Chào mừng!

ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN MỚI TẢI ĐƯỢC TÀI LIỆU! Đăng ký ngay!

KHÁCH VÀ THÀNH VIÊN CÓ THỂ TẢI MIỄN PHÍ HƯỚNG DẪN ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN VÀ TẢI » THƯ MỤC MIỄN PHÍYOPOVN
ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP » ĐĂNG KÝ NGAYĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP

Yopovn

Ban quản trị Team YOPO
Thành viên BQT
Tham gia
28/1/21
Bài viết
82,374
Điểm
113
tác giả
Giáo án giáo dục địa phương đồng nai lớp 7 HỌC KÌ 1 BỘ MỚI, CHƯƠNG TRÌNH MỚI 2023 - 2024 được soạn dưới dạng file word gồm 50 trang. Các bạn xem và tải giáo án giáo dục địa phương đồng nai lớp 7 về ở dưới.
CHỦ ĐỀ 1: CA DAO, TỤC NGỮ ĐỒNG NAI
(Thời gian thực hiện: 7 tiết)
DẠY TỪ NGÀY 5/9/2023 ĐẾN NGÀY 17/10/2023


* Yêu cầu cần đạt:
- Nhận biết một số nét đặc trưng của ca dao, tục ngữ Đồng Nai.
- Nhận biết được một số yếu tố nội dung (đề tài, chủ đề…) và hình thức (số lượng câu, tiếng, vần, nhịp…) của một số văn bản ca dao, tục ngữ.
- Nhận biết được tình cảm, cảm xúc của người viết, thông điệp mà văn bản muốn gửi gắm.
- Nhận xét được một số yếu tố của ca dao, tục ngữ thể hiện qua từ ngữ, hình ảnh, vần, nhịp, biện pháp tu từ.
- Nhận diện được từ ngữ địa phương.
- Thuộc được một số bài ca dao, tục ngữ địa phương.
- Viết được bài văn cảm nhận về một bài ca dao.




KHÁI QUÁT VỀ CA DAO, TỤC NGỮ ĐỒNG NAI


I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Về năng lực:

-
Nhận biết một số nét đặc trưng của ca dao, tục ngữ Đồng Nai.

- Nhận biết được một số yếu tố nội dung (đề tài, chủ đề…) và hình thức (số lượng câu, tiếng, vần, nhịp…) của một số văn bản ca dao, tục ngữ.

2. Về phẩm chất:

- Yêu nước: Bồi dưỡng tình yêu mến và tự hào về văn học (ca dao, tục ngữ) địa phương.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

- Tài liệu giáo dục địa phương tỉnh Đồng Nai lớp 7, tư liệu về khái niệm ca dao, tục ngữ Việt Nam, laptop, bài giảng điện tử, remote, phiếu học tập,…

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

Hoạt động 1: Khởi động

a. Mục tiêu:
Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình.

b. Nội dung:

1. Đọc một số câu ca dao hoặc tục ngữ mà em biết.

2. Trình bày một bài ca dao, dân ca Đồng Nai mà em biết. Nêu cảm nhận của em về bài ca dao, dân ca đó.

c. Sản phẩm:

- Nhà Bè nước chảy chia hai

Ai về Gia Định, Đồng Nai thì về.

- Đồng Nai xứ sở lạ lùng

Dưới sông sấu lội, trên rừng cọp um.

- Đồng Nai nước ngọt gió hiền

Biên Hùng muôn thuở đây miền an vui.

- Đồng Nai gạo trắng nước trong

Ai đi đến đó thời không muốn về.

.......​

d. Tổ chức thực hiện:

-
Gv tổ chức trò chơi: “Sứ giả văn học Đồng Nai”, chia lớp thành 2 nhóm thi đọc những bài ca dao, tục ngữ về Đồng Nai mà em biết. Sau đó, lựa chọn trình bày ngắn gọn cảm nghĩ (khoảng 3 câu) về bài ca dao, tục ngữ mà em tâm đắc.

- Thực hiện nhiệm vụ học tập: Sưu tầm ca dao, tục ngữ ĐN và HS suy nghĩ về câu hỏi chia sẻ những suy nghĩ cảm xúc của bản thân.

- Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập: Học sinh trình bày ý kiến của mình. Các học sinh khác bổ sung, nhận xét.

- Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập. GV nhận xét ý kiến của học sinh.

- Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới: Thể loại ca dao, tục ngữ Đồng Nai khá phong phú, để biết rõ hơn về thể loại này, tiết học hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu bài học: Khái quát về ca dao, tục ngữ Đồng Nai.

Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới

* Nhiệm vụ 1:
Đặc trưng của ca dao, tục ngữ Đồng Nai.

a. Mục tiêu:
Nhận biết một số nét đặc trưng của ca dao, tục ngữ Đồng Nai.

b. Nội dung: HS thảo luận cặp đôi trả lời các câu hỏi của giáo viên yêu cầu:

1. Em hiểu thế nào là ca dao, tục ngữ?

2. Ca dao, tục ngữ quê hương Đồng Nai được ra đời từ đâu? Thể hiện những cảm xúc, tình cảm gì của con người?

3. Sắp xếp những câu ca dao, tục ngữ vừa tìm được ở hoạt động 1 theo từng thể loại.

c. Sản phẩm dự kiến:

1.


- Ca dao: lời thơ của dân ca và những bài thơ dân gian mang phong cách nghệ thuật chung với lời thơ của dân ca.

- Tục ngữ: là những câu thơ ngắn gọn, có nhịp điệu, vần điệu do chính nhân dân lao động sáng tác và lưu truyền nhằm đúc kết kinh nghiệm, tri thức của họ.

2. Vào thế kỷ XVII, vùng đất Đồng Nai tiếp nhận những làn sóng di dân lớn từ Thuận - Quảng vào. Khi đặt chân đến vùng đất mới, cư dân mang theo nỗi niềm của người xa xứ cùng những cảm xúc về vùng đất Đồng Nai. Ca dao Đồng Nai từ lâu đã là tiếng nói của con người Đồng Nai, thể hiện tình yêu thiên nhiên tươi đẹp, nói lên đời sống lao động gặp nhiều khó khăn, tính cách hào sảng, nghĩa hiệp của người dân nơi đây và tinh thần chiến đấu anh dũng trong cuộc kháng chiến chống Pháp. Đó cũng chính là những giá trị không bao giờ phai của ca dao Đồng Nai. Tục ngữ, ca dao Đồng Nai đúc kết kinh nghiệm sống về vùng đất mới và những tâm trạng, tình cảm của người Đồng Nai.

3. HS suy nghĩ lựa chọn tương ứng với mỗi thể loại.

d. Tổ chức thực hiện:

- Gv đặt câu hỏi yêu câu HS thảo luận cặp đôi (4’).

- HS thực hiện nhiệm vụ học tập.

- Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập: Học sinh trình bày ý kiến của mình. Các học sinh khác bổ sung, nhận xét.

- Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập. GV nhận xét ý kiến của học sinh.

* Nhiệm vụ 2: Một số yếu tố nội dung và hình thức văn bản ca dao, tục ngữ.

a. Mục tiêu:
Nhận biết được một số yếu tố nội dung (đề tài, chủ đề…) và hình thức (số lượng câu, tiếng, vần, nhịp…) của một số văn bản ca dao, tục ngữ.

b. Nội dung: HS suy nghĩ cá nhân trả lời các câu hỏi của giáo viên yêu cầu: Em hãy trình bày những hiểu biết của bản thân về nội dung và hình thức ca dao, tục ngữ Đồng Nai.

c. Sản phẩm dự kiến: Các câu trả lời bằng ngôn ngữ nói của HS.

Thể loại
Nội dung
Hình thức
Ca dao- Là những mảng trình bày tâm tư, tình cảm, số phận của người Đồng Nai trên vùng đất mới.
- Một số đề tài, chủ đề: văn hóa, tín ngưỡng người Đồng Nai (trong ca dao thường xuất hiện khá nhiều hình ảnh đình, chùa, miếu, rồng, phụng, hủ rượu, mâm trầu,…); nông nghiệp (trái cây trong ca dao có lúa gạo, cam, bưởi, sầu riêng, xoài, mít, cây mai, lá sen,...)
- Ca dao Đồng Nai thường ngắn, vần điệu ít nghiêm ngặt, hay phá cách lục bát, ít chải chuốt ngôn từ, lời ca bộc lộ chân tình, lòng thật thà, rộng mở,…Ca dao Đồng Nai thường sử dụng khá nhiều hình ảnh sản vật địa phương để mời gọi, thể hiện tình cảm, tâm hồn con người.
Tục ngữBao gồm nhiều vấn đề thường thức trong cuộc sống như: cách ăn mặc, ứng xử, tâm hồn; kinh nghiệm tâm lí người đời, phong tục, thời tiết, sản xuất, cưới hỏi, quan hệ,…Hình thức thường tập trung khai thác vần, đối trong tục ngữ. Sử dụng cách nói chân phương, từ địa phương.
d. Tổ chức thực hiện:

- Gv đặt câu hỏi yêu cầu HS thảo luận nhóm (8-9HS).

- HS thực hiện nhiệm vụ học tập.

- Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập: Mỗi nhóm cử đại diện một thành viên thuyết trình trước lớp . Các nhóm khác bổ sung, nhận xét.

- Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập. GV nhận xét ý kiến của học sinh.

Hoạt động 3: Luyện tập

a. Mục tiêu:
Củng cố nội dung bài học.

b. Nội dung: HS suy nghĩ cá nhân trả lời các câu hỏi theo hình thức trắc nghiệm.

Câu 1. Ca dao là:

a. lời thơ của dân ca và những bài thơ dân gian mang phong cách nghệ thuật chung với lời thơ của dân ca.


b. thuộc thể thơ lục bát, mang phong cách nghệ thuật chung với lời thơ của dân ca.

c. những câu hát dân ca thể hiện tình cảm của tác giả dân gian với con người, thiên nhiên,…

d. là những bài thơ dân gian mang phong cách nghệ thuật chung với lời thơ của dân ca, được viết theo thể thơ lục bát.

Câu 2. Điền từ còn thiếu: Tục ngữ là những câu thơ ………., có nhịp điệu, vần điệu do chính nhân dân lao động sáng tác và lưu truyền nhằm ……………. của họ.

a. lục bát, biểu lộ tình cảm b. lục bát, đúc kết kinh nghiệm và tri thức

c. ngắn ngọn, biểu lộ tình cảm d. ngắn gọn, đúc kết kinh nghiệm và tri thức

Câu 3. Nghệ thuật của ca dao:


a. Cô đọng, vần điệu nghiêm ngặt, ngôn từ trau chuốt, uyển chuyển, sử dụng đa dạng nhiều biện pháp tu từ.

b. Ngắn gọn, vần điệu ít nghiêm ngặt, ngôn từ trau chuốt, uyển chuyển, sử dụng đa dạng nhiều biện pháp tu từ.

c. Ngắn gọn, vần điệu ít nghiêm ngặt, hay phá cách lục bát, ít chải chuốt ngôn từ, lời thơ mộc mạc, chân thành.

d. Cô đọng, ngôn từ trau chuốt, uyển chuyển, sử dụng đa dạng nhiều biện pháp tu từ; lời thơ mộc mạc, chân thành.

Câu 4. Hình thức của tục ngữ:

a.
Cách nói ngắn gọn, chân phương, bố cục sắp xếp đối xứng các vế câu (thanh, từ, ý).

b. Khúc chiết, thể hiện những kinh nghiệm của nhân dân về thời tiết, lao động sản xuất,…

c. Ngắn gọn, vần điệu ít nghiêm ngặt, ngôn từ uyển chuyển, sử dụng đa dạng nhiều biện pháp tu từ.

d. Cô đọng, ngôn từ uyển chuyển, sử dụng đa dạng nhiều biện pháp tu từ; lời thơ mộc mạc, chân thành.

Câu 5. Ca dao Đồng Nai ít xuất hiện:

a. Những bài ca dao về tình cảm gia đình.

b. Những bài ca dao về tình yêu làng quê, xứ sở.

c. Những bài ca dao giới thiệu đặc sản vùng Đồng Nai.

d. Những bài ca dao than thân.

c. Sản phẩm:
Câu trả lời bằng ngôn ngữ nói của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

B1: Giao nhiệm vụ học tập:
GV cho HS chơi trò chơi bằng cách trả lời các câu hỏi trắc nghiệm.

B2: Thực hiện nhiệm vụ học tập: HS suy nghĩ đề trả lời câu hỏi

B3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập: HS trả lời câu hỏi

B4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập. GV nhận xét ý kiến của học sinh.

Hoạt động 4: Vận dụng

a. Mục tiêu:
Củng cố kiến thức, biết ứng dụng sơ đồ tư duy trong việc tóm tắt nội dung bài học.

b. Nội dung: Vẽ sơ đồ tư duy khái quát ca dao tục ngữ Đồng Nai

c. Sản phẩm: Sản phẩm của HS sau khi đã được chỉnh sửa (nếu cần).

d. Tổ chức thực hiện:

B1: Chuyển giao nhiệm vụ:
Vẽ sơ đồ tư duy khái quát ca dao tục ngữ Đồng Nai

B2: Thực hiện nhiệm vụ:

GV hướng dẫn HS xác định nhiệm vụ.

HS đọc, xác định yêu cầu của bài tập, suy nghĩ và hệ thống lại kiến thức bài học

B3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:

- Một hs báo cáo kết quả học tập

B4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập: Nhận xét, đánh giá sản phẩm của học sinh.

1697129848918.png



THẦY CÔ TẢI NHÉ!
 

DOWNLOAD FILE

  • YOPO.VN--GDĐP 7 HK 1.docx
    2.8 MB · Lượt xem: 0
Nếu bạn cảm thấy nội dung chủ đề bổ ích , Hãy LIKE hoặc bình luận để chủ đề được sôi nổi hơn
  • Từ khóa
    dạy giáo dục địa phương lớp 6 file giáo dục địa phương lớp 6 file sách giáo dục địa phương lớp 6 giao duc dia phuong o tieu hoc giáo dục địa phương giáo dục địa phương 6 giáo dục địa phương 6 bài 1 giáo dục địa phương 6 cánh diều giáo dục địa phương 6 chân trời sáng tạo giáo dục địa phương 6 chủ đề 3 giáo dục địa phương 6 chủ đề 4 giáo dục địa phương 6 kết nối tri thức giáo dục địa phương an giang giáo dục địa phương an giang lớp 6 giáo dục địa phương bắc giang giáo dục địa phương bắc giang lớp 6 giáo dục địa phương bạc liêu giáo dục địa phương bắc ninh giáo dục địa phương bình dương lớp 6 giáo dục địa phương bình phước giáo dục địa phương bình định giáo dục địa phương cà mau giáo dục địa phương cấp tiểu học giáo dục địa phương cho học sinh giáo dục địa phương gia lai lớp 8 giáo dục địa phương hà nam giáo dục địa phương hà nội giáo dục địa phương hà tĩnh giáo dục địa phương hà tỉnh lớp 6 giáo dục địa phương hải phòng giáo dục địa phương hưng yên giáo dục địa phương hưng yên lớp 6 giáo dục địa phương là gì giáo dục địa phương là môn gì giáo dục địa phương là sách gì giáo dục địa phương lớp 1 giáo dục địa phương lớp 1 đà nẵng giáo dục địa phương lớp 12 giáo dục địa phương lớp 2 giáo dục địa phương lớp 2 đà nẵng giáo dục địa phương lớp 3 giáo dục địa phương lớp 6 bắc kạn giáo dục địa phương lớp 6 bài 1 giáo dục địa phương lớp 6 binh dinh giáo dục địa phương lớp 6 chân trời sáng tạo giáo dục địa phương lớp 6 chủ đề 1 giáo dục địa phương lớp 6 hà nội giáo dục địa phương lớp 6 kết nối tri thức giáo dục địa phương lớp 6 khánh hòa giáo dục địa phương lớp 6 kì 2 giáo dục địa phương lớp 6 kiên giang giáo dục địa phương lớp 6 kon tum giáo dục địa phương lớp 6 mới giáo dục địa phương lớp 6 pdf giáo dục địa phương lớp 6 phú thọ giáo dục địa phương lớp 6 quảng bình giáo dục địa phương lớp 6 quảng nam giáo dục địa phương lớp 6 quảng ngãi giáo dục địa phương lớp 8 giáo dục địa phương môn âm nhạc thcs giáo dục địa phương môn gdcd giáo dục địa phương môn mĩ thuật giáo dục địa phương môn văn giáo dục địa phương môn đạo đức giáo dục địa phương nam định giáo dục địa phương nghệ an lớp 6 giáo dục địa phương ngữ văn 7 giáo dục địa phương ngữ văn lớp 6 giáo dục địa phương phú thọ giáo dục địa phương quảng nam giáo dục địa phương sóc trăng giáo dục địa phương sơn la giáo dục địa phương thái bình giáo dục địa phương thái nguyên giáo dục địa phương thành phố hồ chí minh giao duc dia phuong lop 6 giáo dục địa phương tiền giang giáo dục địa phương tiếng anh là gì giáo dục địa phương tỉnh bà rịa vũng tàu giáo dục địa phương tỉnh bắc giang lớp 6 giáo dục địa phương tỉnh bình định lớp 6 giáo dục địa phương tỉnh hải dương lớp 6 giáo dục địa phương tỉnh nghệ an lớp 6 giáo dục địa phương tỉnh ninh bình lớp 6 giáo dục địa phương tỉnh quảng trị giáo dục địa phương tuyên quang giáo dục địa phương vĩnh phúc giáo dục địa phương đồng nai nội dung giáo dục địa phương nội dung giáo dục địa phương ở tiểu học olm.vn lớp 6 giáo dục địa phương ppct giáo dục địa phương lớp 6 sách giáo dục địa phương 6 chân trời sáng tạo sách giáo dục địa phương gia lai lớp 6 sách giáo dục địa phương lớp 6 online sách giáo dục địa phương online sách giáo dục địa phương quảng ngãi tài liệu giáo dục địa phương cấp tiểu học tóm tắt giáo dục địa phương 6 filetype pdf xa hoi hoa giao duc o dia phuong
  • HỖ TRỢ ĐĂNG KÝ VIP

    Liên hệ ZALO để được tư vấn, hỗ trợ: ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN VIP
    ZALO:0979702422

    BÀI VIẾT MỚI

    Thống kê

    Chủ đề
    36,362
    Bài viết
    37,831
    Thành viên
    140,744
    Thành viên mới nhất
    hươngly889

    Thành viên Online

    Top