Chào mừng!

ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN MỚI TẢI ĐƯỢC TÀI LIỆU! Đăng ký ngay!

Yopovn

Ban quản trị Team YOPO
Thành viên BQT
Tham gia
28/1/21
Bài viết
83,110
Điểm
113
tác giả
Kế hoạch bài dạy giáo dục công dân 9 sách chân trời sáng tạo CẢ NĂM 2024-2025 được soạn dưới dạng file word gồm 162 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
KHUNG KẾ HOẠCH BÀI DẠY
(Kèm theo Công văn số 5512/ BGDĐT – GDTrH ngày 18 tháng 12 năm 2020 của Bộ GD&ĐT)
Trường: ...................................................... Họ và tên GV: ........................................
Tổ: ..............................................................

TÊN BÀI DẠY: ......................................................................​

Môn học/ Hoạt động giáo dục: ……….; lớp:……… Thời gian thực hiện: (số tiết)​

Mục tiêu​

Kiến thức: Nêu cụ thể YCCĐ về kiến thức HS cần học trong bài để thực hiện được YCCĐ của nội dung/ chủ đề tương ứng trong chương trình môn học/ hoạt động giáo dục.
Năng lực: Nêu cụ thể yêu cầu HS làm được gì (biểu hiện cụ thể của năng lực chung và năng lực đặc thù môn học cần phát triển) trong hoạt động học để chiếm lĩnh và vận dụng kiến thức theo YCCĐ của chương trình môn học/ hoạt động giáo dục.
Phẩm chất: Nêu cụ thể yêu cầu về hành vi, thái độ (biểu hiện cụ thể của phẩm chất cần phát triển gắn với nội dung bài dạy) của HS trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ học tập và vận dụng kiến thức vào cuộc sống.

Thiết bị dạy học và học liệu​

Nêu cụ thể các thiết bị dạy học và học liệu được sử dụng trong bài dạy để tổ chức cho HS hoạt động nhằm đạt được mục tiêu, yêu cầu của bài dạy (muốn hình thành phẩm chất, năng lực nào thì hoạt động học phải tương ứng và phù hợp).

Tiến trình dạy học​

Hoạt động 1: Xác định vấn đề/ nhiệm vụ học tập/ mở đầu (Ghi rõ tên thể hiện kết quả hoạt động)
Mục tiêu: Nêu mục tiêu giúp HS xác định được vấn đề/ nhiệm vụ cụ thể cần giải quyết trong bài học hoặc xác định rõ cách thức giải quyết vấn đề/ thực hiện nhiệm vụ trong các hoạt động tiếp theo của bài học.
Nội dung: Nêu nội dung yêu cầu/ nhiệm vụ cụ thể mà HS phải thực hiện (xử lí tình huống, câu hỏi, bài tập, thí nghiệm, thực hành,…) để xác định vấn đề cần giải quyết/ nhiệm vụ học tập cần thực hiện và đề xuất giải pháp giải quyết vấn đề/ cách thức thực hiện nhiệm vụ.
Sản phẩm: Trình bày cụ thể yêu cầu về nội dung và hình thức của sản phẩm hoạt động theo nội dung yêu cầu/ nhiệm vụ mà HS phải hoàn thành: kết quả xử lí tình huống; đáp án của câu hỏi, bài tập; kết quả thí nghiệm, thực hành; trình bày, mô tả được vấn đề cần giải quyết hoặc nhiệm vụ học tập phải thực hiện tiếp theo và đề xuất giải pháp thực hiện.

Tổ chức thực hiện: Trình bày cụ thể các bước tổ chức hoạt động học cho HS từ chuyển giao nhiệm vụ, theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra, đánh giá quá trình và kết quả thực hiện nhiệm vụ thông qua sản phẩm học tập.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới/ giải quyết vấn đề/ thực thi nhiệm vụ đặt ra từ Hoạt động 1 (Ghi rõ tên thể hiện kết quả hoạt động)
Mục tiêu: Nêu mục tiêu giúp HS thực hiện nhiệm vụ học tập để chiếm lĩnh kiến thức mới/ giải quyết vấn đề/ thực hiện nhiệm vụ đặt ra từ Hoạt động 1.
Nội dung: Nêu nội dung yêu cầu/ nhiệm vụ cụ thể của HS làm việc với sách giáo khoa, thiết bị dạy học, học liệu cụ thể (đọc/ xem/ nghe/ nói/ làm) để chiếm lĩnh/ vận dụng kiến thức để giải quyết vấn đề/ nhiệm vụ học tập đã đặt ra từ Hoạt động 1.
Sản phẩm: Trình bày cụ thể về kiến thức mới/ kết quả giải quyết vấn đề/ thực hiện nhiệm vụ học tập mà HS cần viết ra, trình bày được.
Tổ chức thực hiện: Hướng dẫn, hỗ trợ, kiểm tra, đánh giá quá trình và kết quả thực hiện hoạt động của HS.

Hoạt động 3: Luyện tập​

Mục tiêu: Nêu mục tiêu vận dụng kiến thức đã học và yêu cầu phát triển các kĩ năng vận dụng kiến thức cho HS.
Nội dung: Nêu nội dung cụ thể của hệ thống câu hỏi, bài tập, bài thực hành, thí nghiệm giao cho HS thực hiện.
Sản phẩm: Đáp án, lời giải của các câu hỏi, bài tập; các bài thực hành, thí nghiệm do HS thực hiện, viết báo cáo, thuyết trình.
Tổ chức thực hiện: Nêu cách thức giao nhiệm vụ cho HS; hướng dẫn hỗ trợ HS thực hiện; kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện.

Hoạt động 4: Vận dụng​

Mục tiêu: Nêu mục tiêu phát triển năng lực của HS thông qua nhiệm vụ/ yêu cầu vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn (theo từng bài hoặc nhóm bài có nội dung phù hợp).
Nội dung: Mô tả yêu cầu HS phát hiện/ đề xuất các vấn đề/ tình huống trong thực tiễn gắn với nội dung bài học và vận dụng kiến thức mới học để giải quyết.
Sản phẩm: Nêu yêu cầu về nội dung và hình thức báo cáo phát hiện và giải quyết tình huống/ vấn đề trong thực tiễn.
Tổ chức thực hiện: Giao cho HS thực hiện ngoài giờ học trên lớp và nộp báo cáo để trao đổi, chia sẻ và đánh giá vào các thời điểm phù hợp trong kế hoạch giáo dục môn học/ hoạt động giáo dục của GV.

Kĩ thuật xây dựng kế hoạch bài học​

Căn cứ vào đặc thù tri thức của môn GDCD và những đặc trưng của phương pháp dạy học tích cực, khi thiết kế hoạt động dạy học trong kế hoạch bài dạy cần hình dung chuỗi hoạt động học sẽ tổ chức cho HS thực hiện. Bản chất của việc thiết kế hoạt động dạy học môn GDCD 9 theo phương pháp dạy học tích cực là tổ chức cho HS phát hiện và giải quyết vấn đề thông qua chuỗi hoạt động học với các nhiệm vụ học tập cụ thể, theo con đường nhận thức chung như sau:
Xác định nhiệm vụ, tình huống, vấn đề học tập.
Tìm tòi, khám phá, lĩnh hội được kiến thức, kĩ năng mới.
Thực hành, luyện tập, củng cố, hoàn thiện kiến thức, kĩ năng vừa lĩnh hội được nhằm giải quyết tình huống/ vấn đề học tập.
Vận dụng được các kiến thức, kĩ năng để phát hiện và giải quyết các tình huống/ vấn đề thực tiễn.
Dựa trên các chủ đề/ bài học trong SGK GDCD 9, tổ/ nhóm chuyên môn tổ chức cho GV thảo luận, lựa chọn nội dung, phương pháp dạy học, phương tiện và thiết bị dạy học phù hợp để xây dựng kế hoạch bài học, trong đó tập trung vào thiết kế chuỗi các hoạt động học theo tiến trình sư phạm của các phương pháp dạy học tích cực. Cụ thể như sau:
Với hoạt động mở đầu (tạo tình huống xuất phát):
Mục đích: Tạo tâm thế học tập cho HS, giúp HS ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú học bài mới. GV sẽ tạo tình huống học tập dựa trên việc huy động kiến thức, kinh nghiệm của bản thân HS có liên quan đến vấn đề xuất hiện trong SGK, các tài liệu học tập; làm bộc lộ “cái” HS đã biết, bổ khuyết những gì cá nhân HS còn thiếu, giúp HS nhận ra “cái” chưa biết và muốn biết thông qua hoạt động này. Từ đó, giúp HS suy nghĩ và bộc lộ những quan niệm của mình về vấn đề sắp tìm hiểu, học tập. Vì vậy, các câu hỏi/ nhiệm vụ trong các hoạt động này là những câu hỏi/ vấn đề mở, không cần có câu trả lời hoàn chỉnh. Kết thúc hoạt động này, GV không chốt về nội dung kiến thức mà chỉ giúp HS phát biểu được vấn đề để HS chuyển sang các hoạt động tiếp theo nhằm bổ sung những kiến thức, kĩ năng mới, qua đó tiếp tục hoàn thiện câu trả lời hoặc giải quyết được vấn đề.
Cách tiến hành: Thông qua các câu hỏi/ tình huống có vấn đề để HS huy động kiến thức, kĩ năng có liên quan, suy nghĩ, trả lời các câu hỏi gợi mở hoặc đưa ra ý kiến nhận xét về những vấn đề có liên quan đến nội dung sẽ học (băn khoăn, dự đoán tình huống sẽ xảy ra, dự đoán câu trả lời,...). GV sẽ tạo tình huống học tập dựa trên việc huy động kiến thức, kinh nghiệm của bản thân HS có liên quan đến vấn đề xuất hiện trong bài học/ chủ đề.
Câu hỏi cần giải quyết cho các hoạt động này: Tình huống/ câu hỏi/ lệnh xuất phát nhằm huy động kiến thức/ kĩ năng/ kinh nghiệm sẵn có nào của HS (HS đã học kiến thức/ kĩ năng đó khi nào?). Vận dụng kiến thức/ kĩ năng/ kinh nghiệm đã có đó thì HS có thể trả

lời câu hỏi/ thực hiện lệnh đã nêu đến mức độ nào? Dự kiến các câu trả lời/ sản phẩm học tập mà HS có thể hoàn thành.
Để hoàn thiện câu trả lời/ sản phẩm học tập nói trên, HS cần vận dụng kiến thức/ kĩ năng mới nào sẽ học ở phần tiếp theo trong Hoạt động hình thành kiến thức (có thể không phải là toàn bộ kiến thức/ kĩ năng mới trong bài).
– Với các hoạt động khám phá để hình thành kiến thức, kĩ năng, giá trị:
Mục đích:
Giúp HS chiếm lĩnh kiến thức, tìm hiểu biểu hiện của chuẩn mực hành vi, sự cần thiết và cách thực hiện chuẩn mực hành vi đó cũng như mô hình của kĩ năng, biểu tượng lõi của giá trị. Trên cơ sở các kiến thức, kĩ năng mới, HS sẽ thay đổi những quan niệm chưa đúng, bổ sung những quan niệm chưa đầy đủ về vấn đề liên quan đến nội dung học tập nhằm hình thành nền tảng của phẩm chất và năng lực tương ứng.
Cách tiến hành: Đối với việc tìm hiểu biểu hiện của chuẩn mực hành vi, GV tổ chức, hướng dẫn, tạo môi trường học tập thân thiện và những tình huống có vấn đề để hướng dẫn HS tìm hiểu mẫu hành vi thông qua các hoạt động như: đọc SGK, nghiên cứu tư liệu học tập, sử dụng học liệu; tự nghiên cứu, thực hành, hoạt động trải nghiệm;… Sau các hoạt động, GV cần hướng dẫn để HS tự kết luận về biểu hiện của chuẩn mực hành vi đạo đức, kĩ năng sống, pháp luật và kinh tế mà các em tiếp nhận được thông qua các hoạt động.
Đối với hoạt động tìm hiểu sự cần thiết thực hiện chuẩn mực hành vi, GV có thể sử dụng phương pháp tổ chức trò chơi hoặc thảo luận nhóm để HS chia sẻ, trao đổi với các bạn trong nhóm và GV.
Đối với hoạt động tìm hiểu cách thực hiện chuẩn mực hành vi, GV cần giảng giải tỉ mỉ về các bước thực hiện và làm mẫu, sau đó, tổ chức cho HS hoạt động bắt chước theo mẫu ở nhiều dạng thức khác nhau.
Ngoài ra, GV cũng có thể sử dụng các bài tập, câu hỏi, tình huống phù hợp để HS tự khám phá và tích cực trao đổi, suy nghĩ và cân nhắc, đúc kết kinh nghiệm.
Câu hỏi cần giải quyết cho các hoạt động này: Kiến thức mới mà HS phải chiếm lĩnh được của bài học là gì? HS sẽ chiếm lĩnh kiến thức đó bằng cách nào? Cụ thể là HS phải thực hiện các hành động (đọc/ nghe/ nhìn/ làm) gì? Qua hành động (đọc/ nghe/ nhìn/ làm), HS thu được kiến thức gì? Kiến thức đó giúp cho việc hoàn thiện câu trả lời/ sản phẩm học tập ở hoạt động khởi động như thế nào?
Nếu có lệnh/ câu hỏi trong các hoạt động khám phá thì cần làm rõ: Lệnh/ câu hỏi đó có liên hệ thế nào với lệnh/ câu hỏi ở hoạt động khởi động hay không? Câu trả lời/ sản phẩm học tập mà HS phải hoàn thành là gì? HS sử dụng kiến thức nào để trả lời câu hỏi/ thực hiện lệnh đó?

Với các hoạt động luyện tập:
Mục đích:
Giúp HS được hoàn thiện hiểu biết; củng cố, kiểm nghiệm các kiến thức, kĩ năng đã chiếm lĩnh được, hình thành thái độ đúng đắn trước các hành vi đạo đức, kĩ năng sống, pháp luật và kinh tế; đồng thời, GV biết được mức độ hiểu biết/ lĩnh hội kiến thức của HS để điều chỉnh các hoạt động dạy học. Thái độ là cơ sở của hành vi nên việc tổ chức hoạt động này rất cần thiết. Thông qua hoạt động này, HS hình thành được thái độ đồng tình, ủng hộ các hành vi tích cực; không đồng tình, phê phán các hành vi tiêu cực.
Cách tiến hành: Đây là hoạt động HS phải vận dụng những hiểu biết đã học vào giải quyết các bài tập/ tình huống cụ thể tương tự các bài tập/ tình huống đã học nhưng có thay đổi các dữ liệu ban đầu để củng cố tri thức. GV có thể tổ chức, hướng dẫn cho HS tham gia các hoạt động như: liên hệ với các sự vật, hiện tượng, sự kiện, đối tượng, tình huống trong đời sống thực tế xung quanh mà các em biết; liên hệ với những thái độ, hành vi của chính bản thân mình hoặc của người khác; nhận xét thái độ, hành vi của bản thân hoặc người khác; xử lí tình huống; bày tỏ thái độ với các ý kiến liên quan;… để từ đó, các em củng cố kiến thức, kĩ năng và hình thành thái độ tích cực cho bản thân.
Câu hỏi/ bài tập/ tình huống/ nhiệm vụ được sử dụng trong hoạt động luyện tập cần phải phù hợp với nội dung bài học, đặc điểm tâm sinh lí, khả năng, điều kiện học tập và thực tế cuộc sống của HS. HS có thể được hướng dẫn hoạt động cá nhân hoặc hoạt động nhóm để hoàn thành các câu hỏi, bài tập, bài thực hành,…
Câu hỏi cần giải quyết cho các hoạt động này: Nêu rõ mục đích của mỗi câu hỏi/ bài tập luyện tập trong bài học. Cụ thể là câu hỏi/ bài tập đó nhằm hình thành/ phát triển kĩ năng nào? (Nếu có nhiều hơn một câu hỏi/ bài tập cho việc hình thành/ phát triển một kĩ năng, cần giải thích tại sao?).
Với các hoạt động vận dụng:
Mục đích: HS được củng cố kiến thức, kĩ năng, tăng cường ý thức và năng lực thường xuyên vận dụng những điều đã học được để phát hiện và giải quyết các vấn đề có thực trong học tập và trong cuộc sống; có ý thức tự tìm hiểu, mở rộng kiến thức, thói quen điều chỉnh hành vi, cách ứng xử phù hợp với chuẩn mực đạo đức và quy định của pháp luật.
Hoạt động này đồng thời còn giúp GV đánh giá được mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt của HS về phẩm chất và năng lực.
Cách tiến hành: HS vận dụng tri thức của bản thân, bao gồm: những kiến thức, kĩ năng (vừa chiếm lĩnh được), kinh nghiệm của bản thân đã được tích luỹ trong nhiều tình huống tương tự để làm các bài tập lí thuyết, bài tập thực hành, giải các bài tập/ tình huống mô phỏng thực tế cuộc sống trong và ngoài nhà trường hoặc nêu phương án giải quyết vấn đề thực tiễn của cuộc sống.

Trong các hoạt động vận dụng và mở rộng, cần chú trọng các hoạt động rèn luyện thói quen thực hiện chuẩn mực hành vi. Để giúp HS thực hành, rèn luyện thói quen thực hiện theo chuẩn mực hành vi, GV cần chú trọng tổ chức các hoạt động xử lí tình huống thực tiễn, giúp HS thực hành chuẩn mực hành vi bằng nhiều hình thức như trình bày, báo cáo trước lớp; đóng vai để giải quyết tình huống;… Thông qua việc tham gia các hoạt động xử lí tình huống, HS được tự mình trải nghiệm. Tri thức, thái độ và hành vi nhờ đó được hình thành, phát triển một cách bền vững hơn. Các hoạt động rèn luyện thói quen thực hiện chuẩn mực hành vi cần được tổ chức phù hợp với điều kiện sống và học tập của HS. GV cần quan tâm, động viên để có thể thu hút nhiều HS tham gia một cách tự nguyện; khuyến khích những HS có sản phẩm chia sẻ với các bạn trong lớp.
Thông qua các nguồn tài liệu như: sách/ tài liệu tham khảo bằng bản in hoặc Internet; các bản báo cáo, thuyết trình; các sự kiện, hiện tượng, nhân vật, tình huống, trường hợp mà các em đã biết trong thực tế cuộc sống;… HS làm bài tập nghiên cứu, trao đổi, thảo luận, hợp tác với các bạn trong nhóm, trong lớp, GV, gia đình và những người khác trong cộng đồng để tự mình thực hiện nhiệm vụ học tập và trải nghiệm thực tế giải quyết vấn đề, ứng dụng các kiến thức đã học. HS có thể tự đưa ra những tình huống, bài tập và giải quyết theo cách riêng của mình hoặc trao đổi trong cặp đôi, trong nhóm, thống nhất cách làm chung, tìm giải pháp, kết quả chung; báo cáo kết quả trước lớp hoặc GV.
Câu hỏi cần giải quyết cho các hoạt động này: HS được yêu cầu vận dụng kiến thức vào giải quyết một điều gì trong cuộc sống? Cần thay đổi gì trong hành vi, thái độ của bản thân HS? Đề xuất với gia đình, bạn bè,… thực hiện điều gì trong học tập/ cuộc sống? HS được yêu cầu đào sâu/ mở rộng thêm gì về những kiến thức có liên quan đến bài học? Lịch sử hình thành kiến thức? Thông tin về các nhà khoa học tìm ra kiến thức? Những ứng dụng của kiến thức trong đời sống, kĩ thuật? HS cần trình bày/ báo cáo/ chia sẻ các kết quả hoạt động nói trên như thế nào? Dưới hình thức nào?
Tóm lại, khi tổ chức thực hiện chuỗi hoạt động học nhằm phát triển năng lực cho HS, GV nên tập trung vào dạy học gắn liền với tình huống thực tiễn, lấy tình huống thực tiễn làm phương tiện để truyền đạt, vận dụng kiến thức. Tình huống cần mang tính phổ quát và đa dạng hoá ở các loại hình, có thể là những tình huống thực tiễn có vấn đề cần giải quyết như va chạm giao thông, mâu thuẫn bạn bè,... hoặc cũng có thể là một tấm gương, câu chuyện thực tiễn, một thông tin có tính thời sự để làm phương tiện dạy học. Tình huống thực tiễn có thể do GV hoặc HS đưa ra, đặc biệt để phát triển năng lực HS thì phải tạo điều kiện để HS đưa ra tình huống thực tiễn và vận dụng kiến thức, kĩ năng vào giải quyết tình huống thực tiễn đó.

Tổ chức hoạt động trong kế hoạch bài dạy​

Theo quan điểm dạy học định hướng phát triển năng lực HS, việc tổ chức các hoạt động trong kế hoạch bài dạy bao gồm một hệ thống các hành động có mục đích của GV, nhằm đảm bảo cho HS chiếm lĩnh được nội dung dạy học, đạt được mục tiêu xác định.
Trong quá trình dạy học, GV tổ chức định hướng hành động chiếm lĩnh tri thức của HS phỏng theo tiến trình của chu trình sáng tạo khoa học. Như vậy, chúng ta có thể hình dung diễn biến của việc tổ chức các hoạt động trong kế hoạch bài dạy như sau:
GV tổ chức tình huống, giao nhiệm vụ cho HS một cách có kĩ thuật. HS hăng hái đảm nhận nhiệm vụ, gặp khó khăn, nảy sinh vấn đề cần tìm tòi, giải quyết. Dưới sự chỉ đạo, tổ chức hay những biện pháp điều chỉnh vai trò của GV, vấn đề được diễn đạt chính xác hoá, phù hợp với mục tiêu dạy học và các nội dung cụ thể đã xác định.
HS tự chủ tìm tòi, giải quyết vấn đề đặt ra. Với sự theo dõi, định hướng, giúp đỡ của GV, hoạt động học của HS diễn ra theo một tiến trình hợp lí, phù hợp với những đòi hỏi phương pháp luận.
GV nhận xét sự trao đổi, tranh luận của HS, bổ sung, tổng kết, khái quát hoá, thể chế hoá tri thức, kiểm tra kết quả học phù hợp với mục tiêu dạy học các nội dung cụ thể đã xác định.
Tổ chức tiến trình tổ chức hoạt động trong kế hoạch bài dạy như vậy, lớp học có thể được chia thành từng nhóm nhỏ. Tuỳ mục đích, yêu cầu của vấn đề học tập, các nhóm được phân chia ngẫu nhiên hay có chủ định, được duy trì ổn định hay thay đổi trong từng phần của tiết học, được giao cùng một nhiệm vụ hay những nhiệm vụ khác nhau. Trong nhóm nhỏ, mỗi thành viên đều phải làm việc tích cực, không thể ỷ lại vào một vài người hiểu biết và năng động hơn. Các thành viên trong nhóm giúp đỡ nhau tìm hiểu vấn đề nêu ra trong không khí thi đua với các nhóm khác. Kết quả làm việc của mỗi nhóm sẽ đóng góp vào kết quả học tập chung của cả lớp. Các kĩ thuật dạy học tích cực như sẽ được sử dụng trong tổ chức hoạt động nhóm trên lớp để thực hiện các nhiệm vụ nhỏ nhằm đạt mục tiêu dạy học.
Như vậy, mỗi bài học bao gồm các hoạt động học theo tiến trình sư phạm của PPDH tích cực được sử dụng đã đan cài trong kế hoạch bài dạy. Mỗi hoạt động học có thể sử dụng phương pháp kĩ thuật dạy học tích cực nào đó để tổ chức nhưng đều được thực hiện theo các bước như sau:
Chuyển giao nhiệm vụ học tập: nhiệm vụ học tập rõ ràng và phù hợp với khả năng của HS, thể hiện ở yêu cầu về sản phẩm mà HS phải hoàn thành khi thực hiện nhiệm vụ; hình thức giao nhiệm vụ sinh động, hấp dẫn, kích thích được hứng thú nhận thức của HS; đảm bảo cho tất cả HS tiếp nhận và sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ.

Thực hiện nhiệm vụ học tập: khuyến khích HS hợp tác với nhau khi thực hiện nhiệm vụ học tập; phát hiện kịp thời những khó khăn của HS và có biện pháp hỗ trợ phù hợp, hiệu quả; không có HS bị “bỏ quên”.

Báo cáo kết quả và thảo luận: hình thức báo cáo phù hợp với nội dung học tập và kĩ thuật dạy học tích cực được sử dụng; khuyến khích cho HS trao đổi, thảo luận với nhau về nội dung học tập; xử lí những tình huống sư phạm nảy sinh một cách hợp lí.

Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập: nhận xét về quá trình thực hiện nhiệm vụ học tập của HS; phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ và những ý kiến thảo luận của HS; chính xác hoá các kiến thức mà HS đã học được thông qua hoạt động.

Một số lưu ý khi tổ chức đề tài/ bài học Giáo dục đạo đức, Giáo dục kĩ năng sống, Giáo dục kinh tế, Giáo dục pháp luật​

Lưu ý khi tổ chức đề tài/ bài học Giáo dục đạo đức

Với mạch nội dung Giáo dục đạo đức, việc đảm bảo các yêu cầu chung của kế hoạch bài dạy là yêu cầu bắt buộc. Tuy nhiên, có thể chú ý đến một số gợi mở được xét trên các giai đoạn trong kế hoạch bài dạy cụ thể như sau:

Giai đoạn mở đầu​

GV tổ chức hoạt động khởi tạo cảm xúc, yêu cầu HS khai thác kinh nghiệm, khơi gợi cảm xúc của các em về vấn đề thực tiễn liên quan đến giá trị, phẩm chất đạo đức. Hoạt độn

1719221482062.png


THẦY CÔ TẢI NHÉ!
 

DOWNLOAD FILE

  • yopo.vn--BKHBD GIAO DUC CONG DAN 9_CTST.docx
    5.5 MB · Lượt xem: 2
CHỦ ĐỀ QUAN TÂM
Nếu bạn cảm thấy nội dung chủ đề bổ ích , Hãy LIKE hoặc bình luận để chủ đề được sôi nổi hơn
  • Từ khóa
    bài 8 gdcd 11 giáo án gdcd 11 bài 9 giáo án giáo án bài 9 gdcd 11 violet giáo án bài 9 môn gdcd lớp 10 giáo án bảo vệ hòa bình gdcd 9 giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi gdcd 9 giáo án chủ đề môn gdcd 9 giáo án công dân 9 bài 10 giáo án công dân 9 bài 5 giáo án công dân 9 bài 7 giáo án dạy gdcd 9 giáo án gdcd 10 bài 9 tiết 1 giáo án gdcd 10 bài 9 tiết 2 giáo án gdcd 11 bài 10 giáo án gdcd 11 bài 6 giáo án gdcd 11 bài 9 tiết 2 giáo án gdcd 12 bài 9 tiết 2 giáo án gdcd 6 theo công văn 5512 giáo án gdcd 6 theo cv 5512 giáo án gdcd 7 bài 7 giáo án gdcd 7 theo công văn 5512 giáo án gdcd 7 theo cv 5512 giáo án gdcd 9 giáo án gdcd 9 bài 1 giáo án gdcd 9 bài 10 giáo án gdcd 9 bài 10 violet giáo án gdcd 9 bài 11 giáo án gdcd 9 bài 12 giáo án gdcd 9 bài 12 tiết 1 giáo án gdcd 9 bài 13 giáo án gdcd 9 bài 14 giáo án gdcd 9 bài 15 giáo án gdcd 9 bài 16 giáo án gdcd 9 bài 2 giáo án gdcd 9 bài 2 tự chủ giáo án gdcd 9 bài 2 tự chủ violet giáo án gdcd 9 bài 3 giáo án gdcd 9 bài 4 giáo án gdcd 9 bài 5 giáo án gdcd 9 bài 5 violet giáo án gdcd 9 bài 6 giáo án gdcd 9 bài 6 violet giáo án gdcd 9 bài 7 giáo án gdcd 9 bài 7 tiết 2 giáo án gdcd 9 bài 7 violet giáo án gdcd 9 bài 8 giáo án gdcd 9 bài 8 violet giáo án gdcd 9 bài 9 giáo án gdcd 9 bài 9 violet giáo án gdcd 9 bài hợp tác cùng phát triển giáo án gdcd 9 bài tự chủ giáo án gdcd 9 cả năm giáo án gdcd 9 học kì 2 giáo án gdcd 9 kì 2 giáo án gdcd 9 kì 2 theo công văn 5512 giáo an gdcd 9 mới nhất giáo án gdcd 9 powerpoint giáo án gdcd 9 soạn theo chủ đề giáo án gdcd 9 theo 4040 giáo án gdcd 9 theo 5 bước giáo án gdcd 9 theo công văn 5512 giáo an gdcd 9 theo công văn 5512 violet giáo án gdcd 9 trọn bộ giáo án gdcd 9 violet giáo án gdcd 9 vnen giáo án gdcd bài 6 lớp 11 giáo án gdcd bài 7 lớp 9 giáo án gdcd bài 9 lớp 10 giáo án gdcd bài 9 lớp 11 giáo án gdcd bài 9 lớp 12 giáo án gdcd lớp 11 giáo án gdcd lớp 11 bài 7 giáo án gdcd lớp 11 bài 8 giáo án gdcd lớp 11 bài 9 giáo án gdcd lớp 12 bài 9 tiết 2 giáo án gdcd lớp 9 giáo án gdcd lớp 9 bài 14 giáo án gdcd lớp 9 bài 2 giáo án gdcd lớp 9 bài 5 giáo án gdcd lớp 9 bài 6 giáo án gdcd lớp 9 bài 8 giáo án gdcd lớp 9 bài 9 giáo án môn gdcd lớp 12 bài 9 giáo án thực hành ngoại khóa gdcd 9 giáo án trải nghiệm sáng tạo gdcd 9 giáo án trải nghiệm sáng tạo môn gdcd 9 violet giáo án điện tử bài 5 gdcd 9 giáo án điện tử gdcd 10 bài 9 giáo án điện tử gdcd 9 bài 1 giáo án điện tử gdcd 9 bài 12 giáo án điện tử gdcd 9 bài 6 giáo án điện tử gdcd 9 bài 7 giáo án điện tử gdcd 9 bài 8 giáo án điện tử môn gdcd 9 soạn giáo án gdcd 10 bài 9
  • HỖ TRỢ ĐĂNG KÝ VIP

    Liên hệ ZALO để được tư vấn, hỗ trợ: ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN VIP
    ZALO:0979702422

    BÀI VIẾT MỚI

    Thống kê

    Chủ đề
    37,101
    Bài viết
    38,565
    Thành viên
    145,450
    Thành viên mới nhất
    lê thúy 85
    Top