- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 86,135
- Điểm
- 113
tác giả
Giáo án dạy thêm ngữ văn 8 theo từng chuyên đề MỚI NHẤT LINK DRIVER được soạn dưới dạng file word gồm 230 trang. Các bạn xem và tải giáo an dạy thêm ngữ văn 8 theo từng chuyên de về ở dưới.
BUỔI 1: Giới thiệu tổng quan về văn xuôi Việt nam giai đoạn 1930-1945
I. Mục tiêu cần đạt :
1. Kiến thức:
Khái quát về bối cảnh xã hội Việt Nam giai đoạn 1930-1945.
Học sinh nắm được kiến thức đã học về các tác phẩm truyện và kí Việt Nam giai đoạn 1930-1945.
Ôn tập, củng cố lại những kiến thức về tác giả Thanh Tịnh với truyện ngắn “Tôi đi học” .
Ôn tập, củng cố lại những kiến thức về chủ đề của một VB cụ thể và trình bày được 1 VB có sự thống nhất về chủ đề.
2. Kỹ năng:
Đọc- hiểu các văn bản truyện – kí Việt Nam giai đoạn 1930-1945.
Luyện tập làm các đề phân tích và cảm nhận về tác phẩm, nhân vật trong tác phẩm “Tôi đi học”.
Rèn kĩ năng cảm thụ văn học qua tác phẩm “Tôi đi học”.
Rèn kĩ năng xây dựng bố cục của VB và sắp xếp các đoạn văn trong bài theo một bố cục nhất định.
3. Thái độ, phẩm chất;
Trân trọng những tình cảm trong sáng khi hồi ức về tuổi thơ của mình, đặc biệt là ngày đầu tiên tới trường.
Phẩm chất: tự tin, thêm yêu trường, lớp, thầy cô, bạn bè.
4. Năng lực:
- Năng lực chung: Năng lực tự học, tư duy, sáng tạ, giải quyết vấn đề.
- Năng lực chuyên biệt: ngôn ngữ, năng lực văn học.
II.CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- Sách GK, giáo án, một số bài tập – đáp án.
2. Học sinh:
- Ôn lại bài, soạn bài,SGK.
III. Tiến trình lên lớp
Tiết 1: Giới thiệu tổng quan về văn xuôi Việt nam giai đoạn 1930-1945
Tiết 2: Văn bản: “ Tôi đi học” – Thanh Tịnh
Tiết 3: Tổng quát về văn bản:
A.Lý thuyết
B. Luyện tập :
Bài tập: Đọc kĩ đoạn văn sau:
“ Cũng như tôi, mấy cậu học trò mới bỡ ngỡ đứng nép bên người thân, chỉ dám nhìn một nửa hay dám đi từng bước nhẹ nhàng(1). Họ như con chim non đứng bên bờ tổ, nhìn quãng trời rộng muốn bay, nhưng còn ngập ngừng e sợ (2). Họ thèm vụng và ước ao thầm được như những người học trò cũ, biết lớp, biết thầy để khỏi phải rụt rè trong cảnh lạ(3).
PASS GIẢI NÉN: yopo.Vn
THẦY CÔ DOWNLOAD FILE TẠI MỤC ĐÍNH LINKS TRÊN!
PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH DẠY THÊM
NGỮ VĂN 8 – HỌC KÌ I
NGỮ VĂN 8 – HỌC KÌ I
Buổi | Tiết | Tên bài dạy |
1 | 1 | CHỦ ĐỀ : VĂN XUÔI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1930-1945 - Giới thiệu tổng quan về văn xuôi Việt Nam giai đoạn 1930-1945 (Tập trung giới thiệu đặc trưng của văn học lãng mạn và văn học hiện thực) |
2 | CHỦ ĐỀ : VĂN XUÔI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1930-1945 - Tôi đi học | |
3 | CHỦ ĐỀ : TỔNG QUÁT VỀ VĂN BẢN A. Khái niệm văn bản B. Các thành phần của văn bản (Chủ đề, bố cục, đoạn văn, liên kết đoạn) - Tính thống nhất về chủ đề của văn bản” | |
2 | 1 | CHỦ ĐỀ : VĂN XUÔI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1930-1945 - Trong lòng mẹ |
2 | CHỦ ĐỀ : TỪ VỰNG - Trường từ vựng | |
3 | CHỦ ĐỀ : TỔNG QUÁT VỀ VĂN BẢN B. Các thành phần của văn bản - Bố cục của văn bản | |
3 | | CHỦ ĐỀ : TỔNG QUÁT VỀ VĂN BẢN B. Các thành phần của văn bản - Xây dựng đoạn văn trong văn bản |
2 | Hướng dẫn viết bài Tập làm văn số 1 TRANG 48 KỈ NIỆM VẬT NUÔI | |
3 | Hướng dẫn viết bài Tập làm văn số 1 (tiếp) Ngày đầu đến trường | |
4 | 1 | CHỦ ĐỀ : VĂN XUÔI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1930-1945 - Hình ảnh người nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám (qua Lão Hạc và Tức nước vỡ bờ) |
2 | ||
3 | ||
5 | 1 | CHỦ ĐỀ : TỪ VỰNG - Từ tượng hình, từ tượng thanh” |
2 | CHỦ ĐỀ : TỪ VỰNG - Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội | |
3 | CHỦ ĐỀ : TỔNG QUÁT VỀ VĂN BẢN B. Các thành phần của văn bản - Liên kết đoạn văn trong văn bản | |
6 | 1 | CHỦ ĐỀ : VĂN BẢN TỰ SỰ - Tìm hiểu chung về văn bản tự sự - Tóm tắt văn bản tự sự |
2 | - Luyện tập tóm tắt văn bản tự sự | |
3 | CHỦ ĐỀ : VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI - Cô bé bán diêm | |
7 | 1 | CHỦ ĐỀ : TỪ LOẠI - Trợ từ, thán từ |
2 | CHỦ ĐỀ : VĂN BẢN TỰ SỰ - Miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự | |
3 | CHỦ ĐỀ : VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI - Đánh nhau với cối xay gió | |
8 | 1 | CHỦ ĐỀ : TỪ LOẠI - Tình thái từ |
2 | CHỦ ĐỀ : VĂN BẢN TỰ SỰ - Luyện tập viết đoạn văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm | |
3 | CHỦ ĐỀ : VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI - Chiếc lá cuối cùng | |
9 | 1 | CHỦ ĐỀ : VĂN BẢN TỰ SỰ - Lập dàn ý cho bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm. Hướng dẫn viết bài tập làm văn số 2 |
2 | CHỦ ĐỀ : VĂN BẢN TỰ SỰ - Lập dàn ý cho bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm. Hướng dẫn viết bài tập làm văn số 2 | |
3 | CHỦ ĐỀ : VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI - Hai cây phong | |
10 | 1 | CHỦ ĐỀ : BIỆN PHÁP TU TỪ - Nói quá |
2 | Ôn tập truyện kí Việt Nam giai đoạn 1930-1945 | |
3 | Ôn tập truyện kí Việt Nam giai đoạn 1930-1945 (tiếp) | |
11 | 1 | CHỦ ĐỀ : VĂN BẢN NHẬT DỤNG - Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000 |
2 | CHỦ ĐỀ : BIỆN PHÁP TU TỪ - Nói giảm, nói tránh | |
3 | CHỦ ĐỀ : VĂN BẢN TỰ SỰ - Luyện tập : Kể chuyện theo ngôi kể kết hợp miêu tả và biểu cảm | |
12 | 1 | CHỦ ĐỀ : CÂU GHÉP - Khái niệm - Cách nối các vế trong câu ghép |
2 | CHỦ ĐỀ : VĂN BẢN THUYẾT MINH - Tìm hiểu chung về văn bản thuyết minh | |
3 | CHỦ ĐỀ : VĂN BẢN NHẬT DỤNG - Ôn dịch, thuốc lá | |
13 | 1 | CHỦ ĐỀ : CÂU GHÉP - Mối quan hệ ý nghĩa giữa các vế của câu ghép |
2 | CHỦ ĐỀ : VĂN BẢN THUYẾT MINH - Phương pháp thuyết minh | |
3 | CHỦ ĐỀ : VĂN BẢN NHẬT DỤNG - Bài toán dân số | |
14 | 1 | CHỦ ĐỀ : DẤU CÂU - Dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm |
2 | CHỦ ĐỀ : VĂN BẢN THUYẾT MINH - Hướng dẫn HS làm bài văn thuyết minh | |
3 | CHỦ ĐỀ : VĂN BẢN THUYẾT MINH - Hướng dẫn HS làm bài văn thuyết minh | |
15 | 1 | CHỦ ĐỀ : DẤU CÂU - Dấu ngoặc kép |
2 | Cảm thụ “Đập đá ở Côn Lôn” | |
3 | CHỦ ĐỀ : DẤU CÂU - Ôn luyện về dấu câu | |
16 | 1 | CHỦ ĐỀ : VĂN BẢN THUYẾT MINH -Thuyết minh về một thể loại văn học trang 230 ( truyện ngắn, thơ thất ngôn bát cú) |
2 | Hệ thống, ôn tập kiến thức Tiếng Việt | |
3 | Cảm thụ Ông đồ trang 245 | |
17 | 1 | Hệ thống, ôn tập kiến thức Tiếng Việt (tiếp) |
2 | Ôn tập văn bản tự sự | |
3 | Ôn tập văn bản tự sự (tiếp) | |
18 | 1 | Ôn tập văn bản thuyết minh |
2 | Ôn tập văn bản thuyết minh (tiếp) | |
3 | Ôn tập văn xuôi hiện đại Việt Nam 1930-1945 | |
19 | 1 | Ôn tập văn xuôi hiện đại Việt Nam 1930-1945 |
2 | Ôn tập truyện nước ngoài | |
3 | Ôn tập truyện nước ngoài (tiếp) | |
20 | 1 | Ôn tập văn bản nhật dụng |
2 | Ôn tập văn bản nhật dụng (tiếp) | |
3 | Luyện tập tổng hợp |
PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH DẠY THÊM
NGỮ VĂN 8 – HỌC KÌ II
NĂM HỌC 2020-2021
NGỮ VĂN 8 – HỌC KÌ II
NĂM HỌC 2020-2021
Buổi | Tiết | Tên bài dạy |
1 | 1 | CHỦ ĐỀ : THƠ CA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1930-1945 - Giới thiệu tổng quan về thơ Việt Nam giai đoạn 1930-1945 + Thơ Mới + Thơ Cách mạng |
2 | CHỦ ĐỀ : THƠ CA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1930-1945 - Nhớ rừng- 285 | |
3 | CHỦ ĐỀ : CÂU PHÂN LOẠI THEO MỤC ĐÍCH NÓI - Câu nghi vấn | |
2 | 1 | CHỦ ĐỀ : THƠ CA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1930-1945 - Quê hương |
2 | CHỦ ĐỀ : THƠ CA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1930-1945 - Khi con tu hú | |
3 | CHỦ ĐỀ : CÂU PHÂN LOẠI THEO MỤC ĐÍCH NÓI - Câu nghi vấn (tiếp) | |
3 | | CHỦ ĐỀ : VĂN THUYẾT MINH - Thuyết minh về một phương pháp |
2 | CHỦ ĐỀ : THƠ CA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1930-1945 - Tức cảnh Pác Bó | |
3 | CHỦ ĐỀ : CÂU PHÂN LOẠI THEO MỤC ĐÍCH NÓI - Câu cầu khiến | |
4 | 1 | CHỦ ĐỀ : VĂN THUYẾT MINH - Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh |
2 | CHỦ ĐỀ : VĂN THUYẾT MINH - Ôn tập văn thuyết minh | |
3 | CHỦ ĐỀ : THƠ CA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1930-1945 - Ngắm trăng | |
5 | 1 | CHỦ ĐỀ : THƠ CA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1930-1945 - Đi đường |
2 | CHỦ ĐỀ : CÂU PHÂN LOẠI THEO MỤC ĐÍCH NÓI - Câu cảm thán | |
3 | Hướng dẫn viết bài tập làm văn số 5 | |
6 | | Hướng dẫn viết bài tập làm văn số 5 |
2 | CHỦ ĐỀ : CÂU PHÂN LOẠI THEO MỤC ĐÍCH NÓI - Câu trần thuật | |
3 | CHỦ ĐỀ : VĂN BẢN NGHỊ LUẬN TRUNG ĐẠI - Chiếu dời đô | |
7 | 1 | CHỦ ĐỀ : CÂU PHÂN LOẠI THEO MỤC ĐÍCH NÓI - Câu phủ định |
2 | CHỦ ĐỀ : VĂN BẢN NGHỊ LUẬN TRUNG ĐẠI - Hịch tướng sĩ | |
3 | CHỦ ĐỀ : HOẠT ĐỘNG GIAO TIẾP - Hành động nói | |
8 | 1 | CHỦ ĐỀ : VĂN BẢN NGHỊ LUẬN TRUNG ĐẠI - Nước Đại Việt ta |
2 | CHỦ ĐỀ : HOẠT ĐỘNG GIAO TIẾP - Hành động nói (tiếp) | |
3 | CHỦ ĐỀ : LUYỆN VIẾT VĂN NGHỊ LUẬN - Ôn tập về luận điểm | |
9 | 1 | CHỦ ĐỀ : LUYỆN VIẾT VĂN NGHỊ LUẬN - Viết đoạn văn trình bày luận điểm |
2 | CHỦ ĐỀ : LUYỆN VIẾT VĂN NGHỊ LUẬN - Luyện tập xây dựng và trình bày luận điểm | |
3 | - Hướng dẫn viết bài tập làm văn số 6 | |
10 | 1 | - Hướng dẫn viết bài tập làm văn số 6 (tiếp) |
2 | - Cảm thụ Thuế máu | |
3 | - Cảm thụ Thuế máu (tiếp) | |
11 | 1 | CHỦ ĐỀ : HOẠT ĐỘNG GIAO TIẾP - Hội thoại |
2 | CHỦ ĐỀ : HOẠT ĐỘNG GIAO TIẾP - Hội thoại (tiếp) | |
3 | CHỦ ĐỀ : LUYỆN VIẾT VĂN NGHỊ LUẬN - Tìm hiểu yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận | |
12 | 1 | - Cảm thụ Đi bộ ngao du |
2 | CHỦ ĐỀ : LUYỆN VIẾT VĂN NGHỊ LUẬN - Luyện tập tìm hiểu yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận | |
3 | - Ôn tập văn bản chuẩn bị kiểm tra Văn | |
13 | 1 | - Ôn tập văn bản chuẩn bị kiểm tra Văn 9 (tiếp) |
2 | - Lựa chọn trật tự từ trong câu | |
3 | CHỦ ĐỀ : LUYỆN VIẾT VĂN NGHỊ LUẬN - Tìm hiểu yếu tố tự sự và biểu cảm trong văn nghị luận | |
14 | 1 | - Cảm thụ Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục |
2 | - Lựa chọn trật tự từ trong câu (tiếp) | |
3 | CHỦ ĐỀ : LUYỆN VIẾT VĂN NGHỊ LUẬN - Luyện tập đưa các yếu tố tự sự và biểu cảm trong văn nghị luận | |
15 | 1 | - Chữa lỗi diễn đạt (lỗi lo-gic) |
2 | - Hướng dẫn viết bài tập làm văn số 7 | |
3 | - Hướng dẫn viết bài tập làm văn số 7 (tiếp) | |
16 | 1 | - Tổng kết phần Văn |
2 | ||
3 | ||
17 | 1 | - Ôn tập phần Tiếng Việt |
2 | ||
3 | ||
18 | 1 | CHỦ ĐỀ : VĂN BẢN HÀNH CHÍNH CÔNG VỤ - Luyện tập viết văn bản tường trình |
2 | - Ôn tập phần Tập làm văn | |
3 | ||
19 | 1 | - Ôn tập phần Tập làm văn (tiếp) |
2 | - Luyện tập tổng hợp | |
3 | ||
20 | 1 | - Luyện tập tổng hợp |
2 | ||
3 |
HỌC KỲ I
Ngày soạn: Ngày dạy:BUỔI 1: Giới thiệu tổng quan về văn xuôi Việt nam giai đoạn 1930-1945
Ôn tập văn bản: “ Tôi đi học” – Thanh Tịnh
Ôn tập Tính thống nhất về chủ đề của văn bản
Ôn tập Tính thống nhất về chủ đề của văn bản
I. Mục tiêu cần đạt :
1. Kiến thức:
Khái quát về bối cảnh xã hội Việt Nam giai đoạn 1930-1945.
Học sinh nắm được kiến thức đã học về các tác phẩm truyện và kí Việt Nam giai đoạn 1930-1945.
Ôn tập, củng cố lại những kiến thức về tác giả Thanh Tịnh với truyện ngắn “Tôi đi học” .
Ôn tập, củng cố lại những kiến thức về chủ đề của một VB cụ thể và trình bày được 1 VB có sự thống nhất về chủ đề.
2. Kỹ năng:
Đọc- hiểu các văn bản truyện – kí Việt Nam giai đoạn 1930-1945.
Luyện tập làm các đề phân tích và cảm nhận về tác phẩm, nhân vật trong tác phẩm “Tôi đi học”.
Rèn kĩ năng cảm thụ văn học qua tác phẩm “Tôi đi học”.
Rèn kĩ năng xây dựng bố cục của VB và sắp xếp các đoạn văn trong bài theo một bố cục nhất định.
3. Thái độ, phẩm chất;
Trân trọng những tình cảm trong sáng khi hồi ức về tuổi thơ của mình, đặc biệt là ngày đầu tiên tới trường.
Phẩm chất: tự tin, thêm yêu trường, lớp, thầy cô, bạn bè.
4. Năng lực:
- Năng lực chung: Năng lực tự học, tư duy, sáng tạ, giải quyết vấn đề.
- Năng lực chuyên biệt: ngôn ngữ, năng lực văn học.
II.CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- Sách GK, giáo án, một số bài tập – đáp án.
2. Học sinh:
- Ôn lại bài, soạn bài,SGK.
III. Tiến trình lên lớp
Tiết 1: Giới thiệu tổng quan về văn xuôi Việt nam giai đoạn 1930-1945
Hoạt động của GV - HS | Kiến thức cần đạt |
H: Em hãy nêu những nét khái quát về hoàn cảnh xã hội Việt Nam 1930-1945? GVgiảng: Khái niệm hiện đại hoá: được hiểu là quá trình làm cho văn học thoát ra khỏi hệ thống thi pháp văn học trung đại và đổi mới theo hình thức của văn học phương Tây, có thể hội nhập với nền văn học trên thế giới. H: Các giai đoạn văn học trong thời kỳ này? H: Các bộ phận văn học nào được phát triển? H : Văn học hợp pháp phát triển ntn? H: Tình hình của bộ phận văn học bất hợp pháp? H: Nhận xét về tốc độ phát triển của văn học? | I. Khái quát về truyện- kí Việt Nam 1930-1945. 1. Văn học đổi mới theo hướng hiện đại hóa + Đầu thế kỉ XX, thực dân Pháp xâm lược và đẩy mạnh công cuộc khai thác thuộc địa, làm cho xã hội nước ta có nhiều thay đổi: xuất hiện nhiều đô thị và nhiều tầng lớp mới, nhu cầu thẩm mĩ cũng thay đổi. + Nền văn học dần thoát khỏi sự ảnh hưởng của văn học Trung Hoa và dần hội nhật với nền văn học phương Tây mà cụ thể là nền văn học nước Pháp. + Chữ quốc ngữ ra đời thay cho chữ Hán và chữ Nôm. => Văn học đổi mới theo hướng hiện đại hóa được chia thành 3 giai đoạn. a. Giai đoạn 1: 1930 - 1935 b. Giai đoạn 2: Từ 1936 đến 1939 c. Giai đoạn 3: Từ 1940 đến 1945 Có sự cách tân sâu sắc ở nhiều thể loại, đặc biệt là tiểu thuyết, truyện ngắn, phóng sự, phê bình ra đời và đạt được nhiều thành tựu - Tiểu thuyết có nhóm Tự Lực văn đoàn. - Truyện ngắn có: Nguyễn Công Hoan, Nam Cao,… - Phóng sự có Tam Lang, Vũ Trọng Phụng,... - Bút kí, tùy bút: Xuân Diệu, Nguyễn Tuân,… 2. Văn học hình thành hai bộ phận và phân hóa thành nhiều xu hướng, vừa đấu tranh với nhau, vừa bổ sung cho nhau để cùng phát triển 2.1. Bộ phận văn học công khai là văn học hợp pháp tồn tại trong vòng luật pháp của của chính quyền thực dân phong kiến. Những tác phẩm này có tính dân tộc và tư tưởng lành mạnh nhưng không có ý thức cách mạng và tinh thần chống đối trực tiếp với chính quyền thực dân. Phân hóa thành nhiều xu hướng: - Xu hướng (dòng) văn học lãng mạn Tiểu thuyết Tự Lực văn đoàn và thơ mới + Nội dung: Thể hiện cái tôi trữ tình đầy cảm xúc, những khát vọng và ước mơ. +Đề tài: Thiên nhiên, tình yêu và tôn giáo +Thể loại: văn xuôi trữ tình. - Xu hướng(dòng) văn học hiện thực: +Nội dung: Phản ánh hiện thực thông qua những hình tượng điển hình. +Đề tài: Những vấn đề xã hội +Thể loại: Tiểu thuyết, truyện ngắn, phóng sự. 2.2. Bộ phận văn học không công khai là văn học cách mạng, phải lưu hành bí mật. Đây là bộ phận của văn học cách mạng và nó trở thành dòng chủ của văn học sau này. 3. Văn học phát triển với tốc độ hết sức nhanh chóng - Văn học phát triển nhanh chóng cả về số lượng và chất lượng - Nguyên nhân: +Sức sống văn hoá mãnh liệt mà hạt nhân là lòng yêu nước và tinh thần dân tộc, biểu hiện rõ nhất là sự trưởng thành và phát triển của tiếng Việt và văn chương Việt. + Ngoài ra phải kể đến sự thức tỉnh ý thức cá nhân của tầng lớp trí thức Tây học. + Còn một lí do rất thiết thực: sự thúc bách của thời đại (Lúc này văn chương trở thành một thứ hàng hoá và viết văn là một nghề có thể kiếm sống). |
H: Văn học 1930-1945 đạt được những thành tựu gì? H: Thành tựu về mặt nội dung, tư tưởng? H: Thành tựu về mặt nghệ thuật? | II.Thành tựu chủ yếu của văn học Việt Nam từ 1930 đến cách mạng tháng 8/1945: 1. Về nội dung, tư tưởng Văn học Việt Nam vẫn tiếp tục phát huy 2 truyền thống lớn của văn học dân tộc: Chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa nhân đạo. => Nhân tố mới: Phát huy trên tinh thần dân chủ. Lòng yêu nước gắn liền với quê hương đất nước, trân trọng truyền thống văn hóa dân tộc, ca ngợi cảnh đẹp của quê hương đất nước, lòng yêu nước gắn liền với tinh thần quốc tế vô sản. Chủ nghĩa nhân đạo gắn với sự thức tỉnh ý thức cá nhân của người cầm bút. 2. Về hình thức thể loại và ngôn ngữ văn học - Các thể loại văn xuôi phát triển đặc biệt là tiểu thuyết và truyện ngắn. + Tiểu thuyết văn xuôi quốc ngữ ra đời. đến những năm 30 được đẩy lên một bước mới. + Truyện ngắn đạt được thành tựu phong phú và vững chắc. +Phóng sự ra đời đầu những năm 30 và phát triển mạnh. + Bút kí, tuỳ bút, kịch, phê bình văn học phát triển. => Kế thừa tinh hoa của truyền thống văn học trước đó. - Mở ra một thời kì văn học mới: Thời kì văn học hiện đại. |
Hoạt động của GV - HS | Kiến thức cần đạt |
H: Nêu nét khái quát về tác giả Thanh Tịnh? HS:Thanh Tịnh ( 1911-1988), tên khai sinh là Trần Văn Ninh. Lên 6 tuổi được đổi thành Trần Thanh Tịnh. Quê ở Thành phố Huế. Năm 1933 ông đi làm ở các cơ sở tư rồi vào nghề dạy học và bắt đầu viết văn, làm thơ. H:Nêu xuất xứ, thể loại của tác phẩm? H: Xác định đề tài của truyện ? | I.Giới thiệu khái quát về tác giả - tác phẩm 1.Tác giả : Ông là tác giả của nhiều tập truyện ngắn, thơ nhưng nổi tiếng hơn cả là tập truyện ngắn"Quê mẹ" và tập truyện thơ "Đi từ giữa một mùa sen". Phong cách sáng tác của Thanh Tịnh đậm chất trữ tình, toát lên vẻ đẹp đằm thắm nhẹ nhàng mà lắng sâu, êm dịu. 2. Tác phẩm: - “ Tôi đi học” là tác phẩm được in trong tập “ Quê mẹ”, xuất bản năm 1941. - Thể loại : Truyện ngắn - Đề tài:Hồi tưởng về kỷ nệm ngày đầu tiên đi học. |
H : Nêu nội dung chính của truyện ngắn “ Tôi đi học”? H: Nghệ thuật của truyện ngắn có gì đặc sắc? | II. Nội dung và nghệ thuật truyện ngắn “ Tôi đi học” Nội dung: - Cảm giác mới mẻ, trang trọng, tâm trạng náo nức, bỡ ngỡ của nhân vật “tôi” được khơi nguồn theo trình tự thời gian và không gian của buổi tựu trường.Cảm xúc được khơi nguồn từ không khí mùa thu tới con đường đi học, trường học, thầy chủ nhệm,bạn bè, lớp học và bài học đầu tiên. b. Nghệ thuật: - Miêu tả diễn biến tâm trạng nhân vật nhẹ nhàng, tinh tế và vô cùng sâu sắc. - Phương thức tự sự đan xen miêu tả và biểu cảm. - Sử dụng nhiều từ láy để miêu tả tâm trạng, ngôn ngữ hình ảnh giàu sức gợi. - Nghệ thuật so sánh đặc sắc. - Tình huống truyện: Truyện không xây dựng theo mô hình cốt truyện với hệ thống các sự kiện, các nhân vật kể theo dòng hồi tưởng của nhân vật “ tôi” về “những kỉ niệm mơ man của buổi tựu trường”. Từ hình ảnh mấy em nhỏ rụt rè núp dưới nón mẹ khi lần đầu tiên đến trường, nhân vật “ tôi” nhớ lại kỉ niệm buổi tựu trường đầu tiên của mình. - Cảm xúc diễn tả theo trình tự thời gian,dòng hồi tưởng của nhân vật “tôi”. |
Bài tập : Phân tích diễn biến tâm trạng của nhân vật “tôi” trong truyện ngắn “ Tôi đi học”. HS dựa vào phần bố cục của văn bản để phân tích. GV hướng dẫn- HS về nhà hoàn thành bài tập | Bài tập : Phân tích diễn biến tâm trạng của nhân vật “tôi” trong truyện ngắn “ Tôi đi học”. HD: HS làm bài cần bám sát các ý chính theo bố cục của truyện.Đảm bảo đủ các nội dung sau: Tâm trạng của nhân vật “tôi” trong truyện ngắn “ Tôi đi học”được diễn tả theo trình tự thời gian và theo dòng hồi tưởng: *Trên đường tới trường: + Hình ảnh, kí ức về buổi sớm mai. + Hình ảnh con đường quen mà thấy lạ: “ Tôi đang có sự thay đổi lớn”. +Thấy mình trang trọng và đứng đắn hơn trong chiếc áo vải dù đen. +Muốn thử sức mình, tự cầm thử bút thước. ->Tâm trạng háo hức , bâng khuâng, hồi hộp… * Trên sân trường: +Cảm thấy ngôi trường xinh sắn, oai nghiêm, trong lòng lo sợ vẩn vơ. +Khi nhìn mọi người, các bạn: -> Tâm trạng bỡ ngỡ, rụt rè, hồi hộp… * Khi xếp hàng vào lớp và được ông đốc gọi tên: + Tiếng trống vang dội : cảm thấy mình bơ vơ. +Thấy các bạn cũng rụt rè và lúng túng. + Nghe gọi tên : tim như ngừng đập, gọi tên mình: giật mình, lúng túng. + Dúi đầu vào lòng mẹ,khóc nức nở khi thấy các bạn khóc. *Khi vào lớp: +Chưa lần nào cảm thấy xa mẹ như lần này. +Thấy lớp học cái gì cũng lạ + Nhìn xung quanh: bạn chưa quen nhưng không cảm thấy xa lạ chút nào. + Bắt đầu giờ học đầu tiên, chăm chỉ học bài. ->Nhân vật “tôi” vừa cảm thấy xa lạ, ngỡ ngàng vừa gần gũi, tự tin, nghiêm trang bước vào giờ học đầu tiên. => “Tôi đi học” là một trang văn đầy chất thơ, thấm đẫm cảm hứng trữ tình về những kỉ niệm của một thời mãi mãi in đậm trong tâm hồn mỗi người trong cảm xúc trong trẻo, bâng khuâng nhất. |
A.Lý thuyết
Hoạt động của GV - HS | Kiến thức cần đạt |
H: Em hãy trình bày hểu biết của mình về khái niệm văn bản? H: Em hiểu giao tiếp là gì? HS suy nghĩ – trả lời GV chốt:Giao tiếp là hoạt động truyền đạt, tiếp nhận tư tưởng, tình cảm bằng phương tiện ngôn từ. | I.Khái niệm văn bản: - Văn bản là hoạt động giao tiếp được thể hện dưới 2 dạng bằng chuỗi lời nói miệng( động) hay bài viết(tĩnh) có chủ đề thống nhất, có liên kết mạch lạc, vận dụng phương thức biểu đạt phù hợp để thực hiện mục đích giao tiếp. -> Văn bản là một chỉnh thể thống nhất về nội dung và trọn vẹn về hình thức |
H:Em hãy kể tên các thành phần của văn bản? H:Chủ đề của văn bản là gì? H: Em hãy xác định chủ đề của văn bản “Tôi đi học”? ? Tác giả nhớ lại những kỉ niệm sâu sắc nào trong thơi thơ ấu của mình? Tác giả viết văn bản nhằm mục đích gì? H:Tính thống nhất về chủ đề của văn bản “Tôi đi học” được thể hiện ntn? H: Để tái hiện được những kỉ niệm về ngày đầu tiên đi học, tác giả đã đặt nhan đề của văn bản và sử dụng những câu, từ ngữ như thế nào? H: Để tô đậm cảm giác trong sáng nảy nở trong lòng nhân vật " Tôi " trong ngày đầu đi học, tác giả đã sử dụng các từ ngữ, chi tiết như thế nào? H:Thế nào là tính thống nhất về chủ đề của văn bản? H:Tính thống nhất này thể hiện ở những phương diện nào? | II. Các thành phần của văn bản: ( Chủ đề, bố cục, đoạn văn, liên kết đoạn) 1.Chủ đề của văn bản:Là đối tượng và vấn đề chính mà văn bản đề cập tới. VD: Văn bản “Tôi đi học” - Nhớ lại những kỉ niệm buổi đầu đi học. - " Tôi " Phát biểu ý kiến và bộc lộ cảm xúc của mình về một kỉ niệm sâu sắc về thủa thiếu thời. => Đây chính là chủ đề của văn bản “Tôi đi học”. 2.Tính thống nhất về chủ đề của văn bản: - Nhan đề: Có ý nghĩa tường minh giúp ta hiểu ngay nội dung của văn bản là nói về chuyện đi học của nhân vật “tôi”. - Các từ: Những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường, lần đầu tiên đi đến trường, đi học, 2 quyển vở và đại từ " Tôi ". - Câu: Hằng năm .....tựu trường; Hôm nay tôi đi học, hai quyển vở........nặng. + Trên đường đi học: Con đường quen.....bỗng đổi khác, mới mẻ. Hoạt động lội qua sông....đổi thành việc đi học thật thiêng liêng, tự hào. + Trên sân trường: Ngôi trường cao ráo, xinh xắn -> lo sợ. Đứng nép bên những người thân. + Trong lớp học: Bâng khuâng, thấy xa mẹ, nhớ nhà. -> Là sự nhất quán về ý đồ, ý kiến cảm xúc của tác giả thể hiện trong văn bản. - Thể hiện: + Nhan đề. +Quan hệ giữa các phần, từ ngữ chi tiết. + Đối tượng. |
B. Luyện tập :
Bài tập: Đọc kĩ đoạn văn sau:
“ Cũng như tôi, mấy cậu học trò mới bỡ ngỡ đứng nép bên người thân, chỉ dám nhìn một nửa hay dám đi từng bước nhẹ nhàng(1). Họ như con chim non đứng bên bờ tổ, nhìn quãng trời rộng muốn bay, nhưng còn ngập ngừng e sợ (2). Họ thèm vụng và ước ao thầm được như những người học trò cũ, biết lớp, biết thầy để khỏi phải rụt rè trong cảnh lạ(3).
PASS GIẢI NÉN: yopo.Vn
THẦY CÔ DOWNLOAD FILE TẠI MỤC ĐÍNH LINKS TRÊN!
DOWNLOAD FILE
Sửa lần cuối: