Chào mừng!

ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN MỚI TẢI ĐƯỢC TÀI LIỆU! Đăng ký ngay!

KHÁCH VÀ THÀNH VIÊN CÓ THỂ TẢI MIỄN PHÍ HƯỚNG DẪN ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN VÀ TẢI » THƯ MỤC MIỄN PHÍYOPOVN
ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP » ĐĂNG KÝ NGAYĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP
  • Khởi tạo chủ đề Yopovn
  • Ngày gửi
  • Replies 0
  • Views 263

Yopovn

Ban quản trị Team YOPO
Thành viên BQT
Tham gia
28/1/21
Bài viết
82,419
Điểm
113
tác giả
Giáo án giáo dục địa phương 8 Hà Nội NĂM 2023 - 2024 được soạn dưới dạng file word gồm 97 trang. Các bạn xem và tải giáo án giáo dục địa phương 8 hà nội về ở dưới.
TIẾT 1,2,3. CHỦ ĐỀ I. CÁC DANH NHÂN VĂN HÓA HÀ NỘI

I.MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức:

Giúp
học sinh biết được các danh nhân văn hóa đã có những công lao, đóng góp vẻ vang gì với quê hương đất nước cụ thể các danh nhân :

Phạm Tu, Lý Thường Kiệt, Ỷ Lan, Trần Thị Dúng, Trần Quốc Tuấn, Trần Quang Khải, Chu Văn An, Nguyễn Trãi, Nguyễn Như Đổ, Lê Thánh Tông

2. Giáo dục tư tưởng

- Học sinh tự hào về các danh nhân văn hóa của dân tộc của Hà Nội nghìn năm văn hiến

- Học sinh học tập được những phẩm chất tốt đẹp, cao quý của các danh nhân văn hóa Hà Nội

3. Giáo dục đạo đức

- Từ đó học sinh sẽ chăm ngoan cố gắng phấn đấu học tập để noi gương các danh nhân văn hóa

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên

- Giáo án biên soạn theo định hướng phát triển năng lực, trò chơi Quizzi cho HS.

- Một số tranh ảnh được phóng to, một số mẩu chuyện tiêu biểu gắn với nội dung bài học.

- Máy tính,, giáo án PP

2. Học sinh:

- SGK.

- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. PHƯƠNG PHÁP/ KĨ THUẬT

- Phương pháp: nêu vấn đề, phát vấn, nhận xét, phân tích, so sánh, thảo luận nhóm

- Kĩ thuật: trò chơi,

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC



A. Hoạt động khởi động/ mở đầu: (5’)

a. Mục tiêu:
giới thiệu về các danh nhân Hà Nội thông qua các hình ảnh

b. Nội dung:
Gv hướng dẫn HS theo dõi các hình ảnh để trả lời câu hỏi:

đây là danh nhân nào nào?

c. Tổ chức hoạt động:

- Bước 1: Giao nhiệm vụ: Xem các hình ảnh và đoán tên các danh nhân

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

+ HS xem các hình ảnh và đoán tên danh nhân

+ GV có thể hỗ trợ gợi ý (nếu cần)

-Bước 3: Báo cáo thảo luận:

+ HS phân tích / trả lời câu hỏi

+ GV có thể đưa câu hỏi bổ sung

Bước 4: Đánh giá

GV nhận xét, chính xác hóa kiến thức

IV. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (2’)

a. Mục tiêu:
HS nêu được năm sinh, quê hương, công lao của các danh nhân văn hóa Hà Nội

b. Nội dung: GV hướng dẫn HS sử dụng đố dùng trực quan, tư liệu lịch sử trả lời câu hỏi:

c. Sản phẩm học tập: câu trả lời của nhóm HS

d. Tổ chức thực hiện:





Hoạt động của giáo viên học sinh​
Dự kiến sản phẩm​
? Em hãy cho biết Phạm Tu sinh ra ở đâu ?
Ông đã có những công lao gì đối với đất nước ?


Phạm Tu (486-545) Phạm Tu sinh ra ở làng Quang Liệt (nay là Thanh Liệt – Thanh Trì).
Ông là vị tướng tài có công bậc nhất trong việc giúp Lý Bí đuổi giặc Lương, lập nhà nước Vạn Xuân vào thế kỷ thứ 6.
Phạm Tu là một đô vật giỏi. Năm 541, bất bình trước ách thống trị tàn ác của nhà Lương, ông đã tập hợp trai làng chống lại. Năm sau, Lý Bí dựng cờ khởi nghĩa, ông đem quân gia nhập ngay và đi tiên phong đánh thành Long Biên, trị sở của bọn đô hộ. Tên thứ sử tham bạo phải xéo chạy. Đất nước giải phóng, ông xây lũy bên sông Tô để phòng vệ. Nhà Lương hai lần phản kích đều bị ông chặn đánh từ biên ải. Tháng Giêng năm 544, Lý Bí lên ngôi, Phạm Tu được cử thống lĩnh binh quyền, dẹp các cát cứ địa phương, nên được vua ban tước Phụ Man tướng quân. Bởi vậy nhân dân còn gọi ông là Lý Phục Man. Trong lần quân Lương sang xâm lược lần thứ ba, ông hy sinh anh dũng trong một trận đánh ác liệt ở ngay cạnh dòng sông Tô quê hương. Các triều sau sắc phong ông là Hộ quốc tế dân, Anh uy vĩ độ (có nghĩa là "Giúp nước cứu dân, anh hùng hào kiệt").


? Em hãy trình bày những hiểu biết của em về Lý Thường Kiệt ?

- Lý Thường Kiệt (1019-1105)
Tên thật là Ngô Tuấn, sinh ở làng An Xá (hay còn gọi là làng Cơ Xá bên sông Hồng) sau về ở phường Thái Hòa (gần Hồ Tây). Ông là con một vị võ quan nhỏ đời Lý Thái Tông. Ông mồ côi cha từ năm 13 tuổi, được chồng cô nuôi ăn học. Ông miệt mài theo đuổi cả văn lẫn võ, tinh thông binh pháp.
- Năm 23 tuổi ông đã là thị vệ theo hầu vua, trông coi nội đình.
- Năm 1069 ông theo Lý Thánh Tông đi dẹp Chiêm Thành. Ông đã lập nhiều công lớn nên được phong làm Phụ quốc thái úy tước Khai quốc công và được vua ban cho họ Lý nên mới thành tên Lý Thường Kiệt.
- Năm 1072 Lý Nhân Tông nối ngôi khi còn nhỏ tuổi nên Hoàng Thái hậu Ỷ Lan phải ra nhiếp chính. Lý Thường Kiệt nắm giữ binh quyền và là trụ cột của triều nhà Lý trong hàng chục năm.
- Năm 1075, trước âm mưu xâm lược của giặc Tống, ông chủ trương tấn công trước vào tận sào huyệt của chúng ở Châu Ung, rồi rút về xây dựng phòng tuyến sông Cầu để cản giặc.
- Năm 1077 ông lãnh đạo cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống trên sông Cầu. Ông đã viết bài thơ “Nam quốc sơn hà” để cổ vũ quân ta anh dũng xông lên phá tan 30 vạn quân địch do Quách Quỳ, Triệu Tiết cầm đầu và cũng là để khẳng định quyền độc lập thiêng liêng bất khả xâm phạm của Tổ quốc. Sau khi phá tan giặc Tống vua Lý Nhân Tông nhận ông là em nuôi.
Ông đựoc phong tước Việt Quốc Công và được cử đitrôngcoi
vùng Châu Ái ( Thanh Hóa )



3. Ỷ Lan
Em hãy trình bày những hiểu biết của em về bà ?

Ỷ Lan (chữ Hán: 倚蘭, 7 tháng 3, năm Giáp Thân (1044) – 25 tháng 7, năm Đinh Dậu (1117) hay còn gọi là Linh Nhân Hoàng thái hậu (靈仁皇太后), là phi tần của Hoàng đế Lý Thánh Tông, mẹ ruột của hoàng đế Lý Nhân Tông trong lịch sử Việt Nam.
- Theo truyền thuyết về bà, Ỷ Lan sinh ngày 7 tháng 3 năm Giáp Thân (7 tháng 4 năm 1044) tại hương Thổ Lỗi sau đổi thành Siêu Loại, phủ Thiên Đức, lộ Bắc Giang Hạ nay thuộc khoảng khu vực giáp ranh giữa hai huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội và huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên. Tuy nhiên, trong truyện thơ trên không nói rõ bà sinh năm nào, chỉ cho biết cha bà họ Lê, có nguồn ghi tên là Lê Công Thiết, làm chức quan nhỏ ở Kinh thành Thăng Long. Và mẹ bà, theo truyện thơ chỉ ghi hiệu là Tĩnh Nương, có nguồn ghi tên là Vũ Thị Tĩnh, là một người làm ruộng tại hương Thổ Lỗi.
Đến năm Ỷ Lan 12 tuổi thì mẹ ốm mất, cha lấy mẹ kế họ Đồng, nhưng ít lâu sau ông cũng qua đời. Kể từ đó, bà sống với người mẹ kế, hai người rất hòa thuận.[3]

- Ỷ Lan (7/3/1044 Giáp Thân -1117 Đinh Dậu)
Ỷ Lan tên thật là Lê Thị Yên (hoặc Lê Thị Mệnh), người làng Thổ Lỗi (hay còn gọi là làng Sủi) sau là làng Siêu Loại (xã Dương Xá, huyện Gia Lâm). Nhà nghèo, mẹ mất sớm, bố lấy vợ bé, Ỷ Lan phải hái dâu chăn tằm, thân phận khổ như cô Tấm trong truyện cổ tích. Một lần, vua Lý Thánh Tông về chùa Dâu cầu tự, gặp cô đang hái dâu. Vua hỏi chuyện thấy Ỷ Lan đối đáp thông minh nên đưa về triều và phong làm Nguyên phi.
Ỷ Lan là người ham học hỏi, có tài quản lý nội chính trong cung. Vua đi đánh Chiêm thành giao lại quyền nhiếp chính cho bà. Gặp năm mất mùa, đói kém, nhưng nhờ kế sách trị nước đúng đắn bà đã làm yên lòng dân. Nhớ ơn bà, nhiều nơi lập đền thờ sống và gọi bà là Quan Âm nữ. Vua đánh lâu không thắng, giao cho Lý Thường Kiệt chỉ huy, quay về đến nửa đường nghe tin Ỷ Lan giữ vững yên hậu phương, vua hổ thẹn trở lại chiến trường và quyết đánh thắng giặc mới về. Vua mất, bà là Hoàng thái hậu nhiếp chính, cùng Lý Thường Kiệt – tể tướng Đại Việt đánh thắng quân xâm lược Tống năm 1077. Bà khuyến khích nghề nông, mở mang đạo Phật, được dân tin yêu, cảm phục, nổi danh là bà thái hậu hiền thục trong sử sách. Bà thọ khoảng 70 tuổi, khi mất được hỏa táng, dâng thụy là Long Nhâm Hoàng thái hậu, mai táng ở Thọ Lăng phủ Thiên Đức. Đền chính thờ bà ở Dương Xá thường được gọi là đền Bà Tấm.


4. Trần Thị Dung (?-1259)

Linh Từ Quốc mẫu (chữ Hán: 靈慈國母,1193[?]–1259), hay còn gọi là Kiến Gia Hoàng hậu (建嘉皇后)[chú thích 1], Thuận Trinh Hoàng hậu (順貞皇后) hay Huệ hậu (惠后)[1][2], là Hoàng hậu cuối cùng của nhà Lý với tư cách là vợ của Hoàng đế Lý Huệ Tông Lý Hạo Sảm. Bà là mẹ ruột của Lý Chiêu HoàngHiển Từ Thuận Thiên Hoàng hậu, cả hai đều là hoàng hậu của người cháu gọi bà bằng cô, Trần Thái Tông Trần Cảnh.
Trong lịch sử Việt Nam, bà được biết đến chủ yếu là mẹ của Lý Chiêu Hoàng - vị nữ hoàng đế duy nhất trong lịch sử. Với địa vị hoàng hậu nhà Lý của mình, có vai trò không nhỏ trong việc họ Trần soán ngôi nhà Lý, nhượng ngôi cho cháu trai là Trần Thái Tông để lập ra triều đại nhà Trần. Con gái bà là Chiêu Hoàng được sách lập làm hoàng hậu, trở thành hoàng hậu thứ nhất của Thái Tông. Sau khi nhà Trần được thiết lập, bà bị giáng làm Công chúa để phù hợp vai vế (cô của nhà vua), nhưng Trần Thái Tông vẫn không nỡ gọi bà là "công chúa" như nữ quyến hoàng gia bình thường khác, vì thế đã dùng biệt hiệu "Quốc mẫu" để gọi bà, còn khiến bà được hưởng quy chế ngựa, xe và nghi trượng ngang hàng với hoàng hậu. Sau khi Lý Huệ Tông tự sát, bà bị giáng làm công chúa và chính thức tái hôn với Trần Thủ Độ - một người trong họ nhà Trần, lúc này đang giữ chức Thái sư nắm trọn quyền hành.
Bà vốn là vợ vua Lý Huệ Tông, là mẹ hai công chúa Thuận Thiên và Chiêu Hoàng. Sau khi nhà Lý truyền ngôi cho nhà Trần, bà là bạn đời của Thái sư Trần Thủ Độ.
Cuối năm 1257, quân Mông Cổ vào xâm lược nước ta, do lực lượng của ta còn yếu, triều đình phải rút khỏi Thăng Long. Bà đứng ra chỉ huy việc sơ tán toàn bộ hoàng gia, vợ con tướng sĩ bằng đường thủy xuống vùng Hoàng Giang (Phủ Lý); điều động dân kinh thành di chuyển kho vũ khí, quân lương chỉ dăm hôm đã xong, đồng thời khuyên dân dời nhà tạm lánh. Khi giặc vào Thăng Long chỉ còn là một tòa thành rỗng, không có lương thực, không có dân. Chúng bị động hoang mang, thừa cơ quân dân ta mở cuộc phản công tại Đông Bộ Đầu (1-1258) và giành đại thắng. Trong chiến công lớn lao này có phần đóng góp quan trọng của bà Trần Thị Dung – Linh Từ quốc mẫu.




5. Trần Quốc Tuấn (1231 – 1300)




5. Trần Quốc Tuấn (1231 – 1300) 2 / 6 Ông là con An Sinh vương Trần Liễu, gọi vua Trần Thái Tông là chú ruột. Họ Trần quê ở Tự Mặc (Nam Hà), nhưng ông lại sinh ra ở Thăng Long. Từ nhỏ Trần Quốc Tuấn đã rất chăm học, lại ham tập luyện võ nghệ và có lòng yêu nước thương dân. Năm 1258, quân Nguyên sang xâm lược lần thứ nhất ông chỉ huy một cánh quân chặn giặc ở biên giới. Hai lần đánh quân Nguyên Mông sau (1258, 1288) ông là Quốc công Tiết chế, tổng chỉ huy cuộc kháng chiến. Với tri thức quân sự uyên bác, tài binh lược sáng tạo, lòng yêu Tổ quốc thiết tha, quý quân sĩ như con, ông đã điều binh, khiển tướng phá tan giặc Nguyên Mông và giành toàn thắng. Ông là tác giả bản hùng văn “Hịch tướng sĩ” làm nức lòng quân sĩ và hai pho sách quân sự giá trị: Binh thư yếu lược, Vạn Kiếp tông bí truyền thư. Sau chiến tranh, ông tiếp tục chăm lo quốc phòng, không mưu lợi riêng. Vua Trần phong ông là Hưng Đạo Đại Vương. Trần Hưng Đạo được coi là anh hùng bậc nhất trong lịch sử dân tộc. Ông là một tron g 10 vị tướng nổi tiếng trên thế giới.
6. Tr 6.Trần Quang Khải (1241-1294)
Trần Quang Khải (chữ Hán: 陳光啓; 24 tháng 08 năm 124126 tháng 7 năm 1294), hay Chiêu Minh Đại vương (昭明大王), là một nhà chính trị, quân sự, tôn thất hoàng gia Đại Việt thời Trần. Ông làm đến chức Thừa tướng đời Trần Thánh Tông, Trần Nhân TôngTrần Anh Tông, coi cả mọi việc trong nước.
Trong kháng chiến chống Nguyên-Mông (1285), Hoàng đế Trần Nhân Tông phong ông chức Thượng tướng Thái sư; ông giữ vai trò nổi bật trong trận phòng thủ Thanh Hóa, Nghệ An và trận đánh tan quân Nguyên tại Chương Dương độ. Ông được Trần Thánh Tông khen là người bề tôi trung hiếu hiếm có;[1] ngoài ra, sách Lịch triều hiến chương loại chí của Phan Huy Chú ghi nhận: "Công lao thu phục được nước, ông đứng thứ nhất". Ông còn là người học rộng, giỏi thơ phú, có làm Lạc Đạo tập lưu lại ở đời[2].

Thân thế[sửa | sửa mã nguồn]​

Trần Quang Khải sinh vào tháng 10 âm lịch, năm Thiên Ứng Chính Bình thứ 10 (1241). Ông là con thứ ba của vua Trần Thái Tông (vị hoàng đế đầu tiên của Nhà Trần), mẹ là Thuận Thiên hoàng hậu Lý thị (con gái trưởng Lý Huệ Tông). Ông là em cùng mẹ với thái tử Trần Hoảng, tức vua Trần Thánh Tông.[3] Người anh đầu của hai ông là Tĩnh Quốc đại vương Trần Quốc Khang, dù được Thái Tông nhận làm con, nhưng thật ra là con của Khâm Minh Đại vương Trần Liễu.
Đại Việt Sử ký Toàn thư, bộ quốc sử Đại Việt biên soạn năm 1479 (thời Hậu Lê), đã để lại 1 chi tiết về thời niên thiếu của Trần Quang Khải:[4]
"Quang Khải lúc mới sinh, phát chứng kinh suýt chết, Thái Tông lấy áo của Thượng hoàng và thanh gươm báu truyền quốc để bên cạnh rồi bảo ông: "Nếu sống lại, sẽ ban cho những thứ này".
Đến khi sống lại, Thái Tông nói:
"Gươm báu truyền quốc, không thể trao bừa, chỉ ban cho áo của Thượng hoàng thôi".


Là con thứ vua Trần Thái Tông, mẹ là hoàng hậu Thuận Thiên họ Lý, ông sinh ra ở kinh thành. Thuở nhỏ, Trần Quang Khải đã tỏ ra là một cậu bé ham học, lại được nhà giáo, nhà sử học Lê Văn Hưu rèn cặp nên về sau ông là người hiểu rộng, biết nhiều, lại thông thạo nhiều ngôn ngữ của các dân tộc khác. Ông thường được gọi vào tiếp sứ thần các nước, đàm đạo văn chương. Năm 1258, ông được vua phong làm Chiêu Minh đại vương, cũng là lúc quân Mông vào xâm lược nước ta. Năm 1261, ông được phong làm Thái úy, sau đó vào quản đất Nghệ An. Năm 1278 vua Thánh Tông nhường ngôi cho con là Nhân Tông. Hoàng đế Mông Cổ lấy cớ không xin mệnh sai sứ sang trách cứ. Trần Quang Khải vâng lệnh vua tiếp sứ vừa mền mỏng trong đàm phán, vừa kiên quyết trong bảo vệ chủ quyền đất nước nhưng chiến tranh vẫn nổ ra, ông chỉ huy nhiều trận đánh, nổi tiếng nhất là trận tập kích lớn ở bến Chương Dương trên sông Hồng (1285) tiêu diệt căn cứ quan trọng của địch, mở đường giải phóng Thăng Long. Sáu tháng sau khi rút khỏi kinh thành, nay vua quan nhà Trần tưng bừng trở lại, ông đã làm bài thơ “Tụng giá hoàn kinh sư” còn truyền đến nay. Ông là nhà ngoại giao tài ba, vị tướng lỗi lạc và còn là một nhà thơ, tác giả của Lạc Đạo thi tập.

7. Chu Văn An
Chu Văn An (25 tháng 8 năm 1292 - 1370), tên thật là Chu An, hiệu là Tiều Ẩn, tên chữ là Linh Triệt, là một nhà giáo, thầy thuốc, quan viên Đại Việt cuối thời Trần, "danh nhân văn hóa thế giới"[1]. Sau khi mất, ông được vua Trần truy phong tước Văn Trinh công nên đời sau quen gọi là Chu Văn An hay Chu Văn Trinh. Ông được Đại Việt sử ký toàn thư đánh giá là ông tổ của các nhà nho nước Việt.
Ông được gọi là người thầy của mọi thời đại, nhà giáo lỗi lạc của Việt Nam, đã dành cả cuộc đời cho sự nghiệp dạy học, với triết lý giáo dục nhân văn, không phân biệt giàu nghèo, học đi đôi với thực hành, học suốt đời để biết, để làm việc và cống hiến cho xã hội. Tư tưởng đó của ông không những có ảnh hưởng tới nhiều thế hệ người Việt Nam mà còn góp phần phát triển các giá trị nhân văn trong khu vực. Quan điểm giáo dục của ông có những giá trị tiến bộ vượt thời đại, gần gũi với mục đích giáo dục của thế giới hiện nay.

Tên thật là Chu An, hiệu là Tiều Ẩn, người thôn Văn, xã Quang Liệt (nay là Thanh Liệt, Thanh Trì), sau được nhà Trần phong tước Văn Trinh Công nên người đời sau quen gọi là Chu Văn An.Chu Văn An tính tình cương trực, đã từng đỗ Thái học sinh nhưng không ra làm quan mà mở trường dạy học ở làng Huỳnh Công, bên kia sông Tô. Ông nổi tiếng là nhà giáo tài cao đức trọng nên được trò tứ trấn tìm về xin theo học rất đông. Học trò của ông nhiều người thành đạt giữ những chức cao trong triều, nhưng vẫn một lòng kính thầy. Vua Trần Minh Tông (1314-1329) vời ông ra làm tư nghiệp Quốc Tử Giám. Đến đời Dụ Tông, ông thấy cảnh quyền thần làm nhiều điều vô đạo, ông dâng sớ xin chém 7 tên gian nịnh, nhưng vua không nghe. Ông chán nản từ quan về ở núi Phượng Hoàng (thuộc Chí Linh, Hải Dương) dạy học, viết sách cho tới khi mất. Cuộc đời thanh bạch và tiết tháo của ông là tấm gương sáng của thời phong kiến. Ông là một trong số rất ít bậc hiền nho được thờ ở Văn Miếu.

8. Nguyễn Trãi (1380 – 1442)
Nguyễn Trãi quê gốc ở C Ngại, Phượng Sơn (Chí Linh, Hải Dương), sau về ngụ cư ở Nhị Khê (Thường Tín, Hà Tây).
Ông là con Nguyễn Phi Khanh, nhà văn thời Trần Hồ. Ông sinh ra ở Thăng Long trong dinh ngoại là quan Tư đồ Trần Nguyên Đán. Thời trẻ ông đã nổi tiếng về văn học. Năm 20 tuổi ông đỗ Thái học sinh và được cử làm Ngự sử đài Chánh chưởng thời nhà Hồ. Năm 1406, quân Minh xâm lược nước ta, nhà Hồ chống lại nhưng thất bại. Cha ông bị giặc bắt giải về Tàu, ông theo đến ải Nam Quan, nghe lời cha ông quay lại nuôi chí phục thù. Về đến Đông quan, Trương Phụ bắt ông, dụ ra làm quan không được toan giết, sau tha nhưng giam lỏng ở trong thành, khoảng 10 năm. Sau đó, Nguyễn Trãi tìm đường vào Lam Sơn theo Lê Lợi, ông dâng “sách bình Ngô” và là 1 trong 18 người dự Hội thề Lũng Nhai (1416), bộ tham mưu của nghĩa quân. Ông trở thành nhà chiến lược, nhà ngoại giao lỗi lạc, có công lớn trong chiến dịch Chi Lăng – Xương Giang và vây hãm thành Đông Quan, buộc quân Minh phải hàng phục, xin rút quân về nước. Năm 1428, đất nước giải phóng, ông viết Bình Ngô đại cáo-một áng văn thiên cổ hùng tráng, trịnh trọng tuyên ngôn độc lập cho đất nước. Ông được ban họ vua, được phong chức Quan Phục hầu nhập nội hành khiển. Trước tác của ông rất đồ sộ: Ức Trai thi tập, Quân trung từ mệnh tập, Dư địa chí, Băng Hồ di sự lục, Lam Sơn thực lực, Quốc Âm thi tập... Khi triều đình bị lũng đoạn, ông từ quan về ở ẩn tại Côn Sơn, rồi bị vu oan và chịu tru di tam tộc bởi vụ án Lệ Chi Viên với cái chết đột ngột của ông vua trẻ mà lại có mặt bà vợ lẽ ông là Nguyễn Thị Lộ. Ông là vị anh hùng dân tộc, nhà văn hóa, nhà nhân đạo chủ nghĩa của nước ta và là danh nhân văn hóa thế giới.
9. Nguyễn Như Đổ (1424-1526) Ông là người làng Đại Lan (xã Duyên Hà, Thanh Trì), có tên chữ là Mạnh An, hiệu Khiêm Trai. Năm 19 tuổi, ông đã đỗ đầu khoa thi hội đầu tiên của triều Lê (1442). Ông làm ở Viện Hàn lâm, nhiều lần đi sứ sang triều Minh, làm An Phủ sứ bộ Quy Hóa rồi được thăng chức Thượng thư bộ Lại, Thượng thư bộ Lễ, Thưa chỉ học sĩ Viện Hàn lâm vào giai đoạn hưng thịnh nhất thời Hồng Đức nhà Lê.
Kỳ thi đình năm Quý Mùi (1463) đông tới 4000 sĩ tử, ông được cử độc quyền và lấy đỗ trạng nguyên Lương Thế Vinh. Năm 1486, ông giữ Tế tử Quốc Tử Giám, hiệu trưởng trường đại học quốc gia này suốt 10 năm. Nhà sử học Phan Huy Chú đã xếp ông là 1 trong 18 phò tá có công lao và tài đức nhất thời Lê. Ông xứng đáng là bậc khoa danh đại thụ, trải qua 8 triều vua, thọ 102 tuổi, cũng là điều hiếm có. Ông còn một số bài thơ chép trong Hoàng Việt thi tuyển. Tên ông khắc trên tấm bia đá đầu tiên dựng tại Văn Miếu (1484) và trong danh sách các bậc Tế tử Quốc Tử Giám ông ở hàng thứ 2 sau Chu Văn An.

10. Lê Thánh Tông (1442-1497)


(chữ Hán: 黎聖宗; 25 tháng 8 năm 1442 – 3 tháng 3 năm 1497), là hoàng đế thứ năm của nhà Lê sơ nước Đại Việt. Ông trị vì từ năm 1460 đến năm 1497, tổng cộng 38 năm, là vị hoàng đế trị vì lâu nhất thời Lê sơ và cũng là một trong những vị vua cai trị trong thời kỳ hòa bình lâu nhất trong lịch sử Việt Nam.
Lê Thánh Tông được xem là một vị hoàng đế anh minh thời Hậu Lê.1 2 Trong thời kỳ cầm quyền của ông, nhà nước Đại Việt quật khởi mạnh mẽ thực sự, phát triển rực rỡ ở mọi phương diện kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục và quân sự. Ông cũng mở rộng đáng kể lãnh thổ Đại Việt sau nhiều cuộc chiến với các nước xung quanh như Chiêm Thành, Ai Lao và Bồn Man. Các thành tựu về nội trị và đối ngoại của Lê Thánh Tông đã đưa Đại Việt trở thành một cường quốc lớn mạnh trong khu vực Đông Nam Á, cũng như đã khiến nền quân chủ Việt Nam đạt đến đỉnh cao hoàng kim nhất của nó, trước và sau không có thời vua nào của Việt Nam đạt được sự thịnh vượng như thời này.

4. Củng cố : (4’ )
Nêu câu hỏi củng cố toàn bài
GV chốt toàn bài
5. Hướng dẫn học bài ở nhà : (2’)
Phạm Tu
- Phạm Tu (486-545) Phạm Tu sinh ra ở làng Quang Liệt (nay là Thanh Liệt – Thanh Trì).
- Ông là vị tướng tài có công bậc nhất trong việc giúp Lý Bí đuổi giặc Lương, lập nhà nước Vạn Xuân vào thế kỷ thứ 6.
Phạm Tu được cử thống lĩnh binh quyền, dẹp các cát cứ địa phương, nên được vua ban tước Phụ Man tướng quân. Bởi vậy nhân dân còn gọi ông là Lý Phục Man. Trong lần quân Lương sang xâm lược lần thứ ba, ông hy sinh anh dung
- Các triều sau sắc phong ông là Hộ quốc tế dân, Anh uy vĩ độ (có nghĩa là "Giúp nước cứu dân, anh hùng hào kiệt").










Lý Thường Kiệt


- Lý Thường Kiệt (1019-1105)
- Tên thật là Ngô Tuấn, sinh ở làng An Xá (hay còn gọi là làng Cơ Xá bên sông Hồng) sau về ở phường Thái Hòa (gần Hồ Tây). Ông là con một vị võ quan nhỏ đời Lý Thái Tông.
- Ông mồ côi cha từ năm 13 tuổi, được chồng cô nuôi ăn học
- Năm 23 tuổi ông đã là thị vệ theo hầu vua, trông coi nội đình.
- Ông đựoc phong tước Việt Quốc Công và được cử đi trông coi
vùng Châu Ái ( Thanh Hóa )






























































Ỷ Lan



















- Ỷ Lan (7/3/1044 Giáp Thân -1117 Đinh Dậu)
- Ỷ Lan tên thật là Lê Thị Yên (hoặc Lê Thị Mệnh), người làng Thổ Lỗi (hay còn gọi là làng Sủi) sau là làng Siêu Loại (xã Dương Xá, huyện Gia Lâm).
- Là phi tần của Hoàng đế Lý Thánh Tông,
mẹ ruột của hoàng đế Lý Nhân Tông trong lịch sử Việt Nam.
- Ỷ Lan là người ham học hỏi, có tài quản lý nội
chính trong cung
- Bà đã hai lần đăng đàn nhiếp chính, giúp đất
nước dưới triều triều Lý được hưng thịnh,
những đóng góp cho hoàng triều nhà Lý nhất
là về Phật giáo và tài năng trị nước của bà
đều được sử gia khen ngợi và tán dương
Nguyên phi Ỷ Lan - cô Tấm xứ Bắc, người phụ nữ tài giỏi giúp vua trị quốc bình thiên hạ
















Trần Thị Dung
Linh Từ Quốc mẫu
靈慈國母
Tại vị1216 - 1224
Đăng quang1216
Tiền nhiệmAn Toàn Đàm Hoàng hậu
Kế nhiệmHoàng hậu cuối cùng của nhà Lý
Nhà Trần: Chiêu Thánh Lý Hoàng hậu
Thông tin chung
Sinh1193
thôn Lưu Gia, Hải Ấp
MấtTháng giêng, năm Kỷ Mùi
(1259)
Thăng Long
Phu quânLý Huệ Tông
Trần Thủ Độ
Hậu duệ
hiệnHậu duệ
Tên đầy đủ
Trần Thị Dung
Thụy hiệu
Linh Từ Quốc mẫu
(靈慈國母)
Tước hiệuNguyên phi (元妃)
Ngự nữ (御女)
Thuận Trinh Phu nhân
(順貞夫人)
Hoàng hậu (皇后)
Thiên Cực Công chúa
(天極公主)
Quốc mẫu (國母)
Triều đạiNhà Lý (kết hôn)
Nhà Trần (khi sinh)
Thân phụTrần Nguyên Tổ
Thân mẫuTô thị (?)
Trần Thị Dung: sinh 1193- 1259
Hoàng hậu cuối cùng của nhà Lý với tư cách là vợ của Hoàng đế Lý Huệ Tông Lý Hạo Sảm.
Bà là mẹ ruột của Lý Chiêu Hoàng
Hiển Từ Thuận Thiên Hoàng hậu,
cả hai đều là hoàng hậu của người cháu gọi bà
bằng cô-Trần Thái Tông Trần Cảnh.

Trần Quốc Tuấn (1231 – 1300)
Ông là con An Sinh vương Trần Liễu, gọi vua
Trần Thái Tông là chú ruột. Họ Trần quê ở
Tự Mặc (Nam Hà), nhưng ông lại sinh ra ở
Thăng Long.
Hai lần đánh quân Nguyên Mông sau (1258, 1288) ông là Quốc công Tiết chế, tổng chỉ huy cuộc
kháng chiến.
Ông là tác giả bản hùng văn “Hịch tướng sĩ”
làm nức lòng quân sĩ và hai pho sách quân sự
giá trị: Binh thư yếu lược, Vạn Kiếp tông bí
truyền thư
Vua Trần phong ông là Hưng Đạo Đại Vương.
Trần Hưng Đạo được coi là anh hùng bậc nhất trong lịch sử dân tộc. Ông là một tron g 10 vị tướng nổi tiếng trên thế giới.

Tác phẩm:
– Binh gia diệu lý yếu lược (Còn gọi là
Binh thư yếu lược).
– Vạn Kiếp tông bí truyền thư.
– Dụ chư tỳ tướng hịch văn
(Còn gọi là Hịch tướng sĩ).

Đây là bài hịch viết vào khoảng trước cuộc
kháng chiến chống Nguyên Mông lần thứ hai,
nhằm kêu gọi tướng sĩ chăm lo luyện tập và
nghiên cứu binh thư để kịp thời đối phó với âm mưu xâm lược của giặc. Bài hịch chứng tỏ tài năng văn chương trác luyện và nhiệt tình yêu nước cháy bỏng của Trần Quốc Tuấn.
Ông được xếp vào danh sách Mười Đại nguyên soái Thế thế giới kiệt xuất nhất.










6.Trần Quang Khải (1241-1294)
Là con thứ vua Trần Thái Tông, mẹ là hoàng hậu Thuận Thiên họ Lý, ông sinh ra ở kinh thành.









































7. Chu Văn An
Chu Văn An (25 tháng 8 năm 1292 - 1370),
tên thật là Chu An, hiệu là Tiều Ẩn,
tên chữ là Linh Triệt, là một nhà giáo, thầy thuốc,
quan viên Đại Việt cuối thời Trần, "danh nhân văn hóa thế giới"
[1]. Sau khi mất, ông được vua Trần truy phong tước Văn Trinh công
nên đời sau quen gọi là Chu Văn An hay Chu Văn Trinh.
Ông được Đại Việt sử ký toàn thư đánh giá là ông tổ của các
nhà nho nước Việt.























































8. Nguyễn Trãi (1380 – 1442)
Nguyễn Trãi (chữ Hán: 阮廌, 138019 tháng 9 năm 1442),
hiệu là Ức Trai (抑齋), là một nhà chính trị, nhà văn,
người đã tham gia tích cực Khởi nghĩa Lam Sơn
do Lê Lợi lãnh đạo chống lại sự xâm lược của nhà Minh
(Trung Quốc) với Đại Việt. Khi cuộc khởi nghĩa thành công
vào năm 1428, Nguyễn Trãi trở thành một trong những
khai quốc công thần của triều đại quân chủ nhà Hậu Lê
trong Lịch sử Việt Nam.[2]
Ông được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam
liệt kê trong 14 anh hùng tiêu biểu của dân tộc Việt Nam.[


























. Nguyễn Như Đổ (1424-1526) Ông là người làng Đại Đại Lan (xã Duyên Hà, Thanh Trì), có tên chữ là
Mạnh An, hiệu Khiêm Trai.














10.LêThánhTông(1442-1497)
- Chữ Hán: 黎聖宗; 25 tháng 8 năm 1442 – 3 tháng 3
năm 1497),
là hoàng đế thứ năm của nhà Lê sơ nước Đại Việt.
Ông trị vì từ năm 1460 đến năm 1497,
tổng cộng 38 năm, là vị hoàng đế trị vì lâu nhất
thời Lê sơ và cũng là một trong những vị vua cai
trị trong thời kỳ hòa bình lâu nhất trong lịch sử Việt Nam.
1705764191182.png
 

DOWNLOAD FILE

  • yopo.vn---Giáo án Giáo dục địa phương 8 -chuẩn.docx
    2 MB · Lượt xem: 5
CHỦ ĐỀ LIÊN QUAN
CHỦ ĐỀ MỚI NHẤT
Nếu bạn cảm thấy nội dung chủ đề bổ ích , Hãy LIKE hoặc bình luận để chủ đề được sôi nổi hơn
  • Từ khóa
    dạy giáo dục địa phương lớp 6 file giáo dục địa phương lớp 6 file sách giáo dục địa phương lớp 6 giao duc dia phuong o tieu hoc giáo dục địa phương giáo dục địa phương 6 giáo dục địa phương 6 bài 1 giáo dục địa phương 6 cánh diều giáo dục địa phương 6 chân trời sáng tạo giáo dục địa phương 6 chủ đề 3 giáo dục địa phương 6 chủ đề 4 giáo dục địa phương 6 kết nối tri thức giáo dục địa phương an giang giáo dục địa phương an giang lớp 6 giáo dục địa phương bắc giang giáo dục địa phương bắc giang lớp 6 giáo dục địa phương bạc liêu giáo dục địa phương bắc ninh giáo dục địa phương bình dương lớp 6 giáo dục địa phương bình phước giáo dục địa phương bình định giáo dục địa phương cà mau giáo dục địa phương cấp tiểu học giáo dục địa phương cho học sinh giáo dục địa phương gia lai lớp 8 giáo dục địa phương hà nam giáo dục địa phương hà nội giáo dục địa phương hà tĩnh giáo dục địa phương hà tỉnh lớp 6 giáo dục địa phương hải phòng giáo dục địa phương hưng yên giáo dục địa phương hưng yên lớp 6 giáo dục địa phương là gì giáo dục địa phương là môn gì giáo dục địa phương là sách gì giáo dục địa phương lớp 1 giáo dục địa phương lớp 1 đà nẵng giáo dục địa phương lớp 12 giáo dục địa phương lớp 2 giáo dục địa phương lớp 2 đà nẵng giáo dục địa phương lớp 3 giáo dục địa phương lớp 6 bắc kạn giáo dục địa phương lớp 6 bài 1 giáo dục địa phương lớp 6 binh dinh giáo dục địa phương lớp 6 chân trời sáng tạo giáo dục địa phương lớp 6 chủ đề 1 giáo dục địa phương lớp 6 hà nội giáo dục địa phương lớp 6 kết nối tri thức giáo dục địa phương lớp 6 khánh hòa giáo dục địa phương lớp 6 kì 2 giáo dục địa phương lớp 6 kiên giang giáo dục địa phương lớp 6 kon tum giáo dục địa phương lớp 6 mới giáo dục địa phương lớp 6 pdf giáo dục địa phương lớp 6 phú thọ giáo dục địa phương lớp 6 quảng bình giáo dục địa phương lớp 6 quảng nam giáo dục địa phương lớp 6 quảng ngãi giáo dục địa phương lớp 8 giáo dục địa phương môn âm nhạc thcs giáo dục địa phương môn gdcd giáo dục địa phương môn mĩ thuật giáo dục địa phương môn văn giáo dục địa phương môn đạo đức giáo dục địa phương nam định giáo dục địa phương nghệ an lớp 6 giáo dục địa phương ngữ văn 7 giáo dục địa phương ngữ văn lớp 6 giáo dục địa phương phú thọ giáo dục địa phương quảng nam giáo dục địa phương sóc trăng giáo dục địa phương sơn la giáo dục địa phương thái bình giáo dục địa phương thái nguyên giáo dục địa phương thành phố hồ chí minh giao duc dia phuong lop 6 giáo dục địa phương tiền giang giáo dục địa phương tiếng anh là gì giáo dục địa phương tỉnh bà rịa vũng tàu giáo dục địa phương tỉnh bắc giang lớp 6 giáo dục địa phương tỉnh bình định lớp 6 giáo dục địa phương tỉnh hải dương lớp 6 giáo dục địa phương tỉnh nghệ an lớp 6 giáo dục địa phương tỉnh ninh bình lớp 6 giáo dục địa phương tỉnh quảng trị giáo dục địa phương tuyên quang giáo dục địa phương vĩnh phúc giáo dục địa phương đồng nai nội dung giáo dục địa phương nội dung giáo dục địa phương ở tiểu học olm.vn lớp 6 giáo dục địa phương ppct giáo dục địa phương lớp 6 sách giáo dục địa phương 6 chân trời sáng tạo sách giáo dục địa phương gia lai lớp 6 sách giáo dục địa phương lớp 6 online sách giáo dục địa phương online sách giáo dục địa phương quảng ngãi tài liệu giáo dục địa phương cấp tiểu học tóm tắt giáo dục địa phương 6 filetype pdf xa hoi hoa giao duc o dia phuong
  • HỖ TRỢ ĐĂNG KÝ VIP

    Liên hệ ZALO để được tư vấn, hỗ trợ: ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN VIP
    ZALO:0979702422

    BÀI VIẾT MỚI

    Thống kê

    Chủ đề
    36,408
    Bài viết
    37,877
    Thành viên
    141,061
    Thành viên mới nhất
    lường văn lương

    Thành viên Online

    Top