Chào mừng!

ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN MỚI TẢI ĐƯỢC TÀI LIỆU! Đăng ký ngay!

KHÁCH VÀ THÀNH VIÊN CÓ THỂ TẢI MIỄN PHÍ HƯỚNG DẪN ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN VÀ TẢI » THƯ MỤC MIỄN PHÍYOPOVN
ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP » ĐĂNG KÝ NGAYĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP

Yopovn

Ban quản trị Team YOPO
Thành viên BQT
Tham gia
28/1/21
Bài viết
82,374
Điểm
113
tác giả
Giáo án giáo dục địa phương lớp 7 tỉnh Phú Thọ THEO CHỦ ĐỀ CẢ NĂM được soạn dưới dạng file word gồm CÁC FILE trang. Các bạn xem và tải giáo án giáo dục địa phương lớp 7 tỉnh phú thọ về ở dưới.
Trường THCS Bảo Thanh Họ và tên giáo viên
Tổ KHXH Vũ Thị Thu
Ngày soạn: 30/9/2022
Tên bài dạy: Tiết 1, 2, 3, 4, 5
CHỦ ĐỀ 1: PHÚ THỌ TỪ ĐẦU THẾ KI X
ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XVI

Môn học: Nội dung GD của địa phương; lớp 7
Thời gian thực hiện: 5 tiết
I. Mục tiêu

1. Kiến thức


- Giới thiệu được những nét chính về tình hình kinh tế, chính trị, văn hoá,... ở Phú Thọ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI;

- Nêu được nét chính về các cuộc đấu tranh chống ngoại xâm của nhân dân Phú Thọ từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI;

2. Năng lực

* Năng lực chung

- Năng lực tự chủ và tự học: Biết chủ động, tích cực thực hiện nhiệm vụ.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết sử dụng ngôn ngữ để trình bày, thảo luận, biết lắng nghe và phản hồi tích cực.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết đề xuất được giải pháp để giải quyết vấn đề.

* Năng lực đặc thù

- Năng lực tìm hiểu lịch sử: Biết được những nét chính về tình hình kinh tế, chính trị, văn hoá, các cuộc đấu tranh chống ngoại xâm... ở Phú Thọ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI.

3. Phẩm chất

- Yêu nước: Tự hào về truyền thống lịch sử quê hương, có ý thức bảo vệ các di sản văn hoá.

II. Thiết bị dạy học và học liệu

1. Giáo viên:
Hình 1 đến hình 9 (Máy chiếu)

2. Học sinh: SGK, đọc trước bài.

III. Tiến trình dạy học

Tiết PPCT
Lớp
Ngày dạy
Sĩ số
1​
7 A​
2​
7 A​
3​
7 A​
4​
7 A​
5​
7 A​
1​
7 B​
2​
7 B​
3​
7 B​
4​
7 B​
5​
7 B​


1. Hoạt động 1: Mở đầu

a. Mục tiêu

-
Giúp học sinh nắm được các nội dung cơ bản bước đầu của bài học cần đạt được, đưa học sinh vào tìm hiểu nội dung bài học, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.

b. Tổ chức thực hiện

* Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ


- GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân trả lời câu hỏi:

+ Từ một vùng đất là trung tâm của quốc gia Văn Lang – Âu Lạc, trải qua những bước thăng trầm của hàng nghìn năm Bắc thuộc, vùng đất Phú Thọ thời kì phong kiến độc lập tự chủ (từ thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI) đã có những, thay đổi và phát triển ra sao? Trong dòng chảy chung của lịch sử dân tộc thời kì này, nhân dân Phú Thọ đã để lại những dấu ấn gì?

* Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh dựa vào kiến thức đã học trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, kịp thời phát hiện khó khăn của học sinh.

* Bước 3. Báo cáo, thảo luận

- Các nhóm báo cáo kết quả trước lớp.

- GV gọi các học sinh khác nhận xét, bổ sung.

* Bước 4. Kết luận, nhận định

- GV dựa vào câu trả lời của Hs dẫn dắt vào bài.

2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới

2.1. Tình hình Phú Thọ từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI

a. Mục tiêu


- Học sinh biết được sự thay đổi về hành chính, tình hình kinh tế, tình hình văn hoá, giáo dục của Phú Thọ từ thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI

b. Tổ chức thực hiện

Hoạt động của GV và HS
Dự kiến sản phẩm
* Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ
- GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân, theo dõi mục 1 SGK trang 5; hình 1, 2, SGK chương trình địa phương 7 tỉnh Phú Thọ trang 5, 6 và trả lời câu hỏi:
Câu 1. Dựa vào sơ đồ hình 1, em hãy cho biết từ thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI, địa bàn tỉnh Phú Thọ thuộc đơn vị hành chính nào của các triều đại phong kiến?

Hình 1. Sự thay đổi trong quản lí hành chính đối với vùng đất Phú Thọ từ thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI
Câu 2. Quan sát sơ đồ hình 2, em hãy nhận xét về sự phân cấp hành chính ở Phú Thọ dưới các triều đại phong kiến Lý – Trần – Lê (có thể so sánh với hiện tại)?

Hình 2. Sơ đồ phân cấp hành chính tỉnh Phú Thọ từ thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI (liên hệ với ngày nay)
* Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh tìm hiểu sgk trả lời câu hỏi.
- GV quan sát, kịp thời phát hiện khó khăn của học sinh.
* Bước 3. Báo cáo, thảo luận
- Gv gọi HS báo cáo kết quả trước lớp.
- GV gọi các học sinh khác nhận xét, bổ sung.
* Bước 4. Kết luận, nhận định
- GV nhận xét kết quả hoạt động của học sinh:
- GV kết luận .
1. Tình hình Phú Thọ từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI
a. Sự thay đổi về hành chính
- Thời loạn 12 sứ quân:
Là địa bàn chiếm đóng của 12 sứ quân Kiều Công Hãn và Kiều Thuận (với các căn cứ Hồi Hồ và Phong Châu)
- Thời Lý: Thuộc châu Chân Đăng.
-Thời Trần: Thuộc phủ Tam Giang.
- Thời Lê: Thuộc đạo Sơn Tây và đạo Hưng Hóa
* Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ
- GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân, theo dõi mục 1b SGK và các hình 3, 4 SGK trang 6, 7 và trả lời câu hỏi:
Câu 1. Nêu những nét chính về tình hình kinh tế ở Phú Thọ từ thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI.?









Câu 2.
Hãy lựa chọn và giới thiệu về một sản vật/nghề thủ công mà hiện nay còn phổ biến ở nơi em sinh sống (huyện/xã) hay sản vật/nghề thủ công của Phú Thọ mà em ấn tượng nhất?

Hình 3.
Bưởi Đoan Hùng

Hình 4. Hồng Hạc Trì
* Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh tìm hiểu sgk, suy nghĩ trả lời câu hỏi.
- GV quan sát, kịp thời phát hiện khó khăn của học sinh.
* Bước 3. Báo cáo, thảo luận
- Gv gọi HS báo cáo kết quả trước lớp.
- GV gọi các học sinh khác nhận xét, bổ sung.
* Bước 4. Kết luận, nhận định
- GV nhận xét kết quả hoạt động của HS
- GV kết luận
b. Tình hình kinh tế
- Ngay từ rất sớm, cư dân sinh sống trên địa bàn Phú Thọ đã biết thâm canh cây lúa nước, sử dụng sức kéo trâu, bò và chăn nuôi gia súc, gia cầm.
- Do yêu cầu của sản xuất nông nghiệp bên các dòng sông lớn, người dân Phú Thọ từ đời này sang đời khác đã luôn phải quan tâm xây đắp những con đê ngăn lũ dọc theo sông Hồng, sông Lô, sông Đà, đồng thời đào những kênh mương để tưới, tiêu cho đồng ruộng.
- Ngoài việc trồng cây lương thực và phát triển chăn nuôi, người dân Phú Thọ còn trồng các cây ăn quả, khai thác các loại lâm thổ sản để phục vụ sinh hoạt và trao đổi hàng hoá. Họ đã tạo ra nhiều sản vật nổi tiếng, được truyền tụng đến ngày nay như: rau sông Bứa, dứa Tam Nông, hồng huyện Hạc, bưởi Đoan Hùng, quýt Đan Hà,...













- Cùng với phát triển nghề nông, người dân Phú Thọ thời kì này còn làm một số nghề thủ công như: rèn nông cụ, làm đồ gốm, đồ mộc, đan lát, làm nón, ươm tơ, dệt vải,... Nhiều nghề thủ công truyền thống vẫn còn được lưu truyền đến ngày nay.
* Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ
- GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân, theo dõi mục 1c SGK và hình 5 SGK trang 7, 8 trả lời câu hỏi:
Câu 1. Hãy nêu nét nổi bật về tình hình văn hoá – giáo dục ở Phú Thọ từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI?



Câu 2.
Quan sát hình 5 gợi cho em suy nghĩ gì?

Hình 5. Nghệ nhân ba phường Xoan: Thét, Phù Đức và Kim Đái biểu diễn giao lưu hát Xoan với các em học sinh Trường THCS Kim Đức tại di tích Miếu Lãi Lèn

- Gv gọi Hs đọc mục “Có thể em chưa biết (Trang 8) “Về nguồn gốc của hát Xoan, huyền thoại kể rằng: Vua Hùng đi tìm đất đóng đô, một hôm nghỉ chân ở quê Xoan Phù Đức – An Thái. Thấy các trẻ chăn trâu hát múa, vua rất ưa thích và lại dạy thêm nhiều điệu khúc nữa, những điệu hát múa ấy của Vua Hùng và các em chăn trâu đó cũng là những điệu Xoan tiên. Một số nhà nghiên cứu âm nhạc lại cho rằng: Hát Xoan xuất hiện vào khoảng thế kỉ XV. Lời ca Xoan có những đặc điểm như hình thức, văn chương của thế kỉ XV, từ thời kì nhà Lê.”
* Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh tìm hiểu sgk trả lời câu hỏi.
- GV quan sát, kịp thời phát hiện khó khăn của học sinh.
* Bước 3. Báo cáo, thảo luận
- Gv gọi HS báo cáo kết quả trước lớp.
- GV gọi các học sinh khác nhận xét, bổ sung.
* Bước 4. Kết luận, nhận định
- GV nhận xét kết quả hoạt động của HS
- GV kết luận.
c. Tình hình văn hoá, giáo dục


- Thời kì này, cư dân trên địa bàn Phú Thọ chịu ảnh hưởng sâu sắc của Nho giáo và Phật giáo. Cùng với đó, những tín ngưỡng truyền thống như: thờ cúng tổ tiên, sùng bái thần linh, thờ những anh hùng có công với dân tộc,... vẫn tiếp tục được duy trì.
- Các điệu múa, các làn điệu dân ca Xoan Ghẹo, ca dao, tục ngữ, truyện cười dân gian (truyện cười Văn Lang),... vẫn được bảo tồn và phát triển, mang đậm bản sắc văn hoá dân gian vùng Đất Tổ.








- Ở Phú Thọ, nhiều công trình kiến trúc và điêu khắc gỗ có giá trị được xây dựng trong thời kì này. Đó là các đền, miếu như: Đền Hùng ở xã Hy Cương (Việt Trì), đền thờ Mẫu Âu Cơ ở xã Hiền Lương (Hạ Hoà),...
- Phú Thọ cũng là địa phương có truyền thống hiếu học, đã sinh ra một số nhà nho có tên tuổi. Theo thống kê, ở Phú Thọ kể từ thời Trần đến đầu thời Lê đã có nhiều vị đỗ đại khoa (tức từ hàng tiến sĩ trở lên).
- Tiêu biểu như:
+ Vũ Duệ, người huyện Lâm Thao, đỗ Trạng nguyên năm 23 tuổi (1490).
+ Nguyễn Mẫn Đốc, người làng Xuân Lũng, huyện Lâm Thao, thi đỗ Bảng nhãn năm 27 tuổi (1518).
+ Trần Toại, người xã Phượng Lâu (thành phố Việt Trì), thi đỗ Bảng nhãn năm 25 tuổi (1538) và làm quan đến chức Thị thư viện Hàn lâm, từng được vua Mạc cử đi sứ nhà Minh.
2.2. Nhân dân Phú Thọ trong các cuộc đấu tranh chống ngoại xâm (từ thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI)

a. Mục tiêu


- Nêu được một số tấm gương tiêu biểu và sự kiện chính trong các cuộc kháng chiến chống Mông - Nguyên ở Phú Thọ.

b. Tổ chức thực hiện

Hoạt động của GV và HS
Dự kiến sản phẩm
* Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ
- GV: Trong những lần quân Mông - Nguyên xâm lược nước ta (thế kỉ XIII), một đạo quân của chúng thường từ Vân Nam (Trung Quốc) tiến qua Phú Thọ rồi xuống Thăng Long. Trong các lần đó, chúng đều bị dân binh Phú Thọ phối hợp với quân triều đình chặn đánh quyết liệt, cả trên đường tiến và rút lui.
- GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân, theo dõi mục 2 SGK, đoạn tư liệu 1, 2 và các hình 4, 5 SGK trang 9, 10, 11 và trả lời câu hỏi:
Câu 1. Hãy kể tên một số tấm gương tiêu biểu trong các cuộc kháng chiến chống quân Mông - Nguyên trên địa bàn Phú Thọ?
Câu 2. Trình bày những sự kiện chính trong các cuộc kháng chiến chống Mông - Nguyên ở Phú Thọ trên lược đồ?
Câu 3. Đánh giá vai trò của nhân dân Phú Thọ trong kháng chiến chống Mông - Nguyên xâm lược?
- Qua những đóng góp của nhân dân Phú Thọ trong 3 cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên em có suy nghĩ gì?

* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS thực hiện nhiệm vụ
- GV theo dõi, động viên, hỗ trợ các nhóm (nếu cần).
* Bước 3. Báo cáo, thảo luận
- Các nhóm báo cáo kết quả trước lớp.
- GV gọi các học sinh khác nhận xét, bổ sung.
* Bước 4. Kết luận, nhận định
- GV nhận xét kết quả hoạt động của HS và kết luận
1. Nhân dân Phú Thọ tham gia trong các cuộc kháng chiến chống quân Mông - Nguyên thời Trần (thế kỉ XIII)
a. Cuộc kháng chiến lần thứ nhất (1258)
- Tháng 1- 1258 quân Mông Cổ tiến vào nước ta, bị quân đội nhà Trần chặn đánh ở Bạch Hạc (Việt Trì) gây cho chúng nhiều tổn thất, sau đó lui về Bình Lệ Nguyên (Vĩnh Phúc).
- Sau khi bị quân ta phản công, trên đường rút chạy chúng bị nhân dân ta chặn đánh, hiện tại ở xã Hiền Đa (Cẩm Khê) còn miếu thờ Hà Bổng.

b. Cuôc kháng chiến lần thứ 2 chống quân xâm lược Nguyên (1285)
- Đầu năm 1285 vua Nguyên sai con là Thoát Hoan đem 50 vạn quân xâm lược nước ta. Một cánh quân do Nạp Tốc Lạt Đinh chỉ huy tiến vào nước ta theo đường sông Chảy và sông Lô đi qua đất Phú Thọ.
- Sau khi bị quân đội nhà Trần phản công ở Tây kết, Hàm Tử, Chương Dương quân của Nạp Tốc Lạt Đinh lại rút chạy theo đường cũ. Hà Đặc cùng em trai là Hà Chương đem dân binh đón đánh ở Cự Đà (Phù Ninh), Hà Đặc hi sinh tại A Lạp (Đạo Kỉ -Lập Thạch).
- Hà Chương bị bắt, ông dùng mưu lấy được cờ hiệu của địch về nộp cho triều đình, ông dùng cờ hiệu lọt vào doanh trại giặc đánh bất ngờ, tướng Trương Hiển phải đầu hàng.
c. Cụôc kháng chiến lần thứ 3 chống quân Nguyên xâm lược (1287-1288)
- Năm 1287 30 vạn quân Nguyên xâm lược nước ta, một cánh quân do áo Lỗ Xích chỉ huy theo đường sông Hồng qua Phú Thọ tiến xuống Thăng Long.
- Tháng 4-1288 quân Nguyên rút về nước, cánh quân của áo Lỗ Xích khi chạy đến Thổ Tang (Vĩnh Tường - Vĩnh Phúc) bị đạo quân dân binh của Phùng Lộc Hộ đánh tả tơi, chạy đến Cao Xá (Lâm Thao) bị quân ta đuổi kịp, tại cánh đồng Dục Mĩ (Cao Xá - Lâm Thao) đã diễn ra trận đánh ác liệt. Phùng Lộc Hộ đã hi sinh. Sau đó nhân dân đã lập lăng và miếu thờ ông.

* Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ
- Hãy nhắc lại tình hình nước ta ở đầu thế kỉ XV?
- Em hãy cho biết những đóng góp của nhân dân Phú Thọ trong cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược?
- Em có suy nghĩ gì về những đóng góp của nhân dân tỉnh Phú Thọ?
- Trách nhiệm của em đối với quê hương đất nước?

* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS thực hiện nhiệm vụ
- GV: theo dõi, động viên, hỗ trợ các nhóm (nếu cần).
* Bước 3. Báo cáo, thảo luận
- Các nhóm báo cáo kết quả trước lớp.
- GV gọi các học sinh khác nhận xét, bổ sung.
* Bước 4. Kết luận, nhận định
- GV nhận xét kết quả hoạt động của HS và kết luận



II. Phú Thọ trong cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược (TK XV) - chiến thắng cầu Xa Lộc và thành Tam Giang
1. Hưởng ứng cuộc khởi nghĩa Lam Sơn
- Năm 1418 Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn - Thanh Hoá, thủ lĩnh Đinh Công Mộc (Thạch Khoán - Thanh Sơn) đã lãnh đạo dân binh huyện Thanh Sơn chiến đấu chống quân Minh khi chúng đến cướp phá bản làng. Ông được vua Lê Thái Tổ phong tước Vũ Quận Công và được lập đền thờ ở Thanh Sơn, Thanh Thuỷ.
2. Chiến thắng quân Minh ở cầu Xa Lộc và thành Tam Giang
a. Chiến thắng quân Minh ở cầu Xa Lộc
- Cuối năm 1426 quân Minh đem quân tiếp viện vào nước ta theo đường Vân Nam xuống Đông Quan.
- Quân ta do tướng Phạm Văn Xảo và Lê Khả chỉ huy bí mật mai phục ở cánh rừng thuộc Sơn Dương, Tứ Xã (Lâm Thao). Một đạo quân nhỏ do Lí Triện chỉ huy đón đánh quân địch ở núi Đọi Đèn (Điêu Lương - Cẩm Khê) quân giặc chủ quan tiến quân nhanh khi đến cầu Xa Lộc (Giữa làng Tứ Xã và Dục Mĩ (Cao Xá) bị quân ta mai phục tiêu diệt hơn 1000 tên.
- Sau khi bị chặn đánh quân giặc không dám tiếp viện cho thành Đông Quan.
b. Chiến thắng quân Minh ở thành Tam Giang
- Thành Tam Giang của quân giặc ở Gò Rền (Giữa cánh đồng Dục Mĩ (Cao Xá - Lâm Thao) có hơn 1000 tên, án ngữ con đường từ Vân Nam về Đông Quan. Sau khi thất bại ở cầu Xa Lộc quân Vương Thông bị bao vây ở Đông Quan, quân giặc ở Tam Giang vô cùng lo sợ. Nhân cơ hội đó vua sai Nguyễn Trãi cùng người ra hàng là viên chỉ huy họ Tăng đến thành Tam Giang dụ hàng. Quân địch nhanh chóng đầu hàng.
3. LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu


- Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về tỉnh Phú Thọ từ thời nguyên Thủy đến thế kỉ X

b. Tổ chức thực hiện

* Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ


GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân theo dõi câu hỏi phần Luyện tập câu 1, 2 trang 14 SGK.

Câu 1. Hãy lập bảng hệ thống về các sự kiện tiêu biểu diễn ra trên địa bàn Phú Thọ trong cuộc kháng chiến chống quân Mông - Nguyên và chống quân Minh xâm lược theo gợi ý dưới đây.

TTSự kiện lịch sửNhân vật lịch sử liên quanNội dung chínhÝ nghĩa
Câu 2. Có ý kiến cho rằng, từ thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI, tỉnh Phú Thọ là một trong những địa bàn quan trọng trong các cuộc chiến đấu chống quân xâm lược phương Bắc. Em có đồng ý với ý kiến đó không? Vì sao?

* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS thực hiện nhiệm vụ

- GV: theo dõi, động viên, hỗ trợ các nhóm (nếu cần).

* Bước 3. Báo cáo, thảo luận

- Các nhóm báo cáo kết quả trước lớp.

- GV gọi các học sinh khác nhận xét, bổ sung.

* Bước 4. Kết luận, nhận định

- GV nhận xét kết quả hoạt động của HS và kết luận

4. VẬN DỤNG

a. Mục tiêu:
Vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập.

b. Tổ chức thực hiện: Gv yêu cầu HS về nhà trả lời câu hỏi 1, 2 phần vận dụng trang 14 và sẽ kiểm tra vào giờ sau.

Câu 1. Liên hệ và cho biết, những dấu ấn nào của lịch sử Phú Thọ từ thế kỉ thứ X đến đầu thế kỉ XVI vẫn được lưu giữ, bảo tồn đến ngày nay?

Câu 2. Hiện nay, một số làn điệu hát Xoan đã được đưa vào dạy học trong nhiều trường phổ thông ở tỉnh Phú Thọ. Điều đó gợi cho em suy nghĩ gì?

Hướng dẫn về nhà: Đọc trước CĐ 2: Tìm hiểu bảo tàng ở Phú Thọ.



1694019151211.png


THẦY CÔ TẢI NHÉ!
 

DOWNLOAD FILE

  • YOPO.VN--GIAO ÁN GDĐP 7 TỈNH PHÚ THỌ.zip
    9.2 MB · Lượt xem: 2
Nếu bạn cảm thấy nội dung chủ đề bổ ích , Hãy LIKE hoặc bình luận để chủ đề được sôi nổi hơn
  • Từ khóa
    dạy giáo dục địa phương lớp 6 file giáo dục địa phương lớp 6 file sách giáo dục địa phương lớp 6 giao duc dia phuong o tieu hoc giáo dục địa phương giáo dục địa phương 6 giáo dục địa phương 6 bài 1 giáo dục địa phương 6 cánh diều giáo dục địa phương 6 chân trời sáng tạo giáo dục địa phương 6 chủ đề 3 giáo dục địa phương 6 chủ đề 4 giáo dục địa phương 6 kết nối tri thức giáo dục địa phương an giang giáo dục địa phương an giang lớp 6 giáo dục địa phương bắc giang giáo dục địa phương bắc giang lớp 6 giáo dục địa phương bạc liêu giáo dục địa phương bắc ninh giáo dục địa phương bình dương lớp 6 giáo dục địa phương bình phước giáo dục địa phương bình định giáo dục địa phương cà mau giáo dục địa phương cấp tiểu học giáo dục địa phương cho học sinh giáo dục địa phương gia lai lớp 8 giáo dục địa phương hà nam giáo dục địa phương hà nội giáo dục địa phương hà tĩnh giáo dục địa phương hà tỉnh lớp 6 giáo dục địa phương hải phòng giáo dục địa phương hưng yên giáo dục địa phương hưng yên lớp 6 giáo dục địa phương là gì giáo dục địa phương là môn gì giáo dục địa phương là sách gì giáo dục địa phương lớp 1 giáo dục địa phương lớp 1 đà nẵng giáo dục địa phương lớp 12 giáo dục địa phương lớp 2 giáo dục địa phương lớp 2 đà nẵng giáo dục địa phương lớp 3 giáo dục địa phương lớp 6 bắc kạn giáo dục địa phương lớp 6 bài 1 giáo dục địa phương lớp 6 binh dinh giáo dục địa phương lớp 6 chân trời sáng tạo giáo dục địa phương lớp 6 chủ đề 1 giáo dục địa phương lớp 6 hà nội giáo dục địa phương lớp 6 kết nối tri thức giáo dục địa phương lớp 6 khánh hòa giáo dục địa phương lớp 6 kì 2 giáo dục địa phương lớp 6 kiên giang giáo dục địa phương lớp 6 kon tum giáo dục địa phương lớp 6 mới giáo dục địa phương lớp 6 pdf giáo dục địa phương lớp 6 phú thọ giáo dục địa phương lớp 6 quảng bình giáo dục địa phương lớp 6 quảng nam giáo dục địa phương lớp 6 quảng ngãi giáo dục địa phương lớp 8 giáo dục địa phương môn âm nhạc thcs giáo dục địa phương môn gdcd giáo dục địa phương môn mĩ thuật giáo dục địa phương môn văn giáo dục địa phương môn đạo đức giáo dục địa phương nam định giáo dục địa phương nghệ an lớp 6 giáo dục địa phương ngữ văn 7 giáo dục địa phương ngữ văn lớp 6 giáo dục địa phương phú thọ giáo dục địa phương quảng nam giáo dục địa phương sóc trăng giáo dục địa phương sơn la giáo dục địa phương thái bình giáo dục địa phương thái nguyên giáo dục địa phương thành phố hồ chí minh giao duc dia phuong lop 6 giáo dục địa phương tiền giang giáo dục địa phương tiếng anh là gì giáo dục địa phương tỉnh bà rịa vũng tàu giáo dục địa phương tỉnh bắc giang lớp 6 giáo dục địa phương tỉnh bình định lớp 6 giáo dục địa phương tỉnh hải dương lớp 6 giáo dục địa phương tỉnh nghệ an lớp 6 giáo dục địa phương tỉnh ninh bình lớp 6 giáo dục địa phương tỉnh quảng trị giáo dục địa phương tuyên quang giáo dục địa phương vĩnh phúc giáo dục địa phương đồng nai nội dung giáo dục địa phương nội dung giáo dục địa phương ở tiểu học olm.vn lớp 6 giáo dục địa phương ppct giáo dục địa phương lớp 6 sách giáo dục địa phương 6 chân trời sáng tạo sách giáo dục địa phương gia lai lớp 6 sách giáo dục địa phương lớp 6 online sách giáo dục địa phương online sách giáo dục địa phương quảng ngãi tài liệu giáo dục địa phương cấp tiểu học tóm tắt giáo dục địa phương 6 filetype pdf xa hoi hoa giao duc o dia phuong
  • HỖ TRỢ ĐĂNG KÝ VIP

    Liên hệ ZALO để được tư vấn, hỗ trợ: ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN VIP
    ZALO:0979702422

    BÀI VIẾT MỚI

    Thống kê

    Chủ đề
    36,362
    Bài viết
    37,831
    Thành viên
    140,766
    Thành viên mới nhất
    Đinh Thương88

    Thành viên Online

    Top