Chào mừng!

ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN MỚI TẢI ĐƯỢC TÀI LIỆU! Đăng ký ngay!

KHÁCH VÀ THÀNH VIÊN CÓ THỂ TẢI MIỄN PHÍ HƯỚNG DẪN ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN VÀ TẢI » THƯ MỤC MIỄN PHÍYOPOVN
ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP » ĐĂNG KÝ NGAYĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP

Yopovn

Ban quản trị Team YOPO
Thành viên BQT
Tham gia
28/1/21
Bài viết
82,419
Điểm
113
tác giả
GIÁO ÁN GIÁO DỤC ĐỊA PHƯƠNG LỚP 8 TỈNH NGHỆ AN CHỦ ĐỀ 2: TÍN NGƯỠNG TÔN GIÁO Ở NGHỆ AN được soạn dưới dạng file word gồm 9 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
Thứ 3/3/10/2023

CHỦ ĐỀ 2: Tiết 5-6-7- 8


TÍN NGƯỠNG TÔN GIÁO Ở NGHỆ AN

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

1. Năng lực


- Nhận diện được loại hình tôn giáo, tín ngưỡng đang thực hiện trong gia đình mình; Nêu được một số loại hình tôn giáo, tín ngưỡng ở Nghệ An;

- Bước đầu nhận diện được đặc điểm cơ bản về Đền, Đình, Chùa, Nhà thờ.

- Giới thiệu được 1 công trình đại diện cho 1 tôn giáo, tín ngưỡng ở địa phương;

- Nêu được ý tưởng để bảo tồn và phát huy giá trị của các công trình tôn giáo, tín ngưỡng ở địa phương;

2. Phẩm chất

Luôn có tinh thần yêu quý, giữ gìn và phát huy truyền thống tín ngưỡng, tôn giáo tốt đẹp của gia đình, địa phương ở Nghệ An

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên


SGK, SGV GDĐP tỉnh Nghệ An

Máy tính, máy chiếu.

Tranh ảnh về các Đền, đình, chùa, nhà thờ và các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo ở Nghệ An.

2. Đối với học sinh

SGK,

Đọc trước bài học trong SGK.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu:
Kích thích nhu cầu tìm hiểu các Đền, đình, chùa, nhà thờ và các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo ở Nghệ An.

b. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập


- GV yêu cầu HS quan sát và trả lời câu hỏi: Kể tên các đình, đền, chùa, nhà thờ ở Nghệ An?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát tranh, thảo luận theo cặp đôi và thực hiện yêu cầu.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Con người Nghệ An siêng năng, cần cù, chân thật, một lòng tôn kính Tổ tiên, hướng về Đức Phật nên từ xa xưa đã có nhiều ngôi chùa được nhân dân xây dựng để thờ Phật. Những ngôi chùa đã trở thành trung tâm sinh hoạt văn hóa tâm linh của cộng đồng làng xã. Trải qua những thăng trầm lịch sử, có lúc thịnh, lúc suy song lực lượng tăng ni, phật tử xứ Nghệ luôn đồng hành cùng dân tộc, một lòng “sống đạo, hành đạo”, phục vụ nhu cầu tín ngưỡng của người dân và góp phần vào sự phát triển KT-XH của tỉnh nhà.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu nguồn gốc và khái niệm về tín ngưỡng, tôn giáoa. Mục tiêu:


- Giới thiệu được nguồn gốc xuất hiện của tín ngưỡng, tôn giáo ở Nghệ An;

- Nêu được khái niệm tín ngưỡng, tôn giáo.

b. Tổ chức hoạt động :

HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS
Bước 1 : GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV cho HS thảo luận nhóm theo kĩ thuật mảnh ghép, với nhiệm vụ sau:
+ Nhóm 1,2: Giới thiệu nguồn gốc của tín ngưỡng, tôn giáo ở Nghệ An
+ Nhóm 3,4: Nêu được khái niệm tín ngưỡng, tôn giáo.
Bước 2 : HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS thảo luận, đọc thông tin SGK, quan sát hình SGK và trình bày nguồn gốc, khái niệm của tín ngưỡng, tôn giáo.
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.
Bước 3 : Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện HS các nhóm trình bày sản phẩm và giới thiệu.
- GV mời đại diện các nhóm khác nhận xét, bổ sung. GV giúp HS tóm tắt những thông tin vừa tìm được để đúc kết thành kiến thức bài học.
- GV mở rộng thêm về nguồn gốc xuất hiện của tín ngưỡng, tôn giáo ở Nghệ An.:
Bước 4 : Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức và rút ra kết luận Tôn giáo tín ngưỡng ở Nghệ An xuất hiện khi nào?
HS trình bày kết quả thảo luận
Giặc ra, thuyền chúa lại vào
Cửa nhà lại phá, hầm hào lại xây.
(Ca dao)​
Hoạt động 2: Tìm hiểu các tín ngưỡng tôn giáo ở Nghệ An và Con Cuông
a. Mục tiêu:
- Giới thiệu được các tôn giáo ở Nghệ An;
- Nhận xét được đặc điểm tôn giáo ở Nghệ An
b. Tổ chức hoạt động:
Bước 1 : GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV cho HS thảo luận nhóm theo kĩ thuật mảnh ghép, với nhiệm vụ sau:
+ Nhóm 1,2: Giới thiệu các tín ngưỡng, tôn giáo ở Nghệ An và địa phương em?
+ Nhóm 3,4: Nêu được đặc điểm của tín ngưỡng, tôn giáo ở Nghệ An.
Bước 2 : HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS thảo luận, đọc thông tin SGK, quan sát hình SGK giới thiệu các tín ngưỡng, tôn giáo và đặc điểm tín ngưỡng, tôn giáo ở Nghệ An.
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.
Bước 3 : Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện HS các nhóm trình bày sản phẩm và giới thiệu.
- GV mời đại diện các nhóm khác nhận xét, bổ sung. GV giúp HS tóm tắt những thông tin vừa tìm được để đúc kết thành kiến thức bài học.
- GV mở rộng thêm về tín ngưỡng, tôn giáo ở Nghệ An.
Bước 4 : Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức và rút ra kết luận các tín ngưỡng, Tôn giáo, đặc điểm tín ngưỡng, tôn giáo ở Nghệ An
HS trình bày kết quả thảo luận:
*Tín ngưỡng Thành hoàng, thờ cúng tổ tiên…
Người Nghệ An rất kính cẩn thờ Thành hoàng. - Nho giáo
Đặc điểm tôn giáo
Một là, các tín ngưỡng, tôn giáo có sự dung hợp, đan xen và hòa đồng, không kỳ thị, tranh chấp và xung đột. Các tín ngưỡng truyền thống phản ánh đời sống tâm linh phong phú, đa dạng, sự khoan dung, độ lượng, nhân ái của người Việt Nam và tinh thần đoàn kết toàn dân tộc. Đây là những yếu tố để người Việt Nam dễ hòa đồng với nhiều tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau.
Trong nhiều cộng đồng dân cư có sự xen kẽ giữa người có tôn giáo và người không có tôn giáo. Ở nhiều nơi, trong cùng một làng, xã, có nhóm tín đồ của tôn giáo này sống đan xen với nhóm tín đồ của tôn giáo khác hoặc với những người không theo tôn giáo, và họ sống hòa hợp với nhau trên nền tảng làng, xóm, dòng họ.
? Hiện nay ở Nghệ An và Con Cuông có những tôn giáo nào được hoạt động hợp pháp?
HS nhận nhiệm vụ, thực hiện nhiệm vụ
Hs báo cáo kết quả
GV nhận xét, đánh giá, kết luận

Trên địa bàn tỉnh Nghệ An hiện có 2 tôn giáo hợp pháp (Công giáo, Phật giáo) và một số tôn giáo khác. Nhìn chung, các tổ chức tôn giáo trên địa bàn tỉnh đều xây dựng đường hướng hoạt động theo pháp luật, tập hợp các tín đồ trong khối đại đoàn kết toàn dân, xây dựng cuộc sống “tốt đời, đẹp đạo”...
Đạo Công giáo ở Nghệ An có khoảng 280.000 tín đồ; 162 chức sắc gồm 3 giám mục và 159 linh mục. Nghệ An cũng là nơi đóng chân của Tòa giám mục Giáo phận Vinh (gồm công giáo 3 tỉnh Nghệ An – Hà Tĩnh – Quảng Bình) và Trường Đại chủng viện Vinh – Thanh, nơi đào tạo các linh mục tương lai cho Giáo phận Vinh và Thanh Hóa.
Toàn tỉnh có 356 cơ sở xứ, họ đạo ở 174/480 xã, phường, thị trấn; 16 huyện, thành, thị có tổ chức cơ sở tôn giáo, 5 huyện miền núi dân tộc đều có tín đồ Công giáo nhưng số lượng ít; có 2 dòng tu hợp pháp (dòng Mến Thánh giá Xã Đoài, dòng Thừa sai Bác Ái với 24 cơ sở dòng).
Hoạt động 3: Phân biệt Đền, Đình,Chùa, Nhà thờ
Bước 1 : GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV cho HS thảo luận nhóm theo kĩ thuật mảnh ghép, với nhiệm vụ sau:
+ Nhóm 1,2: Nêu khái niệm thế nào là chùa? Đình?
+ Nhóm 3,4: Nêu được khái niệm Đền, nhà thờ?
Bước 2 : HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS thảo luận, đọc thông tin SGK, quan sát hình SGK và trình bày khái niệm đền, đình, chùa, nhà thờ
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.
Bước 3 : Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện HS các nhóm trình bày sản phẩm và giới thiệu.
- GV mời đại diện các nhóm khác nhận xét, bổ sung. GV giúp HS tóm tắt những thông tin vừa tìm được để đúc kết thành kiến thức bài học.
- GV mở rộng thêm về phân biệt Đền, đình, chùa, nhà thờ ở Nghệ An.:
Bước 4 : Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức và rút ra kết luận về Đền, đình, chùa, nhà thờ.
HS trình bày kết quả thảo luận
- Đình là gì? Đình là nơi thờ Thành hoàng của các làng, đồng thời là nơi hội họp, bàn việc của dân làng. Đình được coi là trung tâm sinh hoạt văn hóa gắn bó với một cộng đồng cư dân và mang đặc trưng của nền văn minh lúa nước Việt Nam. Thành hoàng là người có công với dân, với nước, lập làng, dựng ấp hay sáng lập nên một nghề (ông tổ của nghề). Dưới các triều vua thường có sắc phong cho Thành hoàng, vì hầu hết Thành hoàng đều có công với nước. Dân làng, hay phường hội đi lập nghiệp nơi khác cũng xây miếu, đền thờ Thành hoàng quê gốc của mình tại nơi ở mới.
(Đình Long Ân – Diễn Châu)
(Đình Trụ Pháp – Yên Thành)
-Đền là gì? Đền là công trình kiến trúc được xây dựng để thờ cúng một vị Thánh hoặc những nhân vật lịch sử được tôn sùng như thần thánh. Ở Việt Nam, phổ biến nhất là các đền thờ được xây dựng để ghi nhớ công ơn của các anh hùng có công với đất nước

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

1.Nguồn gốc

Tôn giáo, tín ngưỡng xuất hiện ở Nghệ An từ thế kỉ XVI
2.Tín ngưỡng, tôn giáo
a.Tín ngưỡng
: là niềm tin của con người được thể hiện thông qua những lễ nghi gắn liền với phong tục, tập quán truyền thống để mang lại sự bình an về tinh thần cho cá nhân và cộng đồng.
b.Tôn giáo: là niềm tin của con người tồn tại với hệ thống quan niệm và hoạt động bao gồm đối tượng tôn thờ, giáo lý, giáo luật, lễ nghi và tổ chức (Khoản 1 và 5 Điều 2 Luật
3. Đặc điểm tín ngưỡng ở Nghệ An và Con Cuông
- Thờ thành hoàng làng
- Đền thờ các danh nhân có công với dân làng
- Đền thờ các anh hùng dân tộc
- Thờ cúng tổ tiên chia ra làm 5 bậc:
+ Bậc thứ nhất là thờ phụng ông bà thủy tổ họ và anh em đồng hàng, được thờ tự ở từ đường của họ.
+ Bậc thứ hai là thờ phụng ông bà thủy tổ chi và tổ tiên trong phạm vi chi, được thờ tự ở ngôi nhà thờ phái.
+ Bậc thứ ba là thờ phụng ông bà thủy tổ chi và tổ tiên trong phạm vi chi, được thờ tự trong nhà thờ chi.
+Bậc thứ tư là tổ tiên nhà mình từ hàng ông bà cố đến ông bà nội và đồng hàng, được thờ tự ở nhà thờ của gia tộc.
+ Bậc thứ năm là thờ phụng cha mẹ mình, khi mất được thờ tự ở nhà riêng của mỗi người con trai, hoặc tại nhà trưởng nam hoặc quý nam (con út)

(Thờ cúng tổ tiên – Dân tộc Kinh)


(Cúng tổ tiên - Dân tộc Thái)


( Cúng cơm mới – Dân tộc Thái)

( Cúng tổ tiên- Dân tộc Thổ)

Cúng tổ tiên – Dân tộc Mông)

( Tết – dân tộc Khơ Mú)
4.Các tôn giáo ở Nghệ An
a. Nho giáo


b. Phật giáo, đạo giáo

( Phật giáo - Lễ An Cư Kết Hạ )

( Đạo giáo)
c. Đạo thiên chúa

( Thiên chúa giáo)
4. Đặc điểm cơ bản của tín ngưỡng, tôn giáo ở Nghệ An
- Một là, các tín ngưỡng, tôn giáo có sự dung hợp, đan xen và hòa đồng, không kỳ thị, tranh chấp và xung đột. Các tín ngưỡng truyền thống phản ánh đời sống tâm linh phong phú, đa dạng, sự khoan dung, độ lượng, nhân ái của người Việt Nam và tinh thần đoàn kết toàn dân tộc. Đây là những yếu tố để người Việt Nam dễ hòa đồng với nhiều tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau.
- Hai là, các tôn giáo ở Việt Nam chủ yếu thờ Thượng đế và linh nhân là người nước ngoài.
- Ba là, mỗi tín ngưỡng, tôn giáo mang những nét văn hóa riêng biệt nhưng đều hướng đến Chân - Thiện - Mỹ, chịu ảnh hưởng của truyền thống dân tộc, góp phần tạo nên những nét đẹp trong nền văn hóa đa dạng, phong phú về bản sắc của dân tộc.
- Bốn là, trong lịch sử cận, hiện đại của dân tộc, các thế lực thực dân, đế quốc, phản động luôn tìm mọi cách lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo và các vấn đề liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo để xâm lược, đô hộ nước ta, hoặc gây mất ổn định an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, phục vụ cho ý đồ đen tối của chúng.
- Nghệ An hiện có 2 tôn giáo hợp pháp (Công giáo, Phật giáo) và một số tôn giáo khác
- Đạo Công giáo ở Nghệ An có khoảng 280.000 tín đồ; 162 chức sắc gồm 3 giám mục và 159 linh mục. Nghệ An cũng là nơi đóng chân của Tòa giám mục Giáo phận Vinh (gồm công giáo 3 tỉnh Nghệ An – Hà Tĩnh – Quảng Bình) và Trường Đại chủng viện Vinh – Thanh, nơi đào tạo các linh mục tương lai cho Giáo phận Vinh và Thanh Hóa.
- Toàn tỉnh có 356 cơ sở xứ, họ đạo ở 174/480 xã, phường, thị trấn; 16 huyện, thành, thị có tổ chức cơ sở tôn giáo, 5 huyện miền núi dân tộc đều có tín đồ Công giáo nhưng số lượng ít; có 2 dòng tu hợp pháp (dòng Mến Thánh giá Xã Đoài, dòng Thừa sai Bác Ái với 24 cơ sở dòng).
- Huyện Con Cuông: có giáo họ đặt tại thôn Trung Hương, xã Yên Khê, huyện Con Cuông
( Giáo họ độc Lập – Con Cuông)
5. Phân biệt Đền, Đình, Chùa, Nhà thờ
- Chùa là gì? Chùa là cơ sở hoạt động và truyền bá Phật giáo, là nơi tập trung sinh hoạt, tu hành và thuyết giảng đạo Phật của các nhà sư, tăng, ni. Mọi người kể cả tín đồ hay người không theo đạo đều có thể đến thăm viếng, nghe giảng kinh hay thực hành các nghi lễ Phật giáo. Ở một số nơi, chùa cũng là nơi cất giữ xá lị và chôn cất các vị đại sư.
(Chùa Cốm Am)
( Đền Cờn – Quỳnh Lưu)​
(Đền Cửa Lũy – Anh Sơn)
-Nhà thờ
: nơi thờ phụng, cầu nguyện của những người theo các tôn giáo như: Kitô giáo ( Công giáo, Tin Lành ...), Hồi giáo, đạo Cao Đài
(Nhà thờ - Nghĩa Đàn)
(Nhà thờ giáo phận Vinh
)​
 

DOWNLOAD FILE

  • yopo.vn---GIÁO ÁN GDĐP 8 TIẾT 5,6,7,8 CĐ2 TÔN GIÁO ,TÍN NGƯỠNG..docx
    1.8 MB · Lượt xem: 0
Sửa lần cuối:
CHỦ ĐỀ LIÊN QUAN
CHỦ ĐỀ MỚI NHẤT
Nếu bạn cảm thấy nội dung chủ đề bổ ích , Hãy LIKE hoặc bình luận để chủ đề được sôi nổi hơn
  • Từ khóa
    dạy giáo dục địa phương lớp 6 file giáo dục địa phương lớp 6 file sách giáo dục địa phương lớp 6 giao duc dia phuong o tieu hoc giáo dục địa phương giáo dục địa phương 6 giáo dục địa phương 6 bài 1 giáo dục địa phương 6 cánh diều giáo dục địa phương 6 chân trời sáng tạo giáo dục địa phương 6 chủ đề 3 giáo dục địa phương 6 chủ đề 4 giáo dục địa phương 6 kết nối tri thức giáo dục địa phương an giang giáo dục địa phương an giang lớp 6 giáo dục địa phương bắc giang giáo dục địa phương bắc giang lớp 6 giáo dục địa phương bạc liêu giáo dục địa phương bắc ninh giáo dục địa phương bình dương lớp 6 giáo dục địa phương bình phước giáo dục địa phương bình định giáo dục địa phương cà mau giáo dục địa phương cấp tiểu học giáo dục địa phương cho học sinh giáo dục địa phương gia lai lớp 8 giáo dục địa phương hà nam giáo dục địa phương hà nội giáo dục địa phương hà tĩnh giáo dục địa phương hà tỉnh lớp 6 giáo dục địa phương hải phòng giáo dục địa phương hưng yên giáo dục địa phương hưng yên lớp 6 giáo dục địa phương là gì giáo dục địa phương là môn gì giáo dục địa phương là sách gì giáo dục địa phương lớp 1 giáo dục địa phương lớp 1 đà nẵng giáo dục địa phương lớp 12 giáo dục địa phương lớp 2 giáo dục địa phương lớp 2 đà nẵng giáo dục địa phương lớp 3 giáo dục địa phương lớp 6 bắc kạn giáo dục địa phương lớp 6 bài 1 giáo dục địa phương lớp 6 binh dinh giáo dục địa phương lớp 6 chân trời sáng tạo giáo dục địa phương lớp 6 chủ đề 1 giáo dục địa phương lớp 6 hà nội giáo dục địa phương lớp 6 kết nối tri thức giáo dục địa phương lớp 6 khánh hòa giáo dục địa phương lớp 6 kì 2 giáo dục địa phương lớp 6 kiên giang giáo dục địa phương lớp 6 kon tum giáo dục địa phương lớp 6 mới giáo dục địa phương lớp 6 pdf giáo dục địa phương lớp 6 phú thọ giáo dục địa phương lớp 6 quảng bình giáo dục địa phương lớp 6 quảng nam giáo dục địa phương lớp 6 quảng ngãi giáo dục địa phương lớp 8 giáo dục địa phương môn âm nhạc thcs giáo dục địa phương môn gdcd giáo dục địa phương môn mĩ thuật giáo dục địa phương môn văn giáo dục địa phương môn đạo đức giáo dục địa phương nam định giáo dục địa phương nghệ an lớp 6 giáo dục địa phương ngữ văn 7 giáo dục địa phương ngữ văn lớp 6 giáo dục địa phương phú thọ giáo dục địa phương quảng nam giáo dục địa phương sóc trăng giáo dục địa phương sơn la giáo dục địa phương thái bình giáo dục địa phương thái nguyên giáo dục địa phương thành phố hồ chí minh giao duc dia phuong lop 6 giáo dục địa phương tiền giang giáo dục địa phương tiếng anh là gì giáo dục địa phương tỉnh bà rịa vũng tàu giáo dục địa phương tỉnh bắc giang lớp 6 giáo dục địa phương tỉnh bình định lớp 6 giáo dục địa phương tỉnh hải dương lớp 6 giáo dục địa phương tỉnh nghệ an lớp 6 giáo dục địa phương tỉnh ninh bình lớp 6 giáo dục địa phương tỉnh quảng trị giáo dục địa phương tuyên quang giáo dục địa phương vĩnh phúc giáo dục địa phương đồng nai nội dung giáo dục địa phương nội dung giáo dục địa phương ở tiểu học olm.vn lớp 6 giáo dục địa phương ppct giáo dục địa phương lớp 6 sách giáo dục địa phương 6 chân trời sáng tạo sách giáo dục địa phương gia lai lớp 6 sách giáo dục địa phương lớp 6 online sách giáo dục địa phương online sách giáo dục địa phương quảng ngãi tài liệu giáo dục địa phương cấp tiểu học tóm tắt giáo dục địa phương 6 filetype pdf xa hoi hoa giao duc o dia phuong
  • HỖ TRỢ ĐĂNG KÝ VIP

    Liên hệ ZALO để được tư vấn, hỗ trợ: ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN VIP
    ZALO:0979702422

    BÀI VIẾT MỚI

    Thống kê

    Chủ đề
    36,408
    Bài viết
    37,877
    Thành viên
    141,069
    Thành viên mới nhất
    Lư Ến Sạy

    BQT trực tuyến

    • Yopovn
      Ban quản trị Team YOPO

    Thành viên Online

    Top