Chào mừng!

ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN MỚI TẢI ĐƯỢC TÀI LIỆU! Đăng ký ngay!

KHÁCH VÀ THÀNH VIÊN CÓ THỂ TẢI MIỄN PHÍ HƯỚNG DẪN ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN VÀ TẢI » THƯ MỤC MIỄN PHÍYOPOVN
ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP » ĐĂNG KÝ NGAYĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP

Yopovn

Ban quản trị Team YOPO
Thành viên BQT
Tham gia
28/1/21
Bài viết
82,206
Điểm
113
tác giả
GIÁO ÁN Ngữ văn 6 bài 6 điểm tựa tinh thần thực hành tiếng việt được soạn dưới dạng file word gồm 29 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
KẾ HOẠCH BÀI DẠY: NGỮ VĂN 6


BÀI 6: ĐIỂM TỰA TINH THẦN (12 tiết)

(Đọc văn bản và thực hành Tiếng Việt – 8 tiết, Viết - 1.5 tiết,

Nói và nghe – 1.5 tiết, Ôn tập – 1 tiết)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT / MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Kiến thức:


- Tri thức ngữ văn (truyện, truyện đồng thoại, cốt truyện, nhân vật, lời người kể chuyện, lời nhân vật).

- Nêu được bài học về cách nghĩ và cách ứng xử gợi ra từ văn bản

- Ý nghĩa của dấu ngoặc kép.

2. Năng lực:

- Nhận biết được đặc điểm nhân vật trong truyện, nhận biết được đề tài, chủ đề, câu chuyện, nhân vật, các chi tiết tiêu biểu trong tính chỉnh thể của tác phẩm.

- Nhận biết và phân tích được đặc điểm nhân vật thể hiện qua hình dáng, cử chỉ, hành động, ngôn ngữ, ý nghĩ của nhân vật.

- Nhận biết được nghĩa văn cảnh của một từ ngữ khi được đặt trong dấu ngoặc kép; chỉ ra được những đặc điểm, chức năng cơ bản của đoạn văn và văn bản.

- Viết được biên bản ghi chép đúng quy cách.

- Tóm tắt được nội dung trình bày của người khác.

3. Phẩm chất:

- Biết yêu thương và sống có trách nhiệm với mọi người xung quanh mình.

II. PHƯƠNG PHÁP, PHƯƠNG TIỆN:

1. Phương pháp:


- Thuyết trình

- Dạy học hợp tác và đàm thoại gợi mở (thảo luận, tranh luận, chia sẻ ý kiến)

- PP phụ: trực quan, trò chơi; kĩ thuật phòng tranh, sơ đồ tư duy, KWL, …

2. Phương tiện:

- SGK, SGV.

- Một số video, tranh ảnh liên quan đến nội dung bài học.

- Máy chiếu, máy tính

- Giấy A1 hoặc bảng phụ để HS làm việc nhóm.

- Phiếu học tập.

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC / TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

  • ĐỌC
  • Hoạt động 1: Khởi động
  • Dự kiến sán phẩm
1) Mục tiêu:
- Kết nối kiến thức từ cuộc sống vào nội dung bài học.
- Khám phá tri thức Ngữ văn.
2) Tổ chức hoạt động:
GV yêu cầu HS quan sát video, trả lời câu hỏi của GV.
HS quan sát, lắng nghe video bài hát “Đứa bé” suy nghĩ cá nhân và trả lời.
3) Sản phẩm: HS nêu/trình bày được
- Nội dung của bài hát: hát về tình yêu thương, bao bọc, che chở của mọi người .
- Cảm xúc của cá nhân (định hướng mở).
4) Phương án đánh giá:
+ GV đánh giá trực tiếp phần phát biểu câu hỏi - đáp của HS.




Những việc làm thể hiện tình yêu thương con người


ĐỌCHoạt động 2: Khám phá
Dự kiến sán phẩm
* Khám phá 1: Tìm hiểu văn bản
*. Tác giả:
a) Mục tiêu
: HS nêu được những nét chính về nhà văn Thạch Lam
b) Tổ chức hoạt động
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

- Yêu cầu HS đọc SGK và trả lời câu hỏi
? Nêu những hiểu biết của em về nhà văn Thạch Lam?
B2: Thực hiện nhiệm vụ
GV
hướng dẫn HS đọc và tìm thông tin.
HS quan sát SGK.
B3: Báo cáo
GV
yêu cầu HS trả lời.
HS trả lời câu hỏi của GV.
B4: Kết luận, nhận định (GV)
c) Sản phẩm học tập:
Câu trả lời của HS
d) Phương án đánh giá: GV đánh giá trực tiếp phần phát biểu câu hỏi - đáp của HS.
*Tác phẩm
a) Mục tiêu
: Giúp HS
- Biết được những nét chung của văn bản (Thể loại, ngôi kể, bố cục…)
b) Tổ chức hoạt động:
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)
- Hướng dẫn cách đọc & yêu cầu HS đọc.
- Chia nhóm lớp, giao nhiệm vụ:
? Câu chuyện được kể bằng lời của người kể chuyện ngôi thứ mấy?
?Em hãy nêu phương thức biểu đạt và thể loại của VB.
? Văn bản chia làm mấy phần? Nêu nội dung của từng phần?
B2: Thực hiện nhiệm vụ
HS
:
- Đọc văn bản
- Làm việc cá nhân 2’, nhóm 5’
+ 2 phút đầu, HS ghi kết quả làm việc ra phiếu cá nhân.
+ 5 phút tiếp theo, HS làm việc nhóm, thảo luận và ghi kết quả vào ô giữa của phiếu học tập, dán phiếu cá nhân ở vị trí có tên mình.
GV:
- Chỉnh cách đọc cho HS (nếu cần).
- Theo dõi, hỗ trợ HS trong hoạt động nhóm.
B3: Báo cáo, thảo luận
HS
: Trình bày sản phẩm của nhóm mình. Theo dõi, nhận xét, bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần).
GV:
- Nhận xét cách đọc của HS.
- Hướng dẫn HS trình bày bằng cách nhắc lại từng câu hỏi
B4: Kết luận, nhận định (GV)
- Nhận xét về thái độ học tập & sản phẩm học tập của HS.
c) Sản phẩm: Câu trả lời đã hoàn thành của HS
d) Phương án đánh giá
Hs đánh giá lẫn nhau
Gv đánh giá câu trả lời của học sinh
*Nhân vật Sơn và Lan
a) Mục tiêu
:
- Thấy được hoàn cảnh gia đình của Sơn
- Suy nghĩ và tình cảm của chị em Sơn với những đứa trẻ nghèo.
b) Nội dung:
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)
- Chia lớp ra làm 4 nhóm
Yêu cầu mỗi em ở mỗi nhóm đánh số 1,2,3,4
- Phát phiếu học tập số 1 & giao nhiệm vụ:
Nhóm I: Sau khi đọc VB Gió lạnh đầu mùa, em thấy gia đình Sơn có điều kiện như thế nào? Dựa vào đâu em có nhận định đó?
Nhóm II: Hành động cho áo góp phần thể hiện tính cách gì của Sơn và Lan? Hành động ấy có ý nghĩa gì với Hiên?
Nhóm III: Theo em, việc Lan và Sơn giấu mẹ lấy chiếc áo bông của em Duyên đem cho Hiên là đáng khen hay đáng trách? Vì sao?
Nhóm IV: Hành động vội vã đi tìm Hiên để đòi lại chiếc áo bông cũ có làm em giảm bớt thiện cảm với nhân vật Sơn không? Vì sao? Nếu là Sơn, em sẽ làm gì?
B2: Thực hiện nhiệm vụ
HS:

- Làm việc cá nhân 2 phút, ghi kết quả ra phiếu cá nhân.
- Thảo luận nhóm 5 phút và ghi kết quả ra phiếu học tập nhóm (phần việc của nhóm mình làm).
GV hướng dẫn HS thảo luận (nếu cần)
B3: Báo cáo, thảo luận
GV:

- Yêu cầu đại diện của một nhóm lên trình bày.
- Hướng dẫn HS trình bày (nếu cần).
HS:
- Đại diện 1 nhóm lên bày sản phẩm.
- Các nhóm khác theo dõi, quan sát, nhận xét, bổ sung (nếu cần) cho nhóm bạn.
B4: Kết luận, nhận định (GV)
- Nhận xét thái độ và kết quả làm việc của từng nhóm, chỉ ra những ưu điểm và hạn chế trong HĐ nhóm của HS.
- Chốt kiến thức & chuyển dẫn sang mục 2
c) Sản phẩm: Phiếu học tập của HS đã hoàn thành, câu trả lời của HS.
d) Phương án đánh giá
Hs đánh giá lẫn nhau
Gv đánh giá phiếu học tập của hs
* Nhân vật Hiên và những đứa trẻ nghèo
a) Mục tiêu
:
- Tìm được chi tiết miêu tả không gian xung quanh khi Sơn và chị Lan đi chơi với những đứa trẻ khác.
- Thấy được dáng vẻ của Hiên và những đứa trẻ khác .
b) Tổ chức hoạt động:
- B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)
- Chia nhóm.
- Phát phiếu học tập số 2 & giao nhiệm vụ:
1. Không gian xung quanh khi Sơn và chị Lan đi chơi với những đứa trẻ khác được miêu tả như thế nào?
2. Nhân vật Hiên và những đứa trẻ khác ăn mặc như thế nào? Chúng có thích chơi với Sơn và chị Lan không? Chúng có dám chơi cùng không? Tại sao?
B2: Thực hiện nhiệm vụ
HS
:
- 2 phút làm việc cá nhân
- 3 phút thảo luận cặp đôi và hoàn thành phiếu học tập.
GV: gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
B3: Báo cáo, thảo luận
GV:

- Yêu cầu HS trình bày.
- Hướng dẫn HS trình bày (nếu cần).
HS
- Đại diện 1 nhóm lên trình bày sản phẩm.
- Các nhóm khác theo dõi, quan sát, nhận xét, bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần).
B4: Kết luận, nhận định (GV)
- Nhận xét về thái độ làm việc và sản phẩm của các nhóm.
c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS và phiếu học tập của HS đã hoàn thành.
d) Phương án đánh giá
Hs đánh giá lẫn nhau
Gv đánh giá phiếu học tập của hs
* .Mẹ của Sơn và mẹ của Hiên
a) Mục tiêu
:
- Tìm được chi tiết miêu tả thái độ của mẹ Hiên khi biết Sơn cho áo.
- Thấy được sự nhân hậu của mẹ Sơn đối với các con và Hiên .
b) Tổ chức hoạt động:
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)
- Chia nhóm.
- Phát phiếu học tập số 3 & giao nhiệm vụ:
1. Tìm những chi tiết thể hiện thái độ và hành động của mẹ Hiên khi biết Sơn cho Hiên chiếc áo? Qua đó, em thấy mẹ Hiên là người như thế nào?
2. Em có nhận xét gì về cách cư xử của mẹ với Sơn? Qua đó, em thấy mẹ Sơn là người như thế nào?
B2: Thực hiện nhiệm vụ
HS
:
- 2 phút làm việc cá nhân
- 3 phút thảo luận cặp đôi và hoàn thành phiếu học tập.
GV: Hướng theo dõi, quan sát HS thảo luận nhóm, hỗ trợ (nếu HS gặp khó khăn).
B3: Báo cáo, thảo luận
GV:

- Yêu cầu HS trình bày.
- Hướng dẫn HS trình bày (nếu cần).
HS
- Đại diện 1 nhóm lên trình bày sản phẩm.
- Các nhóm khác theo dõi, quan sát, nhận xét, bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần).
B4: Kết luận, nhận định (GV)
- Nhận xét về thái độ làm việc và sản phẩm của các nhóm.
c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS và phiếu học tập của HS đã hoàn thành.
. d) Phương án đánh giá
Hs đánh giá lẫn nhau
Gv sử dụng bảng kiểm đánh giá phiếu học tập của hs
*.Tổng kết
a) Mục tiêu
: hs nêu được những nét nghệ thuật tiêu biểu và nội dung chính của văn bản
b) Tiến trình hoạt động
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

- Chia nhóm lớp theo bàn
- Phát phiếu học tập số 4
- Giao nhiệm vụ nhóm:
? Nêu những biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong văn bản?
? Nội dung chính của văn bản “Gió lạnh đầu mùa”
B2: Thực hiện nhiệm vụ
HS
:
Suy nghĩ cá nhân 2’ và ghi ra giấy.
Làm việc nhóm 5’ (trao đổi, chia sẻ và đi đến thống nhất để hoàn thành phiếu học tập).
GV hướng theo dõi, quan sát HS thảo luận nhóm, hỗ trợ (nếu HS gặp khó khăn).
B3: Báo cáo, thảo luận
HS
:
- Đại diện lên báo cáo kết quả thảo luận nhóm, HS nhóm khác theo dõi, nhận xét và bổ sung (nếu cần) cho nhóm bạn.
GV:
- Yêu cầu HS nhận xét, đánh giá chéo giữa các nhóm.
B4: Kết luận, nhận định (GV)
- Nhận xét thái độ và kết quả làm việc của từng nhóm.
c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS và phiếu học tập của HS đã hoàn thành.
d) Phương án đánh giá
Hs đánh giá lẫn nhau
Gv đánh giá phiếu học tập của hs
Văn bản 2. Tuổi thơ tôi- Nguyễn Nhật Ánh
a. Mục tiêu
: HS kết nối kiến thức trong cuộc sống vào nội dung của bài học.
b. Tiến trình:
Giao nhiệm vụ học tập Gv đặt câu hỏi: Trong cuộc sống đôi khi vì vô ý mà ta vô tình làm tổn thương người khác. Em đã khi nào rơi vào trường hợp ấy chưa? Hãy chia sẻ về một lần như thế.
Thực hiện nhiệm vụ
HS hoạt động cá nhân: hồi tưởng, ghi câu trả lời ra giấy Note
Báo cáo HS dán giấy Note vào bảng phụ mà GV chuẩn bị
Kết luận GV đọc phần chia sẻ của một số bạn và dẫn dắt vào bài
Tìm hiểu chung
a. Mục tiêu:
- Nhận biết thể loại, chủ đề của truyện “Tuổi thơ tôi”.
- Nêu được những nét chính về nhà văn Nguyễn Nhật Ánh và tác phẩm “Tuổi thơ tôi” ( Xuất xứ, thể loại, ngôi kể,…).
- Nêu được các sự việc chính trong văn bản.
b. Tiến trình:
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

- Yêu cầu HS đọc SGK và trả lời câu hỏi
? Nêu những hiểu biết của em về nhà văn Nguyễn Nhật Ánh?
- GV hướng dẫn HS cách đọc văn bản đúng giọng điệu và trao đổi với bạn dự đoán của bản thân về tình huống sau khi đọc mỗi phần của văn bản
- GV yêu cầu HS điền phiếu học tập số 1.
B2: Thực hiện nhiệm vụ
HS
đọc SGK
HS hoạt động cá nhân 02 phút sau đó đọc và lắng nghe theo sự hướng dẫn của GV, tiếp tục thảo luận cặp đôi điền phiếu số 5 và trình bày
B3: Báo cáo, thảo luận
HS
trả lời câu hỏi
B4: Kết luận, nhận định (GV)
Nhận xét câu trả lời của HS và và chốt kiến thức
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS, phiếu học tập
d. Phương án đánh giá gv sử dụng bảng kiểm đánh giá phần trả lời của hs
II. Đọc hiểu văn bản
a. Mục tiêu
- Tìm được những chi tiết độc đáo, gây ấn tượng trong văn bản truyện “Tuổi thơ tôi”.
- Hiểu được ý nghĩa của các chi tiết độc đáo trong việc xây dựng tính cách nhân vật.
- Nêu được suy ngẫm của bản thân về cách ứng xử đúng đắn trong cuộc sống.
b. Tiến trình
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

- Chia lớp ra làm 3 nhóm hoặc 6 nhóm:
- Yêu cầu các em ở mỗi nhóm đánh số 1,2,3… (nếu 3 nhóm) hoặc 1,2,3,4,5,6 (nếu 6 nhóm)...
GV yêu cầu HS thảo luận nhóm theo yêu cầu riêng của mỗi vòng:
Nhóm 1,2: Hãy chỉ ra các cụm từ mà người kể chuyện dùng để gợi lên tính cách của Lợi.
Nhóm 3,4: Tìm chi tiết thể hiện phản ứng của Lợi khi dế lửa chết.
Nhóm 5, 6: Tìm những chi tiết cho thấy đám tang dế lửa đã được cử hành trang trọng.
B2: Thực hiện nhiệm vụ
HS
: Thảo luận nhóm 5 phút và ghi kết quả ra bảng phụ (phần việc của nhóm mình làm).
GV hướng dẫn HS thảo luận.
B3: Báo cáo, thảo luận
GV
:
- Yêu cầu đại diện của một nhóm lên trình bày.
- Hướng dẫn HS trình bày (nếu cần).
HS:
- Đại diện 1 nhóm lên bày sản phẩm.
- Các nhóm khác theo dõi, quan sát, nhận xét, bổ sung (nếu cần) cho nhóm bạn.
B4: Kết luận, nhận định (GV)
- Nhận xét thái độ và kết quả làm việc của từng nhóm, chỉ ra những ưu điểm và hạn chế trong HĐ nhóm của HS.
- Chốt kiến thức & chuyển dẫn sang mục 2
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)
- Tạo nhóm mới (các em số 1 tạo thành nhóm I mới, số 6 tạo thành nhóm II mới, số 3 tạo thành nhóm III mới.
- Phát phiếu học tập số 2 & giao nhiệm vụ:
1. Cách ứng xử của bạn học và thầy Phu:
- Khi dế lửa còn sống.
- Sauk hi dế lửa chết.
2. Em có suy nghĩ gì về:
- Ý nghĩa của con dế.
- Hành động của các bạn và thầy Phu.
- Tính cách của các nhân vật.
B2: Thực hiện nhiệm vụ
HS Thảo luận, trao đổi để hoàn thành phiếu học tập.
GV theo dõi, hỗ trợ cho HS (nếu HS gặp khó khăn).
B3: Báo cáo, thảo luận
GV:

- Yêu cầu HS trình bày.
- Hướng dẫn HS trình bày (nếu cần).
HS
- Đại diện 1 nhóm lên trình bày sản phẩm.
- Các nhóm khác theo dõi, quan sát, nhận xét, bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần).
B4: Kết luận, nhận định (GV)
- Nhận xét về thái độ làm việc và sản phẩm của các nhóm.
- Chốt kiến thức lên màn hình, chuyển dẫn sang mục sau
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)
- Chia nhóm cặp đôi và giao nhiệm vụ:
? Theo em sự thay đổi trong trong tình cảm của các bạn và thầy Phu đối với Lợi đã góp phần thể hiện chủ đề của truyện ntn?
? Từ đó, em rút ra được bài học gì về cách ứng xử trong cuộc sống?
B2: Thực hiện nhiệm vụ
HS:
Làm việc nhóm 3’ (trao đổi, chia sẻ và đi đến thống nhất).
GV: Theo dõi, quan sát HS thảo luận nhóm, hỗ trợ (nếu HS gặp khó khăn).
B3: Báo cáo, thảo luận
- GV mời đại diện 1 – 2 nhóm trình bày kết quả thảo luận
- Nhóm khác theo dõi, nhận xét và bổ sung (nếu cần) cho nhóm bạn.
B4: Kết luận, nhận định (GV)
- Nhận xét thái độ và kết quả làm việc của nhóm.
c. Sản phẩm:
- Phiếu học tập, phần trình bày của học sinh.
d. Phương án đánh giá:
Hs tự đánh giá lẫn nhau
Gv đánh giá câu trả lời của học sinh
III. Tổng kết
a. Mục tiêu:

- Thấy được đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của văn bản Tuổi thơ tôi
b. Tiến trình:
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)
Gv đặt câu hỏi và yêu cầu học sinh trả lời
? Em hãy khái quát nội dung của văn bản ‘Tuổi thơ tôi”
? Văn bản có nét đặc sắc nghệ thuật nào?
B2: Thực hiện nhiệm vụ
HS hoạt động cá nhân: suy nghĩ
GV theo dõi, quan sát HS, hỗ trợ (nếu HS gặp khó khăn).
B3: Báo cáo, thảo luận
HS: trả lời câu hỏi, HS khác nghe và bổ sung (nếu chưa đầy đủ)
GV:Yêu cầu HS nhận xét, đánh giá chéo giữa các nhóm.
B4: Kết luận, nhận định (GV)
GV nhận xét, hướng dẫn HS chốt kiến thức tổng kết.
c. Sản phẩm:
- Câu trả lời của học sinh
d. Phương án đánh giá:
Hs tự đánh giá lẫn nhau
Gv đánh giá câu trả lời của học sinh thông qua bảng kiểm
Đọc kết nối chủ điểm CON GÁI CỦA MẸ - Thái Bá Dũng, Báo Tuổi trẻ (hướng dẫn hs đọc ở nhà trình bày kết quả đọc trên lớp
  • Mục tiêu: : HS nhận biết được đặc điểm nổi bật của văn bản “Con gái của mẹ”, đây là văn bản thông tin kết nối VB1 và VB2 theo chủ đề “ Điểm tựa tinh thần..
  • Tiến trình:
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)
Gv chia lớp thành 4 nhóm
Dựa vào văn bản vừa đọc và trả lời câu hỏi:
Nhóm 1. -Văn bản trên nói về vấn đề gì?
Bố cục văn bản gồm mấy phần, nội dung của từng phần?
Nhóm 2. Nêu hoàn cảnh sống của mẹ con chị Hà .
Tìm chi tiết trong văn bản diễn tả tình cảm của mẹ Hà khi Lam Anh còn nhỏ ?
Tìm chi tiết diễn tả tình cảm của mẹ Hà khi Lam Anh đi học ?
Nhóm 3.
Tìm chi tiết diễn tả tình cảm của mẹ Hà khi Lam Anh đậu vào trường chuyên và tuyển thẳng vào đại học ?
Em có cảm nhận gì về tình yêu của mẹ Hà với Lam Anh ?
Nhóm 4. - Em cảm nhận thế nào về tình cảm của Lam Anh đối với mẹ ? Thể hiện qua chi tiết nào ?
Theo em giữa Lam Anh và mẹ, ai là điểm tựa tinh thần của ai ? Vì sao ?
B2: Thực hiện nhiệm vụ:
HS trong nhóm suy nghĩ chia sẻ ý kiến và trình bày trong 1 phút.
B3: Báo cáo, thảo luận
Yêu cầu HS lên trình bày, các nhóm còn lại theo dõi, nhận xét, bổ sung (nếu cần) cho bạn.
B4: Kết luận, nhận định (GV)
- Nhận xét kết quả trình bày của HS.
Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
d. Phương án đánh giá:
Hs tự đánh giá lẫn nhau
Gv đánh giá câu trả lời của học sinh thông qua bảng kiểm

Thực hành TV. Dấu ngoặc kép
a) Mục tiêu
:
- Nhận biết được nghĩa văn cảnh của một từ ngữ khi được đặt trong ngoặc kép.
b) Tiến trình:
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)
Chia 3 nhóm lớp và đặt câu hỏi:
  • Tìm trong văn bản “Tuổi thơ tôi” các từ ngữ được đặt trong dấu ngoặc kép. Chỉ ra nghĩa thông thường và nghĩa theo dụng ý của tác giả bằng cách điền thông tin vào bảng.
  • Hãy đặt một câu có sử dụng dấu ngoặc kép và giải thích công dụng của dấu ngoặc kép trong câu ấy.
B2: Thực hiện nhiệm vụ
HS
:
- Kẻ bảng điền từ và hoàn thiện bảng.
- Đặt câu và nêu công dụng dấu hai chấm.
GV hướng dẫn HS hoàn thành nhiệm vụ.
B3: Báo cáo, thảo luận
GV
:
- Yêu cầu HS lên trình bày.
- Hướng dẫn HS cách trình bày (nếu cần).
HS:
- Trình bày kết quả làm việc nhóm
- Nhận xét và bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần).
B4: Kết luận, nhận định (GV)
- Nhận xét thái độ học tập và kết quả làm việc nhóm của HS.
- Chốt kiến thức
c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS
d) Phương án đánh giá: Hs tự đánh giá lẫn nhau
Gv đánh giá câu trả lời của học sinh thông qua bảng kiểm


Thực hành tiếng Việt:
Văn bản và đoạn văn: Đặc điểm, chức năng
a) Mục tiêu
:
- Hiểu và chỉ ra những đặc điểm của đoạn văn, văn bản
- Viết được đoạn văn với chủ đề cho sẵn
b) Tiến trình:
- GV chia nhóm cặp đôi
- HS làm việc cá nhân 2’, thảo luận 3’ và hoàn thiện nhiệm vụ nhóm.
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)
-Giao tiếp là gì ? Thế nào là văn bản ?
-Yêu cầu HS đọc từ “cầm tờ giấy trúng tuyển……thiếu thốn, khô khát”. Cho biết có bao nhiêu đoạn văn ? Vì sao em biết ?
-Đoạn văn là gì ?
B2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS đọc và xác định yêu cầu của đề bài.
- Suy nghĩ cá nhân và viết ra giấy kết quả
- GV hướng dẫn HS bám sát yêu cầu của đề
B3: Báo cáo, thảo luận
- GV yêu cầu và hướng dẫn HS báo cáo.
- HS báo cáo sản phẩm thảo luận nhóm.
B4: Kết luận, nhận định (GV)
- Nhận xét và chốt kiến thức
c) Sản phẩm: Câu trả lời và bài tập mà học sinh hoàn thành.
d) Phương án đánh giá: Hs tự đánh giá lẫn nhau
Gv đánh giá câu trả lời của học sinh thông qua bảng kiểm
Viết ngắn
a) Mục tiêu:
Phát triển năng lực xây dựng đoạn văn .
b) Tiến trình:
B1: Chuyển giao nhiệm vụ
: (GV giao nhiệm vụ)
Viết đoạn văn khoảng một trang giấy kể về kỉ niệm với một người thân mà em xem là điểm tựa tinh thần. Trong đoạn văn có sử dụng dấu ngoặc kép.
B2: Thực hiện nhiệm vụ
GV
hướng dẫn HS xác nhiệm vụ và xây dựng đoạn văn.
HS đọc, xác định yêu cầu của bài tập và hình thành đoạn văn.
B3: Báo cáo
GV
hướng dẫn các em cách nộp sản phẩm.
HS nộp sản phẩm cho GV
B4: Kết luận, nhận định (GV)
- Nhận xét ý thức làm bài của HS (HS nộp bài không đúng qui định (nếu có).
c) Sản phẩm: Sản phẩm của HS sau khi đã được chỉnh sửa (nếu cần).
d) Phương án đánh giá:
Gv đánh giá câu trả lời của học sinh thông qua bảng kiểm
Đọc mở rộng theo thể loại: Chiếc lá cuối cùng
I. Tìm hiểu chung

a. Mục tiêu:
HS nêu được những nét chính về nhà văn O-hen-ri và tác phẩm “Chiếc lá cuối cùng”.
HS biết được những nét chung của văn bản (Thể loại, ngôi kể, bố cục...)
b. Tiến trình:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

- GV: Hướng dẫn đọc chú thích, văn bản chú ý giọng nhẹ nhàng , thể hiện cảm xúc tình cảm của mỗi nhân vật.
- GV: Đọc mẫu một đoạn.
- Nhóm 1, giao nhiệm vụ:
1. Nêu những nét chính về tác giả
2. Nêu xuất xứ của đoạn trích?
3. Truyện “Chiếc lá cuối cùng” thuộc thể loại nào? Dựa vào đâu em nhận ra điều đó?
4. Truyện sự dụng ngôi kể nào? Dựa vào đâu em nhận ra ngôi kể đó? Lời kể của ai?
5. Xác định PTBĐ của văn bản?
6. Văn bản chia làm mấy phần? Nêu nội dung của từng phần?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
* HS:
-
Đọc văn bản.
- Làm việc cá nhân , nhóm’.
+ HS ghi kết quả làm việc ra phiếu cá nhân.
+ HS làm việc nhóm, thảo luận và ghi kết quả vào ô giữa của phiếu học tập, dán phiếu cá nhân ở vị trí của tên mình.
* GV:
-
GV hướng dẫn HS đọc và chỉnh cách đọc cho HS (nếu cần).
- Theo dõi, hỗ trợ HS trong hoạt động nhóm.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
- HS trình bày sản phẩm của nhóm mình. Theo dõi, nhận xét, bổ sung cho nhóm bạn (Nếu có).
- GV:
+ Hướng dẫn HS trình bày bằng cách nhắc lại từng câu hỏi.
Bước 4: Kết luận, nhận định (GV)
- Nhận xét về thái độ học tập và sản phẩm học tập của HS.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
d. Phương án đánh giá: Gv đánh giá câu trả lời của học sinh thông qua bảng kiểm
Tìm hiểu nội dung nghệ thuật
a. Mục tiêu:

- Khái quát được nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.
- Tìm chi tiết tiêu biểu của truyện.
- Xác định được đề tài, chủ đề của truyện.
- Ý nghĩa của các nhân vật
b. Tiến trình:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

- Nhóm 2,3 thực hiện
- Phát phiếu học tập và giao nhiệm vụ:
1. Tìm chi tiết thể hiện nổi bật trong truyện?
2. Đề tài của truyện là gì? Nêu chủ đề của truyện.
3. Ý nghĩa của các nhân vật, văn bản?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
* HS
-
Làm việc cá nhân , ghi kết quả ra phiếu cá nhân.
- Thảo luận nhóm và ghi kết quả ra phiếu học tập nhóm (Phần việc của nhóm mình làm).
* GV: hướng dẫn HS thảo luận (nếu cần).
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
- GV:
+ Yêu cầu đại diện nhóm lên trình bày.
+ Hướng dẫn HS trình bày (nếu cần).
- HS:
+ Đại diện nhóm lên trình bày sản phẩm.
- Các nhóm khác theo dõi, quan sát, nhận xét, bổ sung (nếu cần) cho nhóm bạn.
Bước 4: Kết luận, nhận định (GV)
- Nhận xét về thái độ và kết quả làm việc của từng nhóm, chỉ ra những ưu và nhược điểm trong HĐ nhóm của HS.
c. Sản phẩm: Phiếu học tập của HS đã hoàn thành, câu trả lời của HS.
d. Phương án đánh giá: Gv đánh giá câu trả lời của học sinh thông qua bảng kiểm
I. Tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm

Thạch Lam (1910 1942)
- Tên khai sinh: Nguyễn Tường Vinh.
- Quê quán: Hà Nội, lúc nhỏ ở quê ngoại Cẩm Giàng, Hải Dương.
- Truyện ngắn của ông giàu cảm xúc, lời văn bình dị và đậm chất thơ. Nhân vật chính thường là những con người bé nhỏ, cuộc sống nhiều vất vả, cơ cực mà tâm hồn vẫn tinh tế, đôn hậu

Người kể chuyện: ngôi thứ ba;
- Phương thức biểu đạt: tự sự kết hợp miêu tả;
- Thể loại: truyện ngắn;
- Bố cục:
+ Đoạn 1: Từ đầu... Sơn thấy mẹ hơi rơm rớm nước mắt: Sự thay đổi của cảnh vật và con người khi thời tiết chuyển lạnh;
+ Đoạn 2: Tiếp... trong lòng tự nhiên thấy ấm áp vui vui: Sơn và Lan ra ngoài chơi với các bạn nhỏ ngoài chợ và quyết định cho bé Hiên chiếc áo;
+ Đoạn 3: Còn lại: Thái độ và cách ứng xử của mọi người khi phát hiện hành động cho áo của Sơn.


























II.Đọc hiểu văn bản
Nhân vật Sơn và Lan


- Gia cảnh: sung túc
+ Có vú già;
+ Cách xưng hô:
Cách mẹ Sơn gọi em Duyên ngay từ đầu tác phẩm: “cô Duyên” – “cô” – trang trọng;
Cách gọi mẹ của Sơn: “mợ” gia đình trung lưu

- Hành động cho áo góp phần thể hiện tính cách tốt bụng, biết yêu thương đùm bọc những người có hoàn cảnh khó khăn của chị em Sơn.
Ý nghĩa: Hành động đó của hai đứa trẻ có ý nghĩa vô cùng to lớn với Hiên vì Hiên được nhận được sự quan tâm, chia sẻ của người khác trong cơn gió lạnh đầu mùa.
-Theo em, việc Lan và Sơn giấu mẹ lấy chiếc áo bông của em Duyên đem cho Hiên vừa đáng khen vừa đáng trách.
+Đáng khen ở chỗ hai đứa trẻ tốt bụng, sẻ chia và quan tâm những người có hoàn cảnh khó khăn.
+Đáng trách ở chỗ đó là chiếc áo kỉ niệm của đứa em xấu số, chưa được sự cho phép của mẹ mà hai chị em đã đem đi cho người khác.
- Hành động đòi áo của Sơn rất ngây thơ, trẻ con lúc đó mới hiểu mẹ rất quý chiếc áo bông ấy.




Nhân vật Hiên và những đứa trẻ nghèo


- Không gian/ khung cảnh
+ Yên ả, vắng lặng nghèo, lại thêm mùa đông càng khắc họa sâu về tình cảnh khốn khó.
- Dáng vẻ:
+ Hiên và những đứa trẻ khác ăn mặc phong phanh, rách rưới, vá víu, không đủ ấm. Chúng rất thích chơi với Sơn và Lan nhưng chúng không dám thái quá.




















3.Mẹ của Sơn và mẹ của Hiên


a. Mẹ của Hiên

Thái độ và hành động của mẹ Hiên:
+ Khép nép, nói tránh: “Tôi biết cậu ở đây đùa, nên tôi phải vội vàng đem lại đây trả mợ” Cách xưng hô có sự tôn trọng, như người dưới với người trên: Tôi – cậu – mợ;
=>Mẹ Hiên là người khép nép, nhưng cư xử đúng đắn, tự trọng của một người mẹ nghèo khổ.
b. Mẹ của Sơn
- Cách cư xử nhân hậu, tế nhị của một người mẹ có điều kiện sống khá giả hơn.
=>Với các con vừa nghiêm khắc, vừa yêu thương, vui vì các con biết chia sẻ, giúp đỡ người khác.
















III.Tổng kết

1. Nghệ thuật

- Nghệ thuật tự sự kết hợp miêu tả;
- Giọng văn nhẹ nhàng, giàu chất thơ;
- Miêu tả tinh tế
2. Nội dung
Truyện ngắn khắc họa hình ảnh những người ở làng quê nghèo khó, có lòng tự trọng và những người có điều kiện sống tốt hơn biết chia sẻ, yêu thương người khác. Từ đó đề cao tinh thần nhân văn, biết đồng cảm, sẻ chia, giúp đỡ những người thiệt thòi, bất hạnh.






















































Văn bản 2. Tuổi thơ tôi- Nguyễn Nhật Ánh















Tìm hiểu chung
1. Tác giả

- Nguyễn Nhật Ánh (1955), quê Quảng Nam
- Là nhà văn thường viết về đề tài thiếu nhi, được mệnh danh là nhà văn tuổi thơ
- Những tác phẩm: Kính vạn hoa, Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ, Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh…

2. Tác phẩm
- Xuất xứ: Trích trong: Sương khói quê nhà
- Thể loại: Truyện ngắn
- Nhân vật: Lợi (chính), tôi, bạn của tôi và Lợi, thầy Phu, con dế lửa
- Sự việc chính:
(1) Lợi luôn chỉ nghĩ đến chuyện thu vén cá nhân, chỉ làm khi có lợi ích
(2) Lợi bắt được con dế lửa và giữ khư khư, không đổi cho bất kì ai
(3) Lũ bạn đâm ghét Lợi, bày trò khiến Lợi phải nộp con dế lửa cho thầy Phu
(4) Con dế lửa bị chết khiến Lợi và đám bạn thảng thốt
(5) Lợi cùng các bạn chôn con dế, thầy Phu xin lỗi Lợi

II. Đọc hiểu văn bản
1. Nhân vật Lợi


* Giới thiệu: Là “trùm sò”, chỉ lo “thu vén cá nhân”
* Hành động:
- Khi có dế lửa: Nghênh nghênh; quyết không đổi




































2. Các nhân vật khác:
a. “Tôi” và các bạn:
- Khi dế lửa sống:
+ Gạ đổi dế không được à Ghét à Tìm cách “hạ” Lợi
+ Làm con dế nổi quạu, gáy inh ỏi à Thầy tịch thu
- Khi dế lửa chết:
+ Lòng chùng xuống, tan nát cõi lòng à Hối hận
+ Dến dự đám tang, im lìm, buồn bã, trang nghiêm
+ “Tôi” đào hố chôn dế thật sâu và vuông vức
+ Cả nhóm lấp đất lên mộ dế
à Tính cách: Sốc nổi, biết hối lỗi; là những cậu bé hồn nhiên, nhân hậu
b. Thầy Phu:
- Khi dế lửa sống:
+ Giận dữ, tịch thu con dế (Vì không muốn ảnh hưởng đến việc học của cả lớp)
- Khi dế lửa chết:
+ Áy náy, xin lỗi Lợi vì lỡ đè bẹp hộp đựng dế
+ Dến dự đám tang, đứng lặng yên bên “đám tang”
+ Đặt lên mộ một vòng hoa tím
+ Buồn buồn xin lỗi “Đừng giận thầy nghe con.”
à Tính cách: Người thầy mẫu mực, biết nhận lỗi, làm gương cho học trò
c. Con dế:
- Nhân vật gây ra sự xa cách, chia rẽ Lợi và đám bạn
- Nhân vật gắn kết Lợi và đám bạn.
3. Bài học ứng xử
- Phải biết cảm thông, thấu hiểu, không làm tổn thương người khác vì sự đố kị, hay vô ý của mình
- Phải biết tha thứ khi người khác đã nhận ra lỗi lầm và xin lỗi, sửa lỗi 1 cách chân thành.















III. Tổng kết
1/ Nội dung

- Kỉ niệm tuổi thơ đáng nhớ với những day dứt của nhà văn về một người bạn với chú dế lửa
- Bài học về lòng đố kị, cư xử tránh làm tổn thương người khác
- Trân trọng tâm hồn trẻ thơ, hồn nhiên, vụng dại
2/ Nghệ thuật:
- Tạo tình huống truyện độc đáo
- Xây dựng nhân vật sinh động qua hành động cử chỉ….












Văn bản 3. CON GÁI CỦA MẸ - Thái Bá Dũng, Báo Tuổi trẻ
Tình cảm của mẹ Hà với con gái Lam Anh

Hoàn cảnh
Khi L. Anh còn bé
Khi L. Anh đi học
Khi L. Anh đậu….
-Hai mẹ con ở trọ trong gian phòng chật hẹp
- Chị Hà khi thì bán vé số , khi nhặt đồng nát nuôi con ăn học.
- Lam Anh vừa đi học vừa đi làm thêm.
- Chị Hà đưa con từ Quảng Trị vào Đà Nẵng sinh sống, có người nhận nuôi nhưng chị thương con nhất quyết không cho.
- Lam Anh học lớp 1 chị Hà rất vui và bật khóc khi Lam Anh viết: “Mẹ ơi, con yêu mẹ rất nhiều”.
- Tiếng cười nói hồn nhiên của con làm cho mẹ Hà có thêm sức lực
- Mừng vui, bật khóc, bỏ cả công việc chạy về nhà khi nghe Lam Anh đậu vào trường chuyên và tuyển thẳng vào đại học: “Con ơi, vinh hoa…..thiếu thốn, khô khan”.
Tình yêu của mẹ Hà với Lam Anh=> Yêu thương con hết mực. Lam Anh là tình yêu, niềm hy vọng, hạnh phúc và là động lực để mẹ Hà vươn lên vượt qua khó khăn, khổ cực.
2. Tình cảm của cô bé Lam Anh với mẹ
- Yêu và thương mẹ, thấy mẹ vất vả cố gắng học và làm việc để mẹ bớt khổ.
- Hạnh phúc và tự hào được làm con mẹ Hà: “ Em hạnh phúc…tốt nhất cho em”.
3. Ý nghĩa văn bản
- Lam Anh là điểm tựa tinh thần cho mẹ
- Mẹ cũng là điểm tựa tinh thần cho Lam Anh.
Thực hành TV. Dấu ngoặc kép
Từ ngữ trong ngoặc képNghĩa thông thườngNghĩa theo dụng ý của tác
giả
Liều mình như chẳng cóQuyết hi sinhHăng máu (chỉ con dế)
Thảm thiếtThê thảm, thống thiếtTrớ trêu (tình huống của nhân vật)
Trùm sòNgười ích kỉ, luôn tìm cách thu lợi cho mìnhÍch kỉ (tính cách của trẻ con, được đặt trong ngoặc kép để giảm mức độ nghiêm trọng).
Thu vén cá nhânChăm lo cho lợi ích cá nhân của mình.Ích kỉ (tính cách của trẻ con, được đặt trong ngoặc kép để giảm mức độ nghiêm trọng).
Làm giàuLàm cho trở nên giàu có, nhiều của cải,
iền bạc
Tích lũy thêm bi (hành động nhân vật Lợi)
Võ đàiĐài đấu võChỗ tổ chức chọi dế.
Cao thủNgười tài giỏi, có khả năng hành động, ứng phó hơn người.Một chú dế thiện chiến.
Ra giang hồGia nhập vào giang hồ, thế giới võ hiệp nơi các anh hung nghĩa sĩ hành tẩu.Sự xuất hiện của dế lửa trong trò chơi chọi dế của trẻ con.
Trả thùLàm cho người đã hại mình chịu điều xứng đáng với điều người đó gây raNghịch ngợm (hành động của trẻ con)
Cao thủ dếNhư “cao thủ”Như “cao thủ”
Cử hành tang lễTiến hành tang lễ một cách trang nghiêm (thường là cho người)Chôn cất và tưởng niệm con dế (hành động của nhân vật Lợi)















Thực hành tiếng Việt:
Văn bản và đoạn văn:

- Giao tiếp là hoạt động truyền đạt và tiếp nhận tư tưởng tình cảm bằng phương tiện ngôn ngữ
- Văn bản là sản phẩm của hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ, thường là tập hợp của các câu, các đoạn, hoàn chỉnh về nội dung và hình thức, có tính liên kết chặt chẽ, nhằm đạt một mục tiêu giao tiếp nhất định.
- Có 2 đoạn văn
- Vì:
+ Hai đoạn đều biểu thị một nội dung tương đối trọn vẹn. Đ 1: tâm trạng mẹ Hà khi con đậu trường chuyên, Đ 2: tâm trạng mẹ Hà khi con đậu đại học.
+ Có hình thức viết hoa lùi vào đầu dòng và kết thúc bằng dấu câu để ngắt đoạn
+ Có câu chủ đề (1)
Dựa vào đặc điểm trên HS định nghĩa đoạn văn SGK/6.





























Đọc mở rộng theo thể loại:
Chiếc lá cuối cùng

I) Tìm hiểu chung:

- Xuất xứ: Trích tác phẩm cùng tên.
- Thể loại: Truyện ngắn.
- Truyện kể theo ngôi thứ 3. (Lời kể của tác giả).
- Phương thức biểu đạt: tự sự + miêu tả + biểu cảm.
- Bố cục: 3 phần.
- Đ1 : Từ đầu -> Hà Lan.
-> Giôn-xi chờ đợi cái chết.
- Đ2 : Tiếp -> Vịnh Na-pơ
-> Giôn-xi hồi sinh.
- Đ3 : Còn lại.
-> Sự ra đi bất ngờ của cụ Bơ-men


Đọc hiểu văn bản

- Đề tài: cuộc sống của người nghệ sĩ nghèo.
- Chủ đề: ngợi ca tình bạn cao đẹp, giá trị nghệ thuật chân chính.
- Các chi tiết tiêu biểu trong truyện là giôn- xi bị chứng viêm phổi phải nằm viện, cụ Bơ- mơn đã vẽ chiếc lá thường xuân cuối cùng để thắp lên hi vọng sống cho Giôn- xi vào cái đêm mà chiếc lá cuối cùng rụng, cụ Bơ- men đã chết vì sưng phổi.
- Ngoại hình, hành động của cụ Bơ- man đã gây ấn tượng với người đọc. Đó là hình ảnh cụ gầy ốm, giày và quần áo đều ướt sũng. Cụ đã bắc thang và dùng đèn bão để vẽ chiếc lá thường xuân cuối cùng.
1. Nghệ thuật :
- Nghệ thuật đảo ngựơc tình huống hai lần gây bất ngờ cho người đọc tạo sức hấp dẫn.
- Dàn dựng cốt truyện chu đáo, các tình tiết được sắp xếp tạo nên hứng thú đối với độc giả.
2. Ý nghĩa:
- Ca ngợi tình yêu thương cao cả giữa những người nghèo khổ.

- Sức mạnh của nghệ thuật chân chính.
=> Thể hiện tấm lòng nhân đạo, tinh thần nhân văn của nhà văn O.Hen-ri.
1706451736866.png
 

DOWNLOAD FILE

  • YOPO.VN--7. BAI 6-ĐIEM TUA TINH THAN.docx
    643.1 KB · Lượt xem: 0
CHỦ ĐỀ QUAN TÂM
Nếu bạn cảm thấy nội dung chủ đề bổ ích , Hãy LIKE hoặc bình luận để chủ đề được sôi nổi hơn
  • Từ khóa
    giáo án anh văn 6 giáo án anh văn 6 học kì 2 giáo án anh văn lớp 8 unit 6 giáo án bài mở đầu văn 6 sách cánh diều giáo án toán 6 cánh diều theo công văn 5512 giáo án bồi giỏi văn 6 giáo án chân trời sáng tạo giáo án chân trời sáng tạo môn toán giáo án dạy thêm ngữ văn 6 bộ cánh diều giáo án dạy thêm văn 6 cánh diều giáo án dạy thêm văn 6 kết nối tri thức giáo án dạy thêm văn 6 mới nhất giáo án dạy thêm văn 6 sách cánh diều giáo án dạy thêm văn 6 violet giáo án gdcd 6 theo công văn 5512 giáo án gdcd 6 theo công văn 5512 violet giáo án học sinh giỏi văn 6 giáo án kết nối tri thức giáo án làm quen văn học 5 6 tuổi giáo án lớp 1 trọn bộ mới nhất violet giáo án môn tiếng việt chân trời sáng tạo giáo án ngữ văn 6 giáo án ngữ văn 6 bài con rồng cháu tiên giáo án ngữ văn 6 bài thầy bói xem voi giáo án ngữ văn 6 bộ chân trời sáng tạo giáo án ngữ văn 6 cánh diều giáo án ngữ văn 6 cánh diều violet giáo án ngữ văn 6 chân trời sáng tạo giáo án ngữ văn 6 chân trời sáng tạo violet giáo án ngữ văn 6 có phát triển năng lực giáo án ngữ văn 6 có tích hợp giáo án ngữ văn 6 dạy học theo chủ đề giáo án ngữ văn 6 hk2 mới nhất giáo án ngữ văn 6 học kì 1 giáo án ngữ văn 6 học kì 2 giáo án ngữ văn 6 học kì 2 violet giáo án ngữ văn 6 kết nối tri thức giáo án ngữ văn 6 kết nối tri thức violet giáo án ngữ văn 6 kết nối tri thức với cuộc sống giáo án ngữ văn 6 mới chân trời sáng tạo giáo án ngữ văn 6 mới nhất 2018 giáo án ngữ văn 6 mới nhất violet giáo án ngữ văn 6 phát triển năng lực giáo án ngữ văn 6 phụ đạo giáo án ngữ văn 6 phương pháp tả người giáo án ngữ văn 6 sách cánh diều giáo án ngữ văn 6 sách cánh diều violet giáo án ngữ văn 6 sách chân trời sáng tạo giáo án ngữ văn 6 sách kết nối tri thức giáo án ngữ văn 6 soạn theo 5 bước giáo án ngữ văn 6 thánh gióng giáo án ngữ văn 6 theo chương trình gdpt mới giáo án ngữ văn 6 vnen tập 1 giáo án ngữ văn 6 vnen tập 2 giáo án ngữ văn chân trời sáng tạo lớp 6 giáo án ngữ văn lớp 6 giáo án ngữ văn lớp 6 cánh diều giáo án ngữ văn lớp 6 kết nối tri thức giáo án on tập giữa kì 1 văn 6 giáo án ôn tập giữa kì 2 văn 6 giáo án on tập ngữ văn 6 học kì 1 giáo án on tập tổng hợp ngữ văn 6 giáo án on tập văn 6 kì 1 giáo án phụ đạo học sinh yếu văn 6 giáo án phụ đạo văn 6 kì ii giáo án powerpoint ngữ văn 6 cánh diều giáo án powerpoint ngữ văn 6 chân trời sáng tạo giáo án powerpoint ngữ văn 6 kết nối tri thức giáo án powerpoint văn 6 cánh diều giáo án powerpoint văn 6 chân trời sáng tạo giáo án powerpoint văn 6 kết nối tri thức giáo án sách kết nối tri thức giáo án sách kết nối tri thức với cuộc sống giáo án tiếng việt cánh diều giáo án tiếng việt sách cánh diều giáo án tin 6 cánh diều theo công văn 5512 giáo án toán 6 cánh diều giáo án toán 6 chân trời sáng tạo giáo án toán 6 kết nối tri thức với cuộc sống giáo án toán kết nối tri thức giáo án văn 6 giáo án văn 6 2 cột giáo án văn 6 bài cây tre việt nam giáo án văn 6 bài chỉ từ giáo án văn 6 bài cô tô giáo án văn 6 bài danh từ tiếp theo giáo án văn 6 bài hang én giáo án văn 6 bài hoán dụ giáo án văn 6 bài học đường đời đầu tiên giáo án văn 6 bài thánh gióng giáo án văn 6 bài vượt thác giáo án văn 6 bài đêm nay bác không ngủ giáo án văn 6 bộ cánh diều giáo án văn 6 bộ chân trời sáng tạo giáo án văn 6 bộ kết nối giáo án văn 6 bộ kết nối tri thức giáo án văn 6 bộ sách kết nối tri thức giáo án văn 6 cánh diều giáo án văn 6 cánh diều bài 3 giáo án văn 6 cánh diều bài 4 giáo án văn 6 cánh diều bài 5 giáo án văn 6 cánh diều bài 6 giáo án văn 6 cánh diều bài mở đầu giáo án văn 6 cánh diều kì 2 giáo án văn 6 cánh diều violet giáo án văn 6 cây tre việt nam giáo án văn 6 chân trời sáng tạo giáo án văn 6 chân trời sáng tạo violet giáo án văn 6 danh từ giáo án văn 6 dạy thêm giáo án văn 6 gió lạnh đầu mùa giáo án văn 6 hang én giáo án văn 6 kết nối tri thức giáo án văn 6 kết nối tri thức bài 5 giáo án văn 6 kết nối tri thức kì 2 giáo án văn 6 kết nối tri thức violet giáo án văn 6 kết nối tri thức với cuộc sống giáo an văn 6 kết nối tri thức với cuộc sống violet giáo án văn 6 kì 1 giáo án văn 6 kì 1 theo công văn 5512 giáo án văn 6 kì 2 giáo án văn 6 kì 2 sách kết nối tri thức giáo án văn 6 kết nối tri thức bài 6 giáo án văn 6 mây và sóng giáo án văn 6 mới giáo án văn 6 mới nhất giáo án văn 6 năm 2020 giáo án văn 6 phát triển năng lực giáo án văn 6 phó từ giáo án văn 6 sách cánh diều giáo án văn 6 sách chân trời sáng tạo giáo án văn 6 sách chân trời sáng tạo theo vọng văn 5512 giáo án văn 6 sách kết nối tri thức với cuộc sống giáo án văn 6 so sánh giáo án văn 6 tập 1 giáo án văn 6 theo chủ đề giáo án văn 6 theo công văn 5512 giáo an văn 6 theo công văn 5512 violet giáo án văn 6 theo mô hình trường học mới giáo án văn 6 treo biển giáo án văn 6 vietjack giáo án văn 6 violet giáo án văn 6 vnen giáo án văn lớp 6 giáo án văn lớp 6 bài hoán dụ giáo án văn lớp 6 bài luyện nói kể chuyện giáo án văn lớp 6 bài phó từ giáo án văn lớp 6 bài so sánh tiếp theo giáo án văn lớp 6 bài số từ và lượng từ giáo án văn lớp 6 bài thầy bói xem voi giáo án văn lớp 6 bài từ mượn giáo án văn lớp 6 sách mới giáo án văn lớp 6 violet giáo án điện tử ngữ văn lớp 6 giáo án điện tử văn 6 cánh diều giáo án điện tử văn 6 chân trời sáng tạo giáo án điện tử văn 6 kết nối tri thức
  • HỖ TRỢ ĐĂNG KÝ VIP

    Liên hệ ZALO để được tư vấn, hỗ trợ: ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN VIP
    ZALO:0979702422

    BÀI VIẾT MỚI

    Thống kê

    Chủ đề
    36,138
    Bài viết
    37,607
    Thành viên
    139,793
    Thành viên mới nhất
    hoauyenhungyen

    Thành viên Online

    Top