Chào mừng!

ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN MỚI TẢI ĐƯỢC TÀI LIỆU! Đăng ký ngay!

KHÁCH VÀ THÀNH VIÊN CÓ THỂ TẢI MIỄN PHÍ HƯỚNG DẪN ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN VÀ TẢI » THƯ MỤC MIỄN PHÍYOPOVN
ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP » ĐĂNG KÝ NGAYĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP

Yopovn

Ban quản trị Team YOPO
Thành viên BQT
Tham gia
28/1/21
Bài viết
82,419
Điểm
113
tác giả
Giáo án giáo dục địa phương lớp 8 hà nội HỌC KÌ 1 NĂM 2024 MỚI NHẤT được soạn dưới dạng file word gồm 4 file trang. Các bạn xem và tải giáo án giáo dục địa phương lớp 8 hà nội về ở dưới.
Tiết 1+2+3+4:


Chủ đề 1: LỊCH SỬ HÀ NỘI TỪ GIỮA THẾ KỈ XVI

ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XX.

I. MỤC TIÊU:

  • 1. Kiến thức:
  • - Kể tên được các giai đoạn lịch sử của Hà Nội từ thế kỉ XVI đến đầu thế kỉ XX.
  • - Trình bày được những nét chính về tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa của Hà Nội từ thế kỉ XVI đến đầu thế kỉ XX.
  • - Giới thiệu, tuyên truyền về lịch sử thành phố Hà Nội với người thân và bạn bè.
  • 2. Năng lực:
* Năng lực chung:

- Năng lực tự học

  • - Năng lực giao tiếp, hợp tác: trao đổi, trình bày để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
  • - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
  • * Năng lực môn học:
- Bồi dưỡng kĩ năng quan sát, nhận xét về một sự kiện lịch sử.

- Đánh giá nhân vật sự kiện lịch sử.

- Bước đầu biết quan sát, tìm hiểu trên lược đồ

3. Phẩm chất:

- Giáo dục lòng yêu mến, tự hào về Thăng Long - Hà Nội.

- Trân trọng, biết ơn các thế hệ cha ông - những người có công đóng góp mồ hôi xương máu, công sức và của cải làm nên trang sử vẻ vang của Hà Nội.

- Có ý thức bảo vệ các di tích lịch sử của Hà Nội.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:

1. Giáo viên:


- Sơ đồ tiến trình lịch sử Thăng Long - Hà Nội từ thế kỉ XVI đến đầu thế kỉ XIX

- Tranh ảnh, video, tư liệu về các nhân vật, di tích lịch sử Thăng Long - Hà Nội qua các thời kỳ.

2. Học sinh:

- Tìm hiểu về Thăng Long - Hà Nội thời Lê, Trịnh - Nguyễn, Tây Sơn, buổi đầu kháng chiến chống TD Pháp (đặc biệt là trận Ngọc Hồi - Đống Đa; Nguyễn Tri Phương - Hoàng Diệu...)

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

  • Hoạt động 1: KHỞI ĐỘNG
a) Mục tiêu:

- Tạo hứng thú cho HS trước khi vào bài mới.

b) Nội dung:

- Trò chơi “CHÚNG TỚ LÀ NHÀ THÔNG THÁI”

c) Sản phẩm: Câu trả lời cá nhân của HS.

+ Hình 1. An Dương Vương xây thành Cổ Loa

+ Hình 2. Mỵ Châu - Trọng Thủy

+ Hình 3. Ngô Quyền đánh quân Nam Hán

+ Hình 4. Lý Thái Tổ dời đô về Đại La

+ Hình 5. Thành nhà Hồ

+ Hình 6. Lê Lợi và Nguyễn Trãi.

d) Tổ chức thực hiện:

- Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ

Quan sát các bức ảnh dưới đây (6 hình ảnh) , gọi tên một sự kiện, nhân vật hoặc địa danh lịch sử phù hợp với nội dung bức ảnh đưa ra.





- Bước 2: HS tiến hành hoạt động trong 3 phút.

- Bước 3: HS trả lời câu hỏi.

- Bước 4: GV chuẩn kiến thức, sau đó tái hiện lại kiến thức cũ theo dòng lịch sử Thăng Long - Hà Nội từ thời nguyên thủy đến TK XVI để dẫn dắt vào giao đoạn lịch sử tiếp theo nằm trong ND bài mới (Hà Nội từ TK XVI đến nửa đầu TK XIX)

+ Hình 1.
Vào cuối thế kỉ III TCN, sau khi đánh đuổi quân Tần, Thục Phán lên làm vua, xưng là An Dương Vương, lập ra nước Âu Lạc. Kinh đô của Âu Lạc được chuyển Phong Châu xuống Cổ Loa (Đông Anh - Hà Nội ngày nay).

+ Hình 2. Năm 179 TCN, Triệu Đà chiếm được Âu Lạc. Từ đó các triều đại phong kiến phương Bắc đều sáp nhập nước ta vào lãnh thổ Trung Quốc. Hà Nội khi đó được đổi tên lần lượt là: quận Giao Chỉ - huyện Tống Bình - thành Đại La.

+ Hình 3.
Năm 939, sau chiến thắng trước quân Nam Hán, Ngô Quyền bỏ chức tiết độ sứ, xưng vương và đóng đô ở Cổ Loa (Hà Nội).

+ Hình 4. Cuối năm 1009, Lý Công Uẩn lên ngôi vua và lập nên nhà Lý. Năm 1010, Lý Thái Tổ quyết định dời đô từ Hoa Lư (Ninh Bình) về thành Đại La (Hà Nội) và đổi tên là Thăng Long.

+ Hình 5.
Năm 1400, Hồ Quý Ly lập ra nhà Hồ. Nhà vua cho xây dựng kinh đô ở Tây Đô (Thanh Hoá), Thăng Long được đổi tên là Đông Đô. Năm 1407, sau thất bại của nhà Hồ trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược, nước ta rơi vào ách đô hộ nhà Minh. Chúng đặt nước ta thành quận Giao Chỉ, đàn áp, bóc lột nhân dân ta. Giai đoạn này, Đông Đô bị đổi tên thành Đông Quan.

+ Hình 6.
Năm 1428, khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi, chấm dứt hơn 20 năm đô hộ của nhà Minh, khôi phục nền độc lập và mở ra thời kì phát triển mới của đất nước. Lê Lợi lên ngôi hoàng đế, thành lập nhà Lê sơ, đóng đô tại thành Thăng Long cũ. Năm 1430, Đông Đô được đổi tên là Đông Kinh.

Hoạt động 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
  • 2.1. Tìm hiểu lịch sử Hà Nội từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII (Tiết 1+2)
a) Mục tiêu: Trình bày được những nét chính về tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa của Hà Nội từ thế kỉ XVI đến đầu thế kỉ XVIII.

b) Nội dung:

-
GV giao nhiệm vụ cá nhân,

- HS quan sát hình ảnh, để trả lời câu hỏi của GV.

c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS.

d) Tổ chức hoạt động:

Hoạt động của giáo viên và học sinh
Dự kiến sản phẩm
Nhiệm vụ 1:

Bước 1
: Chuyển giao nhiệm vụ:
Dựa vào kiến thức tìm hiểu trước ở nhà và hiểu biết của bản thân, em hãy cho biết:
? Từ TK XVI đến TK XVIII, có những sự kiện lịch sử nào của đất nước gắn với Thăng Long - Hà Nội?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ:
- HS trả lời cá nhân/ nhóm đôi.
- GV quan sát, trợ giúp HS khi có yêu cầu. Đánh giá thái độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của HS.
Bước 3: Báo cáo kết quả và trao đổi.
- HS khác lắng nghe, thảo luận thêm, bổ sung, chỉnh sửa.
Bước 4: Đánh giá.
- GV đánh giá tinh thần thái độ học tập của HS, đánh giá kết quả hoạt động của HS và chốt lại nội dung nếu thấy cần thiết.
- GV cho HS quan sát một số hình ảnh lịch sử, nhấn mạnh sự kiện lịch sử: trận đánh Ngọc Hồi - Đống Đa của quân Tây Sơn bằng một video.
- Giới thiệu NV lịch sử:
+ Quang Trung - Nguyễn Huệ ...


Nhiệm vụ 2:

Bước 1
: Chuyển giao nhiệm vụ:
Dựa vào kiến thức tìm hiểu trước ở nhà và hiểu biết của bản thân, em hãy cho biết:
? Từ TK XVI đến TK XVIII, tình hình kinh tế - văn hóa Thăng Long - Hà Nội có những điểm gì nổi bật?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ:
- HS trả lời cá nhân/ nhóm đôi.
- GV quan sát, trợ giúp HS khi có yêu cầu. Đánh giá thái độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của HS.
Bước 3: Báo cáo kết quả và trao đổi.
- HS khác lắng nghe, thảo luận thêm, bổ sung, chỉnh sửa.
Bước 4: Đánh giá.
- GV đánh giá tinh thần thái độ học tập của HS, đánh giá kết quả hoạt động của HS và chốt lại nội dung nếu thấy cần thiết.
- GV cho HS quan sát một số địa danh về kinh tế, văn hóa gắn với giai đoạn lịch sử này như phố phường Hà Nội xưa, Thăng Long tứ quán, quán Linh Tiên...
I/ Hà Nội từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII
1/ Tình hình chính trị:

- Đến đầu thế kỉ XVI, nhà Lê rơi vào khủng hoảng. Nổ ra cuộc tranh giành quyền lực giữa nhà Lê - triều Mạc - chúa Trịnh - chúa Nguyễn.
- Đàng Trong - con cháu họ Nguyễn thay nhau cầm quyền; còn Đông Kinh lúc này trở thành trung tâm quyền lực của vua Lê - Chúa Trịnh ở Đàng Ngoài.
- Sau khi lật đổ chính quyền chúa Nguyễn ở phía Nam, mùa hè năm 1786, quân Tây Sơn tiếp tục tiến ra Bắc lật đổ chính quyền chúa Trịnh, chấm dứt 2 thế kỷ chia cắt Đàng Trong - Đàng Ngoài.
- Tuy nhiên, sau khi Nguyễn Huệ cùng quân Tây Sơn quay về miền Nam, năm 1788, nhà Thanh đưa quân xâm lược Đại Việt. Tại Phú Xuân, tháng 12 - 1788, Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế, lấy hiệu là Quang Trung, tiến quân ra Bắc. Sau chiến thắng ở trận Ngọc Hồi - Đống Đa, nhà Tây Sơn trị vì Đại Việt với kinh đô mới ở Phú Xuân (Huế). Thăng Long được đổi tên là Bắc Thành.

2/ Tình hình kinh tế - văn hóa:
* Kinh tế:

- Trong giai đoạn tranh giành quyền lực giữa nhà Lê, nhà Mạc và chúa Trịnh, Thăng Long vẫn duy trì vị trí kinh đô.
- Nhờ nền kinh tế hàng hóa và sự phát triển của ngoại thương, đô thị Thăng Long bước vào thời kỳ phồn vinh, thu hút thêm nhiều cư dân tới sinh sống.
- Câu ca dao “thứ nhất Kinh Kỳ, thứ nhì Phố Hiến” nói lên sự sầm uất, giàu có của thành phố. Giai đoạn này còn có tên gọi khác là “Kẻ Chợ”.
- Dân số Thăng Long lúc đó ước tính khoảng 2 vạn nóc nhà.
* Văn hóa:
- Từ TK XVI đến TK XVIII, Thăng Long - Hà nội trải qua nhiều biến cố lịch sử, nhưng văn hóa Thăng Long vẫn nối tiếp mạch nguồn xưa, và thêm một lần khẳng định bản lĩnh dân tộc.
Ngưu hồ dĩ biến tam triều cục
Long Ðỗ nhưng lưu bách chiến thành
(nghĩa là Hồ Tây dù đổi thay ba triều đại thì thành Hà Nội vẫn là thành bách chiến)
- Nơi đây vẫn là chốn hội tụ các danh sĩ của cả nước như:
+ Trạng nguyên Nguyễn Bỉnh Khiêm,
+ Trạng nguyên Giáp Khải,
+ Trạng nguyên Nguyễn Thiến...
- Cũng trong khoảng thế kỷ này, Ðạo giáo khá phát triển, nhiều đạo quán ra đời và tồn tại đến tận ngày nay với nhiều di vật quý giá như:
+ Thăng Long tứ quán (quán Trấn Vũ, quán Ðồng Thiên, quán Huyền Thiên, quán Ðế Thích)
+ Quán Linh Tiên (Cao Xá, Hoài Ðức) hiện còn đầy đủ các di tượng của Ðạo giáo trong thần điện....


  • 2.1. Tìm hiểu lịch sử Hà Nội từ thế kỉ XVIII đến đầu thế kỉ XIX (Tiết 3+4)
a) Mục tiêu: Trình bày được những nét chính về tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa của Hà Nội từ thế kỉ XVIII đến đầu thế kỉ XIX.

b) Nội dung:

-
GV giao nhiệm vụ cá nhân, nhóm lớn

- HS quan sát hình ảnh, để trả lời câu hỏi của GV.

c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS.

d) Tổ chức hoạt động:

Hoạt động của giáo viên và học sinh
Dự kiến sản phẩm
Nhiệm vụ 3:

Bước 1
: Chuyển giao nhiệm vụ:
Dựa vào kiến thức tìm hiểu trước ở nhà và hiểu biết của bản thân, em hãy cho biết:
? Từ TK XVIII đến TK XIX, có những sự kiện lịch sử nào của đất nước gắn với Thăng Long - Hà Nội? (cá nhân)
? Trình bày hiểu biết của em về quá trình Pháp 2 lần đánh đánh chiếm Bắc Kì và cuộc kháng chiến chống Pháp của quân dân Hà Nội ? (4 nhóm: nhóm 1+3 Cuộc đánh chiến lần 1; nhóm 2+4 Cuộc đánh chiếm lần 2)
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ:
- HS trả lời cá nhân/ nhóm đôi.
- GV quan sát, trợ giúp HS khi có yêu cầu. Đánh giá thái độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của HS.
Bước 3: Báo cáo kết quả và trao đổi.
- HS khác lắng nghe, thảo luận thêm, bổ sung, chỉnh sửa.
Bước 4: Đánh giá.
- GV đánh giá tinh thần thái độ học tập của HS, đánh giá kết quả hoạt động của HS và chốt lại nội dung nếu thấy cần thiết.
- GV cho HS quan sát một số hình ảnh lịch sử, nhấn mạnh sự kiện lịch sử: phong trào kháng chiến chống Pháp xâm lược Bắc Kỳ của quân dân Hà Nội lần 1 và lần 2 bằng một video.
- Giới thiệu NV lịch sử:
+ Nguyễn Tri Phương
+ Hoàng Diệu...


Nhiệm vụ 4:

Bước 1
: Chuyển giao nhiệm vụ:
Dựa vào kiến thức tìm hiểu trước ở nhà và hiểu biết của bản thân, em hãy cho biết:
? Từ TK XVIII đến TK XIX, tình hình kinh tế - văn hóa Thăng Long - Hà Nội có những điểm gì nổi bật?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ:
- HS trả lời cá nhân/ nhóm đôi.
- GV quan sát, trợ giúp HS khi có yêu cầu. Đánh giá thái độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của HS.
Bước 3: Báo cáo kết quả và trao đổi.
- HS khác lắng nghe, thảo luận thêm, bổ sung, chỉnh sửa.
Bước 4: Đánh giá.
- GV đánh giá tinh thần thái độ học tập của HS, đánh giá kết quả hoạt động của HS và chốt lại nội dung nếu thấy cần thiết.
- GV cho HS quan sát một số địa danh về kinh tế, văn hóa gắn với giai đoạn lịch sử này như Cửa Bắc, đền Ngọc Sơn, Chùa Báo Ân, Cột cờ Hà Nội, Nhà hát lớn, cầu Long Biên, Ga Hà Nội...
II/ Hà Nội từ thế kỉ XVIII đến thế kỉ XIX
1/ Tình hình chính trị:

- Triều đại Tây Sơn sụp đổ sau một thời gian ngắn ngủi, Gia Long lên ngôi vua năm 1802, lấy kinh đô ở Phú Xuân, bắt đầu nhà Nguyễn.
- Năm 1805, Gia Long cho phá thành cũ của Thăng Long, xây thành mới. Thăng Long thuộc tỉnh “Hà Nội”, với hàm nghĩa “nằm trong sông”. Tỉnh Hà Nội khi đó gồm 4 phủ, 15 huyện, nằm giữa sông Hồng và sông Đáy.
- Năm 1858, Pháp nổ súng xâm lược Đông Dương. Sau khi chiếm 3 tỉnh Đông Nam Kỳ, năm 1873, quân đội Pháp đứng đầu là Gác-ni-ê đưa quân ra Bắc, dùng vũ lực chiếm thành Hà Nội. Mặc dù triều đình nhà Nguyễn chủ hòa, nhưng dân chúng Hà Nội vẫn tiếp tục chống lại người Pháp dưới sự chỉ huy của Nguyễn Tri Phương và Hoàng Diệu.
- Năm 1884, nhà Nguyễn ký hòa ước công nhận sự bảo hộ của Pháp trên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam, Hà Nội cũng bước vào thời kỳ thuộc địa.
- Năm 1888, tổng thống Pháp Carnot ký sắc lệnh thành lập thành phố Hà Nội.
- Đến năm 1902, Hà Nội trở thành thủ đô của Liên bang Đông Dương.

2/ Tình hình kinh tế - văn hóa:
* Kinh tế:

- Nền kinh tế Hà Nội nửa đầu TK XIX có sự khác biệt so với Thăng long trước đó. Các phường, thôn phí Tây và Nam chuyên về nông nghiệp, còn phía Đông, những khu dân cư sinh sống nhờ thương mại, thủ công, làm nên bộ mặt của đô thị Hà Nội.
* Văn hóa:
- Dưới sự cai trị của Pháp, tầng lớp tư sản Việt Nam xuất hiện. Hà Nội ít nhiều mang dáng dấp của 1 đô thị Châu Âu. Nơi đây tập trung các nhà thơ mới, nhạc sĩ tân nhạc, học giả...
- Kiến trúc:
+ PK thời Nguyễn: Hậu Lâu, Cổng Hành cung, Cửa Bắc, đền Ngọc Sơn, Chùa Báo Ân, Cột cờ Hà Nội...
+ Hiện đại thời Pháp: Nhà hát lớn, Ga Hà Nội, cầu Long Biên, nhà thờ Cơ đốc giáo, trường đua ngựa...
1711280558835.png

THẦY CÔ TẢI NHÉ!
 

DOWNLOAD FILE

  • yopo.vn---gddp 8 ki 1 nam 2024 chu de 1,2, on giua hk1.zip
    3 MB · Lượt xem: 1
  • yopo.vn---gddp 8 ki 1 nam 2024 chu de 3,4.zip
    122.7 KB · Lượt xem: 1
CHỦ ĐỀ LIÊN QUAN
CHỦ ĐỀ MỚI NHẤT
Nếu bạn cảm thấy nội dung chủ đề bổ ích , Hãy LIKE hoặc bình luận để chủ đề được sôi nổi hơn
  • Từ khóa
    dạy giáo dục địa phương lớp 6 file giáo dục địa phương lớp 6 file sách giáo dục địa phương lớp 6 giao duc dia phuong o tieu hoc giáo dục địa phương giáo dục địa phương 6 giáo dục địa phương 6 bài 1 giáo dục địa phương 6 cánh diều giáo dục địa phương 6 chân trời sáng tạo giáo dục địa phương 6 chủ đề 3 giáo dục địa phương 6 chủ đề 4 giáo dục địa phương 6 kết nối tri thức giáo dục địa phương an giang giáo dục địa phương an giang lớp 6 giáo dục địa phương bắc giang giáo dục địa phương bắc giang lớp 6 giáo dục địa phương bạc liêu giáo dục địa phương bắc ninh giáo dục địa phương bình dương lớp 6 giáo dục địa phương bình phước giáo dục địa phương bình định giáo dục địa phương cà mau giáo dục địa phương cấp tiểu học giáo dục địa phương cho học sinh giáo dục địa phương gia lai lớp 8 giáo dục địa phương hà nam giáo dục địa phương hà nội giáo dục địa phương hà tĩnh giáo dục địa phương hà tỉnh lớp 6 giáo dục địa phương hải phòng giáo dục địa phương hưng yên giáo dục địa phương hưng yên lớp 6 giáo dục địa phương là gì giáo dục địa phương là môn gì giáo dục địa phương là sách gì giáo dục địa phương lớp 1 giáo dục địa phương lớp 1 đà nẵng giáo dục địa phương lớp 12 giáo dục địa phương lớp 2 giáo dục địa phương lớp 2 đà nẵng giáo dục địa phương lớp 3 giáo dục địa phương lớp 6 bắc kạn giáo dục địa phương lớp 6 bài 1 giáo dục địa phương lớp 6 binh dinh giáo dục địa phương lớp 6 chân trời sáng tạo giáo dục địa phương lớp 6 chủ đề 1 giáo dục địa phương lớp 6 hà nội giáo dục địa phương lớp 6 kết nối tri thức giáo dục địa phương lớp 6 khánh hòa giáo dục địa phương lớp 6 kì 2 giáo dục địa phương lớp 6 kiên giang giáo dục địa phương lớp 6 kon tum giáo dục địa phương lớp 6 mới giáo dục địa phương lớp 6 pdf giáo dục địa phương lớp 6 phú thọ giáo dục địa phương lớp 6 quảng bình giáo dục địa phương lớp 6 quảng nam giáo dục địa phương lớp 6 quảng ngãi giáo dục địa phương lớp 8 giáo dục địa phương môn âm nhạc thcs giáo dục địa phương môn gdcd giáo dục địa phương môn mĩ thuật giáo dục địa phương môn văn giáo dục địa phương môn đạo đức giáo dục địa phương nam định giáo dục địa phương nghệ an lớp 6 giáo dục địa phương ngữ văn 7 giáo dục địa phương ngữ văn lớp 6 giáo dục địa phương phú thọ giáo dục địa phương quảng nam giáo dục địa phương sóc trăng giáo dục địa phương sơn la giáo dục địa phương thái bình giáo dục địa phương thái nguyên giáo dục địa phương thành phố hồ chí minh giao duc dia phuong lop 6 giáo dục địa phương tiền giang giáo dục địa phương tiếng anh là gì giáo dục địa phương tỉnh bà rịa vũng tàu giáo dục địa phương tỉnh bắc giang lớp 6 giáo dục địa phương tỉnh bình định lớp 6 giáo dục địa phương tỉnh hải dương lớp 6 giáo dục địa phương tỉnh nghệ an lớp 6 giáo dục địa phương tỉnh ninh bình lớp 6 giáo dục địa phương tỉnh quảng trị giáo dục địa phương tuyên quang giáo dục địa phương vĩnh phúc giáo dục địa phương đồng nai nội dung giáo dục địa phương nội dung giáo dục địa phương ở tiểu học olm.vn lớp 6 giáo dục địa phương ppct giáo dục địa phương lớp 6 sách giáo dục địa phương 6 chân trời sáng tạo sách giáo dục địa phương gia lai lớp 6 sách giáo dục địa phương lớp 6 online sách giáo dục địa phương online sách giáo dục địa phương quảng ngãi tài liệu giáo dục địa phương cấp tiểu học tóm tắt giáo dục địa phương 6 filetype pdf xa hoi hoa giao duc o dia phuong
  • HỖ TRỢ ĐĂNG KÝ VIP

    Liên hệ ZALO để được tư vấn, hỗ trợ: ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN VIP
    ZALO:0979702422

    BÀI VIẾT MỚI

    Thống kê

    Chủ đề
    36,408
    Bài viết
    37,877
    Thành viên
    141,105
    Thành viên mới nhất
    Lâm Thị Thùy Linh

    BQT trực tuyến

    • Yopovn
      Ban quản trị Team YOPO
    Top