Chào mừng!

ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN MỚI TẢI ĐƯỢC TÀI LIỆU! Đăng ký ngay!

KHÁCH VÀ THÀNH VIÊN CÓ THỂ TẢI MIỄN PHÍ HƯỚNG DẪN ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN VÀ TẢI » THƯ MỤC MIỄN PHÍYOPOVN
ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP » ĐĂNG KÝ NGAYĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP
  • Khởi tạo chủ đề Yopovn
  • Ngày gửi
  • Replies 0
  • Views 1K

Yopovn

Ban quản trị Team YOPO
Thành viên BQT
Tham gia
28/1/21
Bài viết
82,441
Điểm
113
tác giả
Giáo án tăng cường toán 4 cánh diều NĂM 2023 - 2024 được soạn dưới dạng file word gồm các file trang. Các bạn xem và tải giáo án tăng cường toán 4 cánh diều về ở dưới.
Tiết 1: TOÁN (TĂNG)

Luyện tập: Phép cộng, phép trừ số tự nhiên

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:


- Biết đặt tính và thực hiện tính cộng, trừ số các tự nhiên có nhiều chữ số; tính được giá trị của biểu thức có chứa (và không chứa) dấu ngoặc đơn.

- Thực hành giải toán có lời văn liên quan đến phép cộng, trừ các số tự nhiên.

- Vận dụng được các phép tính đã học vào giải quyết một số tình huống gắn với thực tế.

- Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp toán học.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: Chủ động học tập, tìm hiểu nội dung bài học. Biết lắng nghe và trả lời nội dung trong bài học.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia tích cực trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thực hiện tốt nhiệm vụ trong hoạt động nhóm.

3. Phẩm chất.

- Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

- Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.

- Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point. Một số thẻ ghi các phép tính cộng, trừ trong đó có một thành phần chưa biết.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

A. Khởi động:
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Tìm số bí ẩn”
- GV phát tấm thẻ có các thành phần chưa biết.
234 726 - ? = 95 253
? + 24 785 = 245 714
? – 524 123 = 54 712
- Nhóm trưởng lên nhận tấm thẻ.
- GV HD cách chơi: HS tham gia chơi theo nhóm 3, rút một tấm thẻ đã chuẩn bị, nêu số bí mật ẩn chứa sau dấu hỏi. HS nói cho bạn nghe về cách tìm số bí mật của mình.- HS lắng nghe.
- GV cho HS chơi.- HS tham gia chơi.
- Chia sẻ sau khi chơi.- HS chia sẻ cách tìm số bí mật trước lớp.
+ Để tìm ST chưa biết trong phép trừ là lấy SBT trừ đi hiệu.
+ Để tìm số hạng chưa biết, ta lấy tổng trừ đi SH đã biết.
+ Để tìm SBT chưa biết ta lấy hiệu cộng với ST.
+ Trò chơi củng cố cho các em kiến thức gì?+ Trò chơi củng cố về cách tìm số bị trừ, số trừ và SH chưa biết.
- GV nhận xét, tuyên dương.- HS lắng nghe.
- GV dẫn dắt vào bài mới.
B. Luyện tập
Bài 1 (GV trình chiếu). Đặt tính rồi tính
234 805 + 712 453 103 478 – 79 859
521 438 + 37 912 347 678 – 158 746
- GV yêu cầu HS nêu đề bài.1 HS đọc yêu cầu của đề bài.
- Xác định yêu cầu của bài.
- YC HS làm bài vào vở.
- KKHH làm nhanh thử lại để kiểm tra kết quả tính của mình.
- HS làm bài vào vở.
- HS dùng phép cộng (hoặc trừ) thử lại để kiểm tra kết quả tính.
- Giáo viên quan sát giúp đỡ HS còn lúng túng.
- Chia sẻ bài trước lớp:- HS chia sẻ.
- Nêu kết quả của từng phép tính.
+ Khi đặt tính thực hiện phép cộng (phép trừ) em cần chú ý điều gì?+ ... viết các chữ số cùng hàng phải thẳng cột với nhau.
+ Khi thực hiện phép cộng (phép trừ) em theo thứ tự nào?+ ... thực hiện tính từ phải sang trái.
+ Khi thực hiện phép cộng (phép trừ) có nhớ em cần lưu ý điều gì?+ ... Đối với phép cộng có nhớ, ta viết chữ số hàng đơn vị và nhớ chữ số hàng chục sang tổng của lượt cộng tiếp theo.
+ ... Đối với phép trừ có nhớ, phải nhớ 1 vào số trừ của lượt trừ tiếp theo.
- Muốn kiểm tra lại kết quả của phép cộng (phép trừ) em làm thế nào?
- GV nhận xét, chốt kết quả đúng, tuyên dương.
+ Muốn thử lại phép cộng: Lấy tổng trừ đi một số hạng, nếu kết quả tìm được là số hạng kia thì kết quả tìm được là đúng.
+ Muốn thử lại phép trừ ta có thể lấy hiệu cộng với số trừ, nếu được kết quả là số bị trừ thì phép tính đúng. Hoặc Lấy SBT trừ đi hiệu nếu kết quả bằng số trừ là đúng.
<> Củng cố: Cách đặt tính và thực hiện phép cộng, trừ các số có nhiều chữ số.
Bài 2. Tính giá trị của biểu thức:
a) 47556 – 31556 + 7240 b) 47556 – (31556 + 7240)
- Yêu cầu HS đọc đề toán.- 1HS đọc - Cả lớp đọc thầm.
- HS xác định yêu cầu đề bài
- YC HS làm bài vào vở.- HS làm bài cá nhân.
- Giáo viên quan sát giúp đỡ HS còn lúng túng.
- Chia sẻ bài trước lớp.- HS chia sẻ.
- Em có nhận xét gì về 2 biểu thức trên?


- So sánh kết quả của 2 biểu thức.
- Vì sao kết quả lại khác nhau?
- Hai biểu thức có các số, phép tính giống nhau nhưng khác nhau ở dấu ngoặc đơn.
- Kết quả khác nhau.
- Vì thứ tự thực hiện mỗi biểu thức là khác nhau.
- Trong biểu thức có phép cộng và trừ em thực hiện theo thứ tự nào?+ Thực hiện từ trái sang phải.
- Trong biểu thức có dấu ngoặc đơn, em thực hiện theo thứ tự nào?
- GV đánh giá, nhận xét kết luận.
+ Em thực hiện trong ngoặc trước, ngoài ngoặc sau.
<> Củng cố: thứ tự thực hiện các phép tính trong biểu thức.
Bài 3: Năm ngoái một công ty lương thực xuất khẩu được 118 600 tấn gạo. Năm nay công ty xuất khẩu được ít hơn năm ngoái 550 tấn. Hỏi cả hai năm công ty lương thực đó xuất khẩu được bao nhiêu tấn gạo?
- Yêu cầu HS đọc đề toán.- 1HS đọc. Cả lớp đọc thầm.
- Hướng dẫn HS phân tích bài toán:
+ Bài toán cho biết gì?+ Bài toán cho biết: Năm ngoái công ty xuất khẩu được 118600 tấn gạo, năm nay xuất ít hơn năm ngoái 550 tấn.
+ Bài toán hỏi gì?+ Hỏi cả 2 năm xuất bao nhiêu tấn gạo?
+ Muốn tìm cả 2 năm xuất bao nhiêu tấn gạo em phải làm thế nào?+ Tìm năm nay xuất bao nhiêu tấn trước rồi tìm cả 2 năm.
- GV yêu cầu học sinh làm bài vào vở chia sẻ bài.
- GV chấm nhận xét kết luận.
- GDHS biết trân quý người lao động đã làm ra hạt gạo.
- HS làm bài cá nhân vào vở chia sẻ bài.
Bài giải
Năm nay xuất được số tấn gạo là:
118600 - 550 = 118050 (tấn)
Cả 2 năm xuất được số tấn gạo là:
118600 + 118050 = 236650 (tấn)
Đáp số: 236650 tấn gạo​
<> Củng cố: Giải toán có lời văn có liên quan đến dạng ít hơn, liên quan đến phép cộng, phép trừ các số có nhiều chữ số.
C. Vận dụng.
Bài 4: Em hãy lập một đề toán mà khi giải phải thực hiện bằng phép tính cộng (hoặc trừ) các số có nhiều chữ số.
- GV cho mỗi HS lập đề toán vào vở và giải bài toán đó.- HS lập đề toán và tiến hành giải bài toán mình lập được.
+ Qua bài học hôm nay các em biết thêm kiến thức gì?- HS nêu
+ Nêu lại cách đặt tính và thực hiện phép tính cộng, trừ?- HS nêu cách làm.
+ Nêu thứ tự thực hiện phép tính trong biểu thức có chứa dấu ngoặc đơn?- HS nhắc lại.
- GV nhận xét, tuyên dương.
- GV nhận xét giờ học.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………



Tiết 2: TOÁN (tăng)

Luyện tập: Các tính chất của phép cộng

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

- Nắm được các tính chất của phép cộng.

- Thực hành tính bằng cách thuận tiện.

- Vận dụng được các tính chất đã học vào giải quyết một số tình huống gắn với thực tế.

- Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp toán học.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: Chủ động học tập, tìm hiểu nội dung bài học. Biết lắng nghe và trả lời nội dung trong bài học.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia tích cực trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thực hiện tốt nhiệm vụ trong hoạt động nhóm.

3. Phẩm chất.

- Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

- Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.

- Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Bảng phụ (BT1,3)

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

A. Khởi động:
- GV tổ chức cho HS hỏi đáp nhau về các tính chất của phép cộng. VD:
+ Bạn hãy nêu tính chất giao hoán của phép cộng.
+ Bạn hãy nêu tính chất kết hợp của phép cộng.
+ Bạn hãy nêu tính chất cộng một số với 0.
- HS thực hiện.
- GV nhận xét
- Yêu cầu HS láy ví dụ của các tính chất.HS lấy ví dụ.
- GV nhận xét, tuyên dương.- HS lắng nghe.
- GV dẫn dắt vào bài mới.
B. Luyện tập
Bài 1. (BP) Số?
a. 45 + 67 = 67 + ¨ b. (56 + 38) + 105 = 56 + (¨ + 105)
¨ + 123 = 123 + 78 325 + (46 + ¨) = (¨ + 46) + 68
c. 76 + ¨ = 67
38 + ¨ = 0 + ¨= ¨
- GV yêu cầu HS nêu đề bài.1 HS đọc yêu cầu của đề bài.
- Xác định yêu cầu của bài.
- YC HS làm bài vào vở.- HS làm bài vào vở.
- Giáo viên quan sát giúp đỡ HS còn lúng túng.
- Chia sẻ bài trước lớp:- HS chia sẻ.
- Nêu kết quả của từng phép tính.
+ Khi đổi chỗ các số hạng trong một tổng thì tổng đó như thế nào?+ Thì tổng đó không thay đổi
+ Nếu tính chất kết hợp của phép cộng.+ HS nêu.
+ Khi cộng một số với 0 thì kết quả ra sao?+ Vẫn bằng số đó.
- GV nhận xét, chốt kết quả đúng, tuyên dương.
=> Củng cố: Tính chất giao hoán, kết hợp, cộng với 0
Bài 2. Tính bằng cách thuận tiện
a. 135 + 218 + 365
b. 349 + 176 + 224
c. 47 + 53 + 500
d. 435 + 284 + 565 + 716
- Yêu cầu HS đọc đề bài.- 1HS đọc. Cả lớp đọc thầm.
- Làm thế nào để có thể tính thuận tiện.- Áp dụng tính chất kết hợp, giao hoán của phép cộng để nhóm các số có tổng là số tròn trăm, tròn nghìn….
- GV yêu cầu học sinh làm bài vào vở, chia sẻ bài.
- GV đánh giá, nhận xét kết luận.
- HS làm bài cá nhân vào vở, chia sẻ bài làm trước lớp.
a. 135 + 218 + 365 = (135 + 365) + 218 = 500 + 218 = 718
b. 349 + 176 + 224 = 349 + (176 + 224) = 349 + 400 = 749
c. 47 + 53 + 500 = (47 + 53) + 500 = 100 + 500 = 600
d. 435 + 284 + 565 + 716 = (435 + 565) + (284 + 716) = 1000 + 1000 = 2000
=> Củng cố: Cách áp dụng các tính chất của phép cộng để thực hiện bài toán tính bằng cách thuận tiện.
Bài 3: (BP) Một kho hàng có 5 tấn gạo. Ngày đầu kho hàng nhận thêm 357kg gạo, ngày thứ hai nhận thêm 643kg gạo. Hỏi sau hai ngày, cửa hàng có tất cả bao nhiêu tấn gạo?
- Yêu cầu HS đọc đề toán.- 1HS đọc. Cả lớp đọc thầm.
- Hướng dẫn HS phân tích bài toán:
+ Bài toán cho biết gì?+ Bài toán cho biết: Một kho hàng có 5 tấn gạo. Ngày đầu kho hàng nhận thêm 357kg gạo, ngày thứ hai nhận thêm 643kg gạo
+ Bài toán hỏi gì?+ Hỏi sau hai ngày, cửa hàng có tất cả bao nhiêu tấn gạo?
+ Để biết sau hai ngày, cửa hàng có bao nhiêu ki - lô - gam gạo em cần tìm gì trước?+ Tìm số ki - lô - gam gạo đã nhập của hai ngày.
- GV yêu cầu học sinh làm bài vào vở chia sẻ bài.
- GV chấm nhận xét kết luận.








- Yêu cầu HS nghĩ thêm cách giải khác
- HS làm bài cá nhân vào vở chia sẻ bài.
Bài giải
Cả hai ngày kho hàng nhập về số ki - lô - gam gạo là:
357 + 643 = 1000 (kg)
Đổi 1000kg = 1 tấn
Sau hai ngày kho hàng có tất cả số tấn gạo là:
5 + 1 = 6 (tấn)
Đáp số: 6 tấn​
- HS suy nghĩ và trả lời:
+ Đổi 5 tấn = 5000kg
+ Tính sau ngày thứ nhất kho hàng có bao nhiêu ki - lô - gam gạo?
+ Tính sau ngày thứ hai kho hàng có bao nhiêu ki - lô - gam gạo?
+ Đổi kết quả về tấn
=> Củng cố: Giải toán có lời văn
C. Vận dụng.
Bài 4: Lập 1 biểu thức để có thể tính bằng cách thuận tiện.
- GV cho mỗi HS lập một biểu thức, làm bài vào vở.- Làm phép tính vào vở.
+ Qua bài học hôm nay các em biết thêm kiến thức gì?- HS nêu
+ Nêu tính chất giao hoán của phép cộng.- HS nêu cách làm.
+ Nêu tính chất kết hợp của phép cộng.- HS nhắc lại.
- Lấy VD- HS lấy VD.
- GV nhận xét, tuyên dương.
- GV nhận xét giờ học.




Tiết 3: TOÁN (tăng)

Luyện tập: Tìm số trung bình cộng

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

- Củng cố và thực hành kiến thức về số trung bình cộng, cách tìm số trung bình cộng của hai hay nhiều số.

- Vận dụng thực hành tìm số trung bình cộng của nhiều số và giải toán có lời văn có liên quan đến số trung bình cộng.

- Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp toán học.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: Chủ động học tập, tìm hiểu nội dung bài học. Biết lắng nghe và trả lời nội dung trong bài học.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia tích cực trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thực hiện tốt nhiệm vụ trong hoạt động nhóm.

3. Phẩm chất.

- Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

- Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.

- Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Kế hoạch bài dạy, Bảng phụ bài 2, 3.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

A. Khởi động:
- GV tổ chức cho HS trao đổi trước lớp kiến thức đã học về số trung bình cộng.



- GV, HS nhận xét, đánh giá bài và bổ sung cho bạn (nếu cần)
-> GV chốt: Tìm số TBC của nhiều số thực hiện theo hai bước:
+ B1. Tìm tổng của các số đó.
+ B2. Lấy tổng tìm được chia cho số các số hạng.

B. Luyện tập
Bài 1.
Tìm số trung bình cộng của các số sau:
a) 23 và 71 ; 24, 45 và 54
b) 17; 19 ; 21; 23 và 25.
c) 24; 28; 32; 36; 40; 44; 48 và 52


- Chia sẻ trước lớp :
+ Nêu cách tìm số TBC.
+ Em có nhận xét gì về các số trong mỗi phần ?
+ Em có cách nào tính nhanh số trung bình cộng của các số trên không?


- GV đánh giá, bổ sung (nếu cần)
- GV : Chốt cách tìm TBC của một dãy số:
- Vận dụng quy tắc.
- Đối với dãy số cách đều nhau thì TBC của chúng chính bằng số ở chính giữa (số các số trong dãy là lẻ) hoặc TBC của chúng sẽ bằng TBC của hai số cách đều hai đầu dãy số
(đối với dãy có số các số là chẵn).

Bài 2. (BP)
Tổ xe có 3 ô tô chở gạo. Xe thứ nhất chở được 36 bao gạo, xe thứ hai chở được 32 bao gạo, xe thứ ba chở nhiều hơn xe thứ hai 5 bao gạo. Hỏi TB mỗi xe chở được bao nhiêu bao gạo?
Gợi ý:
- Bài toán cho biết gì? Bài hỏi gì?
- Muốn tìm TB mỗi xe chở được bao nhiêu bao gạo ta làm như thế nào?
- GV cho HS chia sẻ bài làm của mình.
- GV đánh giá, nhận xét, hỗ trợ (nếu cần).
- GV: Củng cố cách giải toán có lời văn liên quan đến tìm số TBC.
Bài 3: (BP)
Một ô tô trong 3 giờ đầu, mỗi giờ đi được 48 km; trong 2 giờ sau, mỗi giờ đi được 43 km. Hỏi trung bình mỗi giờ ô tô đi được bao nhiêu km ?
- GV HDHS phân tích đề bài và cách giải bài toán.
+ Bài toán cho biết gì?
+ Bài toán hỏi gì:
+ Em hãy nêu cách làm?
- Hướng dẫn HS giải:
+ B1: Tìm số km ô tô đi được trong 3 giờ đầu.
+ B2: tìm số km ….. 2 giờ sau.
+ B3 : Tìm TBC mỗi giờ.... km ?
- Yêu cầu 1 HS lên bảng, lớp làm vở
- GV đánh giá, nhận xét, hỗ trợ (nếu cần)
- GV: Củng cố cách giải toán có lời văn liên quan đến tìm số TBC.

- HS nêu nội dung bài học (tìm số trung bình cộng.)
- HS tự nêu các VD để trao đổi bài cùng bạn – Lớp làm nháp, 2 HS lên bảng thực hiện.
- HS chia sẻ chách tìm số TBC
– Lớp nhận xét đánh giá bài làm của bạn.






- HS tự làm.
- Chữa bài:
a) (23 + 71) : 2 = 47
(24 + 45 + 54 ) : 3 = 41
b) (17+ 19 + 21 + 23 + 25): 4 = 21
c) (24+28+32+36+40+44+48+52):8=38
- HS nhận xét, giải thích cách làm.
- HS nêu nhận xét:
+ Phần b) là dãy 5 số lẻ cách đều nhau nên TBC của chúng chính bằng số lẻ ở giữa (tức là số lẻ thứ ba trong dãy). Vậy TBC là 21.
+ Các số đã cho trong phần c) là 1 dãy các số cách đều nhau, TBC của chúng sẽ bằng TBC của hai số cách đều hai đầu dãy số. Vậy TBC của chúng là: ( 24 + 52 ) : 2 = 38.











- HS đọc đề, xác định yêu cầu của đề
- HS làm bài cá nhân.
- HS có thể trình bày bài giải ngắn gọn.
- Chữa bài, nhận xét.
Xe thứ ba chở được số bao gạo là:
32 + 5 = 37 (bao)
TB mỗi xe chở được số bao gạo là:
(36 + 32 + 37) : 3 = 35 (bao)
Đáp số: 35 bao gạo








- HS đọc đề, xác định yêu cầu của đề.



- Tiến hành tương tự:
+ 3 giớ đầu ô tô đi được bao nhiêu km?
(48 x 3 = 144km)
+ 2 giờ sau ô tô đi được bao nhiêu km?
(43x 2 = 86km)
+ Tìm tổng thời gian ô tô đi?
(2 + 3 = 5 giờ)
+ TB mỗi giờ đi được bao nhiêu km?
(144 + 86) : 5 = 46km
- Lưu ý: Bước 3 và 4 có thể trình bày gộp như sau:
(144 + 86) : (2 + 3) = 46km.
- 1 HS làm bài trên bài, lớp làm bài vào vở.
C. Vận dụng.
Bài 4: Tìm năm số tự nhiên liên tiếp biết số trung bình cộng của chúng bằng 20.
- GV hướng dẫn HS làm





- Nhận xét, đưa ra biện pháp hỗ trợ
- Lưu ý : trong một dãy các số liên tiếp mà số số hạng là lẻ thì số đứng ở giữa bao giờ cũng là trung bình cộng của các số đó.
- HS làm bài cá nhân.
Tổng của năm số liền nhau bằng:
20 x 5 = 100.
Vì năm số liền nhau nên ngoài số nhỏ nhất thì các số từ số thứ hai đến số thứ năm bằng số thứ nhất cộng thêm 1; 2; 3; 4. Như thế tổng 100 gồm 5 lần số nhỏ nhất trừ đi 1 + 2 + 3 + 4 = 10.
Vậy số nhỏ nhất là:
(100 – 10) : 5 = 18.
Năm số liền nhau phải tìm là: 18, 19, 20, 21, 22
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:

…………………………………………………………………………………….…………………………………………………………………………………….



Tiết 4:

TIẾNG VIỆT( tăng)

Luyện tập: Nhân hóa. Danh từ

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù.

- Tiếp tục nắm vững về khái niệm của danh từ, tác dụng của nhân hóa.

- Xác định được danh từ trong đoạn văn; tìm được sự vật, từ ngữ có sử dụng biện pháp nhân hóa trong đoạn văn.

- Rèn kĩ đặt câu, viết đoạn văn.

- Biết vận dụng bài học vào thực tiễn cuộc sống.

- Phát triển năng lực văn học:

+ Biết bày tỏ sự yêu thích với một số từ ngữ hay, hình ảnh đẹp.

2. Năng lực chung.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết cùng các bạn thảo luận nhóm.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: Thông qua bài học, biết yêu quý bạn bè và đoàn kết trong học tập.

- Phẩm chất chăm chỉ: Có ý thức tự giác trong học tập, trò chơi và vận dụng.

- Giáo dục HS tình yêu TV, có ý thức giữ gìn sự trong sáng của TV qua dùng từ, đặt câu.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

- GV : Bảng phụ ( Bài 1 + 3)

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :

A. Khởi động:
- Yêu cầu HS lấy ví dụ về danh từ. Đặt câu có sử dụng biện pháp nhân hóa.- HS nối tiếp nhau lấy ví dụ.
+ Danh từ là gì?+ Danh từ là từ chỉ sự vật (người, vật, con vật, thời gian, hiện tượng thiên nhiên)
+ Nhân hóa là gì?+ Nhân hóa là dùng từ ngữ chỉ người hoặc chỉ đặc điểm, hoạt động của người để gọi hoặc tả đồ vật, cây cối, con vật một cách sinh động, gần gũi.
+ Tác dụng của nhân hóa?+ Câu văn sinh động, gần gũi.
- GV nhận xét, chốt kiến thức về nhân hóa, danh từ
=> GV chốt:
- Danh từ là từ chỉ sự vật (người, vật, con vật, thời gian, hiện tượng thiên nhiên)
- Danh từ gồm:+ Danh từ chung là tên của 1 loại sự vật.
+ Danh từ riêng là tên riêng của 1 sự vật. DTR được viết hoa.
- Nhân hóa là dùng từ ngữ chỉ người hoặc chỉ đặc điểm hoạt động của người để gọi hoặc tả đồ vật, cây cối, con vật một cách sinh động, gần gũi.
- Có 3 cách nhân hóa: Gọi sự vật bằng từ ngữ dùng để gọi người.
Tả sự vật bằng từ ngữ dùng để tả người
Nói với vật như nói với người
B. Luyện tập
Bài 1
: Đọc đoạn văn sau rồi điền tiếp vào bảng: (BP)
Vườn cây lại đầy tiếng chim và bóng chim bay nhảy. Những thím chích chòe nhanh nhảu. Những chú khướu lắm điều. Những anh chào mào đỏm dáng. Những bác cu gáy trầm ngâm.
Tên sự vật được nhân hóa​
Các từ ngữ dùng để nhân hóa sự vật​
Cách nhân hóa​
- GV cho HS đọc YC của bài tập.- 1, 2 HS đọc bài tập. Cả lớp đọc thầm.
+ Bài tập yêu cầu gì?Tìm tên sự vật được nhân hóa, các từ ngữ dùng để nhân hóa sự vật, cách nhân hóa.
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi.- HS thảo luận nhóm đôi.
- GV mời đại diện các nhóm trình bày kết quả.- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả, nhóm khác nhận xét bổ sung.
- GV chốt đáp.- HS lắng nghe và chữa bài.
Tên sự vật được nhân hóa​
Các từ ngữ dùng để nhân hóa sự vật​
Cách nhân hóa​
Chích chòeThím, nhanh nhảuGọi sự vật như gọi người, tả sự vật như tả người.
khướuChú, lắm điều
chào màoAnh, đỏm dáng
cu gáyBác, trầm ngâm
=> Củng cố về nhân hóa.
Bài 2. Sử dụng biện pháp nhân hóa để viết lại các câu văn sau cho sinh động hơn.
a. Cây hồng nhung được trồng giữa vườn.
b. Chim hót trong vòm lá.
c. Nắng chiếu xuống sân.
- GV cho HS đọc YC của bài tập.- 1, 2 HS đọc bài tập. Cả lớp đọc thầm.
+ Bài tập yêu cầu gì?- Viết lại các câu văn sau sử dụng biện pháp nhân hóa.
- GV yêu cầu HS làm cá nhân.- HS làm.
- GV mời HS trình bày kết quả.
- HS trình bày
VD: + Cô hồng nhung đứng giữa vườn với vẻ kiêu hãnh.
+ Những chú chim non đang vui ca trong vòm lá.
+ Những tia nắng vàng đang nhảy nhót khắp sân.
=> Củng cố về tác dụng của biện pháp nhân hóa.
Bài 3: (BP) Tìm các danh từ có trong đoạn văn sau và sắp xếp chúng vào 2 nhóm.
Nước Việt Nam xanh muôn ngàn cây lá khác nhau. Cây nào cũng đẹp, cây nào cũng quý nhưng thân thuộc nhất vẫn là tre nứa. Tre Đồng Nai, nứa Việt Bắc, tre ngút ngàn Điện Biên Phủ. Lũy tre thân mật làng tôi, đâu đâu ta cũng có nứa tre làm bạn.
- GV cho HS đọc YC của bài tập.- 1-2 HS đọc bài tập. Cả lớp đọc thầm.
+ Bài tập yêu cầu gì?+ Tìm các danh từ có trong đoạn văn sau và sắp xếp chúng vào 2 nhóm
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi.- HS thảo luận nhóm đôi.
- GV mời đại diện các nhóm trình bày kết quả.- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả, nhóm khác nhận xét bổ sung.
+ Danh từ riêng: Việt Nam, Đồng Nai, Việt Bắc, Điện Biên Phủ
+ Danh từ chung: nước, cây lá, cây, tre nứa, tre, nứa, lũy tre, làng, bạn.
- GV nhận xét, tuyên dương.
=> Củng cố về danh từ.
C. Vận dụng:
Bài 4: Viết đoạn văn ngắn (5-7 câu) tả một đồ dùng học tập có sử dụng biện pháp nhân hóa. Gạch chân dưới DT trong đoạn văn.
- Yêu cầu HS làm bài cá nhân vào vở.HS đọc yêu cầu.
- Gọi HS đọc đoạn văn của mình.- HS làm bài cá nhân vào vở.
- H/D nhận xét và góp ý cho HS.-1 vài em đọc bài viết, nêu danh từ và sự vật được nhân hóa mình dùng. HS nhận xét.
+ Danh từ là gì?- HS trả lời.
+ Tác dụng của nhân hóa?
- GV nhận xét tiết học.- HS lắng nghe.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………



Tiết 5: TIẾNG VIỆT (tăng)

Luyện tập tả cây cối

(Viết đoạn kết bài)



I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT.

1. Năng lực đặc thù:


- Tiếp tục nắm vững cách viết đoạn kết bài của bài văn miêu tả cây cối.

- Biết tìm từ ngữ, hình ảnh để viết đoạn kết bài của bài văn tả cây cối theo 2 kiểu: Kết bài không mở rộng và kết bài mở rộng.

- Phát triển năng lực ngôn ngữ.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: Tích cực học tập, tiếp thu kiến thức để thực hiện tốt nội dung bài học.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Nâng cao kĩ năng tìm hiểu nhận diện được cấu tạo của đoạn văn.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Phát triển năng lực giao tiếp trong trò chơi và hoạt động nhóm.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: Thông qua các hoạt động nhóm, trao đổi trong bài học, biết trân trọng và yêu quý bạn bè.

- Phẩm chất chăm chỉ: Có ý thức tự giác trong học tập, trò chơi và vận dụng.

- Phẩm chất trách nhiệm: Biết giữ trật tự, lắng nghe và học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

- Hình ảnh (minh họa)

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.

A. Khởi động: Ôn lí thuyết


- GV hướng dẫn HS hỏi đáp:
+ Bài văn miêu tả cây cối thường có mấy phần? Nêu nội dung từng phần.
- Có mấy kiểu mở bài? Đó là những kiểu nào?
- Thế nào là MB gián tiếp? Thế nào là MB trực tiếp?
+ Phần thân bài có thể miêu tả theo trình tự nào?


+ Khi quan sát các bộ phận của cây cối ta cần sử dụng những giác quan nào?
+ Cần lưu ý gì khi miêu tả các bộ phận của cây?


- Có mấy kiểu kết bài trong bài văn miêu tả cây cối? Nêu đặc điểm của từng kiểu kết bài đó
=> GV chốt: Cấu tạo bài văn miêu tả; trình tự miêu tả; những lưu ý khi viết doạn văn miêu tả.
- HS trả lời, nhận xét, bổ sung.
+ Gồm 3 phần: MB, TB, KB.

- Có 2 kiểu MB: MB trực tiếp và MB gián tiếp.
1- 2 HS nhắc lại

+ Từ khái quát đến cụ thể, từ xa đến gần, trên xuống dưới, từng bộ phận, tả theo sự thay đổi ở những thời điểm khác nhau,...
+ Thị giác, thính giác, khứu giác, vị giác, xúc giác,...
+ Cần quan sát kĩ bằng nhiều giác quan; sử dụng các biện pháp so sánh, nhân hoá, sử dụng các từ ghép, từ láy đặc sắc,...
- Có 2 kiểu kết bài
- Vài HS nêu
B. Luyện tập

Bài 1: Có thể dùng các câu sau để kết bài không? Vì sao?
a. Rồi đây, đến ngày xa mái trường thân yêu, em sẽ mang theo nhiều kỉ niệm của thời thơ ấu bên gốc bàng thân thuộc của em. (Đề bài: Tả cây bàng ở sân trường em.)



b
. Em rất thích cây phượng, vì phượng chẳng những cho chúng em bóng mát để vui chơi mà còn làm tăng thêm vẻ đẹp của trường em. (Đề bài: Tả cây phượng ở sân trường em.)

Bài 2: Quan sát một cây mà em yêu thích và cho biết:
a. Cây đó là cây gì?
b. Cây đó có ích lợi gì?
c. Em yêu thích, gắn bó với cây như thế nào? Em có cảm nghĩ gì về cây?
- GV cho HS tự trả lời trước lớp


- Có thể dùng các câu ở đoạn a để kết bài, vì kết bài ở đoạn văn a, nói lên được tình cảm của người tả đối với cây. Đây là kết bài không mở rộng.











- Có thể dùng các câu trong đoạn văn b để kết bài, vì kết bài ở đoạn văn b, nêu được ích lợi của cây và tình cảm của người tả đối với cây. Đây là kết bài mở rộng.






1 – 2 HS đọc đề bài

- HS nối tiếp trả lời các câu hỏi cho cây mình đã quan sát kĩ ở nhà hoặc ở trường.


C. Vận dụng
Bài 3:
Dựa vào kết quả ghi chép ở bài tập 2. Viết kết bài không mở rộng và kết bài mở rộng cho một trong các đề tài dưới đây:
a. Cây tre ở làng quê
b. Cây vải thiều ở quê em
c. Cây đa cổ thụ ở đầu làng.
- Đọc và nêu yêu cầu của đề bài
- YC làm bài cá nhân vào vở.
- Gọi HS trình bày bài làm.
- Nhận xét, tuyên dương HS có bài viết tốt.
- Hướng dẫn HS nhận xét, sửa chữa các đoạn văn được trình bày .
- Đọc, nêu YC bài.
- Viết đoạn văn vào vở.
- Nối tiếp đọc đoạn văn.
*KKHS viết đoạn văn sử dụng linh hoạt các biện pháp nghệ thuật.
Mẫu:

- Em rất yêu quý cây đa này. Cây vừa là người bạn vừa là người em chia sẻ mọi buồn vui trong cuộc sống.

- Cây đa cổ thụ đã trở thành một hình ảnh thân quen gắn bó với làng em. Sau này, khi phải đi xa để học tập hay làm việc, chắc chắn mỗi khi nhớ về làng quê, em không thể quên hình ảnh của cây đa cao lớn, xum xuê, quanh năm xanh tốt, nó đang đứng ở đầu làng như chờ đợi những người của làng quê trở về.

Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:

1694880028865.png


THẦY CÔ TẢI NHÉ!
 

DOWNLOAD FILE

  • YOPO.VN---GA TĂNG 4- CÁNH DIỀU.zip
    5.8 MB · Lượt xem: 9
Nếu bạn cảm thấy nội dung chủ đề bổ ích , Hãy LIKE hoặc bình luận để chủ đề được sôi nổi hơn
  • Từ khóa
    giáo án bài 4 toán 6 giáo án dạy học tích cực môn toán lớp 4 giáo án dạy thêm toán 4 giáo án dạy thêm toán lớp 4 giáo án dạy toán cho trẻ 4-5 tuổi giáo án dạy toán lớp 4 giáo án giải toán lớp 4 giáo án giảng toán lớp 4 giáo án làm quen với toán 3-4 tuổi giáo án làm quen với toán 4-5 tuổi giáo án làm quen với toán số 4 tiết 1 giáo án môn toán lớp 4 giáo án môn toán lớp 4 bài phép cộng giáo án môn toán lớp 4 cả năm giáo án môn toán lớp 4 học kì giáo án môn toán lớp 4 module 3 giáo án môn toán lớp 4 theo công văn 2345 giáo án môn toán lớp 4 vnen giáo án môn toán lớp 4-5 tuổi giáo án nhân số có ba chữ số với số có một chữ số giáo án nhân số có hai chữ số với số có một chữ số giáo án nhân với số có ba chữ số giáo án nhân với số có hai chữ số giáo án nhân với số có một chữ số giáo án nhân với số có một chữ số lớp 4 giáo án phát triển năng lực môn toán lớp 4 giáo án powerpoint toán lớp 4 giáo án toán 3 4 tuổi xếp tương ứng 1 1 giáo án toán 3-4 tuổi giáo án toán 4 giáo án toán 4 bài 1 giáo án toán 4 bài hai đường thẳng vuông góc giáo án toán 4 bài luyện tập trang 48 giáo án toán 4 bài luyện tập trang 68 giáo án toán 4 bài luyện tập trang 69 giáo án toán 4 bài nhân với số có một chữ số giáo án toán 4 bài tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó giáo án toán 4 bài vẽ hai đường thẳng song song giáo án toán 4 biểu thức có chứa hai chữ giáo án toán 4 biểu thức có chứa một chữ giáo án toán 4 cả năm giáo án toán 4 các số có 6 chữ số giáo án toán 4 chia cho số có hai chữ số giáo án toán 4 chia cho số có một chữ số giáo án toán 4 chia một số cho một tích giáo án toán 4 hai đường thẳng song song giáo án toán 4 kì 2 giáo án toán 4 luyện tập chung trang 48 giáo án toán 4 luyện tập chung trang 56 giáo án toán 4 luyện tập trang 136 giáo án toán 4 luyện tập trang 33 giáo án toán 4 luyện tập trang 46 giáo án toán 4 luyện tập trang 48 giáo án toán 4 luyện tập trang 69 giáo án toán 4 luyện tập trang 74 giáo án toán 4 nhân một số với một tổng giáo án toán 4 nhân với số có hai chữ số giáo án toán 4 nhân với số có một chữ số giáo án toán 4 phép trừ giáo án toán 4 tập 1 giáo án toán 4 theo công văn 2345 giáo án toán 4 theo cv 2345 giáo án toán 4 theo hướng phát triển năng lực giáo án toán 4 thương có chữ số 0 giáo án toán 4 tìm số trung bình cộng giáo án toán 4 tính chất giao hoán của phép cộng giáo án toán 4 tuần 1 giáo án toán 4 tuần 2 giáo án toán 4 tuổi giáo an toán 4 tuổi chủ de gia đình giáo án toán 4 vẽ hai đường thẳng song song giáo án toán 4 violet giáo án toán 4 vnen giáo án toán 4-5 tuổi giáo án toán 4-5 tuổi chủ đề bản thân giáo án toán cho trẻ 4-5 tuổi giáo án toán chủ đề giao thông 4-5 tuổi giáo án toán ghép đôi 4 tuổi giáo án toán lớp 4 giáo an toán lớp 4 5 tuổi giáo án toán lớp 4 bài dãy số tự nhiên giáo án toán lớp 4 bài diện tích hình thoi giáo án toán lớp 4 bài giây thế kỉ giáo án toán lớp 4 bài giới thiệu tỉ số giáo án toán lớp 4 bài góc nhọn góc tù góc bẹt giáo án toán lớp 4 bài yến tạ tấn giáo án toán lớp 4 cả năm mới nhất giáo án toán lớp 4 cả năm violet giáo án toán lớp 4 diện tích hình bình hành giáo án toán lớp 4 giới thiệu tỉ số giáo án toán lớp 4 hai đường thẳng song song giáo án toán lớp 4 hai đường thẳng vuông góc giáo án toán lớp 4 học kì 1 giáo án toán lớp 4 học kì 2 violet giáo án toán lớp 4 học kỳ 2 giáo án toán lớp 4 kì 1 giáo án toán lớp 4 mới nhất giáo án toán lớp 4 quy đồng mẫu số giáo án toán lớp 4 violet giáo án toán lớp 4 vnen giáo án toán lớp 4 đề-xi-mét vuông giáo án toán lớp 4-5 tuổi giáo án toán mầm non 4 tuổi giáo án toán mầm non 4-5 tuổi giáo án toán module 4 giáo án toán phép trừ lớp 4 giáo án toán sắp xếp theo quy tắc 4 tuổi giáo án toán số 4 giáo án toán số 4 tiết 1 giáo án toán số 4 tiết 2 giáo án toán số 5 tiết 2 lớp 4 tuổi giáo án toán tách gộp trong phạm vi 4 giáo án toán trẻ 4-5 tuổi giáo án toán vnen lớp 4 kì 2 giáo án toán đếm trong phạm vi 4
  • HỖ TRỢ ĐĂNG KÝ VIP

    Liên hệ ZALO để được tư vấn, hỗ trợ: ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN VIP
    ZALO:0979702422

    BÀI VIẾT MỚI

    Thống kê

    Chủ đề
    36,430
    Bài viết
    37,899
    Thành viên
    141,283
    Thành viên mới nhất
    gialinh110913

    Thành viên Online

    Không có thành viên trực tuyến.
    Top