Chào mừng!

ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN MỚI TẢI ĐƯỢC TÀI LIỆU! Đăng ký ngay!

KHÁCH VÀ THÀNH VIÊN CÓ THỂ TẢI MIỄN PHÍ HƯỚNG DẪN ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN VÀ TẢI » THƯ MỤC MIỄN PHÍYOPOVN
ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP » ĐĂNG KÝ NGAYĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP

Admin Yopo

Ban quản trị Team YOPO
Tham gia
15/8/22
Bài viết
6,065
Điểm
48
tác giả
Giáo án Giáo dục địa phương 10 Hà Nội được soạn dưới dạng file word gồm 39 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.

Tiết 1+2

BÀI 1: XÂY DỰNG NẾP SỐNG THANH LỊCH, VĂN MINH


I. Mục tiêu cần đạt.

1. Kiến thức.

- Hệ thống các khái niệm về văn hóa, văn hóa Hà Nội, nếp sống của người Hà Nội.

- Các bộ phận văn hóa (vật thể và phi vật thể), mối quan hệ giữa các bộ phận văn hóa, giữa các yếu tố nội tại của văn hóa vật thể và phi vật thể.

- Những đặc trưng nổi bật của nếp sống văn hóa Hà Nội.

2. Kĩ năng.

- Nhận diện các loại văn hóa vật thể và phi vật thể.

- Ở mức độ biểu hiện xác định được thói quen, nếp sống, lối văn hóa.

- Phân tích một số biểu hiện của văn hóa, đặc trưng của văn hóa Hà Nội.

3. Thái độ.

- Trân trọng, tự hào với những giá trị văn hóa Hà Nội.

- Biết tận dụng, ứng phó với hoàn cảnh một cách có văn hóa.

II. Phương pháp, phương tiện dạy học.

1. Phương pháp.

Diễn giảng, thảo luận nhóm, phát vấn, nêu vấn đề, liên hệ thực tiễn.

2. Phương tiện.

Tài liệu hướng dẫn giảng dạy, tranh ảnh, tài liệu có liên quan.

III. Tiến trình dạy học.

1. Ổn định lớp.

2. Bài mới.

Hoạt động của giáo viên và học sinh​
Nội dung​



GV giới thiệu cho HS khái niệm văn hóa của Hồ Chí Minh







GV: Văn hóa Thăng Long Hà Nội là gì?
HS trả lời, lớp bổ sung.
GV kết luận.


GV: Em hãy kể những di sản văn hóa vật thể và phi vật thể của Hà Nội?
HS trả lời, lớp bổ sung.
GV chốt ý.






GV: Em hiểu thế nào về hai câu thơ sau:
“Chẳng thơm cũng thể hoa nhài
Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An”
HS phát biểu suy nghĩ của mình
GV chỉ ra bản sắc văn hóa Thăng Long – Hà Nội.




GV: - Nếp sống là gì?
- Nếp sống của người Hà Nội là gì ?
HS trả lời.
GV kết luận.



GV : Điều kiện nào dẫn tới nếp sống văn hóa của người Hà Nội?
HS trả lời.
GV kết luận.





GV : thanh lịch và văn minh có mối quan hệ với nhau như thế nào ?
I. Văn hóa Thăng Long Hà Nội.
1. Khái quát về văn hóa Thăng Long Hà Nội.
a. Văn hóa.
Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ hàng ngày để ăn, mặc, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó là văn hóa.
b. Văn hóa Thăng Long Hà Nội.
- Văn hóa Thăng Long Hà Nội là những giá trị vật chất tinh thần do người Hà Nội, người gằn bó với Hà Nội sáng tạo và ứng dụng.
- Văn hóa Thăng Long Hà Nội là một bộ phận của văn hóa Việt.
- Các di sản văn hóa vật thể: thành Cổ Loa, chùa Một Cột, chạm khắc ở đình Chu Quyến, …
- Các di sản văn hóa phi vật thể: hào khí Thăng Long – Hà Nội, thuần phong mĩ tục, không gian văn hóa gốm Bát Tràng, lễ hội chùa Hương, nghệ thuật tranh dân gian Hàng Trống,….
c. Bản sắc văn hóa Thăng Long – Hà Nội.
- Con người văn hóa Hà Nội nổi lên sự thanh lịch, tinh tế, hào hoa, trí tuệ, có nghĩa khí, giàu lòng yêu nước, tinh nhân ái, yêu chuộng hòa bình. Người Hà Nội trang nhã, nền nã, hướng nội sâu sắc, quan hệ rộng mở, có bản lĩnh và tự trọng.
- Nổi bật trong bản sắc văn hóa riêng của người Hà Nội là thanh lịch, văn minh.
2. Nếp sống văn hóa người Hà Nội.
a. Nếp sống người Hà Nội.
- Nếp sống là biểu hiện nhất quán thống nhất của quan niệm, duy nghĩ, thói quen, hành động, ứng xử, giao tiếp.
- Nếp sống người Hà Nội là cách sống có hiểu biết, có nề nếp trong quan hệ với môi trường tự nhiên, môi trường xã hôi.
b. Sự hình thành nếp sống văn hóa người Hà Nội.
- Hoàn cảnh tự nhiên thuận lợi.
- Điều kiện lịch sử lâu đời.
- Là trung tâm kinh tế, chính trị của cả nước.
3. Đặc trưng thanh lịch, văn minh trong nếp sống văn hóa của người Hà Nội.
a. Thanh lịch.
- Thanh lịch là thanh nhã và lịch thiệp.
+ Thanh là biểu hiện cua sự thanh cao, thanh đạm, thanh khiết, thnh liêm, thanh lọc. Thanh là trong sáng, vô tư, không vụ lợi.
+ Lịch là từng trải, trải nghiệm, là biểu hiện của sự lịch lãm, lịch sự. Lịch là hiều biết, ứng xử có hiểu biết.
b. Văn minh.
- Văn là vẻ đẹp.
- Minh là vẻ vang.
* Kết luận : Thanh lịch – Văn minh là nếp sống có văn hóa, thể hiện sự thanh nhã, lịch thiệp, nhưng luôn phù hợp với thời đại.
c. Mối quan hệ giữa thanh lịch và văn minh.
- Tính bền vững của thanh lịch làm cho văn minh phát huy tác dụng của nó
- Tính chất văn minh của những phương tiện phục vụ con người là điều kiện tốt để người Hà Nội phát huy truyền thống thanh lịch.
3. Củng cố.

Bài tập : Kể các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể của người Hà Nội.

HS làm vào vở và đứng lên trình bày.

4. Dặn dò.

Sưu tầm tranh ảnh về các di sản của Hà Nội.

1709625150196.png
 

DOWNLOAD FILE

  • yopo.vn---Giáo án. GDĐP-Khối 10.docx
    1.1 MB · Lượt xem: 0
Nếu bạn cảm thấy nội dung chủ đề bổ ích , Hãy LIKE hoặc bình luận để chủ đề được sôi nổi hơn

HỖ TRỢ ĐĂNG KÝ VIP

Liên hệ ZALO để được tư vấn, hỗ trợ: ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN VIP
ZALO:0979702422

BÀI VIẾT MỚI

Thống kê

Chủ đề
36,430
Bài viết
37,899
Thành viên
141,326
Thành viên mới nhất
Bùi Lê Phúc Kha

Thành viên Online

Top