Chào mừng!

ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN MỚI TẢI ĐƯỢC TÀI LIỆU! Đăng ký ngay!

KHÁCH VÀ THÀNH VIÊN CÓ THỂ TẢI MIỄN PHÍ HƯỚNG DẪN ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN VÀ TẢI » THƯ MỤC MIỄN PHÍYOPOVN
ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP » ĐĂNG KÝ NGAYĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP

Yopovn

Ban quản trị Team YOPO
Thành viên BQT
Tham gia
28/1/21
Bài viết
82,413
Điểm
113
tác giả
GIÁO ÁN GIÁO DỤC ĐỊA PHƯƠNG 8 MÔN MĨ THUẬT TỈNH ĐỒNG NAI CHỦ ĐỀ: CHÂN DUNG HỌA SĨ ĐỊA PHƯƠNG được soạn dưới dạng file word gồm 16 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
CHỦ ĐỀ:

CHÂN DUNG HỌA SĨ ĐỊA PHƯƠNG

MÔN HỌC: GIÁO DỤC ĐỊA PHƯƠNG 8

PHÂN MÔN: MĨ THUẬT

Thời gian thực hiện: ………………….

Số tiết: 3 tiết



I. MỤC TIÊU.

1. Kiến thức


- Nêu được tên một số họa sĩ nỗi tiếng của Đồng Nai.

- Kể được một số nét cơ bản về tên, tuổi và khái quát cuộc đời sự nghiệp của các họa sĩ và tác phẩm nỗi bật.

- Thể hiện được quan điểm của bản thân về một số tác phẩm nghệ thuật.

2. Năng lực:

a. Năng lực mĩ thuật:


- Quan sát và nhận thức thẩm mĩ: Nêu được cảm nhận về đường nét, màu sắc của họa tiết trên các sản phẩm thủ công mĩ nghệ.

- Sáng tạo và ứng dụng thẩm mĩ: Biết thực hiện, sáng tạo ít nhất 01 sản phẩm tranh vẽ và tạo hình …theo năng lực mĩ thuật cá nhân.

- Phân tích và đánh giá thẩm mĩ: phân tích được vẽ đẹp của họa tiết trên các sản phẩm thủ công mĩ nghệ.

b. Năng lực chung:

- Năng lực tự chủ và tự học: Chuẩn bị đồ dùng, chủ động thực hiện nhiệm vụ của cá nhân, của nhóm.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Hăng hái trao đổi, thảo luận hoạt động nhóm, phát triển khả năng thuyết trình nhận xét sản phẩm

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thực hiện được một hoạt động cụ thể để gìn giữ và phát huy những giá trị nghệ thuật đặc sắc của địa phương.

3. Phẩm chất:


- Yêu nước: Yêu quý các di sản văn hóa, tự hào và bảo vệ những điều thiêng liêng đó.

- Nhân ái: Yêu cái đẹp, yêu cái thiện; tôn trọng sự khác biệt; cảm thông, độ lượng và sẵn lòng giúp đỡ bạn bè.

- Chăm chỉ: Chăm học, chăm làm, hăng say học hỏi và nhiệt tình tham gia công việc chung của nhóm

- Trung thực: Học sinh cần được rèn luyện tính thật thà, ngay thẳng trong học tập và khoạt động.

- Trách nhiệm: Có trách nhiệm bảo vệ và giữ gìn với những sản phậm cá nhân và nhóm hoạt động.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên


- Kế hoạch bài dạy biên soạn theo định hướng phát triển năng lực, tìm hiểu mục tiêu bài học

- Tranh ảnh, video về một số họa sĩ nổi tiếng ở Đồng Nai

- Máy tính, giấy A4,…

2. Chuẩn bị của học sinh

  • Đồ dùng học tập, giấy A4, màu vẽ, bút vẽ, kéo, thước kẻ.
  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học.
  • Dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC



HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
NỘI DUNG
Hoạt động 1 : Xác định vấn đề/ nhiệm vụ học tập/ mở đầu
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
b. Nội dung: : Giáo viên cho học sinh xem clip về các các tác giả tác phẩm mĩ thuật ở Đồng Nai. GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức.
d. Tổ chức thực hiện:
- GV cho học sinh xem clip
à GV giới thiệu qua về các tác giả tác phẩm
GV cho HS quan sát hình ảnh về một số họa sĩ nổi tiếng ở Đồng Nai. Sau đó GV đặt câu hỏi :
+ Kể tên những họa sĩ nỗi tiếng ở Đồng Nai ?
- HS lắng nghe và trả lời câu hỏi của GV
- GV nhận xét, bổ sung, chốt ý.
- GV vào kiến thức bài mới
Hoạt động 2 : Hình thành kiến thức mới
Tìm hiểu về một số họa sĩ nổi tiếng ở Đồng Nai
2.1. Tìm hiểu về họa sĩ
a. Mục tiêu: G
iúp HS tìm hiểu đôi nét cuộc đời và sự nghiệp của họa sĩ
b. Nội dung: một số cảm nhận về vẻ đẹp, nét đặc sắc của tác phẩm hội họa nổi tiếng của các họa sĩ.
c. Sản phẩm học tập: Sưu tầm một số tác phẩm hội họa nổi tiếng của các họa sĩ ở Đồng Nai
- Ghi nhớ tên, tuổi khái quát cuộc đời sự nghiệp của các họa sĩ: Diệp Minh Châu, Phạm Công Hoàng, Đoàn Minh Ngọc, Trần Văn Kỳ, Mai Văn Nhơn.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV cho HS về một số họa sĩ nổi tiếng ở Đồng Nai.
- Cho HS quan sát tác phẩm hội họa nổi tiếng của các họa sĩ.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
+ HS thực hiện yêu cầu.
+ GV quan sát, hỗ trợ HS nếu cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
+ GV gọi một số HS trả lời.
+ GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
+ GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.
+ GV kết luận.



























































































Nỗi buồn làng biển (sắp đặt)

Nỗi đau (tượng đồng)

Nụ hôn của cha (gò đồng)



Tình yêu thời công nghiệp (kim loại)



































Họa sĩ Đoàn Minh Ngọc bên tác phẩm khắc gỗ Trấn Biên - Ký ức xanh.





















































































































































































































































































Bức tranh ghép gốm "Hồ Chủ tịch" và đại tướng Võ Nguyên Giáp của họa sỹ Mai Văn Nhơn và cộng sự.


























































Chân dung Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh được họa sĩ Mai Nhơn tạo nên từ hơn 5.500 ô ảnh thành phần là hình ảnh Biên Hòa - Đồng Nai

















































I. Tìm hiểu về một số họa sĩ nổi tiếng ở Đồng Nai

Tìm hiểu về họa sĩ

a. Họa sĩ Diệp Minh Châu (1919 – 2002) sinh ra tại xã Nhơn Thạch, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre trong một gia đình nông dân. Ông là một họa sĩ và nhà điêu khắc nổi tiếng của Việt Nam. Từ những ngày còn nhỏ, cậu bé Châu đã say mê hội họa và cho thấy tài năng thiên bẩm của mình và còn thường được gọi là cậu bé Châu. Tài năng là như thế nhưng mối cơ duyên với hội họa chỉ thực sự đến khi ông 15 tuổi và được gặp họa sĩ Hoàng Tuyến.
Sự Nghiệp của Diệp Minh Châu
Năm 1939, Diệp Minh Châu ra Hà Nội học dự bị Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương – một trong hai trường có quy mô lớn nhất châu Á lúc bấy giờ. Để kiếm sống ở Hà Nội – một thành phố đắt đỏ, ông đã làm tất cả các công việc bán thời gian có thể sống và học tập. Ông đã thiết kế phông nền cho một số nhóm opera trong thời gian rảnh. Sau khi kết thúc khóa học dự bị này, Diệp Minh Châu trở về quê hương để chờ giấy báo của trường, năm 1940, ông đã trở thành thủ khoa của Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương.
Năm 1945, khi cả nước đang sục sôi tinh thần đấu tranh giành độc lập tự do, Diệp Minh Châu cũng xếp bút nghiên lên đường đi kháng chiến. Với hành trang là chiếc ba lô cặp vẽ, Diệp Minh Châu có mặt khắp nơi từ Bắc vào Nam.
Năm 1949, ông được chuyển về công tác tại Viện Văn hóa kháng chiến Nam Bộ do giáo sư Hoàng Xuân Nhị làm Giám đốc tại khu 9. Giữa năm 1950, ông trở ra Việt Bắc, đi từ Nam Bộ sang Campuchia, Thái Lan rồi Trung Quốc tới Việt Bắc mất 8 tháng. Ông ở Việt Bắc hơn 6 tháng, sống gần chủ tịch Hồ Chí Minh. Ở đây ông đã vẽ hơn 30 bức tranh đề tài Bác Hồ như Bố cục nhà Bác trên đồi (lụa – 1951), Bác làm việc ở nhà sàn Việt Bắc (sơn dầu – 1951), Bác câu cá bên bờ suối (sơn dầu – 1951), Ánh nắng trưa trước sân nhà Bác (sơn dầu – 1951) …
Năm 1952, ông được cử sang học điêu khắc Viện Hàn lâm Mỹ thuật Tiệp Khắc. Trước khi về nước, ông còn đến nghiên cứu về nghệ thuật tượng đài ở Liên Xô và Ấn Độ trong nhiều tháng. Năm 1956, ông trở thành giảng viên trường Mỹ thuật Việt Nam cho đến ngày thống nhất đất nước năm 1975. Vào năm 1957, ông dành thời gian một năm để tu nghiệp tại Ấn Độ.
Sau 1975, ông trở về Thành phố Hồ Chí Minh, tiếp tục sáng tác và giúp đỡ cũng như hướng dẫn nhiều nghệ sĩ trẻ trên con đường nghệ thuật. Năm 1996, ông được nhận giải thưởng Hồ Chí Minh đợt I về văn học nghệ thuật.
Ông qua đời ngày 12 tháng 7 năm 2002 tại thành phố Hồ Chí Minh, hưởng thọ 83 tuổi. Gia đình ông đã mở nhà lưu niệm mang tên ông để tưởng nhớ tới ông.
Tác Phẩm Nổi Tiếng của Diệp Minh Châu
Với những tác phẩm tranh nghệ thuật của mình, ông dành một tình yêu lớn đối với vị lãnh tụ của dân tộc và phần lớn các tác phẩm của ông là về Người. Nhân kỷ niệm 2 năm Quốc khánh, tại hội chợ mừng Tết Độc lập lớn ở xã Thiện Hộ, chiến khu Đồng Tháp Mười, sau khi nghe Tuyên ngôn độc lập của Bác Hồ và bài hát Ca ngợi Chủ tịch Hồ Chí Minh (Lưu Hữu Phước) do các em hát, giữa không khí sum vầy, một cảm xúc mãnh liệt trào dâng trong tâm hồn Diệp Minh Châu.
Vì quá xúc động, ông đã dùng máu lấy ở cánh tay của mình để vẽ tranh chân dung Bác Hồ với 3 cháu nhỏ, đại diện cho thiếu nhi ba miền Bắc, Trung, Nam của đất nước và sau đó bức tranh máu này đã được dâng lên Chủ tịch Hồ Chí Chí Minh với bức thư “Kính gửi Cha của con”. Đây là bức tranh mang giá trị lớn và một biểu tượng đẹp cho đến tận bây giờ. Ngoài bức tranh Bác Hồ với ba cháu nhỏ miền Trung, Nam, Bắc, Diệp Minh Châu còn vẽ nhiều chân dung Bác Hồ khác trên lụa. Và đặc biệt hơn, Diệp Minh Châu có may mắn được sống cạnh Bác tại chiến khu Việt Bắc (1950 -1951), ông đã vẽ trên 30 bức với nhiều góc độ về diện mạo và tâm hồn của vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc.
b. Họa sĩ Phạm Công Hoàng
Từng học ở Trường đại học mỹ thuật TP.Hồ Chí Minh.
là một tên tuổi quen thuộc trong giới văn hóa - nghệ thuật tại Đồng Nai với vai trò giảng viên Khoa Điêu khắc - gốm Trường cao đẳng mỹ thuật trang trí Đồng Nai, Trưởng ban Mỹ thuật Hội Văn học nghệ thuật Đồng Nai.

Bằng tâm huyết cùng tinh thần học hỏi, sáng tạo trong từng tác phẩm, nhà điêu khắc, họa sĩ Phạm Công Hoàng là một trong những nghệ sĩ tạo hình nhận được nhiều giải thưởng trong số các nghệ sĩ tạo hình của Đồng Nai.
Bên cạnh những giải thưởng tại các triển lãm mỹ thuật cấp khu vực, tặng thưởng của Hội Mỹ thuật Việt Nam, giảng viên Khoa Điêu khắc - gốm Trường cao đẳng mỹ thuật trang trí Đồng Nai, Trưởng ban Mỹ thuật (Hội Văn học nghệ thuật Đồng Nai) họa sĩ Phạm Công Hoàng còn vinh dự là người 2 lần liên tiếp được xét chọn trao giải A thể loại mỹ thuật của Giải thưởng Văn học nghệ thuật Trịnh Hoài Đức (lần thứ 3 và 4).
































c. Họa sĩ Đoàn Minh Ngọc

Họa sĩ Đoàn Minh Ngọc sinh năm 1976 tại Quảng Ngãi là Giảng viên - Phụ trách Khoa Sư phạm Mỹ thuật tại Trường Đại học Mỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh, là Hội viên Hội Mỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh - Hội viên Hội Mỹ thuật Việt Nam.
Họa sĩ Đoàn Minh Ngọc tốt nghiệp Thạc sĩ Mỹ thuật tạo hình tại Trường Đại học Mỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh - Nghiên cứu sinh tại Pháp từ năm 2010 đến năm 2015.
Từ năm 2003 đến nay, họa sĩ Đoàn Minh Ngọc liên tục lao động sáng tạo nghệ thuật. Anh có 17 tác phẩm chủ yếu là tranh khắc gỗ đã đạt giải, nhiều bài tham luận hội thảo khoa học và những công trình nghiên cứu khoa học của anh đã được in trong các Tạp chí chuyên ngành trong và ngoài nước.
Họa sĩ ĐOÀN MINH NGỌC
Sinh ngày 07 tháng 12 năm 1976 tại Tịnh Khê, Quảng Ngãi.
Giảng viên Trường Đại học Mỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh.
Tiến sĩ Lý luận và Lịch sử Mỹ thuật. Hội viên Hội Mỹ thuật Việt Nam.
Hội viên Hội Mỹ thuật Tp.HCM.
Hội viên Hội VHNT tỉnh Đồng Nai.
Tham gia nhiều Triển lãm Mỹ thuật trong nước và quốc tế.

Giải thưởng:
2004: Giải Nhì - Triển lãm Mỹ thuật Đồng Nai.
2000-2005: Giải B - Giải thưởng Văn học-Nghệ thuật Trịnh Hoài Đức lần thứ II.
2015: Giải B - Triển lãm Mỹ thuật khu vực, Hội Mỹ thuật Việt Nam.
2015: Giải B - Triển lãm Mỹ thuật Sáng tác mới, Hội Mỹ thuật Tp.HCM.
2015: Giải Ba - Triển lãm Mỹ thuật Đồng Nai.
2016: Giải Khuyến khích - Triển lãm Mỹ thuật khu vực, Hội Mỹ thuật Việt Nam.
2016: Giải Ba - Triển lãm 30 năm Mỹ thuật Đông Nai (1986 -2016).
2016: Giải C - Triển lãm Mỹ thuật Sáng tác mới, Hội Mỹ thuật Tp.HCM.
2010-2015: Giải C - Giải thưởng Văn học-Nghệ thuật Trịnh Hoài Đức lần thứ IV.
2017: Giải Khuyến khích - Triển lãm Mỹ thuật khu vực, Hội Mỹ thuật Việt Nam.
2017: Giải B - Triển lãm Mỹ thuật Sáng tác mới, Hội Mỹ thuật Tp.HCM.
2018: Giải B - Triển lãm Mỹ thuật Sáng tác mới, Hội Mỹ thuật Tp.HCM.
2020: Giải C - Giải thưởng Văn học-Nghệ thuật Phạm Văn Đồng lần thứ I.
2021: Giải Nhì - Cuộc thi Sáng tác Văn học Nghệ thuật Đồng Nai.
2021: Giải Nhất - Cuộc thi Sáng tác Biểu trưng Chiến khu Đ.


Đảm đương công tác giảng dạy ở nhiều trường: cao đẳng mỹ thuật trang trí Đồng Nai, đại học Arena, đại học văn hóa TP.Hồ Chí Minh, đại học Văn Lang, đại học Hồng Bàng, nhưng họa sĩ Đoàn Minh Ngọc luôn miệt mài với những tác phẩm mỹ thuật: đồ họa, điêu khắc, đặc biệt là thể loại tranh khắc gỗ.

Phong cảnh thiên nhiên được họa sĩ Minh Ngọc thực hiện trên chất liệu gỗ mít trong 3 tuần, khắc họa vẻ đẹp của con đường mềm mại chạy giữa 2 hàng cây tươi tốt. Vẻ tĩnh lặng của phong cảnh thiên nhiên như “ấm” lên với đôi nam nữ dạo chơi phía cuối con đường. Minh Ngọc rất yêu phong cảnh, vẻ đẹp sinh động của phong cảnh dù là thiên tạo hay nhân tạo đều là mạch nguồn cảm xúc sáng tạo. Tác phẩm Phongcảnh Budapest khắc gỗ của họa sĩ từng giành giải nhì tại triển lãm 8 trại sáng tác và những sáng tác mới năm 2015 do Hội Mỹ thuật TP.Hồ Chí Minh tổ chức, được Hội Mỹ thuật Việt Nam đưa vào bộ sưu tập mỹ thuật nhân triển lãm mỹ thuật toàn quốc vừa diễn ra tại thủ đô Hà Nội. Mới đây nhất, họa sĩ lại giành giải ba cuộc thi mỹ thuật toàn tỉnh chủ đề “Sắc màu quê hương” với tranh khắc gỗ Trấn Biên - ký ức xanh chạm khắc tinh tế nổi bật một Trấn Biên xanh tươi trù phú in bóng hồ nước, con thuyền, những trụ đèn duyên dáng dưới tán cây với vẻ đẹp vừa cổ điển vừa hiện đại.
Minh Ngọc đã có tranh triển lãm tại Paris (Pháp), được đồng nghiệp người Pháp đánh giá là họa sĩ Việt Nam tiêu biểu với lối tư duy, cách biểu đạt ý tưởng rất Việt Nam. Họa sĩ luôn tận dụng mọi cơ hội chiêm ngưỡng, quan sát thiên nhiên, quan sát đời sống con người để làm giàu kiến thức, bổ sung dữ liệu, lấy cảm hứng tươi mới cho sáng tác. Nhờ vậy tác phẩm của Minh Ngọc luôn mang đến cho người ta cảm xúc ấm áp, thân thuộc bởi sự giao hòa giữa thiên nhiên và con người.




d. Họa sĩ Mai Văn Nhơn
Được thừa hưởng “máu nghệ sĩ” từ cha và các anh, nên anh bắt đầu cầm cọ từ khi còn rất trẻ. Thân phụ chính là người thầy đầu tiên hướng dẫn, dìu dắt anh đến với thủy mặc, thư pháp và sơn dầu… Rồi anh tự tìm tòi, học hỏi và trải nghiệm, thể hiện tài năng bằng việc vẽ những bức pano lớn cho rạp chiếu bóng trong thành phố. Không lâu sau, anh làm việc như một nghệ sĩ tự do, vẽ minh họa cho các tạp chí, sáng tạo kiểu dáng công nghiệp, sáng tác tranh sơn dầu...
Người Đồng Nai, công chúng yêu nghệ thuật tỉnh nhà biết đến Mai Văn Nhơn qua những bức tranh sơn dầu tại các triển lãm trong tỉnh và khu vực nhiều năm trước: Bà ngoại cù lao, Bên bếp lửa, Kiều... Anh từng đạt giải Khuyến khích Triển lãm Mỹ thuật Khu vực miền Đông Nam bộ (1998), Giải Nhất Triển lãm Mỹ thuật Hào khí Đồng Nai - ngàn năm Thăng Long Hà Nội (2011). Năm 2017, với bộ tranh sơn dầu “Những người bạn mới”, một lần nữa Mai Văn Nhơn được vinh danh tại Lễ trao giải Cuộc thi VHNT “Chào mừng Đồng Nai 30 năm đổi mới”. Dù hiện lên ở không gian nào, người xem đều dễ dàng tìm thấy trong tranh Mai Văn Nhơn phong cách thể hiện con người đầy chân thực qua những chi tiết, đường nét, hình khối mang đầy cảm xúc: khi thì mềm mại, yêu kiều, mong manh, gợi cảm (Kiều); lúc lại ngây thơ, trong sáng, hoang dại, hồn nhiên (Em bé Châu Ro). Những mảng màu tương phản, nét vẽ uyển chuyển mà sắc sảo, tạo nên hình tượng nhân vật sống động và chân thật. Xem tranh của Mai Văn Nhơn, ta có cảm giác, con người đời thường, bằng xương bằng thịt tự mình bước vào khung vải vẽ. Dù nhân vật là con người tả thực hay mang tính ước lệ, tượng trưng, đều được Mai Văn Nhơn gửi gắm một tình cảm đặc biệt, yêu thương nặng trĩu. Có lẽ, những tác phẩm nổi bật nhất của Mai Văn Nhơn là những bức chân dung công phu với nhiều chi tiết cảm động, mang đậm cảm xúc. Vốn tri thức của một nhà quản lý khiến Mai Văn Nhơn có một nhãn quan đặc biệt trong những tác phẩm nghệ thuật. Hiện thực của đời sống công nghiệp được anh nắm bắt trong suốt quá trình công tác đã không uổng phí. Cái hay của Mai Văn Nhơn là ông đã làm phôi pha bớt những “tạp chất”, chắt lọc và giữ lại những điều đáng kể về tình hữu nghị, về sự hợp tác đầu tư cho sự phát triển nền kinh tế. Đó là cái nhìn đầy thân thiện trong bộ tranh “Những người bạn mới” của anh.
Mai Văn Nhơn hiện là Phó Ban quản lý các khu công nghiệp Đồng Nai. Cái đầu lạnh của nhà quản lý và trái tim nóng của người nghệ sĩ trong anh luôn tồn tại song song, không tương khắc mà bổ trợ cho nhau. Mọi áp lực công việc đặt ra đối với người lãnh đạo, được Mai Văn Nhơn khéo léo chuyển biến thành chất xúc tác để con người nghệ sĩ vẫn đang ngự trị trong anh được sáng tạo, thăng hoa. Bỏ lại những căng thẳng, áp lực nơi công sở, anh say sưa đắm mình trong những mảnh ghép, những lát cắt cảm xúc, nhằm thỏa mãn đam mê của chính mình. Mỗi bức tranh được tạo nên bởi sự tỉ mỉ chắp ghép, lựa chọn màu sắc thật tinh tế và công phu.
“Bộ sưu tập tranh ghép gốm sứ chân dung Lãnh đạo các nền kinh tế APEC 2017” gồm 21 tấm (45cm x 60cm) do nhóm của Họa sĩ Mai Văn Nhơn thực hiện được chọn làm quà tặng đặc biệt của Thủ tướng Chính phủ dành tặng cho các vị quốc khách, là kết quả của nhiều năm anh tìm tòi nghiên cứu, thực nghiệm nung men gốm ở nhiệt độ cao (1200oC). Đến nay, anh đã sở hữu bộ màu men rất đa dạng, phong phú đến hàng ngàn mẫu. Những tác phẩm gốm đều được sử dụng từ men cao độ của dòng gốm Biên Hòa. Phân đoạn tỉnh Đồng Nai trong Con đường gốm sứ dài 50m, cao bình quân 2.5m dọc bờ đê sông Hồng, cũng được Mai Văn Nhơn và các cộng sự tạo nên từ những mảnh ghép gốm sứ đa sắc màu của vùng đất Đồng Nai. Nó không giống bất cứ đoạn nào khác trên con đường chung, cả về thiết kế và chất liệu.
Từ những vật liệu thô cứng, nhóm nghệ sĩ do họa sỹ Mai Văn Nhơn đứng đầu đã mang tới những bức chân dung vô cùng ấn tượng của Lãnh đạo các nền kinh tế APEC. Không chỉ giới thiệu vẻ đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam, sự khéo léo, mến khách của con người Việt Nam tới bạn bè quốc tế, những bức tranh ghép gốm của Mai Văn Nhơn còn giúp tôn vinh những tinh hoa nghệ thuật gốm, sứ quê hương Đồng Nai.
1710002579378.png

THẦY CÔ TẢI NHÉ!
 

DOWNLOAD FILE

  • YOPO.VN--GDĐP 8 -PHÂN MÔN MĨ THUẬT 8.docx
    1.1 MB · Lượt xem: 1
CHỦ ĐỀ LIÊN QUAN
CHỦ ĐỀ MỚI NHẤT
Nếu bạn cảm thấy nội dung chủ đề bổ ích , Hãy LIKE hoặc bình luận để chủ đề được sôi nổi hơn
  • Từ khóa
    dạy giáo dục địa phương lớp 6 file giáo dục địa phương lớp 6 file sách giáo dục địa phương lớp 6 giao duc dia phuong o tieu hoc giáo dục địa phương giáo dục địa phương 6 giáo dục địa phương 6 bài 1 giáo dục địa phương 6 cánh diều giáo dục địa phương 6 chân trời sáng tạo giáo dục địa phương 6 chủ đề 3 giáo dục địa phương 6 chủ đề 4 giáo dục địa phương 6 kết nối tri thức giáo dục địa phương an giang giáo dục địa phương an giang lớp 6 giáo dục địa phương bắc giang giáo dục địa phương bắc giang lớp 6 giáo dục địa phương bạc liêu giáo dục địa phương bắc ninh giáo dục địa phương bình dương lớp 6 giáo dục địa phương bình phước giáo dục địa phương bình định giáo dục địa phương cà mau giáo dục địa phương cấp tiểu học giáo dục địa phương cho học sinh giáo dục địa phương gia lai lớp 8 giáo dục địa phương hà nam giáo dục địa phương hà nội giáo dục địa phương hà tĩnh giáo dục địa phương hà tỉnh lớp 6 giáo dục địa phương hải phòng giáo dục địa phương hưng yên giáo dục địa phương hưng yên lớp 6 giáo dục địa phương là gì giáo dục địa phương là môn gì giáo dục địa phương là sách gì giáo dục địa phương lớp 1 giáo dục địa phương lớp 1 đà nẵng giáo dục địa phương lớp 12 giáo dục địa phương lớp 2 giáo dục địa phương lớp 2 đà nẵng giáo dục địa phương lớp 3 giáo dục địa phương lớp 6 bắc kạn giáo dục địa phương lớp 6 bài 1 giáo dục địa phương lớp 6 binh dinh giáo dục địa phương lớp 6 chân trời sáng tạo giáo dục địa phương lớp 6 chủ đề 1 giáo dục địa phương lớp 6 hà nội giáo dục địa phương lớp 6 kết nối tri thức giáo dục địa phương lớp 6 khánh hòa giáo dục địa phương lớp 6 kì 2 giáo dục địa phương lớp 6 kiên giang giáo dục địa phương lớp 6 kon tum giáo dục địa phương lớp 6 mới giáo dục địa phương lớp 6 pdf giáo dục địa phương lớp 6 phú thọ giáo dục địa phương lớp 6 quảng bình giáo dục địa phương lớp 6 quảng nam giáo dục địa phương lớp 6 quảng ngãi giáo dục địa phương lớp 8 giáo dục địa phương môn âm nhạc thcs giáo dục địa phương môn gdcd giáo dục địa phương môn mĩ thuật giáo dục địa phương môn văn giáo dục địa phương môn đạo đức giáo dục địa phương nam định giáo dục địa phương nghệ an lớp 6 giáo dục địa phương ngữ văn 7 giáo dục địa phương ngữ văn lớp 6 giáo dục địa phương phú thọ giáo dục địa phương quảng nam giáo dục địa phương sóc trăng giáo dục địa phương sơn la giáo dục địa phương thái bình giáo dục địa phương thái nguyên giáo dục địa phương thành phố hồ chí minh giao duc dia phuong lop 6 giáo dục địa phương tiền giang giáo dục địa phương tiếng anh là gì giáo dục địa phương tỉnh bà rịa vũng tàu giáo dục địa phương tỉnh bắc giang lớp 6 giáo dục địa phương tỉnh bình định lớp 6 giáo dục địa phương tỉnh hải dương lớp 6 giáo dục địa phương tỉnh nghệ an lớp 6 giáo dục địa phương tỉnh ninh bình lớp 6 giáo dục địa phương tỉnh quảng trị giáo dục địa phương tuyên quang giáo dục địa phương vĩnh phúc giáo dục địa phương đồng nai nội dung giáo dục địa phương nội dung giáo dục địa phương ở tiểu học olm.vn lớp 6 giáo dục địa phương ppct giáo dục địa phương lớp 6 sách giáo dục địa phương 6 chân trời sáng tạo sách giáo dục địa phương gia lai lớp 6 sách giáo dục địa phương lớp 6 online sách giáo dục địa phương online sách giáo dục địa phương quảng ngãi tài liệu giáo dục địa phương cấp tiểu học tóm tắt giáo dục địa phương 6 filetype pdf xa hoi hoa giao duc o dia phuong
  • HỖ TRỢ ĐĂNG KÝ VIP

    Liên hệ ZALO để được tư vấn, hỗ trợ: ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN VIP
    ZALO:0979702422

    BÀI VIẾT MỚI

    Thống kê

    Chủ đề
    36,401
    Bài viết
    37,870
    Thành viên
    141,034
    Thành viên mới nhất
    tinhhoang89

    BQT trực tuyến

    • Yopovn
      Ban quản trị Team YOPO

    Thành viên Online

    Top