- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 86,135
- Điểm
- 113
tác giả
Giáo án ngữ văn 8 kết nối tri thức với cuộc sống CẢ NĂM 2023 - 2024 MỚI NHẤT được soạn dưới dạng file word gồm 541 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
I. MỤC TIÊU
1. Năng lực
a, Năng lực riêng biệt:
- HS nhận biết được một số yếu tố của truyện lịch sử như: cốt truyện, bối cảnh, nhân vật, ngôn ngữ
- HS nhận biết và phân tích được chủ đề, tư tưởng, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc thông qua hình thức nghệ thuật của văn bản
- Học sinh phân tích được một số căn cứ để xác định chủ đề
- Học sinh nhận biết được biệt ngữ xã hội, từ ngữ địa phương, hiểu được phạm vi tác dụng của việc sử dụng biệt ngữ xã hội, từ ngữ địa phương trong giao tiếp và trong sáng tác văn học.
- Học sinh viết được bài văn kể lại một chuyến đi hay một hoạt động xã hội đã để lại cho bản thân nhiều suy nghĩ và tình cảm sâu sắc, có dùng yếu tố miêu tả hay biểu cảm hoặc cả hai yếu tố này trong văn bản.
- Học sinh biết trình bày bài giới thiệu ngắn về một cuốn sách
b, Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học: Tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh để tìm hiểu được nội dung của chủ đề.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm để thực hiện phiếu học tập, hợp tác giải quyết vấn đề để tìm hiểu được nội dung của chủ đề.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Năng lực trình bày và trao đổi thông tin trước lớp.
2, Phẩm chất
- Chăm chỉ, ham học
- Trách nhiệm: Tự hào về truyền thống yêu nước và giữ nước của cha ông ta. Có ý thức tìm hiểu và trau dồi kiến thức về lịch sử của dân tộc.
II. THIẾT BỊ VÀ HỌC LIỆU
- Học liệu: Ngữ liệu/Sách giáo khoa, phiếu học tập.
- Thiết bị: Máy tính, máy chiếu.
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết:
VĂN BẢN 1: LÁ CỜ THÊU SÁU CHỮ VÀNG( NGUYỄN HUY TƯỞNG)
1. Năng lực
a. Năng lực chung
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...
b. Năng lực riêng biệt
- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản Lá cờ thêu sáu chữ vàng
- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về hình tượng nhân vật Trần Quốc Toản
- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa văn bản
- HS nhận biết được một số yếu tố của truyện lịch sử như: cốt truyện, bối cảnh, nhân vật, ngôn ngữ
- HS nhận biết và phân tích được chủ đề, tư tưởng, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc thông qua hình thức nghệ thuật của văn bản
- Học sinh phân tích được một số căn cứ để xác định chủ đề của văn bản
2. Phẩm chất:
- Biết ơn, tự hào truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Giáo án;
- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;
- Tranh ảnh về Trần Quốc Toản;
- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;
- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà;
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 8, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động 1: Khởi động
a) Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho học sinh; tạo vấn đề vào chủ đề
b) Tổ chứchoạt động:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: Đi tìm chân dung các thiếu niên anh hùng
Mỗi hình ảnh và thông tin dưới đây là gợi ý về một thiếu niên anh hùng trong lịch sử dân tộc ta. Hãy quan sát hình ảnh, theo dõi các thông tin và cho biết đó là vị anh hùng nào?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
- Gv quan sát lắng nghe
- Hs quan sách giáo khoa tìm câu trả lời.
Bước 3: Báo cáo và thảo luận:
- Hs trình bày sản phẩm cá nhân
- Gv gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
Bước 4: Đánh giá, nhận định: Chúng ta vừa mới đi qua một vài chân dung trong cuộc hành trình đi tìm chân dung các thiếu niên anh hùng. Có biết bao nhiêu những con người được lịch sử ghi lại, được nổi danh, tên đã thành tên đường, tên phố, tên xóm, tên làng và cũng có biết bao nhiêu những người anh hùng khác nữa- những anh hùng thiếu niên vô danh cũng đã ngã xuống, cũng đã cống hiến và hy sinh cho độc lập tự do, cho sự phát triển của đất nước, dân tộc mình. Ngày hôm nay chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu một câu chuyện cũng rất xúc động về một người anh hùng thiếu niên như vậy nhưng thời gian của lịch sử đẩy chúng ta về xa thời kỳ trung đại, của thời kỳ phong kiến, của những năm tháng đất nước đã sục sôi trước cuộc kháng chiến chống quân Nguyên mông lần thứ hai của thời kỳ nhà Trần: LÁ CỜ THÊU SÁU CHỮ VÀNG( NGUYỄN HUY TƯỞNG)
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
2. 1: TÌM HIỂU TRI THỨC NGỮ VĂN
a) Mục tiêu: Hs nắm được những vấn đề chung về tri thức ngữ văn
b) Tổ chức hoạt động:
2.2: Đọc văn bản
a) Mục tiêu: Hs nắm được những thông tin chung về tác giả, tác phẩm
b) Tổ chức hoạt động:
TÊN BÀI DẠY:
BÀI 1 – CÂU CHUYỆN CỦA LỊCH SỬ
Môn học: Ngữ Văn/Lớp: 8
Thời gian thực hiện: ….. tiết
BÀI 1 – CÂU CHUYỆN CỦA LỊCH SỬ
Môn học: Ngữ Văn/Lớp: 8
Thời gian thực hiện: ….. tiết
I. MỤC TIÊU
1. Năng lực
a, Năng lực riêng biệt:
- HS nhận biết được một số yếu tố của truyện lịch sử như: cốt truyện, bối cảnh, nhân vật, ngôn ngữ
- HS nhận biết và phân tích được chủ đề, tư tưởng, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc thông qua hình thức nghệ thuật của văn bản
- Học sinh phân tích được một số căn cứ để xác định chủ đề
- Học sinh nhận biết được biệt ngữ xã hội, từ ngữ địa phương, hiểu được phạm vi tác dụng của việc sử dụng biệt ngữ xã hội, từ ngữ địa phương trong giao tiếp và trong sáng tác văn học.
- Học sinh viết được bài văn kể lại một chuyến đi hay một hoạt động xã hội đã để lại cho bản thân nhiều suy nghĩ và tình cảm sâu sắc, có dùng yếu tố miêu tả hay biểu cảm hoặc cả hai yếu tố này trong văn bản.
- Học sinh biết trình bày bài giới thiệu ngắn về một cuốn sách
b, Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học: Tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh để tìm hiểu được nội dung của chủ đề.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm để thực hiện phiếu học tập, hợp tác giải quyết vấn đề để tìm hiểu được nội dung của chủ đề.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Năng lực trình bày và trao đổi thông tin trước lớp.
2, Phẩm chất
- Chăm chỉ, ham học
- Trách nhiệm: Tự hào về truyền thống yêu nước và giữ nước của cha ông ta. Có ý thức tìm hiểu và trau dồi kiến thức về lịch sử của dân tộc.
II. THIẾT BỊ VÀ HỌC LIỆU
- Học liệu: Ngữ liệu/Sách giáo khoa, phiếu học tập.
- Thiết bị: Máy tính, máy chiếu.
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết:
VĂN BẢN 1: LÁ CỜ THÊU SÁU CHỮ VÀNG( NGUYỄN HUY TƯỞNG)
1. Năng lực
a. Năng lực chung
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...
b. Năng lực riêng biệt
- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản Lá cờ thêu sáu chữ vàng
- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về hình tượng nhân vật Trần Quốc Toản
- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa văn bản
- HS nhận biết được một số yếu tố của truyện lịch sử như: cốt truyện, bối cảnh, nhân vật, ngôn ngữ
- HS nhận biết và phân tích được chủ đề, tư tưởng, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc thông qua hình thức nghệ thuật của văn bản
- Học sinh phân tích được một số căn cứ để xác định chủ đề của văn bản
2. Phẩm chất:
- Biết ơn, tự hào truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Giáo án;
- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;
- Tranh ảnh về Trần Quốc Toản;
- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;
- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà;
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 8, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động 1: Khởi động
a) Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho học sinh; tạo vấn đề vào chủ đề
b) Tổ chứchoạt động:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: Đi tìm chân dung các thiếu niên anh hùng
Mỗi hình ảnh và thông tin dưới đây là gợi ý về một thiếu niên anh hùng trong lịch sử dân tộc ta. Hãy quan sát hình ảnh, theo dõi các thông tin và cho biết đó là vị anh hùng nào?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
- Gv quan sát lắng nghe
- Hs quan sách giáo khoa tìm câu trả lời.
Bước 3: Báo cáo và thảo luận:
- Hs trình bày sản phẩm cá nhân
- Gv gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
Bước 4: Đánh giá, nhận định: Chúng ta vừa mới đi qua một vài chân dung trong cuộc hành trình đi tìm chân dung các thiếu niên anh hùng. Có biết bao nhiêu những con người được lịch sử ghi lại, được nổi danh, tên đã thành tên đường, tên phố, tên xóm, tên làng và cũng có biết bao nhiêu những người anh hùng khác nữa- những anh hùng thiếu niên vô danh cũng đã ngã xuống, cũng đã cống hiến và hy sinh cho độc lập tự do, cho sự phát triển của đất nước, dân tộc mình. Ngày hôm nay chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu một câu chuyện cũng rất xúc động về một người anh hùng thiếu niên như vậy nhưng thời gian của lịch sử đẩy chúng ta về xa thời kỳ trung đại, của thời kỳ phong kiến, của những năm tháng đất nước đã sục sôi trước cuộc kháng chiến chống quân Nguyên mông lần thứ hai của thời kỳ nhà Trần: LÁ CỜ THÊU SÁU CHỮ VÀNG( NGUYỄN HUY TƯỞNG)
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
2. 1: TÌM HIỂU TRI THỨC NGỮ VĂN
a) Mục tiêu: Hs nắm được những vấn đề chung về tri thức ngữ văn
b) Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của GV và HS | Dự kiến sản phẩm | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: - GV yêu cầu HS tự đọc phần Tri thức ngữ văn SGK tr….. - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 : TÌM HIỀU TRI THỨC NGỮ VĂN
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - Học sinh đọc ngữ liệu văn bản. - HS hoạt động cá nhân, cặp đôi, nhóm, thảo luận, thống nhất kết quả ghi vào phiếu bài tập. - GV quan sát, hỗ trợ HS. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: - HS trình bày kết quả (cá nhân/đại diện nhóm). Bước 4: Đánh giá nhận xét: - HS khác theo dõi, đánh giá, nhận xét, bổ sung. - GV quan sát, hỗ trợ, tư vấn; nhận xét, đánh giá kết quả làm việc của HS, chốt kiến thức, chuyển giao nhiệm vụ mới. | I. TRI THỨC NGỮ VĂN 1) Khái niệm Truyện lịch sử là tác phẩm truyện tái hiện những sự kiện, nhân vật ở một thời kỳ, giai đoạn lịch sử nhất định. 2) Đặc điểm
|
|
2.2: Đọc văn bản
a) Mục tiêu: Hs nắm được những thông tin chung về tác giả, tác phẩm
b) Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của GV và HS | Dự kiến sản phẩm | ||||||||
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: Đọc sao cho hay: Văn bản có dung lượng dài, gồm nhiều nhân vật, nên có thể phân vai, chia đoạn đọc cho sinh động. Lựa chọn giọng đọc phù hợp với đặc điểm, tính cách cảm xúc của từng nhân vật và linh hoạt với mạch diễn biến của truyện. Đọc theo trình tự: đọc thầm trước=> đọc thành tiếng=> đọc lưu loát văn bản. Các chiến lược đọc hiểu PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2: TÌM HIỂU CHUNG
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - Học sinh đọc ngữ liệu văn bản. - HS hoạt động cá nhân, cặp đôi, nhóm, thảo luận, thống nhất kết quả ghi vào phiếu bài tập. - GV quan sát, hỗ trợ HS. Bước 3: Báo cáo kết quả: - HS trình bày kết quả (cá nhân/đại diện nhóm). * Bước 4: Đánh giá nhận xét: - HS khác theo dõi, đánh giá, nhận xét, bổ sung. - GV quan sát, hỗ trợ, tư vấn; nhận xét, đánh giá kết quả làm việc của HS, chốt kiến thức, chuyển giao nhiệm vụ mới. Tìm hiểu chú thích Theo dõi phần cước chú ở chân trang văn bản, đọc nội dung chú thích của các từ ngữ này, sau đó hãy xắp sếp các từ ngữ được chú thích vào ba nhóm nội dung như sau: + Nhóm các từ chỉ tên gọi, tước vị, cách xưng hô. + Nhóm các từ chỉ sự vật gắn liền với hoàng gia + Nhóm cụm từ là thành ngữ , tục ngữ hoặc điển cố | II. Đọc văn bản 1. Tác giả: Nguyễn Huy Tưởng( 1912-1960) là nhà văn, nhà viết kịch có nhiều sáng tác về đề tài lịch sử, ngợi ca tinh thần yêu nước của dân tộc ta: Đêm hội Long Trì, Vũ Như Tô, An Tư, Bắc Sơn, Lá cờ thêu sáu chữ vàng, Sống mãi với Thủ đô,... 2. Văn bản: “ Lá cờ thêu sáu chữ vàng” là cuốn truyện lịch sử gồm 18 phần. Nhân vật chính của tác phẩm là Trần Quốc Toản, một thiếu niên dòng dõi nhà Trần sớm mồ côi cha. Khi quân Nguyên sang xâm lược, Quốc Toản chưa đến tuổi trưởng thành nên không được vua cùng các vương hầu cho dự bàn việc đánh giặc, chàng trai đã về xin mẹ cho chiêu mộ binh lính, huấn luyện quân sĩ, dựng cờ lớn thêu sáu chữ “Phá cường địch báo hoàng ân”. Quốc Toản xung trận giết giặc anh dũng chiến đấu và lập được nhiều chiến công. Bố cục: 3 phần Phần 1: từ đầu đến “...sao ta là người gần gụi, quan gia chẳng hỏi một lời?”: Hoàn cảnh và tâm trạng của quốc Toản khi đến bến Bình Than Phần 2: tiếp theo đến “...Vậy thưởng cho em ta một quả”: Quốc Toản xông xuống thuyền rồng, tỏ bày ước nguyện đánh giặc cứu nước. Phần 3: còn lại: Quốc Toản quyết chí chiêu binh mãi mã để cầm quân đi đánh giặc. |