Chào mừng!

ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN MỚI TẢI ĐƯỢC TÀI LIỆU! Đăng ký ngay!

KHÁCH VÀ THÀNH VIÊN CÓ THỂ TẢI MIỄN PHÍ HƯỚNG DẪN ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN VÀ TẢI » THƯ MỤC MIỄN PHÍYOPOVN
ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP » ĐĂNG KÝ NGAYĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP

Yopovn

Ban quản trị Team YOPO
Thành viên BQT
Tham gia
28/1/21
Bài viết
84,627
Điểm
113
tác giả
Giáo án hoạt động trải nghiệm lớp 9 kết nối tri thức CẢ NĂM 2024-2025 TÁCH THEO CHỦ ĐỀ TỪNG TUẦN được soạn dưới dạng file word gồm CÁC THƯ MỤC FILE trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.

TUẦN 01
Ngày soạn:2/9/2024​

CHỦ ĐỀ 1: EM VỚI NHÀ TRƯỜNG


Sau khi tham gia các hoạt động trong chủ đề này, HS​

-Tôn trọng sự khác biệt và sống hài hoà với ban bè, thầy cô.​

-Xây dựng được kế hoạch tổ chức họat động phòng chống bắt nạt học đường, tham gia thực hiện và đánh giá được hiệu quả của họat động này.​

-Xác định được mục tiêu và xây dựng được kế họach cho các buổi lao dộng công ích ở trường.​

-Làm được các sản phẩm đóng góp xây dựng truyền thống nhà trường​

-Tham gia các hoạt động của Đoàn Thanh niên Cộng sản (TNCS) Hồ Chí Minh​

Phát triển phẩm chất:​

+Nhân ái, khoan dung, tôn trọng mọi người qua các hoat động tìm hiểu và thực hành thể hiện tôn trọng sự khác biết và sống hài hoà với bạn bè, thầy cô, tìm hiểu và thực hành phòng chống bắt nạt học đường​

+Trách nhiệm thông qua các họat động phòng chống bắt nạt học đường, tham gia lao đông công ích.​

Phát triển các năng lực:​

+ Thích ứng với cuộc sống qua các hoạt động thể hiện tôn trọng sự khác biệt và sống hài hoà với bạn bè. thầy cô.​

+ Thiết kế và tổ chức họat động qua xây dựng, thực hiện kế họach: phòng chống bắt nạt học đường lao động công ích: làm sản phẩm đóng góp xây dựng truyền thống nhà trường​

+ Tự chủ trong các mối quan hệ với bạn bè thầy cô​

+ Giao tiếp và hợp tác qua việc cùng các bạn trong lớp trong nhóm thực hiện các hoạt động trong chủ đề​

TIẾT 1: SINH HOẠT DƯỚI CỜ​

THAM GIA CUỘC PHÁT ĐỘNG PHONG TRÀO THI ĐUA

“XÂY DỰNG TRUYỀN THỐNG NHÀ TRƯỜNG”

CỦA ĐOÀN THANH NIÊN CỘNG SẢN HỒ CHÍ MINH.

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức


Sau khi tham gia trải nghiệm các hoạt động trong nội dung này, HS sẽ:

-HS làm được các sản phẩm đóng góp xây dựng truyền thống nhà trường, tự hào vể những truyền thống của nhà trường.

-Định hướng các hoạt động trải nghiệm trong nội dung 1 của chủ để.

2. Năng lực:

- Năng lực chung:


-Giao tiếp và hợp tác khi tham gia các hoạt động trong chủ để.

- Năng lực riêng:

-Tự chủ trong các mối quan hệ với bạn bè, thầy cô.

-Giao tiếp và hợp tác với các bạn trong nhóm, trong lớp.

3. Phẩm chất: -Phát triển các phẩm chất nhân ái, khoan dung, tôn trọng bạn bè và mọi người.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với TPT, BGH và GV:


-Xây dựng kế hoạch cuộc phát động “Xây dựng truyền thống nhà trường.

- Chuẩn bị không gian, địa điểm để trưng bày và giới thiệu sản phẩm: phòng truyền thống, hành lang, trang mạng xã hội của trường.

- Hệ thống âm thanh, phông nền và trang thiết bị phục vụ hoạt động định hướng.

- Phân công lớp/ số trực tuần xây dựng chương trình, cả người dẫn chương trình (MC) và chuẩn bị 2 – 3 tiết mục văn nghệ

-Chuẩn bị một bức ảnh có tên "Bà lão hay cô gái và một bức tranh (kích thước bất kì).

2. Đối với HS:

- Sách giáo khoa (SGK) và sách bài tập (SBT) hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 9.

- Xây dựng chương trình, cử MC, chuẩn bị 2 – 3 tiết mục văn nghệ theo sự phân công

-Chuẩn bị nguyên vật liệu, dụng cụ để làm các sản phẩm truyền thống nhà trường như giấy, bút màu, bìa cứng, cây xanh,...

- Giấy A0, bút dạ màu xanh, đỏ, bút màu cho hoạt động thảo luận.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)

a. Mục tiêu:
Tạo hứng thú cho HS trước khi diễn ra buổi lễ khai giảng chào mừng năm học mới.

b. Nội dung: HS ổn định vị trí chỗ ngồi, đội văn nghệ thể hiện tiết mục mở màn.

c. Sản phẩm: HS trình bày.

d. Tổ chức thực hiện:

- GV chủ nhiệm yêu cầu HS của lớp mình chuẩn chỉnh trang phục, ổn định vị trí, hưởng ứng tiết mục văn nghệ chào mừng lễ khai giảng.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tổ chức lễ khai giảng

a. Mục tiêu:


- Nhận thức được ý nghĩa của ngày khai giảng và cảm thấy tự hào, hạnh phúc khi được thầy cô, các anh chị chào đón.

- Tự tin tham gia lễ khai giảng và có ấn tượng tốt đẹp về ngày khai giảng.

b. Nội dung: GV cùng BGH tổ chức lễ khai giảng, HS trật tự, chú ý lắng nghe, quan sát.

c. Sản phẩm: Trình tự diễn ra buổi lễ khai giảng.

d. Tổ chức thực hiện:

-Thực hiện các nghi thức theo chương trình của ngày khai giảng chào mừng năm học mới:

-Đón tiếp đại biểu.

-Tổ chức lễ diễu hành: rước cờ, ảnh Bác Hồ.

-Lễ chào cờ.

-Tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu đến dự lễ khai giảng.

-Đại diện địa phương hoặc nhà trường đọc thư của chủ tịch nước gửi GV và HS nhân ngày khai giảng.

-Hiệu trưởng nhà trường đọc diễn văn khai giảng năm học mới.

-Đại diện GV và HS phát biểu ý kiến, cam kết thi đua dạy tốt, học tốt.

-Đại biểu phát biểu ý kiến, chào mừng ngày khai giảng.

Hoạt động 2: Tham gia cuộc phát động phong trào thi đua “Xây dựng truyền thống nhà trường” của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.

a. Mục tiêu:


-HS làm được các sản phẩm đóng góp xây dựng truyền thống nhà trường, tự hào về những truyền thống của nhà trường

-Định hướng cho IIS tham gia các hoạt động trải nghiệm trong nội dung 1 của chủ đề.

b. Nội dung: HS làm các sản phẩm / công trình đóng góp xây dựng truyền thống nhà trường

c. Sản phẩm: HS trưng bày sản phẩm.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- Bí thư Đoàn TNCS Hồ Chí Minh hoặc tổng phụ trách (TPT) lên phát động cuộc thi đua xây dựng truyền thống nhà trường.
+ Nội dung: Mỗi lớp sẽ làm ít nhất 1 sản phẩm/ công trình để đóng góp vào truyền thống của nhà trường. Sản phẩm/ công trình đó có thể là khuôn viên cây xanh, xây dựng thư viện lớp học tạo góc checkin ở sân trường...
+ Hình thức trình bày: Sau khi các lớp đã hoàn thành sản phẩm/ công trình của lớp mình thì có thể qua hình ảnh lên fanpage của Trường để giới thiệu sản phẩn của lớp. Hình ảnh sản phẩm của lớp nhận được nhiều bình luận, yêu thích và chia sẻ cũng được coi như một tiêu chí giành giải của cuộc thi.
+ Thời gian làm sản phẩm: 2 tuần kể từ ngày phát động phong trào thi đua
- Kết thúc buổi phát động thi đua. GV hoặc là bí thư Đoàn TNCS Hồ Chí Minh nhấn mạnh: Làm sản phẩm đóng góp vào truyền thống nhà trường chính là việc làm có ý nghĩa, tạo dựng những giá trị tốt đẹp và xây dựng văn hoá nhà trường là việc làm, trách nhiệm của tất cả thành viên trong nhà trường bao gồm GV, cán bộ nhân viên nhà trường và HS
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ.
HS biểu diễn các tiết mục văn nghệ chào mừng
- MC giới thiệu truyền thông nhà trường, chiếu một số hình ảnh về truyền thống nhà trường một số hình ảnh về công trình của HS ở các trường khác (nếu sân trường có màn hình Led).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
-Lắng nghe yêu cầu và ý nghĩa hoạt động và hỏi lại nếu chưa rõ.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, đánh giá hoạt động.
-HS nắm được yêu cầu và ý nghĩa của hoạt động để về lớp triển khai thực hiện.
C. HOẠT ĐỘNG TIẾP NỐI

a. Mục tiêu:
HS tiếp tục tìm hiểu về truyền thông nhà trường

b. Nội dung: Về kết quả học tập và rèn luyện.

c. Sản phẩm: Hs trình bày với các bạn trong lớp

d. Tổ chức thực hiện:

-HS chia sẻ, giao lưu với các bạn trong lớp về kết quả học tập và rèn luyện ... .

TIẾT 2.​

Nội dung 1:

TÔN TRỌNG SỰ KHÁC BIỆT VÀ SỐNG HÀI HOÀ

VỚI CÁC BẠN, THẦY CÔ

I. MỤC TIÊU:

1.Kiến thức:


Sau khi tham gia hoat động này HS có khả năng:

-Nhận diện được biểu hiện tôn trọng sự khác biệt và sống hài hoà với các bạn, thầy cô​

-Thể hiện được hành vi, thái độ tôn trọng sự khác biệt và sống hài hoà với các bạn, thầy cô.​

-Phát triển phẩm chât nhân ái, khoan dung.​

2.Năng lực:

Năng lực chung:


-Giải quyết được những nhiệm vụ học tâp một cách độc lập, theo nhóm và thể hiên sự sáng tạo.

-Góp phần phát triển năng lục giao tiếp và hợp tác qua hoat đông nhóm và trao đổi công việc với giáo viên.

Năng lục riêng: Có khả năng hơp tác giải quyết những vẩn đề một cách triệt để, hài hòa.

3. Phẩm chất:

Bồi dưỡng tình yêu bạn bè. thầy cô giáo, trường lớp.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1-Đối với giáo viên:


-Xây dựng kế hoạch cuộc phát động “Xây dựng truyền thống nhà trường”.​

-Chuẩn bị không gian, địa điểm để trưng bày và giới thiệu sản phẩm: phòng truyền thống, hành lang, trang mạng xã hội của trường; hệ thống âm thanh, phông nền và trang thiết bị phục vụ hoạt động định hướng.​

-Phân công lớp/ tổ trực tuần xây dựng chương trình, cử người dẫn chương trình (MC) và chuẩn bị 2- 3​

tiết mục văn nghệ.​

-Chuẩn bị một bức ảnh có tên “Bà lão hay cô gái” và một bức tranh vẽ (kích thước bất kì)..​

2-Đồi với học sinh:

-Xây dựng chương trinh, cử người dẫn chương trình (MC), chuẩn bị 2- 3 tiết mục văn nghệ theo sự phân công và tập dượt.​

-SGK và SBT Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 9.​

-Bút màu, bìa cứng,...​

III.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG:
Nghệ thuật xem tranh

a.Mục tiêu:

Tạo sự vui vẻ, tâm thể, động lực cho HS và dẫn dắt HS vào hoạt động mới.

b.Nội dung:

GV nêu vấn , HS trà lời câu hỏi.

c.Sán phẩm học tập:

HS lắng nghe và trả lời câu hỏi.

d.Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
-Chiếu bức ảnh "Bà lão hay cô gái" và đặt câu hỏi “Các em nhìn thấy gì ở bức ảnh trên ?
- Kết luận: Cùng trong một bức tranh nhưng có người sẽ nhìn thấy bà lão, có người lại nhìn thấy cô gái. Như vậy là cùng một sự vật, hiện tượng những mỗi người sẽ nhìn thấy một khía cạnh khác nhau.
-Tiếp tục cầm bức ảnh/ tranh khác trên tay và hỏi cả lớp: “Các em thích nhất điều ở bức ảnh/ tranh này ?Lý do thích nhất điểm đó là gì ?
* Kết luận: Cuộc sống của chúng ta thật đa dạng, muôn màu giống như bức ảnh/tranh này.Mỗi một màu đều làm nên vẻ đẹp tổng thể của bức tranh, giống như mỗi ý kiến, mỗi sự khác biệt trong cuộc sống sẽ tạo ra nét đẹp và ý nghĩa riêng.
- Đặt câu hỏi về trải nghiệm của HS khi đưa ra nhận xét của mình về bức ảnh/tranh.
- Giới thiệu nội dung trải nghiệm mới.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ.
-Mô tả theo quan sát của mình. Thường là nhìn thấy hình ảnh bà lão/cô gái.
- Một số HS trả lời.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- H5 nêu suy nghĩ của bản thân về ý nghĩa của tôn trọng sự khác biệt và sống hài hòa.
-Cảm nhận của các em về bức ảnh GV đưa ra.
-HS nhận thức được ý nghĩa của sự phong phú, đa dạng, khác biệt.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
-
GV nhận xét và dẫn dắt HS vào hoạt động: ...
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC:

Hoạt động 1:
Tìm hiểu biểu hiện của tôn trọng sự khác biệt và sống hài hoà với các bạn, thầy cô

a. Mục tiêu
:

-HS nhận diện được những hành vi, lời nói, việc làm thể hiện tôn trọng sự khác biệt và sống hài hoà với các bạn và thầy cô.

- Nhận thức được tầm quan trọng của việc tôn trọng sự khác biệt, sống hài hoà với các bạn, thầy cô.

- Xác định được cách ứng xử tôn trọng sự khác biệt và sống hài hoà với các bạn, thấy cô.

b. Nội dung:

-Tầm quan trọng của việc tôn trọng sự khác biệt, sống hài hoà với các bạn, thầy cô.

c. Sản phẩm:

- HS chia sẻ...những hành vi, lời nói, việc làm thể hiện tôn trọng sự khác biệt và sống hài hoà với các bạn và thầy cô.

d.Tổ chức hoạt động:

Nhiệm vụ 1: Chia sẻ những hành vi, lối nói, việc làm thể hiện tôn trọng sự khác biệt bạn, và sống hài hoà với các bạn, thầy cô.

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
Chia sẻ trong nhóm những hành vi, lời nói, việc làm thể hiện tôn trọng sự khác biệt và sống hài hoà với các bạn, thầy cô mà các em đã biết hoặc đã thực hiện.
-Hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ 1 dựa vào các gợi ý ở mục 1,2, hoạt động 1 , trang 5 SGK:
1.Chia sẻ những hành vi, lời nói, việc làm thể hiện tôn trọng sự khác biệt và sống hài hoà với các bạn.
2.Trao đổi về những hành vi, lời nói, việc làm thể hiện tôn trọng sự khác biệt và sống hài hoà với thầy cô.
-Chia lớp thành 4 nhóm và phản công: Nhóm 1,2 thảo luận về “Hành vi, lời nói, việc làm thể hiện tôn trọng sự khác biệt và sống hài hoà với các bạn", Nhóm 3, 4 thảo luận về “Hành vi, lời nói, việc làm thể hiện tôn trọng sự khác biệt và sống hài hoà với thầy cô".
-Yêu cầu HS thảo luận và ghi chép kết quả thảo luận bằng bút dạ trên giây A0.
-Giáo viên yêu cầu HS luân chuyển kết quả hoạt động chéo cho nhau để đọc, nhận xét và bổ sung ý kiến.
-GV tổ chức cho các nhóm trình bày kết quả
- Giờ nhận xét, tổng hợp những ý kiến của HS và kết luận: Tôn trọng sự khác biệt và sống hài hoà với bạn bè, thầy cô được thể hiện qua thái độ, hành vi, lời nói, việc làm của mỗi người.Cụ thể là:
+ Đối với các bạn luôn giữ thái độ khiêm tôn, biết kiểm soát cảm xúc không kiêu căng, giúp đỡ bạn khi cần thiết, chấp nhận suy nghĩ, tính cách, phong cách khác với mình của bạn
+ Đối với thầy cô: luôn lắng nghe góp ý, nhận xét của thầy cô về mình; hợp tác với các bạn, thầy cô để thực hiện tốt các hoạt động mà thầy cô giao; chấp nhận sự khác biệt trong phong cách dạy học, làm việc của mỗi thầy cô.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ.
-Lắng nghe GV giao nhiệm vụ
-Các nhóm thực hiện nhiệm vụ được phân công.
-Theo yêu cầu của GV, nhóm 1 chuyển kết quả hoạt động cho nhóm 2 , nhóm 2 chuyển kết quả hoạt động cho nhóm 4.
- Các nhóm đọc, nhận xét và bổ sung ý kiến cho nhóm bạn bằng bút màu khác.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- Đại diện nhóm lên báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ. Các nhóm còn lại lắng nghe, nhận xét bổ sung ý kiến.
-HS cởi mở, chia sẻ trong nhóm về những hành vi, lời nói, việc làm thế hiện tôn trọng sự khác biệt và sống hài hoà với các bạn, thầy cô mà các em đã biết hoặc thực hiện.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
-GV nhận xét, chốt kiến thức
Chỉ khi tôn trọng và sống hài hoà với các bạn, thầy cô, chúng ta mới có được cảm xúc tích cực (vui vẻ, cởi mở, chan hoà, yêu thương) và được tôn trọng.
1.Chia sẻ những hành vi, lối nói, việc làm thể hiện tôn trọng sự khác biệt bạn, và sống hài hoà với các bạn, thầy cô.

Chỉ khi tôn trọng và sống hài hoà với các bạn, thầy cô, chúng ta mới có được cảm xúc tích cực (vui vẻ, cởi mở, chan hoà, yêu thương) và được tôn trọng.








1725595412195.png


THẦY CÔ TẢI NHÉ!
 

DOWNLOAD FILE

  • YOPO.VN--PL1,2,3,4 HĐTN 9 SOẠN THEO CHỦ ĐỀ tập 1.zip
    40.2 MB · Lượt xem: 0
  • YOPO.VN--PL1,2,3,4 HĐTN 9 SOẠN THEO CHỦ ĐỀ tập 2.zip
    7.2 MB · Lượt xem: 0
Nếu bạn cảm thấy nội dung chủ đề bổ ích , Hãy LIKE hoặc bình luận để chủ đề được sôi nổi hơn
  • Từ khóa
    giáo an hoạt động trải nghiệm 10 giáo án hoạt động trải nghiệm 9 chân trời sáng tạo bản 1 giáo án hoạt động trải nghiệm 9 chủ đề 1: tự tạo động lực và ứng phó với áp lực trong cuộc song giáo án hoạt động trải nghiệm 9 chủ đề 2: giao tiếp giáo án hoạt động trải nghiệm 9 chủ đề 3: góp phần xây dựng văn hoá nhà trường giáo án hoạt động trải nghiệm 9 kết nối tri thức hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 9 kế hoạch bài dạy hoạt động trải nghiệm lớp 9 chân trời sáng tạo ứng xử tích cực
  • HỖ TRỢ ĐĂNG KÝ VIP

    ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN VIP
    ZALO:0979702422

    BÀI VIẾT MỚI

    Thống kê

    Chủ đề
    38,703
    Bài viết
    40,166
    Thành viên
    152,351
    Thành viên mới nhất
    PHAMDUNG92
    Top