lí khác nhau của Việt Nam.

Sản phẩm: các kiểu nhà ở đặc trung của Việt Nam.

Gợi ý hoạt động dạy học: sử dụng hình thức học tạp theo nhóm nhỏ.

+ GV hướng dẫn HS quan sát phàn tích Hình 1.5 và thực hiện yêu cầu trong SHS.

+ GV giải thích, giúp H s nhận diện được đặc điểm của kiểu nhà trong hình để trả lời.

Gợi ý đáp án: 1 - c, 2 - f, 3 - d, 4 - a, 5 - e, 6 - b

GV dẫn dắt, giúp Hs phân biệt được các kiểu nhà nhà liên kế và nhà chưng cư, nhà sàn và nhà nổi. GV giải thích thêm về kiểu nhà ba gian hai chái, nhà năm gian hai chái,...

+ GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi trong SHS và giải thích đễ HS nhận ra nhũng kiểu nhà phổ biến ở mỗi khư vực thành thị, nông thôn, vùng sông nước. GV giải thích lí do một số kiểu nhà chỉ phù họp ở những khu vực nhất định.

+ GV dẫn dắt HS nhắc lại các thông tin vừa tìm được để đúc kết thành kiến thức của bài học.

Kết luận: Các kiểu nhà ở đặc trưng của Việt Nam: nhà ba gian truyền thống, nhà liên kế, nhà biệt thự, nhà chung cư, nhà nổi, nhà sàn.

4.Vật liệu xây dựng nhà

Mục tiêu:
giới thiệu các loại vật liệu xây dụng nhà phổ biến.

Nội dung: trình bày các loại vật liệu xây dụng nhà.

Sản phẩm: tên gọi các loại vật liệu xây dựng nhà phổ biến.

Gợi ý hoạt động dạy học: sử dụng hình thức học tập toàn lớp.

+ GV nhắc lại các kiểu nhà ở đặc trưng của Việt Nam, yêu cầu HS cho biết kiểu nhà nào có cấu trúc đơn giản, nhỏ gọn, chỉ có 1 tầng; kiểu nhà nào có cấu phức phức tạp, nhiều tầng, nhiều phòng. Nêu tình huống và yêu cầu HS trả lời: Ngôi nhà cần được xây dựng như thế nào để không bị sập, đổ khi có mưa, bão, giông, gió?

+ GV hướng dẫn HS quan sát, phân tích các chi tiết trong Hình 1.6 trong SHS đễ nhận biết loại vật liệu thể hiện ở mỗi vị trí của ngôi nhà. GV gợi mở, dẫn dắt để HS trả lời được các câu hỏi trong SHS.

+ GV nêu thêm một số vật liệu khác không có trong hình: cát, đá, xi măng, thép,... GV giải thích thêm về cách sử dụng một số vật liệu trong xây dựng nhà:

Các loại lá (tranh, dừa nước, cọ,...) được kết lại thành từng tấm để lợp mái nhà hoặc làm vách nhà ;

Tre được chẻ thành thanh mỏng và đan thành tấm để dựng vách nhà;

Đất sét được dùng để trát vách nhà hoặc đắp nền nhà.

+ GV giải thích về các loại vật liệu tự nhiên và vật liệu nhân tạo.

+ GV yêu cầu HS giâi thích li do các loại vật liệu như đất sét, lá, tre,... chỉ cỏ thể dùng để xây dựng những ngôi nhà nhỏ, ít phòng, có cấu trúc đơn giản (1 tầng); lí do xây những ngôi nhà lớn, nhiều tầng thì phải dùng vật liệu như: xi măng, thép, đá,...

+ GV đặt vấn đề kích thích tư duy của HS: các vật liệu như tre, lá dễ dàng được đan kết thành từng tấm lớn để làm vách nhà; các mảnh gỗ được ghép lại thành tấm bằng đinh. Vậy làm cách nào kết dính những viên gạch rời rạc để tạo thành bức tường?

+ GV yêu cầu các nhóm HS phân tích Hình 1.7 và 1.8 trong SHS và trả lời các câu hỏi.

Gọi ý:

Vữa khi khô có tính đông cứng, nhờ vậy nó có thể làm kết dính, các viên gạch với nhau. Bê tông có độ cứng chắc hơn vữa xi măng - cát vì có pha trộn thêm đá hay sỏi cứng. Tương tự như vậy, cột bê tông cốt thép cứng chắc hơn cột bê tông thông thường do có lõi bằng thép dọc thân cột tạo nên sự liên kết chặt chẽ, bền vững.

GV giải thích thêm về tính năng khi khô thì trở nên đông cứng, tương tự hồ dán của vữa xi măng - cát, giúp các viên gạch dính chặt vào nhau để lí giải các thuật ngữ phát sinh từ đặc tính này của vữa: hồ, trộn hồ, thợ hồ.

+ GV yêu cầu HS nhắc lại những thông tin vừa tìm được, đúc kết thành kiến thức của bài học.

Kết luận: Vật liệu xây dựng nhà gồm vật liệu có sẵn trong tự nhiên (cát, đá, gỗ, tre, đất sét, lá,...) và vật liệu nhân tạo (xi măng, gạch, tôn, thép,...). Cát và xi măng được pha trộn tạo hỗn hợp vữa xi măng - cát. Vữa xi măng - cát kết hợp với đá hoặc sỏi tạo nên hỗn hợp bê tông rắn chắc.



5.Quy trình xây dựng nhà ở

Mục tiêu:
giúp HS tìm hiểu quy trình xây dựng và một số công việc cụ thể khi xây dựng nhà ở.

Nội dung: sắp xếp các bước trong quy trình xây dựng nhà theo trình tự họp lí, kể những công việc cụ thể trong mỗi bước xây dựng nhả.

Sản phẩm: quy trinh chung xây dựng nhà ở, một số công việc khi xây dựng nhà.

Gợi ý hoạt động dạy học: sử dụng hình thức học tập toàn lớp kết hợp học tập theo nhóm nhỏ.

+ GV gọi mở, dẫn dắt để HS sắp xếp thứ tự các bước trong quy trình xây dựng nhà cho thích hợp như trong SHS. Ví dụ: Khi chưa xây khung nhà thì không thể trang trí nội thất để hoàn thiện ngôi nhà. Vì vậy phải xây dựng ngôi nhà trước khi hoàn thiện ngôi nhà. GV giải thích các thuật ngữ chuẩn bị, thi công, hoàn thiện.

+ GV cho HS xem Hình 1.9 trong SHS hoặc video clip về quy trình xây dựng nhà.

+ GV yêu cầu các nhóm HS sắp xếp các bước của quy trinh xây dưng nhà theo thứ tự, sắp xếp các công việc vào mỗi bước của quy trình cho hợp lí.

+ GV tổng kết các ý kiến sau khi thảo luận và gợi ý để HS nêu thêm những công việc khác khi xây nhà: chọn vật liệu trang trí nội thất, dự trù kinh phi xây dụng, xây nền móng, xây nền nhà, trang trí nội thất, dọn dẹp,...

+ GV yêu cầu HS nhắc lại những thông tin vừa tìm hiểu để đúc kết thành kiến thức của bài học.

Kết luận:

Quy trình chung xây dựng nhà: Chuẩn bị => Thi công => Hoàn thiện.

III.LUYỆN TẬP

Mục tiêu:
giúp HS hiểu rõ hơn đặc điểm chung của nhà ở, kiến trúc nhà ở đặc trưng của Việt Nam, quy trình xây dựng nhà ở.

Nội dung: bài tập phần Luyện tập trong SHS.

Sản phẩm: đáp án bài tập phần Luyện tập trong SHS.

Gợi ý hoạt động dạy học: sử dụng hình thức học tập toàn lớp.

+ GV dẫn dắt, gọi mở để HS quan sát hình ở phần Luyện tập và thực hiện các yêu cầu trong SHS. GV giải thích kèm khái niệm về nhu cầu vật chất, nhu cầu tinh thần.

Câu 1. Ngoài các khu vực chính, trong nhà ở còn có những khu vực nào?

GV có thể nêu thêm: Nhà ở là mọt nhu cầu thiết yếu của con người. Hiến pháp và pháp luật của nước CHXHCN Việt Nam đã quan tâm đến vấn đề nhà ở của công dàn. Nhà nước có chính sách phát triển nhà ở, tạo điều kiện để mọi người có chỗ ở và bảo vệ chính đáng các quyền về nhà ở là nội dung quan trọng được ghi nhận trong Hiến pháp (xem thêm điều 22 và điều 59 Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam 2013).

Câu 2. Những khu vực nào có thể bố trí chung một vị trí ?

Đây là câu hỏi mở, GV có thể khuyến khích HS trả lời theo thực tế nhà ở của gia đỉnh mình.

Câu 3. Tên kiến trúc nhà ở trong hình.

GV hướng dẫn HS quan sát, phân tích hình trong SHS để trả lời câu hỏi: Ngôi nhà nào xây riêng lẻ? Ngôi nhà nào liền kề với các nhà bên cạnh thành một dãy ?... từ đó xác định tên kiến trúc nhà ở trong mỗi hình.

Gợi ý đáp án: nhà sàn. b: nhà liền kề. c: nhà chưng cư.

Câu 4. Kiểu kiến trúc nhà nào nên xảy dựng bằng bê tông cốt thép?

Gợi ý đáp án: nhà liên kế, nhà chung cư, nhà biệt thự,...

Câu 5. Ngôi nhà nào có kết cấu vững chắc nhất?

Gọi ý đáp án: c. nhà 2 tầng có kết cấu vững chắc nhất vi cột nhà, sàn nhà được xây bằng bê tông, tường xây gạch.

Câu 6. Các ngôi nhà đang thực hiện bước nào của quy trình xây dụng nhà?

Gợi ý đảp án: a. Bước hoàn thiện (tô tường);

Bước hoàn thiện (lát nền);

Bước thi công (thi công phần mái hay lợp mái).

VẬN DỤNG

Mục tiêu:
giúp HS vận dụng những vấn đề liên quan đến nhà ở vào thực tiễn.

Nội dung: bài tập phần vận dụng trong SHS và bài tập về nhà trong SBT.

Sản phẩm: đáp án bài tập vận dụng và bài tập về nhà.

Gợi ý hoạt động dạy học: hướng dẫn làm bài tập ở nhà.

+ GV hướng dẫn HS làm các bài tập trong phần vận dụng trong SHS.

Câu 1. Hãy mô tả các khu vực chính trong ngôi nhà của gia đỉnh em.

GV hướng dẫn HS nhận định cách phân chia các phòng, các khu vực bên trong nhà em

Câu 2. Nhận xét về các kiến trúc nhà phổ biến tại nơi em đang ở.

GV hướng dẫn HS dựa vào đặc điểm của từng kiến trúc nhà để nhận dạng những kiến trúc nhà phổ biến tại khu vực HS đang sinh sống.

+ GV hướng dẫn HS làm bài tập trong SBT.


1724214413372.png


HỌC KÌ 2

1724214453028.png


THẦY CÔ TẢI NHÉ!
 

DOWNLOAD FILE

  • yopo.vn-giao an cong nghe 6 ctst 2022-23(soạn đủ) Hk1CN6.zip
    39.3 MB · Lượt tải : 4
  • yopo.vn-giao an cong nghe 6 ctst 2022-23(soạn đủ) HK 2CN6.zip
    22.9 MB · Lượt tải : 2
Nếu bạn cảm thấy nội dung chủ đề bổ ích , Hãy LIKE hoặc bình luận để chủ đề được sôi nổi hơn
  • Từ khóa
    giáo án cn 11 giáo án công nghệ 10 bài 6 123doc giáo án công nghệ 10 bài 6 violet giáo án công nghệ 11 giáo an công nghệ 11 cả năm giáo án công nghệ 6 giáo án công nghệ 6 2 cột 2013 giáo án công nghệ 6 2 cột. giáo án công nghệ 6 bài 1 giáo án công nghệ 6 bài 12 giáo án công nghệ 6 bài 2 giáo án công nghệ 6 bài 3 ngôi nhà thông minh giáo án công nghệ 6 bài 4 giáo án công nghệ 6 bài 4 thực phẩm và dinh dưỡng giáo án công nghệ 6 bài 5 chân trời sáng tạo giáo án công nghệ 6 bài 8 giáo án công nghệ 6 bài mở đầu giáo án công nghệ 6 bài ngôi nhà thông minh giáo án công nghệ 6 bài thực hành cắm hoa giáo án công nghệ 6 bài tỉa hoa trang trí giáo án công nghệ 6 bộ cánh diều giáo án công nghệ 6 bộ kết nối tri thức giáo án công nghệ 6 bộ sách cánh diều giáo án công nghệ 6 cả năm mới nhất giáo án công nghệ 6 cánh diều giáo án công nghệ 6 cánh diều violet giáo án công nghệ 6 chân trời sáng tạo giáo án công nghệ 6 chân trời sáng tạo bài 4 giáo án công nghệ 6 chân trời sáng tạo bài 5 giáo án công nghệ 6 chân trời sáng tạo ôn tập chương 1 giáo án công nghệ 6 chân trời sáng tạo theo công văn 5512 giáo án công nghệ 6 chân trời sáng tạo violet giáo án công nghệ 6 chi tiêu trong gia đình giáo án công nghệ 6 có tích hợp giáo án công nghệ 6 dự án ngôi nhà của em giáo an công nghệ 6 giảm tải giáo án công nghệ 6 hk2 giáo án công nghệ 6 học kì 1 giáo an công nghệ 6 học kì 2 giáo án công nghệ 6 kết nối tri thức giáo án công nghệ 6 kết nối tri thức bài 5 giáo án công nghệ 6 kết nối tri thức violet giáo án công nghệ 6 kết nối tri thức với cuộc sống bài 2 giáo án công nghệ 6 kết nối tri thức với cuộc sống bài 4 giáo án công nghệ 6 kết nối tri thức với cuộc sống powerpoint giáo án công nghệ 6 kết nối tri thức với cuộc sống theo công văn 5512 giáo án công nghệ 6 kết nối tri thức với cuộc sống violet giáo án công nghệ 6 kì 2 giáo an công nghệ 6 mẫu mới giáo án công nghệ 6 mới giáo án công nghệ 6 mới nhất giáo an công nghệ 6 năm 2020 giáo án công nghệ 6 ngôi nhà thông minh giáo án công nghệ 6 phát triển năng lực giáo án công nghệ 6 sách cánh diều giáo án công nghệ 6 sách chân trời sáng tạo giáo án công nghệ 6 sách chân trời sáng tạo bài 4 giáo án công nghệ 6 sách chân trời sáng tạo violet giáo án công nghệ 6 sách kết nối tri thức giáo án công nghệ 6 sách kết nối tri thức violet giáo án công nghệ 6 soạn theo 5 bước giáo án công nghệ 6 soạn theo 5 bước violet giáo án công nghệ 6 theo 5 bước giáo án công nghệ 6 theo chủ đề giáo án công nghệ 6 theo chương trình giảm tải giáo án công nghệ 6 theo công văn 5512 giáo án công nghệ 6 theo công văn 5512 chân trời sáng tạo giáo án công nghệ 6 theo công văn 5512 kết nối tri thức với cuộc sống giáo án công nghệ 6 theo công văn 5512 sách chân trời sáng tạo giáo án công nghệ 6 thực phẩm và dinh dưỡng giáo án công nghệ 6 tỉa hoa trang trí giáo án công nghệ 6 tiết 2 giáo án công nghệ 6 tiết ôn tập chương 1 giáo án công nghệ 6 vietjack giáo an công nghệ 6 violet giáo án công nghệ 6 vnen giáo án công nghệ 6 vnen mới nhất giáo án công nghệ 6- vnen 2 cột giáo án công nghệ bài 6 lớp 10 giáo án công nghệ lớp 11 giáo án công nghệ lớp 6 giáo án công nghệ lớp 6 bài 15 giáo án công nghệ lớp 6 cả năm giáo án công nghệ lớp 6 violet giáo án dạy học theo chủ đề công nghệ 6 giáo án môn công nghệ 6 giáo án môn công nghệ 6 bài 25 giáo án môn công nghệ lớp 6 giáo án powerpoint công nghệ 6 giáo án powerpoint công nghệ 6 cánh diều giáo án powerpoint công nghệ 6 chân trời sáng tạo giáo án powerpoint công nghệ 6 kết nối tri thức giáo án pp công nghệ 6 kết nối tri thức giáo án stem môn công nghệ 6 giáo án điện tử công nghệ 6 cánh diều
  • THẦY CÔ CẦN TRỢ GIÚP, VUI LÒNG LIÊN HỆ!

    TƯ VẤN THÀNH VIÊN VIP
    ZALO:0979702422

    BÀI VIẾT MỚI

    Top