- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 86,945
- Điểm
- 113
tác giả
TUYỂN TẬP BỘ Đề kiểm tra ngữ văn lớp 7 cuối kì 1, Cuối Học kì 2 * CÓ ĐÁP ÁN DÙNG CHUNG 3 BỘ SÁCH FILE WORD được soạn dưới dạng file word gồm 330 trang. Các bạn xem và tải đề kiểm tra ngữ văn lớp 7 cuối kì 1, đề kiểm tra ngữ văn lớp 7 cuối kì 2...về ở dưới.
ĐỀ KIỂM TRA CẤU TRÚC MỚI FILE BỔ SUNG VĂN 7
BỘ SÁCH KNTT:
ĐỀ 1:
BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA
* Ghi chú: Phần viết có 01 câu bao hàm cả 4 cấp độ. Các cấp độ được thể hiện trong Hướng dẫn chấm
I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)
Đọc văn bản sau rồi thực hiện các yêu cầu bên dưới:
1. Lựa chọn đáp án đúng cho các câu từ 1 đến 8:
Câu 1: Bài thơ “Ông đồ” viết theo thể thơ gì?
A. Thơ lục bát
B. Thơ 4 chữ
C. Thơ 5 chữ
D. Thơ tự do
Câu 2: Trong bài thơ, hình ảnh ông đồ già thường xuất hiện trên phố vào thời điểm nào?
A. Khi hoa mai nở, báo hiệu mùa xuân đã đến.
B. Khi kì nghỉ hè đã đến và học sinh nghỉ học.
C. Khi phố phường tấp nập, đông đúc.
D. Khi mùa xuân về, hoa đào nở rộ.
Câu 3: Hai câu thơ: “Hoa tay thảo những nét/ Như phượng múa rồng bay” nói lên điều gì?
A. Ông đồ rất tài hoa.
B. Ông đồ viết văn rất hay.
C. Ông đồ có hoa tay, viết câu đối rất đẹp.
D. Ông đồ có nét chữ bình thường.
Câu 4: Hai câu thơ "Giấy đỏ buồn không thắm - Mực đọng trong nghiên sầu" trong bài thơ sử dụng biện pháp tu từ gì?
A. Hoán dụ.
B. Ẩn dụ.
C. Nhân hóa.
D. So sánh.
Câu 5:Hình ảnh nào lặp lại trong khổ thơ đầu và khổ thơ cuối của bài thơ "ông Đồ"?
A. Lá vàng.
B. Hoa đào.
C. Mực tàu.
D. Giấy đỏ.
Câu 6: Nghĩa của từ "ông Đồ" trong bài thơ ông "ông Đồ" của Vũ Đình Liên là:
A. Người dạy học nói chung.
B. Người dạy học chữ nho xưa.
C. Người chuyên viết câu đối bằng chữ nho.
D. Người viết chữ nho đẹp, chuẩn mực.
Câu 7: Hai câu thơ nào dưới đây thể hiện tình cảnh đáng thương của ông đồ?
A. Ông đồ vẫn ngồi đấy – Qua đường không ai hay.
B. Năm nay đào lại nở - không thấy ông đồ xưa.
C. Bao nhiêu người thuê viết – tấm tắc ngợi khen tài.
D. Nhưng mỗi năm mỗi vắng – người thuê viết nay đâu.
Câu 8: Hai câu thơ: Hoa tay thảo những nét/ Như phượng múa rồng bay nói lên điều gì?
A. Ông đồ rất tài hoa.
B. Ông đồ viết văn rất hay.
C. Ông đồ có hoa tay, viết câu đối rất đẹp.
D. Ông đồ có nét chữ bình thường.
2. Trả lời câu hỏi / Thực hiện yêu cầu sau:
Câu 9. Nhà thơ đã thể hiện những nỗi niềm, tâm tư gì qua khổ thơ cuối?
Câu 10: Từ nội dung bài thơ "Ông đồ", em rút ra được những bài học gì trong cuộc sống? (Viết câu trả lời bằng 3 đến 5 dòng)
II. VIẾT (4.0 điểm)
Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ.
I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)
Đọc văn bản sau rồi thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Một cô bé vừa gầy vừa thấp bị thầy giáo loại ra khỏi dàn đồng ca. Cũng chỉ tại cô bé ấy lúc nào cũng chỉ mặc mỗi một bộ quần áo vừa bẩn, vừa cũ, lại rộng nữa.
Cô bé buồn tủi khóc một mình trong công viên. Cô bé nghĩ: “Tại sao mình lại không được hát? Chẳng lẽ mình hát tồi đến thế sao?”. Cô bé nghĩ mãi rồi cô cất giọng hát khe khẽ. Cô bé cứ hát hết bài này đến bài khác cho đến khi mệt lả mới thôi.
“Cháu hát hay quá!” – Một giọng nói vang lên: “Cảm ơn cháu, cháu gái bé nhỏ, cháu đã cho ta cả một buổi chiều vui vẻ”. Cô bé ngẩn người. Người vừa khen cô bé là một ông cụ tóc bạc trắng. Ông cụ nói xong liền đứng dậy và chậm rãi bước đi. Hôm sau, khi cô bé đến công viên đã thấy cụ già ngồi ở chiếc ghế đá hôm trước, khuôn mặt hiền từ, mỉm cười chào cô bé. Cô bé lại hát, cụ già vẫn chăm chú lắng nghe. Cụ vỗ tay nói lớn: “Cảm ơn cháu, cháu gái bé nhỏ của ta, cháu hát hay quá!”. Nói xong cụ già lại chậm rãi một mình bước đi.
Cứ như vậy nhiều năm trôi qua, cô bé giờ đây đã trở thành một ca sĩ nổi tiếng. Cô gái vẫn không quên cụ già ngồi tựa lưng vào thành ghế đá trong công viên nghe cô hát. Một buổi chiều mùa đông, cô đến công viên tìm cụ nhưng ở đó chỉ còn lại chiếc ghế đá trống không.
“Cụ già ấy đã qua đời rồi. Cụ ấy điếc đã hơn hai mươi năm nay” – một người trong công viên nói với cô. Cô gái sững người, bật khóc. Hóa ra, bao nhiêu năm nay, tiếng hát của cô luôn được khích lệ bởi một đôi tai đặc biệt: Đôi tai của tâm hồn.
(Theo Hoàng Phương – Sống đẹp)
1. Lựa chọn đáp án đúng cho các câu từ 1 đến 8:
Câu 1: Văn bản trên được viết theo thể loại gì?
A. Truyện
B. Kí
C. Tuỳ bút
D. Tản văn
Câu 2. Vì sao cô bé buồn tủi khóc một mình trong công viên?
A. Vì cô bé không có bạn chơi cùng.
B. Vì cô bé bị loại ra khỏi dàn đồng ca.
C. Vì cô không có quần áo đẹp.
D. Vì cô bé luôn mặc bộ quần áo rộng cũ và bẩn.
Câu 3. Dấu gạch ngang sau có tác dụng gì?
“Cụ già đó qua đời rồi. Cụ ấy điếc đã hơn 20 năm nay.” - Một người trong công viên nói với cô.
a. Chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật trong đối thoại.
b. Đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích trong câu
c. Các ý trong một đoạn liệt kê.
d. Đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật
Câu 4. Cụ già đã làm gì cho cô bé?
A. Cụ nói: "Cháu hát hay quá! Cháu đã cho ta cả một buổi chiều thật vui vẻ”.
B. Cụ khuyên cô bé cố gắng tập luyện để hát tốt hơn.
C. Cụ trở thành người người thân của cô bé, dạy cô bé hát.
D. Cụ khuyên cô bé rồi một ngày nào con sẽ trở thành ca sĩ.
Câu 5. Tình tiết bất ngờ gây xúc động nhất trong câu chuyện là gì?
A. Cô bé không hề biết cụ già vẫn lắng nghe và động viên cô bé hát.
B. Cụ già tốt bụng.
C. Cô bé đã trở thành một ca sĩ nổi tiếng.
D. Một người nói với cô “Cụ già đó qua đời rồi. Cụ ấy điếc đã hơn 20 năm nay”.
Câu 6. Cuối cùng, trong công viên, cô bé đã làm gì?
A. Suy nghĩ và khóc một mình.
B. Gặp gỡ và trò chuyện với một cụ già.
C. Cất giọng hát khe khẽ hết bài này đến bài khác cho đến khi mệt lả.
D. Một mình ngồi khóc xong rồi tiếp tục chơi.
Câu 7. Nhận xét nào đúng nhất để nói về cụ già trong câu chuyện?
a. Là một người kiên nhẫn.
b. Là một con người hiền hậu.
c. Là một con người nhân hậu, luôn biết quan tâm, chia sẻ, động viên người khác.
d. Là một người biết lắng nghe.
Câu 8. Nguyên nhân nào trong các nguyên nhân sau khiến cô bé trở thành một ca sĩ?
a. Vì cô bé bị loại ra khỏi dàn đồng ca.
b. Vì có lời khen, động viên của ông cụ tóc bạc trắng.
c. Vì cô bé cứ hát hết bài này đến bài khác cho đến khi mệt lả mới thôi.
d. Vì cô bé rất thích hát.
2. Trả lời câu hỏi / Thực hiện yêu cầu sau:
Câu 9. Nêu ý nghĩa của tình huống bất ngờ trong văn bản trên?
Câu 10: Bài học mà em tâm đắc nhất khi đọc xong văn bản? (Viết câu trả lời bằng 3 đến 5 dòng)
II. VIẾT (4.0 điểm)
Viết bài văn biểu cảm về người thân.
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I- NGỮ VĂN 7
THẦY CÔ TẢI NHÉ!
ĐỀ KIỂM TRA CẤU TRÚC MỚI FILE BỔ SUNG VĂN 7
BỘ SÁCH KNTT:
ĐỀ 1:
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I NGỮ VĂN 7:
Thời gian làm bài: 90 phút
MA TRẬN
Thời gian làm bài: 90 phút
MA TRẬN
TT | Kĩ năng | Nội dung/đơn vị kiến thức | Mức độ nhận thức | Tổng % điểm | |||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | ||||||||
TNKQ | TL | TNKQ | TL | TNKQ | TL | TNKQ | TL | ||||
1 | Đọc hiểu | - Truyện | 5 | 0 | 3 | 1 | 0 | 1 | 0 | 60 | |
- Thơ bốn chữ, năm chữ | |||||||||||
2 | Viết | Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ. | 0 | 1* | 0 | 1* | 0 | 1* | 0 | 1* | 40 |
Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật. | |||||||||||
Tổng số câu | 5 | 1* | 3 | 1* | 0 | 1* | 0 | 1* | 11 | ||
Tổng điểm | 2,5 | 0.5 | 1.5 | 2.0 | 0 | 2.5 | 0 | 1.0 | 10 | ||
Tỉ lệ % | 30% | 35% | 25% | 10% | 100 |
BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA
TT | Kĩ năng | Đơn vị kiến thức / Kĩ năng | Mức độ đánh giá | Số câu hỏi theo mức độ nhận thức | |||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | ||||
1 | ĐỌC HIỂU | 1. Truyện | Nhận biết: - Nhận biết được đề tài, chi tiết tiêu biểu của văn bản. - Nhận biết được ngôi kể, đặc điểm của lời kể trong truyện. - Nhận diện được nhân vật, tình huống, cốt truyện, không gian, thời gian trong truyện ngụ ngôn. - Xác định được số từ, phó từ, các thành phần chính và thành phần trạng ngữ trong câu (mở rộng bằng cụm từ). Thông hiểu: - Tóm tắt được cốt truyện. - Nêu được chủ đề, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc. - Phân tích, lí giải được ý nghĩa, tác dụng của các chi tiết tiêu biểu. - Trình bày được tính cách nhân vật thể hiện qua cử chỉ, hành động, lời thoại; qua lời của người kể chuyện. - Giải thích được ý nghĩa, tác dụng nghĩa của từ trong ngữ cảnh; công dụng của biện pháp tu từ. Vận dụng: - Rút ra được bài học cho bản thân từ nội dung, ý nghĩa của câu chuyện trong tác phẩm. - Thể hiện được thái độ đồng tình / không đồng tình / đồng tình một phần với bài học được thể hiện qua tác phẩm. | 5TN | 3TN 1TL | 1 TL | |
2. Thơ | Nhận biết: - Nhận biết được thể thơ - Xác định được biện pháp tu từ trong văn bản. Thông hiểu: - Nêu được chủ đề, thông điệp, những điều mơ tưởng và những dự báo về tương lai mà văn bản muốn gửi đến người đọc. Vận dụng: - Thể hiện được thái độ đồng tình / không đồng tình / đồng tình một phần với những vấn đề đặt ra trong tác phẩm. - Nêu được những trải nghiệm trong cuộc sống giúp bản thân hiểu thêm về sự việc trong văn bản. | ||||||
2. | VIẾT | 1. Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ. | Nhận biết: Thông hiểu: Vận dụng: Vận dụng cao: Viết được đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ. | ||||
2. Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật | Nhận biết: Thông hiểu: Vận dụng: Vận dụng cao: Viết được bài văn phân tích đặc điểm nhân vật. | ||||||
Tổng | 5 TN | 3 TN 1 TL | 1 TL | 1 TL* | |||
Tỉ lệ % | 30% | 35% | 25% | 10% | |||
Tỉ lệ chung | 65% | 35% |
* Ghi chú: Phần viết có 01 câu bao hàm cả 4 cấp độ. Các cấp độ được thể hiện trong Hướng dẫn chấm
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I
Môn Ngữ văn lớp 7
Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề
Môn Ngữ văn lớp 7
Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề
I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)
Đọc văn bản sau rồi thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Ông đồ
Mỗi năm hoa đào nở
Lại thấy ông đồ già
Bày mực Tàu, giấy đỏ
Bên phố đông người qua
Bao nhiêu người thuê viết
Tấm tắc ngợi khen tài:
“Hoa tay thảo những nét
Như phượng múa, rồng bay”
Nhưng mỗi năm mỗi vắng
Người thuê viết nay đâu?
Giấy đỏ buồn không thắm
Mực đọng trong nghiên sầu...
Ông đồ vẫn ngồi đấy
Qua đường không ai hay
Lá vàng rơi trên giấy
Ngoài trời mưa bụi bay
Năm nay đào lại nở
Không thấy ông đồ xưa
Những người muôn năm cũ
Hồn ở đâu bây giờ?
(Vũ Đình Liên, trong Thi nhân Việt Nam. Nguyễn Đức Phiên xb, Hà Nội, 1943).
Mỗi năm hoa đào nở
Lại thấy ông đồ già
Bày mực Tàu, giấy đỏ
Bên phố đông người qua
Bao nhiêu người thuê viết
Tấm tắc ngợi khen tài:
“Hoa tay thảo những nét
Như phượng múa, rồng bay”
Nhưng mỗi năm mỗi vắng
Người thuê viết nay đâu?
Giấy đỏ buồn không thắm
Mực đọng trong nghiên sầu...
Ông đồ vẫn ngồi đấy
Qua đường không ai hay
Lá vàng rơi trên giấy
Ngoài trời mưa bụi bay
Năm nay đào lại nở
Không thấy ông đồ xưa
Những người muôn năm cũ
Hồn ở đâu bây giờ?
(Vũ Đình Liên, trong Thi nhân Việt Nam. Nguyễn Đức Phiên xb, Hà Nội, 1943).
1. Lựa chọn đáp án đúng cho các câu từ 1 đến 8:
Câu 1: Bài thơ “Ông đồ” viết theo thể thơ gì?
A. Thơ lục bát
B. Thơ 4 chữ
C. Thơ 5 chữ
D. Thơ tự do
Câu 2: Trong bài thơ, hình ảnh ông đồ già thường xuất hiện trên phố vào thời điểm nào?
A. Khi hoa mai nở, báo hiệu mùa xuân đã đến.
B. Khi kì nghỉ hè đã đến và học sinh nghỉ học.
C. Khi phố phường tấp nập, đông đúc.
D. Khi mùa xuân về, hoa đào nở rộ.
Câu 3: Hai câu thơ: “Hoa tay thảo những nét/ Như phượng múa rồng bay” nói lên điều gì?
A. Ông đồ rất tài hoa.
B. Ông đồ viết văn rất hay.
C. Ông đồ có hoa tay, viết câu đối rất đẹp.
D. Ông đồ có nét chữ bình thường.
Câu 4: Hai câu thơ "Giấy đỏ buồn không thắm - Mực đọng trong nghiên sầu" trong bài thơ sử dụng biện pháp tu từ gì?
A. Hoán dụ.
B. Ẩn dụ.
C. Nhân hóa.
D. So sánh.
Câu 5:Hình ảnh nào lặp lại trong khổ thơ đầu và khổ thơ cuối của bài thơ "ông Đồ"?
A. Lá vàng.
B. Hoa đào.
C. Mực tàu.
D. Giấy đỏ.
Câu 6: Nghĩa của từ "ông Đồ" trong bài thơ ông "ông Đồ" của Vũ Đình Liên là:
A. Người dạy học nói chung.
B. Người dạy học chữ nho xưa.
C. Người chuyên viết câu đối bằng chữ nho.
D. Người viết chữ nho đẹp, chuẩn mực.
Câu 7: Hai câu thơ nào dưới đây thể hiện tình cảnh đáng thương của ông đồ?
A. Ông đồ vẫn ngồi đấy – Qua đường không ai hay.
B. Năm nay đào lại nở - không thấy ông đồ xưa.
C. Bao nhiêu người thuê viết – tấm tắc ngợi khen tài.
D. Nhưng mỗi năm mỗi vắng – người thuê viết nay đâu.
Câu 8: Hai câu thơ: Hoa tay thảo những nét/ Như phượng múa rồng bay nói lên điều gì?
A. Ông đồ rất tài hoa.
B. Ông đồ viết văn rất hay.
C. Ông đồ có hoa tay, viết câu đối rất đẹp.
D. Ông đồ có nét chữ bình thường.
2. Trả lời câu hỏi / Thực hiện yêu cầu sau:
Câu 9. Nhà thơ đã thể hiện những nỗi niềm, tâm tư gì qua khổ thơ cuối?
Câu 10: Từ nội dung bài thơ "Ông đồ", em rút ra được những bài học gì trong cuộc sống? (Viết câu trả lời bằng 3 đến 5 dòng)
II. VIẾT (4.0 điểm)
Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ.
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I- NGỮ VĂN 7
Phần | Câu | Nội dung | Điểm |
I. Đọc hiểu | 1 | C | 0,5 |
2 | D | 0,5 | |
3 | C | 0,5 | |
4 | C | 0,5 | |
5 | B | 0,5 | |
6 | B | 0,5 | |
7 | A | 0,5 | |
8 | C | 0,5 | |
9 | - Qua khổ thơ cuối bài, nhà thơ đã thể hiện những nổi niềm, tâm tư riêng. Khổ thơ cuối như một sự khắc khoải và dai dẳng. Nhịp tuần hoàn của thời gian vẫn tiếp nối, mỗi mùa xuân lại đến lại đi, để rồi năm nay, ta không còn thấy bóng dáng ông Đồ. Câu thơ cất lên như một nỗi niềm xót xa khôn nguôi. | 1,0 | |
10 | - HS nêu được cụ thể bài học; ý nghĩa của bài học. - Lí giải được lí do nêu bài học ấy. - Bài thơ " Ông đồ" đã gợi cho em bài học sâu sắc về việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trong cuộc sống ngày nay. Trong bài thơ, hiện lên là hình ảnh ông đồ ở hai thời kì khác nhau, giữa quá khứ và hiện tại. Nếu như trước đây, ông được quý trọng, những nét chữ của ông được "tấm tắc ngợi khen tài" bao nhiêu thì ngày nay, ông lại bị người đời quay lưng, bị quên lãng. Ông đồ chính là hình ảnh về một nếp văn hóa mang bản sắc của dân tộc, đó là tục xin chữ ngày Tết. Những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc vẫn nên được duy trì, phát huy. Để khi nhìn vào đó, ta thấy cả quá khứ một thời hiện về với những kí ức đẹp nhất. | 1,0 | |
II. Viết | a. Đảm bảo cấu trúc của đoạn văn Mở đoạn nêu được vấn đề, Thân đoạn triển khai được vấn đề, Kết đoạn khái quát được vấn đề. | 0,25 | |
b. Xác định đúng yêu cầu của đề: Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ. | 0,25 | ||
c. Triển khai vấn đề đảm bảo các yêu cầu sau: | 2.5 | ||
Giới thiệu được bài thơ và tác giả. Nêu được ấn tượng và cảm xúc chung về bài thơ đó. Diễn tả được cảm xúc về nội dung và nghệ thuật, đặc biệt chú ý tác dụng của thể thơ bốn chữ hoặc năm chữ trong việc tạo nên nét đặc sắc của bài thơ. Khái quát được cảm xúc của bài thơ. | |||
d. Chính tả, ngữ pháp Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. | 0,5 | ||
e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. | 0,5 |
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I
Môn Ngữ văn lớp 7
Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề
Môn Ngữ văn lớp 7
Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề
I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)
Đọc văn bản sau rồi thực hiện các yêu cầu bên dưới:
ĐÔI TAI CỦA TÂM HỒN
Một cô bé vừa gầy vừa thấp bị thầy giáo loại ra khỏi dàn đồng ca. Cũng chỉ tại cô bé ấy lúc nào cũng chỉ mặc mỗi một bộ quần áo vừa bẩn, vừa cũ, lại rộng nữa.
Cô bé buồn tủi khóc một mình trong công viên. Cô bé nghĩ: “Tại sao mình lại không được hát? Chẳng lẽ mình hát tồi đến thế sao?”. Cô bé nghĩ mãi rồi cô cất giọng hát khe khẽ. Cô bé cứ hát hết bài này đến bài khác cho đến khi mệt lả mới thôi.
“Cháu hát hay quá!” – Một giọng nói vang lên: “Cảm ơn cháu, cháu gái bé nhỏ, cháu đã cho ta cả một buổi chiều vui vẻ”. Cô bé ngẩn người. Người vừa khen cô bé là một ông cụ tóc bạc trắng. Ông cụ nói xong liền đứng dậy và chậm rãi bước đi. Hôm sau, khi cô bé đến công viên đã thấy cụ già ngồi ở chiếc ghế đá hôm trước, khuôn mặt hiền từ, mỉm cười chào cô bé. Cô bé lại hát, cụ già vẫn chăm chú lắng nghe. Cụ vỗ tay nói lớn: “Cảm ơn cháu, cháu gái bé nhỏ của ta, cháu hát hay quá!”. Nói xong cụ già lại chậm rãi một mình bước đi.
Cứ như vậy nhiều năm trôi qua, cô bé giờ đây đã trở thành một ca sĩ nổi tiếng. Cô gái vẫn không quên cụ già ngồi tựa lưng vào thành ghế đá trong công viên nghe cô hát. Một buổi chiều mùa đông, cô đến công viên tìm cụ nhưng ở đó chỉ còn lại chiếc ghế đá trống không.
“Cụ già ấy đã qua đời rồi. Cụ ấy điếc đã hơn hai mươi năm nay” – một người trong công viên nói với cô. Cô gái sững người, bật khóc. Hóa ra, bao nhiêu năm nay, tiếng hát của cô luôn được khích lệ bởi một đôi tai đặc biệt: Đôi tai của tâm hồn.
(Theo Hoàng Phương – Sống đẹp)
1. Lựa chọn đáp án đúng cho các câu từ 1 đến 8:
Câu 1: Văn bản trên được viết theo thể loại gì?
A. Truyện
B. Kí
C. Tuỳ bút
D. Tản văn
Câu 2. Vì sao cô bé buồn tủi khóc một mình trong công viên?
A. Vì cô bé không có bạn chơi cùng.
B. Vì cô bé bị loại ra khỏi dàn đồng ca.
C. Vì cô không có quần áo đẹp.
D. Vì cô bé luôn mặc bộ quần áo rộng cũ và bẩn.
Câu 3. Dấu gạch ngang sau có tác dụng gì?
“Cụ già đó qua đời rồi. Cụ ấy điếc đã hơn 20 năm nay.” - Một người trong công viên nói với cô.
a. Chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật trong đối thoại.
b. Đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích trong câu
c. Các ý trong một đoạn liệt kê.
d. Đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật
Câu 4. Cụ già đã làm gì cho cô bé?
A. Cụ nói: "Cháu hát hay quá! Cháu đã cho ta cả một buổi chiều thật vui vẻ”.
B. Cụ khuyên cô bé cố gắng tập luyện để hát tốt hơn.
C. Cụ trở thành người người thân của cô bé, dạy cô bé hát.
D. Cụ khuyên cô bé rồi một ngày nào con sẽ trở thành ca sĩ.
Câu 5. Tình tiết bất ngờ gây xúc động nhất trong câu chuyện là gì?
A. Cô bé không hề biết cụ già vẫn lắng nghe và động viên cô bé hát.
B. Cụ già tốt bụng.
C. Cô bé đã trở thành một ca sĩ nổi tiếng.
D. Một người nói với cô “Cụ già đó qua đời rồi. Cụ ấy điếc đã hơn 20 năm nay”.
Câu 6. Cuối cùng, trong công viên, cô bé đã làm gì?
A. Suy nghĩ và khóc một mình.
B. Gặp gỡ và trò chuyện với một cụ già.
C. Cất giọng hát khe khẽ hết bài này đến bài khác cho đến khi mệt lả.
D. Một mình ngồi khóc xong rồi tiếp tục chơi.
Câu 7. Nhận xét nào đúng nhất để nói về cụ già trong câu chuyện?
a. Là một người kiên nhẫn.
b. Là một con người hiền hậu.
c. Là một con người nhân hậu, luôn biết quan tâm, chia sẻ, động viên người khác.
d. Là một người biết lắng nghe.
Câu 8. Nguyên nhân nào trong các nguyên nhân sau khiến cô bé trở thành một ca sĩ?
a. Vì cô bé bị loại ra khỏi dàn đồng ca.
b. Vì có lời khen, động viên của ông cụ tóc bạc trắng.
c. Vì cô bé cứ hát hết bài này đến bài khác cho đến khi mệt lả mới thôi.
d. Vì cô bé rất thích hát.
2. Trả lời câu hỏi / Thực hiện yêu cầu sau:
Câu 9. Nêu ý nghĩa của tình huống bất ngờ trong văn bản trên?
Câu 10: Bài học mà em tâm đắc nhất khi đọc xong văn bản? (Viết câu trả lời bằng 3 đến 5 dòng)
II. VIẾT (4.0 điểm)
Viết bài văn biểu cảm về người thân.
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I- NGỮ VĂN 7
THẦY CÔ TẢI NHÉ!