Chào mừng!

ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN MỚI TẢI ĐƯỢC TÀI LIỆU! Đăng ký ngay!

KHÁCH VÀ THÀNH VIÊN CÓ THỂ TẢI MIỄN PHÍ HƯỚNG DẪN ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN VÀ TẢI » THƯ MỤC MIỄN PHÍYOPOVN
ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP » ĐĂNG KÝ NGAYĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP
  • Khởi tạo chủ đề Yopovn
  • Ngày gửi
  • Replies 0
  • Views 209

Yopovn

Ban quản trị Team YOPO
Thành viên BQT
Tham gia
28/1/21
Bài viết
82,374
Điểm
113
tác giả
Kế hoạch dạy học môn gdcd 9 CẢ NĂM 2023 - 2024 MỚI NHẤT được soạn dưới dạng file word gồm 3 file trang. Các bạn xem và tải kế hoạch dạy học môn gdcd 9 về ở dưới.
Giáo án soạn theo cv 5512 Tài liệu mang tính tham khảo



Ngày soạn: Ngày dạy:

Tiết 1 – Bài 1

CHÍ CÔNG VÔ TƯ

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức
:

Học sinh hiểu được thế nào là chí công vô tư, những biểu hiện của chí công vô tư, vì sao cần phải có chí công vô tư.

2. Năng lực:

NL tự học, hợp tác, giải quyết vấn đề...tự nhận thức điều chỉnh hành vi, tự chịu trách nhiệm....

3. Phấm chất


- Có ý thức cao trong học tập, rèn luyện.

- Hình thành lý tưởng sống đúng đắn.

II.THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. GV:

- Kế hoạch bài học

- Sách học sinh, sách giáo khoa môn GDCD, lớp 9;

- Giấy khổ rộng, bút dạ, băng dính (hồ dán), kéo;

- Trường hợp, tình huống liên quan đến nội dung bài học.

2.Chuẩn bị của học sinh:

- HS đọc, tìm hiểu trước bài học

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG 1: HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu:


- HS sử dụng kiến thức, kinh nghiệm của bản thân để giải quyết tình huống có liên quan tới nội dung bài học.

- Hình thành năng lực tư duy phê phán, xử lí tình huống thực tiễn, năng lực trách nhiệm công dân.

b. Nội dung:

- Hoạt động cộng đồng,cặp đôi

c. Sản phẩm hoạt động

- Trình bày miệng

d. Tổ chức thực hiện

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ


-Giáo viên đưa ra câu hỏi và yêu cầu học sinh trả lời

Em hiểu câu nói của chủ tịch Hồ Chí Minh ntn?

“Trời có bốn mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông.
Đất có bốn phương: Đông, Tây, Nam, Bắc.
Người có bốn đức: Cần, Kiệm, Liêm, Chính.
Thiếu một mùa, thì không thành trời,
Thiếu một phương, thì không thành đất.
Thiếu một đức, thì không thành người”

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

- HS tiếp nhận và thực hiện yêu cầu

- HS: trao đổi cặp đôi và tb

- Dự kiến sản phẩm: câu trả lời của HS( phẩm chất cần có của mỗi con người giống như quy luật tất yếu của tự nhiên. Mỗi người, nhất là những người có vị trí ảnh hưởng đối với xã hội, đối với cộng đồng phải luôn phấn đấu, tu dưỡng, rèn luyện và thực hành theo 4 đức: cần, kiệm, liêm, chính; thiếu một đức tính cũng không thành người….)

Bước 3: Báo cáo thảo luận: HS trình bày miệng

Bước 4: Kết luận, nhận định

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

Giáo viên gieo vấn đề cần tìm hiểu trong bài học

->Giáo viên nêu mục tiêu bài học


Gv nêu nên ý nghĩa sự cần thiết của sự chí công vô tư trong cuộc sống và dẫn dắt vào bài

HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM
HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu mục đặt vấn đề (8’) .
a. Mục tiêu:
HS hiểu được những việc làm thể hiện chí công vô tư…
b. Nội dung:
- Hoạt động nhóm
- Hoạt động chung cả lớp

c. Sản phẩm hoạt động
- TB miệng
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- Giáo viên yêu cầu: 1 HS đọc phần ĐVĐ
các nhóm thảo luận( thảo luận theo bàn) các câu hỏi phần gợi ý sgk
- Học sinh tiếp nhận
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS thảo luận các vấn đề.
=> Thảo luận lớp các câu hỏi có ở phần gợi ý
? Tô Hiến Thành đã có suy nghĩ như thế nào trong việc dùng người và giải quyết công việc? Qua đó em hiểu gì về Tô Hiến Thành?
? Em có suy nghĩ gì về cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của chủ tịch Hồ Chí Minh? Theo em điều đó đã tác động như thế nào đến tình cảm của nhân dân ta với Bác?
- Học sinh: Làm việc
- Giáo viên: quan sát

Bước 3: Báo cáo thảo luận
- Đại diện học sinh trả lời câu hỏi
Bước 4: Kết luận, nhận định
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá
- Giáo viên nhận xét, đánh giá
->Giáo viên chốt kiến thức

- Gv: Nhận xét - bổ sung => Kết luận
Việc làm của Tô Hiến Thành và Hồ Chủ Tịch có chung một phẩm chất rất đáng quý. Đó là “chí công vô tư”
HĐ2: Tìm hiểu nội dung bài học (19’)
a. Mục tiêu:
HS hiểu được thế nào là chí công vô tư, những biểu hiện, ý nghĩa, cách rèn luyện…
b. Nội dung:
- Trải nghiệm
- Hoạt động nhóm
- Hoạt động chung cả lớp

c. Sản phẩm hoạt động
- Phiếu học tập
d. Tổ chức thực hiện
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ

? Qua đây em hiểu thế nào là chí công vô tư?
? Em hãy tìm những biểu hiện của chí công vô tư
? Qua đó em thấy chí công vô tư có ý nghĩa như thế nào với cá nhân và tập thể (xh)
? Để trở thành người chí công vô tư chúng ta phải làm gì ?
- Học sinh tiếp nhận
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh: Thảo luận
- Giáo viên: Quan sát, giúp đỡ
- Dự kiến sản phẩm

Là phẩm chất đạo đức tốt dẹp trong sáng và cần thiết của tất cả mọi người…
- Qua lời nói: bênh vực lẽ phải, bảo vệ chân lí,....
- Qua hành động : Dạy học miễn phí, cho điểm công bằng.....
Gv: Nếu một người luôn luôn cố gắng vươn lên bằng tài năng sức lực của mình một cách chính đáng để đem lại lợi ích cho bản thân (như mong làm giầu, đạt kết quả cao trong học tập... thì đó có phải là hành vi của sự chí công vô tư ko ? - có)
? Trái với chí công vô tư là gì ? Cho ví dụ ?
Hs : tự tư tự lợi, ích kỷ, tham lam – nâng đỡ con cháu kém tài, đức đảm nhận những vị trí quan trọng.
Gv: Đưa ra những biểu hiện của sự tự tư tự lợi, giả danh chí công vô tư hoặc lời nói thì chí công nhưng việc làm lại thiên vị.....Để học sinh phân biệt.
Có những kẻ miệng nói có vẻ chí công vô tư nhưng hành động và việc làm lại thể hiện sư ích kỷ, tham lam đặt lợi ích cá nhân lên trên lợi ích tập thể...thì đó là kẻ đạo đức giả không phải là những con người chí công vô tư thực sự . (trù dập, tham ô...)
Gv: Mỗi người chúng ta không những phải có nhận thức đúng đắn để có thể phân biệt được các hành vi thể hiện sự chí công vô tư (Hoặc không chí công vô tư) mà còn cần phải có thái độ ủng hộ , quý trong người chí công vô tư, phê phán những hành vi vụ lợi thiếu công bằng.
Bước 3: Báo cáo thảo luận
- Học sinh đại diện các nhóm lên trả lời câu hỏi
Bước 4: Kết luận, nhận định

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá
- Giáo viên nhận xét, đánh giá
->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng
I. Đặt vấn đề















+ Tô Hiến Thành dùng người chỉ căn cứ vào việc ai là ngừơi gánh vác được công việc chung của đất nước.
=> Điều đó chứng tỏ ông thực sự công bằng, không thiên vị.
- Hs: Cuộc đời và sự nghiệp của Hồ Chí Minh là tấm gương trong sáng tuyệt vời của một con người đã dành trọn cuộc đời mình cho quyền lợi của dân tộc, của đất nước, hạnh phúc của nhân dân.
=> Nhờ phẩm chất đó Bác đã nhận được trọn vẹn tình cảm cuả nhân dân ta đối với người; Tin yêu lòng kính trọng, sự khâm phục lòng tự hào và sự gắn bó thân thiết gần gũi…




II. Nội dung bài học
1.Chí công vô tư:

Là phẩm chất đạo đức tốt dẹp trong sáng và cần thiết của tất cả mọi người.
2. Biểu hiện của chí công vô tư:
+ Thể hiện sự công bằng, không thiên vị.
+ Giải quyết công việc theo lẽ phải, xuất phát từ lợi ích chung và đặt lợi ích chung lên trên lợi ích cá nhân.
3. Ý nghĩa của chí công vô tư
- Với xã hội : Thêm giàu mạnh , công bằng, dân chủ
- Với cá nhân: Được mọi người tin yêu
4. Rèn luyện chí công vô tư
- Ủng hộ, quý trọng người chí công vô tư
- Phê phán hành động vụ lợi cá nhân, thiếu công bằng trong giải quyết công việc.

HOẠT ĐỘNG 3 : LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu
: - Luyện tập để HS củng cố những gì đã biết về kiến thức bài học.

- Hình thành năng lực tự học, giải quyết vấn đề, giao tiếp, sáng tạo.

b. Nội dung: Cá nhân, nhóm

c. Sản phẩm hoạt động: vở HS

d. Tổ chức thực hiện

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ


? Đọc, giải thích câu ca dao

“Trống chùa ai vỗ thì thùng

Của chung ai khéo vẫy vùng nên riêng”

(phê phán những việc làm vì lợi ích cá nhân, tham lam, vị kỉ, lấy của chung làm của riêng)

GV: Gọi HS đọc yêu cầu từng bài tập.

GV: cho HS làm bài, sau đó nhận xét. Có thể cho điểm với một số bài làm tốt.

Học sinh tự trình bày những suy nghĩ của mình và sau đó lên bảng làm.

- Học sinh tiếp nhận

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh :Thảo luận

- Giáo viên: Quan sát

- Dự kiến sản phẩm: vở HT của HS


* Dự kiến sản phẩm

Bài 1.

- d,e: chí công vô tư. Vì Lan và Nga giải quyết công việc xuất phát vì lợi ích chung

- a,b,c,đ : không .

Bài 2.

- Tán thành: d,đ

- Không tán thành: a,b,c.

Bước 3: Báo cáo thảo luận

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá


- GV: Tổ chức đàm thoại với HS các bài tập sgk

->Giáo viên chốt kiến thức

HOẠT ĐỘNG 4; VẬN DỤNG

a. Mục tiêu:
Tạo cơ hội cho HS vận dụng kiến thức kĩ năng có được vào các tình huống thực tiễn.

Hình thành năng lực tự học, giải quyết vấn đề, thông tin truyền thông.

b. Nội dung: Cá nhân, cộng đồng

c. Sản phẩm hoạt động: vở HS

d. Tổ chức thực hiện

*Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- Hãy kể những biểu hiện chí công vô tư và không chí công vô tư của em, bạn em và những người xung quanh. Đề xuất cách rèn luyện để có chí công vô tư

- HS làm việc cá nhân, trao đổi theo nhóm

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh :cá nhân, cặp đôi

- Giáo viên: Quan sát

- Dự kiến sản phẩm: Vở HT của HS


Bước 3: Báo cáo thảo luận: Học sinh thuyết trình

Bước 4: Kết luận, nhận định

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên chốt kiến thức




Ngày soạn: Ngày dạy:



Tiết 2 – Bài 2



TỰ CHỦ

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Kiến thức
:

HS hiểu được thế nào là tự chủ.

- Nêu được biểu hiện của người có tính tự chủ.

- Vì sao con người cần có tính tự chủ.

2. Năng lực:

NL tự học, hợp tác, giải quyết vấn đề...tự nhận thức điều chỉnh hành vi, tự chịu trách nhiệm....

3. Phẩm chất


- Có ý thức rèn luyện tính tự chủ.

- HS biết tôn trọng người sống tự chủ, biết rè luyện tính tự chủ.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

GV:SGK, SGV, giấy khổ lớn, bút dạ, những tấm gương ví dụ về tính tự chủ

HS: Đọc bài, chuẩn bị gấy bút......

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu:


+ HS sử dụng kiến thức, kinh nghiệm của bản thân để giải quyết tình huống có liên quan tới nội dung bài học.

+ NL: Tự học, giải quyết vấn đề, giao tiếp, hợp tác...

b. Nội dung:

- Hoạt động cộng đồng

c. Sản phẩm hoạt động

- Trình bày miệng

d. Tổ chức thực hiện

Bước 1:*Chuyển giao nhiệm vụ


-Cách tiến hành

? Kể một câu truyện hay về một tấm guơng thể hiện tính tự chủ của những người xung quanh mà em biết( trình bày kết quả dự án chuẩn bị ở nhà )

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh: Trao đổi

- Giáo viên: quan sát


- Dự kiến sản phẩm: SP HS thuyết trình( câu chuyện về chí công vô tư hoặc không chí công vô tư)

Bước 3: Báo cáo thảo luận

Bước 4: Kết luận, nhận định


- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên nêu vấn đề cần tìm hiểu trong bài học


Giới thiệu tấm gương thày giáo N.N.Ký là người tật nguyền nhưng đã vượt lên số phận làm chủ bản thân, số phận, cuộc sống, tương lai của mình.

HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS SẢN PHẨM DỰ KIẾN
HOẠT ĐỘNG : Tìm hiểu mục đặt vấn đề
a. Mục tiêu
: HS hiểu được tự chủ và ý nghĩa của tự chủ từ tinh huống giả định
b. Nội dung:
- Hoạt động nhóm( cặp đôi)
c. Sản phẩm hoạt động
- TB miệng
d. Tổ chức thực hiện
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

GV: Học sinh đọc truyện “Một người mẹ”
? Nỗi bất hạnh nào đã đến với gia đình bà Tâm
? Bà Tâm đã làm gì trước nỗi bất hạnh to lớn của gia đình?
? Theo em bà Tâm là người như thế nào?
Hs: Tự do phát biểu
- Học sinh tiếp nhận…
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh : làm nhiệm vụ
- Giáo viên quan sát
- Dự kiến sản phẩm: HS dựa vào nội dung truyện để trả lời…

Bước 3: Báo cáo thảo luận
Gv: Như vậy các em đã thấy bà Tâm làm chủ được tình cảm , hành vi của mình nên đã vượt qua được đau khổ sống có ích cho con và người khác.
Gv: Trước khi chuyển sang phần hai các em hãy nghiên cứu tiếp truyện “Chuyện của N”
? N từ một học sinh ngoan ngoãn đi đến chỗ nghiện ngập và trộm cắp như thế nào? Vì sao như vậy?
- Hs: Được gia đình cưng chiều
Bạn bè xấu rủ rê
Bỏ học thi trượt tốt nghiệp
Buồn chán > nghiện ngập + trộm cắp.
? Cách ứng xử của bà Tâm và N khác nhau ở điểm nào?
-Hs: + Bà Tâm: tự chủ, không bi quan, chán nản.
Không tự chủ, thiếu tự tin, bản lĩnh.
? Nếu trong lớp em có bạn như N em sẽ ứng xử như thế nào?
-Hs: Gần gũi, động viên, giúp đỡ.
=>Gv: Trong cs con người luôn phải đối mặt với những khó khăn, thử thách thậm chí cả những cám dỗ. Nếu chúng ta có bản lĩnh, biết tự chủ thì chúng ta sẽ vượt qua tất cả để đạt tới thành công. Vậy chúng ta phải rèn luyện tính tự chủ như thế nào?....
Bước 4: Kết luận, nhận định
- HS đánh giá nx
- Giáo viên nhận xét, đánh giá
->Giáo viên chốt kiến thức
HOẠT ĐỘNG 2: Tìm hiểu nội dung bài học (17’)
a. Mục tiêu:
HS hiểu được thế nào là tự chủ, biểu hiện và ý nghĩa, cách rèn luyện…
b. Nội dung:
- Trải nghiệm
- Hoạt động cặp đôi
- Hoạt động chung cả lớp

c. Sản phẩm hoạt động
- TB miệng
d. Tổ chức thực hiện
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- Giáo viên yêu cầu
? Thế nào là tự chủ? Cho ví dụ thể hiện tính tự chủ?
? Theo em tính tự chủ được thể hiện như thế nào?
? Trái với biểu hiện của tính tử chủ là ntn?
? Tính tự chủ có ý nghĩa ntn?
- Hs: Gặp bài toán khó trong giờ kiểm tra...
Bị bạn nghi là ăn cắp tiền...
Bạn rủ em đi chơi điện tử ăn tiền...
? Theo em tính tự chủ được thể hiện như thế nào?
Gv: - Trước mọi sự việc: Bình tĩnh không chán nản, nóng nảy, vội vàng
- Khi gặp khó khăn : không sợ hãi
- Trong cư xử: ôn tồn mềm mỏng , lịchsự
Hs : Lấy nhiều biểu hiện khác nhau nữa.
? Trái với biểu hiện của tính tử chủ là ntn?
Hs: - Nổi nóng, to tiếng, cãi vã, gây gổ.
- Sợ hãi, chán nản bị lôi kéo , dụ dỗ, lợi dụng.
- Có những hành vi tự phát như : văng tục, cư xử thô lỗ.
Gv: Tất cả những biểu hiện này chúng ta đều phải sửa chữa.
? Tính tự chủ có ý nghĩa ntn?
Gv : Đưa ra câu hỏi thảo luận nhóm : Liên hệ thực tế đời sống hàng ngày về tính tự chủ (ở nhà, trường lớp, XH)?
- Học sinh tiếp nhận…
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh: Thảo luận
- Giáo viên: Quan sát, giúp đỡ
- Dự kiến sản phẩm
Hs:+ Nhà: đi học về mệt mỏi chưa nấu cơm...
+ Trường: bạn rủ rê..
+ Ngoài XH: Nhặt được của rơi, bị đâm xe.........
Gv: Tổng kết lại cách ứng xử đúng cho từng trường hợp.
? Như vậy các em đã có thể rút ra được cách rèn luyện tính tự chủ cho mình ntn?
Gv: Cần rút kinh nghiệm và sửa chữa sau mỗi hành động của mình.
Bước 3: Báo cáo thảo luận: TB miệng
Bước 4: Kết luận, nhận định
- HS nhận xét, bổ sung
- GV nhận xét, bs, chốt kt
I. Đặt vấn đề

1. Một người mẹ








2. Chuyện của N






































II. Nội dung bài học
1. Tự chủ:

- Tự chủ: là làm chủ bản thân.
- Người biết tự chủ: là người làm chủ được suy nghĩ, tình cảm, hành vi của mình trong mọi hoàn cảnh

2. Biểu hiện của tự chủ:
- Thái độ: bình tĩnh, tự tin.
- Hành động: biết tự điều chỉnh hành vi của mình.

3. Ý nghĩa :

- Tính tự chủ giúp con người sống một cách đúng đắn, cư xử có đạo đức, có văn hoá.
- Giúp con người đứng vững trước những trước những tình huống khó khăn, những thử thách, cám dỗ.
4. Rèn luyện tính tự chủ.
- Tập suy nghĩ kĩ trước khi hành động.
- Sau mỗi hành động, việc làm cần xem lại thái độ, lời nói, hành động của mình là đúng hay sai và kịp thời rút kinh nghiệm, sửa chữa.
HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu:
- Luyện tập để HS củng cố những gì đã biết về kiến thức bài học.

- Hình thành năng lực tự học, giải quyết vấn đề, giao tiếp, sáng tạo.

b. Nội dung: Hoạt động cá nhân

c. Sản phẩm hoạt động: vở HS

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ


GV: Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 1,2?

- Học sinh tiếp nhận

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh :Thảo luận

- Giáo viên: Quan sát

- Dự kiến sản phẩm: vở HT của HS


Bài 1. Đáp án: Đồng ý với: a,b,d,e.

Bài 2. Gải thích câu ca dao :

“Dù ai nói ngả nói nghiêng

Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân”

Bước 3: Báo cáo thảo luận

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

Bước 4: Kết luận, nhận định

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên chốt kiến thức


HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG

a. Mục tiêu:
Tạo cơ hội cho HS vận dụng kiến thức kĩ năng có được vào các tình huống thực tiễn.

Hình thành năng lực tự học, giải quyết vấn đề, thông tin truyền thông.

b. Nội dung: Hoạt động cá nhân, cộng đồng

c. Sản phẩm hoạt động: vở HS

d. Tổ chức thực hiện

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ


- Giải thích câu ca dao cuối bài (con người có quyết tâm thì dù người khác có ngăn trở cũng vẫn vững vàng, kiên định), liên hệ với bản thân về tự chủ( HS trải nghiệm với các tình huống giả định và đưa ra cách giải quết)

- Tìm một số câu ca dao, tục ngữ nói về tự chủ.

-l ập kế hoạch rèn luyện của bản thân

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh :cá nhân

- Giáo viên: Quan sát

- Dự kiến sản phẩm: Vở HT của HS


Bước 3: Báo cáo thảo luận

- HS trình bày

Bước 4: Kết luận, nhận định

- HS nhận xét, bsung

- GV nhận xét, bổ sung, chốt

Ngày soạn: Ngày dạy:



Tiết 3 -Bài 3:

DÂN CHỦ VÀ KỈ LUẬT (T1)

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Kiến thức
: Hiểu được thế nào là dân chủ, kỉ luật, biểu hiện của dân chủ kỉ luật. ý nghĩa của dân chủ kỉ luật trong nhà trường và xã hội .

2. Năng lực

- NL tự học, hợp tác, giải quyết vấn đề...tự nhận thức điều chỉnh hành vi, tự chịu trách nhiệm....

3. Phẩm chất: -
Giúp học sinh có thái độ tôn trọng quyền dân chủ và kỉ luật của tập thể .

Có ý thức tự giác rèn luyện tính kỉ luật phát huy dân chủ trong học tập và các hoạt động khác.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Giáo viên chuẩn bị:
- Các sự kiện tình huống, tư liệu tranh ảnh giấy khổ lớn.

2. Học sinh chuẩn bị: - Đọc bài và soạn bài trước.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a- Mục tiêu:


+ HS sử dụng kiến thức, kinh nghiệm của bản thân để giải quyết tình huống có liên quan tới nội dung bài học.

- Hình thành năng lực tư duy phê phán, xử lí tình huống thực tiễn, năng lực trách nhiệm công dân.

b. Nội dung:

- Hoạt động cộng đồng

c. Sản phẩm hoạt động

- Trình bày miệng

d. Tổ chức thực hiện

Bước 1:Chuyển giao nhiệm vụ


? Hãy nêu một số tình huống đòi hỏi tính tự chủ mà em có thể gặp ở trường và nêu cách ứng xử phù hợp?

3. Bài mới: Gv cho hs đọc 2 câu chuyện trong SGK và nêu câu hỏi:

Hãy cho biết:

? Vì sao tập thể lớp em lại là tập thể xuất sắc toàn trường( hoặc chưa xs) vào cuối năm học vừa qua?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh: Trao đổi

- Giáo viên: quan sát

- Dự kiến sản phẩm: a. có tính dân chủ, kỉ luật


b. Thiếu tính dân chủ

Bước 3: Báo cáo thảo luận

Bước 4: Kết luận, nhận định


- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá


GV: Dẫn vào bài

->Giáo viên gieo vấn đề cần tìm hiểu trong bài học

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC



HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HSDỰ KIẾN SẢN PHẨM
HOẠT ĐỘNG: Tìm hiểu mục đặt vấn đề
a. Mục tiêu:
Tìm hiểu về nhg việc làm thể hiện dân chủ và chưa dân chủ
b. Nội dung:
- Hoạt động nhóm
- Hoạt động chung cả lớp

c. Sản phẩm hoạt động
- Phiếu học tập cá nhân
- Phiếu học tập của nhóm

d. Tổ chức thực hiện
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

? Hãy nêu những chi tiết thể hiện việc làm phát huy dân chủ và thiếu dân chủ trong 2 tình huống trên.
? Tập thể 9a đã đạt được thành tích như thế nào trong học tập?
? Việc làm của giám đốc cho thấy ông là người ntn?
- Hs : Ông là người chuyên quyền độc đoán, gia trưởng.
? Việc làm của ông giám đốc đã gây ra hậu quả gì ?
- Hs : sx thua lỗ...
- Học sinh tiếp nhận…
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh: làm việc theo yêu cầu
- Giáo viên: Quan sat, trợ giúp kịp thời
- Dự kiến sản phẩm

GV: Chia bảng thành 2 phần
Bước 3: Báo cáo thảo luận: Phiếu HT
Bước 4: Kết luận, nhận định
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá
- Giáo viên nhận xét, đánh giá
->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng

- Gv: Từ các nhận xét trên về việc làm của lớp 9a và ông giám đốc em rút ra bài học gì?
HS: Phát huy tính dân chủ, kỷ luật của thầy giáo và tập thể lớp 9a. Phê phán sự thiếu dân chủ của ông giám đốc đã gây hậu quả xấu cho công ty.
GV: Kết luận: Qua việc tìm hiểu nội dung của hoạt động này các em đã hiểu được bước đầu những biểu hiện của tính dân chủ, kỷ luật, hậu quả của thiếu tính dân chủ kỷ luật.
HOẠT ĐỘNG 2: Tìm hiểu nội dung bài học
a. Mục tiêu:
Hiểu đc dân chủ và những biểu hiện của dân chủ…
b. Nội dung:
- Hoạt động cặp đôi
c. Sản phẩm hoạt động
- Phiếu học tập cá nhân, nhóm đôi
d. Tổ chức thực hiện
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

GV: Tổ chức thảo luận nhóm.
1. Em hiểu thế nào là dân chủ.
2. Thế nào là tính kỷ luật.
3. Mối quan hệ giữa dân chủ và kỷ luật thể hiện ntn? Cho ví dụ?2. Tác dụng của dân chủ, kỷ luật.
- Học sinh tiếp nhận…
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh: làm việc theo yêu cầu
- Giáo viên: Quan sat, trợ giúp kịp thời
- Dự kiến sản phẩm( phiếu HT)

Bước 3: Báo cáo thảo luận
Bước 4: Kết luận, nhận định

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá
- Giáo viên nhận xét, đánh giá
->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng
I. Đặt vấn đề








Có dân chủ Thiếu dân chủ
- Các bạn sôi nổi thảo luận.
- Đề suất chi tiêu cụ thể
- Thảo luận các biện pháp thực hiện những vấn đề chung.
- Tự nguyện tham gia các hoạt động tập thể.
- Thành lập đội thanh niên cờ đỏ.
- Công dân không được bàn bạc góp ý kiến về yêu cầu của giám đốc.
- Sức khoẻ công nhân giảm sút.
- Công dân kiến nghị cải thiện lao động đồi sống vật chất, nhưng giám đốc không chấp nhận.

? Sự kết hợp biện pháp dân chủ và kỉ luật của 9A ntn?
Biện pháp dân chủBiện pháp kỉ luật
- Mọi người cùng được tham gia bàn bạc.
- ý thức tự giác.
- Biện pháp tổ chức thực hiện
- Các bạn tuân thủ quy định tập thể.
- Cùng thống nhất hoạt động.
- Nhắc nhở đôn đốc thực hiện kỷ luật










II. Nội dung bài học
1. Dân chủ:

* Dân chủ là:
- Mọi người được làm chủ công việc của tập thể , XH.
- Mọi người được biết được cùng bàn, cùng làm, cùng kiểm tra, giám sát những công việc chung của tập thể, XH
* Kỷ luật:
Tuân theo quy định của cộng đồng nhằm tạo ra sự thống nhất hành động để đạt hiệu quả trong công việc.
2. Mối quan hệ giữa dân chủ và kỉ luật:
- Dân chủ là để mọi người được đóng góp sức mình vào công việc chung.
- Kỉ luật là điều kiện đảm bảo cho dân chủ được thực hiện có hiệu quả.
vd:
HS bàn bạc<=>Nội quy
( Dân chủ) ( Kỷ luật)


C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu:
- Luyện tập để HS củng cố những gì đã biết về kiến thức bài học.

- Hình thành năng lực tự học, giải quyết vấn đề, giao tiếp, sáng tạo.

b. Nội dung: Hoạt động cá nhân

c. Sản phẩm hoạt động: vở HS

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ


- GV: cho hs khái quát nội dung bài học? Thế nào là dân chủ,kỷ luật? nêu mối quan hệ giữa dân chủ và kỉ luật?

- Học sinh tiếp nhận…

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh :Thảo luận

- Giáo viên: Quan sát

- Dự kiến sản phẩm:
- Mọi người được làm chủ công việc của tập thể , XH….

Bước 3: Báo cáo thảo luận: - HS: tb cá nhân

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

Bước 4: Kết luận, nhận định

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên chốt kiến thức


D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu:


- Tạo cơ hội cho HS vận dụng kiến thức kĩ năng có được vào các tình huống thực tiễn.

- Hình thành năng lực tự học, giải quyết vấn đề, thông tin truyền thông.

b. Nội dung: Hoạt động cá nhân, cộng đồng

c. Sản phẩm hoạt động: vở HS

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ


? Em hãy nêu một tấm gương có tính dân chủ và kỷ luật? Liên hệ với bản thân về việc thực hiện tính dân chủ, kỉ luật. Dự kiến kq nếu thực hiện tốt

? Tìm một số câu ca dao tục ngữ?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh :cá nhân

- Giáo viên: Quan sát

- Dự kiến sản phẩm: Câu trả lời của HS


Bước 3: Báo cáo thảo luận: Phiếu học tập

Bước 4: Kết luận, nhận định

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá




Ngày soạn: Ngày dạy:



Tiết 4 -Bài 3:

DÂN CHỦ VÀ KỈ LUẬT (T2)

I. Mục tiêu bài học:

1. Kiến thức
: Hiểu được thế nào là dân chủ, kỉ luật, biểu hiện của dân chủ kỉ luật. ý nghĩa của dân chủ kỉ luật trong nhà trường và xã hội .

2. Năng lực: NL tự học, hợp tác, giải quyết vấn đề...tự nhận thức điều chỉnh hành vi, tự chịu trách nhiệm....

3. Phẩm chất:
Giúp học sinh có ý thức tự giác rèn luyện tính kỉ luật phát huy dân chủ trong học tập và các hoạt động khác.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

Giáo viên chuẩn bị:
Các sự kiện tình huống, tư liệu tranh ảnh giấy khổ lớn.

Học sinh chuẩn bị: Đọc bài và soạn bài trước.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a- Mục tiêu:


+ HS sử dụng kiến thức, kinh nghiệm của bản thân để giải quyết tình huống có liên quan tới nội dung bài học.

b. Nội dung:

- Hoạt động cộng đồng

c. Sản phẩm hoạt động

- Trình bày miệng

d. Tổ chức thực hiện

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ


? Hãy nêu một số tình huống thể hiện dân chủ và kỉ luật ?( Hoặc tb về dự án kể chuyện về Bác Hồ)

- Học sinh tiếp nhận

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh làm nhiệm vụ

- Giáo viên quan sát

-Dự kiến sp:


Bước 3: Báo cáo thảo luận

Bươc 4: Kết luận, nhận định


- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên nêu vấn đề cần tìm hiểu trong bài học


B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM
HOẠT ĐỘNG1: tìm hiểu nội dung bài học
a. Mục tiêu:
HS hiểu đc tác dụng và cách rèn luyện tinh dân chủ
b. Nội dung:
- Hoạt động nhóm
c. Sản phẩm hoạt động
- Phiếu học tập cá nhân
- Phiếu học tập của nhóm

d. Tổ chức thực hiện
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

GV: Tổ chức cho học sinh cả lớp phân tích các hiện tượng trong học tập trong cuộc sống và các quan hệ xã hội
? Nêu các hoạt động xã hội thể hiện tính dân chủ mà em được biết.
- Hs: bầu QH, xóm trưởng, chất vấn cử tri...
? Những việc làm thiếu dân chủ hiện nay của một số cơ quan quản lý nhà nước và hậu quả của việc làm đó gây ra.
- Học sinh tiếp nhận
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh làm nhiệm vụ
- Giáo viên quan sát

Bước 3: Báo cáo thảo luận: HS trình bày miệng
Bước 4: Kết luận, nhận định
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá
- Giáo viên nhận xét, đánh giá
->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng

GV: Nhận xét, bs: trái với dân chủ là sự độc đoán, chuyên quyền; phê phán 1 số việc làm dân chủ giả tạo trong xh hiện nay
I. Đặt vấn đề
II. Nội dung bài học
1. Khái niệm:
2. Mối quan hệ giữa dân chủ và kỉ luật:
3. Tác dụng

- Tạo sự thống nhất cao về nhận thức và hành động.
- Tạo điều kiện cho sự phát triển của mỗi cá nhân và XH
4. Rèn luyện dân chủ và kỉ luật
- Mọi người tự giác chấp hành kỷ luật
- Nhà nước, các tổ chức xh tạo điều kiện để mọi người được phát huy dân chủ và kỉ luật.
HS vâng lời cha mẹ, thực hiện quy định của trường, lớp, tham gia dân chủ có ý thức kỷ luật của công dân.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: -
Luyện tập để HS củng cố những gì đã biết về kiến thức bài học.

- Hình thành năng lực tự học, giải quyết vấn đề, giao tiếp, sáng tạo.

b. Nội dung: Hoạt động cá nhân, nhóm

c. Sản phẩm hoạt động: vở HS

d. Tổ chức thực hiện

Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ


? Em đồng ý với ý kiến nào sau đây

HS còn nhỏ tuổi chưa cần đến dân chủ.

chỉ có trong nhà trường mới cần đến dân chủ

Mội người cần phải có tính kỷ luật.

Có kỷ luật thì xh mới ổn định thống nhất các hoạt động.

- Học sinh tiếp nhận…

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh :Thảo luận

- Giáo viên: Quan sát

- Dự kiến sản phẩm
Bài1/11

- Thể hiện dân chủ: a,c,đ

- Thiếu dân chủ: b

- Thiếu kỷ luật: d

Bài 2/ 11

- HS:Thực hiện tốt các quy định của nhà trường, xh và vâng lời bố mẹ.

GV: Kết luận.

? Tìm hành vi thực hiện dân chủ kỷ luật của các đối tượng sau.

Học sinh

Thầy, cô giáo

Bác nông dân

CN trong nhà máy

ý kiến của cử tri

Chất vấn các Bộ trưởng đại biểu QH

Bước 3: Báo cáo thảo luận

GV: Học sinh đọc bài và trả lời các câu hỏi.

HS: Bổ sung, nhận xét

- GV : tổ chức cho Hs tự ra tình huông về dân chủ và kỉ luật trong lớp, trường

- Hướng dẫn HS làm các bài tập SGK

Bước 4: Kết luận, nhận định

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên chốt kiến thức


D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu:


- Tạo cơ hội cho HS vận dụng kiến thức kĩ năng có được vào các tình huống thực tiễn.

- Hình thành năng lực tự học, giải quyết vấn đề, thông tin truyền thông.

b. Nội dung: Hoạt động cá nhân, cộng đồng

c. Sản phẩm hoạt động: vở HS

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ


? Em hãy nêu một tấm gương có tính dân chủ và kỷ luật trong trường, lớp? rút ra bài học cho bản thân.

? Tìm một số câu ca dao tục ngữ?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh :cá nhân

- Giáo viên: Quan sát

- Dự kiến sản phẩm:
Câu trả lời của HS

- Ao có bờ, sông có bến.

- Ăn có chừng, chơi có độ.

- Nước có vua , chùa có bụt.

- Đất có lề, quê có thói.

- Tiên học lễ hậu học văn.

Bước 3: Báo cáo thảo luận: Phiếu học tập

Bước 4: Kết luận, nhận định

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá






Ngày soạn: Ngày dạy:

Tiết 5 – Bài 4

BẢO VỆ HOÀ BÌNH

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức:

Hs hiểu được giá trị của hoà bình và hậu quả tai nạn từ chiến tranh, từ đó thấy được trách nhiệm bảo vệ hào bình chống chiến tranh của toàn nhân loại.

2. Năng lực:

-
NL tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL công nghệ, NL trách nhiệm công dân, NL tự quản lí và phát triển bản thân, NL tư duy phê phán.

3. Phẩm chất: Giáo dục hs lòng yêu hoà bình ghét chiến tranh.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. GV chuẩn bị


- Kế hoạch bài học

- Sách học sinh, sách giáo khoa môn GDCD, lớp 9;

- Giấy khổ rộng, bút dạ, băng dính (hồ dán), kéo;

- Trường hợp, tình huống liên quan đến nội dung bài học.

2.Chuẩn bị của học sinh:

- HS đọc, tìm hiểu trước bài học

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu:


- Kích thích HS tự tìm hiểu về các vấn đề, việc làm của thanh niên trong việc bảo vệ hòa bìnhl trong thời kì CNH- HĐH đất nước.

- Hình thành năng lực tư duy phê phán, xử lí tình huống thực tiễn, năng lực trách nhiệm công dân.

b. Nội dung:

- Hoạt động cộng đồng

c. Sản phẩm hoạt động

- Trình bày miệng

d. Tổ chức thực hiện

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

-
GV: Cho HS nghe bài hát " Khát vọng tuổi trẻ"- Vũ Hoàng

? Lời bài hát muốn nhắn nhủ chúng ta điều gì?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh: Trao đổi

- Giáo viên: quan sát

- Dự kiến sản phẩm: Lời bài hát là lời nhắn nhủ tới thế hệ thanh niên với trách nhiệm xây dựng và đóng góp, bảo vệ Tổ Quốc


Bước 3: Báo cáo thảo luận

Bước 4: Kết luận, nhận định


- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên gieo vấn đề cần tìm hiểu trong bài học …

->Giáo viên nêu mục tiêu bài học…


B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC



HOẠT ĐỘNG CỦA GV– HSMục tiêu cần đạt
Hoạt động 1: Tìm hiểu nội dung bài học
a. Mục tiêu:
HS hiểu đc tác dụng và nêu ra những việc làm để thể hiện lòng yêu hòa bình bảo vệ hòa bình
b. Nội dung: - Hoạt động nhóm
c. Sản phẩm hoạt động
- Phiếu học tập cá nhân
- Phiếu học tập của nhóm

d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

GV: Sử dụng phiếu học tập?
Câu 1: Những hoạt động nào sau đây bảo vệ hòa bình và chống chiến tranh
1. Đấu tranh ngăn ngừa chiến tranh và chiến tranh hạt nhân.
2. Xây dựng mối quan hệ hợp tác giữa các quốc gia trên thế giới.
3. Giao lưu văn hóa gữa các nước với nhau.
4. Quan hệ tổ chức thân thiện, tôn trọng giữa người với người
Câu 2: Bản thân em và các bạn có những việc làm nào để góp phần bảo vệ hòa bình.
- Học sinh tiếp nhận
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh :Thảo luận
- Giáo viên: Quan sát
- Dự kiến sản phẩm:

Câu 1: 1,2,3,4
Câu 2:
- Đi bộ vì hòa bình
- Vẽ tranh vì hòa bình
- Viết thư cho bạn bè quốc tế
- Ủng hộ nạn nhân chất độc màu da cam
Bước 3: Báo cáo thảo luận:
- HS: trình bày cá nhân
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá
Bước 4: Kết luận, nhận định
- Giáo viên nhận xét, đánh giá
->Giáo viên chốt kiến thức

GV chốt : Hiện nay xung đột giữa các dân tộc tôn giáo ...vẫn đang diễn ra nó chín là ngòi nổ âm ỉ của chiến tranh vì vậy ngăn chặn chiến tranh bảo vệ hoà bình là trách nhiệm của toàn nhân loại.
Dân tộc ta là dân tộc yêu chuộng hoà bình và đã chịu quá nhiều đau thương mất mát do vậy càng thấu hiểu giá trị của hoà bình. Ngày nay, xu thế hoà bình, đối thoại đã và đang trở thành xu hướng chung của các dân tộc. Tuy nhiên, vẫn còn những thế lực hiếu chiến, phản tiến bộ đang trở tìm mọi cách duy trì vũ khí hạt nhân và đe doạ loài người bằng vũ khí hạt nhân. Vì vậy, tiếp tục đấu tranh ngăn ngừa chiến tranh hạt nhân là trách nhiệm và lương tâm của mỗi con người, mỗi dân tộc, là nhiệm vụ cao cả của toàn nhân loại nói chung và dân tộc Việt Nam nói riêng.
Hoạt động 2: Luyện tập
a. Mục tiêu:

- Luyện tập để HS củng cố những gì đã biết về kiến thức bài học.
- Hình thành năng lực tự học, giải quyết vấn đề, giao tiếp, sáng tạo.
b. Nội dung: Hoạt động cá nhân
c. Sản phẩm hoạt động: vở HS
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ
GV: Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 2,3?
- Học sinh tiếp nhận
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh :Thảo luận
- Giáo viên: Quan sát
- Dự kiến sản phẩm: vở HT của HS

Bước 3: Báo cáo thảo luận
- HS: trình bày cá nhân
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá
Bước 4: Kết luận, nhận định
- Giáo viên nhận xét, đánh giá
->Giáo viên chốt kiến thức

? Bản thân em và các bạn có nên làm các việc sau đây để góp phần bảo vệ hoà bình?
Hoạt độngNênKo nên
- Đi bộ vì hoà bình.
- Vẽ tranh vì hoà bình.
- Viết thư cho bạn bè qtế.
- Ủng hộ nạn nhân chất độc da cam
- Kêu gọi những người có lương tri nên hành động vì trẻ em.
- Ko thgia vào các hoạt động tập thể mà chỉ chú ý vào công việc của mình.
- Ko muốn giao lưu với bạn bè qtế vì ko muốn bị ảnh hưởng những thói xấu
X
X
X
X

X










X


X

? Phân biệt chiến tranh chính nghĩa và chiến tranh phi nghĩa ? Theo em bảo vẹ hoà bình là trách nhiệm của ai ?
- Gv cho hs suy nghĩ và được tự do phát biểu những suy nghĩa của bản thân
- Hs khác tranh luận
- Gv chố và nhận xét.
II. Nội dung bài học:

3. Làm gì để bảo vệ hoà bình?

- Thể hiện lòng yêu hoà bình ở mọi lúc mọi nơi giữa con người với con người.
- Xây dụng mối quan hệ tôn trọng bình đẳng thân thiện giữa người với người.
- Thiết lập mối quan hệ hiểu biết giữa các dân tộc quốc gia trên thế giới.

















































III. Luyện tập
1 .
Bài tập2/16
- Tán thành: a, c: Con người sinh ra ai cũng có quyền sống trong hoà bình và được hưởng niềm vui vì đó là 1 quyền của con người do vây ngăn chặn chiến tranh là trách nhiệm của toàn nhân loại không của riêng ai
- Không tán thành: b: Nước nhỏ cũng có thể ngăn chặn được chiến tranh nếu họ có lòng yêu hoà bình,l òng yêu nước và có tinh thần hợp tác (VD dân tộc VN ta)
3. Bài tập 3/10
- Đi bộ vì hoà bình, vẽ tranh vì hoà bình, viết thư cho bạn bè quốc tế,ủng hộ nạn nhân chất độc da cam, kêu gọi mọi người hành động vì trẻ em





















4. Bài tập 1( sách bài tập)
Phân biệt chiến tranh chính nghĩa và chiến tranh phi nghĩa? Theo em bảo vệ hoà bình là trách nhiệm của ai ?
- Chiến tranh chính nghĩa là chiến tranh bảo vệ dân tộc
- Chiến tranh phi nghĩa là chiến tranh đi xân lược nước khac.
- Bảo vệ hoà bình là trách nhiệm không của riêng ai mà là trách nhiệm của toàn nhân loại


D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: Tạo cơ hội cho HS vận dụng kiến thức kĩ năng có được vào các tình huống thực tiễn.

b. Nội dung: Hoạt động cá nhân, cộng đồng

c. Sản phẩm hoạt động: vở HS

d. Tổ chức thực hiện

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ


? Đọc yêu cầu đề bài ?

Hùng là 1 hs cao to trong lớp . Cậu ta hay tổ chức nhóm bạn sanh gây gổ với lớp khác . Có hôm Hùng đánh 1 bạn bị chảy máu mũi, thầy hiệu trưởng phải gọi Hùng lên văn phòng làm bản kiểm điểm, các thầy cô giáo rất lấy làm phiền lòng, còn các bạn thì dần xa lánh Hùng .

? Em hãy nêu nhận xét của mình về Hùng ?

? Nếu là bạn cùng lớp với Hùng, em sẽ góp ý gì cho Hùng ?

? Gv đọc cho hs tư liệu về sự ra đời của : Uỷ ban bảo vệ hoà bình thế giới .

? Em haỹ nêu ý nghĩa của việc ra đời Uỷ ban bảo vệ hoà bình thế giới ?

? Em hãy tình hiểu về những việc làm của Uỷ ban bảo vệ hoà bình thế giới

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh :cá nhân

- Giáo viên: Quan sát

- Dự kiến sản phẩm: Câu trả lời của HS


( Sách bài tập)

- Hùng là 1 hs có ý thức kém, thích gây gổ khiêu khích, không hoà đồng với các bạn ....

- Nếu em là bạn cùng lớp em sẽ gặp Hùng có lời khuyên với bạn, rủ bạn tham gia vào các hoạt động hữu ích của lớp...

(Sách bài tập)

- Ý nghĩa : Tập hợp các lực lượng yêu hoà bình ở tất cả các nước để cấm vũ khí giết người, ngăn chặt chạy đua vũ tranh...

Bước 3: Báo cáo thảo luận: Phiếu học tập

Bước 4: Kết luận, nhận định

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá




Ngày soạn: Ngày dạy:

Tiết 6 – Bài 5

TÌNH HỮU NGHỊ GIỮA CÁC DÂN TỘC TRÊN THẾ GIỚI



I. MỤC TIÊU


1. Kiến thức :

- Học sinh hiểu thế nào là tình hữu nghị giữa các dân tộc và ý nghĩa của tình hữu nghị giữa các dân tộc.

- Học sinh biết cách thể hiện tình hữu nghị bằng việc làm cụ thể.

2. Năng lực:

NL tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL công nghệ, NL trách nhiệm công dân, NL tự quản lí và phát triển bản thân, NL tư duy phê phán.

Phẩm chất

Ủng hộ chính sách hoà bình hữu nghị của Đảng và nhà nước ta.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. GV chuẩn bị:


- Kế hoạch bài học

- Sách học sinh, sách giáo khoa môn GDCD, lớp 9;

- Giấy khổ rộng, bút dạ, băng dính (hồ dán), kéo;

- Trường hợp, tình huống liên quan đến nội dung bài học.

2. Chuẩn bị của học sinh:

- HS đọc, tìm hiểu trước bài học

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu:


- HS sử dụng kiến thức, kinh nghiệm của bản thân để giải quyết tình huống có liên quan tới nội dung bài học.

- Hình thành năng lực tư duy phê phán, xử lí tình huống thực tiễn, năng lực trách nhiệm công dân.

b. Tổ chức thực hiện:

- Hoạt động cộng đồng,cặp đôi

c. Sản phẩm hoạt động

- Trình bày miệng

d. Tổ chức thực hiện

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ


Cho cả lớp hát bài ‘Trái đất này là của chúng em”.

Lời: Đình Hải

Nhạc: Trương quang Lục

? Nội dung và ý nghĩa của bài hát nói lên điều gì? Nội dung ấy thể hiện qua câu hát và hình ảnh nào

? Qua nội dung bài hát và những hiểu biết của em cho biết một trong những cách để xd thế giới hòa bình các dân tộc cần làm gì?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS tiếp nhận và thực hiện yêu cầu

- HS: trao đổi cặp đôi và tb

- Dự kiến sp: câu trả lời của HS

- Bài hát có nội dung nói về hoà bình và tình hữu nghị hợp tác của các dân tộc trên thế giới.

Bước 3: Báo cáo thảo luận: HS trình bày miệng

Bước 4: Kết luận, nhận định

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

Giáo viên gieo vấn đề cần tìm hiểu trong bài học

->
Để hiểu thêm về nội dung này cô trò ta cùng tìm hiểu bài 5.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HSDỰ KIẾN SẢN PHẨM
HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu mục đặt vấn đề (8’) .
a. Mục tiêu:
HS hiểu được những vấn đề về tinh hữu nghị của nước ta với các nước trên thế giới…
b. Nội dung:
- Hoạt động nhóm
- Hoạt động chung cả lớp

c. Sản phẩm hoạt động
- TB miệng
d. Tổ chức thực hiện
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- Giáo viên yêu cầu: 1 HS đọc phần ĐVĐ
các nhóm thảo luận( thảo luận theo bàn) các câu hỏi phần gợi ý sgk
? Quan sát các số liệu ảnh trên em thấy VN đã thể hiện mối quan hệ hữu nghị hợp tác ntn?
? Nêu ví dụ về mối quan hệ giữa nước với các nước mà em biết?
- Học sinh tiếp nhận
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh : làm nhiệm vụ
- Giáo viên quan sát

Bước 3: Báo cáo thảo luận
Bước 4: Kết luận, nhận định

- HS đánh giá nx
- Giáo viên nhận xét, đánh giá
->Giáo viên chốt kiến thức

Gv: Như cung cấp cho ta thêm những hiểu biết về các mối quan hệ giữa các nước với nhau. Và mối quan hệ giữa nước này với nước khác ta gọi là tình hữu nghị , vậy tình hữu nghị là gì ta sang phần 2
Hoạt động2 : Nội dung bài học
a. Mục tiêu:
HS hiểu được thế nào là tình hữu nghị, ý nghĩa và chính sách của Đảng và nhà nước…
b. Nội dung:
- Trải nghiệm
- Hoạt động cặp đôi
- Hoạt động chung cả lớp

3. Sản phẩm hoạt động
- TB miệng
5. Tiến trình hoạt động
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- Giáo viên yêu cầu
? Từ việc tìm hiếu trên em hiếu tình hữu nghị là gì?
? Lấy vd về một số mói quan hệ tình hữu nghị giữa VN với 1 số nước ?
? Vậy tình hữu nghị có ý nghĩa gì với mỗi dân tộc?
? Lấy vd về sự giúp đỡ của các nước với VN về mặt giáo dục y tế?
? Hoà bình và hữu nghị là rất quan trọng vậy Đảng và nhà nước ta đã có chính sách gì về vấn đề này?
? Em có suy nghĩ gì về chính sách đối ngoại trên của VN?(Tích hợp với HĐNG)
- Học sinh tiếp nhận
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh : làm nhiệm vụ
- Giáo viên quan sát
- Dự kiến sản phẩm

? Từ việc tìm hiếu trên em hiếu tình hữu nghị là gì?
? Lấy vd về một số mói quan hệ tình hữu nghị giữa VN với 1 số nước ?
- Tình hữu nghị VN,Lào .Vn-Cu Ba
- Trong 2 cuộc kháng chiên schống pháp và Mỹ quan hệ Vn với Liên Xô, Vn với TQ là rất bền chặt.
? Vậy tình hữu nghị có ý nghĩa gì với mỗi dân tộc?
Hs tự do phát biểu ý kiến cá nhân
- Tạo cơ hội đk cho các nước cùng phát triển về mọi mặt như văn hoá kinh tế y tế giáo dục...
- Tạo sự hiểu biết tránh mâu thuẫn ....
? Lấy vd về sự giúp đỡ của các nước với VN về mặt giáo dục ytê?
- Các tổ chức quốc tế có chương trình mổ tim miễn phí cho trẻ em nghèo ,chương trình phẫu thuật nụ cười...
* Tích hợp BVMT:
Trong thực tế tình hữu nghị giũa các dân tộc đã đem lại cho VN rất nhiều mặt đặc biệt là môi trường. Nhờ sự giúp đỡ của các nước VN đã sử lý được bom mìn do chiến tranh để lại, trồng cây chắn gió, nước mặn...
? Hoà bình và hữu nghị là rất quan trọng vậy Đảng và nhà nước ta đã có chính sách gì về vấn đề này?
- VN đang mở rộng quan hệ với các nước đẻ cùng hợp tác và phát triển (VN muốn làm bạn và sẵn sàng làm bạn với các nước trong cộng đồng quốc tế)
? Em có suy nghĩ gì về chính sách đối ngoại trên của VN?(Tích hợp với HĐNG)
Gv cho hs suy nghì sau đó tự do trình baỳ ý kiến gv là người tổng hợp chốt.
- Là chính sách đúng đán có hiệu quả
- Chủ động tạo mối quan hệ quốc tế đảm bảo quả trình phát triển hội nhập và hoà nhập
? Là thanh niên hs em thấy mình phải có trách nhiệm gì trong việc góp phần xd tình hữu nghị? Kể những việc làm cụ thể?
(Phần tích hợp HĐNG)
Bước 3: Báo cáo thảo luận
- Hs thảo luận trình bày theo nhóm và phiếu học tập
Bước 4: Kết luận, nhận định
- Nhóm khác bổ sung. Gv là người tổng hợp
- Phải biết thể hiện tình hữu nghị với bạn bè và khách nước ngoài (Sự thân thiện,Chào hỏi hào nhã...)
- Có thái độ cử chỉ và việc làm tôn trọng...(Không kỳ thị tôn giáo màu da...)
- Việc làm như viết thư UPU hành năm ,cắm trại
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu:

- Luyện tập để HS củng cố những gì đã biết về kiến thức bài học.
- Hình thành năng lực tự học, giải quyết vấn đề, giao tiếp, sáng tạo.
b. Nội dung: Hoạt động cá nhân
c. Sản phẩm hoạt động: vở HS
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 2: Chuyển giao nhiệm vụ

GV: Gọi HS đọc yêu cầu bài tập1, 2,3?
- Học sinh tiếp nhận
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh :Thảo luận
- Giáo viên: Quan sát
Bước 3: Báo cáo thảo luận
- Cả lớp cùng có ý kiến và gv là người có kết luận chung.
Bước 4: Kết luận, nhận định
- Gv kết luận: Giao lưu quốc tế trong thời đại ngày nay trở thành yêu cầu sống còn của mỗi dân tộc vậy ta là 1 thanh niên hs phải ra sức học tập để góp phần xd đất nước nhanh chóng hoà nhập cùng thế giới .
I. Đặt vấn đề
Theo dõi thông tin, quan sát ảnh sgk/17












- Dự kiến sản phẩm
? Quan sát các số liệu ảnh trên em thấy VN đã thể hiện mối quan hệ hữu nghị hợp tác ntn?
- Đến tháng10/2002 VN có 47 tổ chức hữu nghị song phương và đa phương.
- Đến thánh 3/03 VN có quan hệ ngoại giao 167 nước...
? Nêu ví dụ về mối quan hệ giữa nước với các nước mà em biết?
- Hội nghị Á Âu lần thứ 5 là dịp để VN mở rộng ngoại giao với các nước, là dịp để giới thiệu cho bạn bè thế giới về vậylà các bức ảnh và phần thông tin trên đã VN.



II. Nội dung bài học
1. Thế nào là tình hữu nghị?

- Là mối quan hệ bạn bè thân thiết giữa nước này với nước khác.
2. Ý nghĩa của tình hữu nghị?
- Tạo cơ hội để các nước ,dân tộc cùng hợp tác phát triển về mọi mặt như kinh tể , văn hoá, ytế, giáo dục...
- Tạo sự hiểu biết tình thân thiện, hữu nghị tránh mâu thuẫn căng thẳng gây nguy cơ chiến tranh
3. Chính sách của Đảng và nhà nước ta?
- Luôn thực hiện chính sách đối ngoại hoà bình hữu nghị với các dân tộc trên thế giới(VN muốn làm bạn với tất cả các dân tộc trên tg)
- Tranh thủ sự đồng tình ủng hộ hợp tác của thế giới với VN.

4. Trách nhiệm của thanh niên hs?
- Thể hiện tình đoàn kết hữu nghị với bạn bè và khách nước ngoài.
- Có thái độ cử chỉ việc làm tôn trọng thân thiện trong cuộc sống hành ngày.





























































III. Bài tập
1. Bài tập 1/19

- Các hoạt động :
+ Quan hệ tốt đẹp bền vững lâu dài của VN, Cu ba, Lào..
+ Là thành viên hiệp hội các nước ĐNA ( A SEAN)
- Việc làm cụ thể:
+ Quan hệ về ktế, văn hoá, ytế, môi trường, chống khủng bố, Chống bệnh tật (SA RS-HIV/AIDS)...
- Việc làm của hs: Bảo vệ môi trường, chia sẻ nỗi đau da cam, chia se với bạn bè những nước nghèo, bị khủng bố hoặc có chiến tranh, cư xử văn minh lịch sự với ngưòi nước ngoài...
2. Bài tập 2/19
a: Góp ý với bạn là cần có thái độ lịch sự văn minh cần giúp họ tận tình nếu họ yêu cầu như vậy mới phát huy được tình hữu nghị.
b: Em sẽ tham gia tích cực đóng góp sức mình ý kiến của mìnhcho cuộc giao lưu vì đây là dịp giới thiệu về con người và đất nước VN để họ thấy VN là 1 dân tộc lịch sự hiếu khách.


D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu:
Tạo cơ hội cho HS vận dụng kiến thức kĩ năng có được vào các tình huống thực tiễn.

b. Nội dung: Hoạt động cá nhân, cộng đồng

c. Sản phẩm hoạt động: vở HS

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ


- GV đưa tình huống:

Một bạn học sinh gặp một vị khách nước ngoài

Hãy đóng vai, xây dựng lời thoại và giải quyết tình huống

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh : nhóm

- Giáo viên: Quan sát

- Dự kiến sản phẩm: Câu trả lời của HS


+ Thái độ lịch sự, thân thiện, có văn hóa

+ Thái độ tho lỗ, thiếu lịch sự

Bước 3: Báo cáo thảo luận: Phiếu học tập

Bước 4: Kết luận, nhận định

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá




Ngày soạn: Ngày dạy:



Tiết 7 – Bài 6

HỢP TÁC CÙNG PHÁT TRIỂN



I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức:


- Hiểu được thế nào là hợp tác cùng phát triển.

- Hiểu được vì sao phải hợp tác quốc tế

- Nêu những nguyên tắc hợp tác quốc tế của Đảng và nhà nước ta.

2. Năng lực

- NL tư duy, NL giao tiếp, NL ngôn ngữ, NL giải quyết vấn đề, NL hợp tác, NL thuyết trình.

3. Phẩm chất:

- Ủng hộ các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà về hợp tác quốc tế.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. GV chuẩn bị :
KHBH, tranh, ảnh, tình huống, giấy khổ lớn.

2. Học sinh chuẩn bị: Xem trước nội dung bài học.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI DỘNG

a. Mục tiêu:
Kích thích và huy động vốn hiểu biết của HS về các tổ chức liên minh trên thế giới.

b. Nội dung hoạt động:

- Trực quan

- Hoạt động cá nhân

c. Sản phẩm hoạt động

- Tranh ảnh

- Trình bày miệng

d. Tổ chức thực hiện:

*Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ


-> Xuất phát từ tình huống có vấn đề

GV cho HS quan sát tranh các nước hợp tác, đàm thoại giao lưu nhau sau đó GV dẫn loài người ngày nay đang đứng trước những vấn đề nóng bỏng có liên quan đến cuộc sống của mỗi dân tộc cũng như toàn nhân loại đó là:

- Bảo vệ hoà bình chống chiến tranh hạt nhân, khủng bố.

- Tài nguyên môi trường

- Dân số KHHGĐ

- Cách mạng KHCN.

Theo em để giải quyết vấn đề chung trên các quốc gia cần làm gì?

- Học sinh tiếp nhận

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh: chia sẻ những hiểu biết của mình

- Giáo viên quan sát, động viên giúp đỡ khi hs gặp khó khăn

- Dự kiến sản phẩm: hs chia sẻ

Bước 3: Báo cáo thảo luận: Hs báo cáo

Bước 4: Kết luận, nhận định

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên gieo vấn đề cần tìm hiểu trong bài học

GV: Việc giải quyết các vấn đề trên là trách nhiệm của cả loài người chứ không riêng một quốc gia nào dân tộc nào để hoàn thành sứ mệnh lịch sử này cần có sự hợp tác giữa các dân tộc các quốc gia trên thế giới. Đó là ý nghĩa của bài học hôm nay.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC



HOẠT ĐỘNG GV - HSDỰ KIẾN SẢN PHẨM
Hoạt động 1: Tìm hiểu phần đặt vấn đề/sgk
a. Mục tiêu:
Hs hiểu được VN đã liên kết với những nước nào trên thế giới.
b. Nội dung hoạt động
- Hoạt động cá nhân. Cặp đôi
- Hoạt động chung cả lớp

c. Sản phẩm hoạt động
- trình baỳ miệng
- Phiếu học tập của nhóm cặp đôi

d. Tổ chức thực hiện
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

GV cho học sinh thảo luận các vấn đề có trong phần đặt vấn đề- SGK.
? Qua các thông tin về Việt Nam tham gia các tổ chức quốc tế em có nhận xét gì?
Gv: Việt Nam tham gia vào các tổ chức quốc tế trên các lĩnh vực : Thương mại, y tê, lương thực và nông nghiệp, giáo dục, khoa học, quỹ nhi đồng. đó là sự hợp tác toàn diện thúc đấy sự phát triển của đất nước.
? Bức tranh về trung tướng Phạm Tuân nói lên điều gì?
Hs: người đầu tiên của VN bay vào vũ trụ với sự giúp đỡ của Liên Xô.
? Cầu Mỹ thuận, ảnh ca mổ nói lên điều gì?
? Nêu một số thành quả của sự hợp tác giữa nước ta với các nước khác?
- Sự hợp tác giữa VN và úc trong vấn đề giao thông vận tải, VN với USA trong lĩnh vực y tế nhân đạo.
- Thuỷ điện Hoà Bình
- Cầu Thăng Long.
- Khai thác dầu: Vũng tàu, Dung quất.
- Bệnh viện
? Quan hệ hợp tác với các nước sẽ giúp ta các điều kiện gì.?
Hs: Vốn, trình độ quản lý, khoa học- công nghệ.
Gv: Đất nước ta đi lên từ nghèo nàn lạc hậu nên CNXH lên rất cần các điều kiện trên.
? Bản thân em có thấy được tác dụng của hợp tác với các nước trên thế giới
Hs: - Hiểu biết rộng
Tiếp cận với trình độ KHKT các nước
Nhận biết được tiến bộ văn minh nhân loại
Gián tiếp, trực tiếp giao lưu với bạn bè.
Đời sống vật chất tinh thần tăng lên.
Gv: Giao lưu quốc tế trong thời đại ngày nay trở thành yêu cầu sống của mỗi dân tộc hợp tác hữu nghị với các nước giúp ta tiến nhanh tiến mạnh lên CNXH. nó cũng là cơ hội của thế hệ trẻ nó chung và bản thân các em nói riêng trưởng thành và phát triển toàn diện
- Học sinh tiếp nhận…
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh đọc truyện, suy nghĩ cá nhân, cặp đôi trao đổi
- Giáo viên quan sát, theo dõi phát hiện kịp thời những khó khăn của hs
- Dự kiến sản phẩm: câu trả lời của hs

Bước 3: Báo cáo thảo luận: cặp đôi báo cáo
Bước 4: Kết luận, nhận định
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá
- Giáo viên nhận xét, đánh giá
->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng

Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung bài học
a. Mục tiêu:
Hs hiểu được thế nào là hợp tác? Ý nghĩa của hợp tác?
b. Nội dung hoạt động
- Hoạt động cá nhân, nhóm
- Hoạt động chung cả lớp

c. Sản phẩm hoạt động
- Trình bày miệng
- Phiếu học tập của nhóm

d. Tổ chức thực hiện
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

Gv: ? Em hiểu thế nào là hợp tác? nguyên tắc của hợp tác?
HS quan sát tranh về thu góp rác thải, các cư sử sản xuất sử dụng công nghệ cao của các nước về xử lí chất thải ra môi trường ở nước ta để từ đó tích hợp về việc giáo dục bảo vệ môi trường: Hiện nay ở các địa phương như địa bàn huyện Kim Bảng vân đề bảo vệ môi trường được thực hiện như xây dựng nhà chứa rác thải cách khu dân cư 50 m đến 100m để đảm bảo vệ sinh môi trường; các thôn xóm có người đi thu gom rác theo quy định của công ty môi trường.
? ý nghĩa của sự hợp tác là gì?
? Chủ trương của đảng ta, nhà nước ta ntn?
? Trách nhiệm của bản thân các em trong việc rèn luyện tinh thần hợp tác
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh đọc truyện, suy nghĩ cá nhân, cặp đôi trao đổi
- Giáo viên quan sát, theo dõi phát hiện kịp thời những khó khăn của hs
- Dự kiến sản phẩm: câu trả lời của hs

Bước 3: Báo cáo thảo luận: đại diện nhóm báo cáo
Bước 4: Kết luận, nhận định
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá
- Giáo viên nhận xét, đánh giá
->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng:

Quá trình đổi mới của nước ta hiện nay diễn ra khi thế giới có nhiều biến đổi to lớn cả về kinh tế và chính trị. Là một công dân tương lai của đất nước XHCN chúng cần hiểu rõ hơn trách nhiệm của mình trong sự nghiệp xây dựng đất nước nói chung và hợp tác với các nước nói riêng.
I. Đặt vấn đề









































































II. Nội dung bài học
1. Hợp tác

- Cùng nhau chung sức làm việc vì lợi ích chung

2. ý nghĩa
- Giải quyết những bức súc có tính toàn cầu.
- Giúp các nước nghèo phát triển
- Đạt được mục tiêu hoà bình.
3. Chủ trương của Đảng – Nhà nước ta:
- Tăng cường hợp tác
- Tuân thủ nguyên tắc:
+ Độc lập chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ
+ không can thiệp nội bộ không vũ trang
+ Bình đẳng có lợi
+ Giải quyết bất đồng bằng thương lượng
+ Phản đối âm mưu, sức ép áp đặt
4. Học sinh cần:
- Hợp tác với bạn bè và người xung quanh
- Quan tâm đến tình hình thế giới và vai trò của Việt nam
- Có thái độ hữu nghị với người nước ngoài
C/ HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu:
giúp hs củng cố lại kiến thức đã học

b. Nội dung hoạt động: hoạt động cá nhân

c. Sản phẩm hoạt động: phiếu học tập

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:


GV: Hướng dẫn hs làm bài tập
Gọi hs đọc yêu cầu bài tập trong sgk.
? Tìm những tấm gương hợp tác tốt của các bạn trong lớp, trong trưuờng hoặc ở địa phương em?
? Việt Nam đã hợp tác với các nước nào? trên lĩnh vực gì?
Hs: Tìm hiểu trả lời
HS; nhận xét, bổ sung
GV: Bổ sung, nhận xét và có thể cho điểm.
III. Bài tập
1. Bài tập: 3/23
- Trong lớp; theo dõi giữa các tổ….
- Trong trường: cán bộ sao đỏ.
- Địa phương em: nguồn vốn Đê a.
2. Bài tập 2/23
- Sửa chữa lại cầu Long Biên
- Xây dựng cầu Cần Thơ
- Khai thác dầu khí ở Vũng Tàu
- Thép Việt Nhật
- Học sinh tiếp nhận…

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh làm việc cá nhân

- Giáo viên quan sát hs làm, gợi ý và giải quyết khó khăn đối với Hs yếu kém

- Dự kiến sản phẩm:


Bước 3: Báo cáo thảo luận: cá nhân báo cáo

- Gv gọi mỗi bài 1 bạn học sinh làm chưa đc hoàn thiện lên bảng dán kết quả làm bài tập của mình.

Bước 4: Kết luận, nhận định

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng


D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu:
giúp hs vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết các tình huống trong thực tiễn

b. Nội dung hoạt động: hoạt động cá nhân, nhóm,

c. Sản phẩm hoạt động: câu trả lời của hs

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ


Em hãy kể tên xem công nghệ của Bút Sơn, nhà máy thủy điện Hòa Bình là của nước nào hợp tác ?

Bước 2: thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh làm việc cá nhân

- Giáo viên quan sát hs làm và gợi ý các cách xử lí cho Hs

- Dự kiến sản phẩm: tục ngữ


Tốt gỗ hơn tốt nước sơn.

Bước 3: Báo cáo thảo luận: cá nhân báo cáo

Bước 4: Kết luận, nhận định

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá




Ngày soạn: Ngày dạy:



TIẾT 8: KIỂM TRA VIẾT 45 PHÚT

I. Mục tiêu kiểm tra:

1. Kiến thức:

- Hiểu được vì sao chúng ta cần phải tự chủ ? Cách rèn luyện tính tự chủ trong cuộc sống.

- Hiểu được những nguyên tắc hòa bình – hữu nghị của Đảng và Nhà nước ta.

- Hiểu được ý nghĩa của sự hợp tác với các nước khác.

- Hiểu được một số biểu hiện trong cuộc sống hằng ngày.

2. Năng lực: NL tư duy, NL giải quyết vấn đề….

3. Phẩm chất :

- Giúp HS quý trọng những thành quả mà chúng ta đạt được; phê phán những hành vi sai trái, đi ngược lại lợi ích của dân tộc.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Giáo viên :
Xác định hình thức kiểm tra : Trắc nghiệm + Tự luận ; xây dựng ma trận, đề và đáp án,biểu điểm.

2. Học sinh : Học ôn bài theo yêu cầu

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Ổn định tổ chức (Kiểm tra sĩ số)

2. Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh

3. Bài mới : Gv ghi đề lên bảng hoặc sử dụng bảng phụ có đề



MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA

Cấp
độ

Chủ đề
Nhận biếtThụng hiểuVận dụng
Cộng
Cấp độ thấpCấp độ cao
TNTLTNTLTNTLTNTL
1. Hợp tác cùng phát triểnTrình bày được nguyên tắc hợp tác quốc tế của Đảng và Nhà nước ta.Giải thích vì sao phải hợp tác quốc tế.
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ
1/ 2
1
10%
1/2
1
10%

1
2
20%
2.Bảo vệ hòa bìnhChọn đúng được
các việc làm
thể hiện việc
bảo vệ hòa bình
Trình bày
được suy nghĩ
của bản thân
về bối cảnh
thực tiễn hòa bình trên thế
giới.
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ
1
1
10%
1
2
20%
2
3
30%
3.Tự chủLựa chọn đúng sai về các hành vi thể hiện tính tự chủVận dụng kiến thức đó học và sự hiểu biết giải quyết tình huống
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ
1
1
10%
1
3
30%
3
4
40%
4. Chí công vô tư











Lựa chọn đáp án đúng và giải thích việc lựa chọn đó về chí công vô tư

























Số câu
Số điểm
Tỉ lệ

1
1
10%


Số câu
Số điểm
Tỉ lệ
1
1
10%
0.5
1
10%
2
2
20%
0.5
1
10%
1
3
30%
1
2
20%
6
10
100%


ĐỀ KIỂM TRA:

I. Trắc nghiệm
(3điểm)

Câu 1:(1điểm) Chọn hành vi đúng về biểu hiện lòng yêu hòa bình bằng cách khoanh vào chữ cái có đáp án đúng.

A. Học hỏi những điều hay của người khác.

B. Tôn trọng nền văn hóa của các dân tộc, quốc gia khác.

C. Dùng vũ lực để giải quyết các mâu thuấn.

D. Phân biết đối xử giữa các dân tộc trên thế giới.

Câu 2:(1điểm)Lựa chọn ý kiến đúng về chí công vô tư, giải thích việc lựa chọn đó?

A. Học sinh nhỏ tuổi thì không rèn được phẩm chất chí công vô tư.

B. Chí công vô tư phải thể hiện bằng cả lời nói và việc làm.

Câu 3:(1điểm)Ghi kí hiệu đúng( Đ) sai (S) vào các ý thể hiện tính tự chủ.

a. Luôn biết kiềm chế trong mọi hành vi.

b. Chủ động làm theo ý của mình không cần nghe người khác.

c. Có thái độ nhã nhặn, từ tốn trong giao tiếp.

d. Không quan tâm đến hoàn cảnh đối tượng giáo tiếp.

II. Tự luận

Câu 1
: (2 điểm) Theo quan điểm của Đảng và Nhà nước ta, trong hợp tác quốc tế cần tuân thủ những nguyên tắc nào ? Vì sao phải hợp tác quốc tế ?

Câu 2: Em có suy nghĩ gì khi Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải

Dương 981 trên thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam ? ( 2 điểm)

Câu 3: ( 3 điểm) Tình huống: Bạn Hùng lớp em là người giao du rộng. Một hôm bạn ấy rủ em đến quán cà phê, bạn ấy “ bật mí” cho em. “ Đến đấy có nhiều trò chơi hay lắm, nhất là thấy người sảng khoái, khi uống một viên thuốc màu hồng, không phải là hêrôin đâu, tớ được dùng rồi mà, đi với tớ bạn sẽ biết, tiền nong không thành vấn đề.

Câu hỏi:

a/ Trong trường hợp này em sẽ làm gì ? Tại sao em làm như vậy ?

b/ Hành vi của em có thể hiện tính tự chủ và phù hợp với pháp luật không ? vì sao ?

HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ THANG ĐIỂM

I. Trắc nghiệm


Câu 1: Đáp án đúng mỗi ý cho 0,5 điểm:

A,B

Câu 2: Đáp án đúng cho 0,5 điểm; giải thích đúng cho 0,5 điểm.

Bởi Vì chí công vô tư là một trong phẩm chất cần phải có của mỗi người và được thể hiện rõ nhất bằng hành động và việc làm cụ thể có như vậy người khác mới tin tưởng, quý mến.

Câu 3: Ghi đúng mỗi ý cho 0,25 điểm

A (Đ), b (S), c (Đ), d (S)

II. Tự luận

Câu 1
: Nguyên tắc hợp tác của Đảng và Nhà nước ta: ( 1 điểm) đúng mỗi ý 0.25đ

- Tôn trọng độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, không dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực.

- Bình đẳng cùng có lợi.

- Giải quyết bất đồng, tranh chấp bằng thương lượng hòa bình.

- Phản đối mọi âm mưu gây sức ép, áp đặt, cường quyền.

*/ Vì: Hiện nay thế giới đang đứng trước những vấn đề cấp thiết, đe dọa sự sống còn của nhân loại như: bùng nổ dân số, đói nghèo, dịch bệnh, ô nhiễm môi trường….mà một quốc gia, dân tộc riêng lẽ không thể giải quyết được, cần phải có sự hợp tác quốc tế. ( 1 điểm)

Câu 2: Việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981trên thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam đây là một hành động gây hấn, khiêu chiến, xâm phạm chủ quyền, lãnh thổ của Việt Nam. Trung Quốc đó ngang nhiên vi phạm công ước quốc tế về Luật biển năm 1982. Đây là một hành động làm tăng thêm sự căng thẳng, gây mất ổn định trong khu vực và trên thế giới, nguy cơ dẫn đến chiến tranh. ( 2 điểm)

Câu 3: HS có thể trả lời các ý cơ bản như sau: ( 3 điểm )

a/ Trong trường hợp này em sẽ: Không đi theo bạn ấy hoặc em đi theo bạn nhưng không dùng viên thuốc màu hồng. Tại vì: Em biết viên thuốc đó là ma túy uống nó có thể gây nghiện…(1.5 đ)

b/ Hành vi của em có thể hiện tính tự chủ và phù hợp với pháp luật, vì theo em biết sử dụng trái pháp chất kích thích gây nghiện có chứa chất ma túy là hành vi vi phạm luật…(1.5đ).



Ngày soạn: Ngày dạy:



Tiết 9 – Bài 7

KẾ THỪA VÀ PHÁT HUY TRUYỀN THỐNG

TỐT ĐẸP CỦA DÂN TỘC (Tiết 1)



I. MỤC TIÊU BÀI HỌC.

1. Kiến thức:


- Hiểu được thế nào là kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam vỡ sao phải kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

- Nêu được một số truyền thống tốt đẹp của dân tộc VN.

2. Năng lực:

- NL tư duy, NL giao tiếp, NL ngôn ngữ, NL giải quyết vấn đề, NL hợp tác, NL thuyết trình.

3. Phẩm chất

- Giúp hs có ý thức bảo vệ giữ gìn truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Phê phán thái độ việc làm thiếu tôn trọng hoặc rời xa truyền thống dân tộc.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Giáo viên: KHBH, Tài liệu, SGK, SGV, sưu tầm tranh ảnh về di sản văn hóa phi vật thể + sử dụng tranh môn Mĩ thuật : tranh Đông Hồ, tác phẩm chữ Nôm “Truyện Kiều”…

2. Học sinh: Đọc bài và xem trước nội dung bài học.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT DỘNG KHỞI DỘNG

a. Mục tiêu:
Kích thích và huy động vốn hiểu biết của HS về truyền thống của dân tộc ta

2. Phương thức thực hiện:

- Đóng vai

- Hoạt động cá nhân, nhóm

c. Sản phẩm hoạt động

- Tình huống

- Trình bày miệng

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

-> Xuất phát từ tình huống có vấn đề


Gv cho hs diễn tình huống sau: Đêm đã khuya, giờ này chắc không còn ai đến chào mừng cô giáo Mai nhân ngày 20-11. Nhưng bỗng có tiéng gõ cửa rụt rè. Cô giáo mai ra mở cửa. Trước mắt cô là người lính rắn rỏi, đầy nghị lực, tay cầm một bó hoa sau khi đã bình tâm trở lại cô giáo mai nhận ra em học trò nghịch ngợm mà có lần vô lễ với cô. Người lính nắm bàn tay cô giáo, nước mắt rưng rưng vì một nỗi ân hận chưa có dịp được cô tha lỗi.

? Câu truyện nói về đức tính gì của người lính

- Học sinh tiếp nhận

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh: chia sẻ những hiểu biết của mình

- Giáo viên quan sát, động viên giúp đỡ khi hs gặp khó khăn

- Dự kiến sản phẩm: câu trả lời của hs

Bước 3: Báo cáo thảo luận: Hs báo cáo

Bước 4: Kết luận, nhận định

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên gieo vấn đề cần tìm hiểu trong bài học: Truyền thống nói chung và truyền thống đạo đức nói riêng là giá trị tinh thần vô giá của dân tộc ta. Để hiểu rõ hơn vấn đề này chúng ta học bài hôm nay.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Hoạt động 1: Tìm hiểu phần đặt vấn đề/sgk
a. Mục tiêu:
Hs hiểu được đức tính giản dị của Bác Hồ
b. Nội dung hoạt động
- Hoạt động cá nhân
- Hoạt động nhóm
- Hoạt động chung cả lớp

c. Sản phẩm hoạt động
- Trình baỳ miệng
- Phiếu học tập của nhóm

d. Tổ chức thực hiện
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- Giáo viên yêu cầu hs: đọc phần đặt vấn đề/sgk
Gv: Cho học sinh thảo luận theo nhóm
Yêu cầu mỗi nhóm đọc và thảo luận về 2 câu chuyện SGK.
Nhóm 3.
? Qua hai truyện trên em có suy nghĩ gì?
- Lòng yêu nước của dân tộc là một truyền thống quý báu. Đó là truyền thống yêu nước còn giữ mãi đến ngày nay.
- Biết ơn kính trọng thầy cô dù mình là ai.
Gv: Dân tộc Việt Nam có truyền thống lâu đời, với mấy nghìn năm văn hiến. Chúng ta có thể tự hào về bề dày của lịch sử truyền thống dân tộc. Truyền thống yêu nước truyền thống tôn sư trọng đạo được đề cao trong hai câu truyện trên đã gíp chúng ta hiểu về truyền thống dân tộc đó là truyền thống mang ý nghĩa tích cực. Tuy nhiên chúng ta cần hiểu rõ truyền thống mang tính tiêu cực và thái độ của chúng ntn?
? Theo em bên cạnh truyền thống dân tộc mang ý nghĩa tích cực còn có truyền thống thói quen lối sống tiêu cực không?
? Em hiểu thế nào là phong tục, hủ tục?
- Học sinh tiếp nhận…
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh đọc truyện, suy nghĩ cá nhân, trao đổi trong nhóm
- Giáo viên quan sát, theo dõi phát hiện kịp thời những khó khăn của hs
- Dự kiến sản phẩm: sản phẩm của nhóm

Bước 3: Báo cáo thảo luận: cặp đôi báo cáo
Bước 4: Kết luận, nhận định
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá
- Giáo viên nhận xét, đánh giá
->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng

Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung bài học
a. Mục tiêu:
Hs hiểu được truyền thống tốt đẹp của dân tộc
b. Nội dung hoạt động
- Hoạt động cá nhân,
- Hoạt động cặp đôi

c. Sản phẩm hoạt động
- Trình bày miệng
- Phiếu học tập của nhóm

d. Tổ chức thực hiện
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

? Thế nào là kế thừa phát huy truyền thống dân tộc. Truyền thống dân tộc được giới thiệu trong bài là giá trị tinh thần được hình thành trong qúa trình lịch sử lâu dài của dân tộc. Kế thừa và phát huy truyền thống là bảo tồn , giữ gìn, những giá trị tốt đẹp đồng thời giao lưu học hỏi tinh hoa của nhân loại để làm giàu cho truyền thống của dân tộc chúng ta.
*/ Tìm hiểu truyền thống mang yếu tố tích cực, tiêu cực.
Hs: Lên bảng trình bày
*/ Yếu tố tích cực
Truyền thống yêu nước
Truyền thống đạo đức
Truyền thống đoàn kết
Truyền thống cần cù lao động
Truyền thống tôn sư trọng đạo
Phong tục tập quán lành mạnh
*/ Yếu tố tiêu cực
- Tập quán lạc hậu
- Nếp nghĩ nối sống tuỳ tiện
- Coi thường pháp luật
- Tư tưởng hẹp hòi
- Tục lệ ma chay, cưới xin, lễ hội, mê tín.
Hs:
Phong tục: Những yếu tố truyền thống tốt thể hiện sự lành mạnh và là phần chủ yếu.
Kế thừa và phát huy truyền thống dân tộc là: Trân trọng, bảo vệ, tìm hiểu, học tập thực hành giá trị truyền thống để cái hay, cái đẹp của truyền thống phát triển và toả sáng.
VD:
- Truyền thống thờ cúng tổ tiên
Truyền thống áo dài Việt nam
Truyền thống múa hát dân gian.
Truyền thống thể thao, du lịch
Hủ tục: Truyền thống không tốt.
? Truyền thống là gì?
Gv: Kết luận
Qua phần tìm hiểu truyện em hãy cho biết có những truyền thống nào?
Tranh minh họa: Tranh Đông Hồ, Tác phẩm chữ Nôm TK ? Em cho biết nội dung bức tranh cho ta biết nó thuộc loại truyền thống nào?- Học sinh tiếp nhận…
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh đọc truyện, suy nghĩ cá nhân, cặp đôi trao đổi
- Giáo viên quan sát, theo dõi phát hiện kịp thời những khó khăn của hs
- Dự kiến sản phẩm: câu trả lời của hs

*Bước 3: Báo cáo thảo luận: đại diện nhóm báo cáo
Bước 4: Kết luận, nhận định
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá
- Giáo viên nhận xét, đánh giá
->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng:

Giản dị không có nghĩa là qua loa, đại khái, tuỳ tiện...Sống giản dị phải phù hợp với lứa tuổi, điều kiện của bản thân, gia đình và xã hội.
I. Đặt vấn đề
1.Bác Hồ nói về lòng yêu nước của dân tộc ta.
Nhóm 1.
? Lòng yêu nước của dân tộc ta thể hiện như thế nào qua lời của Bác Hồ?
- “Tinh thần yêu nước sôi nổi nó kết thành làn sóng mạnh mẽ, to lớn. Nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm lũ bán nước cướp nước”
? Tình cảm và việc làm trên là biểu hiện của truyền thống gì?

2.Chuyện về một người thầy
Nhóm 2.

? Chu Văn An là người như thế nào?
- Cụ Chu Văn An là nhà giáo nổi tiếng thời nhà Trần. Có công đào tạo nhiều học trò nhân tài cho đất nước, nhiều người nổi tiếng.
? Nhận xét của em về cách cư xử của học trò cũ với thầy Chu Văn An ? Cách cư xử đó thể hiện truyền thống gì?
- Làm quan to nhưng vẫn nhớ đến sinh nhật thầy. Họ là những học trò kính cẩn, lễ phép, khiêm tốn tôn trọng thầy giáo cũ.
Thể hiện truyền thống tôn sư trọng đạo

.





























































II. Nội dung bài học

1. Truyền thống tốt đẹp của dân tộc:
Là những giá trị tinh thần hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài của dân tộc truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.


2. Dân tộc Việt Nam có những truyền thống :
-Yêu nước
- Đoàn kết
- Đạo đức
- Lao động
- Hiếu học
- Tôn sư trọng đạo
- Hiếu thảo
- Phong tục tập quán tốt đẹp
- Văn học
- Nghệ thuật…



C/ HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu:
giúp hs củng cố lại kiến thức đã học

b. Nội dung thực hiện: hoạt động cá nhân

c. Sản phẩm hoạt động: phiếu học tập

d. Tổ chức thực hiện

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:




GV: gọi hs đọc yêu cầu bài tập trong sgk.
Bài tập 1: Những thái độ và hành vi nào sau đây thể hiện sự kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc?
III.BÀI TẬP
Bài1/SGK
Đáp án: a, c, e, g, h, i, l.
- Học sinh tiếp nhận…

Bước 2: thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh làm việc cá nhân

- Giáo viên quan sát hs làm, gợi ý và giải quyết khó khăn đối với Hs yếu kém

- Dự kiến sản phẩm:


Bước 3: Báo cáo thảo luận: cá nhân báo cáo

- Gv gọi mỗi bài 1 bạn học sinh làm chưa đc hoàn thiện lên bảng dán kết quả làm bài tập của mình.

Bước 4: Kết luận, nhận định

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng


D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu:
giúp hs vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết các tình huống trong thực tiễn

b. Tổ chức thực hiện: hoạt động cá nhân, nhóm,

c. Sản phẩm hoạt động: câu trả lời của hs

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ


Gv cung cấp tư liệu về:

+ Hủ tục nối dây

(a/h Núp lấy 5 chị em gái. Ảnh tại viện điều dưỡng > 80 tuổi bên cạnh dì Năm 38 tuổi)
+ Tục cà răng căng tai

(Kon tum- T.Nguyên)

? Em có suy nghĩ gì về hình ảnh trên.

Bước 2: thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh làm việc cá nhân

- Giáo viên quan sát hs làm và gợi ý các cách xử lí cho Hs

- Dự kiến sản phẩm: câu trả lời của hs


Bước 3: Báo cáo thảo luận: cá nhân báo cáo

Bước 4: Kết luận, nhận định

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá




Ngày soạn: Ngày dạy:

Tiết 10 – Bài 7

KẾ THỪA VÀ PHÁT HUY TRUYỀN THỐNG TỐT ĐẸP CỦA DÂN TỘC (Tiết 2)




I. MỤC TIÊU BÀI HỌC.

1. Kiến thức:


- Hiểu được thế nào là kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc và vì sao phải kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

2. Năng lực

- NL tư duy, NL giao tiếp, NL ngôn ngữ, NL giải quyết vấn đề, NL hợp tác, NL thuyết trình.

3. Phấm chất

- Giúp học sinh có ý thức tôn trọng bảo vệ giữ gìn truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Phê phán thái độ việc làm thiếu tôn trọng hoặc rời xa truyền thống dân tộc.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Giáo viên chuẩn bị :
Tài liệu, SGK, SGV, Ca dao, Tục ngữ + tranh minh họa : Tranh Đông Hồ; Yên Tử…

2. Học sinh chuẩn bị: Đọc bài và xem trước nội dung bài học.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A/HOẠT DỘNG KHỞI DỘNG

a. Mục tiêu:
Kích thích và huy động vốn hiểu biết của HS về truyền thống của dân tộc ta

b. Nội dung thực hiện:

- Đóng vai

- Hoạt động cá nhân, nhóm

c. Sản phẩm hoạt động

- Tình huống

- Trình bày miệng

d. Tổ chức thực hiện

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ


Gv: Gọi 2 học sinh lên bảng làm bài tập:

? Những câu tục ngữ nào sau đây nói về truyền thống dân tộc?

1. Uống nước nhớ nguồn

2. Tôn sư trọng đạo

Con chim có tổ, con người có tông.

Lời chào cao hơn mâm cỗ

Nuôi lợn ăn cơm nằm, nuôi tằm ăn cơm đứng.

- Học sinh tiếp nhận

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh: chia sẻ những hiểu biết của mình

- Giáo viên quan sát, động viên giúp đỡ khi hs gặp khó khăn

- Dự kiến sản phẩm: câu trả lời của hs: 1,2,3

Bước 3: Báo cáo thảo luận: Hs báo cáo

Bước 4: Kết luận, nhận định

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên gieo vấn đề cần tìm hiểu trong bài học:

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HSDỰ KIẾN SẢN PHẨM
Tìm hiểu tiếp nội dung bài học
Hoạt động 1: Tìm hiểu ý nghĩa của truyền thống dân tộc
a. Mục tiêu:
Hs hiểu được ý nghĩa của truyền thống dân tộc
b. Nội dung hoạt động
- Hoạt động cá nhân
- Hoạt động nhóm
- Hoạt động chung cả lớp

c. Sản phẩm hoạt động
- Trình baỳ miệng
- Phiếu học tập của nhóm

d. Tổ chức thực hiện
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- Giáo viên yêu cầu hs: Gv: Chia lớp thành 2 nhóm yêu cầu học sinh thảo luận các nội dung sau.
Nhóm 1:
? Ý nghĩa của truyền thống dân tộc?
? Em kể tên một số tâm gương tiêu biểu về kế thừa kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc?
- GV Nêu thêm Tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh đó và đang tiếp tục thực hiện trong tất cả nhân dân, trong các ngành nghề để phát huy cao nhất về sự phát triển toàn diện con người. Vậy HS các em học tập tâm gương đạo đức HCM ở điểm nào?
HS:Tự nêu
Gv: Nói thêm: Giá trị tinh thần như: tư tưởng, đức tính, lối sống, cách ứng xử tốt đẹp.
Nhóm 2.
? Có ý kiến cho rằng ngoài truyền thống đánh giặc ra dân tộc có truyền thống gì đáng tự hào đâu. Em có đồng ý với ý kiến đó không ? vì sao?
Gv: Bổ sung: Yêu nước chống giặc ngoại xâm, nhân nghĩa, cần cù lao động, hiếu với cha mẹ, kính thầy yêu bạn,…kho tàng văn hoá áo dài VN, tuồng, chèo, dân ca.
- Học sinh tiếp nhận…
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh đọc truyện, suy nghĩ cá nhân, trao đổi trong nhóm
- Giáo viên quan sát, theo dõi phát hiện kịp thời những khó khăn của hs
- Dự kiến sản phẩm: sản phẩm của nhóm

Bước 3:Báo cáo thảo luận:: cặp đôi báo cáo
Bước 4: Kết luận, nhận định
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá
- Giáo viên nhận xét, đánh giá
->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng

Hoạt động 2: Tìm hiểu trách nhiệm của chúng ta
a. Mục tiêu
: Hs hiểu được trách nhiệm của chúng ta
b. Nội dung hoạt động
- Hoạt động cá nhân,
- Hoạt động cặp đôi

c. Sản phẩm hoạt động
- Trình bày miệng
- Phiếu học tập của nhóm

d. Tổ chức thực hiện
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

? Chúng ta cần làm gì và không nên làm gì để kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc?
Gv: Bổ sung: Thái độ hành vi chê bai
phủ nhận truyền thống tốt đẹp của dân tộc hoặc bảo thủ trì trệ, thích hàng ngoại, đua đòi.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh đọc truyện, suy nghĩ cá nhân, cặp đôi trao đổi
- Giáo viên quan sát, theo dõi phát hiện kịp thời những khó khăn của hs
- Dự kiến sản phẩm: câu trả lời của hs

Bước 3: Báo cáo thảo luận: đại diện nhóm báo cáo
Bước 4: Kết luận, nhận định
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá
- Giáo viên nhận xét, đánh giá
->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng:
I. Đặt vấn đề
II. Nội dung bài học

1. Truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

2. Dân tộc Việt Nam có những truyền thống tốt đẹp:

3. Ý nghĩa
- Vô cùng quý giá, góp phần tích cực vào quá trình phát triển của dân tộc và cá nhân.









































4. Trách nhiệm của chúng ta
- Bảo vệ, kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc góp phần giữ gìn bản sắc dân tộc.
- Tự hào truyền thống dân tộc, phê phán ngăn chặn tư tuởng việc làm phá hoại đến truyền thống dân tộc.












C/ HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu:
giúp hs củng cố lại kiến thức đã học

b. Nội dung hoạt động: hoạt động cá nhân

c. Sản phẩm hoạt động: phiếu học tập

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ:


HS xác định yêu cầu bài tập
Bài tập 2/sgk: Em hãy kể tên truyền thống của quê hương em như lễ hội Ông Trò và giải thích nguồn gốc hay như làng Đặng Xá có phong tục: Lên lão tuổi 49 em hãy lí giải
HS: cả lớp bổ sung và nhận xét.
GV: bổ sung, nhận xét và có thể cho điểm.
BT4/sgk
? Hãy kể vài việc mà em và các bạn đã và sẽ làm để phát huy truyền thống dân tộc?
Bài tập 5/sgk: Cho học sinh đóng vai và nêu cách xử sự?
Cả lớp nhận xét, góp ý.
Gv: Kết luận:
Là công dân của một đất nước trong thời kỳ đổi mới chúng ta phải có lòng tự hào dân tộc phải bảo vệ giữ gìn truyền thống mà ông cha ta để lại, góp phần nhỏ vào sự nghiệp xây dựng bảo vệ tổ quốc.
III. Bài tập
Bài 2:
Bài 3
Đáp án: a, b, c, d.

Bài tập 4.
Bài tập 5:
Không đồng ý với An vì như vậy bạn không biết tự hào về truyền thống tốt đẹp dân tộc.
Em sẽ nói cho bạn biết dân tộc ta còn nhiều truyền thống tốt đẹp khác nữa và kể cho bạn biết khuyên bạn không có gì phải mặc cảm.
- Học sinh tiếp nhận…

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh làm việc cá nhân

- Giáo viên quan sát hs làm, gợi ý và giải quyết khó khăn đối với Hs yếu kém


Bước 3: Báo cáo thảo luận: cá nhân báo cáo

- Gv gọi mỗi bài 1 bạn học sinh làm chưa đc hoàn thiện lên bảng dán kết quả làm bài tập của mình.

Bước 4: Kết luận, nhận định

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng


D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: giúp hs vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết các tình huống trong thực tiễn

b. Nội dung hoạt động: hoạt động cá nhân, nhóm,

c. Sản phẩm hoạt động: câu trả lời của hs

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

Cho học sinh chuẩn bị TH:

1 học sinh chê bai nghệ thuật hát dân gian truyền thống (tuồng, chèo, vọng cổ ) của dân tộc, chạy theo trào lưu nhạc trẻ hiện nay.

Em hãy nêu một số truyền thống tốt đẹp của quê hương Hà Nam và phân loại truyền thống đó?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh làm việc cá nhân

- Giáo viên quan sát hs làm và gợi ý các cách xử lí cho Hs

- Dự kiến sản phẩm: câu trả lời của hs


Bước 3: Báo cáo thảo luận: cá nhân báo cáo

Bước 4: Kết luận, nhận định

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá


Ngày soạn: Ngày dạy:



Tiết 11 – Bài 8


NĂNG ĐỘNG , SÁNG TẠO

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC


1. Kiến thức: HS hiểu được:

- Thế nào là năng động, sáng tạo

- Những biểu hiện của sự năng động sáng tạo và thiếu năng động sáng tạo.

- Ý nghĩa của sống tính năng động sáng tạo

2. Năng lực:

-
Năng lực làm việc nhóm.

- Năng lực tự nghiên cứu.

- Năng lực trình bay trước đông người.

3. Phẩm chất

- Hình thành ở HS nhu cầu và ý thức rèn luyện tính năng động và sáng tạo ở bất cứ điều kiện, hoàn cảnh nào trong cuộc sống.

- Tôn trọng những người sống năng động, sáng tạo.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. GV chuẩn bị


- Kế hoạch bài học

- Sách học sinh, sách giáo khoa môn GDCD, lớp 9;

- Giấy khổ rộng, bút dạ, băng dính (hồ dán), kéo;

- Trường hợp, tình huống liên quan đến nội dung bài học.

2. Chuẩn bị của học sinh:

- HS đọc, tìm hiểu trước bài học

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG


a. Mục tiêu:

- Kích thích HS tự tìm hiểu về năng động, sáng tạo

- Những biểu hiện của sự năng động sáng tạo và thiếu năng động sáng tạo.

- Ý nghĩa của sống tính năng động sáng tạo

- Hình thành năng lực tư duy phê phán, xử lí tình huống thực tiễn, năng động trong học tập, lao động và sinh hoạt hằng ngày.

b. Nội dung hoạt động

- Hoạt động cộng đồng

c. Sản phẩm hoạt động

- Trình bày miệng

d. Tổ chức thực hiện

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

-
GV: Cho HS nghe chuyện “Bác Hồ tự học ngoại ngữ”

? Qua câu chuyện em có nhận xét gì về cách học của Bác?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh: Trao đổi

- Giáo viên: quan sát

- Dự kiến sản phẩm:


Bước 3: Báo cáo thảo luận

Bước 4: Kết luận, nhận định


- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên gieo vấn đề cần tìm hiểu trong bài học …

->Giáo viên nêu mục tiêu bài học…


B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

a. Mục tiêu:


+ HS hiểu được những vấn đề xảy ra trong thực tế và nội dung bài học

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
- Hoạt động 1: Tìm hiểu phần đặt vấn đề.
?Tìm và nhận xét về việc làm của Ê-đi-xơn
và Lê Thái Hoàng? Thành quả đạt được?
?. Em học tập được những gì qua việc làm của Ê-đi-xơn và Lê Thái Hoàng?
a. Mục tiêu: HS bước đầu nhận thức được tấm gương và biểu hiện của NĐST.
b. Nội dung hoạt động
- Hoạt động nhóm, kĩ thuật khăn trải bàn
- Hoạt động chung cả lớp

c. Sản phẩm hoạt động
- Phiếu học tập cá nhân
- Phiếu học tập của nhóm

d. Tổ chức thực hiện
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- Giáo viên yêu cầu: HS đọc phần ĐVĐ
các nhóm thảo luận( thảo luận theo bàn) các câu hỏi phần gợi ý sgk/ 38
- Học sinh tiếp nhận…
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh làm việc nhóm
- Giáo viên quan sát
- Dự kiến sản phẩm

Bước 3: Báo cáo thảo luận
1.Ê-đi-xơn và Lê Thái Hoàng là người làm việc năng động sáng tạo .
-Êdi –xơn dùng những tấm gương để tạo thêm ánh sáng để bác sí thực hiện ca mổ cho mẹ mình .
-Lê Thái Hoàng nghiên cứu tìm ra cách giải những bài toán nhanh hơn
àCứu sống được mẹ mình và sau này trở thành nhà phát minh vĩ đại trên thế giới .
-Hoàng giành được nhiều huy chương trong các kì thi toán quốc tế .
2.àKiên trì chịu khó .
- Suy nghĩ tìm tòi để tìm ra cách giải quyết tốt nhất trong mọi công việc
- Trong học tập: Say mê tìm tòi ,phát hiện ra cái mới ,luôn tìm cách áp dụng những điều đã học vào thực tiễn cuộc sống .
- Trong lao động : Dám nghĩ ,dám làm, tìm ra cái mới.
- Trong sinh hoạt hàng ngày: Biết tiếp thu cái hay cái đẹp ,không bắt chước một cách máy móc.
Bước 4: Kết luận, nhận định
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá
- Giáo viên nhận xét, đánh giá
->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng

- GV: kết luận
- Sự thành công của mỗi người là kết quả của đức tính năng động, sáng tạo. Sự năng động, sáng tạo thể hiên ở mọi khía cạnh trong cuộc sống. trong thời đại ngày nay NĐ, ST sẽ giúp con người tím ra cái mới, rút ngắn thời gian để đạt được mục đích. Vậy NĐ, ST được biểu hiên trong thực tế như thế nào?
- GV hướng dẫn hs lấy vd cụ thể về tính năng động sáng tạo trên các lĩnh vực khác nhau
- Hoạt động 2: Thế nào là năng động sáng tạo?
a. Mục tiêu:
HS hiểu được Thế nào là năng động sáng tạo?Biểu hiện?
b. Nội dung hoạt động:
- Hoạt động nhóm, kĩ thuật khăn trải bàn
- Hoạt động chung cả lớp

c. Sản phẩm hoạt động
- Phiếu học tập cá nhân
- Phiếu học tập của nhóm

d. Kết luận, nhận định
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- Giáo viên yêu cầu: Thế nào là năng động sáng tạo?
? Hãy nêu những vd cụ thể về những người năng động, sáng tạo?
? Để thể hiện là người NĐ, ST theo em có những biểu hiện nào?
- Học sinh tiếp nhận…
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh làm việc nhóm
- Giáo viên quan sát
- Dự kiến sản phẩm

Bước 3: Báo cáo thảo luận
Bước 4: Kết luận, nhận định

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá
- Giáo viên nhận xét, đánh giá
->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng

- GV: kết luận :Tích cực, chủ động, linh hoạt trong học tập, lđ, vui chơi và sh hàng ngày; Không thụ động, phụ thuộc vào người khác; luôn có ý thức đổi mới cách học , cách nghĩ, cách làm, cách tổ chức cs, sh của bản thân sao cho có chất lượng, hiệu quả..
- GV tóm tắt nội dung chính của tiết học
I. Đặt vấn đề
-
























































II. Nội dung bài học
1- Năng động sáng tạo:
- Năng động: Tích cực, chủ động, dám nghĩ, dám làm.
- Sáng tạo: Say mê nghiên cứu, để tạo ra những giá trị mới về vật chất, tinh thần hoặc tìm ra cái mới, cách giải quyết mới mà không bị gò bó phụ thuộc vào những cái đã có.

- Ga-li-lê nhà thiên văn học người Ý.
- Lương Thế Vinh – tác giả “Đại thành toán pháp “.
- Nguyễn Thị Hà –là cháu ngoan Bác Hồ
- Tích cực chủ động dám nghĩ dám làm
- Say mê nghiên cứu tìm tòi để tìm ra cái mới .
- Tích cực, chủ động, linh hoạt trong học tập, lđ, vui chơi và sh hàng ngày; Không thụ động, phụ thuộc vào người khác; luôn có ý thức đổi mới cách học , cách nghĩ, cách làm, cách tổ chức cs, sh của bản thân sao cho có chất lượng, hiệu quả..


Ngày soạn: Ngày dạy:



Tiết 12 – Bài 8


NĂNG ĐỘNG , SÁNG TẠO



I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức: HS hiểu được:

- Thế nào là năng động, sáng tạo? Ý nghĩa của sống năng động, sáng tạo?

- Những biểu hiện của sự năng động sáng tạo và thiếu năng động sáng tạo.

- Biếtnhững biện pháp để rèn luyện tính năng động sáng tạo

2. Năng lực

-
Năng lực làm việc nhóm.

- Năng lực tự nghiên cứu.

- Năng lực trình bay trước đông người.

3. Phẩm chất


- Hình thành ở HS nhu cầu và ý thức rèn luyện tính năng động và sáng tạo ở bất cứ điều kiện, hoàn cảnh nào trong cuộc sống

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Giáo viên chuẩn bị:


- Kế hoạch bài học

- Sách học sinh, sách giáo khoa môn GDCD, lớp 9;

- Giấy khổ rộng, bút dạ, băng dính (hồ dán), kéo;

- Trường hợp, tình huống liên quan đến nội dung bài học.

2. Chuẩn bị của học sinh:

- HS đọc, tìm hiểu trước bài học

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu:


- Kích thích HS tự tìm hiểu về năng động, sáng tạo

- Những biểu hiện của sự năng động sáng tạo và thiếu năng động sáng tạo.

- Ý nghĩa của sống tính năng động sáng tạo

- Hình thành năng lực tư duy phê phán, xử lí tình huống thực tiễn, năng động trong học tập, lao động và sinh hoạt hằng ngày.

b. Nội dung hoạt động

- Hoạt động cộng đồng

c. Sản phẩm hoạt động

- Trình bày miệng

d. Tổ chức thực hiện

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ


? Qua hai tấm gương Ê-đi-xơn và Lê Thái Hoàng , em học tập được những gì về tính sáng tạo của họ?

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
- HĐ 1: Nêu ý nghĩa của NĐST
a. Mục tiêu:
HS hiểu được ý nghĩa của NĐST
b. Nội dung hoạt động
- Hoạt động nhóm, kĩ thuật khăn trải bàn
- Hoạt động chung cả lớp

c. Sản phẩm hoạt động
- Phiếu học tập cá nhân
- Phiếu học tập của nhóm

d. Tổ chức thực hiện
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- Giáo viên yêu cầu:
Năng động, sáng tạo có ý nghĩa như thế nào trong cuộc sống, học tập và lao động?
- Học sinh tiếp nhận…
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh làm việc nhóm
- Giáo viên quan sát
- Dự kiến sản phẩm

- Giúp con người vượt qua khó khăn của hoàn cảnh , rút ngắn thời gian để đạt mục đích .
Bước 3:Báo cáo thảo luận
Bước 4: Kết luận, nhận định

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá
- Giáo viên nhận xét, đánh giá
->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng

- GV: kết luận
Hoạt động 2: Phương hướng rèn luyện
a. Mục tiêu:
HS biết được phương hướng Rèn luyện như thế nào?
b. Nội dung hoạt động
- Hoạt động nhóm
- Hoạt động chung cả lớp

c. Sản phẩm hoạt động: Phiếu học tập
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- Giáo viên: ? Chúng ta cần làm gì để rèn luyện tính năng động, sáng tạo?
Cho HS thảo luận nhóm
- Học sinh tiếp nhận…
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh :Thảo luận
- Giáo viên: Quan sát
- Dự kiến sản phẩm:
- NĐ, ST không phải tự nhiên có sẵn mà do tích cực kiê n trì rèn luyện.
- Đb đ.v HS: Có ý thức học tập tốt, có pp học tập phù hợp và tích cực áp dụng những kién thức, kĩ năng đã học vào trong cs thực tế.
Bước 3: Báo cáo thảo luận: Phiếu học tập
Bước 4: Kết luận, nhận đinh

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá
- Giáo viên nhận xét, đánh giá
->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng
2- Ý nghĩa của năng động sáng tạo:

- Giúp con người vượt qua khó khăn của hoàn cảnh ,rút ngắn thời gian để đạt mục đích.





















3- Phương hướng rèn luyện
- Rèn luyện tính siêng năng cần cù ,chăm chỉ .
- Biết vượt qua khó khăn thử thách ,vận dụng những điều đã biết vào cuộc sống.


C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu:
- Luyện tập để HS củng cố những gì đã biết về kiến thức bài học.

- Hình thành năng lực tự học, giải quyết vấn đề, giao tiếp, sáng tạo.

b. Nội dung hoạt động: Hoạt động cá nhân, nhóm

c. Sản phẩm hoạt động: vở HS

d. Tổ chức thực hiện

Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ


- Giáo viên…

- Học sinh tiếp nhận…


Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh :Thảo luận

- Giáo viên: Quan sát

- Dự kiến sản phẩm


Bước 3: Báo cáo thảo luận: Phiếu học tập

Bước 4: Kết luận, nhận định

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên chốt kiến thức

Bài 1:
Những hành vi thể hiện tính năng động, sáng tạo là: b, d, e, h . Các hành vi còn lại là không năng động, sáng tạo.

Bài 2: Em tán thành với quan điểm d, e .

Bài 5:

HS chuẩn bị bài vào vở và trình bày

- HS cần phải rèn luyện tính NĐ, ST vì đức tính này giúp các em có thái độ tích cực, chủ động, dám nghĩ, dám làm, linh hoạt xử lí các tình huống trong học tập, lao động… nhằm đạt kết quả cao. Để trở thành người NĐ, ST , học sinh cần tìm ra cách học tập tốt nhất cho mình và tích cực vận dụng những điều đã học vào cuộc sống

D. HOẠT ĐỘNG VẬN ĐỤNG

a. Mục tiêu:
Tạo cơ hội cho HS vận dụng kiến thức kĩ năng có được vào các tình huống thực tiễn.

Hình thành năng lực tự học, giải quyết vấn đề, thông tin truyền thông.

b. Nội dung hoạt động: HĐ cá nhân, cộng đồng

c. Sản phẩm hoạt động: vở HS

d. Tổ chức thực hiện

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ


- Học sinh tiếp nhận…

? Câu tục ngữ nào sau đây nói về năng động sáng tạo

a/ Cái khó ló cái khôn.

b/ Học một biết mười .

c/ Miệng nói tay làm .

D/ Há miệng chờ sung .

- GV nêu kết luận toàn bài

* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh :cá nhân

- Giáo viên: Quan sát

- Dự kiến sản phẩm


Bước 3: Báo cáo, thảo luận Phiếu học tập

Bước 4: Kết luận, nhận định


- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên chốt kiến thức


- GV: Tổ chức đàm thoại với HS các bài tập sgk/ 39



Ngày soạn: Ngày dạy:

Tiết 13 – Bài 9



LÀM VIỆC CÓ NĂNG SUẤT, CHẤT LƯỢNG, HIỆU QUẢ



I. Mục tiêu bài học:

1. Kiến thức: Học sinh hiểu được:

- Thế nào là làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả? Vì sao phải làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả

- Hiểu được ý nghĩa của làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả.

- Nêu được các yếu tố cần thiết để làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả.

2. Năng lực:

- Biết vận dụng phương pháp học tập tích cực để nâng cao kết quả học tập của bản thân.

- Năng động, sáng tạo trong học tập, lao động và trong sinh hoạt hàng ngày.

- HS phân biệt được việc làm nào có năng suất, chất lượng, hiệu quả.

- Những biểu hiện của lối làm việc có năng suất, chất lương, hiệu quả.

3. Phẩm chất

- Tích cực, chủ động và sáng tạo trong học tập, lao động và sinh hoạt hàng ngày.

- Biết quí trọng người làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả.

- Có nhu cầu làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. GV chuẩn bị


- Kế hoạch bài học

- Sách học sinh, sách giáo khoa môn GDCD, lớp 9;

- Giấy khổ rộng, bút dạ, băng dính (hồ dán), kéo;

- Trường hợp, tình huống liên quan đến nội dung bài học.

2. Chuẩn bị của học sinh:

- HS đọc, tìm hiểu trước bài học

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG


a. Mục tiêu:

- Kích thích HS tự tìm hiểu: Thế nào là làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả? Vì sao phải làm việc có năng suất, chất lương, hiệu quả? ý nghÜa cña lµm viÖc cã n¨ng suÊt, chÊt lîng, hiÖu qu¶? C¸c yÕu tè cÇn thiÕt ®Ó lµm viÖc cã n¨ng suÊt, chÊt lîng, hiÖu qu¶.

- Hình thành năng lực tư duy phê phán, xử lí tình huống thực tiễn, năng động trong học tập, lao động và sinh hoạt hằng ngày.

b. Nội dung hoạt động

- Hoạt động cộng đồng

c. Sản phẩm hoạt động

- Trình bày miệng

d. Tổ chức thực hiện

HOẠT DỘNG CỦA GV - HSSẢN PHẨM DỰ KIẾN
HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu mục đặt vấn đề .
a. Mục tiêu:
HS hiểu được những việc làm thể hiện sự năng suất, chất lượng, hiệu quả của 1 tấm gương.
b. Nội dung hoạt động
- Hoạt động nhóm
- Hoạt động chung cả lớp

c. Sản phẩm hoạt động
- Phiếu học tập cá nhân
- Phiếu học tập của nhóm

d. Tổ chức thực hiện
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- Giáo viên yêu cầu: 1 HS đọc phần ĐVĐ
các nhóm thảo luận( thảo luận theo bàn) các câu hỏi phần gợi ý sgk
- Học sinh tiếp nhận…
- HS thảo luận các vấn đề
1. Qua truyện trên ta thấy: Những việc làm của GS LTT chứng tỏ ông là người có ý chí, quyết tâm cao, có sức làm việc phi thường. Ông luôn say mê tìm tòi, sáng tạo và có ý thức trách nhiệm cao đối với công việc.
2. Tìm những chi tiêt trong truyện chứng tỏ GS LTT làm việc có NS, CL, HQ.
3. Làm việc có năng suât, chất lương, hiệu quả có tác dụng như thế nào đối với cuộc sống?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh…
- Giáo viên…
- Dự kiến sản phẩm

- Những chi tiết:
+ Tốt nghiệp y tá, tiếp tục học trỏ thành bác sĩ, tiến sĩ
+ Trong chiến tranh, ông đã ra tận mặt trận để chữa bỏng và nghiên cứu. Cuối cùng đã thành công trong việc dùng da ếch thay da người.
+ Khi đất nước hòa bình vẫn tiếp tục nghiên cứu tìm tòi và đã chế ra được nhiều loại thuốc chữa bỏng có hiệu quả cao
- Làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả là một yêu cầu cần thiết của người lao động trong thời đại ngày nay, nó góp phần nâng cao đời sống của mỗi cá nhân, gia đình và xã hội.
- Trong lao động sản xuất.
- Trong sinh hoạt.
- Trong học tập.
=> Trong bất cứ lĩnh vực nào làm việc có năng suất luôn phải đi đôi với chất lượng thì công việc mới đạt hiệu quả cao
Bước 3: Báo cáo thảo luận
Bước 4: Kết luận, nhận định

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá
- Giáo viên nhận xét, đánh giá
->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng

Hoạt động 2: tìm hiểu nội dung bài học
a. Mục tiêu:
HS hiểu được thế nào là làm việc có năng suất và hiệu quả
b. Nội dung hoạt động
- Trải nghiệm
- Hoạt động cặp đôi
- Hoạt động chung cả lớp

c. Sản phẩm hoạt động
- Phiếu học tập cá nhân
- Phiếu học tập của nhóm

d. Tổ chức thực hiện
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- Giáo viên yêu cầu
1. Làm việc có NS, CL, HQ là như thế nào?
2. Làm việc có NS, CL, HQ có ý nghĩa như thế nào?
3. Để làm việc có NS, CL, HQ chúng ta cần phải làm gì?
- Học sinh tiếp nhận…
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh: Thảo luận
- Giáo viên: Quan sát, giúp đỡ
- Dự kiến sản phẩm

Bước 3: Báo cáo thảo luận
Tạo được nhiều sản phẩm ,có giá trị cao cả về nội dung và hình thức
-Tích cực nâng cao tay nghề ,rèn luyện sức khoẻ .lao động một cách tự giác có kỉ luật và luôn năng động sáng tạo .
Bước 4: Kết luận, nhận định
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá
- Giáo viên nhận xét, đánh giá
->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng
I. Truyện đọc
Chuyện về bác sĩ Lê Thế Trung
+










































Với những cống hiến to lớn đó, ông đã dược nhà nước phong tặng danh hiệu giáo sư, thầy thuốc nhân dân.






II. Nội dung bài học
1- Làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả.

- Tạo ra nhiều sản phẩm tốt, có chất lượng cả về nội dung và hình thức trong một thời gian ngắn.
2- ý nghĩa:
- Nâng cao chất lượng cuộc sống cho bản thân, gia đình và xã hội.
- Thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, nâng cao đời sống của nhân dân.
- Bản thân hạnh phúc, tự hào.
3. Cách rèn luyện:
- Tích cực nâng cao tay nghề ,rèn luyện sức khoẻ .lao động một cách tự giác có kỉ luật và luôn năng động sáng tạo .
III. Bài tập


C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu
: - Luyện tập để HS củng cố những gì đã biết về kiến thức bài học.

- Hình thành năng lực tự học, giải quyết vấn đề, giao tiếp, sáng tạo.

b. Nội dung hoạt động: Cá nhân, nhóm

d. Tổ chức thực hiện:

*Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ


- Giáo viên

GV cho HS đọc tư liệu tham khảo mục 1,2.

? Thế nào là hôn nhân? Nêu những nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân ở Việt nam hiện nay? Khái quát nội dung bài học

- Học sinh tiếp nhận

* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh :Thảo luận

- Giáo viên: Quan sát

- Dự kiến sản phẩm


*Bước 3: Báo cáo, thảo luận: Phiếu học tập

Bài 1: Những hành vi thể hiện làm việc có NS, CL, HQ là: hành vi c, d, e .

Bài 2: Làm việc gì cũng đòi hỏi phải có NS,CL, HQ vì: Ngày nay XH chúng ta không chỉ có nhu cầu về số lượng mà đòi hỏi về chất lượng ngày càng cao.

Bài 3: HS nêu ví dụ cụ thể trong cuộc sống hàng ngày về làm việc có NS, CL, HQ.

*Bước 4: Kết luận, nhận định

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên chốt kiến thức


- GV: Tổ chức đàm thoại với HS các bài tập sgk

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu:
Tạo cơ hội cho HS vận dụng kiến thức kĩ năng có được vào các tình huống thực tiễn.

Hình thành năng lực tự học, giải quyết vấn đề, thông tin truyền thông.

b. Nội dung hoạt động: Cá nhân, cộng đồng

c. Sản phẩm hoạt động: vở HS

d. Tổ chức thực hiện

*Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ


- Giáo viên…

- Học sinh tiếp nhận


* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh :cá nhân

- Giáo viên: Quan sát

- Dự kiến sản phẩm


*Bước 3: Báo cáo, thảo luận: Phiếu học tập

*Bước 4: Kết luận, nhận định

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên chốt kiến thức


- GV: Tổ chức đàm thoại với HS các bài tập sgk.



Ngày soạn: Ngày dạy:



Tiết 15

THỰC HÀNH NGOẠI KHOÁ CÁC VẤN ĐỀ ĐỊA PHƯƠNG VÀ CÁC NỘI DUNG ĐÃ HỌC


Bài 10: LÍ TƯỞNG SỐNG CỦA THANH NIÊN



I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức
: học sinh hiểu được lí tưởng sống của thanh niên là những mục đích sống tốt đẹp, ý nghĩa của mục đích sống tốt đẹp ấy.

2. Năng lực: NL tự học, sáng tạo, giải quyết vấn đề, giao tiếp, hợp tác...

3. Phẩm chất: Giúp học sinh có ý thức đúng đắn trước những biểu hiện, phê phán lên án những hành vi thiếu lành mạnh, sống gấp.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1.Giáo viên chuẩn bị:
Nghiên cứu giáo án, tranh ảnh băng hình, giấy, bút dạ.

2. Học sinh chuẩn bị: Đọc bài, trả lời câu hỏi trong bài.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG


a. Mục tiêu:

- Kích thích HS truyền thống dân tộc..

- Hình thành năng lực tư duy phê phán, xử lí tình huống thực tiễn, năng lực trách nhiệm công dân.

b. Nội dung hoạt động

- Hoạt động chung

c. Sản phẩm hoạt động

- Trình bày miệng

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

-
GV: Cho HS nghe bài hát " Khát vọng tuổi trẻ"- Vũ Hoàng

? Lời bài hát muốn nhắn nhủ chúng ta điều gì?Theo em lứa tuổi thanh niên bắt đầu từ khi nào?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh: Trao đổi

- Giáo viên: quan sát

- Dự kiến sản phẩm: Lời bài hát là lời nhắn nhủ tới thế hệ thanh niên với trách nhiệm xây dựng và đóng góp, bảo vệ Tổ Quốc


Bước 3: Báo cáo thảo luận

Bước 4: Kết luận, nhận định


- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá


Gv: Qua những năm tháng tuổi thơ, con người bước vào một thời kỳ phát triển cực kỳ quan trọng của cả đời người. Đó là tuổi thanh niên, lứa tuổi từ 15- 30 (phát triển nhanh về thể chất, sinh lý và tâm lý). Đó là tuổi trưởng thành về đạo đức nhân cách và văn hoá. Đó là tuổi khẳng định tính sáng tạo, nuôi dưỡng nhiều mơ ước sôi nổi trong các quan hệ tình bạn, tình yêu. Đó là tuổi đến với lý tưởng sống phong phú, đẹp đẽ, hướng tới cái lớn lao, cao cả với sức mạnh thôi thúc của lí tưởng.

Để hiểu rõ hơn lí tởng sống của thanh niên nói chung và học sinh chúng ta nói riêng chúng ta nghiên cứu bài học hôm nay.

HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS Nội dung
HOẠT ĐỘNG 1 Tìm hiểu kĩ lại lý tưởng sống của thanh niêncủa bài 10.
a. Mục tiêu:
HS hiểu được thế nào là lý tưởng sống của thanh niên.
b. Nội dung thực hiện
- Hoạt động nhóm, kĩ thuật khăn trải bàn
c. Sản phẩm hoạt động
- Phiếu học tập của nhóm
d. Tổ chức thực hiện
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- Giáo viên yêu cầu: Gv: Tổ chức cho học sinh thảo luận theo nhóm(Bài 10 đã học)
Nhóm 1.
? Trong cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, thể hệ trẻ Việt nam đã làm gì?
? Lí tưởng của thanh niên trong giai đoạn đó là gì?
Nhóm 2.
? Trong thời kỳ đổi mới đất nước hiện nay thanh niên chúng ta đã đóng góp gì? lí tưởng sống của thanh niên ngày nay là gì?
Nhóm 3.
? Suy nghĩ của bản thân em về lí tưởng sống của tn trong hai giai đoạn? Em học tập được gì?
- Học sinh tiếp nhận…
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh làm việc nhóm
- Giáo viên quan sát
- Dự kiến sản phẩm
chiến đấu, hi sinh để bảo vệ tổ quốc như: Lý Tự Trọng, Ng T M Khai (vợ L.H.Phong), Nguyễn Văn Trỗi, Võ Thị Sáu, Nguyễn V Xuân,...
- Tham gia tích cực năng động sáng tao trong các lĩnh vực xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
- Lí tưởng của họ là: Dân giàu, nước mạnh tiến lên CNXH
- Thấy được tinh thần yêu nước xả thân vì độc lập dân tộc. Chúng em có được cuộc sống tự do như ngày nay là nhờ sự hi sinh cao cả của thế hệ cha anh đi trước.
- > xác định đúng lí tưởng sống của mình.
Bước 3: Báo cáo thảo luận
Bước 4: Báo cáo thảo luận

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá
- Giáo viên nhận xét, đánh giá
->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng

- GV: kết luận
HĐ 2 Biểu hiện, Ý nghĩa của việc xác định lí tưởng sống:
a. Mục tiêu:
HS hiểu được Biểu hiện, Ý nghĩa của việc xác định lí tưởng sống, Lí tưởng sống của thanh niên ngày nay, Trách nhiệm thanh niên, học sinh.
b. Nội dung hoạt động
- Hoạt động nhóm, kĩ thuật khăn trải bàn
- Hoạt động chung cả lớp

c. Sản phẩm hoạt động
- Phiếu học tập cá nhân
- Phiếu học tập của nhóm

d. Tổ chức thực hiện
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- Giáo viên yêu cầu: ? Lí tưởng sống là gì?
? Theo em lí tưởng sống của thanh niên ở mọi thời đại có giống nhau không?
? Biểu hiện của sống có lí tưởng?
? Ý nghĩa của lí tưởng sống?
? Lí tưởng sống của thanh niên ngày nay? Học sinh phải rèn luyện như thế nào?
? Trách nhiệm của thanh niên, học sinh?
- Học sinh tiếp nhận…
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh làm việc nhóm
- Giáo viên quan sát
- Dự kiến sản phẩm
Hs: Mục đích giống nhưng biểu hiện khác.
+ Thời chiến: chiến đấu để..(Võ Thị Sáu...
+ Thời bình: Xây dựng, bảo vệ
Bước 3: Báo cáo thảo luận
Bước 4: Kết luận, nhận định

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá
- Giáo viên nhận xét, đánh giá
->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng

- GV: kết luận
? Em hãy nêu những tấm gương tiêu biểu của lịch sử về lí tưởng sống mà họ đã chọn và phấn đấu.
Hs: Bày tỏ ý kiến cá nhân.
Lớp nhận xét
? Lí tưởng của em là gì tại sao em xây dựng lí tưởng ấy?
Hs: Bày tỏ suy nghĩ
Gv: Kết luận
Các thế hệ cha anh đã tìm đường để chúng ta đi tới XHCN, trên con đường tìm tòi lí tưởng đó bao lớp người đã ngã xuống, đã hi sinh cho sự nghiệp vĩ đại bảo vệ tổ quốc. Trên cơ sở ấy thanh niên chúng ta nhận thấy trọng trách xây dựng kiến thiết góp phần làm cho dân giàu nước mạnh theo con đường XHCN
1. Khái niệm lí tưởng sống
- Lí tưởng sống (lẽ sống) là cái đích của cuộc sống mà mỗi người khát khao muốn đạt được











































2. Biểu hiện, Ý nghĩa của việc xác định lí tưởng sống:
-
Luôn suy nghĩ hành động để thực hiện lí tưởng
- Mong muốn cống hiến sức lực, trí tuệ cho sự nghiệp chung
Ý nghĩa của việc xác định lí tưởng sống:
- Góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ chung.
- Người sống có lí tưởng cao đẹp được mọi người tôn trọng..
3. Lí tưởng sống của thanh niên ngày nay:
- Xây dựng đất nước Việt Nam độc lập, dân giàu nước mạnh xã hội công bằng dân chủ văn minh.
- Thực hiện CNH – HĐH theo định hướng XHCN
4. Trách nhiệm thanh niên, học sinh.
- Thanh niên học sinh phải ra sức học tập rèn luyện để có đủ tri thức phẩm chất và năng lực để thực hiện lí tưởng.
- Mỗi cá nhân học tập rèn luyện đạo đức lối sống, tham gia các hoạt động xã hội.


C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: làm bài tập

b. Nội dung hoạt động

- Hoạt động nhóm.

- Hoạt động chung cả lớp


c. Sản phẩm hoạt động

- Phiếu học tập cá nhân.

d. Tổ chức thực hiện

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ


- Giáo viên yêu cầu: ? Trong cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, thể hệ trẻ chúng ta đã làm gì? lí tưởng của thanh niên trong giai đoạn đó là gì?

? Trong thời kỳ đổi mới đất nước hiện nay thanh niên chúng ta đã đóng góp gì? lí

tưởng sống của thanh niên ngày nay là gì?

Học sinh tiếp nhận…

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh làm việc nhóm

- Giáo viên quan sát

- Dự kiến sản phẩm


Bước 3: Báo cáo thảo luận

Bước 4: Kết luận, nhận định


- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng


- GV: kết luận

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu:
HS biết vận dụng kiến thức đã học để giải quyết vấn đề thực tiễn.

b. Nội dung hoạt động

- Hoạt động nhóm, kĩ thuật khăn trải bàn

- Hoạt động chung cả lớp


c. Sản phẩm hoạt động

- Phiếu học tập cá nhân

- Phiếu học tập của nhóm


d. Tổ chức thực hiện

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ


- Giáo viên yêu cầu: ? Suy nghĩ của bản thân em về lí tưởng sống của thanh niên trong hai giai đoạn? Em học tập được gì?

Em có thái độ đúng đắn trước những biểu hiện, phê phán lên án những hành vi thiếu lành mạnh, sống gấp của lớp TN ngày nay.

- Học sinh tiếp nhận…

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh làm việc nhóm

- Giáo viên quan sát

- Dự kiến sản phẩm


Bước 3: Báo cáo thảo luận

Bước 4: Kết luận, nhận định


- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng


- GV: kết luận



Ngày soạn: Ngày dạy:

Tiết 16

THỰC HÀNH NGOẠI KHOÁ CÁC VẤN ĐỀ ĐỊA PHƯƠNG VÀ CÁC NỘI DUNG ĐÃ HỌC


Tìm hiểu truyền thống lịch sử của dân tộc ta qua các thời kỳ

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC


Như tiết 15

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

GV: Nghiên cứu giáo án, tranh ảnh băng hình, giấy, bút dạ.

HS: Đọc bài, trả lời câu hỏi trong bài.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG


a. Mục tiêu:

- Kích thích HS truyền thông dân tộc.

- Hình thành năng lực tư duy phê phán, xử lí tình huống thực tiễn, năng lực trách nhiệm công dân.

b. Nội dung hoạt động

- Hoạt động chung

c. Sản phẩm hoạt động

- Trình bày miệng

d. Tổ chức thực hiện

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

-
GV: Cho HS nghe bài hát " Dòng máu lạc hồng"- Lê Quang

? Lời bài hát muốn nhắn nhủ chúng ta điều gì?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh: Trao đổi

- Giáo viên: quan sát

- Dự kiến sản phẩm: Lời bài hát là lời nhắn nhủ tới mọi người dân Việt Nam yêu nước,xây dựng , bảo vệ Tổ Quốc


Bước 3: Báo cáo thảo luận

Bước 4: Kết luận, nhận định


- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá


B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

a. Mục tiêu
: HS hiểu truyền thống lịch sử của dân tộc ta qua các thời kỳ

b. Nội dung hoạt động

- Hoạt động nhóm,kĩ thuật dự án.

- Hoạt động chung cả lớp


c. Sản phẩm hoạt động

- Phiếu học tập cá nhân

- Phiếu học tập của nhóm


d. Tổ chức thực hiện

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ


- Giáo viên yêu cầu: : HS trình bầy truyền thống lịch sử của dân tộc ta qua các thời kỳ đã được chuẩn bị.

- Học sinh tiếp nhận…

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh làm việc nhóm

- Giáo viên quan sát

- Dự kiến sản phẩm HS trình bày theo nhóm.


Bước 3: Báo cáo thảo luận:

-
HS trình bày theo nhóm.

Bước 4: Kết luận, nhận định

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên chốt kiến thức đã chuẩn bị.

Trong tiến trình phát triển lịch sử, Việt Nam nằm ở một trong những khu vực được coi là cái nôi của loài người và cũng được coi là một trong những trung tâm phát sinh nông nghiệp sớm với nền văn minh lúa nước, nơi đã từng trải qua các cuộc cách mạng đá mới và cách mạng luyện kim. Trên nền tảng phát triển kinh tế - xã hội thời Đông Sơn, trước những đòi hỏi của công cuộc trị thủy và chống xâm lăng, Nhà nước Văn Lang - Nhà nước đầu tiên - đã ra đời vào khoảng thế kỷ thứ VII trước Công nguyên. Bằng sức lao động cần cù sáng tạo, cư dân Văn Lang (sau đó là Âu Lạc) đã tạo dựng nên một nền văn minh tỏa sáng khắp vùng Đông Nam Á. Đi cùng với Nhà nước đầu tiên của lịch sử Việt Nam là một nền kinh tế phong phú, một nền văn hóa cao mà mọi người biết đến với tên gọi là văn minh Sông Hồng (còn gọi là văn minh Đông Sơn) với biểu tượng là trống đồng Đông Sơn - thể hiện sự kết tinh lối sống, truyền thống và văn hóa của người Việt cổ.
Trong quá trình dựng nước, người Việt đã phải liên tiếp đương đầu với sự xâm lăng của các thế lực bên ngoài. Độ dài thời gian và tần suất các cuộc kháng chiến, khởi nghĩa và đấu tranh giải phóng dân tộc ở Việt Nam rất lớn. Kể từ cuộc kháng chiến chống Tần (thế kỷ III trước Công nguyên) đến cuối thế kỷ XX, đã có tới 12 thế kỷ Việt Nam phải tiến hành hàng trăm cuộc đấu tranh giữ nước, khởi nghĩa và đấu tranh giải phóng. Một điều đã trở thành quy luật của các cuộc đấu tranh giữ nước của dân tộc Việt Nam là phải “lấy nhỏ đánh lớn, lấy ít địch nhiều, lấy yếu chống mạnh”.
Từ thế kỷ thứ II trước Công nguyên (kéo dài hơn 1.000 năm), Việt Nam bị các triều đại phong kiến phương Bắc thay nhau đô hộ. Sự tồn vong của một dân tộc bị thử thách suốt hơn nghìn năm đã sản sinh ra tinh thần bất khuất, kiên cường, bền bỉ đấu tranh bảo tồn cuộc sống, giữ gìn và phát huy tinh hoa văn hóa, quyết giành lại độc lập cho dân tộc của người dân Việt Nam.
Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 mở ra kỷ nguyên mới trong lịch sử Việt Nam – kỷ nguyên phát triển quốc gia phong kiến độc lập, thời kỷ xây dựng và bảo vệ nền độc lập dân tộc. Dưới các triều Ngô (938-965), Đinh (969-979), Tiền Lê (980-1009), nhà nước trung ương tập quyền được thiết lập.
Sau đó, Việt Nam bước vào thời kỳ phục hưng và phát triển (với quốc hiệu Đại Việt) dưới triều Lý (1009-1226), Trần (1226-1400), Hồ (1400-1407), Lê Sơ (1428-1527). Đại Việt dưới thời Lý-Trần-Lê Sơ được biết đến như một quốc gia thịnh vượng ở châu Á. Đây là một trong những thời kỳ phát triển rực rỡ nhất trong lịch sử của Việt Nam trên mọi phương diện. Về kinh tế: nông nghiệp phát triển, thủy lợi được chú ý phát triển (đê Sông Hồng được đắp vào thời kỳ này), các làng nghề ra đời và phát triển. Về tôn giáo: tín ngưỡng dân gian, Phật giáo và Nho giáo được coi là tam giáo đồng nguyên. Một thành tựu quan trọng trong thời Lý-Trần là việc phổ biến chữ Nôm, chữ viết riêng của Việt Nam dựa trên cơ sở cải biến và Việt hóa chữ Hán. Bên cạnh đó các lĩnh vực khác như giáo dục, khoa học kỹ thuật, văn học-nghệ thuật, lịch sử, luật pháp… cũng rất phát triển (Văn Miếu-Quốc Tử Giám được xây dựng, sự ra đời của Bộ luật Hồng Đức, Đại Việt Sử ký, Đại Việt Sử ký toàn thư…). Lịch sử gọi thời kỳ này là Kỷ nguyên văn minh Đại Việt. Thăng Long (bây giờ là Hà Nội) cũng được chính thức công nhận là Kinh đô của Đại Việt với Chiếu dời đô của Lý Công Uẩn vào năm 1010.
Từ thế kỷ XVI, chế độ phong kiến Việt Nam với tư tưởng nho giáo đã bộc lộ sự lạc hậu và bắt đầu suy yếu. Trong khi nhiều quốc gia-dân tộc ở châu Âu đang dần chuyển sang chủ nghĩa tư bản thì Đại Việt bị chìm trong nội chiến và chia cắt. Tuy trong các thế kỷ XVI-XVIII, nền kinh tế, văn hóa có những bước phát triển nhất định, nhiều thành thị, thương cảng ra đời đẩy nhanh quan hệ buôn bán trong và ngoài nước, nhưng cảnh chia cắt và nội chiến đã kìm hãm sự phát triển của đất nước.
Bước sang đầu thế kỷ XIX, các nước tư bản phương Tây đã chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, ráo riết tìm kiếm thị trường, từng bước xâm chiếm thuộc địa. Người Pháp, thông qua con đường truyền đạo, thương mại đã tiến hành thôn tính Việt Nam. Đây là lần đầu tiên dân tộc Việt Nam phải đương đầu với họa xâm lăng từ một nước công nghiệp phương Tây. Trong hoàn cảnh này, một số trí sĩ Việt Nam đã nhận thức được yêu cầu bảo vệ độc lập phải gắn liền với cải cách, đưa đất nước thoát khỏi tình trạng trì trệ của phương Đông. Họ đã đệ trình những đề nghị canh tân đất nước, nhưng đều bị triều Nguyễn khước từ, đẩy đất nước vào tình trạng lạc hậu, bế tắc và từ đó Việt Nam đã trở thành một nước thuộc địa nửa phong kiến trong gần 100 năm (1858-1945).
Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 3/2/1930 là dấu mốc quan trọng trong lịch sử Việt Nam. Tháng 8/1945, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam mà người đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân Việt Nam đã khởi nghĩa giành chính quyền thành công, thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ngày 2/9/1945.
Nước Việt Nam non trẻ vừa ra đời lại phải tiến hành cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước kéo dài suốt 30 năm sau đó. Cuộc kháng chiến 9 năm (1945-1954) chống lại sự xâm lược trở lại của Pháp ở Việt Nam kết thúc bằng chiến thắng Điện Biên Phủ và Hiệp định Genève về Việt Nam năm 1954. Theo Hiệp định này, đất nước tạm thời bị chia làm hai vùng lãnh thổ miền Bắc và miền Nam, lấy vĩ tuyến 17 làm giới tuyến và sẽ được thống nhất hai năm sau đó (1956) thông qua một cuộc tổng tuyển cử. Miền Bắc Việt Nam vào thời kỳ này mang tên Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, dưới sự lãnh đạo của Đảng Lao động; thủ đô là Hà Nội. Miền Nam mang tên Việt Nam Cộng hoà với sự quản lý của chính quyền thân Pháp, rồi thân Hoa Kỳ đặt tại Sài Gòn. Chính quyền Sài Gòn đã bằng mọi cách ngăn chặn cuộc tổng tuyển cử, đàn áp và loại bỏ những người kháng chiến cũ. Tuy nhiên, chính quyền Sài Gòn đã không thể ngăn cản được nguyện vọng thống nhất đất nước của quần chúng. Phong trào đấu tranh vì hòa bình, thống nhất đất nước đã bùng nổ mạnh mẽ. Ngày 20/12/1960, Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam được thành lập.
Để duy trì chế độ Sài Gòn, Hoa Kỳ đã tăng cường viện trợ quân sự. Đặc biệt kể từ giữa thập kỷ 60, Hoa Kỳ đã gửi nửa triệu quân và đồng minh đến miền Nam Việt Nam trực tiếp tham chiến và bắt đầu ném bom miền Bắc Việt Nam từ ngày 5/8/1964. Nhân dân Việt Nam, theo lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh "Không có gì quý hơn độc lập tự do", đã đứng vững và giành nhiều thắng lợi ở cả hai miền Nam và Bắc. Năm 1973, Washington buộc phải ký hiệp định Paris về lập lại hoà bình ở Việt Nam và rút toàn bộ quân đội Hoa Kỳ ra khỏi Việt Nam. Mùa xuân năm 1975, trên tinh thần đại đoàn kết dân tộc và được sự đồng tình của nhân dân yêu chuộng hòa bình, công lý và tiến bộ trên thế giới, các lực lượng vũ trang yêu nước Việt Nam đã thực hiện cuộc tổng tiến công đập tan chính quyền Sài Gòn, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Ngày 25/4/1976, nước Việt nam Dân chủ Cộng hoà được đổi tên thành nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam với lãnh thổ bao gồm cả hai miền Nam và Bắc. Năm 1977, Việt Nam trở thành thành viên của Liên hợp quốc.
Trong 10 năm đầu của thời kỳ sau chiến tranh, nhiều mục tiêu kinh tế - xã hội không thực hiện được do những nguyên nhân khách quan và chủ quan. Nền kinh tế Việt Nam rơi vào khủng hoảng, trì trệ, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn.
Đại hội VI của Đảng Cộng sản Việt Nam (1986) đã đề ra đường lối Đổi mới với trọng tâm là đổi mới kinh tế. Đây là một mốc quan trọng trong quá trình phát triển của dân tộc Việt Nam thời kỳ mới. Đường lối Đổi mới tiếp tục được Đảng khẳng định và hoàn thiện qua các kỳ Đại hội sau đó. Trong 28 năm qua, Việt Nam từ một nước nhập khẩu lương thực đã trở thành một trong những nước xuất khẩu gạo lớn trên thế giới (năm 2012, xuất khẩu gạo của Việt Nam đạt trên 7,7 triệu tấn, đứng thứ hai thế giới sau Ấn Độ; năm 2013, xuất khẩu gạo của Việt Nam đạt trên 6,6 triệu tấn, đứng thứ ba thế giới sau Ấn Độ và Thái Lan), nhiều chủng loại hàng hóa được xuất khẩu và nhiều thương hiệu hàng hóa của Việt Nam được thế giới biết đến, kinh tế đạt tăng trưởng cao vào những năm cuối cùng của thế kỷ XX và những năm đầu tiên của thế kỷ XXI, đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện và nâng cao, chính sách xã hội được chú trọng, hệ thống pháp luật ngày càng được hoàn thiện, quản lý xã hội trên cơ sở luật pháp dần đi vào nề nếp, an ninh quốc phòng được giữ vững, quan hệ quốc tế ngày càng mở rộng và đi vào chiều sâu.
Trong suốt quá trình hình thành và phát triển của dân tộc Việt Nam, điểm nổi bật chiếm vị trí hàng đầu và trở thành chuẩn mực đạo lý Việt Nam là tinh thần yêu nước, ý chí tự lập, tự cường, truyền thống đoàn kết vì đại nghĩa dân tộc. Cuộc sống lao động gian khổ đã tạo ra truyền thống lao động cần cù, sáng tạo và kiên nhẫn; yêu cầu phải liên kết lại để đấu tranh với những khó khăn, thách thức đã tạo ra sự gắn bó giữa con người với thiên nhiên, giữa con người với nhau trong mối quan hệ gia đình, láng giềng, dòng họ của người Việt cũng như trong cộng đồng nhà - làng - nước - dân tộc. Lịch sử cũng cho con người Việt Nam truyền thống tương thân tương ái, sống có đạo lý, nhân nghĩa; khi gặp hoạn nạn thì đồng cam cộng khổ, cả nước một lòng; tính thích nghi và hội nhập; lối ứng xử mềm mỏng và truyền thống hiếu học, trọng nghĩa, khoan dung. Đây chính là sức mạnh tiềm tàng, là nội lực vô tận cho công cuộc xây dựng đất nước Việt Nam vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh.


C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu:
HS hiểu được

b. Nội dung hoạt động

- Hoạt động nhóm, kĩ thuật khăn trải bàn

- Hoạt động chung cả lớp


c. Sản phẩm hoạt động

- Phiếu học tập cá nhân

- Phiếu học tập của nhóm


d. Tổ chức thực hiện

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ


- Giáo viên yêu cầu: ? Học tập có phải là một nội dung của tinh thần yêu nước k? Vì sao?

? Mục đích học tập của em ngày nay là gì? Học sinh phải rèn luyện như thế nào?

Em có thái độ đúng đắn trước những biểu hiện, phê phán lên án những hành vi thiếu lành mạnh, sống gấp của lớp TN ngày nay.

- Học sinh tiếp nhận…

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh làm việc nhóm

- Giáo viên quan sát

- Dự kiến sản phẩm


Bước 3: Báo cáo thảo luận

Bước 4: Kết luận, nhận định


- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng


- GV: kết luận

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu:
HS hiểu được

b. Nội dung hoạt động

- Hoạt động nhóm, kĩ thuật khăn trải bàn

- Hoạt động chung cả lớp


c. Sản phẩm hoạt động

- Phiếu học tập cá nhân

- Phiếu học tập của nhóm


d. Tổ chức thực hiện

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ


- Giáo viên yêu cầu: Em đặt cho mình kế hoạch cá nhân để thực hiện ước mơ của mình, định hướng học tập ở THCS, THPT và sau đó dự báo nghề nghiệp của mình sau này. Kế hoạch đó phải căn cứ vào năng lực hiện tại của em và từ đó định hướng phấn đấu. Không đề ra kế hoạch hình thức không phù hợp với khả năng của mình, khó thực hiện trong tương lai.

- Học sinh tiếp nhận…

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh làm việc nhóm

- Giáo viên quan sát

- Dự kiến sản phẩm


Bước 3: Báo cáo thảo luận

Bước 4: Kết luận, nhận định


- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng


- GV: kết luận



Ngày soạn: Ngày dạy:

Tiết 17 - Bài 10

LÝ TƯỞNG SỐNG CỦA THANH NIÊN



I. MỤC TIÊU


- Giúp học sinh củng cố, hệ thống những kiến thức đã học từ đầu năm

- Vận dụng những kiến thức đã học để có ý thức đạo đức tốt, học tập cần cù chăm chỉ vì ngày mai lập nghiệp.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

- GV : soạn giáo án, hệ thống câu hỏi

- HS : ôn tập

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu:
HS nhớ lại các bài đã học.

b. Nội dung hoạt động

- Hoạt động nhóm.

c. Sản phẩm hoạt động

- Phiếu học tập của nhóm

d. Tổ chức thực hiện

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ


- Giáo viên yêu cầu: GV cho HS thi nhanh tay ghi lại các nội dung đã học

- Học sinh tiếp nhận…

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh làm việc nhóm

- Giáo viên quan sát

- Dự kiến sản phẩm
- HS: Hệ thống kiến thức theo chủ đề

Bước 3: Báo cáo thảo luận

Bước 4: Kết luận, nhận định


- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng


- GV: kết luận.Bảng phụ

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HSDỰ KIẾN SẢN PHẨM
HOẠT ĐỘNG 1: Hệ thống kiến thức đã học.
a. Mục tiêu:
HS hiểu được các nội dung đã học.
b. Nội dung hoạt động
- Hoạt động nhóm,mỗi nhóm 2 câu, kĩ thuật khăn trải bàn
- Hoạt động chung cả lớp

c. Sản phẩm hoạt động
- Phiếu học tập cá nhân
- Phiếu học tập của nhóm

d. Tổ chức thực hiện
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- Giáo viên yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi
- Học sinh tiếp nhận…

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh làm việc nhóm
- Giáo viên quan sát
- Dự kiến sản phẩm
- Nghiêm túc trong giờ kiểm tra
- Không thiên vị trong chấm bài kiểm tra( con, cháu)
+ Suy nghĩ trước khi hành động
+ Sau mỗi việc làm cần suy nghĩ xem lại thái độ, lời nói, hoạt động -> rút kn
- Dân chủ: Mọi người đóng góp - > công việc chung
- Kỷ luật: điều kiện cho dân chủ có kết quả
+ Học tập
+ Ăn mặc
+ Nói năng
+ Với phim ảnh, NT của dân tộc
+ Tìm ra cách học tập tốt nhất
Bước 3: Báo cáo thảo luận
Bước 4: Kết luận, nhận định

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá
- Giáo viên nhận xét, đánh giá
->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng

- GV: kết luận
Câu 1: Thế nào là chí công vô tư ?
- Phẩm chất đạo đức con người, công bằng, không thiên vị, giải quyết công việc theo lẽ phải , vì lợi ích chung, đặt lợi ích chung lên trên hết


Câu 2. Tính tự chủ được hiểu ntn?
- Làm chủ bản thân, suy nghĩ, tình cảm và hành vi trong mọi hoàn cảnh luông binhg tĩnh, tự tin, điều chỉnh hành vi.
- Tự chủ là 1 đức tính quí giá
- > Nhờ đó mà con người biết cư xử có đạo đức, có VH, từng bước trong mọi tình hướng
Câu 3: Học sinh rèn luyện tính tự chủ ntn
Câu 4: Thế nào là dân chủ và kỉ luật? Vì sao dân chủ và kỉ luật phải đi kèm với nhau?
Câu 5: Tại sao các DT trên TG phải xd và củng cố tình hữu nghị và hợp tác.
-> Duy trì, bảo vệ hoà bình, cùng giúp đữ nhau phát triển kt, xh
-> Quyền của con người được đảm bảo
-> Chủ quyền độc lập các dt được tôn trọng
Câu 6: Học sinh làm gì để kế thừa và phát huy truyền thống VH DT
Câu 7: HS rèn luyện tính năng động sáng tạo ntn?
Câu 8: Để làm việc có năng suất, chất lượng và hiệu quả, mỗi người cần phải làm gì?
- Nâng cao tay nghề, rèn luyện sức khoẻ lđ tự giác, có kỷ luật, năng động, sáng tạo


C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu:
HS luyện tập

b. Nội dung hoạt động

- Hoạt động cá nhân

- Hoạt động chung cả lớp


c. Sản phẩm hoạt động

- Phiếu học tập cá nhân

d. Tổ chức thực hiện

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ


- Giáo viên yêu cầu: - Thi giữa các tổ trong 5 phút tìm ra tổ nào kể được nhiều truyền thống tốt đẹp nhất

? Bên cạnh đó còn những tồn tại, tục lệ cổ hủ nào?

- Học sinh tiếp nhận…

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh làm việc nhóm

- Giáo viên quan sát

- Dự kiến sản phẩm

Bước 3: Báo cáo thảo luận

Bước 4: Kết luận, nhận định


- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng

Bài 1: Những việc làm nào sau đây thể hiện đức tính chí công vô tư?

A. Làm việc vì lợi ích chung

B. Giải quyết công việc công bằng

C. Chỉ chăm lo cho lợi ích của mình

D. Không thiên vị

Đ. Dùng tiền bạc, của cải của nha nước cho việc cá nhân

Câu 2. Kể tên những tấm gương tiêu biểu về chí công vô tư mà em biết ở địa phương

Câu 3: Trong các biểu hiện sau, biểu hiện nào em đã gặp ở địa phương?


a) Làm giàu = sức lao động chính đáng

b) Hiến đất để xây trường học

c) Lấy đất công bán thu lợi riệng

d) Bố trí viêc làm cho con, cháu họ hàng

đ) Bỏ tiền xây cầu cho nhân dân đi lại

e) Trù dập những người tốt

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

Hãy xây dựng kế hoạch học tập và rèn luyện theo chủ đề em chọn



Ngày soạn: Ngày dạy:



KIỂM TRA HỌC KÌ I

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC


- Hiểu vì sao phải chống chiến tranh, bảo vệ hoà bình; nêu được các biểu hiện của sống hoà bình trong sinh hoạt hằng ngày

- Hiểu được thế nào là kế thừa, phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc và vì sao cần phải kế thừa, phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

- Hiểu thế nào là dân chủ và kỷ luật, tự chủ, chí công vô tư, hợp tác cùng phát triển.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1.Giáo viên chuẩn bị:
bảng phụ, đề kiểm tra

2. Học sinh chuẩn bị: Giấy kiểm tra.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG


- Sĩ số:

- Kiểm tra bài cũ. Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh

* Giới thiệu bài

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Ma trận đề:

Cấp độ

Chủ đề
Nhận biếtThông hiểuVận dụngCộng
Cấp độ thấpCấp độ cao
TNTLTNTLTNTLTNTL
1.Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giớiNêu khái niệm Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới
Số câu
Số điểm
Tỷ lệ
1
0,25
2.5
1
0.25
2,5
2. Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dt
vì sao cần phải kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc

Biết rèn luyện bản thân theo các truyền thống tốt đẹp của dân tộc
Số câu
Số điểm
Tỷ lệ
0,5
1
0,5
1
1
2
20%
3. Bảo vệ hoà bìnhNêu một số hành vi về bạo lực học đường được các biểu hiện của sống hoà bình trong sinh hoạt hằng ngàyHiểu được thế nào là bảo vệ hoà bình- Hiểu vì sao phải chống chiến tranh bảo vệ hoà bình.
- Nêu được các biểu hiện của sống hoà bình trong sinh hoạt hằng ngày
Số câu
Số điểm
Tỷ lệ
2
0,5
1
0,5
1
2,5
4
3
30%
4. Tự chủBiết được biểu hiện tựHiểu được thế nào là tự chủ
Số câu
Số điểm
Tỷ lệ
1
0,5
1
0,5
5%
5.Dân chủ và kỉ luậtHiểu dân chủ và kỉ luật
Số câu
Số điểm
Tỷ lệ
1
0.25
1
0,25
2,5%
6. Hợp tác cùng phát triểnBiết được thời gian VN nhập tổ chức ASEANHiểu được thế nào là hợp tác cùng phát triển
Số câu
Số điểm
Tỷ lệ
1
0,25
1
0,25
2
0,5
5%
7.Lý tưởng sống của thanh niên


Biểu hiện lí tưởng sống của thanh niên
TS câu
TS điểm
1
0,25
1
2,5
8.Năng động ,sáng tạo.Khái niệm năng động ,sáng tạo.
TS câu
TS điểm
Tỷ lệ
1
0,25
2,5
1
0,25
2,5
9.Làm việc có năng suất ,chất lượng ,hiệu quả.Làm việc có năng suất ,chất lượng ,hiệu quả.
TS câu
TS điểm
Tỷ lệ
1
3
30%
1
3
30%
TS câu
TS điểm
Tỷ lệ
6
1,5
15
4
1,5
15
1,5
3
30
0,5
1
10
1
3
30%
13
10
100%


ĐỀ BÀI

Phần I: TNKQ (2,5đ)

Câu 1: Những biểu hiện nào dưới đây không thể hiện lòng yêu hoà bình?
(khoanh tròn chữ cái trước câu em lựa chọn)

A. Tôn trọng người khác tôn giáo với mình

B. Sống khép mình để không mẫu thuẫn với người khác.

C. Dùng thương lượng giải quyết mẫu thuẫn cá nhân

D. Khoan dung với mọi người xung quanh.

Câu 2: Theo em những biểu hiện nào dưới đây không thể hiện tính tự chủ?

A. Bình tĩnh, tự tin trong mọi việc.

B. Không chịu được ý kiến phê bình của người khác.

C. Luôn cố gắng ôn tồn, nhã nhặn trong giao tiếp.

D. Không bị cám dỗ bởi những ngu cầu tầm thường.

Câu 3. Biểu hiện nào sau đây thể hiện lí tưởng sống của thanh niên cao đẹp,đúng đắn. ?

A.Không có kế hoạch phấn đấu ,rèn luyện bản thân.

B.Không chịu được ý kiến phê bình của người khác khi mình mắc lỗi

C.Luôn cố gắng ôn tồn, nhã nhặn trong giao tiếp

D.Lễ độ, lịch sự đúng mực trong mọi hoàn cảnh

Câu: 4. Em tán thành với quan điểm nào sau đây thể hiện phẩm chất chí công vô tư ?

A.Chỉ những người có địa vị, chức quyền mới cần chí công vô tư

B.Chí công vô tư chỉ thiệt cho mình

C.Chí công vô tư là phẩm chất tốt đẹp của tất cả mọi người

D.Chí công vô tư chỉ là lời nói suông

Câu 5:. Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới là:

A. Chỉ có những nước giàu có mới tạo nên mối quan hệ hữu nghị

B. Quan hệ bạn bè thân thiết giữa nước này với nước khác.

C. Mối quan hệ giữa các nước Đông Nam Á.

D. Mối quan hệ giữa các nước Đông Nam Á và Châu Âu.

Câu 6. Hành vi nào sau đây thể hiện lòng yêu hoà bình trong cuộc sống hàng ngày?

A. Biết lắng nghe ý kiến người khác.

B. Dùng vũ lực để giải quyết các mâu thuẫn cá nhân.

C. Bắt mọi người phải phục tùng ý kiến của mình.

D. Phân biệt đối xử giữa các dân tộc, các màu da.

Câu 7. Việt Nam không phải là thành viên của tổ chức quốc tế nào?

A. Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN), tổ chức y tế thế giới (WHO).

B. Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP).

C. Quỹ nhi đồng liên hợp quốc (UNICEF), tổ chức thương mại thế giới (WTO).

D. Hiệp hội các nước EU.

Câu 8. Việt Nam gia nhập hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) vào năm nào?

A. 28.7.1994 C. 28.7.1996

B. 28.7.1995 D. 28.7.1997

Câu: 9.Việc làm nào sau đây không thể hiện tính dân chủ?

A.Vào đầu năm học nhà trường cho học sinh học nội qui của trường

B. Học sinh được thảo luận và xây dựng phương hướng hoạt động của lớp

C.Đầu năm ông giám đốc nhà máy cho phổ biến kế hoạch của ông cho công nhân

D. Công dân có quyền bầu cử và ứng cử vào các cơ quan của bộ máy nhà nước

Câu 10.Năng động sang tạo là:

A. Biết lắng nghe ý kiến người khác.

B.Tích cực,chủ động ,dám nghĩ,dám làm..

C. Bắt mọi người phải phục tùng ý kiến của mình.

D.Chỉ làm theo những điều đã dược hướng dẫn,chỉ bảo.

Phần II. Tự luận (7,5đ)

Câu 1: Vì sao chúng ta phải kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc ? Theo em, học sinh có thể làm gì để kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc ?

Câu 2: Vì sao chúng ta phải chống chiến tranh, bảo vệ hoà bình ? Bản thân em có thể làm gì để thể hiện lòng yêu hoà bình ? (nêu 4 việc làm cụ thể)

Câu 3: Cuối năm học, Hà bàn: Muốn ôn thi đỡ vất vả, cần chia ra mỗi người làm một đáp án một môn, rồi mang đến trao đổi với nhau. Làm như vậy, khi cô giáo kiểm tra, ai cũng đủ đáp án. Nghe vậy nhiều bạn khen đó là cách làm hay, vừa năng suất, vừa có chất lượng mà lại nhàn thân.

Em có tán thành với cách làm đó không ? Vì sao?

D. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM

I . Trắc nghiệm khách quan ( 2,5 điểm )

Học sinh làm mỗi ý đúng được 0,25 điểm

Câu 1Câu 2Câu 3Câu 4Câu 5Câu 6Câu7Câu 8Câu 9Câu 10
BBDCCADB9B
II. Tự luận ( 7,5 điểm )

Câu 1: (2 điểm)

a. Vì truyền thống tốt đẹp của dtộc là vô cùng quý giá, góp phần vào quá trình phát triển của dtộc và của mỗi cá nhân. Kế thừa .....là góp phần giữ vững bản sắc của dtộc VN. (1đ)

b. Để kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dtộc, hs cần tích cực học tập truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tuyên truyền các giá trị truyền thống, lên án và ngăn chặn những hành vi làm tổn hại đến truyền thống dtộc. (1đ)

Câu 2: (2,5 điểm), hs nêu được các ý cơ bản sau.

a. Chúng ta phải chống chiến tranh, bảo vệ hoà bình vi:

- Hoà bình là cơ sở đem lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc, mối quan hệ tốt đẹp giữa con người với con người, chiến tranh là thảm hoạ gây đau thương cho con người. (0,5đ)

- Hiện nay, nhiều nơi trên thế giới vẫn dang xảy ra chiến tranh, xung đột, Nước ta tuy đang hoà bình nhưng nhiều thế lực thù địch vẫn đang tìm cách phá hoại cuộc sống bình yên đó. (0,5đ)

b. Hs nêu 4 việc làm: ( 1,5đ)

- Tôn trọng và lắng nghe người khác.

- Chung sống thân ái, khoan dung với các bạn và mọi người xung quanh.

- Khi có mâu thuẫn với người khác thì chủ động gặp gỡ, trao đổi để kịp thời giải quyết mâu thuẫn.

- Không phân biệt bạn bè

- Khuyên can, hoà giải khi thấy bạn bè xích mích, cãi nhau

- ................

Câu 3: (3 điểm)

- Không tán thành (0,5đ)

- Giải thích:

Việc làm của Dũng tưởng như tiết kiệm thời gian, làm việc có năng suất, nhưng thực ra không có năng suất. Vì:(0,5đ)

+ Mỗi người chỉ làm một đáp án nên đây không phải việc làm có năng suất.(0,5đ)

+ Đây là việc xấu vì nó biểu hiện sự dối trá, đối phó với cô giáo.(0,5đ)

+ Mục đích của cô giáo yêu cầu mỗi người tự làm đáp án từng môn nhằm để học tự nghiên cứu, tự học trong khi làm đáp án, người làm đáp án sẽ thuộc và hiểu rõ bài học hơn.(1đ)

3. Học sinh làm bài:







































Ngày soạn: Ngày dạy:



Tiết 19- Bài 11


TRÁCH NHIỆM CỦA THANH NIÊN TRONG SỰ NGHIỆP CÔNG NGHIỆP HÓA- HIỆN ĐẠI HÓA ĐẤT NƯỚC



I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức


- Hiểu được những định hướng cơ bản, những nhiệm vụ quan trọng nhất của sự phát triển kinh tế-xã hội thời kỳ CNH- HĐH đất nước.

- Hiểu vị trí, vai trò, trách nhiệm của thế hệ thanh niên trong sự nghiệp CNH- HĐH đất nước.

2. Năng lực:

NL tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL công nghệ, NL trách nhiệm công dân, NL tự quản lí và phát triển bản thân, NL tư duy phê phán.

3. Phấm chất

- Xác định rõ trách nhiệm của bản thân trong giai đoạn hiện nay.

- Có ý thức cao trong học tập, rèn luyện.

- Hình thành lý tưởng sống đúng đắn.

II.THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên


- Kế hoạch bài học

- Sách học sinh, sách giáo khoa môn GDCD, lớp 9;

- Giấy khổ rộng, bút dạ, băng dính (hồ dán), kéo;

- Trường hợp, tình huống liên quan đến nội dung bài học.

2. Chuẩn bị của học sinh

- HS đọc, tìm hiểu trước bài học

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu:


- Kích thích HS tự tìm hiểu về các vấn đề về trách nhiệm cảu thanh niên trong thời kì CNH- HĐH đất nước.

- Hình thành năng lực tư duy phê phán, xử lí tình huống thực tiễn, năng lực trách nhiệm công dân.

b. Nội dung:

- Hoạt động cộng đồng

c. Sản phẩm hoạt động

- Trình bày miệng

d. Tổ chức thực hiện

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

-
GV: Cho HS nghe bài hát " Khát vọng tuổi trẻ"- Vũ Hoàng

? Lời bài hát muốn nhắn nhủ chúng ta điều gì?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh: Trao đổi

- Giáo viên: quan sát

- Dự kiến sản phẩm: Lời bài hát là lời nhắn nhủ tới thế hệ thanh niên với trách nhiệm xây dựng và đóng góp, bảo vệ Tổ Quốc


Bước 3: Báo cáo thảo luận

Bước 4: Kết luận, nhận định


- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên gieo vấn đề cần tìm hiểu trong bài học …

->Giáo viên nêu mục tiêu bài học…


HOẠT ĐỘNG 2 : HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

a. Mục tiêu:


+ HS hiểu được những vấn đề xảy ra trong thực tế và nội dung bài học

b. Nội dung: Hoạt động cá nhân

c. Sản phẩm hoạt động:

d. Tổ chức thực hiện:






HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HSDỰ KIẾN SẢN PHẨM
- HOẠT ĐỘNG 1: Nêu ý nghĩa của CNH- HĐH
a. Mục tiêu:
HS hiểu được ý nghĩa của CNH- HĐH
b. Nội dung:
- Hoạt động nhóm, kĩ thuật khăn trải bàn
- Hoạt động chung cả lớp

c. Sản phẩm hoạt động
- Phiếu học tập cá nhân
- Phiếu học tập của nhóm

d. Tổ chức thực hiện
Bước 1 :Chuyển giao nhiệm vụ

- Giáo viên yêu cầu: HS đọc phần ĐVĐ
các nhóm thảo luận( thảo luận theo bàn) các câu hỏi phần gợi ý sgk/ 38
- Học sinh tiếp nhận…
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh làm việc nhóm
- Giáo viên quan sát
- Dự kiến sản phẩm

Bước 3: Báo cáo thảo luận
Bước 4: Kết luận, nhận định

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá
- Giáo viên nhận xét, đánh giá
->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng

- GV: kết luận
- Công cuộc đổi mới được Đảng ta đề ra năm 1986 đã khẳng định CNH- HĐH là phương hướng đúng đắn, là nhiệm vụ quan trọng để thực hiện lý tưởng của Bác Hồ thực hiên mục tiêu" dân giàu, nước mạnh,xã hội công bằng dân chủ, van minh". Mỗi người phải xác định 1 chỗ đứng, một vị trí của mình. Đặc biệt là thế hệ thanh niên
HOẠT ĐỘNG 2: Trách nhiệm của thanh niên trong sự nghiệp CNH- HĐH
a. Mục tiêu:
HS biết được trách nhiệm của thanh niên với sự nghiệp CNH- HĐH
b. Nội dung:
- Hoạt động nhóm
- Hoạt động chung cả lớp

c. Sản phẩm hoạt động: Phiếu học tập
d. Tổ chức thực hiện
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- Giáo viên: ? theo em thanh niên cần có trách nhiệm gì trong sự nghiệp CNH-HĐH?
Cho HS thảo luận nhóm
- Học sinh tiếp nhận…
Bước 2:Thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh :Thảo luận
- Giáo viên: Quan sát
- Dự kiến sản phẩm

- Ra sức học tập văn hóa, khoa học kĩ thuật, tu dưỡng đạo đức, tư tưởng chính trị, có lối sống lành mạnh, rèn luyện các kỹ năng, phát triển năng lực
- Tích cực tham gia các hoạt động chính trị- xã hội.
- Thanh niên là "Lực lượng nòng cốt"
Bước 3: Báo cáo thảo luận: Phiếu học tập
Bước 4: Kết luận, nhận định
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá
- Giáo viên nhận xét, đánh giá
->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng

* HOẠT ĐỘNG 3: Phương hướng rèn luyện của thanh niên
a. Mục tiêu:
HS biết được Phương hướng rèn luyn của thanh niên
b. Nội dung:
- Hoạt độngcặp đôi
c. Sản phẩm hoạt động: Phiếu học tập
d. Tổ chức thực hiện
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- Giáo viên: ? theo em thanh niên cần rèn luyện như thế nào để có trách nhiệm gì trong sự nghiệp CNH-HĐH?
Cho HS thảo luận cặp đôi
- Học sinh tiếp nhận…
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh :Thảo luận
- Giáo viên: Quan sát
Bước 3: Báo cáo thảo luận: Phiếu học tập
Bước 4: Kết luận, nhận định
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá
- Giáo viên nhận xét, đánh giá
->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng

1. Tìm hiểu ý nghĩa của CNH- HĐH
- Có ý nghĩa rất quan trọng, là cơ sở để đưa nước ta thoát khỏi tình trạng kém phát triển, cơ bản trở thành nước CNH- HĐH

























2. Trách nhiệm của thanh niên trong sự nghiệp CNH- HĐH
- Ra sức học tập văn hóa, khoa học kĩ thuật, tu dưỡng đạo đức, tư tưởng chính trị, có lối sống lành mạnh, rèn luyện các kỹ năng, phát triển năng lực
- Tích cực tham gia các hoạt động chính trị- xã hội.
- Thanh niên là "Lực lượng nòng cốt"


















3. Phương hướng rèn luyện của thanh niên
- Ra sức học tập, rèn luyện toàn diện .
- Xác định lý tưởng sống đúng đắn.
- Xây dựng kế hoạch học tập thực hiện tốt nhiệm vụ của HS lớp 9.


HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu
: - Luyện tập để HS củng cố những gì đã biết về kiến thức bài học.

- Hình thành năng lực tự học, giải quyết vấn đề, giao tiếp, sáng tạo.

b. Nội dung: Hoạt động cá nhân, nhóm

c. Sản phẩm hoạt động: vở HS

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ


- Giáo viên…

? theo em thanh niên cần có trách nhiệm gì trong sự nghiệp CNH-HĐH?

? Phương hướng rèn luyện của thanh niên

- Học sinh tiếp nhận…

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh :Thảo luận

- Giáo viên: Quan sát

- Dự kiến sản phẩm


Bước 3: Báo cáo thảo luận: Phiếu học tập

Bước 4: Kết luận, nhận định

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên chốt kiến thức


- GV: Tổ chức đàm thoại với HS các bài tập sgk/ 39

HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG

a. Mục tiêu:


- Tạo cơ hội cho HS vận dụng kiến thức kĩ năng có được vào các tình huống thực tiễn.

- Hình thành năng lực tự học, giải quyết vấn đề, thông tin truyền thông.

b. Nội dung: Cá nhân, cộng đồng

c. Sản phẩm hoạt động: vở HS

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ


- Giáo viên…

- GV yêu cầu HS về nhà viết(khoảng 10 dòng) nói lên quan điểm, suy nghĩ của em về trách nhiệm của học sinh hiện nay.

- GV: hướng dẫn HS hoàn thiện kế hoạc rèn luyện dựa vào nội dung của bài học

- Học sinh tiếp nhận…

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh :cá nhân

- Giáo viên: Quan sát

- Dự kiến sản phẩm


Bước 3: Báo cáo thảo luận: Phiếu học tập

Bước 4: Kết luận, nhận định

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên chốt kiến thức


- GV: Tổ chức đàm thoại với HS các bài tập sgk/ 39



Ngày soạn: Ngày dạy:



Tiết 20- Bài 12

QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÔNG DÂN TRONG HÔN NHÂN

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức:


- Hiểu đc hôn nhân là gì?

- Nêu đc các nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân ở nc ta.

- Kể đc các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong hôn nhân.

- Tác hại của việc kết hôn sớm.

2. Năng lực:

-
NL tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL công nghệ, NL trách nhiệm công dân, NL tự quản lí và phát triển bản thân, NL tư duy phê phán.

3. Phẩm chất

Nghiêm chỉnh chấp hành luật hôn nhân và gia đình

Không tán thành việc kết hôn sớm

II.THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Giáo viên:
- Sách học sinh, sách giáo khoa môn GDCD, lớp 9, luật hôn nhân và gia đình 2000;

- Giấy khổ rộng, bút dạ, băng dính (hồ dán), kéo;

- Trường hợp, tình huống liên quan đến nội dung bài học.

- Chuẩn bị của học sinh:

2. Học sinh: đọc, tìm hiểu trước bài học

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG


a. Mục tiêu:

- Kích thích HS tự tìm hiểu về các vấn đề liên quan đến quyền và nghĩa vụ của CD trong gia đình.

- Hình thành năng lực tư duy phê phán, xử lí tình huống thực tiễn, năng lực trách nhiệm công dân.

b. Nội dung:

- Hoạt động cộng đồng

c. Sản phẩm hoạt động

- Trình bày miệng

d.Tổ chức thực hiện

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ


GV: Nêu tình huống

4/12/2010 một vụ tự tử đã xảy ra ở Sơn La. Nguyên nhân là do cha mẹ của cô gái đã ép cô tảo hôn với một người con trai bản khác. Do mâu thuẫn với cha mẹ cô đã tự vẫn vì không muốn lập gia đình sớm. Trong thư viết để lại cho gia đình cô đã nói lên ước mơ của thời con gái và những dự định trong tương lai còn dang dở chưa thực hiện được.

? Suy nghĩ của em về cái chết thương tâm của cô gái? (xót xa)

? Theo em trách nhiệm thuộc về ai? (gia đình, bản thân cô thiếu tự chủ)

? Cô gái nên làm gì? (nhờ chính quyền địa phương can thiệp, các vị bô lão có tiếng nói trong dòng họ, xóm làng)

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS trả lời câu hỏi

Bước 3: Báo cáo thảo luận:

- Học sinh trình bày trước lớp

Bước 4: Kết luận, nhận định

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

Giáo viên gieo vấn đề cần tìm hiểu trong bài học

->Giáo viên nêu mục tiêu bài học


HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

a) Mục tiêu:


+ HS hiểu được những vấn đề xảy ra trong thực tế và nội dung bài học

b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.

c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức:

d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HSDỰ KIẾN SẢN PHẨM
HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu mục đặt vấn đề
a. Mục tiêu:
HS hiểu được những vấn đề về tinh yêu, hôn nhân và hạnh phúc…
b. Nội dung:
- Hoạt động nhóm
- Hoạt động chung cả lớp

c. Sản phẩm hoạt động
- Phiếu học tập cá nhân
- Phiếu học tập của nhóm

d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- Giáo viên yêu cầu: 1 HS đọc phần ĐVĐ
các nhóm thảo luận( thảo luận theo bàn) các câu hỏi phần gợi ý sgk
- Học sinh tiếp nhận…
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh…
- Giáo viên…
- Dự kiến sản phẩm

Bước 3: Báo cáo thảo luận
- Đại diện nhóm trình bày câu trả lời
Bước 4: Kết luận, nhận định
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá
- Giáo viên nhận xét, đánh giá
->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng












- HOẠT ĐỘNG 2: tìm hiểu nội dung bài học
a. Mục tiêu:
HS hiểu được thế nào là hôn nhân, những quy định của pháp luật về hôn nhân.
b. Nội dung:
- Trải nghiệm
- Hoạt động cặp đôi
- Hoạt động chung cả lớp

c. Sản phẩm hoạt động
- Phiếu học tập cá nhân
- Phiếu học tập của nhóm

d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- Giáo viên yêu cầu
? Em quan niệm như thế nào về tình yêu?
? Em quan niệm như thế nào về tuổi kết hôn, về trách nhiệm của vợ và chồng trong đời sống gia đình?
- Học sinh tiếp nhận…
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh: Thảo luận
- Giáo viên: Quan sát, giúp đỡ
- Dự kiến sản phẩm

Bước 3: Báo cáo thảo luận
Bước 4: Kết luận, nhận định

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá
- Giáo viên nhận xét, đánh giá
->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng

đạo Phật phải học nhập đạo, thi lấy giấy chứng nhận.
I. Đặt vấn đề
1. Chuyện của T
2. Nỗi khổ của M
- HS thảo luận các vấn đề

? Ai là người có lỗi trong câu chuyện trên? Vì sao?
- Hs: Bố mẹ T (ham giàu)
K (là người chồng thiếu trách nhiệm)
? Để có hạnh phúc trong gia đình thì anh K và bố mẹ T phải làm gì?
- Hs:
+ Bố mẹ T: Không vụ lợi (vì tiền, danh vọng) ép buộc con lấy người con không yêu.
+ K: Không chơi bời lêu lổng, phải quan tâm chăm sóc gia đình.
- Gọi HS đọc tình huống 2.
? M khổ vì lí do nào?
- Hs: Do bản thân không tự chủ được: Sợ người yêu giận, cho rằng mình không thật lòng.
? Ai là người có lỗi?
- Hs: Cả H và M, gđ, anh chị M
? Em có suy nghĩ gì về T/Y và hôn nhân trong 2 trường hợp trên?
(1): không tình yêu->có kết hôn }->ko hạnh phúc
(2): có tình yêu -> không kết hôn }
? Tại sao trong cả 2 trường hợp trên đều không có hạnh phúc?
- Hs:
(1) do ép hôn, tảo hôn vì ham giàu -> ty vụ lợi.
(2) do thái độ không nghiêm túc trong tình yêu, yêu đương hưởng thụ, vội vàng.
? Em quan niệm như thế nào về tình yêu?
- Hs:
+ T.y tự nguyện từ 2 phía
+ Sự đồng cảm sâu sắc, sự chân thành tin cậy và tôn trọng lẫn nhau, yêu trong sáng, lành mạnh.
+ Không ham tiền tài, danh vọng.
+ Có trách nhiệm với nhau.
=> Đó là những biểu hiện của tình yêu chân chính. Tình yêu chân chính là cơ sở quan trọng của hôn nhân và gia đình hạnh phúc.
? Em quan niệm như thế nào về tuổi kết hôn, về trách nhiệm của vợ và chồng trong đời sống gia đình?
- Hs:
+ Nam 20, nữ 18.
+ Cả 2 đều có trách nhiệm trong phát triển kinh tế gđ và nuôi dạy con cái.
- Gv dẫn: để hiểu rõ hơn về những vấn đề trên
? Em hiểu như thế nào về hôn nhân?
- Hs: Hôn nhân là...
? Em hiểu thế nào là bình đẳng, tự nguyện, được nhà nước thừa nhận
- Hs: bình đẳng về quyền lợi, nghĩa vụ, ko ép buộc, đăng kí kết hôn.
? Vì sao nói tình yêu chân chính là cơ sở quan trọng của hôn nhân?
- Hs: tình yêu chân chính là chất keo dính bền chặt cho một cuộc hôn nhân bền vững. Khi yêu nhau người con trai và con gái đều có quyền lựa chọn. Nhưng khi đã kết hôn rồi thì dù hay dù dở cũng phải vun đắp xây dựng hạnh phúc gia đình. Đó chính là giá trị chân chính của tình yêu.
“Một trăm chỗ lệch cũng kê cho bằng”
“Yêu nhau quả bồ hòn làm ngọt”
“Yêu nhau yêu cả đường đi..... ti họ hàng”
“Yêu nhau mấy núi cũng trèo......qua”
“Yêu nhau con mắt liếc ngang
Ghét nhau ném đá vỡ đầu nhau ra”
? Nêu những nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân ở Việt Nam hiện nay?
- Gv: nguyên tắc hiện nay khác trong xã hội xưa. Xưa: “trai năm thê bảy thiếp”. Vua Tự Đức 104 vợ và có hơn 100 con.
Nay: chung thuỷ một vợ, một chồng.
? Em hiểu thế nào là hôn nhân tiến bộ.
- Hs: không tảo hôn, có đăng kí kết hôn.
- Gv: hôn nhân được bắt đầu khi 2 người đăng kí kết hôn và kết thúc khi li hôn ;1 trong 2 bên chết hoặc mất tích
- Ví dụ: người theo đạo thiên chúa lấy người theo
II. Nội dung bài học
1. HÔN NHÂN

- Hôn nhân là sự liên kết đặc biệt giữa một nam và một nữ trên nguyên tắc bình đẳng, tự nguyện, được nhà nước thừa nhận, nhằm chung sống lâu dài và xây dựng một gia đình hoà thuận, hạnh phúc.
- T/y chân chính là cơ sở quan trọng của hôn nhân.
2. Những quy định của pháp luật nước ta về tình yêu và hôn nhân.
a. Những nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân ở Việt nam hiện nay.
- Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ, một chồng, vợ chồng bình đẳng.
- Vợ chồng có nghĩa vụ thực hiện chính sách dân số kế hoạch hoá gia đình.
+ Hôn nhân giữa công dân Việt Nam thuộc các dân tộc, tôn giáo, giữa người theo tôn giáo với người không theo tôn giáo, giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài được tôn trọng và pháp luật bảo vệ.
+ Vợ chồng có nghĩa vụ thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình.


HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu:
- Luyện tập để HS củng cố những gì đã biết về kiến thức bài học.

- Hình thành năng lực tự học, giải quyết vấn đề, giao tiếp, sáng tạo.

b. Nội dung: Hoạt động cá nhân, nhóm

c. Sản phẩm hoạt động: vở HS

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ


- Giáo viên

GV cho HS đọc tư liệu tham khảo mục 1,2.

? Thế nào là hôn nhân? Nêu những nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân ở Việt nam hiện nay? Khái quát nội dung bài học

- Học sinh tiếp nhận

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh :Thảo luận

- Giáo viên: Quan sát

- Dự kiến sản phẩm


Bước 3: Báo cáo thảo luận: Phiếu học tập

Bước 4: Kết luận, nhận định

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên chốt kiến thức


- GV: Tổ chức đàm thoại với HS các bài tập sgk

HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG

a. Mục tiêu:
Tạo cơ hội cho HS vận dụng kiến thức kĩ năng có được vào các tình huống thực tiễn.

b. Nội dung: Hoạt động cá nhân, cộng đồng

c. Sản phẩm hoạt động: vở HS

d. Tổ chức thực hiện

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ


- Giáo viên…

- Liên hệ với tình trạng hôn nhân ở địa phương em

- Em quan niệm ntn về hôn nhân và tình yêu

- Học sinh tiếp nhận

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh :cá nhân

- Giáo viên: Quan sát

- Dự kiến sản phẩm


Bước 3: Báo cáo thảo luận: Phiếu học tập

Bước 4: Kết luận, nhận định


- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên chốt kiến thức


- GV: Tổ chức đàm thoại với HS các bài tập sgk/ 39



Ngày soạn:

Ngày dạy:

Tiết 21 - Bài 12

QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÔNG DÂN TRONG HÔN NHÂN

(tiếp theo)

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức:


- Hiểu đc hôn nhân là gì?

- Nêu đc các nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân ở nc ta.

- Kể đc các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong hôn nhân.

- Tác hại của việc kết hôn sớm.

2. Năng lực:

- NL
tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL công nghệ, NL trách nhiệm công dân, NL tự quản lí và phát triển bản thân, NL tư duy phê phán.

3. Phẩm chất

Nghiêm chỉnh chấp hành luật hôn nhân và gia đình

Không tán thành việc kết hôn sớm

II.THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Giáo viên chuẩn bị


- Kế hoạch bài học

- Sách học sinh, sách giáo khoa môn GDCD, lớp 9;

- Giấy khổ rộng, bút dạ, băng dính (hồ dán), kéo;

- Trường hợp, tình huống liên quan đến nội dung bài học

Học liệu: Đồ dùng dạy học, phiếu học tập, bài tập ra kỳ trước (nếu có)…

2. Chuẩn bị của học sinh:

- HS đọc, tìm hiểu trước bài học

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG


a. Mục tiêu:

- Kích thích HS tự tìm hiểu về các vấn đề về trách nhiệm cảu thanh niên trong thời kì CNH- HĐH đất nước.

- Hình thành năng lực tư duy phê phán, xử lí tình huống thực tiễn, năng lực trách nhiệm công dân.

b. Nội dung:

- Hoạt động cộng đồng

c. Sản phẩm hoạt động

- Trình bày miệng

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ


Nguyên tắc trong hôn nhân được pháp luật quy định ntn?

Theo em, độ tuôi kết hôn là bao nhiêu?

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh: Trao đổi

- Giáo viên: quan sát

- Dự kiến sản phẩm:


- Được kết hôn: Nam từ 20 tuôỉ trở lên, nữ từ 18 tuôỉ trở lên, nam nữ tự nguyện, phải được đăng kí tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Bước 3: Báo cáo thảo luận

Bước 4: Kết luận, nhận định


- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên gieo vấn đề cần tìm hiểu trong bài học …

->Giáo viên nêu mục tiêu bài học…


Gv dẫn dắt vào bài mới.

HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HSDỰ KIẾN SẢN PHẨM
HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân(15’)
a. Mục tiêu:
Tìm hiểu quy định của pháp luật về hôn nhân,
-Trách nhiệm của CD trong hôn nhân
b. Nội dung:
- Hoạt động nhóm
- Hoạt động chung cả lớp

c. Sản phẩm hoạt động
- Phiếu học tập cá nhân
- Phiếu học tập của nhóm

d. Tổ chức thực hiện
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- Giáo viên yêu cầu
? Pháp luật Việt Nam hiện nay quy định như thế nào về tuổi kết hôn?
? Pháp luật quy định như thế nào về quan hệ giữa vợ và chồng
? Mỗi người cần có thái độ như thế nào đối với tình yêu và hôn nhân?
? Nơi em ở có trường hợp nào vi phạm quy định của pháp luật về hôn nhân không? Nêu hậu quả của nó?
- Học sinh tiếp nhận…
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh: làm việc theo yêu cầu
- Giáo viên: Quan sat, trợ giúp kịp thời
- Dự kiến sản phẩm

Bước 3: Báo cáo thảo luận
Bước 4: Kết luận, nhận định

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá
- Giáo viên nhận xét, đánh giá
->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng

- Hs: nam 20 tuổi, nữ 18 tuổi trở lên.
Gv: nhà nước khuyến khích nam 26, nữ 22 tuổi trở lên mới được kết hôn...PN nước ngoài thường KH muộn, sinh con ít vì sợ ảnh hưởng đến nhan sắc: “ gái một con trông....mùi”.
- Hs: người đang có vợ hoặc chồng...
- Gv minh hoạ: Lý Chiêu Hoàng- Trần Cảnh; “Hòn vọng phu”; gái điếm và con đẻ.
? Pháp luật quy định như thế nào về quan hệ giữa vợ và chồng?
(phê phán quan điểm chồng kiếm tiền, vợ nội trợ)
Gv: lưu ý phong tục, tập quán lạc hậu của một số dân tộc thiểu số như: cướp vợ, nối dây,...
- Đọc phần tư liệu tham khảo
- GV: để đam bảo hạnh phúc GĐ, mỗi CD cần có trách nhiệm gì?
- HS: thảo luận cặp đôi và tb
Hôn nhân
2.Những qui định của PL nước ta về hôn nhân

Những nguyên tắc cơ bản ........
Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân.
- Được kết hôn: Nam từ 20 tuôỉ trở lên, nữ từ 18 tuôỉ trở lên, nam nữ tự nguyện, phải được đăng kí tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Cấm kết hôn trong 1 số trường hợp:
+ Người đang có vợ, chồng
+ Người mất năng lực hành vi dân sự.
+ Người cùng dòng máu trực hệ, những người có họ trong phạm vi 3 đời.
+ Bố dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng.
+ Những người cùng giới tính
- Vợ chồng bình đẳng với nhau có nghĩa vụ và quyền ngang nhau về mọi mặt; phải tôn trọng danh dự, nhân phẩm và nghề nghiệp của nhau.
3. Trách nhiệm công dân:
- Thận trọng, nghiêm túc trong tình yêu và hôn nhân.
- Không vi phạm q.định cuả PL về hôn nhân.


HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu:
- Luyện tập để HS củng cố những gì đã biết về kiến thức bài học.

- Hình thành năng lực tự học, giải quyết vấn đề, giao tiếp, sáng tạo.

b. Nội dung: Hoạt động cá nhân, nhóm

c. Sản phẩm hoạt động: vở HS

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ


- Giáo viên

- Học sinh tiếp nhận…


Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh :Thảo luận

- Giáo viên: Quan sát

- Dự kiến sản phẩm


Bước 3: Báo cáo thảo luận: Phiếu học tập

Bước 4: Kết luận, nhận định

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên chốt kiến thức


- GV: Tổ chức đàm thoại với HS các bài tập sgk

1. Bài 1:

Chọn d, đ, g, h, i, k

-> đúng Pl -> quyền và nghĩa vụ của công dân trong gđ

- Đối với người tảo hôn:

+ Sức khoẻ suy giảm, không phát triển được trí tuê

+ Mọi người lo lắng

Bài4:

Bài 5:


- Lí do lựa chon của Đức và Hoa không đúng-> vi phạm PL và chuẩn mực đạo đức người VN -> nếu cứ cố tình lấy nhau-> vi phạm Pl

Bài 6:

- Việc làm mẹ Bình sai, vì ép con kết hôn mà không có t.y chân chính-> vi phạm Pl

- Cuộc hôn nhân không được Pháp luật thừa nhận-> vi phạm pháp luật

- giải pháp: + Thuyết phục cha mẹ

+ Nhờ người can thiệp

+ Cơ quan chính quyền ủng hộ

Bài 7

- Việc làm của anh Phú-> Sai vì vợ chồng phải tôn trọng danh dự, nhân phẩm và nghề nghiệp của nhau

HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: Tạo cơ hội cho HS vận dụng kiến thức kĩ năng có được vào các tình huống thực tiễn.

Hình thành năng lực tự học, giải quyết vấn đề, thông tin truyền thông.

b. Nội dung: Hoạt động cá nhân, cộng đồng

c. Sản phẩm hoạt động: vở HS

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ


- Giáo viên…

- Gv tổ chức cho Hs sắm vai tình huống bài 13/ 41.

- Đánh giá về tình trạng hôn nhân ở địa phương? Trách nhiệm của em như thế nào?

- Học sinh tiếp nhận…

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh :cá nhân

- Giáo viên: Quan sát

- Dự kiến sản phẩm


Bước 3: Báo cáo thảo luận: Phiếu học tập

Bước 4: Kết luận, nhận định

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên chốt kiến thức


Ngày soạn: Ngày dạy:

Tiết 22 - Bài 13

QUYỀN TỰ DO KINH DOANH VÀ NGHĨA VỤ ĐÓNG THUẾ

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức


- Nêu đc thế nào là quyền tự do kinh doanh

- Nêu đc nội dung các quyền của công dân trong việc tự do kinh doanh

- Nêu đc thế nào là thuế và vai trò của thuế trong việc phát triển kinh tế đất nc

- Nêu đc nghĩa vụ đóng thuế của công dân.

2. Năng lực

NL
tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL công nghệ, NL trách nhiệm công dân, NL tự quản lí và phát triển bản thân, NL tư duy phê phán.3. 3. Phẩm chất

Tôn trọng quyền tự do kinh doanh của người khác, ủng hộ pháp luật về thuế của nhà nc

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Giáo viên chuẩn bị


- Kế hoạch bài học

- Sách học sinh, sách giáo khoa môn GDCD, lớp 9;

- Giấy khổ rộng, bút dạ, băng dính (hồ dán), kéo;

- Trường hợp, tình huống liên quan đến nội dung bài học

2. Chuẩn bị của học sinh:

- HS đọc, tìm hiểu trước bài học

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu:


- Kích thích HS tự tìm hiểu về quyền kinh doanh và nghĩa vụ đóng thuế

- Hình thành năng lực tư duy phê phán, xử lí tình huống thực tiễn, năng lực trách nhiệm công dân.

b. Nội dung:

- Hoạt động cộng đồng

c. Sản phẩm hoạt động

- Trình bày miệng

d. Tổ chức thực hiện

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ


- Bác A quyết định mở quán ăn bán đồ ăn ở nhà. Theo em, bác này có được quyền mở cửa hàng không? Bác phải làm gì? Và bác có phải đóng thuế không?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh: Trao đổi

- Giáo viên: quan sát


- Dự kiến sản phẩm: Có, bác phải xin giấy phép kinh doanh, bán đúng mặt hàng kê khai trong giấy phép và phải đóng thuế

Bước 3: Báo cáo thảo luận

Bước 4: Kết luận, nhận định


- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên nêu vấn đề cần tìm hiểu trong bài học …


Điều 57( HP 1992) công dân có quyền tự do kinh doanh

Điều 80: công dân có nghĩa vụ đóng thuế và lao động công ích theo quy định của pháp luật.

? HP 1992 q. định quyền và nghĩa vụ gì của công dân ?

-Tự do kinh doanh , đóng thuế

GV:Vậy quyền tự do kinh doanh và đóng thuế đc pháp luật quy định như thế nào. chúng ta cùng vào bài hôm nay.

HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
HOẠT ĐỘNG 1: HS tìm hiểu mục ĐVĐ
a. Mục tiêu:
HS hiểu về các loại hình kinh doanh và mức thuế quy định của pháp luật
b. Nội dung:
- Hoạt động chung cả lớp
c. Sản phẩm hoạt động
- Phiếu học tập cá nhân
- Phiếu học tập của nhóm

d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- Giáo viên yêu cầu… GV: 1 HS đọc phần ĐVĐ
GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm.
- Chia lớp thành 3 nhóm
Gợi ý thảo luận các vấn đề sau
N1: Hành vi vi phạm của X thuộc lĩnh vực gì?
N2: hành vi vi phạm đó là gì?
N3: Em có nhận xét gì về mức thuế chênh lệch của các mặt hàng trên? Tại sao nhà nước ta lại quy định các mức thuế suất chênh lệch nhau nhiều như vậy đối với các mặt hàng?
- Hs các nhóm thảo luận, tìm câu trả lời.
+ Nhóm 1: Hành vi vi phạm của X thuộc lĩnh vực sản xuất buôn bán
+ Nhóm 2: vi phạm về sản xuất, buôn bán hàng giả.
Nhóm 3: Các mức thuế của các mặt hàng chênh lệch nhau:
- Mức thuế cao-> thuốc lá là có hại, ôtô là hàng xa xỉ, vàng mã lãng phí, mê tín dị đoan….
- Mức thuế thấp: sản xuất muối, nước, trồng trọt, chăn nuôi, đồ dùng học tập là cần thiết cho con người. Thuế là nguồn thu chủ yếu của nhà nước. Nước nông nghiệp, nguồn thu ít. VN phấn đấu đến năm 2020 trở thành nước công nghiệp.
- Học sinh tiếp nhận…
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh…
- Giáo viên…
- Dự kiến sản phẩm

Bước 3: Báo cáo thảo luận
Bước 4: Kết luận, nhận định

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá
- Giáo viên nhận xét, đánh giá
->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng

HOẠT ĐỘNG: Tìm hiểu nội dung bài học
a. Mục tiêu:
HS hiểu được thế nào là kinh doanh, các hình thức kinh doanh
b. Nội dung
- Hoạt động nhóm
- Hoạt động chung cả lớp

c. Sản phẩm hoạt động
- Phiếu học tập cá nhân
- Phiếu học tập của nhóm

d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV: cho học sinh kể các hoạt động kinh doanh ở địa phương?
- GV tổ chức cho HS thảo luận cả lớp nhằm giúp HS hiểu thế nào là tự do kinh doanh, thuế và ý nghĩa, vai trò của thuế.
? Kinh doanh là gì?
? Thế nào là quyền tự do kinh doanh ?
? Người kinh doanh phải tuân thủ những quy định gì?
? Thuế là gì?
? Ý nghĩa của thuế?
? Trách nhiệm của công dân với quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ đóng thuế?
GV: nhận xét, chốt, ghi bảng
GV: cho HS liên hệ thực tế
? Những tiêu cực trong kinh doanh và thuế là gì?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
Trao đổi theo cặp
Bước 3: Báo cáo thảo luận:
- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả.
Bước 4: Kết luận, nhận định
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá
- Giáo viên nhận xét, đánh giá
->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng

GV: Hiện nay vẫn còn nhiều cá nhân, tổ chức chưa thực hiện tốt nghĩa vụ đóng thuế, vì vậy cần phải đấu tranh chống những hiện tượng tiêu cực trong kinh doanh và đóng thuế
I. Đặt vấn đề
















































II. Nội dung bài học
1. Kinh doanh, quyền tự do kinh doanh:









* Kinh doanh
: là hoạt động sx, dịch vụ và trao đổi hàng hóa nhằm mục
đích thu lợi nhuận.
* Quyền tự do kinh doanh : là quyền công dân được tự do lựa chọn hình thức tổ chức kinh tế, ngành nghề và quy mô kinh doanh.
- Người kinh doanh phải:
+ Kê khai đúng số vốn, kinh doanh đúng mặt hàng ghi trong giấy phép kinh doanh.
+ Không kinh doanh những mặt hàng cấm (vũ khí, thuốc nổ, mại dâm)
2. Nghĩa vụ đóng thuế:
* Thuế: là khoản thu bắt buộc mà công dân và tổ chức kinh tế có nghĩa vụ nộp vào ngân sách nhà nước.
* Ý nghĩa của thuế:
- Ổn định thị trường.
- Điều chỉnh cơ cấu kinh tế, góp phần đảm bảo phát triển kinh tế theo đúng định hướng của nhà nước.
3. Trách nhiệm của công dân
- Sử dụng đúng đắn quyền tự do kinh doanh.
- Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đóng thuế.
- Đấu tranh với những tiêu cực trong kinh doanh và thuế.




HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu:
- Luyện tập để HS củng cố những gì đã biết về kiến thức bài học.

- Hình thành năng lực tự học, giải quyết vấn đề, giao tiếp, sáng tạo.

b.Nội dung: Hoạt động cá nhân, nhóm

c. Sản phẩm hoạt động: vở HS

d. Tổ chức thực hiện

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:


- HS làm các bài tập trong SGK

- Học sinh tiếp nhận…


Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh :Thảo luận

- Giáo viên: Quan sát

- Dự kiến sản phẩm

1. Bài tập 1

HS kể các hoạt động kinh doanh : Thực phẩm, hàng tiêu dùng, dịch vụ…

Bài 2: trốn thuế

Bài 3: HS trao đổi thảo luận đúng : c, đ,
e

- sản xuất giày dép, quần áo

- dịch vụ giao thông vận tải

- các đại lí bán hạng tạp hoá

Bước 3: Báo cáo thảo luận: Phiếu học tập

Bước 4: Kết luận, nhận định

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên chốt kiến thức


- GV: Tổ chức đàm thoại với HS các bài tập sgk

HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG

a. Mục tiêu:
Tạo cơ hội cho HS vận dụng kiến thức kĩ năng có được vào các tình huống thực tiễn.

- Hình thành năng lực tự học, giải quyết vấn đề, thông tin truyền thông.

b. Nội dung: Hoạt động cá nhân, cộng đồng

c. Sản phẩm hoạt động: vở HS

d. Tổ chức thực hiện

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ


- Giáo viên…

- HS tìm hiểu các trường hợp vi phạm pháp luật về kinh doanh ở địa phương ? Trách nhiệm của bản thân em ?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh :cá nhân

- Giáo viên: Quan sát

- Dự kiến sản phẩm:
Đấu tranh với những tiêu cực trong kinh doanh và thuế.

Bước 3: Báo cáo thảo luận: Phiếu học tập

Bước 4: Kết luận, nhận định

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá




Ngày soạn: Ngày dạy:



Tiết 23 - Bài 14

QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ LAO ĐỘNG CỦA CÔNG DÂN

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức


- Nêu đc tầm quan trọng và ý nghĩa của lao động

- Nội dung quyền và nghĩa vụ lao động của công dân

- Nêu đc trách nhiệm của nhà nc trong việc đảm bảo quyền và nghĩa vụ lao động của công dân

- Biết đc quy định của pháp luật trong việc bảo vệ vqf sử dụng lao động là trẻ em.

2. Năng lực

- NL
tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL công nghệ, NL trách nhiệm công dân, NL tự quản lí và phát triển bản thân, NL tư duy phê phán.3. 3. Phẩm chất

- Tôn trọng quy định của pháp luật vê quyền và nghĩa vụ lao động của công dân

- Biết được các loại hợp đồng lao động. Một số quyền và nghĩa vụ cơ bản của các bên tham gia hợp đồng lao động

- Biết lao động để có thu nhập chính đáng cho mình, gia đình và xã hội.

II.THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Giáo viên chuẩn bị:


- Kế hoạch bài học

- Sách học sinh, sách giáo khoa môn GDCD, lớp 9;

- Giấy khổ rộng, bút dạ, băng dính (hồ dán), kéo;

- Trường hợp, tình huống liên quan đến nội dung bài học.

2. Chuẩn bị của học sinh:

- HS đọc, tìm hiểu trước bài học

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu:


- Kích thích HS tự tìm hiểu về các vấn đề về quyền và nghĩa vụ lao động. Học tập cũng là 1 hình thức lao động

- Hình thành năng lực tư duy phê phán, xử lí tình huống thực tiễn, năng lực trách nhiệm công dân.

b. Nội dung:

- Hoạt động cộng đồng

c. Sản phẩm hoạt động

- Trình bày miệng

d. Tổ chức thực hiện

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ


? Thế nào là quyền tự do kinh doanh ? liên hệ địa phương? Theo em kinh doanh có phải lao động không? Mục đích của lđ

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh: Trao đổi

- Giáo viên: quan sát

- Dự kiến sản phẩm:


* Quyền tự do kinh doanh: là quyền công dân được tự do lựa chọn hình thức tổ chức kinh tế, ngành nghề và quy mô kinh doanh.

- Người kinh doanh phải:

+ Kê khai đúng số vốn, kinh doanh đúng mặt hàng ghi trong giấy phép kinh doanh.

+ Không kinh doanh những mặt hàng cấm (vũ khí, thuốc nổ, mại dâm)

- KD là lao động với mục đích kiếm tiền nuôi sống bản thân, gia đình và làm giàu xã hội

Bước 3 Báo cáo thảo luận: đàm thoại

Bước 4: Kết luận, nhận định


- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên gieo vấn đề cần tìm hiểu trong bài học


Lao động là gì, mục đích của lđ? Pháp luật quy định ntn về nghĩa vụ lao động của cd…

HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HSDỰ KIẾN SẢN PHẨM
- HOẠT ĐỘNG: HS tìm hiểu phần ĐVĐ
a. Mục tiêu:
HS hiểu về các loại hình lao động và hình thức lao động
b. Nội dung:
- Hoạt động chung cả lớp
c. Sản phẩm hoạt động
- Phiếu học tập cá nhân
- Phiếu học tập của nhóm

d. Tổ chức thực hiện
Bước 1:*Chuyển giao nhiệm vụ

- Giáo viên yêu cầu… 1 HS đọc phần ĐVĐ
- GV: Tìm hiểu ĐVĐ
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh :Thảo luận
- Giáo viên: Quan sát
Gv nhận xét chốt:- Hợp đồng lao động là sự thoả thuận giữa người lao động (chị Ba) và người sử dụng lao động (giám đốc công ty Hoàng Long) về việc làm có trả công, đk lao động, quyền ngh.vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động
- Nguyên tắc: Thoả thuận tự nguyện, bình đẳng
- Nội dung: công việc phải làm, thời gian, địa điểm; Tiền lương, tiền công, phân cấp; Các đk bảo hiểm lao động bảo hộ lao động...
GV KL, chuyển ý






















HOẠT ĐỘNG 2: Tìm hiểu nội dung bài học
a. Mục tiêu:
HS hiểu được lao động là gì? Các hình thức lao động.
Công cụ lao động đc cải tiến ntn trong lịch sử? mục đích của cải tiến công cụ lao động
b. Nội dung:
- Hoạt động nhóm
- Hoạt động chung cả lớp

c. Sản phẩm hoạt động
- Phiếu học tập cá nhân
- Phiếu học tập của nhóm

d. Tổ chức thực hiện
Bước 1:*Chuyển giao nhiệm vụ
- Giáo viên yêu cầu
? Em hiêủ như thế nào là lao động?
? Có mấy hình thức lao động?
? Có người nói “lao động là động lực của sự phát triển xã hội”. Em hiểu câu nói này như thế nào?
- Học sinh tiếp nhận…
Bước 2:*Thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh: hoạt động theo yêu cầu
- Giáo viên: quan sát

Bước 3: Báo cáo thảo luận: phiếu học tập.
1 nhóm đại diện trình bày
Bước 4: Kết luận, nhận định
GV: quan sát và nhận xét, đánh giá
I.Đặt vấn đề
- Dự kiến sản phẩm
? Việc ông An mở lớp dạy nghề cho thanh niên trong làng có ích lơị gì?
- Hs: thanh niên có việc làm, có thu nhập, đảm bảo cuộc sống hàng ngày và giải quyết khó khăn cho xã hội.
GV: có người nói việc làm của ông An là bóc lột, lợi dụng sức lao động của người khác để trục lợi,
? Suy nghĩ của em về việc làm của ông An?
- Có ý nghĩa, tạo ra của cải vật chất, tinh thần ......
- GV cho HS tìm hiểu bức xúc về vấn đề việc làm hiện nay của thanh niên , gây những khó khăn bất ổn cho xã hội, cho nhà nước như thế nào? ( trong đó có tệ nạn xh)
- HS đọc khoản 3, điều 5 của bộ luật lao động : mọi hoạt động tạo ra việc làm tự tạo việc làm, dạy nghề học nghề để có việc làm….”
GVKL, chuyển ý.
23/6/1994, QH IX thông qua BLLĐ 2/4/2004-> Sửa đổi, bổ sung-> văn bản pháp luật quan trọng, thể chế hoá quan điểm của Đảng về lao động
* Tìm hành viểu sơ lược về BLLĐ và ý nghĩa của BLLĐ
Cho HS đọc phần tư liệu tham khảo
GV chốt lại ý chính: BLLĐ quy định:
+ quyền và nghĩa vụ của người lao động, người sử dụng lao động
+ Hợp đồng lao động
+ Các điều kiện lao động: bảo hiểm, bảo hộ lao động bồi thường thiệt hại
GV: Đọc điều 6( BLLĐ)
Người LĐ là người ít nhất đủ 15 tuôỉ có khó khăn người lao động và có giao kết hợp đồng lao động. Những quy định của người lao động chưa thanh niên.
? Bản cam kết giữa chị Ba và giám đốc công ty Hoàng Long có phải là hợp đồng lao động không? Vì sao?
?Em hiểu hợp đồng lao động là gì?
- HS: tb cá nhân
II. Nội dung bài học
1. Khái niệm.

Lao động: Là hoạt động có mục đích của con người nhằm tạo ra của cải vật chất và các giá trị tinh thần cho xã hội






- Dự kiến sản phẩm
? Em hiêủ như thế nào là lao động?
? Có mấy hình thức lao động?
- Hs: 2- lao động chân tay, lao động trí óc.
? Có người nói “lao động là động lực của sự phát triển xã hội”. Em hiểu câu nói này như thế nào?
- hs: lao động thúc đẩy sự phát triển của xã hội...
-Gv: Do nhu cầu thiết yếu: ăn mặc, ở, uống ... đòi hỏi con người phải không ngừng lao động và cải tiến các hình thức lao động. Nhu cầu con người càng tăng thì lao động càng được cải tiến. Chính sự cải tiến là động lực thúc đẩy sự phát triển của xã hội.
Vd: Tay để bới -> que, xương ->đá -> cuốc -> cày ->máy cày
Đập lúa bằng đá -> máy tuốt đạp chân -> tuốt bằng mô tơ -> máy gặt đập liên hoàn.
“ăn no, mặc ấm” -> “ăn ngon, mặc đẹp”.
- GV: mở rộng ? Nếu con người không chịu
lao động thì điều gì sẽ xảy ra?
- HS: xã hội không tồn tại và phát triển
? Học tập có phải là lao động không? Theo em chúng ta phải lđ ntn để có kết quả như mong muốn?


HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu:
- Luyện tập để HS củng cố những gì đã biết về kiến thức bài học.

- Hình thành năng lực tự học, giải quyết vấn đề, giao tiếp, sáng tạo.

b. Nội dung: Hoạt động cá nhân, nhóm

c. Sản phẩm hoạt động: vở HS

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ


- GV: Tổ chức đàm thoại với HS các bài tập sgk

- Kể tên các loại hình lao động mà em biết?

- Theo em tại sao con người phải lao động?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh :Thảo luận

- Giáo viên: Quan sát

- Dự kiến sản phẩm


Bước 3: Báo cáo thảo luận: Phiếu học tập

Bước 4: Kết luận, nhận định


- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá


- GV: Tổ chức đàm thoại với HS các bài tập sgk

- HS trb cá nhân

HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG

a. Mục tiêu:
Tạo cơ hội cho HS vận dụng kiến thức kĩ năng có được vào các tình huống thực tiễn.

Hình thành năng lực tự học, giải quyết vấn đề, thông tin truyền thông.

b. Nội dung; Hoạt động cá nhân, cộng đồng

c. Sản phẩm hoạt động: vở HS

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ


- Giáo viên…

- Theo em HS cần phải lao động k?

- Hãy kể những việc mà em có thể làm phù hợp với lứa tuổi của em?

- HS có thể trao đổi cặp đôi để làm.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh :cá nhân

- Giáo viên: Quan sát

- Dự kiến sản phẩm


Bước 3: Báo cáo thảo luận: Phiếu học tập

Bước 4: Kết luận, nhận định


- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá




Ngày soạn: Ngày dạy:



Tiết 24 - Bài 14

QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ LAO ĐỘNG CỦA CÔNG DÂN (T2)

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức


- Nêu đc tầm quan trọng và ý nghĩa của lao động

- Nội dung quyền và nghĩa vụ lao động của công dân

- Nêu đc trách nhiệm của nhà nc trong việc đảm bảo quyền và nghĩa vụ lao động của công dân

- Biết đc quy định của pháp luật trong việc bảo vệ về sử dụng lao động là trẻ em.

2. Năng lực:

- NL
tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL công nghệ, NL trách nhiệm công dân, NL tự quản lí và phát triển bản thân, NL tư duy phê phán.

3. Phẩm chất

- Tôn trọng quy định của pháp luật vê quyền và nghĩa vụ lao động của công dân

- Biết được các loại hợp đồng lao động. Một số quyền và nghĩa vụ cơ bản của các bên tham gia hợp đồng lao động

- Biết lao động để có thu nhập chính đáng cho mình, gia đình và xã hội.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Giáo viên chuẩn bị


- Kế hoạch bài học

- Học liệu: Đồ dùng dạy học, phiếu học tập, bài tập ra kỳ trước (nếu có)…

- Sách học sinh, sách giáo khoa môn GDCD, lớp 9;

- Giấy khổ rộng, bút dạ, băng dính (hồ dán), kéo;

- Trường hợp, tình huống liên quan đến nội dung bài học.

2. Học sinh chuẩn bị

- HS: đọc và nghiên cứu bài ở nhà

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu:


- Kích thích HS tự tìm hiểu về các vấn đề về những quy định của pháp luật, bộ luật lao động...

- Hình thành năng lực tư duy phê phán, xử lí tình huống thực tiễn, năng lực trách nhiệm công dân.

b. Nội dung:

- Hoạt động cộng đồng

c. Sản phẩm hoạt động

- Trình bày miệng

d. Tổ chức thực hiện

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ


- Cho TH: học hết THCS, An đi làm việc cho 1 công ty B và làm những công việc nặng nhọc, nguy hiểm như: bốc vác nặng, làm tăng ca, làm đêm…

? Theo em, việc công ty B giao việc cho An có phù hợp với quy định của bộ luật LĐ hiện hành không?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh: Trao đổi cộng đồng

- Giáo viên: quan sát

- Dự kiến sản phẩm:


Theo BLLĐ: K vì: Cấm sử dụng người lao động dưới 18T làm những công việc nặng nhọc, nguy hiểm.

Bước 3: Báo cáo thảo luận

Bước 4: Kết luận, nhận định


- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên gieo vấn đề cần tìm hiểu trong bài học …

->Giáo viên nêu mục tiêu bài học…


HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC



HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu nội dung bài học (25’)
a. Mục tiêu:
HS hiểu được Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân theo quy định của pháp luật. Chính sách của nhà nước. Quy định của Bộ luật lao động đối với trẻ chưa thành niên. Trách nhiệm của bản thân về lao động
b. Nội dung:
- Hoạt động cá nhân, nhóm
- Hoạt động chung cả lớp

c. Sản phẩm hoạt động
- Phiếu học tập cá nhân
- Phiếu học tập của nhóm

d. Tổ chức thực hiện
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV: Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân. Chính sách của nhà nước. Quy định của Bộ luật lao động đối với trẻ chưa thành niên. Trách nhiệm của bản thân về lao động
? Tại sao nói lao động là quyền, đồng thời là nghĩa vụ của công dân
? Nêu các chính sách kinh tế của nhà nước CHXHCN VN trong giai đoạn hiện nay?
- Hs: Nhà nước tạo điều kiện thuận ....
? Quy định của BLLĐ đối với trẻ em chưa thành niên?
Gv mở rộng: CNTB phương Tây- Chủ tư sản ngược đãi công nhân.
CMCN- CN đập phá máy móc, đòi tăng lương, giảm giờ làm, chống đánh đập.
? Những biểu hiện sai trái sử dụng sức lao động của trẻ em mà em được biết?
? Liên hệ trách nhiệm bản thân?
- Học sinh tiếp nhận…
Bước 2: *Thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh: hoạt động theo yêu cầu
- Giáo viên: quan sát
- Dự kiến sản phẩm: Phiếu HT của HS

*Bước 3: Báo cáo thảo luận
Bước 4: Kết luận, nhận định

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá
- Giáo viên nhận xét, đánh giá
->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng
I.Nội dung bài học
2. Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân.

- Mọi công dân có quyền tự do sử dụng sức lao động của mình để học nghề, tìm kiếm việc làm, lựa chọn nghề nghiệp có ích cho xã hội, đem lại thu nhập cho bản thân, gia đình.
- Mọi người có nghĩa vụ lao động để tự nuôi sống bản thân và gia đình, góp phần sáng tạo ra của cải vật chất và tinh thần cho xã hội.
3. Chính sách của nhà nước:
- Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi cho cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước đầu tư, phát triển sx, kinh doanh để tạo việc làm cho người lao động.
- Các hoạt động sx, kinh doanh, dạy nghề, học nghề, tự tạo việc làm được nhà nước tạo điều kiện thuận lợi
4. Quy định của Bộ luật lao động đối với trẻ chưa thành niên.
- Cấm nhận trẻ em chưa đủ 15 tuổi và làm việc.
- Cấm sử dụng người lao động dưới 18T làm những công việc nặng nhọc, nguy hiểm.
- Cấm lạm dụng, cưỡng bức, ngược đãi người lao động
5. Trách nhiệm của bản thân
- Tuyên truyền, vận động gđ, xh thực hiện quyền và nghĩa vụ lao động của người công dân
- Góp phần đấu tranh những hiện tượng sai trái, trái PL trong việc thựchiện quyền và nghĩa vụ lao động


HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu:

- Luyện tập để HS củng cố những gì đã biết về kiến thức bài học.

- Hình thành năng lực tự học, giải quyết vấn đề, giao tiếp, sáng tạo.

b. Nội dung: Hoạt động cá nhân, nhóm

c. Sản phẩm hoạt động: vở HS

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ


- GV: Tổ chức đàm thoại với HS các bài tập sgk

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh :Thảo luận

- Giáo viên: Quan sát

- Dự kiến sản phẩm


Bước 3: Báo cáo thảo luận: Phiếu học tập

1. Bài tập 1

Đáp án đúng a, b, đ, e

2. Bài tập 3: (T50)

Đáp án đúng: c, đ, e

- Không đồng tình-> thuê người làm không hoàn thành nghĩa vụ trường giao

Bước 4: Kết luận, nhận định

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá


- GV: Tổ chức đàm thoại với HS các bài tập sgk

- HS trình bày cá nhân

HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG

a. Mục tiêu:
Tạo cơ hội cho HS vận dụng kiến thức kĩ năng có được vào các tình huống thực tiễn.

Hình thành năng lực tự học, giải quyết vấn đề, thông tin truyền thông.

b. Nội dung: Hoạt động cá nhân, cộng đồng

c. Sản phẩm hoạt động: vở HS

Bước 1:Chuyển giao nhiệm vụ

- Giáo viên…

GV tổ chức HS xử lí tình huống:

1, Hà(16T) học dở dang lớp 10/12 vì gđ kk nên xin làm ở 1 xí nghiệp nhà nước. Hà có được tuyển vào biên chế NN khồng? - Không vì tuổi, ngh/nghiệp, bằng cấp

2, Nhà trường phân công 9A lđ vệ sinh bàn ghế trong lớp. 1 số bạn đề nghị lấy quỹ lớp thuê người làm

- HS có thể trao đổi cặp đôi để làm

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh :cá nhân

- Giáo viên: Quan sát

- Dự kiến sản phẩm


Bước 3: Báo cáo thảo luận: Phiếu học tập

Bước 4: Kết luận, nhận định

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá








Ngày soạn: Ngày dạy:

Tiết 25 - Bài 14

KIỂM TRA VIẾT( 1 TIẾT)

I. MỤC ĐÍCH ĐỀ KIỂM TRA:

- Nhằm kiểm tra nhận thức của học sinh về kiến thức, kĩ năng thái độ từ bài 11 đến bài 14 trong học kì II.

II. MỤC TIÊU KIỂM TRA:

1. Về kiến thức:


- Biết được quyền tự do kinh doanh của công dân.

- Biết được các quy định của tuổi kết hôn

- Hiểu được vai trò của thuế đối với sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước

2. Năng lực:

- Năng lực có thể hướng tới trong đề kiểm tra: NL tư duy phê phán, NL giải quyết vấn đề

3. Phẩm chất

- Tôn trọng pháp luật về hôn nhân

- Tôn trọng pháp luật về quyền và nghĩa vụ lao động của công dân.

IV. HÌNH THỨC KIỂM TRA

Kết hợp tự luận và trắc nghiệm khách quan.

V. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA :

Mã đề 01:

VI. ĐỀ KIỂM TRA




ĐỀ BÀI

Phần I. Trắc nghiệm khách quan ( 2 điểm)

Câu 1
: ( 1 điểm): Những ý kiến dưới đay về quyền tự do kinh doanh là đúng hay sai?

( đánh dấu X vào ô tương ứng)

Ý kiến
Đúng
sai
A.Kinh doanh là quyền tự do của mỗi người, không ai có quyền can thiệp
B. Công dân có quyền kinh doanh bất cứ nghề gì, hàng gì
C. Đóng thuế là góp phần xây dựng đất nước
D. Kinh doanh phải theo đúng quy định của pháp luật
Câu 2: ( 1 điểm) Pháp luật quy định tuổi được kết hôn là bao nhiêu?

(khoanh tròn chữ cái trước phương án đúng)

A. Nam, nữ từ 16 tuổi trở lên.B. Nam, nữ từ 18 tuổi trở lên.
C. Nam từ 20 tuổi trở lên, nữ từ 18 tuổi trở lên.D. Nam từ 18 tuổi trở lên, nữ từ 16 tuổi trở lên.
Phần II: Tự luận ( 8 điểm)

Câu 3: ( 2 điểm)
Thuế có vai trò như thế nào đối với sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước?

Câu 4: ( 3 điểm) Tình huống:

Hải Anh là con trai độc nhất trong 1 gia đình giàu có nhưng lười học nên không thi đậu vào đại học. Không học, chẳng có công việc làm, suốt ngày Hải Anh lao vào chơi bi-a, điện tử. Bạn bè lo lắng hỏi Hải Anh về công việc và tương lai thì được trả lời: “Nhà tớ thiếu gì tiền! Tiền của bố mẹ cho tớ đủ để sống sung sướng cả đời rồi; tớ không cần gì phải đi học, vì tớ không cần lao động!”

Câu hỏi:

Suy nghĩ của Hải Anh đúng hay sai? Vì sao?

Nếu được khuyên Hải Anh, em sẽ nói điều gì?

Câu 5 (3 điểm)

Hãy liên hệ thực tế ở địa phương em và nêu ví dụ 1 số trường hợp vi phạm quy định của pháp luật về hôn nhân (tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, bạo lực gia đình…) và hậu quả của những việc làm đó?

BÀI LÀM :

VII. HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ THANG ĐIỂM



Phần I. Trắc nghiệm khách quan ( 2 điểm)

Câu 1:(1 điêm)
Đáp án đúng: C, D

Câu 2: ( 1 điểm) Đáp án đúng : C

Phần II Tự luận ( 8 điểm)

Câu
Nội dung
Điểm
Câu 4
2 điểm​
Thuế có vai trò rất quan trọng đối với việc phát triển KT – XH của đất nước vì:
- Thuế giúp ổn định thị trường, điều chỉnh cơ cấu kinh tế, góp phần đảm bảo phát triển kinh tế theo định hướng của Nhà nước.
0,5

1,5đ

Câu 4
3 điểm​
a, Hải Anh suy nghĩ không đúng, vì đó là con người thì ai cũng cần phải lao động. Dù gia đình giàu có thì mỗi người vẫn cần phải lao động, biết quý trọng lao động. Lao động giúp con người trưởng thành và có ích cho xã hội.
b, Không nên ỉ lại vào bố mẹ mà lười biếng học tập, lao động. Không nên xa lánh lao động vì xa lánh lao động là xa lánh mọi người, xa lánh tập thể, dần dần sẽ trở thành kẻ vô tích sự. Hãy luôn ghi nhớ một điều : Lao động là quyền và nghĩa vụ của công dân.
1,5



1,5


Câu 5​
2 điểm
- Học sinh liên hệ thực tế : Kể được ít nhất 2 trường hợp vi phạm pháp luật về hôn nhân (tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, bạo lực gia đình…)
- Nêu được hậu quả của những việc làm đó : Ảnh hưởng đến sức khỏe, mất cơ hội học hành, không tiến bộ được vì vướng bận gánh nặng gia đình; đời sống gia đình khó khăn, con cái nheo nhóc, thất học….tạo ra gánh nặng đối với xã hội.
1,5


1,5


( Khi chấm giáo viên cần linh hoạt cho điểm phần ý kiến giải thích của học sinh)

4. Củng cố: GV thu bài, nhận xét giờ kiểm tra.

5. Dặn dò: Đọc bài 16

6. Rút kinh nghiệm









Ngày soạn: Ngày dạy:



Tiết 26 - Bài 15

VI PHẠM PHÁP LUẬT VÀ TRÁCH NHIỆM PHÁP LÍ CỦA CÔNG DÂN (T1)

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức:


- Giúp hs hiểu được thế nào là vi phạm pháp luật, các loại vi phạm pháp luật , trách nhiệm pháp lý.

-Kể đc 1 số loại vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý của Cd

2. Năng lực: NL tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL công nghệ, NL trách nhiệm công dân, NL tự quản lí và phát triển bản thân, NL tư duy phê phán.

3. Phẩm chất

- Tự giác chấp hành pháp luật

- Phê phán những hành vi vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý của Cd

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên

- Kế hoạch bài học

- Sách học sinh, sách giáo khoa môn GDCD, lớp 9;

- Giấy khổ rộng, bút dạ, băng dính (hồ dán), kéo;

- Trường hợp, tình huống liên quan đến nội dung bài học.

2. Chuẩn bị của học sinh:

- HS đọc, tìm hiểu trước bài học

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. Khởi động


a. Mục tiêu:

- Kích thích HS tự tìm hiểu về các vấn đề vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí.

- Hình thành năng lực tư duy phê phán, xử lí tình huống thực tiễn, năng lực trách nhiệm công dân.

b. Nội dung:

- Hoạt động cộng đồng

c. Sản phẩm hoạt động

- Trình bày miệng

d. Tổ chức thực hiện

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ


GV đưa tình huống

- Vứt rác bừa bãi

- Cãi nhau gây mất trật tự nơi công cộng

- Lấn chiếm vỉa hè

- Trộm cắp xe máy

- Muợn xe bán cho hiệu cầm đồ

- Viết, vẽ bậy lên tường.

? những tình huống nào là vi phạm pháp luật, và đâu là vi phạm kỉ luật. Biện pháp xử lý từng hành vi trên ntn?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh: Trao đổi

- Giáo viên: quan sát

- Dự kiến sản phẩm: + Vi phạm kỉ luật:
Vứt rác bừa bãi, Cãi nhau gây mất trật tự nơi công cộng, Viết, vẽ bậy lên tường

+ Vi phạm pháp luật: - Trộm cắp xe máy, Muợn xe bán cho hiệu cầm đồ,...

Bước 3: Báo cáo thảo luận: Phiếu HT

Bước 4: Kết luận, nhận định

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên nêu vấn đề cần tìm hiểu trong bài học …

->Giáo viên nêu mục tiêu bài học…


HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

a. Mục tiêu:
Học sinh xác định được các hành vi vi phạm pháp luật, phân biệt được các loại vi phạm pháp luật.

b. Nội dung :Vấn đáp ,Thảo luận nhóm…

- Kỹ thuật đặt câu hỏi, kỹ thuật khăn phủ bàn.

c. Sản phẩm hoạt động: những câu trả lời của HS

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ


- Yêu cầu học sinh đọc phần ĐVĐ

Tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm thời gian 5 phút:

Nhận xét từng hành vi vi phạm pháp luật và hậu quả của nó theo bảng dưới đây:

Hành viChủ ý thực hiệnHậu quảVi phạm pháp luật
Có​
Không​
Có​
Không​
1
2
3
4
5
6​
X
X

X
X
X​


X​
- Tắc cống, ngập nước
- Thiệt hại về người và của
- Phá tài sản quý
- Tổn thất tài chính ngýời khác
- Tiền
- Người bị thương
X
X

X
X​


X


X​
- Giải thích tại sao hành vi 3 không có lỗi – không vi phạm ?

- Giải thích hành vi 6 không vi phạm pháp luật mà là vi phạm nội quy an toàn lao ðộng.

- GV tổ chức cho học sinh tranh luận hành vi 6.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

Làm theo yêu cầu của giáo viên

Bước 3: Báo cáo thảo luận

Đại diện các nhóm báo cáo kết quả, các nhóm bạn nhận xét bổ xung

Bước 4: Kết luận, nhận định

Gv nhận xét chốt, chiếu bảng.

Các nhóm đôi báo cáo kết quả, nhận xét bổ xung

Hành vi
Trách nhiệm pháp luật
Phân loại vi phạm
Chịu
Không chịu
1
2
3
4
5
6​
X
X

X
X
X​


X​
Vi phạm pháp luật hành chính
Vi phạm pháp luật dân sự
Không
Vi phạm pháp luật hình sự
Vi phạm pháp luật dân sự
Vi phạm kỉ luật
- Giải thích tại sao hành vi 3 không chịu trách nhiệm pháp lí? vì ngýời ðó không có trách nhiệm pháp lí.

Gv nhận xét ,chốt.

Hoạt động: Tìm hiểu các vấn đề vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí.

a. Mục tiêu:


- HS tìm hiểu về các vấn đề vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí.

- Hình thành năng lực tư duy phê phán, xử lí tình huống thực tiễn, năng lực trách nhiệm công dân.

b. Nội dung:

- Hoạt động cặp đôi

c. Sản phẩm hoạt động

- Trình bày miệng

d. Tổ chức thực hiện



Bước 1:*Chuyển giao nhiệm vụ
- GV: chuyển giao nhiệm vụ
Học sinh làm việc cả lớp:
- Thế nào là vi phạm pháp luật?
?Em kể một số hành vi vi phạm pháp luật mà em biết ?Chỉ rõ từng loại vi phạm?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
Đại diện nhóm đôi báo cáo kết quả, nhận xét, bổ xung
Bước 3: Báo cáo thảo luận: Phiếu HT
- Ăn trộn gà
- đánh vợ
- hai gia đình cạnh nhau tranh chấp đât đai
- Học sinh đánh nhau trong trường…..
Tổ chức cho học sinh làm việc nhóm đôi :
- Có mấy loại vi phạm pháp luật? là những loại nào?
- Mỗi loại lấy một ví dụ .
? Có các loại vi phạm pháp luật nào?
? Các trường hợp vi phạm pháp luật trong mục đặt vấn đề thuộc loại vi phạm pháp luật nào?
? Cho ví dụ về các loại vi phạm pháp luật?
? Có các loại trách nhiệm pháp lí nào?
Bước 3: Báo cáo thảo luận
- Học sinh tự đánh giá.
- Học sinh đánh giá lẫn nhau.

Bước 4: Kết luận, nhận định
- Giáo viên đánh giá.
- Gv nhận xét ,chốt, ghi bảng
Vi phạm pháp luật, trách nhiệm pháp lí:
* Vi phạm pháp luật : Là hành vi trái pháp luật, có lỗi do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện, xâm hại đến các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.
* Trách nhiệm pháp lí: Là nghĩa vụ pháp lí mà cá nhân, tổ chức cơ quan vi phạm pháp luật phải chấp hành những biện pháp bắt buộc do nhà nước qui định.
2. Các loại vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí.
a. Các loại vi phạm pháp luật: - Vi phạm pháp luật hình sự: là hành vi nguy hiểm cho xã hội.
- Vi phạm pháp luật dân sự: là hành vi xâm hại tới các quan hệ tài sản, quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp,...
- Vi phạm pháp luật hành chính: là hành vi xâm phạm các quy tắc quản lí nhà nước.
- Vi phạm kỉ luật: là hành vi trái với những quy định trong cơ quan, xí nghiệp, trường học, kỉ luật lao động
b. Các loại trách nhiệm pháp lí
+ Trách nhiệm hình sự.
+ Trách nhiệm dân sự.
+ Trách nhiệm hành chính.
+ Trách nhiệm kỉ luật


HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu:


- Học sinh củng cố kiến thức Vi phạm pháp luật, các loại vi phạm pháp luật.

- Phát triển năng lực giao tiếp, hợp tác, năng lực trình bày vấn đề

b. Nội dung: Thảo luận nhóm

c. Sản phẩm hoạt động: Câu trả lời của học sinh

d.Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ


- Giáo viên…

? theo em thanh niên cần có trách nhiệm gì trong sự nghiệp CNH-HĐH?

? Phương hướng rèn luyện của thanh niên

- Học sinh tiếp nhận…

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh :Thảo luận

- Giáo viên: Quan sát

Bước 3: Báo cáo thảo luận: Phiếu học tập

Bước 4: Kết luận, nhận định

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá


HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG

a. Mục tiêu:
-Học sinh vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết các vấn đề thực tiễn.

- Phát triển năng lực giải quyết vấn đề.

b. Nội dung: Vấn đáp

c. Sản phẩm hoạt động: Câu trả lời của học sinh

d. Tổ chức thực hiện

Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ

- Giáo viên đưa học sinh vào tình hướng có vấn đề:

Những người xung quanh em có các hành vi vi phạm pháp luật em sẽ làm gì ?

- Học sinh tiếp nhận…

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh :Thảo luận

- Giáo viên: Quan sát

- Dự kiến sản phẩm


Bước 3: Báo cáo thảo luận: Phiếu học tập những câu trả lời của HS

Bước 4: Kết luận, nhận định

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên chốt kiến thức




Ngày soạn: Ngày dạy:



Tiết 27 - Bài 15


VI PHẠM PHÁP LUẬT VÀ TRÁCH NHIỆM PHÁP LÍ CỦA CÔNG DÂN ( T2)

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức:


- Giúp hs hiểu được thế nào là vi phạm pháp luật, các loại vi phạm pháp luật , trách nhiệm pháp lý.

-Kể đc 1 số loại vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý của Cd

2. Năng lực:

- NL
tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL công nghệ, - NL trách nhiệm công dân, NL tự quản lí và phát triển bản thân, NL tư duy phê phán.

3. Phẩm chất

- Tự giác chấp hành pháp luật

- Phê phán những hành vi vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý của Cd

II.THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. GV chuẩn bị


- Kế hoạch bài học

- Sách học sinh, sách giáo khoa môn GDCD, lớp 9;

- Giấy khổ rộng, bút dạ, băng dính (hồ dán), kéo;

- Trường hợp, tình huống liên quan đến nội dung bài học.

2. Chuẩn bị của học sinh:

- HS đọc, tìm hiểu trước bài học

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu:


- Kích thích sự tò mò ham học hỏi hứng thú học tập của học sinh .

- Phát triển năng lực giao tiếp, năng lực trình bày vấn đề.

b. Nội dung: Vấn đáp

c. Sản phẩm hoạt động: những câu trả lời của HS

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:


- Gv dặt câu hỏi:

- Sử dụng tình huống 3 ở tiết 1.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh: Trao đổi

- Giáo viên: quan sát


Bước 3: Báo cáo thảo luận

Bước 4:Kết luận, nhận định


- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

->
Gv nhận xét, dẫn vào bài

HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

a. Mục tiêu:

+ HS hiểu được những vấn đề xảy ra trong thực tế và nội dung bài học

b) Nội dung: HS sử dụng SGK.

c) Sản phẩm: HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra.

d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG GV - HS
Nội dung cần đạt
HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu về trách nhiệm pháp lý, trách nhiệm của CD và HS
a. Mục tiêu:

- Học sinh hiểu được khái niệm trách nhiệm pháp lý, xác định được các loại trách nhiệm pháp lý và ý nghĩa của việc áp dụng trách nhiệm pháp lý.
- Có ý thức tôn trọng pháp luật, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật.
- Phát triển năng lực giao tiếp, hợp tác, năng lực trình bày vấn đề
b. Nội dung
- PP :Vấn đáp ,Thảo luận nhóm…
- PT: Bảng phụ, phiếu học tập
c. Sản phẩm hoạt động: những câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện
Bước 1:*Chuyển giao nhiệm vụ

Giáo viên yêu cầu học sinh trả lời một số câu hỏi
? Nhắc lại: thế nào là vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí? Có mấy loại vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí?
? Xác định loại vi phạm và biện pháp xử lí cho 1 số hành vi sau:
- Vứt rác bừa bãi
- Cãi nhau gây mất trật tự nơi công cộng
- Lấn chiếm vỉa hè
- Trộm cắp xe máy
- Muợn xe bán cho hiệu cầm đồ
- Viết, vẽ bậy lên tường
? Pháp luật qui định công dân có trách nhiệm pháp lí để nhằm mục đích gì?
- Hs: Trừng phạt, ngăn ngừa, cải tạo giáo dục người vi phạm pháp luật.
+ Gd ý thức, tôn trọng và chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật
+ Răn đe mọi người không vi phạm pháp luật
+ Hình thành, bồi dưỡng lòng tin vào pháp luật và công lý trong nhân dân.
+ Ngăn chặn, xoá bỏ vi phạm pháp luật trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội
- Gv nêu câu hỏi, học sinh thảo luận nhóm:
? Em hiểu thế nào là trách nhiệm pháp lý ?
? Có các loại trách nhiệm pháp lý nào? Nêu nội dung cụ thể?
? Quy định trách nhiệm pháp lí có ý nghĩa gì?
? Công dân có trách nhiệm ntn? HS phải làm gì để k vi phạm pháp luật?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
- Học sinh tùy theo hình thức hoạt động để trả lời câu hỏi
-Học sinh đọc, làm việc
Bước 3: Báo cáo thảo luận
-Học sinh báo cáo kết quả, nhận xét
Bước 4: Kết luận, nhận định
Gv nhận xét ,chốt.
II. Nội dung bài học















-Trách nhiệm pháp lí:
Là sự áp dụng các biện pháp cưỡng chế của Nhà nước về hình thúc- Là sự bắt buộc thực hiện quy định của pháp luật.
- Các loại trách nhiệm pháp lí
- Trách nhiệm hình sự
- Trách nhiệm dân sự
- Trách nhiệm kỉ luật
- Ý nghĩa của trách nhiệm pháp lí
- Trừng phạt, ngăn ngừa, cải tạo, giáo dục người vi phạm pháp luật.
- Giáo dục ý thúc tôn trọng và chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật.
- Răn đe mọi người không được vị
- Hình thành, bồi dưỡng lòng tin vào pháp luật và công lí.
- Ngăn chặn, hạn chế, xoá bỏ vi phạm pháp luật.
- Trách nhiệm công dân
- Chấp hành nghiêm chỉnh hiến. pháp, pháp luật.
- Đấu tranh hành vi vi phạm hiến. pháp và pháp luật.
- Đối với HS:
- Tuyên truyền, vận động mọi người
- Có lối sống lành mạnh, học tập, lao động tốt
- Tránh xa tệ nạn xã hội
- Đấu tranh chống các hiện tượng xấu, vi phạm pháp luật.
HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu:

- Học sinh củng cố kiến thức Vi phạm pháp luật, các loại vi phạm pháp luật, trách nhiệm pháp lý...

- Phát triển năng lực giao tiếp, hợp tác, năng lực trình bày vấn đề

b.Nội dung: Thảo luận nhóm

c. Sản phẩm hoạt động: những câu trả lời của HS

d. Tổ chức thực hiện

Gv chiếu bài tập 5,6

Học sinh đọc làm việc cá nhân bài tập 5,6 sau đó thảo luận nhóm.

Học sinh báo cáo kết quả, nhận xét

Gv nhận xét ,chốt.

Đáp án bài 5:

-ý kiến đúng: c, e.

- ý kiến sai: a, b, d, đ

Đáp án bài 6:

So sánh trách nhiệm đạo đức và trách nhiệm pháp lí:

Giống
Khác nhau
Là những quan hệ xã hội và đều dýợc pháp luật điều chỉnh, quan hệ giữa người và người ngày càng tốt ðẹp hõn.. Mọi người đều phải biết và tuân theo- Trách nhiệm đạo đức:
bằng tác động của dân sự xã hội; lương tâm cắn rứt ;
- Trách nhiệm hình sự: Bắt buộc thực hiện; Phương pháp cưỡng chế của nhà nước


HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG

a. Mục tiêu
:- Học sinh vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết các vấn đề thực tiễn.

- Phát triển năng lực giải quyết vấn đề.

b. Nội dung: Tham gia các hoạt động

c. Sản phẩm hoạt động: những câu trả lời của HS

d.Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:


Gv đưa học sinh vào tình hướng có vấn đề:

GV: tổ chức cho HS xử lý các tình huống:

Câu 1: Xe máy, xe mô tô 2 bánh được chở nhiều nhất là mấy người?

1. Hai người kể cả lái xe.

2. Ngoài người lái xe chỉ được chở thêm một người ngồi phía sau và 1 trẻ em dưới 7 tuổi.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

-HS: ứng xử tình huống

Bước 3: Báo cáo thảo luận:

Bước 4: Kết luận, nhận định


- GV: nhận xét.



Ngày soạn: Ngày dạy:


Tiết 28 - Bài 16

QUYỀN THAM GIA QUẢN LÍ NHÀ NƯỚC

QUẢN LÍ XÃ HỘI CỦA CÔNG DÂN (T1)

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức

- Nêu đc thế nào là quyền tham gia quản lý nhà nc và quản lý xã hội của CD

- Nêu đc các hình thức tham gia quản lý nhà nc và quản lý xã hội của CD

- Nêu đc trách nhiệm của nhà nc trong việc bảo vệ quyền tham gia quản lý nhà nc và quản lý xã hội của CD

- Nêu đc ý nghĩa quyền tham gia quản lý nhà nc và quản lý xã hội của CD

2.Năng lực:. NL tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL công nghệ, NL trách nhiệm công dân, NL tự quản lí và phát triển bản thân, NL tư duy phê phán.

3. Phẩm chất

- Có lòng tin yêu và tình cảm đối với nhà nước CHXHCNVN. – Tuyên truyền vận động mọi người tam gia các hoạt động xã hội.

II.THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Giáo viên chuẩn bị


- Nghiên cứu SGK, SGV, soạn kĩ giáo án.

- Bảng phụ, phiếu học tập.

- Một số bài tập trắc nghiệm.

- Hiến pháp năm 1992. Luật khiếu nại tố cáo, luật bầu cử đại biểu Quốc Hội, HĐND.

2. Học sinh chuẩn bị

- Học thuộc bài cũ.

- Làm các bài tập trong sách giáo khoa.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu
: - Kích thích sự tò mò ham học hỏi hứng thú học tập của học sinh .

- Phát triển năng lực giao tiếp, năng lực trình bày vấn đề.

b. Nội dung: Vấn đáp

c. Sản phẩm hoạt động: HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra.

d. Tổ chức thực hiện

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- Giáo viên:

GV: ? Trong chương trình công dân từ lớp 6 -> 9, các em đã được học những quyền gì của công dân?

Hs: Kể

Cho HS thảo luận cặp đôi

- Học sinh tiếp nhận…

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh :Thảo luận

- Giáo viên: Quan sát

Bước 3: Báo cáo thảo luận

Bước 4: Kết luận, nhận định


+ Quyền bất khả xâm phạm về thân thể, quyền được khai sinh và có quốc tịch, quyền học tập, quyền được kinh doanh, quyền lao động….

Gv: Ngoài những quyền kể trên, công dân còn có quyền tham gia quản lí nhà nước...Đây là quyền chính trị quan trọng nhất của công dân. Tại sao quyền tham gia quản lí nhà ... lại là quyền chính trị quan trọng nhất của công dân? Trong tiết học hôm nay cô trò cùng tìm hiểu để làm sáng tỏ vấn đề này

HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN – HỌC SINH
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
HOẠT ĐỘNG 1: I. Tìm hiểu Đặt vấn đề
a. Mục tiêu:

- HS Hiểu được nội dung, phương thức thực hiện quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội của công dân.
- Phát triển năng lực giao tiếp, hợp tác, năng lực trình bày vấn đề
b. Nội dung : Hoạt động cá nhân , thảo luận nhóm…
c. Sản phẩm hoạt động: Câu trả lời của học sinh
d. Tổ chức thực hiện
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- Giáo viên: ? *Cách thức tiến hành:
- GV đặt câu hỏi, yêu cầu HS làm việc cá nhân rồi thảo luận nhóm.
1/ Ở phần 1 của ĐVĐ, em đồng ý với ý kiến nào? Vì sao?
2/ Những quy đinh ở phần 2 của ĐVĐ thể hiện quyền gì của công dân? Nhà nước ta ban hành các quy định trên để làm gì?
3/ Vì sao CD có quyền tham gia QLNN, QLXH?
- Học sinh tiếp nhận…
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh :Thảo luận
- Giáo viên: Quan sát
*Dự kiến sản phẩm: những câu trả lời của HS
- HS làm việc, giáo viên quan sát, hỗ trợ khi cần thiết.
- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả, các nhóm bạn nhận xét bổ xung
- Gv nhận xét chốt, chiếu bảng.
1/ Ý c đúng
2/ Thể hiện quyền tham gia QLNN, QLXH của công dân
3/ Vì Nhá nước ta là Nhà nước của dân, do dân, vì dân..
Bước 3: Báo cảo thảo luận: Phiếu học tập
Bước 4: Kết luận, nhận định
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá
- Giáo viên nhận xét, đánh giá
->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng

-Tóm lại: Công dân có quyền tham gia quản lí Nhà nước, quản lí xã hội v× nhà nước ta là nhà nước của dân, do dân, vì dân. Nhân dân có quyền, có trách nhiệm giám sát hoạt động của các cơ quan tổ chức nhà nước. Đồng thời có nghĩa vụ thực hiện tốt các chính sách, pháp luật của nhà nhước, giúp đỡ, tạo điều kiện cho cán bộ công chúc Nhà nước thi hành công vụ
- Gv đạt câu hỏi bổ sung
? Qua phần ĐVĐ, em hãy rút ra bài học.
- HS trả lời: Công dân có quyền tham gia quản lý NN. QLXH
- GV chuyển sang mục 2
HOẠT ĐỘNG 3: Tìm hiểu nội dung bài học
a. Mục tiêu:
HS hiểu đươc Quyền tham gia quản lí Nhà nước, quản lí xã hội, Các hình thức tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội của công dân:
b. Nội dung:
- Hoạt động nhóm, kĩ thuật khăn trải bàn
- Hoạt động chung cả lớp

c. Sản phẩm hoạt động
- Phiếu học tập cá nhân
- Phiếu học tập của nhóm

d. Tổ chức thực hiện
Bước 1:*Chuyển giao nhiệm vụ

- Giáo viên yêu cầu:
1: Nếu nội dung của quyền tham gia quản lí Nhà nước và xã hội? Ví dụ
2: Cách thực hiện quyền tham gia quyền tham gia quản lí Nhà nước, xã hội? Ví dụ.
- Học sinh tiếp nhận…
Bước 2:*Thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh…
- Giáo viên…
- Dự kiến sản phẩm

Bước 3: Báo cáo thảo luận
Bước 4: Kết luận, nhận định

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá
- Giáo viên nhận xét, đánh giá
->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng


? Liên hệ với tình hình ở trường, lớp, địa phương và cho biết em, gia đình em đã thực hiện quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội của mình như thế nào?
- Hs:
* Bản thân: góp ý kiến về xây dựng nhà trường không có ma tuý;về điều kiện phục vụ việc học tập, vệ sinh môi trường, an ninh trường học.
* Gia đình:
- Mức đóng góp
- Xd cơ sở hạ tầng địa phương, xd trường học, bệnh xá
- XD nhà tình nghĩa, giữ gìn trật tự an ninh toàn xh, phòng chống tệ nạn xã hội, xây dựng làng văn hoá.
I. Đặt vấn đề:






















































II. Nội dung bài học
1.
Quyền tham gia quản lí Nhà nước, quản lí xã hội của công dân là quyền:
- Tham gia xây dựng bộ máy nhà nước và các tổ chức xã hội.
- Tham gia bàn bạc, tổ chức thực hiện, giám sát và đánh giá các hoạt động, các công việc chung của Nhà nước, XH.
2. Các hình thức tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội của công dân:
- Trực tiếp: trực tiếp tham gia bàn bạc, đóng góp ý kiến và giám sát hoạt động của các cơ quan và cán bộ công chức nhà nước.
Gián tiếp: Thông qua đại biểu nhân dân để họ kiến nghị lên cơ quan có thẩm quyền giải quyết.

3. Trách nhiệm của nhà nước, công dân ( Chuyển tiết 2)
- Nhà nước bảo đảm và không ngừng tạo điều kiện để nhân dân phát huy quyền làm chủ về mọi mặt của mình.
- Công dân có trách nhiệm tham gia các công việc của Nhà nước và xã hội để đem lại lợi ích cho bản thân, xã hội.


HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu:
- Học sinh củng cố kiến thức về bài học

- Phát triển năng lực giao tiếp, hợp tác, năng lực trình bày vấn đề

b. Nội dung: Cá nhân

c. Sản phẩm hoạt động: những câu trả lời của HS

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ


GV: Em hãy tóm tắt nội dung phần khái niệm quền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội của công dân vào sơ đồ dưới đây.

HS: Tự liên hệ.





Tham gia xây dựng bộ máy nhà nước và tổ chức xã hội.
Tham gia bàn bạc công việc chung.
Tham gia thực hiện và giám sát việc thực hiện.
Quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội của công dân.
Gv chiếu bài tập 1

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

Học sinh đọc làm việc cá nhân bài tập 1 sau đó trao đổi với bạn bên cạnh.

Bước 3: Báo cáo thảo luận

Học sinh báo cáo kết quả, nhận xét

Bước 4: Kết luận, nhận định

Gv nhận xét ,chốt.

Bài tập 1:

Tất cả các quyền sau đều thể hiện quyền tham gia quản lý Nhà nước, Xã hội của công dân:

Quyền bầu cử đại biểu Quốc hộ

- Đại biểu Hội đồng nhân dân, quyền ung củ.

- Quyền khiếu nại, tố cáo; quyền giám sát, kiểm tra.

HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG

a. Mục tiêu:

-
Học sinh tiếp tục vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết các vấn đề thực tiễn.

- Phát triển năng lực tự học

b. Nội dung: Vấn đáp

c. Sản phẩm hoạt động:
những câu trả lời của HS

Bản thân em:

Bàn bạc, quyết định việc quan tâm đến học sinh nghèo vượt khó

Ý kiến với nhà trường về bàn ghế, vệ sinh trường lớp

Tham gia bàn bạc , quyết định nội quy, các phong

trào của lớp.

Đối với gia đình:

- Bàn bạc, quyết địnhviệc xây dựng các công trình phúc lợi, các quy ước của xã , thôn về nếp sống văn minh và chống tệ nạn xã hội...

d. Tổ chức thực hiện

Giao nhiệm vụ: Về nhà tìm hiểu sách báo, hỏi ông bà, cha me hoặc tra mang Internet... thực hiện 2 nhiệm vụ sau:

-Tìm hiểu về việc thực hiện quyền tham gia quản lý Nhà nước, quản lý xã hôi ở địa phương.

- Liên hệ xem bản thân em hay gia đình của em đã thực hiên quyền này như thế nào?





Ngày soạn: Ngày dạy:

Tiết 29 - Bài 16

QUYỀN THAM GIA QUẢN LÍ NHÀ NƯỚC

QUẢN LÍ XÃ HỘI CỦA CÔNG DÂN

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức

- Nêu đc thế nào là quyền tham gia quản lý nhà nc và quản lý xã hội của CD

- Nêu đc các hình thức tham gia quản lý nhà nc và quản lý xã hội của CD

- Nêu đc trách nhiệm của nhà nc trong việc bảo vệ quyền tham gia quản lý nhà nc và quản lý xã hội của CD

- Nêu đc ý nghĩa quyền tham gia quản lý nhà nc và quản lý xã hội của CD

2. Năng lực

- NL
tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL công nghệ, NL trách nhiệm công dân, NL tự quản lí và phát triển bản thân, NL tư duy phê phán.

3. Phẩm chất

- Có lòng tin yêu và tình cảm đối với nhà nước CHXHCNVN. – Tuyên truyền vận động mọi người tam gia các hoạt động xã hội.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Giáo viên chuẩn bị :


- Nghiên cứu SGK, SGV, soạn kĩ giáo án.

- Bảng phụ, phiếu học tập.

- Một số bài tập trắc nghiệm.

- Hiến pháp năm 1992. Luật khiếu nại tố cáo, luật bầu cử đại biểu Quốc Hội, HĐND.

2. Học sinh:

- Học thuộc bài cũ.

- Làm các bài tập trong sách giáo khoa.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu :-
Kích thích sự tò mò ham học hỏi hứng thú học tập của học sinh .

-Phát triển năng lực giao tiếp, năng lực trình bày vấn đề.

b. Nội dung:

- Hoạt động cộng đồng

c. Sản phẩm hoạt động

- Trình bày miệng

d. Tổ chức thực hiện

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ


Gv đưa bài tập lên bảng phụ, học sinh làm việc cá nhân, trả lời

1/ Điền vào các phần còn trống dưới đây sao cho phù hợp.





Nội dung quyền tham gia QLNN, QLXH gồm:​
2/ Trong các hành vi sau đây hành vi nào đúng.

a- Công dân có quyền tham gia quản lý trực tiếp hoặc gián tiếp, xây dựng đất nước

b- Việc xây dựng và đóng góp ý kiến là những người quản lý nhà nước

c- CD có quyền tham gia quản lý nhà nước thì mới phát huy được năng lực của mình

d- Tham gia quản lý nhà nước là đem lại lợi ích cho bản thân và xã hội

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh: Trao đổi

- Giáo viên: quan sát

- Dự kiến sản phẩm:
- HS trả lời câu 2 có thể chưa đúng hoặc đủ..

Bước 3: Báo cáo thảo luận

Bước 4: Kết luận, nhận định


- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên gieo vấn đề cần tìm hiểu trong bài học …

->Giáo viên nêu mục tiêu bài học…


- GV nhận xét, chuyển sang bài mới.

Vậy công dân thực hiện quyền tham gia quản lý Nhà nước, quản lý XH như thế nào quyền tham gia QLNN, QLXH có ý nghĩa như thế nào đối với công dân.... Tiết học hôm nay sẽ tìm hiểu điều đó.

HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Mục tiêu:


+ HS hiểu được những vấn đề xảy ra trong thực tế và nội dung bài học

b) Nội dung: HS sử dụng SGK.

c) Sản phẩm: HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra.

d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
HOẠT ĐỘNG 1: tìm hiểu ý nghĩa của quyền tham gia quản lý Nhà nước, xã hội
a. Mục tiêu:

- HS Hiểu được ý nghĩa của quyền tham gia quản lý Nhà nước .... và hiểu được tách nhiệm của mình khi thực hiện quyền này.
-Phát triển năng lực giao tiếp, hợp tác, năng lực trình bày vấn đề
b. Nội dung: Cá nhân , thảo luận nhóm…
c. Sản phẩm hoạt động
- Phiếu học tập cá nhân
- Phiếu học tập của nhóm

d. Tổ chức thực hiện
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ;

GV: Chia lớp thành 4 nhóm thảo luận trong thời gian 5 phút các câu hỏi sau:
1/ quyền tham gia quản lý Nhà nước, xã hội
có ý nghĩa như thế nào
2/ Vì sao nhà nước quy định quyền tham gia quản lý Nhà nước, xã hội
3/ Để thực hiện tốt quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội, công dân cần có những điều kiện gì?
4/ HS thực hiện quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội ở nhà trường, ở địa phương mình như thế nào?
-HS làm việc cá nhân ra vở rồi thực hiện theo nhóm
Bước 2; *Thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh…
- Giáo viên…
- Dự kiến sản phẩm

Bước 3: Báo cáo thảo luận
Bước 4: Kết luận, nhận định

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá
- Giáo viên nhận xét, đánh giá
->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng














4. Ý nghĩa của quyền tham gia quản lý Nhà nước, xã hội
- ĐB quyền làm chủ, tạo nên sức mạnh tổng hợp
- Đem lại lợi ích cho bản thân và xã hội
5/ Điều kiện đảm bảo thực hiện
Nhà nước
Quy định bằng pháp luật
- Kiểm tra giám sát việc thực hiện
* Công dân
- Hiểu nội dung, ý nghĩa, cách thực hiện.
- Nâng cao phẩm chất năng lực, tich cực thực hiện
* HS:
- Học tâp, lao động tốt
- Tham gia góp ý xây dựng đoàn đội
- Tham gia các hotcj động ở trường , lớp, địa phương


HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu:

-
Học sinh củng cố kiến thức về quyền tham gia quản lý nhà nước và quản lý xã hội

- Phát triển năng lực giao tiếp, hợp tác, năng lực trình bày vấn đề

b. Nội dung: Hoạt động cá nhân, cặp đôi.

c. Sản phẩm hoạt động: những câu trả lời của HS

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ


GV: Cho hs đọc bài tập 2 và bài tập 5 trong SGK/59

GV: Cho hs thảo luận cặp đôi trong thời gian 2 phút.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

H: Thảo luận cặp đôi.

Bước 3: Báo cáo thảo luận

Trình bày cá nhân.

Cả lớp bổ sung ý kiến.

Bước 4: Kết luận, nhận định

G: Nhận xét, chốt lại ý kiến đúng.

1. B 2: SGK

b- Tham gia quản lý Nhà nước, QLXH là quyền của mọi người vì:

Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Tất cả mọi quyền lực của nhà nước thuộc về nhân dân…” ( Điều 2 hiến pháp 1992)

c- Tham gia quản lý Nhà nước, quản lý xã hội là trách nhiệm của mọi công dân. Nhà nước đã quy định rõ tron Hiến pháp và pháp luật và kiểm tra. giám sát.

Bài 5:

Vân có quyền được tham gia đóng góp ý kiến. Vì đây là vấn đề liên quan đến quyền trẻ em.

Vân có thể trực tiếp tham gia.

Việc tham gia góp ý kiến của Vân thể hiện quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội của công dân.

Bài 6:

Nhằm phát huy quyền làm chủ của nhân dân trên mọi lĩnh vực -> nhằm tạo ra sức mạnh tổng hợp của toàn dân trong việc xây dựng, quản lí nhà nước và xã hội.

HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG

a. Mục tiêu:
-Học sinh tiếp tục vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết các vấn đề thực tiễn.

b. Nội dung: Vấn đáp

c. Sản phẩm hoạt động: những câu trả lời của HS

d. Tổ chức thực hiện

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:


Giáo viên để học sinh về nhà tìm hiểu sách báo, hỏi ông bà, cha me hoặc tra mang Internet... thực hiện 2 nhiệm vụ sau:

-Tìm hiểu về việc thực hiện quyền tham gia quản lý Nhà nước, quản lý xã hôi ở địa phương.

- Liên hệ xem bản thân em hay gia đình của em đã thực hiên quyền này như thế nào?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

- Học sinh làm theo yêu cầu giáo viên

Bước 3: Báo cáo thảo luận

Bước 4: Kết luận, nhận định



Ngày soạn: Ngày dạy:



Tiết 30- Bài 17


NGHĨA VỤ BẢO VỆ TỔ QUỐC

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Về kiến thức:


- Vì sao cần phải bảo vệ tổ quốc

-
Nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc của công dân.

- Trách nhiệm của bản thân.

2. Năng lực:-
NL tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL công nghệ, NL trách nhiệm công dân, NL tự quản lí và phát triển bản thân, NL tư duy phê phán.

3. Phẩm chất

- Tích cự tham gia các hoạt động thực hiện nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc.

- Sẵn sàng làm nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc

II.THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Giáo viên:


- Nghiên cứu SGK, SGV, soạn kĩ giáo án.

- Bảng phụ, phiếu học tập.

- Một số bài tập trắc nghiệm.

- Hiến pháp năm 1992. Luật nghĩa vụ quân sự.

2. Học sinh:

- Học thuộc bài cũ.

- Làm các bài tập trong sách giáo khoa.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu:
- Kích thích sự tò mò ham học hỏi hứng thú học tập của học sinh .

- Phát triển năng lực giao tiếp, năng lực trình bày vấn đề.

b. Nội dung:

c. Sản phẩm hoạt động


- Phiếu học tập cá nhân

- Phiếu học tập của nhóm


d. Tổ chức thực hiện

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ


- HS đọc tư liệu

Bài thơ sông núi nước Nam

“Thà hi sinh tất cả chứ không chiu mất nước, không chịu là nô lệ’’ (Trich lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh)

? Đọa tư liệu trên gợi cho em suy nghĩ gì?

- Độc lập tự do là vô cùng quý giá đối với mỗi dân tộc

? Để bảo vệ độc lập tự do công dân cần có nghĩa vụ gì?

- Nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh…

- Giáo viên…

- Dự kiến sản phẩm


Bước 3; Báo cáo thảo luận

Bước 4: Kết luận, nhận định


- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng


- Gv nhận xét, dẫn dắt vào bài mới

Vậy nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc có nghĩa là như thế nào? Công dân có nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc cần phải làm những việc gì? Hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về bài học mới này. Chúng ta sang bài: Nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.

HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

a. Mục tiêu:


- HS hiểu được .Vì sao cần phải bảo vệ tổ quốc? Nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc của công dân? Trách nhiệm của bản thân.

- Phát triển năng lực giao tiếp, hợp tác, năng lực trình bày vấn đề

b. Nội dung: Hoạt động cá nhân , thảo luận nhóm…

c. Sản phẩm hoạt động: những câu trả lời của HS

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
HOẠT ĐỘNG 2: Tìm hiểu mục đặt vấn đề
a. Mục tiêu:
HS hiểu được ý nghĩa bảo vệ Tổ Quốc
b. Nội dung:
- Hoạt động nhóm, kĩ thuật khăn trải bàn
- Hoạt động chung cả lớp

c. Sản phẩm hoạt động
- Phiếu học tập cá nhân
- Phiếu học tập của nhóm

d. Tổ chức thực hiện
Bước 1:*Chuyển giao nhiệm vụ

GV yêu cầu HS quan sát ảnh SGK, trao đổi theo nhóm cặp, thực hiện nhiệm vụ sau:
1/ Nêu nội dung các bức ảnh?
2/ Em có suy nghĩ gì khi quan sát các bức ảnh trên?
Bước 2: Tổ chức thực hiên
-HS làm việc cá nhân ra vở. Sau đó tiến hành thảo luận nhóm.
Bước 3: Báo cáo thảo luận
- Đại diện nhóm trình bày.
Bước 4: Kết luận, nhận định
Cả lớp nhận xét, bổ sung ý kiến.-
G: Nhận xét, kết luận.
GV: B.vệ tổ quốc là trách nhiệm của ai? -> Mọi người, toàn dân là nhiệm vụ thiêng liêng, cao quý của công dân.
HOẠT ĐỘNG 3: Tìm hiểu nội dung bài học
a. Mục tiêu:
HS hiểu được ý nghĩa bảo vệ Tổ Quốc
b. Nội dung
- Hoạt động nhóm, kĩ thuật khăn trải bàn
- Hoạt động chung cả lớp

c. Sản phẩm hoạt động
- Phiếu học tập cá nhân
- Phiếu học tập của nhóm

d. Tổ chức thực hiện
Bước 1* Chuyển giao nhiệm vụ

G: chia lớp thành 4 nhóm thảo luận trong thời gian 5 phút các câu hỏi sau :
? Em hiểu thế nào là bảo vệ tổ quốc?
? Vì sao phải bảo vệ tổ quốc?
? Bảo vệ tổ quốc gồm những nội dung gì?
? Lực lượng quốc phòng toàn dân bao gồm những lực lượng nào?
? Trách nhiệm của HS?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh thảo luận
- Giáo viên…
- Dự kiến sản phẩm

Bước 3: Báo cáo thảo luận:
-
Đại diện nhóm trình bày.
Bước 4: Kết luận, nhận định
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá
- Giáo viên nhận xét, đánh giá

- GV: kết luận
- Gv phân tích:
+ Bảo vệ độc lập chủ quyền..: Phân tích qua các thời kì dựng nước, giữ nước từ Văn Lang - Âu Lạc , Vạn Xuân, Đại Cồ Việt, Đại Việt, Đại Ngu, Đại Nam, Việt Nam( VN DCCH, CHXHCN Việt Nam).
Vấn đề Hoàng Sa và quan hệ VN-TQ.
+ Bảo vệ chế độ XHCN: hiện có VN, TQ, Triều Tiên, Cu Ba còn theo chế độ XHCN. Nhiều thế lực phản động muốn tiêu diệt CNXH. Lợi dụng tôn giáo để kích động...vụ Tây Bắc, Tây NGuyên, Giáo sứ Thái Hà HN.
=> B.vệ TQ là nhiệm vụ thiêng liêng và quyền cao quý của CD
=>GV: Kết luận
-BVTQ là nghĩa vụ thiêng liêng, cao quý của cd, được pháp luật quy định trong hệ thống pháp luật VN( Luật nghĩa vụ quân sự)
I.Đặt vấn đề
























II. Nội dung bài học








1. Bảo vệ tổ quốc là:
+ Bảo vệ độc lập, chủ quyền thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ.
+ Bảo vệ chế độ XHCN và Nhà nước XHCNVN
2. Vì sao phải bảo vệ tổ quốc
- Non sông đất nước thảo luận là do cha ông ta đã bao đời đổ mồ hôi, sương máu khai phá, bồi đắp, bảo vệ mới có được
- Hiện nay, vẫn còn nhiều thế lực thù đich đang âm mưu chống phá nhà nước, chống phá chế độ XHCN mà nước ta đang xây dựng.
3. Bảo vệ tổ quốc gồm những nội dung :
- XD lực lượng quốc phòng toàn dân.
- Thực hiện nghĩa vụ quân sự
- Chính sách hậu phương quân đội
- Bảo vệ trật tự an ninh xh
4. Trách nhiệm của HS:
- Ra sức học tập, tu dưỡng đạo đức
- Rèn luyện sức khoẻ, luyện tập quân sự
- Tích cực tham gia phong trào bảo vệ trật tự an ninh
- Sẵn sàng làm nghĩa vụ quân sự, tổ chức vận động người khác thực hiện nghĩa vụ quân sự
HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu:


- Học sinh củng cố kiến thức về nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc của công dân

- Phát triển năng lực giao tiếp, hợp tác, năng lực trình bày vấn đề

b. Nội dung: Hoạt động cá nhân

c. Sản phẩm hoạt động: những câu trả lời của HS

d. Tổ chức thự hiện

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ


GV: Cho hs đọc và làm bài tập sau:

Những hành vi, việc làm nào dưới đây là thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc ? Vì sao ?

a) Đăng kí nghĩa vụ quân sự khi đến tuổi quy định.

b) Không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ.

c) Vận động bạn bè, người thân thực hiện nghĩa vụ quân sự.

d) Dân phòng tuần tra ban đêm ở địa bàn dân cư.

e) Xây dựng nhà máy quốc phòng.

f) Tự ý chụp ảnh ở các khu quân sự.

h) Gặp gỡ các chiến sĩ quân đội, các cựu chiến binh nhân dịp 22/12.

i) Báo cáo cho người có trách nhiệm khi phát hiện những hành vi có nguy hại đến an ninh quốc gia.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: Làm cá nhân

Bước 3: Báo cáo thảo luận: Đại diện trình bày trước lớp

HS làm bài, báo cáo

Nhận xét, bổ xung

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV chốt:

Hành vi thực hiện đing: a,b,c,d,e,h,i

Bài 4 ( SGK- 65 ).

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ


- GV yêu cầu HS đại diên của các nhóm đã dược giao nhiệm vụ từ trước đứng lên trình bày kết quả thực hiện nhiệm vụ của bài tập 4

a/ Tình hình thực hiên nghĩa vụ quân sự ở địa phương;

b/ Các hoạt động đền ơn, đáp nghĩa đối với các gia đình có công với cách mang... của nhà trường và địa phương;

c/ Gương chiến đấu, hi sinh của một vài thương binh, liệt sĩ, chiến sĩ... người địa phương.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS làm bài tập 4.

Bước 3: Báo cáo thảo luận

Bước 4: Kết luận, nhận định


GV Nhận xét, bổ xung

HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG

a. Mục tiêu:-
Học sinh tiếp tục vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết các vấn đề thực tiễn.

- Phát triển năng lực tự học

b. Nội dung: Vấn đáp

c. Sản phẩm hoạt động: những câu trả lời của HS

d. Tổ chức thực hiện

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:


Giáo viên yêu cầu HS về nhà tìm hiểu sách báo, hỏi ông bà, cha me hoặc tra mang Internet... thực hiện 2 nhiệm vụ sau:

- Tìm hiểu về việc thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc ở địa phương.

- Liên hệ xem bản thân em hay gia đình của em đã thực hiên nghĩa vụ này như thế nào?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: Làm theo yêu cầu giáo viên

Bước 3: Báo cáo thảo luận

Bước 4: Kết luận, nhận định




Ngày soạn: Ngày dạy:



Tiết 31- Bài 18

SỐNG CÓ ĐẠO ĐỨC VÀ TUÂN THEO PHÁP LUẬT (T1)



I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức:


- Thế nào là sống có đạo đức và tuân theo Pháp luật.

- Mối quan hệ giữa sống có đạo đức và tuân theo pháp luật.

- Để sống có đạo đức và tuân theo pháp luật cân phải học tập và rèn luyện nhu thế nào?

2. Năng lực

- NL
tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL công nghệ, NL trách nhiệm công dân, NL tự quản lí và phát triển bản thân, NL tư duy phê phán.

3. Phẩm chất

- Phát triển những tình cảm lành mạnh đối với mọi người xung quanh.

- Có ý chí, nghị lực và hoài bão tu dưỡng để trở thành công dân tốt có ích.

II.THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Giáo viên


- Kế hoạch bài học

- Sách học sinh, sách giáo khoa môn GDCD, lớp 9;

- Giấy khổ rộng, bút dạ, băng dính (hồ dán), kéo;

- Trường hợp, tình huống liên quan đến nội dung bài học.

- Học liệu: Đồ dùng dạy học, phiếu học tập, bài tập ra kỳ trước (nếu có)…

2. Chuẩn bị của học sinh:

- HS đọc, tìm hiểu trước bài học

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu:-
Kích thích sự tò mò ham học hỏi hứng thú học tập của học sinh .

-Phát triển năng lực giao tiếp, năng lực trình bày vấn đề.

b. Nội dung: Vấn đáp

c. Sản phẩm hoạt động

- Phiếu học tập cá nhân

- Phiếu học tập của nhóm


d. Tổ chức thực hiện

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ


Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát ảnh và đưa ra câu hỏi:

? Em có nhận xét gì về các nhân vật trong ảnh?

- A1: hiến máu nhân đao => giúp đỡ người khác

- A2: Anh Nguyễn Quang Sáng tham gia bắt cướp

? Nói lên mạt nào của CS?

- Đạo đức và thực hiện PL

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh…

- Giáo viên…

- Dự kiến sản phẩm


Bước 3: Báo cáo thảo luận

Bước 4: Kết luận, nhận định


GV dẫn dắt vào bài mới: Thanh nieân phaûi soáng vaø laøm vieäc coù ñaïo ñöùc vaø tuaân theo phaùp luaät. Ñeå hieåu roõ hôn taïi sao chuùng ta phaûi thöïc hieän vaán ñeà naøy, chuùng ta seõ hoïc baøi hoâm nay

HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

a. Mục tiêu:


- HS hiểu được: Thế nào là sống có đạo đức và tuân theo Pháp luật? Mối quan hệ giữa sống có đạo đức và tuân theo pháp luật? Để sống có đạo đức và tuân theo pháp luật cân phải học tập và rèn luyện nhu thế nào?

- Phát triển năng lực giao tiếp, hợp tác, năng lực trình bày vấn đề

b. Nội dung: HĐ cá nhân, nhóm

c. Sản phẩm hoạt động: những câu trả lời của HS

d. Tổ chức thực hiện

Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung cần đạt
HOẠT ĐỘNG 2: Tìm hiểu mục đặt vấn đề (8’).
a. Mục tiêu
: HS hiểu được thế nào là sống có đạo đức và tuân theo pháp luật
b. Nội dung:
- Hoạt động nhóm, kĩ thuật khăn trải bàn
- Hoạt động chung cả lớp

c. Sản phẩm hoạt động
- Phiếu học tập cá nhân
- Phiếu học tập của nhóm

d. Tổ chức thực hiện
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

GV yêu cầu học sinh làm việc cá nhân gách vào SGK. Sau đó thảo luận theo bàn, trả lời các câu hỏi sau:
? Đọc truyện Nguyễn Hải Thoại- một tấm gương về sống có đạo đức và tuân theo pháp luật?
? Những chi tiết nào thể hiện Nguyễn Hải Thoại là người sống có đạo đức?
- Hs: năng động, sáng tạo, chăm sóc đời sống vật chất và tinh thần cho mọi người, biết tự trọng, tự tin, tự lập, trung thực...
? Những biểu hiện nào chứng tỏ Nguyễn Hải Thoại là người sống và làm việc theo pháp luật?
-Hs: Làm theo pháp luật, giáo dục mọi người ý thức pháp luật và kỉ luật lao động. Mở rộng sản xuất theo quy định của pháp luật.
? Động cơ nào thôi thúc anh làm được việc đó?
- Hs: xây dựng công ty ngang tầm với sự nghiệp đổi mới đất nước
-> thể hiện phẩm chất sống có đạo đức và tuân theo pháp luật.
? Việc làm của anh đem lại lợi ích gì cho bản thân anh, cho công ty, cho xã hội?
- Hs: Bản thân đạt danh hiệu anh hùng lao động....
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh…
- Giáo viên…
- Dự kiến sản phẩm

Bước 3: Báo cáo thảo luận
Bước 4: Kết luận, nhận định

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá
- Giáo viên nhận xét, đánh giá
->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng

- GV: kết luận
? Thế nào là tuân theo pháp luật? Cho ví dụ?
- Hs: đèn đỏ phải dừng, đèn xanh được đi, đèn vàng chuẩn bị đi chậm quan sát,....
? Nêu mối quan hệ giữa sống có đạo đức và tuân theo pháp luật? Cho ví dụ?
Hs: người công dân gương mẫu thì luôn chấp hành tốt luật lệ giao thông; Người chấp hành tốt luật lệ giao thông là người công dân gương mẫu.
? Có những hành vi vừa thể hiện sống có đạo đức, vừa tuân theo pháp luật. Cho ví dụ?
- chăm sóc bố mẹ khi ốm đau (đạo đức, pháp luật ).





















II. Nội dung bài học
1. Sống có đạo đức là:
+ suy nghĩ, hành động theo những chuẩn mực đạo đức xã hội.
+ biết chăm lo đến mọi người, đến công việc chung.
+ biết giải quyết hợp lí giữa quyền lợi và nghĩa vụ, lấy lợi ích của xã hội của dân tộc làm mục tiêu sống













- Tuân theo pháp luật: sống và hành động theo những quy định bắt buộc của pháp luật.
2. Quan hệ giữa sống có đạo đức và tuân theo pháp luật.
- Người có đạo đức thì biết tự nguyện thực hiện những quy định của pháp luật.
- Người tuân theo pháp luật là luôn sống theo các chuẩn mực đạo đức.
HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu:


- Học sinh củng cố kiến thức về sống và làm việc có đạo đức và tuân theo pháp luật.

- Phát triển năng lực giao tiếp, hợp tác, năng lực trình bày vấn đề

b. Nội dung: Cá nhân.

c. Sản phẩm hoạt động: những câu trả lời của HS

d. Tổ chức thực hiện

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ


GV: Chia lớp thành 4 nhóm thảo luận trong thời gian 3 phút các câu hỏi sau:

1. Có quan điểm cho rằng chỉ cần tuân theo những giá trị đạo đức xã hội, không cần phải thực hiện pháp luật vì lịch sử loài người cho thấy đạo đức có chức năng định hướng, điều chỉnh hành vi , quan hệ xã hội từ khi con người mới hình thành, còn pháp luật mới được ra đời từ khi xuất hiện nhà nước.

2. Có quan điểm cho rằng chúng ta đang xây dựng nhà nướcpháp quyền chỉ cần mọi người thực hiện những qui định của pháp luật, điều hành theo pháp luật thì mọi hoạt động sẽ có hiệu quả.

3. Có quan điểm cho rằng mọi người cần phải sống có đạo đức và phải tuân theo pháp luật.

- Quan điểm nào đúng? Các em đồng ý với quan điểm nào? Vì sao?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

- HS tiến hành thảo luận nhóm.

Bước 3: Báo cáo thảo luận

- Đại diện nhóm trình bày.

- Cả lớp nhận xét, bổ sung ý kiến.

Bước 4: Kết luận, nhận định

* GV: nhận xét, chốt lại ý kiến đúng.

QĐ1: Đúng vì đạo đức ra đời trước pháp luật, nhưng ở thời kỳ bình minh của xã hội loài người ,quan hệ của xã hội còn đơn giản, chủ yếu trong quan hệ giao tiếp ứng xử hàng ngày.

QĐ2: Có mặt đúng là thây được tầm quan trọng của việc tuân theo pháp luật để xây dưng Nhà nước pháp quyền- Đó là một đòi hỏi khách quan của quá trình thực hiện CNH- HĐH. Nhưng đây cũng là một quan điểm cực đoan, sai lầm lớn của quan điểm này là không thấy được vai trò của đạo đức- đó là nội lực của hành vi đạo đức, hành vi oháp luật.

QĐ3: Vừa phải sống có đạo đức, vừa phải tuân theo pháp luật (dù mỗi cá nhân có thích hay không thích điều pháp luật qui định)- Đó là một quan điểm đúng đắn vì sống có đạo đức là việc thực hiện lương tâm và dư luận xã hội. Khi hiểu biết các giá trị của chuẩn mực đạo đức thì nó trở thành nội lực điều chỉnh hành vi pháp luật, làm cho việc thực hiện những qui định của pháp luật không bị gó bó và như vậy việc thực hiện pháp luật sẽ tự giác, có hiệu quả hơn.

VD: Không ai muốn đứng giữa trưa nắng, trước đèn đỏ ở ngã tư đường. Nhưnhg nhiều người vẫ tự giác dừng xe trước đèn đỏ, vì họ hiểu rằng cố tình vượt đèn đỏ sẽ dẫn tới va chạm, gây tai nạn. Vì vậy việc nhường đường cho tuyến có tín hiệu màu xanh là một biểu hiện sống có đạo đức và tuân theo pháp luật.

* Giáo viên tổ chức cho học sinh sắm vai, xử lí tình huống:

+ Gặp một cụ già mang xách nặng, đang muốn qua đường. (mang đồ giúp cụ, dắt cụ qua đường đúng chỗ đường dành cho người đi bộ qua đường => sống có đạo đức, tuân theo pháp luật)

+ Có người nhờ em chuyển một gói hàng ma tuý đến một địa điểm nào đó đưa cho một người và cho em 200 000. (Không chuyển, bí mật báo công an đến bắt tội phạm => tuân theo pháp luật)

HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG

a. Mục tiêu:


- Học sinh tiếp tục vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết các vấn đề thực tiễn.

b. Nội dung: Vấn đáp

c. Sản phẩm hoạt động: những câu trả lời của HS

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ


- Gv giao nhiệm vụ cho học sinh: Về nhà tìm hiểu sách báo, hỏi ông bà, cha me hoặc tra mang Internet... thực hiện 2 nhiệm vụ sau:

-Tìm hiểu về các tấm gương sống có đạo dức và tuân theo pháp luật ở địa phương.

- Liên hệ xem bản thân em hay gia đình của em đã thực hiên nghĩa vụ này như thế nào?

- Đánh giá việc thực hiện đạo đức và pháp luật của bản thân em và những người xung quanh

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

- HS làm việc cá nhân và trình bày

- Tìm hiểu về những tấm gương sống có đạo đức và tuân theo pháp luật

Bước 3: Báo cáo thảo luận

Bước 4; Kết luận, nhận định




Ngày soạn: Ngày dạy:



Tiết 32 - Bài 18

SỐNG CÓ ĐẠO ĐỨC VÀ TUÂN THEO PHÁP LUẬT (T2)

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Về kiến thức:


- Thế nào là sống có đạo đức và tuân theo Pháp luật.

- Mối quan hệ giữa sống có đạo đức và tuân theo pháp luật.

- Để sống có đạo đức và tuân theo pháp luật cân phải học tập và rèn luyện nhu thế nào?

2. Về năng lực:

- NL
tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL công nghệ, NL trách nhiệm công dân, NL tự quản lí và phát triển bản thân, NL tư duy phê phán

3. Phẩm chất


- Phát triển những tình cảm lành mạnh đối với mọi người xung quanh.

- Có ý chí, nghị lực và hoài bão tu dưỡng để trở thành công dân tốt có ích.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Giáo viên chuẩn bị


- Kế hoạch bài học

- Sách học sinh, sách giáo khoa môn GDCD, lớp 9;

- Giấy khổ rộng, bút dạ, băng dính (hồ dán), kéo;

- Trường hợp, tình huống liên quan đến nội dung bài học.

- Học liệu: Đồ dùng dạy học, phiếu học tập, bài tập ra kỳ trước (nếu có)…

2. Chuẩn bị của học sinh:

- HS đọc, tìm hiểu trước bài học

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu:-
Kích thích sự tò mò ham học hỏi hứng thú học tập của học sinh .

-Phát triển năng lực giao tiếp, năng lực trình bày vấn đề.

b. Nội dung: Vấn đáp

c. Sản phẩm hoạt động

- Phiếu học tập cá nhân

- Phiếu học tập của nhóm


d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1:Chuyển giao nhiệm vụ


- GV yêu cầu học sinh làm bài tạp sau trước lớp

? Những hành vi dưới đây thể hiện tốt, chưa tốt về những chuẩn mực gì ?

Chào hỏi, lễ phép với thầy cô.

Đỡ một em bé bị ngã đứng dậy.

Chăm sóc bố mẹ khi ốm đau.

Đi bên phải đường.

Anh em tranh chấp tài sản thừa kế.

Bố mẹ kinh doanh trốn thuế.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh…

- Giáo viên…

- Dự kiến sản phẩm


Bước 3: Báo cáo thảo luận

Bước 4: Kết luận, nhận định


- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá


- Gv nhận xét, dẫn dắt vào bài mới: Thanh niên phải sống và làm việc có đạo đức và tuân theo pháp luật …..

HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

a. Mục tiêu


- HS hiểu được: Thế nào là sống có đạo đức và tuân theo Pháp luật? Mối quan hệ giữa sống có đạo đức và tuân theo pháp luật? Để sống có đạo đức và tuân theo pháp luật cân phải học tập và rèn luyện nhu thế nào?

- Phát triển năng lực giao tiếp, hợp tác, năng lực trình bày vấn đề

b. Nội dung : HĐ cá nhân , thảo luận nhóm…

c. Sản phẩm hoạt động: những câu trả lời của HS

d. Tổ chức thực hiện



HOẠT ĐỘNG GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
HOẠT ĐỘNG 1: tìm hiểu ý nghĩa Sống có đạo đức và tuân theo pháp luật
a. Mục tiêu:
HS hiểu được ý nghĩa Sống có đạo đức và tuân theo pháp luật
b. Nội dung
- Hoạt động nhóm, kĩ thuật khăn trải bàn
- Hoạt động chung cả lớp

c. Sản phẩm hoạt động
- Phiếu học tập cá nhân
- Phiếu học tập của nhóm

d. Tổ chức thực hiện
Bước 1:*Chuyển giao nhiệm vụ

- Giáo viên yêu cầu:
? Sống có đạo đức và tuân theo pháp luật có ý nghĩa gì đối với bản thân, gia đình, xã hội?
? Để trở thành người sống có đạo đức và luôn tuân theo những quy định của pháp luật thì công dân phải rèn luyện như thế nào?
- Học sinh tiếp nhận…
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh…
- Giáo viên…
- Dự kiến sản phẩm

Bước 3: *Báo cáo thảo luận
Bước 4: Kết luận, nhận định

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá
- Giáo viên nhận xét, đánh giá
->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng

II. Nội dung bài học
1. Khái niệm:
2. Quan hệ giữa sống có đạo đức
3. Ý nghĩa:
- Sống có đạo đức và tuân theo pháp luật là một điều kiện, yếu tố giúp mỗi người tiến lên không ngừng, trở thành người có ích cho xã hội.
4. Trách nhiệm học sinh:
- Thường xuyên tự kiểm tra, đánh giá hành vi của bản thân trong việc sống có đạo đức và tuân theo pháp luật.


HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu:


- Học sinh củng cố kiến thức về sống và làm việc có đạo đức và tuân theo pháp luật.

- Phát triển năng lực giao tiếp, hợp tác, năng lực trình bày vấn đề

b. Nội dung: Hoạt động cá nhân.

c. Sản phẩm hoạt động: những câu trả lời của HS

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ


HS sắm vai tình huống bài tập 5.

? Nếu là Thanh và Hà, em sẽ xử lí tình huống trên như thế nào? Vì sao?

- Nếu là Thanh và Hà em sẽ: không dấu hàng giúp chị ta, mà sẽ giao gói hàng đó cho công an. Vì chị ta là tội phạm đang bị công an rượt đuổ

? Em có nhận xét gì về việc làm của người phụ nữ trong tình huống trên?\

- Việc làm của người phụ nữ là hành vi vi phạm pháp luật. Theo em, chị nên ra đầu thú để nhận được sự khoan hồng của pháp luật

* Hướng dẫn học sinh làm bài tập (7’).

? Đọc và xác định yêu cầu bài tập 2?

? Hành vi nào biểu hiện là người sống có đạo đức, hành vi nào biểu hiện tuân theo pháp luật?

? Vì sao có một số người cố tình làm những việc dù biết rằng đó là những việc làm vi phạm pháp luật (làm hàng giả, buôn bán, vận chuyển ma tuý...)?

.Bài 2:

- Sống có đạo đức: a, b,c,d,đ,e.

- Tuân theo pháp luật:h,g,i,k,l.

2. Bài 3.

Vì mục đích lợi nhuận nên một số người cố tình làm những việc dù biết rằng việc làm đó là vi phạm pháp luật như: làm hàng giả, buôn bán, vận chuyển ma tuý,....

3. Bài 4. ? Theo em hành vi của các thanh niên đã vi phạm chuẩn mực đạo đức hay vi phạm quy định của pháp luật? Vì sao?

- Theo em, hành vi của các thanh niên đã vi phạm chuẩn mực pháp luật. Vì đua xe trái phép là hành vi vi phạm luật giao thông đường bộ. Đây là hành vi có lỗi xâm hại đến các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ (nguy cơ xâm hại đến tính mạng, sức khoẻ, thiệt hại về tài sản...).

Bước 2; Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh làm bài tập

Bước 3: Báo cáo thảo luận

Bước 4: Kết luận, nhận định

HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG

a. Mục tiêu:
-Học sinh tiếp tục vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết các vấn đề thực tiễn.

b. Nội dung: Vấn đáp

c. Sản phẩm hoạt động: những câu trả lời của HS

d. Tổ chức thực hiện

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

GV giao nhiệm vụ: Về nhà tìm hiểu sách báo, hỏi ông bà, cha me hoặc tra mang Internet... thực hiện 2 nhiệm vụ sau:

- Tìm hiểu về các tấm gương sống có đạo dức và tuân theo pháp luật ở địa phương.

- Liên hệ xem bản thân em hay gia đình của em đã thực hiên nghĩa vụ này như thế nào?

Bản thân em và lớp còn có những biểu hiện nào chưa tốt so với yêu cầu giáo dục đạo đức và pháp luật? Hãy đề ra biện pháp và kế hoạch thực hiện để khắc phục những thiếu sót đó.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

Làm theo yêu cầu của giáo viên

Bước 3: Báo cáo thảo luận

Bước 4: Kết luận, nhận định




Ngày soạn: Ngày dạy:



Tiết 33: - Thực hành, ngoại khoá
THANH NIÊN HÀ NAM TRONG SỰ NGHIỆP CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA ĐẤT NƯỚC.


I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Về kiến thức:


- Trách nhiệm của thanh niên Hà Nam nói riêng và thanh niên Việt Nam nói chung trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

- Nhiệm vụ của học sinh, nhất là học sinh lớp 9.

2. Năng lực:

- Phát triển năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, tự học…

3. Về phẩm chất

- Khâm phục những tấm gương thanh niên Hà Nam sống có ích trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước.

- Có ý chí, nghị lực và hoài bão tu dưỡng để trở thành công dân tốt có ích.

II.THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Giáo viên:


- Nghiên cứu Sách Giáo dục công dân địa phương (Tài liệu giáo dục địa phương tỉnh Hà Nam).

- Sưu tầm tranh ảnh, tư liệu.

2. Học sinh:

- Học thuộc bài cũ.

- Làm các bài tập trong sách giáo khoa.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu:
-Kích thích sự tò mò ham học hỏi hứng thú học tập của học sinh .

- Phát triển năng lực giao tiếp, năng lực trình bày vấn đề.

b. Nội dung: Vấn đáp

c. Sản phẩm hoạt động: những câu trả lời của HS

d. Tổ chức thực hiện:

- GV đưa ra 1 số tranh ảnh

? Giới thiệu về các nhân vật.

- HS trả lời theo hiểu biết của mình trên cơ sở đã tìm hiểu từ ở nhà

- GV nhận xét, dẫn dắt vào bài mới.

HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

a. Mục tiêu:

- HS hiểu được: Trách nhiệm của thanh niên Hà Nam nói riêng và thanh niên Việt Nam nói chung trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Nhiệm vụ của học sinh, nhất là học sinh lớp 9.

- Phát triển năng lực giao tiếp, hợp tác, năng lực trình bày vấn đề

b. Nội dung: Cá nhân , thảo luận nhóm…

- PT: phiếu học tập, bang phụ

c. Sản phẩm hoạt động: những câu trả lời của HS

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ


- Gv yêu cầu HS đọc chuyện, quan sát ảnh, thảo luận nhóm và thực hiện các nhiệm vụ sau đây:

1/ Nêu những việc làm của Nguyễn Huy Quang trong truyện đọc trên?

2/ Kết quả mà anh Quang đạt được có ý nghĩa như thế nào đối với bản thân anh Quang, gia đình anh Quang và xã hội?

3/ Em học tập được gì từ tấm gương trên?

- Dự kiến sản phẩm: Câu trả lời của HS

1/ Những việc làm của Nguyễn Huy Quang:

- Nghiên cứu, chế tạo ra chiếc máy đánh suốt vải, mở rộng sản xuất...

- Nghiên cứu chế tạo, chuẩn bị cho ra đời máy dệt kiếm tự động...

2/ Kết quả mà anh Quang đạt được có ý nghĩa to lớn:

- Đối với bản thân anh Quang:

Được vinh dự nhận bằng khen của "Hội thi sáng tạo khoa học kĩ thuật toàn quốc" năm 2011, bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh Hà Nam....

- Đối với gia đình anh Quang

Năng cao thu nhập cho gia đình

Gia đình vinh dự tự hào về anh

- Đối với xã hội:

Góp phần nâng cao năng suất lao động và thu nhập cho nhân dân địa phương.

Góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

3/ Học tập anh Quang tinh thần ham học hỏi, cần cù nghiên cứu và sáng tạo trong lao động, học tập để góp phần nhỏ bé của mình vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: thảo luận nhóm.

Bước 3: Báo cáo thảo luận:

- Đại diện nhóm trình bày.

- Cả lớp nhận xét, bổ sung ý kiến.

Bước 4: Kết luận, nhận định

* GV nhận xét, chốt lại ý kiến đúng.

Học tập anh Quang tinh thần ham học hỏi, cần cù nghiên cứu và sáng tạo trong lao động, học tập để góp phần nhỏ bé của mình vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

II. NỘI DUNG BÀI HỌC

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ


- Gv yêu cầu HS theo dõi SGK thảo luận nhóm và thực hiện các nhiệm vụ sau đây:

1/ Nêu trách nhiệm của thanh niên Hà Nam nói riêng và thanh niên Việt Nam nói chung trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

2/ Thực hiện tốt trách nhiệm của thanh niên, học sinh trong sự nghiệp CNH-HĐH có ý nghĩa như thế nào?

3/ Nhiệm vụ của học sinh, nhất là học sinh lớp 9 hiện nay là gì?

- Dự kiến sản phẩm: Câu trả lời của HS

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

- Thảo luận nhóm

Bước 3: Báo cáo thảo luận

- Đại diện nhóm trình bày.

- Cả lớp nhận xét, bổ sung ý kiến.

Bước 4: Kết luận, nhận định

* GV nhận xét, chốt lại ý kiến đúng.

1/Trách nhiệm của thanh niên Hà Nam nói riêng và thanh niên Việt Nam nói chung trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

- Ra sức học tập văn hóa, khoa học kĩ thuật

- Tu dưỡng đạo đức, tư tưởng chính trị

- Rèn luyện kĩ năng sống

- Tích cực tham gia các hoạt động chính trị ở địa phương và nơi cư trú...

2/ Ý nghĩa: Góp phần thực hiện mục tiêu: Dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh...

3/ Nhiệm vụ của học sinh, nhất là học sinh lớp 9.

- Ra sức học tập

- Xác định lý tưởng sống đúng đắn

- Tự xây dựng kế hoạch học tập, rèn luyện, lap động

- Thực hiện tốt nhiệm vụ của HS lớp 9.

HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu:


- Học sinh củng cố kiến thức về sống và làm việc có đạo đức và tuân theo pháp luật.

-Phát triển năng lực giao tiếp, hợp tác, năng lực trình bày vấn đề

b. Nội dung: Hoạt động cá nhân.

c. Sản phẩm hoạt động: những câu trả lời của HS

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ


- GV yêu cầu học sinh làm việc theo cặp nhóm hòan thành bài tập 1, bài tập 2 Sách địa phương/ tr 50.

- Dự kiến sản phẩm cần đạt: Bài làm của HS.

Bước 2; Thực hiện nhiệm vụ

Thảo luận nhóm

Bước 3: Báo cáo thảo luận

Đại diện nhóm trình bày.

Cả lớp nhận xét, bổ sung ý kiến.

Bước 4: Kết luận, nhận định

* GV nhận xét, chốt lại ý kiến đúng.

Bài tập 1: Một vài tấm gương thanh niên Hà Nam

Đinh Ngọc Hải - Niềm tự hào tuổi trẻ Hà Nam Trường THPT chuyên Biên Hòa đã đạt nhiều thành tích cao trong các cuộc thi Olympic quốc tề môn Vật Lý...

Học tập tinh thần nỗ lực học tập từ anh

Bài tập 2: Việc làm của em nhằm thực hiện trách nhiệm của người thanh niên Hà Nam:

- Ra sức học tập

- Xác định lý tưởng sống đúng đắn

- Tự xây dựng kế hoạch học tập, rèn luyện, lap động

- Thực hiện tốt nhiệm vụ của HS lớp 9.

HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG

a. Mục tiêu:


- Học sinh tiếp tục vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết các vấn đề thực tiễn.

- Phát triển năng lực tự học

b. Nội dung: Vấn đáp

c. Sản phẩm hoạt động: những câu trả lời của HS

d. Tổ chức hoạt động:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ


- GV giao nhiệm vụ: Về nhà tìm hiểu sách báo, hỏi ông bà, cha me hoặc tra mang Internet... thực hiện 2 nhiệm vụ sau:

- Sưu tầm một số gương thanh niên Hà Nam ưu tú hiện nay

Ngày soạn: Ngày dạy:

Tiết 34

ÔN TẬP HỌC KÌ II

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức:

- Giúp các en củng cố, khắc sâu lại các kiến thức về phần pháp luật mà cá em đã học trong học kỳ II.

2. Năng lực:

- Phát triển năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, tự học…

3. Phẩm chất

- Rèn luyện kĩ năng phân tích, giải quyết các vấn đề nảy sinh trong cuộc sống mà các em có thể gặp phải.

II.THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1/ Giáo viên:

- SGK, SGV GDCD 9.

- Các tình huống , các bài tập trong SGK, trong sách bài tập.

2/ Học sinh:

- Học lại bài cũ.

- Xem lại các bài tập trong SGK

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu:
- Kích thích sự tò mò ham học hỏi hứng thú học tập của học sinh .

- Phát triển năng lực giao tiếp, năng lực trình bày vấn đề.

b. Nội dung: Vấn đáp

c. Sản phẩm hoạt động: những câu trả lời của HS

d. Tổ chức thực hiện

- GV đưa ra 1 số tranh ảnh

? Các bức tranh trên gợi cho các em nhớ đến các quyền nghĩa vụ gì của công dân theo quy định của pháp luật.

- HS trả lời:

Nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc, nghĩa vụ lao động, quyền kinh doanh và nghĩa vụ đóng thuế, quyền tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội của công dân....

- GV nhận xét, dẫn dắt vào bài ôn tập.

HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

a. Mục tiêu:

- Giúp các en củng cố, khắc sâu lại các kiến thức về phần pháp luật mà cá em đã học trong học kỳII,

- Nâng cao ý thức chấp hành theo các quy định của pháp luật, đấu tranh với cá hiện tượng vi phạm pháp luật trong cuộc sống hàng ngày...

- Phát triển năng lực giao tiếp, hợp tác, năng lực trình bày vấn đề

b. Nội dung: HĐ cá nhân , thảo luận nhóm…

c. Sản phẩm hoạt động: những câu trả lời của HS

d. Tổ chức thực hiện:

I. ÔN TẬP LÝ THUYẾT

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ


- GV giúp học sinh hệ thống hóa kiến thức đã học bằng cách đưa ra hệ thống câu hỏi.

- GV chia lớp thành 6 nhóm, mỗi nhóm 1 nội dung. HS thảo luận nhóm, trình bày trước lớp:

Câu 1:Chế độ hôn nhân và gia đình ở nước ta bao gồm các nguyên tắc cơ bản nào?

Luật Hôn nhân và gia đình ở nước ta cấm kết hôn trong những điều kiện nào? Theo em,việc kết hôn sớm có tác hại như thế nào đối với bản thân và gia đình?

Câu 2:Thế nào là vi phạm pháp luật?Có những loại vi phạm pháp luật nào?Nêu ví dụ về mỗi loại?Thế nào là trách nhiệm pháp lí?Có những loại trách nhiệm pháp lí nào?

Câu 3:Nêu các hình thức tham gia quản lí nhà nước,quản lí xã hội của công dân? Học sinh lớp 9 có thể thực hiện quyền tham gia quản lí nhà nước,quản lí xã hội không? Thực hiện như thế nào?

Câu 4:Vì sao Hiến pháp quy định công dân có quyền tham gia quản lí nhà nước,xã hội? Nêu 4 hoạt động mà công dân thể hiện quyền tham gia quản lí nhà nước,xã hội?

Câu 5: Tại sao bảo vệ Tổ quốc lại được coi là quyền và nghĩa vụ thiêng liêng và cao quý của mỗi công dân?Là học sinh ,em đã và sẽ làm gì để thực hiện tốt nghĩa vụ thiêng liêng và cao quý đó?

Câu 6: Sống có đạo đức và tuân theo pháp luật có mối quan hệ với nhau như thế nào? Cho ví dụ?Vì sao phải sống và làm việc theo Hiến Pháp và Pháp luật? Bản thân em và tập thể lớp còn có những biểu hiện nào chưa tốt so với yêu cầu giáo dục đạo đức và pháp luật? Hãy đề ra biện pháp khắc phục những thiếu sót đó?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

Thảo luận nhóm

Bước 3: Báo cáo thảo luận:

- Đại diện nhóm trình bày.

- Cả lớp nhận xét, bổ sung ý kiến.

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV nhận xét, chốt lại ý kiến đúng.


1.Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân ...

2. Quyền tự do kinh doanh...Quyền và nghĩa vụ lao động....

3. Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí....

4. Quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội....

5.Bảo vệ Tổ quốc...

6. Sống có đạo đức và tuân theo pháp luật....

II. BÀI TẬP

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ


- GV cho HS thảo luận theo bàn làm các bài tập sau:

TH1:Có người nói, khi đất nước có chiến tranh thì công dân có nghĩa vụ nhập ngũ để bảo vệ Tổ quốc,còn trong thời bình thì việc nhập ngũ hay không là tuỳ vào sự tư nguyện của mỗi người,không nên bắt buộc.

Em có đồng ý với ý kiến trên hay không ?Vì sao?

TH2:Học hết lớp 12, Mai ở nhà chờ xin việc thì gặp và yêu Tuấn cũng không có việc làm. Khi hai người xin cha mẹ cho kết hôn thì hai bên gia đình đều khuyên hai bạn hãy thư thả, bao giờ có việc làm thì hãy xây dựng gia đình nhưng cả hai không đồng ý, cứ thúc ép cha mẹ, cuối cùng gia đình hai bên phải chấp thuận Mai và Tuấn kết hôn.

Theo em, quyết định của gia đình Mai và Tuấn đúng hay sai? Vì sao?

TH3: Hiên nay, có tình trạng phụ nữ lừa gạt trẻ em đưa sang Trung Quốc bán.Hỏi

a)Những người phụ nữ đó sẽ bị xử lí như thế nào?Vì sao?

b)Họ đã vi phạm đạo đức hay pháp luật ?Vì sao?

c)Học sinh chúng ta phải rèn luyện đạo đức và tuân theo pháp luật như thế nào?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- Thảo luận nhóm

Bước 3: Báo cáo thảo luận

- Đại diện nhóm trình bày.

- Cả lớp nhận xét, bổ sung ý kiến.

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV nhận xét, chốt lại ý kiến đúng.

TH1:

Em không đồng ý với ý kiến trên vì bảo vệ Tổ Quốc là trách nhiệm của mọi công dân trong thời chiến cũng như trong thời bình...

TH2:

Theo em, quyết định của gia đình Mai và Tuấn là sai...

TH3:

Những người phụ nữ đó sẽ bị xử lí theo quy định của luật Hình sự...

Họ đã vi phạm đạo đức và pháp luật ...

Học sinh chúng ta phải rèn luyện đạo đức và tuân theo pháp luật ....

HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu:


- Học sinh củng cố kiến thức vừa ôn tập

- Phát triển năng lực giao tiếp, hợp tác, năng lực trình bày vấn đề

b. Nội dung: HĐ cá nhân.

c. Sản phẩm hoạt động: những câu trả lời của HS

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1:Chuyển giao nhiệm vụ


- GV cho HS sắm vai xử lý các tình huống sau:

Ở khu tập thể A ,hằng tháng đều có các cuộc họp tổ dân phố để bàn bạc về các công việc ở khu phố.Nhà ông Hoàng rất giàu có nhưng không bao giờ tham gia dự họp. Tổ trưởng tổ dân phố nhắc nhở thì ông Hoàng cho rằng gia đình ông không có nghĩa vụ tham gia các hoạt động ở địa phương.

a) Ông Hoàng có trách nhiệm tham gia vào các công việc ở thôn xóm hay không?Vì sao?

b) Nếu em là người dân cùng với khu phố ông Hoàng em sẽ làm gì để giúp ông Hoàng thực hiện trách nhiệm của mình?

GV hướng dẫn HS thảo luận nhóm xử lý tình huống, viết kịch bản, phân vai và sắm vai...

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS Tiến hành thảo luận nhóm.

Bước 3: Báo cáo thảo luận

Đại diện nhóm lên sắm vai.

Cả lớp nhận xét, bổ sung ý kiến.

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV nhận xét, chốt lại ý kiến đúng.

a) Ông Hoàng có trách nhiệm tham gia vào các công việc ở thôn xóm ....

b) Nếu em là người dân cùng với khu phố ông Hoàng em sẽ giải thích để ông Hoàng hiểu và thực hiện trách nhiệm của mình...

HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG

a. Mục tiêu:-
Học sinh tiếp tục vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết các vấn đề thực tiễn.

- Phát triển năng lực tự học

b. Nội dung: Vấn đáp

c. Sản phẩm hoạt động: những câu trả lời của HS

d. Tổ chức hoạt động

Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ


- GV giao nhiệm vụ: Về nhà tìm hiểu sách báo, hỏi ông bà, cha me hoặc tra mang Internet... thực hiện nhiệm vụ sau:

- Sưu tầm các quy định của Pháp luật, các tấm gương trên các lĩnh vực pháp luật vừa ôn tập.

- Ôn tập chuẩn bị kiểm tra học kì 2.







Ngày soạn: Ngày dạy:



Tiết 35

KIỂM TRA HỌC KÌ II

I. MỤC TIÊU

1.Về kiến thức


- Kiểm tra lại quá trình nhận thức của HS tù đầu học kì 2 lại nay.

- Giúp HS củng cố và nắm chắc hơn lượng kiến thức đã học.

- Qua kiểm tra giúp các em tự đánh giá được năng lực của bản thân.

2. Về kĩ năng

- HS biết phân biệt được những hành vi, việc làm thể hiện thái độ tích cực và tiêu cực trong cuộc sống hàng ngày để biết điều chỉnh cá nhân cho phù hợp với yêu cầu chung

- Rèn luyện kĩ năng làm bài cho các em.

3. Về phẩm chất

- Giáo dục ý thức tự giác, sáng tạo trong là bài.

- Biết phê phán những hành vi thiếu trong thực trong làm bài cũng như trong cuộc sống hàng ngày.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Giáo viên


- SGK, SGV GDCD 9 - GV ra đề, Xây dựng đáp án, biểu điểm cụ thể.

- Phô tô bài kiểm tra và tổ chức thi nghiêm túc, khách quan, đảm bảo nguyên tắc chung trong thi củ.

2/ Học sinh:

- Ôn tập chuẩn bị kiểm tra học kì 2.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Ổn định tổ chức:

2. Kiểm tra:


Đề bài

A Trắc nghiệm:

I Hãy đánh dấu x vào câu trả lời đúng nhất cho phù hợp: 2 đ.

1. Những người nào sau đây có quan hệ phạm vi ba đời?

a.Cha mẹ, anh chị em ruột, cháu chắc. b. cha mẹ, anh chị em ruột,anh chị em con chú, con bác.

c. Cha mẹ, anh chị em ruột, anh chị em con cậu, con cô.

d. Cha mẹ, anh chị em ruột, anh chị em con chú con bác, con cô con cậu, con dì.

2. Tảo hôn có nghĩa là:

a. Kết hôn trước tuổi qui định. b. Những người đã ly hôn kết hôn lại với nhau.

c. Kết hôn nhiều lần. d.Kết hôn quá tuổi qui định.

3. Nói “ kinh doanh là quyền tự do của mỗi công dân có nghĩa là công dân có quyền kinh doanh bất kỳ mặt hàng nào tùy thích không cần ai cho phép”, câu này là:

a. Đúng. b. Sai.

4. Theo luật thuế giá trị gia tăng năm 2003 qui định mặt hàng nào được miễn thuế.

a. Rượu từ 40độ trở lên . b. Sản xuất nước sạch, thuốc chữa bệnh.

c. Sản xuất sách, báo, đồ dùng daỵ học. d. Nông sản chưa qua chế biến, sản xuất muối.

5. Người nào sau đây được xem là người sử dụng lao động?

a.Làm việc trong cơ quan nhà nước. b. Mở quán ăn tại nhà.

c.Đi xuất khẩu lao động. d. Mở xưởng có thuê mướn nhân công.

6. “ Lao động là quyền và nghĩa vụ của công dân…” được qui định trong điều mấy của Hiến pháp năm 1992?

a. Điều 55. b. Điều 56. c. Điều 57. d. Điều 58.

7. Thuế có nguồn gốc từ đâu?

a. Ngân sách Nhà nước. b. Lương của công nhân viên chức nhà nước.

c. Từ nguồn viện trợ của nuớc ngoài. d. Là một phần thu nhập của công dân và cá tổ chức kinh tế…

8. Đâu là vi phạm của người lao động?

a. Kéo dài thời gian thử việc. b. Tự ý bỏ việc .

c. Tự ý cho thôi việc không có lý do. d. Không trả tiền công đúng thỏa thuận.

II.Hãy xử lí các tình huống sau cho phù hợp: 2 đ.

1.Ông K ở phường H có đăng ký kinh doanh bán phụ tùng xe gắn máy. Nhưng ông còn kinh doanh thêm mặt hàng thuủy hải sản đông lạnh mà không xin thêm giấy phép kinh doanh. Việc kinh doanh thêm mặt hàng của ông K như vậy có đúng theo luật định không? Vì sao? Theo em ông K có phải nộp thêm thuế kinh doanh mặt hàng thủy hải sản đông lạnh không? Để có thể tiếp tục kinh doanh mặt hàng này ông K cần phải làm gì?

2. Trong một buổi tranh luận An nói: “ Hiện nay đa số thanh niên đều không có lí tưởng và hoài bão gì cho cuộc sống thương lai”. Hà nói: “ Không phải đa số mà chỉ có một bộ phân nhỏ thanh niên không có lí tưởng sống , còn đa phần các thanh niên ngày nay đều xây dựng cho mình một lí tưởng sống đúng đắn.” Bình nói: “ Hiện nay thanh niên đều có lí tưởng sống đúng đắn hết, vì họ được giáo dục trong môi trường lành mạnh.” Em có quan niệm như thế nào ? Em có đồng tình với quan niệm nào hay không vì sao?

III.Dùng khái niệm của kinh doanh và thuế lấp đầy các chỗ trống sau cho phù hợp: 1 đ.



Kinh doanh
(2)
Buôn bán
(3)
(4)
Thuế
Chi tiêu và công việc chung.
(1)


B. Tự luận:

1. Cho biết trách nhiệm của thanh niên trong sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa hiện nay là gì? 2 đ.

2. Lao đông là gì? Nói lao đông là quyền và nghĩa vụ của công dân có nghĩa là như thế nào? 3 đ.



Đáp án:

A.Trắc nghiệm:

Mỗi ý đúng + 0,25 đ:

I. 1.d; 2. a; 3.b; 4.d; 5.d; 6.a; 7.d; 8.b.

II.

1.Không. Vì ông chưa đăng ký kinh donh mặt hàng này.Ông phải nộp thêm mức thuế cho mặt hàng này. Ông phải xin giấy phép kinh doanh thêm mặt hàng này.

2. Đồng tình với bạn Hà 0,25 đ.Hiện nay tuy rằng thanh niên được giáo dục trong môi trường lành mạnh, nhưng không ít bạn chưa xác định được lí tưởng sống đúng đắn cho mình 0,25đ, cũng không ít bạn bị nhiễm những thói hư tật xấu từ bên ngoài 0,25đ. Phần lớn các bạn đã xác định lí tưởng sống đúng đắn, cụ thể là hiện nay có rất nhiều những gương mặt trẻ đã và đang thnàh đạt trên con đường lập nghiệp của mình 0,25đ.

III.

(1).Sản xuất.

(2).Dịch vụ

(3).Một phần trong thu nhập.

(4).Nộp vào ngân sách nhà nước.

B. Tự luận:

Câu 1: Trách nhiệm của thanh niên trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nướclà ra sức học tập văn hóa, khoa học kĩ thuật, 0,25đ tu dưỡng đạo đức, tư tưởng chính trị, có lối sống lành mạnh, 0,25đ rèn luyện các kĩ năng, phát triển các năng lực, có ý thức rèn luyện sức khỏe. 0,25đ Đồng thời, thanh niên phải tích cực tham gia các hoạt động chính trị- xã hôi,, lao động sản xuất để góp phần thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa; 0,25đ xây dựng nước ta thành một nước công nghiệp hiện đại, 0,25đ có cơ cấu kinh tế hợp lí, quan hệ sản xuất tiến bộ, đời sống vật chất và tinh thần cao, quốc phòng và an ninh vững chắc 0,25đ, dân giàu, nứơc mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, xây dựng thành công chủ nghiã xã hội 0,25đ. Thanh niên phải là “ lực lượng nòng cốt”, vì họ là những người được đào tạo giáo dục toàn diện. 0,25đ

Câu 2:

Lao độnglà hoạt động có mục đích của con người 0,25đ nhằm tạo ra của cải vật chất và các giá trị tinh thần cho xã hội. 0,25đ Lao động là hoạt động chủ yếu, quan trọng nhất của con người, 0,25đ là nhân tố quyết định sự tồn tại, phát triển của đất nước và nhân loại. 0,25đ

Lao động là quyề và nghĩa vụ của công dân:

Mọi công dân có quyề tự do sử dung sức lao động của mình 0,25đ để học nghề, tìm kiếm việc làm, lựa chọn nghề nghiệp có ích cho xã hội, 0,25đ đem lại thu nhập cho bản thân và gia đình. 0,25đ

Mọi người có nghĩa vụ lao động để tự nuôi sống bản thân, 0,25đ nuôi sống gia đình, góp phần tạo ra của cải vật chất và tinh thần 0,25đ cho xã hội, duy trì và phát triển đất nước. 0,25đ

Lao động là nghĩa vụ đối với bản thân, với gia đình, 0,25đ đồng thời là nghĩa vụ đối với xã hội, với đất nước của mỗi công dân 0,25đ.



Ngày soạn: Ngày dạy:



Tiết 19- Bài 11


TRÁCH NHIỆM CỦA THANH NIÊN TRONG SỰ NGHIỆP CÔNG NGHIỆP HÓA- HIỆN ĐẠI HÓA ĐẤT NƯỚC



I. Mục tiêu cần đạt.

1. Kiến thức


- Hiểu được những định hướng cơ bản, những nhiệm vụ quan trọng nhất của sự phát triển kinh tế-xã hội thời kỳ CNH- HĐH đất nước.

- Hiểu vị trí, vai trò, trách nhiệm của thế hệ thanh niên trong sự nghiệp CNH- HĐH đất nước.

2. Kỹ năng

- Có kỹ năng tông hợp, giải quyết các công việc của bản thân như lập nghiệp, có kỹ năng giao tiếp, biểu đạt ý định với những người cân thiết như GVCN, bố mẹ, bạn bè….

3. Thái độ

- Xác định rõ trách nhiệm của bản thân trong giai đoạn hiện nay.

- Có ý thức cao trong học tập, rèn luyện.

- Hình thành lý tưởng sống đúng đắn.

4. Năng lực: NL tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL công nghệ, NL trách nhiệm công dân, NL tự quản lí và phát triển bản thân, NL tư duy phê phán.

II. Chuẩn bị

1. GV:


- Kế hoạch bài học

- Sách học sinh, sách giáo khoa môn GDCD, lớp 9;

- Giấy khổ rộng, bút dạ, băng dính (hồ dán), kéo;

- Trường hợp, tình huống liên quan đến nội dung bài học.

2. HS:

- HS đọc, tìm hiểu trước bài học

III. Tổ chức dạy học

1. Mô tả phương pháp thực hiện chuỗi các hoạt động học trong bài học và kĩ thuật dạy học thực hiện trong các hoạt động.

a. HĐ khởi động:


- Phương pháp: Đàm thoại, nêu và giải quyết vấn đề.

- Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi.

b. HĐ hình thành kiến thức mới

* HĐ1: Tìm hiểu về ý nghĩa của CNH- HĐH


- Phương pháp: Dự án.

- Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi.

* HĐ 2 : tìm hiểu trách nhiệm cảu thanh niên và Phương hướng rèn luyện

- Phương pháp: Đàm thoại,thảo luận nhóm (nhóm lớn, cặp đôi), nêu và giải quyết vấn đề.

- Kĩ thuật: Kĩ thuật khăn phủ bàn, chia nhóm, kĩ thuật đặt câu hỏi.

c. HĐ luyện tập:

- Phương pháp: Đàm thoại, nêu vấn đề.

- Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi.

d. HĐ vận dụng :

- Phương pháp : Đàm thoại, nêu và giải quyết vấn đề.

- Kĩ thuật : Kĩ thuật đặt câu hỏi.

e. HĐ tìm tòi, sáng tạo :

- Phương pháp : Đàm thoại, nêu vấn đề.

- Kĩ thuật : Kĩ thuật đặt câu hỏi.

A. Khởi động

*
Mục tiêu:

- Kích thích HS tự tìm hiểu về các vấn đề về trách nhiệm cảu thanh niên trong thời kì CNH- HĐH đất nước.

- Hình thành năng lực tư duy phê phán, xử lí tình huống thực tiễn, năng lực trách nhiệm công dân.

2. Phương thức thực hiện:

- Hoạt động cộng đồng

3. Sản phẩm hoạt động

- Trình bày miệng

4. Phương án kiểm tra, đánh giá

- Học sinh đánh giá.

- Giáo viên đánh giá.


5. Tiến trình hoạt động:

*Chuyển giao nhiệm vụ

-
GV: Cho HS nghe bài hát " Khát vọng tuổi trẻ"- Vũ Hoàng

? Lời bài hát muốn nhắn nhủ chúng ta điều gì?

*Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh: Trao đổi

- Giáo viên: quan sát

- Dự kiến sản phẩm: Lời bài hát là lời nhắn nhủ tới thế hệ thanh niên với trách nhiệm xây dựng và đóng góp, bảo vệ Tổ Quốc


*Báo cáo kết quả

*Đánh giá kết quả


- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên gieo vấn đề cần tìm hiểu trong bài học …

->Giáo viên nêu mục tiêu bài học…


B. Hình thành kiến thức

- Mục tiêu:


+ HS hiểu được những vấn đề xảy ra trong thực tế và nội dung bài học

+ NL: Tự học, giải quyết vấn đề, giao tiếp, hợp tác...

+ PPDH/ KTDH: Giải quyết vấn đề, thảo luận, giao tiếp và sáng tạo...

Cách tiến hành

Hoạt động của giáo viên và học sinhNội dung cần đạt
- HĐ 1: Nêu ý nghĩa của CNH- HĐH
1. Mục tiêu: HS hiểu được ý nghĩa của CNH- HĐH
2. Phương thức thực hiện:
- Hoạt động nhóm, kĩ thuật khăn trải bàn
- Hoạt động chung cả lớp

3. Sản phẩm hoạt động
- Phiếu học tập cá nhân
- Phiếu học tập của nhóm

4. Phương án kiểm tra, đánh giá
- Học sinh tự đánh giá.
- Học sinh đánh giá lẫn nhau.
- Giáo viên đánh giá.

5. Tiến trình hoạt động
*Chuyển giao nhiệm vụ
- Giáo viên yêu cầu: HS đọc phần ĐVĐ
các nhóm thảo luận( thảo luận theo bàn) các câu hỏi phần gợi ý sgk/ 38
- Học sinh tiếp nhận…
*Thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh làm việc nhóm
- Giáo viên quan sát
- Dự kiến sản phẩm

*Báo cáo kết quả
*Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá
- Giáo viên nhận xét, đánh giá
->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng

- GV: kết luận
Công cuộc đổi mới được Đảng ta đề ra năm 1986 đã khẳng định CNH- HĐH là phương hướng đúng đắn, là nhiệm vụ quan trọng để thực hiện lý tưởng của Bác Hồ thực hiên mục tiêu" dân giàu, nước mạnh,xã hội công bằng dân chủ, van minh". Mỗi người phải xác định 1 chỗ đứng, một vị trí của mình. Đặc biệt là thế hệ thanh niên
* Hoạt động 2: Trách nhiệm của thanh niên trong sự nghiệp CNH- HĐH
1. Mục tiêu: HS biết được trách nhiệm của thanh niên với sự nghiệp CNH- HĐH
2. Phương thức thực hiện:
- Hoạt động nhóm
- Hoạt động chung cả lớp

3. Sản phẩm hoạt động: Phiếu học tập
4. Phương án kiểm tra, đánh giá:
- Học sinh đánh giá lẫn nhau.
- Giáo viên đánh giá.

5. Tiến trình hoạt động:
* Chuyển giao nhiệm vụ
- Giáo viên: ? theo em thanh niên cần có trách nhiệm gì trong sự nghiệp CNH-HĐH?
Cho HS thảo luận nhóm
- Học sinh tiếp nhận…
* Thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh :Thảo luận
- Giáo viên: Quan sát
- Dự kiến sản phẩm

- Ra sức học tập văn hóa, khoa học kĩ thuật, tu dưỡng đạo đức, tư tưởng chính trị, có lối sống lành mạnh, rèn luyện các kỹ năng, phát triển năng lực
- Tích cực tham gia các hoạt động chính trị- xã hội.
- Thanh niên là "Lực lượng nòng cốt"
*Báo cáo kết quả: Phiếu học tập
*Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá
- Giáo viên nhận xét, đánh giá
->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng

* HĐ 3: Phương hướng rèn luyện của thanh niên
1. Mục tiêu: HS biết được Phương hướng rèn luyện của thanh niên
2. Phương thức thực hiện:
- Hoạt độngcặp đôi

3. Sản phẩm hoạt động: Phiếu học tập
4. Phương án kiểm tra, đánh giá:
- Học sinh đánh giá lẫn nhau.
- Giáo viên đánh giá.

5. Tiến trình hoạt động:
* Chuyển giao nhiệm vụ
- Giáo viên: ? theo em thanh niên cần rèn luyện như thế nào để có trách nhiệm gì trong sự nghiệp CNH-HĐH?
Cho HS thảo luận cặp đôi
- Học sinh tiếp nhận…
* Thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh :Thảo luận
- Giáo viên: Quan sát
- Dự kiến sản phẩm

- Ra sức học tập, rèn luyện toàn diện .
- Xác định lý tưởng sống đúng đắn.
- Xây dựng kế hoạch học tập thực hiện tốt nhiệm vụ của HS lớp 9.
*Báo cáo kết quả: Phiếu học tập
*Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá
- Giáo viên nhận xét, đánh giá
->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng


1. Tìm hiểu ý nghĩa của CNH- HĐH



















Có ý nghĩa rất quan trọng, là cơ sở để đưa nước ta thoát khỏi tình trạng kém phát triển, cơ bản trở thành nước CNH- HĐH

2. Trách nhiệm của thanh niên trong sự nghiệp CNH- HĐH













- Ra sức học tập văn hóa, khoa học kĩ thuật, tu dưỡng đạo đức, tư tưởng chính trị, có lối sống lành mạnh, rèn luyện các kỹ năng, phát triển năng lực
- Tích cực tham gia các hoạt động chính trị- xã hội.
- Thanh niên là "Lực lượng nòng cốt"



3. Phương hướng rèn luyện của thanh niên



















- Ra sức học tập, rèn luyện toàn diện .
- Xác định lý tưởng sống đúng đắn.
- Xây dựng kế hoạch học tập thực hiện tốt nhiệm vụ của HS lớp 9.
C. Hoạt động luyện tập

1. Mục tiêu: - Luyện tập để HS củng cố những gì đã biết về kiến thức bài học.

- Hình thành năng lực tự học, giải quyết vấn đề, giao tiếp, sáng tạo.

2. Phương thức thực hiện: Cá nhân, nhóm

3. Sản phẩm hoạt động: vở HS

4. Phương án kiểm tra, đánh giá:

5. Tiến trình hoạt động (lần lượt thực hiện các bài tập 1. 2. 3…)

*Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ

- Giáo viên…

? theo em thanh niên cần có trách nhiệm gì trong sự nghiệp CNH-HĐH?

? Phương hướng rèn luyện của thanh niên

- Học sinh tiếp nhận…

* Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh :Thảo luận

- Giáo viên: Quan sát

- Dự kiến sản phẩm


*Báo cáo kết quả: Phiếu học tập

*Đánh giá kết quả
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên chốt kiến thức


- GV: Tổ chức đàm thoại với HS các bài tập sgk/ 39

D. Hoạt động vận dụng

1. Mục tiêu: Tạo cơ hội cho HS vận dụng kiến thức kĩ năng có được vào các tình huống thực tiễn.

Hình thành năng lực tự học, giải quyết vấn đề, thông tin truyền thông.

2. Phương thức thực hiện: Cá nhân, cộng đồng

3. Sản phẩm hoạt động: vở HS

4. Phương án kiểm tra, đánh giá:

5. Tiến trình hoạt động

*Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ

- Giáo viên…

- GV yêu cầu HS về nhà viết(khoảng 10 dòng) nói lên quan điểm, suy nghĩ của em về trách nhiệm của học sinh hiện nay.

- GV: hướng dẫn HS hoàn thiện kế hoạc rèn luyện dựa vào nội dung của bài học

- Học sinh tiếp nhận…

* Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh :cá nhân

- Giáo viên: Quan sát

- Dự kiến sản phẩm


*Báo cáo kết quả: Phiếu học tập

*Đánh giá kết quả


- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên chốt kiến thức


- GV: Tổ chức đàm thoại với HS các bài tập sgk/ 39

E. Hoạt động tìm tòi, mở rộng

* Mục tiêu

HS nâng cao khả năng đánh giá, nhận xét được thế nào là trách nhiệm đúng đắn của thanh niên trong thời kì CNH- HĐH.

Hình thành NL đánh giá, NL tư duy phê phán, NL công nghệ.

* Cách tiến hành

Phương thức thực hiện: GV: giao dự án cho HS

Tổ chức 1 buổi nói chuyện về trách nhiệm thanh niên trong thời kì CNH- HĐH

- GV: hướng dẫn HS chuẩn bị nội dung trao đổi, nêu được trách nhiệm của thanh niên trong từng thời kỳ lịch sử

Hãy xây dựng một kế hoạch học tập,rèn luyện của mình trong năm học này. Trao đổi với các bạn trong nhóm

So sánh trách nhiệm của thanh niên trong thời kỳ chiến tranh và trong thời kỳ CNH- HĐH đất nươc.

































Ngày soạn: Ngày dạy:



Tiết 20- Bài 12

QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÔNG DÂN TRONG HÔN NHÂN

I. Mục tiêu cần đạt.

1. Kiến thức:


- Hiểu đc hôn nhân là gì?

- Nêu đc các nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân ở nc ta.

- Kể đc các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong hôn nhân.

- Tác hại của việc kết hôn sớm.

2. Kĩ năng:

Biết thực hiện các quyền và nghĩa vụ cơ bản của bản thân trong việc thực hiện luật hôn nhân và gia đình năm 2000

3. Thái độ:

Nghiêm chỉnh chấp hành luật hôn nhân và gia đình

Không tán thành việc kết hôn sớm

4. Các năng lực hướng tới phát triển ở học sinh

NL tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL công nghệ, NL trách nhiệm công dân, NL tự quản lí và phát triển bản thân, NL tư duy phê phán.

II. Chuẩn bị

1. GV:
- Sách học sinh, sách giáo khoa môn GDCD, lớp 9, luật hôn nhân và gia đình 2000;

- Giấy khổ rộng, bút dạ, băng dính (hồ dán), kéo;

- Trường hợp, tình huống liên quan đến nội dung bài học.

- Chuẩn bị của học sinh:

2. HS đọc, tìm hiểu trước bài học

III. Tổ chức dạy học

1. Mô tả phương pháp thực hiện chuỗi các hoạt động học trong bài học và kĩ thuật dạy học thực hiện trong các hoạt động.

a. HĐ khởi động:


- Phương pháp: Đàm thoại, nêu và giải quyết vấn đề.

- Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi.

b. HĐ hình thành kiến thức mới

* HĐ1: Tìm hiểu về Đặt vấn đề


- Phương pháp: Dự án.

- Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi.

* HĐ 2 : Tìm hiểu nội dung bài học

Hôn nhân là gì, những quy định của pháp luật

- Phương pháp: Đàm thoại, dạy học nhóm, nêu và giải quyết vấn đề.

- Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi, chia nhóm.

c. HĐ luyện tập:

- Phương pháp: Đàm thoại, nêu vấn đề.

- Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi.

d. HĐ vận dụng :

- Phương pháp : Đàm thoại, nêu và giải quyết vấn đề.

- Kĩ thuật : Kĩ thuật đặt câu hỏi.

e. HĐ tìm tòi, sáng tạo :

- Phương pháp : Đàm thoại, nêu vấn đề.

- Kĩ thuật : Kĩ thuật đặt câu hỏi.

A. Khởi động

1. Mục tiêu:

- Kích thích HS tự tìm hiểu về các vấn đề liên quan đến quyền và nghĩa vụ của CD trong gia đình.

- Hình thành năng lực tư duy phê phán, xử lí tình huống thực tiễn, năng lực trách nhiệm công dân.

2. Phương thức thực hiện:

- Hoạt động cộng đồng

3. Sản phẩm hoạt động

- Trình bày miệng

4. Phương án kiểm tra, đánh giá

- Học sinh đánh giá.

- Giáo viên đánh giá.


5. Tiến trình hoạt động:

*Chuyển giao nhiệm vụ

GV: Nêu tình huống

4/12/2010 một vụ tự tử đã xảy ra ở Sơn La. Nguyên nhân là do cha mẹ của cô gái đã ép cô tảo hôn với một người con trai bản khác. Do mâu thuẫn với cha mẹ cô đã tự vẫn vì không muốn lập gia đình sớm. Trong thư viết để lại cho gia đình cô đã nói lên ước mơ của thời con gái và những dự định trong tương lai còn dang dở chưa thực hiện được.

? Suy nghĩ của em về cái chết thương tâm của cô gái? (xót xa)

? Theo em trách nhiệm thuộc về ai? (gia đình, bản thân cô thiếu tự chủ)

? Cô gái nên làm gì? (nhờ chính quyền địa phương can thiệp, các vị bô lão có tiếng nói trong dòng họ, xóm làng)

*Báo cáo kết quả

*Đánh giá kết quả


- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

Giáo viên gieo vấn đề cần tìm hiểu trong bài học

->Giáo viên nêu mục tiêu bài học


B. HĐ hình thành kiến thức

- Mục tiêu:

+ HS hiểu được những vấn đề xảy ra trong thực tế và nội dung bài học

+ NL: Tự học, giải quyết vấn đề, giao tiếp, hợp tác...

+ PPDH/ KTDH: Giải quyết vấn đề, thảo luận, giao tiếp và sáng tạo...

Cách tiến hành

Hoạt động của giáo viên và học sinhNội dung cần đạt
HĐ 1: Tìm hiểu mục đặt vấn đề (8’) .
1. Mục tiêu: HS hiểu được những vấn đề về tinh yêu, hôn nhân và hạnh phúc…
2. Phương thức thực hiện:
- Hoạt động nhóm
- Hoạt động chung cả lớp

3. Sản phẩm hoạt động
- Phiếu học tập cá nhân
- Phiếu học tập của nhóm

4. Phương án kiểm tra, đánh giá
- Học sinh tự đánh giá.
- Học sinh đánh giá lẫn nhau.
- Giáo viên đánh giá.

5. Tiến trình hoạt động
*Chuyển giao nhiệm vụ
- Giáo viên yêu cầu: 1 HS đọc phần ĐVĐ
các nhóm thảo luận( thảo luận theo bàn) các câu hỏi phần gợi ý sgk
- Học sinh tiếp nhận…
*Thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh…
- Giáo viên…
- Dự kiến sản phẩm

*Báo cáo kết quả
*Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá
- Giáo viên nhận xét, đánh giá
->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng

- HS thảo luận các vấn đề
? Ai là người có lỗi trong câu chuyện trên? Vì sao?
- Hs: Bố mẹ T (ham giàu)
K (là người chồng thiếu trách nhiệm)
? Để có hạnh phúc trong gia đình thì anh K và bố mẹ T phải làm gì?
- Hs:
+ Bố mẹ T: Không vụ lợi (vì tiền, danh vọng) ép buộc con lấy người con không yêu.
+ K: Không chơi bời lêu lổng, phải quan tâm chăm sóc gia đình.
- Gọi HS đọc tình huống 2.
? M khổ vì lí do nào?
- Hs: Do bản thân không tự chủ được: Sợ người yêu giận, cho rằng mình không thật lòng.
? Ai là người có lỗi?
- Hs: Cả H và M, gđ, anh chị M
? Em có suy nghĩ gì về T/Y và hôn nhân trong 2 trường hợp trên?
(1): không tình yêu->có kết hôn }->ko hạnh phúc
(2): có tình yêu -> không kết hôn }
? Tại sao trong cả 2 trường hợp trên đều không có hạnh phúc?
- Hs:
(1) do ép hôn, tảo hôn vì ham giàu -> ty vụ lợi.
(2) do thái độ không nghiêm túc trong tình yêu, yêu đương hưởng thụ, vội vàng.
- HĐ 2: tìm hiểu nội dung bài học
1. Mục tiêu: HS hiểu được thế nào là hôn nhân, những quy định của pháp luật về hôn nhân.
2. Phương thức thực hiện:
- Trải nghiệm
- Hoạt động cặp đôi
- Hoạt động chung cả lớp

3. Sản phẩm hoạt động
- Phiếu học tập cá nhân
- Phiếu học tập của nhóm

4. Phương án kiểm tra, đánh giá
- Học sinh tự đánh giá.
- Học sinh đánh giá lẫn nhau.
- Giáo viên đánh giá.

5. Tiến trình hoạt động
*Chuyển giao nhiệm vụ
- Giáo viên yêu cầu
? Em quan niệm như thế nào về tình yêu?
? Em quan niệm như thế nào về tuổi kết hôn, về trách nhiệm của vợ và chồng trong đời sống gia đình?
- Học sinh tiếp nhận…
*Thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh: Thảo luận
- Giáo viên: Quan sát, giúp đỡ
- Dự kiến sản phẩm

*Báo cáo kết quả
*Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá
- Giáo viên nhận xét, đánh giá
->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng

? Em quan niệm như thế nào về tình yêu?
- Hs:
+ T.y tự nguyện từ 2 phía
+ Sự đồng cảm sâu sắc, sự chân thành tin cậy và tôn trọng lẫn nhau, yêu trong sáng, lành mạnh.
+ Không ham tiền tài, danh vọng.
+ Có trách nhiệm với nhau.
=> Đó là những biểu hiện của tình yêu chân chính. Tình yêu chân chính là cơ sở quan trọng của hôn nhân và gia đình hạnh phúc.
? Em quan niệm như thế nào về tuổi kết hôn, về trách nhiệm của vợ và chồng trong đời sống gia đình?
- Hs:
+ Nam 20, nữ 18.
+ Cả 2 đều có trách nhiệm trong phát triển kinh tế gđ và nuôi dạy con cái.
- Gv dẫn: để hiểu rõ hơn về những vấn đề trên
? Em hiểu như thế nào về hôn nhân?
- Hs: Hôn nhân là...
? Em hiểu thế nào là bình đẳng, tự nguyện, được nhà nước thừa nhận
- Hs: bình đẳng về quyền lợi, nghĩa vụ, ko ép buộc, đăng kí kết hôn.
? Vì sao nói tình yêu chân chính là cơ sở quan trọng của hôn nhân?
- Hs: tình yêu chân chính là chất keo dính bền chặt cho một cuộc hôn nhân bền vững. Khi yêu nhau người con trai và con gái đều có quyền lựa chọn. Nhưng khi đã kết hôn rồi thì dù hay dù dở cũng phải vun đắp xây dựng hạnh phúc gia đình. Đó chính là giá trị chân chính của tình yêu.
“Một trăm chỗ lệch cũng kê cho bằng”
“Yêu nhau quả bồ hòn làm ngọt”
“Yêu nhau yêu cả đường đi..... ti họ hàng”
“Yêu nhau mấy núi cũng trèo......qua”
“Yêu nhau con mắt liếc ngang
Ghét nhau ném đá vỡ đầu nhau ra”
? Nêu những nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân ở Việt Nam hiện nay?
- Gv: nguyên tắc hiện nay khác trong xã hội xưa. Xưa: “trai năm thê bảy thiếp”. Vua Tự Đức 104 vợ và có hơn 100 con.
Nay: chung thuỷ một vợ, một chồng.
? Em hiểu thế nào là hôn nhân tiến bộ.
- Hs: không tảo hôn, có đăng kí kết hôn.
- Gv: hôn nhân được bắt đầu khi 2 người đăng kí kết hôn và kết thúc khi li hôn ;1 trong 2 bên chết hoặc mất tích
- Ví dụ: người theo đạo thiên chúa lấy người theo đạo Phật phải học nhập đạo, thi lấy giấy chứng nhận.
I. Đặt vấn đề
1. Chuyện của T
2. Nỗi khổ của M














































II. Nội dung bài học



















1. HÔN NHÂN

- Hôn nhân là sự liên kết đặc biệt giữa một nam và một nữ trên nguyên tắc bình đẳng, tự nguyện, được nhà nước thừa nhận, nhằm chung sống lâu dài và xây dựng một gia đình hoà thuận, hạnh phúc.
- T/y chân chính là cơ sở quan trọng của hôn nhân.





























2. Những quy định của pháp luật nước ta về tình yêu và hôn nhân.
a. Những nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân ở Việt nam hiện nay.
- Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ, một chồng, vợ chồng bình đẳng.
- Vợ chồng có nghĩa vụ thực hiện chính sách dân số kế hoạch hoá gia đình.
+ Hôn nhân giữa công dân Việt Nam thuộc các dân tộc, tôn giáo, giữa người theo tôn giáo với người không theo tôn giáo, giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài được tôn trọng và pháp luật bảo vệ.
+ Vợ chồng có nghĩa vụ thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình.
C. Hoạt động luyện tập

1. Mục tiêu: - Luyện tập để HS củng cố những gì đã biết về kiến thức bài học.

- Hình thành năng lực tự học, giải quyết vấn đề, giao tiếp, sáng tạo.

2. Phương thức thực hiện: Cá nhân, nhóm

3. Sản phẩm hoạt động: vở HS

4. Phương án kiểm tra, đánh giá:

5. Tiến trình hoạt động (lần lượt thực hiện các bài tập 1. 2. 3…)

*Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ

- Giáo viên

GV cho HS đọc tư liệu tham khảo mục 1,2.

? Thế nào là hôn nhân? Nêu những nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân ở Việt nam hiện nay? Khái quát nội dung bài học

- Học sinh tiếp nhận

* Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh :Thảo luận

- Giáo viên: Quan sát

- Dự kiến sản phẩm


*Báo cáo kết quả: Phiếu học tập

*Đánh giá kết quả


- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên chốt kiến thức


- GV: Tổ chức đàm thoại với HS các bài tập sgk

D. Hoạt động vận dụng

1. Mục tiêu: Tạo cơ hội cho HS vận dụng kiến thức kĩ năng có được vào các tình huống thực tiễn.

Hình thành năng lực tự học, giải quyết vấn đề, thông tin truyền thông.

2. Phương thức thực hiện: Cá nhân, cộng đồng

3. Sản phẩm hoạt động: vở HS

4. Phương án kiểm tra, đánh giá:

5. Tiến trình hoạt động

*Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ

- Giáo viên…

- Liên hệ với tình trạng hôn nhân ở địa phương em

- Em quan niệm ntn về hôn nhân và tình yêu

- Học sinh tiếp nhận

* Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh :cá nhân

- Giáo viên: Quan sát

- Dự kiến sản phẩm


*Báo cáo kết quả: Phiếu học tập

*Đánh giá kết quả


- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên chốt kiến thức


- GV: Tổ chức đàm thoại với HS các bài tập sgk/ 39

E. Hoạt động tìm tòi, mở rộng

* Mục tiêu

HS nâng cao khả năng đánh giá, nhận xét được thế nào là trách nhiệm đúng đắn của thanh niên trong thời kì CNH- HĐH.

Hình thành NL đánh giá, NL tư duy phê phán, NL công nghệ.

* Cách tiến hành

Phương thức thực hiện: GV: giao dự án cho HS

- HS tìm hiểu về luật hôn nhân và gia đình năm 2013

- HS thực hiện theo phương pháp đề án



Ký duyệt của tổ chuyên môn







Ngày soạn:

Ngày dạy:

Tiết 21 - Bài 12

QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÔNG DÂN TRONG HÔN NHÂN

(tiếp theo)

I. Mục tiêu cần đạt:

1. Kiến thức:


- Hiểu đc hôn nhân là gì?

- Nêu đc các nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân ở nc ta.

- Kể đc các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong hôn nhân.

- Tác hại của việc kết hôn sớm.

2. Kĩ năng:

Biết thực hiện các quyền và nghĩa vụ cơ bản của bản thân trong việc thực hiện luật hôn nhân và gia đình năm 2000

3. Thái độ:

Nghiêm chỉnh chấp hành luật hôn nhân và gia đình

Không tán thành việc kết hôn sớm

4. NL tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL công nghệ, NL trách nhiệm công dân, NL tự quản lí và phát triển bản thân, NL tư duy phê phán.

II. Chuẩn bị

1. GV:


- Kế hoạch bài học

- Sách học sinh, sách giáo khoa môn GDCD, lớp 9;

- Giấy khổ rộng, bút dạ, băng dính (hồ dán), kéo;

- Trường hợp, tình huống liên quan đến nội dung bài học

Học liệu: Đồ dùng dạy học, phiếu học tập, bài tập ra kỳ trước (nếu có)…

2. Chuẩn bị của học sinh:

- HS đọc, tìm hiểu trước bài học

III. Tổ chức dạy học

1. Mô tả phương pháp thực hiện chuỗi các hoạt động học trong bài học và kĩ thuật dạy học thực hiện trong các hoạt động.

a. HĐ khởi động:


- Phương pháp: Đàm thoại, nêu và giải quyết vấn đề.

- Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi.

b. HĐ hình thành kiến thức mới

* HĐ1: Tìm hiểu về truyện đọc


- Phương pháp: Dự án.

- Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi.

* HĐ 2 : tìm hiểu nội dung bài học

- Phương pháp: Đàm thoại,thảo luận nhóm (nhóm lớn, cặp đôi), nêu và giải quyết vấn đề.

- Kĩ thuật: Kĩ thuật khăn phủ bàn, chia nhóm, kĩ thuật đặt câu hỏi.

c. HĐ luyện tập:

- Phương pháp: Đàm thoại, nêu vấn đề.

- Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi.

d. HĐ vận dụng :

- Phương pháp : Đàm thoại, nêu và giải quyết vấn đề.

- Kĩ thuật : Kĩ thuật đặt câu hỏi.

e. HĐ tìm tòi, sáng tạo :

- Phương pháp : Đàm thoại, nêu vấn đề.

- Kĩ thuật : Kĩ thuật đặt câu hỏi.

A. Khởi động

1. Mục tiêu:

- Kích thích HS tự tìm hiểu về các vấn đề về trách nhiệm cảu thanh niên trong thời kì CNH- HĐH đất nước.

- Hình thành năng lực tư duy phê phán, xử lí tình huống thực tiễn, năng lực trách nhiệm công dân.

2. Phương thức thực hiện:

- Hoạt động cộng đồng

3. Sản phẩm hoạt động

- Trình bày miệng

4. Phương án kiểm tra, đánh giá

- Học sinh đánh giá.

- Giáo viên đánh giá.


5. Tiến trình hoạt động:

*Chuyển giao nhiệm vụ

Nguyên tắc trong hôn nhân được pháp luật quy định ntn?

Theo em, độ tuôi kết hôn là bao nhiêu?

*Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh: Trao đổi

- Giáo viên: quan sát

- Dự kiến sản phẩm:


- Được kết hôn: Nam từ 20 tuôỉ trở lên, nữ từ 18 tuôỉ trở lên, nam nữ tự nguyện, phải được đăng kí tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

*Báo cáo kết quả

*Đánh giá kết quả


- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên gieo vấn đề cần tìm hiểu trong bài học …

->Giáo viên nêu mục tiêu bài học…


Gv dẫn dắt vào bài mới.

B. HĐ hình thành kiến thức

Hoạt động của giáo viên và học sinhNội dung cần đạt
HĐ 1: Tìm hiểu quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân(15’)
1.Mục tiêu: Tìm hiểu quy định của pháp luật về hôn nhân,
Trách nhiệm của CD trong hôn nhân
2. Phương thức thực hiện:
- Hoạt động nhóm
- Hoạt động chung cả lớp

3. Sản phẩm hoạt động
- Phiếu học tập cá nhân
- Phiếu học tập của nhóm

4. Phương án kiểm tra, đánh giá
- Học sinh tự đánh giá.
- Học sinh đánh giá lẫn nhau.
- Giáo viên đánh giá.

5. Tiến trình hoạt động
*Chuyển giao nhiệm vụ
- Giáo viên yêu cầu
? Pháp luật Việt Nam hiện nay quy định như thế nào về tuổi kết hôn?
? Pháp luật quy định như thế nào về quan hệ giữa vợ và chồng
? Mỗi người cần có thái độ như thế nào đối với tình yêu và hôn nhân?
? Nơi em ở có trường hợp nào vi phạm quy định của pháp luật về hôn nhân không? Nêu hậu quả của nó?
- Học sinh tiếp nhận…
*Thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh: làm việc theo yêu cầu
- Giáo viên: Quan sat, trợ giúp kịp thời
- Dự kiến sản phẩm

*Báo cáo kết quả
*Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá
- Giáo viên nhận xét, đánh giá
->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng

- Hs: nam 20 tuổi, nữ 18 tuổi trở lên.
Gv: nhà nước khuyến khích nam 26, nữ 22 tuổi trở lên mới được kết hôn...PN nước ngoài thường KH muộn, sinh con ít vì sợ ảnh hưởng đến nhan sắc: “ gái một con trông....mùi”.
- Hs: người đang có vợ hoặc chồng...
- Gv minh hoạ: Lý Chiêu Hoàng- Trần Cảnh; “Hòn vọng phu”; gái điếm và con đẻ.
? Pháp luật quy định như thế nào về quan hệ giữa vợ và chồng?
(phê phán quan điểm chồng kiếm tiền, vợ nội trợ)
Gv: lưu ý phong tục, tập quán lạc hậu của một số dân tộc thiểu số như: cướp vợ, nối dây,...
- Đọc phần tư liệu tham khảo
- GV: để đam bảo hạnh phúc GĐ, mỗi CD cần có trách nhiệm gì?
- HS: thảo luận cặp đôi và tb

Hôn nhân
Những qui định của PL nước ta về hôn nhân

Những nguyên tắc cơ bản ........
Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân.
- Được kết hôn: Nam từ 20 tuôỉ trở lên, nữ từ 18 tuôỉ trở lên, nam nữ tự nguyện, phải được đăng kí tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

- Cấm kết hôn trong 1 số trường hợp:
+ Người đang có vợ, chồng
+ Người mất năng lực hành vi dân sự.
+ Người cùng dòng máu trực hệ, những người có họ trong phạm vi 3 đời.
+ Bố dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng.
+ Những người cùng giới tính
- Vợ chồng bình đẳng với nhau có nghĩa vụ và quyền ngang nhau về mọi mặt; phải tôn trọng danh dự, nhân phẩm và nghề nghiệp của nhau.



















3. Trách nhiệm công dân:
- Thận trọng, nghiêm túc trong tình yêu và hôn nhân.
- Không vi phạm q.định cuả PL về hôn nhân.
C. Hoạt động luyện tập.

1. Mục tiêu: - Luyện tập để HS củng cố những gì đã biết về kiến thức bài học.

- Hình thành năng lực tự học, giải quyết vấn đề, giao tiếp, sáng tạo.

2. Phương thức thực hiện: Cá nhân, nhóm

3. Sản phẩm hoạt động: vở HS

4. Phương án kiểm tra, đánh giá:

5. Tiến trình hoạt động (lần lượt thực hiện các bài tập 1. 2. 3…)

*Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ

- Giáo viên

- Học sinh tiếp nhận…


* Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh :Thảo luận

- Giáo viên: Quan sát

- Dự kiến sản phẩm


*Báo cáo kết quả: Phiếu học tập

*Đánh giá kết quả


- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên chốt kiến thức


- GV: Tổ chức đàm thoại với HS các bài tập sgk

1. Bài 1:

Chọn d, đ, g, h, i, k

-> đúng Pl -> quyền và nghĩa vụ của công dân trong gđ

- Đối với người tảo hôn:

+ Sức khoẻ suy giảm, không phát triển được trí tuê

+ Mọi người lo lắng

Bài4:

Bài 5:


- Lí do lựa chon của Đức và Hoa không đúng-> vi phạm PL và chuẩn mực đạo đức người VN -> nếu cứ cố tình lấy nhau-> vi phạm Pl

Bài 6:

- Việc làm mẹ Bình sai, vì ép con kết hôn mà không có t.y chân chính-> vi phạm Pl

- Cuộc hôn nhân không được Pháp luật thừa nhận-> vi phạm pháp luật

- giải pháp: + Thuyết phục cha mẹ

+ Nhờ người can thiệp

+ Cơ quan chính quyền ủng hộ

Bài 7

- Việc làm của anh Phú-> Sai vì vợ chồng phải tôn trọng danh dự, nhân phẩm và nghề nghiệp của nhau

D. Hoạt động vận dụng

1. Mục tiêu: Tạo cơ hội cho HS vận dụng kiến thức kĩ năng có được vào các tình huống thực tiễn.

Hình thành năng lực tự học, giải quyết vấn đề, thông tin truyền thông.

2. Phương thức thực hiện: Cá nhân, cộng đồng

3. Sản phẩm hoạt động: vở HS

4. Phương án kiểm tra, đánh giá:

5. Tiến trình hoạt động

*Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ

- Giáo viên…

- Gv tổ chức cho Hs sắm vai tình huống bài 13/ 41.

- Đánh giá về tình trạng hôn nhân ở địa phương? Trách nhiệm của em như thế nào?

- Học sinh tiếp nhận…

* Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh :cá nhân

- Giáo viên: Quan sát

- Dự kiến sản phẩm


*Báo cáo kết quả: Phiếu học tập

*Đánh giá kết quả


- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên chốt kiến thức


E. Hoạt động tìm tòi, mở rộng

* Mục tiêu

HS nâng cao khả năng đánh giá, nhận xét được thế nào là hôn nhân và những quy định của pháp luật về hôn nhân

Hình thành NL đánh giá, NL tư duy phê phán, NL công nghệ.

* Cách tiến hành

Phương thức thực hiện: GV: giao dự án cho HS

Tìm hiểu lối sống thử, sống vội của thanh niên hiện nay? Quam mieemk của em như thế nào?

Cung cấp cho hs một số thông tin về “Luật hôn nhân và gia đình năm 2010”/ 63– Tl CD 8.

- HS thực hiện theo phương pháp đề án

Rút kinh nghiệm













Ngày soạn:



Tiết 22 - Bài 13

QUYỀN TỰ DO KINH DOANH VÀ NGHĨA VỤ ĐÓNG THUẾ

I. Mục tiêu cần đạt:

1. Kiến thức


- Nêu đc thế nào là quyền tự do kinh doanh

- Nêu đc nội dung các quyền của công dân trong việc tự do kinh doanh

- Nêu đc thế nào là thuế và vai trò của thuế trong việc phát triển kinh tế đất nc

- Nêu đc nghĩa vụ đóng thuế của công dân.

2. Kĩ năng

Biết vận động gia đình thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ kinh doanh và đóng thuế.

3. Thái độ

Tôn trọng quyền tự do kinh doanh của người khác, ủng hộ pháp luật về thuế của nhà nc

4. NL tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL công nghệ, NL trách nhiệm công dân, NL tự quản lí và phát triển bản thân, NL tư duy phê phán.

II. Chuẩn bị

1.GV:


- Kế hoạch bài học

- Sách học sinh, sách giáo khoa môn GDCD, lớp 9;

- Giấy khổ rộng, bút dạ, băng dính (hồ dán), kéo;

- Trường hợp, tình huống liên quan đến nội dung bài học

2.Chuẩn bị của học sinh:

- HS đọc, tìm hiểu trước bài học

III. Tổ chức dạy học

1. Mô tả phương pháp thực hiện chuỗi các hoạt động học trong bài học và kĩ thuật dạy học thực hiện trong các hoạt động.

a. HĐ khởi động:


- Phương pháp: Đàm thoại, nêu và giải quyết vấn đề.

- Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi.

b. HĐ hình thành kiến thức mới

* HĐ1: Tìm hiểu đặt vấn đề


- Phương pháp: Hoạt động cộng đồng.

- Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi.

* HĐ 2 : tìm hiểu nội dung bài học

- Phương pháp: Đàm thoại,thảo luận nhóm (nhóm lớn, cặp đôi), nêu và giải quyết vấn đề.

- Kĩ thuật: nhóm, kĩ thuật đặt câu hỏi.

c. HĐ luyện tập:

- Phương pháp: Đàm thoại, nêu vấn đề.

- Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi.

d. HĐ vận dụng :

- Phương pháp : Đàm thoại, nêu và giải quyết vấn đề, thảo luận.

- Kĩ thuật : Kĩ thuật đặt câu hỏi.

e. HĐ tìm tòi, sáng tạo :

- Phương pháp : Đàm thoại, nêu vấn đề, dự án

- Kĩ thuật : Kĩ thuật đặt câu hỏi.

A. Khởi động

*
Mục tiêu:

- Kích thích HS tự tìm hiểu về quyền kinh doanh và nghĩa vụ đóng thuế

- Hình thành năng lực tư duy phê phán, xử lí tình huống thực tiễn, năng lực trách nhiệm công dân.

2. Phương thức thực hiện:

- Hoạt động cộng đồng

3. Sản phẩm hoạt động

- Trình bày miệng

4. Phương án kiểm tra, đánh giá

- Học sinh đánh giá.

- Giáo viên đánh giá.


5. Tiến trình hoạt động:

*Chuyển giao nhiệm vụ

- Bác A quyết định mở quán ăn bán đồ ăn ở nhà. Theo em, bác này có được quyền mở cửa hàng không? Bác phải làm gì? Và bác có phải đóng thuế không?

*Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh: Trao đổi

- Giáo viên: quan sát


- Dự kiến sản phẩm: Có, bác phải xin giấy phép kinh doanh, bán đúng mặt hàng kê khai trong giấy phép và phải đóng thuế

*Báo cáo kết quả

*Đánh giá kết quả


- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên nêu vấn đề cần tìm hiểu trong bài học …


Điều 57( HP 1992) công dân có quyền tự do kinh doanh

Điều 80: công dân có nghĩa vụ đóng thuế và lao động công ích theo quy định của pháp luật.

? HP 1992 q. định quyền và nghĩa vụ gì của công dân ?

-Tự do kinh doanh , đóng thuế

GV:Vậy quyền tự do kinh doanh và đóng thuế đc pháp luật quy định như thế nào. chúng ta cùng vào bài hôm nay.

B. HĐ hình thành kiến thức

Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung cần đạt
- HĐ 1: HS tìm hiểu mục ĐVĐ
1. Mục tiêu: HS hiểu về các loại hình kinh doanh và mức thuế quy định của pháp luật
2. Phương thức thực hiện:
- Hoạt động chung cả lớp
3. Sản phẩm hoạt động
- Phiếu học tập cá nhân
- Phiếu học tập của nhóm

4. Phương án kiểm tra, đánh giá
- Học sinh tự đánh giá.
- Học sinh đánh giá lẫn nhau.
- Giáo viên đánh giá.

5. Tiến trình hoạt động
*Chuyển giao nhiệm vụ
- Giáo viên yêu cầu… GV: 1 HS đọc phần ĐVĐ
GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm.
- Chia lớp thành 3 nhóm
Gợi ý thảo luận các vấn đề sau
N1: Hành vi vi phạm của X thuộc lĩnh vực gì?
N2: hành vi vi phạm đó là gì?
N3: Em có nhận xét gì về mức thuế chênh lệch của các mặt hàng trên? Tại sao nhà nước ta lại quy định các mức thuế suất chênh lệch nhau nhiều như vậy đối với các mặt hàng?
- Hs các nhóm thảo luận, tìm câu trả lời.
+ Nhóm 1: Hành vi vi phạm của X thuộc lĩnh vực sản xuất buôn bán
+ Nhóm 2: vi phạm về sản xuất, buôn bán hàng giả.
Nhóm 3: Các mức thuế của các mặt hàng chênh lệch nhau:
- Mức thuế cao-> thuốc lá là có hại, ôtô là hàng xa xỉ, vàng mã lãng phí, mê tín dị đoan….
- Mức thuế thấp: sản xuất muối, nước, trồng trọt, chăn nuôi, đồ dùng học tập là cần thiết cho con người. Thuế là nguồn thu chủ yếu của nhà nước. Nước nông nghiệp, nguồn thu ít. VN phấn đấu đến năm 2020 trở thành nước công nghiệp.
- Học sinh tiếp nhận…
*Thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh…
- Giáo viên…
- Dự kiến sản phẩm

*Báo cáo kết quả
*Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá
- Giáo viên nhận xét, đánh giá
->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng

- HĐ 2: tìm hiểu nội dung bài học
1. Mục tiêu: HS hiểu được thế nào là kinh doanh, các hình thức kinh doanh
2. Phương thức thực hiện:
- Hoạt động nhóm
- Hoạt động chung cả lớp

3. Sản phẩm hoạt động
- Phiếu học tập cá nhân
- Phiếu học tập của nhóm

4. Phương án kiểm tra, đánh giá
- Học sinh tự đánh giá.
- Học sinh đánh giá lẫn nhau.
- Giáo viên đánh giá.

5. Tiến trình hoạt động
*Chuyển giao nhiệm vụ
- GV: cho học sinh kể các hoạt động kinh doanh ở địa phương?
- GV tổ chức cho HS thảo luận cả lớp nhằm giúp HS hiểu thế nào là tự do kinh doanh, thuế và ý nghĩa, vai trò của thuế.
? Kinh doanh là gì?
Hs:
+ Sản xuất: lúa gạo, lương thực thực phẩm.
+ Dịch vụ: làm đẹp, du lịch, giao thông vận tải
+ Trao đổi hàng hoá: siêu thị, chợ, đại lí.
? Thế nào là quyền tự do kinh doanh ?
? Người kinh doanh phải tuân thủ những quy định gì?
- Hs: kê khai đúng số vốn....


? Thuế là gì?
- Hs: là khoản thu....
? Ý nghĩa của thuế?
- Hs: ổn định .....




? Trách nhiệm của công dân với quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ đóng thuế?
HS: làm việc cặp đôi và báo cáo kết quả.
GV: nhận xét, chốt, ghi bảng



GV: cho HS liên hệ thực tế
? Những tiêu cực trong kinh doanh và thuế là gì?
- Hs: trốn thuế, kinh doanh hàng cấm.
*Báo cáo kết quả
*Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá
- Giáo viên nhận xét, đánh giá
->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng

GV: Hiện nay vẫn còn nhiều cá nhân, tổ chức chưa thực hiện tốt nghĩa vụ đóng thuế, vì vậy cần phải đấu tranh chống những hiện tượng tiêu cực trong kinh doanh và đóng thuế
I. Đặt vấn đề

















































II. Nội dung bài học
1. Kinh doanh, quyền tự do kinh doanh:














* Kinh doanh
: là hoạt động sx, dịch vụ và trao đổi hàng hóa nhằm mục
đích thu lợi nhuận.
* Quyền tự do kinh doanh : là quyền công dân được tự do lựa chọn hình thức tổ chức kinh tế, ngành nghề và quy mô kinh doanh.
- Người kinh doanh phải:
+ Kê khai đúng số vốn, kinh doanh đúng mặt hàng ghi trong giấy phép kinh doanh.
+ Không kinh doanh những mặt hàng cấm (vũ khí, thuốc nổ, mại dâm)
2. Nghĩa vụ đóng thuế:
* Thuế: là khoản thu bắt buộc mà công dân và tổ chức kinh tế có nghĩa vụ nộp vào ngân sách nhà nước.
* Ý nghĩa của thuế:
- Ổn định thị trường.
- Điều chỉnh cơ cấu kinh tế, góp phần đảm bảo phát triển kinh tế theo đúng định hướng của nhà nước.
3. Trách nhiệm của công dân



- Sử dụng đúng đắn quyền tự do kinh doanh.
- Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đóng thuế.
- Đấu tranh với những tiêu cực trong kinh doanh và thuế.
C.Hoạt động luyện tập:

1. Mục tiêu: - Luyện tập để HS củng cố những gì đã biết về kiến thức bài học.

- Hình thành năng lực tự học, giải quyết vấn đề, giao tiếp, sáng tạo.

2. Phương thức thực hiện: Cá nhân, nhóm

3. Sản phẩm hoạt động: vở HS

4. Phương án kiểm tra, đánh giá:

5. Tiến trình hoạt động (lần lượt thực hiện các bài tập )

*Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ: HS làm các bài tập trong SGK

- Học sinh tiếp nhận…

* Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh :Thảo luận

- Giáo viên: Quan sát

- Dự kiến sản phẩm


1. Bài tập 1

HS kể các hoạt động kinh doanh : Thực phẩm, hàng tiêu dùng, dịch vụ…

Bài 2: trốn thuế

Bài 3: HS trao đổi thảo luận đúng : c, đ, e

- sản xuất giày dép, quần áo

- dịch vụ giao thông vận tải

- các đại lí bán hạng tạp hoá

*Báo cáo kết quả: Phiếu học tập

*Đánh giá kết quả


- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên chốt kiến thức


- GV: Tổ chức đàm thoại với HS các bài tập sgk

D. Hoạt động vận dụng

1. Mục tiêu: Tạo cơ hội cho HS vận dụng kiến thức kĩ năng có được vào các tình huống thực tiễn.

Hình thành năng lực tự học, giải quyết vấn đề, thông tin truyền thông.

2. Phương thức thực hiện: Cá nhân, cộng đồng

3. Sản phẩm hoạt động: vở HS

4. Phương án kiểm tra, đánh giá:

5. Tiến trình hoạt động

*Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ

- Giáo viên…

- HS tìm hiểu các trường hợp vi phạm pháp luật về kinh doanh ở địa phương ? Trách nhiệm của bản thân em ?

* Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh :cá nhân

- Giáo viên: Quan sát

- Dự kiến sản phẩm:
Đấu tranh với những tiêu cực trong kinh doanh và thuế.

*Báo cáo kết quả: Phiếu học tập

*Đánh giá kết quả


- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá


E. Hoạt động tìm tòi, mở rộng

* Mục tiêu

HS nâng cao khả năng đánh giá, nhận xét được thế nào là trách nhiệm đúng đắn về kinh doanh và thuế

Hình thành NL đánh giá, NL tư duy phê phán, NL công nghệ.

* Cách tiến hành

Phương thức thực hiện: GV: giao dự án cho HS

- Kể các lĩnh vực kinh doanh là thế mạnh của nước ta. Theo em cần làm gì để phát huy thế mạnh đó.

- Tìm hiểu thêm về luật kinh doanh và nghĩa vụ đóng thuế

* Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh :cá nhân và trình bày vào tiết học sau

















Ngày soạn: Ngày dạy:



Tiết 23 - Bài 14

QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ LAO ĐỘNG CỦA CÔNG DÂN

I. Mục tiêu cần đạt:

1. Kiến thức


- Nêu đc tầm quan trọng và ý nghĩa của lao động

- Nội dung quyền và nghĩa vụ lao động của công dân

- Nêu đc trách nhiệm của nhà nc trong việc đảm bảo quyền và nghĩa vụ lao động của công dân

- Biết đc quy định của pháp luật trong việc bảo vệ vqf sử dụng lao động là trẻ em.

2. Kĩ năng:

- Phân biệt đc những hành vi, việc làm đúng, việc làm vi phạm quyền và nghĩa vụ lao động của công dân

3. Thái độ:

- tôn trọng quy định của pháp luật vê quyền và nghĩa vụ lao động của công dân

- Biết được các loại hợp đồng lao động. Một số quyền và nghĩa vụ cơ bản của các bên tham gia hợp đồng lao động

- Biết lao động để có thu nhập chính đáng cho mình, gia đình và xã hội.

4. NL tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL công nghệ, NL trách nhiệm công dân, NL tự quản lí và phát triển bản thân, NL tư duy phê phán.

II. Chuẩn bị

1. GV:


- Kế hoạch bài học

- Sách học sinh, sách giáo khoa môn GDCD, lớp 9;

- Giấy khổ rộng, bút dạ, băng dính (hồ dán), kéo;

- Trường hợp, tình huống liên quan đến nội dung bài học.

2. Chuẩn bị của học sinh:

- HS đọc, tìm hiểu trước bài học

III. Tổ chức dạy học

1. Mô tả phương pháp thực hiện chuỗi các hoạt động học trong bài học và kĩ thuật dạy học thực hiện trong các hoạt động.

a. HĐ khởi động:


- Phương pháp: Đàm thoại, nêu và giải quyết vấn đề.

- Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi.

b. HĐ hình thành kiến thức mới

* HĐ1: Tìm hiểu về truyện đọc


- Phương pháp: Dự án.

- Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi.

* HĐ 2 : tìm hiểu nội dung bài học

- Phương pháp: Đàm thoại,thảo luận nhóm (nhóm lớn, cặp đôi), nêu và giải quyết vấn đề.

- Kĩ thuật: chia nhóm, kĩ thuật đặt câu hỏi.

c. HĐ luyện tập:

- Phương pháp: Đàm thoại, nêu vấn đề.

- Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi.

d. HĐ vận dụng:

- Phương pháp: Đàm thoại, nêu và giải quyết vấn đề.

- Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi.

e. HĐ tìm tòi, sáng tạo:

- Phương pháp: Đàm thoại, nêu vấn đề.

- Kĩ thuật : Kĩ thuật đặt câu hỏi.

A. Khởi động

*
Mục tiêu:

- Kích thích HS tự tìm hiểu về các vấn đề về quyền và nghĩa vụ lao động. Học tập cũng là 1 hình thức lao động

- Hình thành năng lực tư duy phê phán, xử lí tình huống thực tiễn, năng lực trách nhiệm công dân.

2. Phương thức thực hiện:

- Hoạt động cộng đồng

3. Sản phẩm hoạt động

- Trình bày miệng

4. Phương án kiểm tra, đánh giá

- Học sinh đánh giá.

- Giáo viên đánh giá.


5. Tiến trình hoạt động:

*Chuyển giao nhiệm vụ

? Thế nào là quyền tự do kinh doanh ? liên hệ địa phương? Theo em kinh doanh có phải lao động không? Mục đích của lđ

*Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh: Trao đổi

- Giáo viên: quan sát

- Dự kiến sản phẩm:


* Quyền tự do kinh doanh: là quyền công dân được tự do lựa chọn hình thức tổ chức kinh tế, ngành nghề và quy mô kinh doanh.

- Người kinh doanh phải:

+ Kê khai đúng số vốn, kinh doanh đúng mặt hàng ghi trong giấy phép kinh doanh.

+ Không kinh doanh những mặt hàng cấm (vũ khí, thuốc nổ, mại dâm)

- KD là lao động với mục đích kiếm tiền nuôi sống bản thân, gia đình và làm giàu xã hội

*Báo cáo kết quả: đàm thoại

*Đánh giá kết quả


- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên gieo vấn đề cần tìm hiểu trong bài học


Lao động là gì, mục đích của lđ? Pháp luật quy định ntn về nghĩa vụ lao động của cd…

B. HĐ hình thành kiến thức

Hoạt động của giáo viên và học sinhNội dung cần đạt

- HĐ1: HS tìm hiểu phần ĐVĐ
1. Mục tiêu: HS hiểu về các loại hình lao động và hình thức lao động
2. Phương thức thực hiện:
- Hoạt động chung cả lớp
3. Sản phẩm hoạt động
- Phiếu học tập cá nhân
- Phiếu học tập của nhóm

4. Phương án kiểm tra, đánh giá
- Học sinh tự đánh giá.
- Học sinh đánh giá lẫn nhau.
- Giáo viên đánh giá.

5. Tiến trình hoạt động
*Chuyển giao nhiệm vụ
- Giáo viên yêu cầu… 1 HS đọc phần ĐVĐ
- GV: Tìm hiểu ĐVĐ
* Thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh :Thảo luận
- Giáo viên: Quan sát
- Dự kiến sản phẩm

? Việc ông An mở lớp dạy nghề cho thanh niên trong làng có ích lơị gì?
- Hs: thanh niên có việc làm, có thu nhập, đảm bảo cuộc sống hàng ngày và giải quyết khó khăn cho xã hội.
GV: có người nói việc làm của ông An là bóc lột, lợi dụng sức lao động của người khác để trục lợi,
? Suy nghĩ của em về việc làm của ông An?
Có ý nghĩa, tạo ra của cải vật chất, tinh thần ......
GV cho HS tìm hiểu bức xúc về vấn đề việc làm hiện nay của thanh niên , gây những khó khăn bất ổn cho xã hội, cho nhà nước như thế nào? ( trong đó có tệ nạn xh)
- HS đọc khoản 3, điều 5 của bộ luật lao động : mọi hoạt động tạo ra việc làm tự tạo việc làm, dạy nghề học nghề để có việc làm….”
GVKL, chuyển ý.
23/6/1994, QH IX thông qua BLLĐ 2/4/2004-> Sửa đổi, bổ sung-> văn bản pháp luật quan trọng, thể chế hoá quan điểm của Đảng về lao động
* Tìm hành viểu sơ lược về BLLĐ và ý nghĩa của BLLĐ
Cho HS đọc phần tư liệu tham khảo
GV chốt lại ý chính: BLLĐ quy định:
+ quyền và nghĩa vụ của người lao động, người sử dụng lao động
+ Hợp đồng lao động
+ Các điều kiện lao động: bảo hiểm, bảo hộ lao động bồi thường thiệt hại
GV: Đọc điều 6( BLLĐ)
Người LĐ là người ít nhất đủ 15 tuôỉ có khó khăn người lao động và có giao kết hợp đồng lao động. Những quy định của người lao động chưa thanh niên.
? Bản cam kết giữa chị Ba và giám đốc công ty Hoàng Long có phải là hợp đồng lao động không? Vì sao?
?Em hiểu hợp đồng lao động là gì?
HS: tb cá nhân
Gv nhận xét chốt:- Hợp đồng lao động là sự thoả thuận giữa người lao động (chị Ba) và người sử dụng lao động (giám đốc công ty Hoàng Long) về việc làm có trả công, đk lao động, quyền ngh.vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động
- Nguyên tắc: Thoả thuận tự nguyện, bình đẳng
- Nội dung: công việc phải làm, thời gian, địa điểm; Tiền lương, tiền công, phân cấp; Các đk bảo hiểm lao động bảo hộ lao động...
GV KL, chuyển ý
HĐ 2: Tìm hiểu nội dung bài học (22’)
1.Mục tiêu: HS hiểu được lao động là gì? Các hình thức lao động.
Công cụ lao động đc cải tiến ntn trong lịch sử? mục đích của cải tiến công cụ lao động
2. Phương thức thực hiện:
- Hoạt động nhóm
- Hoạt động chung cả lớp

3. Sản phẩm hoạt động
- Phiếu học tập cá nhân
- Phiếu học tập của nhóm

4. Phương án kiểm tra, đánh giá
- Học sinh tự đánh giá.
- Học sinh đánh giá lẫn nhau.
- Giáo viên đánh giá.

5. Tiến trình hoạt động
*Chuyển giao nhiệm vụ
- Giáo viên yêu cầu
? Em hiêủ như thế nào là lao động?
? Có mấy hình thức lao động?
? Có người nói “lao động là động lực của sự phát triển xã hội”. Em hiểu câu nói này như thế nào?
- Học sinh tiếp nhận…
*Thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh: hoạt động theo yêu cầu
- Giáo viên: quan sát
- Dự kiến sản phẩm

? Em hiêủ như thế nào là lao động?
? Có mấy hình thức lao động?
- Hs: 2- lao động chân tay, lao động trí óc.
? Có người nói “lao động là động lực của sự phát triển xã hội”. Em hiểu câu nói này như thế nào?
- hs: lao động thúc đẩy sự phát triển của xã hội...
Gv: Do nhu cầu thiết yếu: ăn mặc, ở, uống ... đòi hỏi con người phải không ngừng lao động và cải tiến các hình thức lao động. Nhu cầu con người càng tăng thì lao động càng được cải tiến. Chính sự cải tiến là động lực thúc đẩy sự phát triển của xã hội.
Vd: Tay để bới -> que, xương ->đá -> cuốc -> cày ->máy cày
Đập lúa bằng đá -> máy tuốt đạp chân -> tuốt bằng mô tơ -> máy gặt đập liên hoàn.
“ăn no, mặc ấm” -> “ăn ngon, mặc đẹp”.
GV: mở rộng ? Nếu con người không chịu lao động thì điều gì sẽ xảy ra?
HS: xã hội không tồn tại và phát triển
? Học tập có phải là lao động không? Theo em chúng ta phải lđ ntn để có kết quả như mong muốn?
Báo cáo kq: phiếu học tập.
1 nhóm đại diện trb
GV: qs và nhận xét, đánh giá
Đặt vấn đề





























































II. Nội dung bài học
1. Khái niệm.





















Lao động: Là hoạt động có mục đích của con người nhằm tạo ra của cải vật chất và các giá trị tinh thần cho xã hội.
C. Hoạt động luyện tập:

1. Mục tiêu: - Luyện tập để HS củng cố những gì đã biết về kiến thức bài học.

- Hình thành năng lực tự học, giải quyết vấn đề, giao tiếp, sáng tạo.

2. Phương thức thực hiện: Cá nhân, nhóm

3. Sản phẩm hoạt động: vở HS

4. Phương án kiểm tra, đánh giá:

5. Tiến trình hoạt động (lần lượt thực hiện các bài tập 1. 2. 3…)

*Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ

- GV: Tổ chức đàm thoại với HS các bài tập sgk

- Kể tên các loại hình lao động mà em biết?

- Theo em tại sao con người phải lao động?

* Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh :Thảo luận

- Giáo viên: Quan sát

- Dự kiến sản phẩm


*Báo cáo kết quả: Phiếu học tập

*Đánh giá kết quả


- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá


- GV: Tổ chức đàm thoại với HS các bài tập sgk

- HS trb cá nhân

D. Hoạt động vận dụng

1. Mục tiêu: Tạo cơ hội cho HS vận dụng kiến thức kĩ năng có được vào các tình huống thực tiễn.

Hình thành năng lực tự học, giải quyết vấn đề, thông tin truyền thông.

2. Phương thức thực hiện: Cá nhân, cộng đồng

3. Sản phẩm hoạt động: vở HS

4. Phương án kiểm tra, đánh giá:

5. Tiến trình hoạt động

*Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ

- Giáo viên…

- Theo em HS cần phải lao động k?

- Hãy kể những việc mà em có thể làm phù hợp với lứa tuổi của em?

- HS có thể trao đổi cặp đôi để làm.

* Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh :cá nhân

- Giáo viên: Quan sát

- Dự kiến sản phẩm


*Báo cáo kết quả: Phiếu học tập

*Đánh giá kết quả


- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá


E. Hoạt động tìm tòi, mở rộng

* Mục tiêu

HS nâng cao khả năng đánh giá, nhận xét được thế nào là trách nhiệm của bản thân về lao động

Hình thành NL đánh giá, NL tư duy phê phán, NL công nghệ.

* Cách tiến hành

Phương thức thực hiện: GV: giao dự án cho HS

- HS tìm hiểu thêm về luật lao động theo quy định của pháp luật.

* Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh :cá nhân



Ký duyệt của tổ chuyên môn










Ngày soạn: Ngày dạy:



Tiết 24 - Bài 14

QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ LAO ĐỘNG CỦA CÔNG DÂN (T2)

I. Mục tiêu cần đạt:

1. Kiến thức


- Nêu đc tầm quan trọng và ý nghĩa của lao động

- Nội dung quyền và nghĩa vụ lao động của công dân

- Nêu đc trách nhiệm của nhà nc trong việc đảm bảo quyền và nghĩa vụ lao động của công dân

- Biết đc quy định của pháp luật trong việc bảo vệ về sử dụng lao động là trẻ em.

2. Kĩ năng:

- Phân biệt đc những hành vi, việc làm đúng, việc làm vi phạm quyền và nghĩa vụ lao động của công dân

3. Thái độ:

- tôn trọng quy định của pháp luật vê quyền và nghĩa vụ lao động của công dân

- Biết được các loại hợp đồng lao động. Một số quyền và nghĩa vụ cơ bản của các bên tham gia hợp đồng lao động

- Biết lao động để có thu nhập chính đáng cho mình, gia đình và xã hội.

4. NL tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL công nghệ, NL trách nhiệm công dân, NL tự quản lí và phát triển bản thân, NL tư duy phê phán.

II. Chuẩn bị

1- GV:

- Kế hoạch bài học

Học liệu: Đồ dùng dạy học, phiếu học tập, bài tập ra kỳ trước (nếu có)…

- Sách học sinh, sách giáo khoa môn GDCD, lớp 9;

- Giấy khổ rộng, bút dạ, băng dính (hồ dán), kéo;

- Trường hợp, tình huống liên quan đến nội dung bài học.

2. HS: đọc và nghiên cứu bài ở nhà

III. Tổ chức dạy học

1. Mô tả phương pháp thực hiện chuỗi các hoạt động học trong bài học và kĩ thuật dạy học thực hiện trong các hoạt động.

a. HĐ khởi động:


- Phương pháp: Đàm thoại, nêu và giải quyết vấn đề.

- Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi.

b. HĐ hình thành kiến thức mới

* HĐ1: Tìm hiểu về truyện đọc


- Phương pháp: Dự án.

- Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi.

* HĐ 2 : tìm hiểu nội dung bài học

- Phương pháp: Đàm thoại,thảo luận nhóm (nhóm lớn, cặp đôi), nêu và giải quyết vấn đề.

- Kĩ thuật: chia nhóm, kĩ thuật đặt câu hỏi.

c. HĐ luyện tập:

- Phương pháp: Đàm thoại, nêu vấn đề.

- Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi.

d. HĐ vận dụng :

- Phương pháp : Đàm thoại, nêu và giải quyết vấn đề.

- Kĩ thuật : Kĩ thuật đặt câu hỏi.

e. HĐ tìm tòi, sáng tạo :

- Phương pháp : Đàm thoại, nêu vấn đề.

- Kĩ thuật : Kĩ thuật đặt câu hỏi.

A. Khởi động

*
Mục tiêu:

- Kích thích HS tự tìm hiểu về các vấn đề về những quy định của pháp luật, bộ luật lao động...

- Hình thành năng lực tư duy phê phán, xử lí tình huống thực tiễn, năng lực trách nhiệm công dân.

2. Phương thức thực hiện:

- Hoạt động cộng đồng

3. Sản phẩm hoạt động

- Trình bày miệng

4. Phương án kiểm tra, đánh giá

- Học sinh đánh giá.

- Giáo viên đánh giá.


5. Tiến trình hoạt động:

*Chuyển giao nhiệm vụ

- Cho TH: học hết THCS, An đi làm việc cho 1 công ty B và làm những công việc nặng nhọc, nguy hiểm như: bốc vác nặng, làm tăng ca, làm đêm…

? Theo em, việc công ty B giao việc cho An có phù hợp với quy định của bộ luật LĐ hiện hành không?

*Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh: Trao đổi cộng đồng

- Giáo viên: quan sát

- Dự kiến sản phẩm:


Theo BLLĐ: K vì: Cấm sử dụng người lao động dưới 18T làm những công việc nặng nhọc, nguy hiểm.

*Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên gieo vấn đề cần tìm hiểu trong bài học …

->Giáo viên nêu mục tiêu bài học…


B. HĐ hình thành kiến thức

Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung cần đạt
HĐ 1: Tìm hiểu nội dung bài học (25’)
1.Mục tiêu: HS hiểu được Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân theo quy định của pháp luật. Chính sách của nhà nước. Quy định của Bộ luật lao động đối với trẻ chưa thành niên. Trách nhiệm của bản thân về lao động
2. Phương thức thực hiện:
- Hoạt động cá nhân, nhóm
- Hoạt động chung cả lớp

3. Sản phẩm hoạt động
- Phiếu học tập cá nhân
- Phiếu học tập của nhóm

4. Phương án kiểm tra, đánh giá
- Học sinh tự đánh giá.
- Học sinh đánh giá lẫn nhau.
- Giáo viên đánh giá.

5. Tiến trình hoạt động
*Chuyển giao nhiệm vụ
- GV: Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân. Chính sách của nhà nước. Quy định của Bộ luật lao động đối với trẻ chưa thành niên. Trách nhiệm của bản thân về lao động
? Tại sao nói lao động là quyền, đồng thời là nghĩa vụ của công dân
? Nêu các chính sách kinh tế của nhà nước CHXHCN VN trong giai đoạn hiện nay?
- Hs: Nhà nước tạo điều kiện thuận ....
? Quy định của BLLĐ đối với trẻ em chưa thành niên?
Gv mở rộng: CNTB phương Tây- Chủ tư sản ngược đãi công nhân.
CMCN- CN đập phá máy móc, đòi tăng lương, giảm giờ làm, chống đánh đập.
? Những biểu hiện sai trái sử dụng sức lao động của trẻ em mà em được biết?
? Liên hệ trách nhiệm bản thân?
- Học sinh tiếp nhận…
*Thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh: hoạt động theo yêu cầu
- Giáo viên: quan sát
- Dự kiến sản phẩm: Phiếu HT của HS

*Báo cáo kết quả
*Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá
- Giáo viên nhận xét, đánh giá
->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng


Nội dung bài học



2. Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân.

- Mọi công dân có quyền tự do sử dụng sức lao động của mình để học nghề, tìm kiếm việc làm, lựa chọn nghề nghiệp có ích cho xã hội, đem lại thu nhập cho bản thân, gia đình.
- Mọi người có nghĩa vụ lao động để tự nuôi sống bản thân và gia đình, góp phần sáng tạo ra của cải vật chất và tinh thần cho xã hội.
3. Chính sách của nhà nước:
- Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi cho cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước đầu tư, phát triển sx, kinh doanh để tạo việc làm cho người lao động.
- Các hoạt động sx, kinh doanh, dạy nghề, học nghề, tự tạo việc làm được nhà nước tạo điều kiện thuận lợi
4. Quy định của Bộ luật lao động đối với trẻ chưa thành niên.
- Cấm nhận trẻ em chưa đủ 15 tuổi vào làm việc.
- Cấm sử dụng người lao động dưới 18T làm những công việc nặng nhọc, nguy hiểm.
- Cấm lạm dụng, cưỡng bức, ngược đãi người lao động
5. Trách nhiệm của bản thân
- Tuyên truyền, vận động gđ, xh thực hiện quyền và nghĩa vụ lao động của người công dân
- Góp phần đấu tranh những hiện tượng sai trái, trái PL trong việc thựchiện quyền và nghĩa vụ lao động
C. HĐ luyện tập

C.Hoạt động luyện tập:


1. Mục tiêu: - Luyện tập để HS củng cố những gì đã biết về kiến thức bài học.

- Hình thành năng lực tự học, giải quyết vấn đề, giao tiếp, sáng tạo.

2. Phương thức thực hiện: Cá nhân, nhóm

3. Sản phẩm hoạt động: vở HS

4. Phương án kiểm tra, đánh giá:

5. Tiến trình hoạt động (lần lượt thực hiện các bài tập 1. 2. 3…)

*Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ

- GV: Tổ chức đàm thoại với HS các bài tập sgk

* Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh :Thảo luận

- Giáo viên: Quan sát

- Dự kiến sản phẩm


*Báo cáo kết quả: Phiếu học tập

1. Bài tập 1

Đáp án đúng a, b, đ, e

2.Bài tập 3: (T50)

Đáp án đúng: c, đ, e

- Không đồng tình-> thuê người làm không hoàn thành nghĩa vụ trường giao

*Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá


- GV: Tổ chức đàm thoại với HS các bài tập sgk

- HS trb cá nhân

D. Hoạt động vận dụng

1. Mục tiêu: Tạo cơ hội cho HS vận dụng kiến thức kĩ năng có được vào các tình huống thực tiễn.

Hình thành năng lực tự học, giải quyết vấn đề, thông tin truyền thông.

2. Phương thức thực hiện: Cá nhân, cộng đồng

3. Sản phẩm hoạt động: vở HS

4. Phương án kiểm tra, đánh giá:

5. Tiến trình hoạt động

*Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ

- Giáo viên…

GV tổ chức HS xử lí tình huống:

1, Hà(16T) học dở dang lớp 10/12 vì gđ kk nên xin làm ở 1 xí nghiệp nhà nước. Hà có được tuyển vào biên chế NN khồng? - Không vì tuổi, ngh/nghiệp, bằng cấp

2, Nhà trường phân công 9A lđ vệ sinh bàn ghế trong lớp. 1 số bạn đề nghị lấy quỹ lớp thuê người làm

- HS có thể trao đổi cặp đôi để làm

* Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh :cá nhân

- Giáo viên: Quan sát

- Dự kiến sản phẩm


*Báo cáo kết quả: Phiếu học tập

*Đánh giá kết quả


- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá


E. Hoạt động tìm tòi, mở rộng

* Mục tiêu

HS nâng cao khả năng đánh giá, nhận xét được thế nào là trách nhiệm của bản thân về lao động

Hình thành NL đánh giá, NL tư duy phê phán, NL công nghệ.

* Cách tiến hành

Phương thức thực hiện: GV: giao dự án cho HS

- HS tìm hiểu thêm về luật lao động theo quy định của pháp luật.

- Sưu tầm tục ngữ ca dao nói về lao động


Cấp độ
Tên chủ đề
Nhận biết
( Mô tả yêu cầu cần đạt)​

Thông hiểu
( Mô tả yêu cầu cần đạt)​
Vận dụng
( Mô tả yêu cầu cần đạt)​


Cộng
Cấp độ thấp​
Cấp độ cao​
TNKQ​
TL​
TNKQ​
TL​
TNKQ​
TL​
TNKQ​
TL​
1. Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhânBiết được các quy định của tuổi kết hônKể được 1 số trường hợp vi phạm pháp luật về hôn nhân và hậu quả của những việc làm đó
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
1
0,25đ
2,5%
1

20%
1
0,25 đi
2,5%
2. Quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ đóng thuếNhận ra được biểu hiện của quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ đóng thuếHiểu được vai trò của thuế đối với sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước
Số câu
Số điểm Tỉ lệ %
1

10%
1

20%
2

30%
3 Quyền và nghĩa vụ lao động của công dânBiết nhận xét, đánh giá thái độ, hành vi đối với quền và nghĩa vụ lao động của công dân.
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
/1
3
30%
1

30%
Tổng số câu
Tổng số điểm
Tỉ lệ %
2

20 %
0,5/1+0,5/1+1
4,5đ
45%
2

50 %
10
100%

* Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh :cá nhân

Rút kinh nghiệm



Ký duyệt của tổ chuyên môn














Ngày soạn: Ngày dạy:



Tiết 25 - Bài 14

KIỂM TRA VIẾT( 1 TIẾT)

I. MỤC ĐÍCH ĐỀ KIỂM TRA:

- Nhằm kiểm tra nhận thức của học sinh về kiến thức, kĩ năng thái độ từ bài 11 đến bài 14 trong học kì II.

II. MỤC TIÊU KIỂM TRA:

1. Về kiến thức:


- Biết được quyền tự do kinh doanh của công dân.

- Biết được các quy định của tuổi kết hôn

- Hiểu được vai trò của thuế đối với sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước

2. Về kĩ năng:

Kể được 1 số trường hợp vi phạm pháp luật về hôn nhân và hậu quả của những việc làm đó

Biết nhận xét, đánh giá thái độ, hành vi đối với quền và nghĩa vụ lao động của công dân.

3. Về thái độ:

- Tôn trọng pháp luật về hôn nhân

- Tôn trọng pháp luật về quyền và nghĩa vụ lao động của công dân.

III. NHỮNG NĂNG LỰC MÀ ĐỀ KIỂM TRA HƯỚNG TỚI ĐÁNH GIÁ

Năng lực có thể hướng tới trong đề kiểm tra: NL tư duy phê phán, NL giải quyết vấn đề

IV. HÌNH THỨC KIỂM TRA

Kết hợp tự luận và trắc nghiệm khách quan.

V. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA :

Mã đề 01:



VI. ĐỀ KIỂM TRA




ĐỀ BÀI

Phần I. Trắc nghiệm khách quan ( 2 điểm)

Câu 1
: ( 1 điểm): Những ý kiến dưới đay về quyền tự do kinh doanh là đúng hay sai?

( đánh dấu X vào ô tương ứng)

Ý kiến
Đúng
sai
A.Kinh doanh là quyền tự do của mỗi người, không ai có quyền can thiệp
B. Công dân có quyền kinh doanh bất cứ nghề gì, hàng gì
C. Đóng thuế là góp phần xây dựng đất nước
D. Kinh doanh phải theo đúng quy định của pháp luật
Câu 2: ( 1 điểm) Pháp luật quy định tuổi được kết hôn là bao nhiêu?

(khoanh tròn chữ cái trước phương án đúng)

A. Nam, nữ từ 16 tuổi trở lên.B. Nam, nữ từ 18 tuổi trở lên.
C. Nam từ 20 tuổi trở lên, nữ từ 18 tuổi trở lên.D. Nam từ 18 tuổi trở lên, nữ từ 16 tuổi trở lên.
Phần II: Tự luận ( 8 điểm)

Câu 3: ( 2 điểm)
Thuế có vai trò như thế nào đối với sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước?

Câu 4: ( 3 điểm) Tình huống:

Hải Anh là con trai độc nhất trong 1 gia đình giàu có nhưng lười học nên không thi đậu vào đại học. Không học, chẳng có công việc làm, suốt ngày Hải Anh lao vào chơi bi-a, điện tử. Bạn bè lo lắng hỏi Hải Anh về công việc và tương lai thì được trả lời: “Nhà tớ thiếu gì tiền! Tiền của bố mẹ cho tớ đủ để sống sung sướng cả đời rồi; tớ không cần gì phải đi học, vì tớ không cần lao động!”

Câu hỏi:

Suy nghĩ của Hải Anh đúng hay sai? Vì sao?

Nếu được khuyên Hải Anh, em sẽ nói điều gì?

Câu 5 (3 điểm)

Hãy liên hệ thực tế ở địa phương em và nêu ví dụ 1 số trường hợp vi phạm quy định của pháp luật về hôn nhân (tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, bạo lực gia đình…) và hậu quả của những việc làm đó?

BÀI LÀM :

VII. HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ THANG ĐIỂM



Phần I. Trắc nghiệm khách quan ( 2 điểm)

Câu 1:(1 điêm)
Đáp án đúng: C, D

Câu 2: ( 1 điểm) Đáp án đúng : C

Phần II Tự luận ( 8 điểm)

Câu
Nội dung
Điểm
Câu 4
2 điểm​
Thuế có vai trò rất quan trọng đối với việc phát triển KT – XH của đất nước vì:
- Thuế giúp ổn định thị trường, điều chỉnh cơ cấu kinh tế, góp phần đảm bảo phát triển kinh tế theo định hướng của Nhà nước.
0,5

1,5đ

Câu 4
3 điểm​
a, Hải Anh suy nghĩ không đúng, vì đó là con người thì ai cũng cần phải lao động. Dù gia đình giàu có thì mỗi người vẫn cần phải lao động, biết quý trọng lao động. Lao động giúp con người trưởng thành và có ích cho xã hội.
b, Không nên ỉ lại vào bố mẹ mà lười biếng học tập, lao động. Không nên xa lánh lao động vì xa lánh lao động là xa lánh mọi người, xa lánh tập thể, dần dần sẽ trở thành kẻ vô tích sự. Hãy luôn ghi nhớ một điều : Lao động là quyền và nghĩa vụ của công dân.
1,5



1,5


Câu 5​
2 điểm
- Học sinh liên hệ thực tế : Kể được ít nhất 2 trường hợp vi phạm pháp luật về hôn nhân (tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, bạo lực gia đình…)
- Nêu được hậu quả của những việc làm đó : Ảnh hưởng đến sức khỏe, mất cơ hội học hành, không tiến bộ được vì vướng bận gánh nặng gia đình; đời sống gia đình khó khăn, con cái nheo nhóc, thất học….tạo ra gánh nặng đối với xã hội.
1,5


1,5


( Khi chấm giáo viên cần linh hoạt cho điểm phần ý kiến giải thích của học sinh)

4. Củng cố: GV thu bài, nhận xét giờ kiểm tra.

5. Dặn dò: Đọc bài 16

6. Rút kinh nghiệm





Ký duyệt của tổ chuyên môn









Ngày soạn: Ngày dạy:



Tiết 26 - Bài 15

VI PHẠM PHÁP LUẬT VÀ TRÁCH NHIỆM PHÁP LÍ CỦA CÔNG DÂN (T1)

I. Mục tiêu cần đạt.

1. Kiến thức:


- Giúp hs hiểu được thế nào là vi phạm pháp luật, các loại vi phạm pháp luật , trách nhiệm pháp lý.

-Kể đc 1 số loại vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý của Cd

2. Kĩ năng:

Phân biệt đc các loai pháp luật và trách nhiệm pháp lý.

3. Thái độ

- Tự giác chấp hành pháp luật

- Phê phán những hành vi vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý của Cd

4. NL tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL công nghệ, NL trách nhiệm công dân, NL tự quản lí và phát triển bản thân, NL tư duy phê phán.

II. Chuẩn bị

GV:


- Kế hoạch bài học

- Sách học sinh, sách giáo khoa môn GDCD, lớp 9;

- Giấy khổ rộng, bút dạ, băng dính (hồ dán), kéo;

- Trường hợp, tình huống liên quan đến nội dung bài học.

Chuẩn bị của học sinh:

- HS đọc, tìm hiểu trước bài học

III. Tổ chức dạy học

1. Mô tả phương pháp thực hiện chuỗi các hoạt động học trong bài học và kĩ thuật dạy học thực hiện trong các hoạt động.

a. HĐ khởi động:


- Phương pháp: Đàm thoại, nêu và giải quyết vấn đề.

- Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi.

b. HĐ hình thành kiến thức mới

* HĐ1: Tìm hiểu về phần ĐVĐ


- Phương pháp: Dự án.

- Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi.

* HĐ 2 : tìm hiểu nội dung bài học

- Phương pháp: Đàm thoại,thảo luận nhóm (nhóm lớn, cặp đôi), nêu và giải quyết vấn đề.

- Kĩ thuật: Kĩ thuật khăn phủ bàn, chia nhóm, kĩ thuật đặt câu hỏi.

c. HĐ luyện tập:

- Phương pháp: Đàm thoại, nêu vấn đề.

- Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi.

d. HĐ vận dụng :

- Phương pháp : Đàm thoại, nêu và giải quyết vấn đề.

- Kĩ thuật : Kĩ thuật đặt câu hỏi.

e. HĐ tìm tòi, sáng tạo :

- Phương pháp : Đàm thoại, nêu vấn đề.

- Kĩ thuật : Kĩ thuật đặt câu hỏi.

A. Khởi động

*
Mục tiêu:

- Kích thích HS tự tìm hiểu về các vấn đề vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí.

- Hình thành năng lực tư duy phê phán, xử lí tình huống thực tiễn, năng lực trách nhiệm công dân.

2. Phương thức thực hiện:

- Hoạt động cộng đồng

3. Sản phẩm hoạt động

- Trình bày miệng

4. Phương án kiểm tra, đánh giá

- Học sinh đánh giá.

- Giáo viên đánh giá.


5. Tiến trình hoạt động:

*Chuyển giao nhiệm vụ

GV đưa tình huống

- Vứt rác bừa bãi

- Cãi nhau gây mất trật tự nơi công cộng

- Lấn chiếm vỉa hè

- Trộm cắp xe máy

- Muợn xe bán cho hiệu cầm đồ

- Viết, vẽ bậy lên tường.

? những tình huống nào là vi phạm pháp luật, và đâu là vi phạm kỉ luật. Biện pháp xử lý từng hành vi trên ntn?

*Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh: Trao đổi

- Giáo viên: quan sát

- Dự kiến sản phẩm: + Vi phạm kỉ luật:
Vứt rác bừa bãi, Cãi nhau gây mất trật tự nơi công cộng, Viết, vẽ bậy lên tường

+ Vi phạm pháp luật: - Trộm cắp xe máy, Muợn xe bán cho hiệu cầm đồ,...

*Báo cáo kết quả: Phiếu HT

*Đánh giá kết quả


- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên nêu vấn đề cần tìm hiểu trong bài học …

->Giáo viên nêu mục tiêu bài học…


B. Hình thành kiến thức

- Mục tiêu:


+ HS hiểu được những vấn đề xảy ra trong thực tế và nội dung bài học

+ NL: Tự học, giải quyết vấn đề, giao tiếp, hợp tác...

+ PPDH/ KTDH: Giải quyết vấn đề, thảo luận, giao tiếp và sáng tạo...

Cách tiến hành

*Mục tiêu:-Học sinh xác định được các hành vi vi phạm pháp luật, phân biệt được các loại vi phạm pháp luật.

-Phát triển năng lực giao tiếp, hợp tác, năng lực trình bày vấn đề

*PPDH, phương tiện, kỹ thuật dạy học :

- PP :Vấn đáp ,Thảo luận nhóm…

- Kỹ thuật đặt câu hỏi, kỹ thuật khăn phủ bàn.

* Dự kiến sản phẩm: những câu trả lời của HS

4. Phương án kiểm tra, đánh giá

- Học sinh tự đánh giá.

- Học sinh đánh giá lẫn nhau.

- Giáo viên đánh giá.


5.Cách thức tiến hành:

*Chuyển giao nhiệm vụ

- Yêu cầu học sinh đọc phần ĐVĐ
Tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm thời gian 5 phút:
Nhận xét từng hành vi vi phạm pháp luật và hậu quả của nó theo bảng dưới đây:
I. Ðặt vấn đề:


Hành vi
Chủ ý thực hiện
Hậu quả
Vi phạm pháp luật
Có​
Không​
Có​
Không​
1
2
3
4
5
6​
X
X

X
X
X​


X​
-Tắc cống, ngập nước
-Thiệt hại về ngýời và của
-Phá tài sản quý
-Tổn thất tài chính ngýời khác
Tiền
Người bị thương
X
X

X
X​


X


X​
- Giải thích t¹i sao hành vi 3 không có lỗi – không vi phạm ?

- Giải thích hành vi 6 không vi phạm pháp luật mà là vi phạm nội quy an toàn lao ðộng.

GV tổ chức cho học sinh tranh luận hành vi 6.

Đại diện các nhóm báo cáo kết quả, các nhóm bạn nhận xét bổ xung

Gv nhận xét chốt, chiếu bảng.

- Tiếp tục cho học sinh làm việc nhóm đôi trả lời bảng 2.

Các nhóm đôi báo cáo kết quả, nhận xét bổ xung



Hành vi
Trách nhiệm pháp luật
Phân loại vi phạm
Chịu
Không chịu
1
2
3
4
5
6​
X
X

X
X
X​


X​
Vi phạm pháp luật hành chính
Vi phạm pháp luật dân sự
Không
Vi phạm pháp luật hình sự
Vi phạm pháp luật dân sự
Vi phạm kỉ luật
- Giải thích tại sao hành vi 3 không chịu trách nhiệm pháp lí? vì ngýời ðó không có trách nhiệm pháp lí.

Gv nhận xét ,chốt.

* Mục tiêu:
- HS tìm hiểu về các vấn đề vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí.
- Hình thành năng lực tư duy phê phán, xử lí tình huống thực tiễn, năng lực trách nhiệm công dân.
2. Phương thức thực hiện:
- Hoạt động cặp đôi
3. Sản phẩm hoạt động
- Trình bày miệng
4. Phương án kiểm tra, đánh giá
- Học sinh đánh giá.
- Giáo viên đánh giá.

5. Tiến trình hoạt động:
*Chuyển giao nhiệm vụ
GV: chuyển giao nhiệm vụ
Học sinh làm việc cả lớp:
- Thế nào là vi phạm pháp luật?

?Em kể một số hành vi vi phạm pháp luật mà em biết ?Chỉ rõ từng loại vi phạm?
*Báo cáo kết quả: Phiếu HT
*Đánh giá kết quả

-Ăn trộn gà
-đánh vợ
-hai gia đình cạnh nhau tranh chấp đât đai
-Học sinh đánh nhau trong trường…..


Tổ chức cho học sinh làm việc nhóm đôi :
- Có mấy loại vi phạm pháp luật? là những loại nào?
- Mỗi loại lấy một ví dụ .
Đại diện nhóm đôi báo cáo kết quả, nhận xét, bổ xung
? Có các loại vi phạm pháp luật nào?
? Các trường hợp vi phạm pháp luật trong mục đặt vấn đề thuộc loại vi phạm pháp luật nào?
? Cho ví dụ về các loại vi phạm pháp luật?
Hs:
+ Hình sự: lừa đảo, cờ bạc, ma tuý, mại dâm,...
+ Dân sự: vay tiền không trả, ăn cắp,..
+ Hành chính: xây nhà, làm hàng quán lấn chiếm vỉa hè,...
+ Kỉ luật: đi muộn, nói chuyện trong khi làm việc,...

? Có các loại trách nhiệm pháp lí nào?
- Hs: trách nhiệm.....
- Học sinh tự đánh giá.
- Học sinh đánh giá lẫn nhau.
- Giáo viên đánh giá.

Gv nhận xét ,chốt, ghi bảng
II. Nội dung bài học:
Vi phạm pháp luật, trách nhiệm pháp lí:
* Vi phạm pháp luật : Là hành vi trái pháp luật, có lỗi do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện, xâm hại đến các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.
* Trách nhiệm pháp lí: Là nghĩa vụ pháp lí mà cá nhân, tổ chức cơ quan vi phạm pháp luật phải chấp hành những biện pháp bắt buộc do nhà nước qui định.
2. Các loại vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí.
a. Các loại vi phạm pháp luật: - Vi phạm pháp luật hình sự: là hành vi nguy hiểm cho xã hội.
- Vi phạm pháp luật dân sự: là hành vi xâm hại tới các quan hệ tài sản, quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp,...
- Vi phạm pháp luật hành chính: là hành vi xâm phạm các quy tắc quản lí nhà nước.
- Vi phạm kỉ luật: là hành vi trái với những quy định trong cơ quan, xí nghiệp, trường học, kỉ luật lao động
b. Các loại trách nhiệm pháp lí
+ Trách nhiệm hình sự.
+ Trách nhiệm dân sự.
+ Trách nhiệm hành chính.
+ Trách nhiệm kỉ luật
C/ Luyện tập :

*Mục tiêu:-Học sinh củng cố kiến thức Vi phạm pháp luật, các loại vi phạm pháp luật.

-Phát triển năng lực giao tiếp, hợp tác, năng lực trình bày vấn đề

*PPDH: Thảo luận nhóm

5. Tiến trình hoạt động (lần lượt thực hiện các bài tập 1. 2. 3…)

*Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ

- Giáo viên…

? theo em thanh niên cần có trách nhiệm gì trong sự nghiệp CNH-HĐH?

? Phương hướng rèn luyện của thanh niên

- Học sinh tiếp nhận…

* Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh :Thảo luận

- Giáo viên: Quan sát

- Dự kiến sản phẩm


*Báo cáo kết quả: Phiếu học tập

*Đánh giá kết quả


- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên chốt kiến thức


*Dự kiến sản phẩm: những câu trả lời của HS

*Cách thức tiến hành:

Gv chiếu bài tập 1

Học sinh đọc làm việc cá nhân bài tập 1,2

Học sinh báo cáo kết quả, nhận xét

Gv nhận xét ,chốt.

D. Hoạt động vận dụng :

*Mục tiêu:-Học sinh vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết các vấn đề thực tiễn.

-Phát triển năng lực giải quyết vấn đề.

*PPDH: Vấn đáp

5. Tiến trình hoạt động (lần lượt thực hiện các bài tập 1. 2. 3…)

*Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ

- Giáo viên…

*Cách thức tiến hành: Gv đưa học sinh vào tình hướng có vấn đề:

Những người xung quanh em có các hành vi vi phạm pháp luật em sẽ làm gì ?

- Học sinh tiếp nhận…

* Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh :Thảo luận

- Giáo viên: Quan sát

- Dự kiến sản phẩm


*Báo cáo kết quả: Phiếu học tập những câu trả lời của HS

*Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên chốt kiến thức


E. Hoạt động tìm tòi mở rộng :

*Mục tiêu:-Học sinh tiếp tục vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết các vấn đề thực tiễn.

-Phát triển năng lực tự học

*PPDH: Đề án

*Dự kiến sản phẩm: những câu trả lời của HS

*Cách thức tiến hành:Giao nhiệm vụ

-Tìm hiểu về các hành vi vi phạm pháp luật ở địa phương.

-Tìm hiểu quy định của pháp luật hành chính, luật dân sự ,luật hình sự … lý các hành vi vi phạm pháp luật .

*Báo cáo kết quả: Phiếu học tập những câu trả lời của HS

*Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên chốt kiến thức




Rút kinh nghiệm.



Ký duyệt của tổ chuyên môn








Ngày soạn: Ngày dạy:



Tiết 27 - Bài 15


VI PHẠM PHÁP LUẬT VÀ TRÁCH NHIỆM PHÁP LÍ CỦA CÔNG DÂN ( T2)

I. Mục tiêu cần đạt.

1. Kiến thức:


- Giúp hs hiểu được thế nào là vi phạm pháp luật, các loại vi phạm pháp luật , trách nhiệm pháp lý.

-Kể đc 1 số loại vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý của Cd

2. Kĩ năng:

Phân biệt đc các loai pháp luật và trách nhiệm pháp lý.

3. Thái độ:

- Tự giác chấp hành pháp luật

- Phê phán những hành vi vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý của Cd

4. NL tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL công nghệ, NL trách nhiệm công dân, NL tự quản lí và phát triển bản thân, NL tư duy phê phán.

II. Chuẩn bị

1. GV:


- Kế hoạch bài học

- Sách học sinh, sách giáo khoa môn GDCD, lớp 9;

- Giấy khổ rộng, bút dạ, băng dính (hồ dán), kéo;

- Trường hợp, tình huống liên quan đến nội dung bài học.

2. Chuẩn bị của học sinh:

- HS đọc, tìm hiểu trước bài học

III. Tổ chức dạy học

1. Mô tả phương pháp thực hiện chuỗi các hoạt động học trong bài học và kĩ thuật dạy học thực hiện trong các hoạt động.

a. HĐ khởi động:


- Phương pháp: Đàm thoại, nêu và giải quyết vấn đề.

- Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi.

b. HĐ hình thành kiến thức mới

* HĐ1: Tìm hiểu về phần ĐVĐ


- Phương pháp: Dự án.

- Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi.

* HĐ 2: tìm hiểu nội dung bài học

- Phương pháp: Đàm thoại,thảo luận nhóm (nhóm lớn, cặp đôi), nêu và giải quyết vấn đề.

- Kĩ thuật: Kĩ thuật khăn phủ bàn, chia nhóm, kĩ thuật đặt câu hỏi.

c. HĐ luyện tập:

- Phương pháp: Đàm thoại, nêu vấn đề.

- Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi.

d. HĐ vận dụng :

- Phương pháp : Đàm thoại, nêu và giải quyết vấn đề.

- Kĩ thuật : Kĩ thuật đặt câu hỏi.

e. HĐ tìm tòi, sáng tạo :

- Phương pháp : Đàm thoại, nêu vấn đề.

- Kĩ thuật : Kĩ thuật đặt câu hỏi.

A/ Hoạt động khởi động:

*Mục tiêu:-Kích thích sự tò mò ham học hỏi hứng thú học tập của học sinh .

-Phát triển năng lực giao tiếp, năng lực trình bày vấn đề.

*PPDH, phương tiện, kỹ thuật dạy học :

-PP :Vấn đáp

-PT: Bảng phụ

-Kỹ thuật đặt câu hỏi

*Dự kiến sản phẩm: những câu trả lời của HS

*Cách thức tiến hành:

-Gv dặt câu hỏi:

- Sử dụng tình huống 3 ở tiết 1.

H:T¹i sao t×nh huèng 3 kh«ng vi ph¹m ph¸p luËt? (§ã lµ ngêi kh«ng cã n¨ng lùc tr¸ch nhiÖm ph¸p lÝ)

H:VËy tr¸ch nhiÖm ph¸p lÝ lµ g×?

*Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh: Trao đổi

- Giáo viên: quan sát


*Báo cáo kết quả

*Đánh giá kết quả


- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

->
Gv nhận xét, dẫn vào bài

B/ Hoạt động hình thành kiến thức:

- Mục tiêu:


+ HS hiểu được những vấn đề xảy ra trong thực tế và nội dung bài học

+ NL: Tự học, giải quyết vấn đề, giao tiếp, hợp tác...

+ PPDH/ KTDH: Giải quyết vấn đề, thảo luận, giao tiếp và sáng tạo...

Cách tiến hành



Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung cần đạt
- HĐ 1: Tìm hiểu về trách nhiệm pháp lý, trách nhiệm của CD và HS
1. Mục tiêu:

-Học sinh hiểu được khái niệm trách nhiệm pháp lý, xác định được các loại trách nhiệm pháp lý và ý nghĩa của việc áp dụng trách nhiệm pháp lý.
-Có ý thức tôn trọng pháp luật, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật.
-Phát triển năng lực giao tiếp, hợp tác, năng lực trình bày vấn đề
*2. Phương thức thực hiện:
-PP :Vấn đáp ,Thảo luận nhóm…
- PT: Bảng phụ, phiếu học tập
*Dự kiến sản phẩm: những câu trả lời của HS
3. Sản phẩm hoạt động
- Trình bày miệng
4. Phương án kiểm tra, đánh giá
- Học sinh đánh giá.
- Giáo viên đánh giá.

5. Tiến trình hoạt động:
*Chuyển giao nhiệm vụ
? Nhắc lại: thế nào là vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí? Có mấy loại vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí?
? Xác định loại vi phạm và biện pháp xử lí cho 1 số hành vi sau:
- Vứt rác bừa bãi
- Cãi nhau gây mất trật tự nơi công cộng
Lấn chiếm vỉa hè
- Trộm cắp xe máy
- Muợn xe bán cho hiệu cầm đồ
- Viết, vẽ bậy lên tường
? Pháp luật qui định công dân có trách nhiệm pháp lí để nhằm mục đích gì?
- Hs: Trừng phạt, ngăn ngừa, cải tạo giáo dục người vi phạm pháp luật.
+ Gd ý thức, tôn trọng và chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật
+ Răn đe mọi người không vi phạm pháp luật
+ Hình thành, bồi dưỡng lòng tin vào pháp luật và công lý trong nhân dân.
+ Ngăn chặn, xoá bỏ vi phạm pháp luật trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.
*Cách thức tiến hành:
- Gv nêu câu hỏi, học sinh thảo luận nhóm:
? Em hiểu thế nào là trách nhiệm pháp lý ?


? Có các loại trách nhiệm pháp lý nào? Nêu nội dung cụ thể?
? Quy định trách nhiệm pháp lí có ý nghĩa gì?

? Công dân có trách nhiệm ntn? HS phải làm gì để k vi phạm pháp luật?
-Học sinh đọc, làm việc
-Học sinh báo cáo kết quả, nhận xét
-Gv nhận xét ,chốt.
II. Nội dung bài học






























































Trách nhiệm pháp lí:
Là sự áp dụng các biện pháp cưỡng chế của Nhà nước về hình thúc- Là sự bắt buộc thực hiện quy định của pháp luật.
Các loại trách nhiệm pháp lí
- Trách nhiệm hình sự
- Trách nhiệm dân sự
- Trách nhiệm kỉ luật
ý nghĩa của trách nhiệm pháp lí
- Trừng phạt, ngăn ngừa, cải tạo, giáo dục người vi phạm pháp luật.
- Giáo dục ý thúc tôn trọng và chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật.
- Răn đe mọi người không được vị
- Hình thành, bồi dưỡng lòng tin vào pháp luật và công lí.
- Ngăn chặn, hạn chế, xoá bỏ vi phạm pháp luật.
Trách nhiệm công dân
- Chấp hành nghiêm chỉnh hiến. pháp, pháp luật.
- Đấu tranh hành vi vi phạm hiến. pháp và pháp luật.
Đối với HS:
- Tuyên truyền, vận động mọi người
- Có lối sống lành mạnh, học tập, lao động tốt
- Tránh xa tệ nạn xã hội
- Đấu tranh chống các hiện tượng xấu, vi phạm pháp luật.
C. Hoạt động luyện tập:

*Mục tiêu:-Học sinh củng cố kiến thức Vi phạm pháp luật, các loại vi phạm pháp luật, trách nhiệm pháp lý...

-Phát triển năng lực giao tiếp, hợp tác, năng lực trình bày vấn đề

*PPDH: Thảo luận nhóm

*Dự kiến sản phẩm: những câu trả lời của HS

*Cách thức tiến hành:

Gv chiếu bài tập 5,6

Học sinh đọc làm việc cá nhân bài tập 5,6 sau đó thảo luận nhóm.

Học sinh báo cáo kết quả, nhận xét

Gv nhận xét ,chốt.

Đáp án bài 5:

-ý kiến đúng: c, e.

- ý kiến sai: a, b, d, đ

Đáp án bài 6:

So sánh trách nhiệm đạo đức và trách nhiệm pháp lí:

Giống
Khác nhau
là những quan hệ xã hội và đều dýợc pháp luật điều chỉnh, quan hệ giữa người và người ngày càng tốt ðẹp hõn.. Mọi người đều phải biết và tuân theo.- Trách nhiệm đạo đức:
bằng tác động của dân sự xã hội; lương tâm cắn rứt ;
- Trách nhiệm hình sự: Bắt buộc thực hiện; Phương pháp cưỡng chế của nhà nước


D. Hoạt động vận dụng:

*Mục tiêu:- Học sinh vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết các vấn đề thực tiễn.

- Phát triển năng lực giải quyết vấn đề.

*PPDH: Trò chơi

*Dự kiến sản phẩm: những câu trả lời của HS

*Cách thức tiến hành: Gv đưa học sinh vào tình hướng có vấn đề:

GV: tổ chức cho HS xử lý các tình huống:

Câu 1: Xe máy, xe mô tô 2 bánh được chở nhiều nhất là mấy người?

1. Hai người kể cả lái xe.

2. Ngoài người lái xe chỉ được chở thêm một người ngồi phía sau và 1 trẻ em dưới 7 tuổi.

HS: ứng xử tình huống

GV: nhận xét.

E. Hoạt động tìm tòi mở rộng :

*Mục tiêu:- Học sinh tiếp tục vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết các vấn đề thực tiễn.

- Phát triển năng lực tự học

*PPDH: Vấn đáp

*Dự kiến sản phẩm: những câu trả lời của HS

*Cách thức tiến hành:Giao nhiệm vụ

-Tìm hiểu về các hành vi vi phạm pháp luật ở địa phương.

-Tìm hiểu quy định của pháp luật hành chính, luật dân sự ,luật hình sự … lý các hành vi vi phạm pháp luật .







Ký duyệt của tổ chuyên môn













Ngày soạn: Ngày dạy:


Tiết 28 - Bài 16

QUYỀN THAM GIA QUẢN LÍ NHÀ NƯỚC

QUẢN LÍ XÃ HỘI CỦA CÔNG DÂN (T1)

I. Mục tiêu cần đạt.

1. Kiến thức

- Nêu đc thế nào là quyền tham gia quản lý nhà nc và quản lý xã hội của CD

- Nêu đc các hình thức tham gia quản lý nhà nc và quản lý xã hội của CD

- Nêu đc trách nhiệm của nhà nc trong việc bảo vệ quyền tham gia quản lý nhà nc và quản lý xã hội của CD

- Nêu đc ý nghĩa quyền tham gia quản lý nhà nc và quản lý xã hội của CD

2. Về kỹ năng

- Biết cách thực hiện quyền tham gia quản lí nhà nứoc và quản lí xã hội của công dân.

- Tự giác tích cực tham gia các công Pviệc chung của trường lớp và địa phương

- Tránh thái độ thờ ơ, trốn tránh công việc chung của lớp, trường và xã hội.

3. Về thái độ

- Có lòng tin yêu và tình cảm đối với nhà nước CHXHCNVN. – Tuyên truyền vận động mọi người tam gia các hoạt động xã hội.

4. NL tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL công nghệ, NL trách nhiệm công dân, NL tự quản lí và phát triển bản thân, NL tư duy phê phán.

II. Chuẩn bị

1. Giáo viên:


- Nghiên cứu SGK, SGV, soạn kĩ giáo án.

- Bảng phụ, phiếu học tập.

- Một số bài tập trắc nghiệm.

- Hiến pháp năm 1992. Luật khiếu nại tố cáo, luật bầu cử đại biểu Quốc Hội, HĐND.

2. Học sinh:

- Học thuộc bài cũ.

- Làm các bài tập trong sách giáo khoa.

III. Tổ chức dạy học

1. Mô tả phương pháp thực hiện chuỗi các hoạt động học trong bài học và kĩ thuật dạy học thực hiện trong các hoạt động.

a. HĐ khởi động:


- Phương pháp: Đàm thoại, nêu và giải quyết vấn đề.

- Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi.

b. HĐ hình thành kiến thức mới

* HĐ1: Tìm hiểu phần ĐVĐ


- Phương pháp: Dự án.

- Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi.

* HĐ 2 : tìm hiểu nội dung bà học

- Phương pháp: Đàm thoại,thảo luận nhóm (nhóm lớn, cặp đôi), nêu và giải quyết vấn đề.

- Kĩ thuật: Kĩ thuật khăn phủ bàn, chia nhóm, kĩ thuật đặt câu hỏi.

c. HĐ luyện tập:

- Phương pháp: Đàm thoại, nêu vấn đề.

- Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi.

d. HĐ vận dụng :

- Phương pháp : Đàm thoại, nêu và giải quyết vấn đề.

- Kĩ thuật : Kĩ thuật đặt câu hỏi.

e. HĐ tìm tòi, sáng tạo :

- Phương pháp : Đàm thoại, nêu vấn đề.

- Kĩ thuật : Kĩ thuật đặt câu hỏi.

A. Hoạt động khởi động:

*Mục tiêu:-Kích thích sự tò mò ham học hỏi hứng thú học tập của học sinh .

-Phát triển năng lực giao tiếp, năng lực trình bày vấn đề.

*PPDH, phương tiện, kỹ thuật dạy học :

-PP :Vấn đáp

-PT: Bảng phụ

-Kỹ thuật đặt câu hỏi

5. Tiến trình hoạt động:

* Chuyển giao nhiệm vụ

- Giáo viên:

GV: ? Trong chương trình công dân từ lớp 6 -> 9, các em đã được học những quyền gì của công dân?

Hs: Kể

Cho HS thảo luận cặp đôi

- Học sinh tiếp nhận…

* Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh :Thảo luận

- Giáo viên: Quan sát

- Dự kiến sản phẩm


*Dự kiến sản phẩm: những câu trả lời của HS

+ Quyền bất khả xâm phạm về thân thể, quyền được khai sinh và có quốc tịch, quyền học tập, quyền được kinh doanh, quyền lao động….

Gv: Ngoài những quyền kể trên, công dân còn có quyền tham gia quản lí nhà nước...Đây là quyền chính trị quan trọng nhất của công dân. Tại sao quyền tham gia quản lí nhà ... lại là quyền chính trị quan trọng nhất của công dân? Trong tiết học hôm nay cô trò cùng tìm hiểu để làm sáng tỏ vấn đề này

B. HĐ hình thành kiến thức

Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung cần đạt
I. Tìm hiểu Đặt vấn đề
*Mục tiêu:
- HS Hiểu được nội dung, phương thức thực hiện quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội của công dân.
-Phát triển năng lực giao tiếp, hợp tác, năng lực trình bày vấn đề
*PPDH, phương tiện, kỹ thuật dạy học :
-PP : Cá nhân , thảo luận nhóm…
- PT: phiếu học tập, bang phụ
5. Tiến trình hoạt động:
* Chuyển giao nhiệm vụ
- Giáo viên: ? *Cách thức tiến hành:
- GV đặt câu hỏi, yêu cầu HS làm việc cá nhân rồi thảo luận nhóm.
1/ Ở phần 1 của ĐVĐ, em đồng ý với ý kiến nào? Vì sao?
2/ Những quy đinh ở phần 2 của ĐVĐ thể hiện quyền gì của công dân? Nhà nước ta ban hành các quy định trên để làm gì?
3/ Vì sao CD có quyền tham gia QLNN, QLXH?
- Học sinh tiếp nhận…
* Thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh :Thảo luận
- Giáo viên: Quan sát
*Dự kiến sản phẩm: những câu trả lời của HS
- HS làm việc, giáo viên quan sát, hỗ trợ khi cần thiết.
- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả, các nhóm bạn nhận xét bổ xung
- Gv nhận xét chốt, chiếu bảng.
1/ Ý c đúng
2/ Thể hiện quyền tham gia QLNN, QLXH của công dân
3/ Vì Nhá nước ta là Nhà nước của dân, do dân, vì dân..
*Báo cáo kết quả: Phiếu học tập
*Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá
- Giáo viên nhận xét, đánh giá
->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng

Tóm lại: Công dân có quyền tham gia quản lí Nhà nước, quản lí xã hội v× nhà nước ta là nhà nước của dân, do dân, vì dân. Nhân dân có quyền, có trách nhiệm giám sát hoạt động của các cơ quan tổ chức nhà nước. Đồng thời có nghĩa vụ thực hiện tốt các chính sách, pháp luật của nhà nhước, giúp đỡ, tạo điều kiện cho cán bộ công chúc Nhà nước thi hành công vụ
- Gv đạt câu hỏi bổ sung
? Qua phần ĐVĐ, em hãy rút ra bài học.
- HS trả lời: Công dân có quyền tham gia quản lý NN. QLXH
- GV chuyển sang mục 2

HĐ 3: Tìm hiểu nội dung bài học (22’)
1. Mục tiêu: HS hiểu đươc Quyền tham gia quản lí Nhà nước, quản lí xã hội, Các hình thức tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội của công dân:
2. Phương thức thực hiện:
- Hoạt động nhóm, kĩ thuật khăn trải bàn
- Hoạt động chung cả lớp

3. Sản phẩm hoạt động
- Phiếu học tập cá nhân
- Phiếu học tập của nhóm

4. Phương án kiểm tra, đánh giá
- Học sinh tự đánh giá.
- Học sinh đánh giá lẫn nhau.
- Giáo viên đánh giá.

5. Tiến trình hoạt động
*Chuyển giao nhiệm vụ
- Giáo viên yêu cầu:
1: Nếu nội dung của quyền tham gia quản lí Nhà nước và xã hội? Ví dụ
2: Cách thực hiện quyền tham gia quyền tham gia quản lí Nhà nước, xã hội? Ví dụ.
- Học sinh tiếp nhận…
*Thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh…
- Giáo viên…
- Dự kiến sản phẩm

*Báo cáo kết quả
*Đánh giá kết quả

1/ Nội dung:
+ Tham gia XD bộ máy Nhà nước và các tổ chức xã hội.
+ Tham gia bàn bạc công việc chung.
+ Tham gia tổ chức, thực hiện, giám sát....
VD: Tham gia góp ý kiến xây dựng Hiến pháp và pháp luật. Tố cáo, khiếu nại những việc làm sai trái của cơ quan quản lý …
2/Phương thực thực hiện
* Trực tiếp:
* Gián tiếp:
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá
- Giáo viên nhận xét, đánh giá
->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng


? Liên hệ với tình hình ở trường, lớp, địa phương và cho biết em, gia đình em đã thực hiện quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội của mình như thế nào?
- Hs:
* Bản thân: góp ý kiến về xây dựng nhà trường không có ma tuý;về điều kiện phục vụ việc học tập, vệ sinh môi trường, an ninh trường học.
* Gia đình:
- Mức đóng góp
- Xd cơ sở hạ tầng địa phương, xd trường học, bệnh xá
- XD nhà tình nghĩa, giữ gìn trật tự an ninh toàn xh, phòng chống tệ nạn xã hội, xây dựng làng văn hoá.
I. Đặt vấn đề:




































II. Nội dung bài học
1.
Quyền tham gia quản lí Nhà nước, quản lí xã hội của công dân là quyền:
- Tham gia xây dựng bộ máy nhà nước và các tổ chức xã hội.
- Tham gia bàn bạc, tổ chức thực hiện, giám sát và đánh giá các hoạt động, các công việc chung của Nhà nước, XH.

2.
Các hình thức tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội của công dân:
- Trực tiếp: trực tiếp tham gia bàn bạc, đóng góp ý kiến và giám sát hoạt động của các cơ quan và cán bộ công chức nhà nước.



Gián tiếp: Thông qua đại biểu nhân dân để họ kiến nghị lên cơ quan có thẩm quyền giải quyết.

3. Trách nhiệm của nhà nước, công dân ( Chuyển tiết 2)
- Nhà nước bảo đảm và không ngừng tạo điều kiện để nhân dân phát huy quyền làm chủ về mọi mặt của mình.
- Công dân có trách nhiệm tham gia các công việc của Nhà nước và xã hội để đem lại lợi ích cho bản thân, xã hội.
C. Hoạt động luyện tập:

*Mục tiêu:-Học sinh củng cố kiến thức về bài học

-Phát triển năng lực giao tiếp, hợp tác, năng lực trình bày vấn đề

*PPDH: Cá nhân

*Dự kiến sản phẩm: những câu trả lời của HS

*Cách thức tiến hành:

GV: Em hãy tóm tắt nội dung phần khái niệm quền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội của công dân vào sơ đồ dưới đây.

HS: Tự liên hệ.





Gv chiếu bài tập 1

Học sinh đọc làm việc cá nhân bài tập 1 sau đó trao đổi với bạn bên cạnh.

Học sinh báo cáo kết quả, nhận xét

Gv nhận xét ,chốt.

Bài tập 1:

Tất cả các quyền sau đều thể hiện quyền tham gia quản lý Nhà nước, Xã hội của công dân:

Quyền bầu cử đại biểu Quốc hộ

- Đại biểu Hội đồng nhân dân, quyền ung củ.

- Quyền khiếu nại, tố cáo; quyền giám sát, kiểm tra.



D. Hoạt động vận dụng, tìm tòi mở rộng:

*Mục tiêu:-Học sinh tiếp tục vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết các vấn đề thực tiễn.

-Phát triển năng lực tự học

*PPDH: Vấn đáp

*Dự kiến sản phẩm: những câu trả lời của HS

Bản thân em:

Bàn bạc, quyết định việc quan tâm đến học sinh nghèo vượt khó

Ý kiến với nhà trường về bàn ghế, vệ sinh trường lớp

Tham gia bàn bạc , quyết định nội quy, các phong

trào của lớp.

Đối với gia đình:

-Bàn bạc, quyết địnhviệc xây dựng các công trình phúc lợi, các quy ước của xã , thôn về nếp sống văn minh và chống tệ nạn xã hội...

*Cách thức tiến hành:

Giao nhiệm vụ: Về nhà tìm hiểu sách báo, hỏi ông bà, cha me hoặc tra mang Internet... thực hiện 2 nhiệm vụ sau:

-Tìm hiểu về việc thực hiện quyền tham gia quản lý Nhà nước, quản lý xã hôi ở địa phương.

- Liên hệ xem bản thân em hay gia đình của em đã thực hiên quyền này như thế nào?



















Ngày soạn: Ngày dạy:

Tiết 29 - Bài 16

QUYỀN THAM GIA QUẢN LÍ NHÀ NƯỚC

QUẢN LÍ XÃ HỘI CỦA CÔNG DÂN

I. Mục tiêu cần đạt.

1. Kiến thức

- Nêu đc thế nào là quyền tham gia quản lý nhà nc và quản lý xã hội của CD

- Nêu đc các hình thức tham gia quản lý nhà nc và quản lý xã hội của CD

- Nêu đc trách nhiệm của nhà nc trong việc bảo vệ quyền tham gia quản lý nhà nc và quản lý xã hội của CD

- Nêu đc ý nghĩa quyền tham gia quản lý nhà nc và quản lý xã hội của CD

2. Về kỹ năng:

- Biết cách thực hiện quyền tham gia quản lí nhà nứoc và quản lí xã hội của công dân.

- Tự giác tích cực tham gia các công Pviệc chung của trường lớp và địa phương

- Tránh thái độ thờ ơ, trốn tránh công việc chung của lớp, trường và xã hội.

3. Về thái độ:

- Có lòng tin yêu và tình cảm đối với nhà nước CHXHCNVN. – Tuyên truyền vận động mọi người tam gia các hoạt động xã hội.

4. NL tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL công nghệ, NL trách nhiệm công dân, NL tự quản lí và phát triển bản thân, NL tư duy phê phán.

II. Chuẩn bị

1. Giáo viên:


- Nghiên cứu SGK, SGV, soạn kĩ giáo án.

- Bảng phụ, phiếu học tập.

- Một số bài tập trắc nghiệm.

- Hiến pháp năm 1992. Luật khiếu nại tố cáo, luật bầu cử đại biểu Quốc Hội, HĐND.

2. Học sinh:

- Học thuộc bài cũ.

- Làm các bài tập trong sách giáo khoa.

III. Tổ chức dạy học

1. Mô tả phương pháp thực hiện chuỗi các hoạt động học trong bài học và kĩ thuật dạy học thực hiện trong các hoạt động.

a. HĐ khởi động:


- Phương pháp: Đàm thoại, nêu và giải quyết vấn đề.

- Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi.

b. HĐ hình thành kiến thức mới

* HĐ1: Tìm hiểu phần ĐVĐ


- Phương pháp: Dự án.

- Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi.

* HĐ 2: tìm hiểu nội dung bà học

- Phương pháp: Đàm thoại,thảo luận nhóm (nhóm lớn, cặp đôi), nêu và giải quyết vấn đề.

- Kĩ thuật: Kĩ thuật khăn phủ bàn, chia nhóm, kĩ thuật đặt câu hỏi.

c. HĐ luyện tập:

- Phương pháp: Đàm thoại, nêu vấn đề.

- Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi.

d. HĐ vận dụng :

- Phương pháp : Đàm thoại, nêu và giải quyết vấn đề.

- Kĩ thuật : Kĩ thuật đặt câu hỏi.

e. HĐ tìm tòi, sáng tạo :

- Phương pháp : Đàm thoại, nêu vấn đề.

- Kĩ thuật : Kĩ thuật đặt câu hỏi.

A. Hoạt động khởi động:

1. Mục tiêu:-Kích thích sự tò mò ham học hỏi hứng thú học tập của học sinh .

-Phát triển năng lực giao tiếp, năng lực trình bày vấn đề.

2. Phương thức thực hiện:

- Hoạt động cộng đồng

3. Sản phẩm hoạt động

- Trình bày miệng

4. Phương án kiểm tra, đánh giá

- Học sinh đánh giá.

- Giáo viên đánh giá.


5. Tiến trình hoạt động:

*Chuyển giao nhiệm vụ

Gv đưa bài tập lên bảng phụ, học sinh làm việc cá nhân, trả lời

1/ Điền vào các phần còn trống dưới đây sao cho phù hợp.





2/ Trong các hành vi sau đây hành vi nào đúng.

a- Công dân có quyền tham gia quản lý trực tiếp hoặc gián tiếp, xây dựng đất nước

b- Việc xây dựng và đóng góp ý kiến là những người quản lý nhà nước

c- CD có quyền tham gia quản lý nhà nước thì mới phát huy được năng lực của mình

d- Tham gia quản lý nhà nước là đem lại lợi ích cho bản thân và xã hội

*Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh: Trao đổi

- Giáo viên: quan sát

- Dự kiến sản phẩm:
- HS trả lời câu 2 có thể chưa đúng hoặc đủ..

*Báo cáo kết quả

*Đánh giá kết quả


- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên gieo vấn đề cần tìm hiểu trong bài học …

->Giáo viên nêu mục tiêu bài học…


- GV nhận xét, chuyển sang bài mới.

Vậy công dân thực hiện quyền tham gia quản lý Nhà nước, quản lý XH như thế nào quyền tham gia QLNN, QLXH có ý nghĩa như thế nào đối với công dân.... Tiết học hôm nay sẽ tìm hiểu điều đó.

B. HĐ hình thành kiến thức

- Mục tiêu:


+ HS hiểu được những vấn đề xảy ra trong thực tế và nội dung bài học

+ NL: Tự học, giải quyết vấn đề, giao tiếp, hợp tác...

+ PPDH/ KTDH: Giải quyết vấn đề, thảo luận, giao tiếp và sáng tạo...

Cách tiến hành













Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung cần đạt
HĐ 1: tìm hiểu ý nghĩa của quyền tham gia quản lý Nhà nước, xã hội
1.Mục tiêu:
- HS Hiểu được ý nghĩa của quyền tham gia quản lý Nhà nước .... và hiểu được tách nhiệm của mình khi thực hiện quyền này.
-Phát triển năng lực giao tiếp, hợp tác, năng lực trình bày vấn đề
2.PPDH, phương tiện, kỹ thuật dạy học :
-PP : Cá nhân , thảo luận nhóm…
- PT: phiếu học tập, bang phụ
3. Sản phẩm hoạt động
- Phiếu học tập cá nhân
- Phiếu học tập của nhóm

4. Phương án kiểm tra, đánh giá
- Học sinh tự đánh giá.
- Học sinh đánh giá lẫn nhau.
- Giáo viên đánh giá.

5. Tiến trình hoạt động
*Cách thức tiến hành:
GV: Chia lớp thành 4 nhóm thảo luận trong thời gian 5 phút các câu hỏi sau:
1/ quyền tham gia quản lý Nhà nước, xã hội
có ý nghĩa như thế nào
2/ Vì sao nhà nước quy định quyền tham gia quản lý Nhà nước, xã hội
3/ Để thực hiện tốt quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội, công dân cần có những điều kiện gì?
4/ HS thực hiện quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội ở nhà trường, ở địa phương mình như thế nào?
-HS làm việc cá nhân ra vở rồi thực hiện theo nhóm
*Thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh…
- Giáo viên…
- Dự kiến sản phẩm

*Báo cáo kết quả
*Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá
- Giáo viên nhận xét, đánh giá
->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng























4. ý nghÜa cña quyÒn tham gia qu¶n lÝ Nhµ níc, x· héi cña c«ng d©n
- ĐB quyền làm chủ, tạo nên sức mạnh tổng hợp
- Đem lại lợi ích cho bản thân và xã hội
5/ Điều kiện đảm bảo thực hiện
Nhà nước
Quy định bằng pháp luật
Kiểm tra giám sát việc thực hiện
* Công dân
- Hiểu nội dung, ý nghĩa, cách thực hiện.
- Nâng cao phẩm chất năng lực, tich cực thực hiện
* HS:
- Học tâp, lao động tốt
- Tham gia góp ý xây dựng đoàn đội
- Tham gia các hotcj động ở trường , lớp, địa phương


C. Hoạt động luyện tập:

*Mục tiêu:-Học sinh củng cố kiến thức về quyền tham gia quản lý nhà nước và quản lý xã hội

-Phát triển năng lực giao tiếp, hợp tác, năng lực trình bày vấn đề

*PPDH: Cá nhân, cặp đôi.

*Dự kiến sản phẩm: những câu trả lời của HS

*Cách thức tiến hành:

GV: Cho hs đọc bài tập 2 và bài tập 5 trong SGK/59

GV: Cho hs thảo luận cặp đôi trong thời gian 2 phút.

H: Thảo luận cặp đôi.

Trình bày cá nhân.

Cả lớp bổ sung ý kiến.

G: Nhận xét, chốt lại ý kiến đúng.

1. B 2: SGK

b- Tham gia quản lý Nhà nước, QLXH là quyền của mọi người vì:

Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Tất cả mọi quyền lực của nhà nước thuộc về nhân dân…” ( Điều 2 hiến pháp 1992)

c- Tham gia quản lý Nhà nước, quản lý xã hội là trách nhiệm của mọi công dân. Nhà nước đã quy định rõ tron Hiến pháp và pháp luật và kiểm tra. giám sát.

Bài 5:

Vân có quyền được tham gia đóng góp ý kiến. Vì đây là vấn đề liên quan đến quyền trẻ em.

Vân có thể trực tiếp tham gia.

Việc tham gia góp ý kiến của Vân thể hiện quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội của công dân.

Bt6:

Nhằm phát huy quyền làm chủ của nhân dân trên mọi lĩnh vực -> nhằm tạo ra sức mạnh tổng hợp của toàn dân trong việc xây dựng, quản lí nhà nước và xã hội.

D. Hoạt động vận dụng, tìm tòi mở rộng:

*Mục tiêu:-Học sinh tiếp tục vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết các vấn đề thực tiễn.

-Phát triển năng lực tự học

*PPDH: Vấn đáp

*Dự kiến sản phẩm: những câu trả lời của HS

*Cách thức tiến hành:

Giao nhiệm vụ: Về nhà tìm hiểu sách báo, hỏi ông bà, cha me hoặc tra mang Internet... thực hiện 2 nhiệm vụ sau:

-Tìm hiểu về việc thực hiện quyền tham gia quản lý Nhà nước, quản lý xã hôi ở địa phương.

- Liên hệ xem bản thân em hay gia đình của em đã thực hiên quyền này như thế nào?



KÝ duyệt của tổ chuyên môn



















Ngày soạn: Ngày dạy:



Tiết 30- Bài 17


NGHĨA VỤ BẢO VỆ TỔ QUỐC

I. Mục tiêu cần đạt

1. Về kiến thức:


- Vì sao cần phải bảo vệ tổ quốc

-
Nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc của công dân.

- Trách nhiệm của bản thân.

2. Về kỹ năng:


- Thường xuyên rèn luyện sức khỏe, luyện tập quân sự, tham gia các hoạt động bảo vệ an ninh trật tự ở nơi cư trú và trong trường học.

- Tuyên ruyền vận động bạn bè và người thân thực hiện tốt nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc.

- Kĩ năng ra quyết định( biết ra quyết định phù hợp với nghĩa vụ bảo vệ Tổ quổc trong các tình huống của cuộc sống)

- KN tư duy phê phán đối với những hành vi, thái độ,việc làm vi phạm nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.

- Kĩ năng trình bày suy nghĩ ý tưởng của bản thân về nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc của công dân.

3. Về thái độ:

- Tích cự tham gia các hoạt động thực hiện nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc.

- Sẵn sàng làm nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc

4. NL tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL công nghệ, NL trách nhiệm công dân, NL tự quản lí và phát triển bản thân, NL tư duy phê phán.

II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên:


- Nghiên cứu SGK, SGV, soạn kĩ giáo án.

- Bảng phụ, phiếu học tập.

- Một số bài tập trắc nghiệm.

- Hiến pháp năm 1992. Luật nghĩa vụ quân sự.

2. Học sinh:

- Học thuộc bài cũ.

- Làm các bài tập trong sách giáo khoa.

III. Tổ chức dạy học

1. Mô tả phương pháp thực hiện chuỗi các hoạt động học trong bài học và kĩ thuật dạy học thực hiện trong các hoạt động.

a. HĐ khởi động:


- Phương pháp: Đàm thoại, nêu và giải quyết vấn đề.

- Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi.

b. HĐ hình thành kiến thức mới

* HĐ1: Tìm hiểu Đặt vấn đề


- Phương pháp: Dự án.

- Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi.

* HĐ 2 : tìm hiểu nội dung bài học

- Phương pháp: Đàm thoại,thảo luận nhóm (nhóm lớn, cặp đôi), nêu và giải quyết vấn đề.

- Kĩ thuật: Kĩ thuật khăn phủ bàn, chia nhóm, kĩ thuật đặt câu hỏi.

c. HĐ luyện tập:

- Phương pháp: Đàm thoại, nêu vấn đề.

- Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi.

d. HĐ vận dụng :

- Phương pháp : Đàm thoại, nêu và giải quyết vấn đề.

- Kĩ thuật : Kĩ thuật đặt câu hỏi.

e. HĐ tìm tòi, sáng tạo :

- Phương pháp : Đàm thoại, nêu vấn đề.

- Kĩ thuật : Kĩ thuật đặt câu hỏi.

A. Hoạt động khởi động:

1. Mục tiêu:-Kích thích sự tò mò ham học hỏi hứng thú học tập của học sinh .

-Phát triển năng lực giao tiếp, năng lực trình bày vấn đề.

2. PPDH, phương tiện, kỹ thuật dạy học :

-PP :Vấn đáp

-PT: Bảng phụ

3. Sản phẩm hoạt động

- Phiếu học tập cá nhân

- Phiếu học tập của nhóm


4. Phương án kiểm tra, đánh giá

- Học sinh tự đánh giá.

- Học sinh đánh giá lẫn nhau.

- Giáo viên đánh giá.


5. Tiến trình hoạt động

*Chuyển giao nhiệm vụ

- HS đọc tư liệu

Bài thơ sông núi nước Nam

“Thà hi sinh tất cả chứ không chiu mất nước, không chịu là nô lệ’’ (Trich lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh)

? Đọa tư liệu trên gợi cho em suy nghĩ gì?

- Độc lập tự do là vô cùng quý giá đối với mỗi dân tộc

? Để bảo vệ độc lập tự do công dân cần có nghĩa vụ gì?

- Nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc

*Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh…

- Giáo viên…

- Dự kiến sản phẩm


*Báo cáo kết quả

*Đánh giá kết quả


- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng


- Gv nhận xét, dẫn dắt vào bài mới

Vậy nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc có nghĩa là như thế nào? Công dân có nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc cần phải làm những việc gì? Hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về bài học mới này. Chúng ta sang bài: Nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.

B. HĐ hình thành kiến thức


*Mục tiêu:

- HS hiểu được .Vì sao cần phải bảo vệ tổ quốc? Nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc của công dân? Trách nhiệm của bản thân.

- Phát triển năng lực giao tiếp, hợp tác, năng lực trình bày vấn đề

*PPDH, phương tiện, kỹ thuật dạy học :

-PP : Cá nhân , thảo luận nhóm…

- PT: phiếu học tập, bang phụ

*Dự kiến sản phẩm: những câu trả lời của HS

*Cách thức tiến hành:

Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung cần đạt
HĐ 2: Tìm hiểu mục đặt vấn đề (8’)
1. Mục tiêu: HS hiểu được ý nghĩa bảo vệ Tổ Quốc
2. Phương thức thực hiện:
- Hoạt động nhóm, kĩ thuật khăn trải bàn
- Hoạt động chung cả lớp

3. Sản phẩm hoạt động
- Phiếu học tập cá nhân
- Phiếu học tập của nhóm

4. Phương án kiểm tra, đánh giá
- Học sinh tự đánh giá.
- Học sinh đánh giá lẫn nhau.
- Giáo viên đánh giá.

5. Tiến trình hoạt động
*Chuyển giao nhiệm vụ
* Chuyển giao nhiệm vụ
GV yêu cầu HS quan sát ảnh SGK, trao đổi theo nhóm cặp, thực hiện nhiệm vụ sau:
1/ Nêu nội dung các bức ảnh?
2/ Em có suy nghĩ gì khi quan sát các bức ảnh trên?
* Tổ chức thực hiên
HS làm việc cá nhân ra vở. Sau đó tiến hành thảo luận nhóm.
Đại diện nhóm trình bày.
Cả lớp nhận xét, bổ sung ý kiến.
G: Nhận xét, kết luận.
* Chốt
GV: B.vệ tổ quốc là trách nhiệm của ai? -> Mọi người, toàn dân là nhiệm vụ thiêng liêng, cao quý của công dân.
HĐ 3: Tìm hiểu nội dung bài học (15’)
1. Mục tiêu: HS hiểu được ý nghĩa bảo vệ Tổ Quốc
2. Phương thức thực hiện:
- Hoạt động nhóm, kĩ thuật khăn trải bàn
- Hoạt động chung cả lớp

3. Sản phẩm hoạt động
- Phiếu học tập cá nhân
- Phiếu học tập của nhóm

4. Phương án kiểm tra, đánh giá
- Học sinh tự đánh giá.
- Học sinh đánh giá lẫn nhau.
- Giáo viên đánh giá.

5. Tiến trình hoạt động
* Chuyển giao nhiệm vụ
G: chia lớp thành 4 nhóm thảo luận trong thời gian 5 phút các câu hỏi sau :
? Em hiểu thế nào là bảo vệ tổ quốc?
? Vì sao phải bảo vệ tổ quốc?
? Bảo vệ tổ quốc gồm những nội dung gì?
- Hs: xây dựng....
? Lực lượng quốc phòng toàn dân bao gồm những lực lượng nào?
? Trách nhiệm của HS?
*Thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh thảo luận
- Giáo viên…
- Dự kiến sản phẩm

*Báo cáo kết quả Đại diện nhóm trình bày.
*Đánh giá kết quả
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá
- Giáo viên nhận xét, đánh giá

- GV: kết luận
Gv phân tích:
+ Bảo vệ độc lập chủ quyền..: Phân tích qua các thời kì dựng nước, giữ nước từ Văn Lang - Âu Lạc , Vạn Xuân, Đại Cồ Việt, Đại Việt, Đại Ngu, Đại Nam, Việt Nam( VN DCCH, CHXHCN Việt Nam).
Vấn đề Hoàng Sa và quan hệ VN-TQ.
+ Bảo vệ chế độ XHCN: hiện có VN, TQ, Triều Tiên, Cu Ba còn theo chế độ XHCN. Nhiều thế lực phản động muốn tiêu diệt CNXH. Lợi dụng tôn giáo để kích động...vụ Tây Bắc, Tây NGuyên, Giáo sứ Thái Hà HN.
=> B.vệ TQ là nhiệm vụ thiêng liêng và quyền cao quý của CD






=>GV: kl
BVTQ là nghĩa vụ thiêng liêng, cao quý của cd, được pháp luật quy định trong hệ thống pháp luật VN( Luật nghĩa vụ qs)
-GV giíi thiÖu luËt nghÜa vô qu©n sù
“.... CD nam giới từ 18 tuổi được gọi nhập ngũ: Lứa tuổi nhập ngũ từ 18-27 tuổi”
( Điều 12- Luật nghĩa vụ qc 1994)
I.Đặt vấn đề






















II. Nội dung bài học

















1. Bảo vệ tổ quốc là:
+ Bảo vệ độc lập, chủ quyền thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ.
+ Bảo vệ chế độ XHCN và Nhà nước XHCNVN
2. Vì sao phải bảo vệ tổ quốc
- Non sông đất nước thảo luận là do cha ông ta đã bao đời đổ mồ hôi, sương máu khai phá, bồi đắp, bảo vệ mới có được
- Hiện nay, vẫn còn nhiều thế lực thù đich đang âm mưu chống phá nhà nước, chống phá chế độ XHCN mà nước ta đang xây dựng.
3. Bảo vệ tổ quốc gồm những nội dung :
- XD lực lượng quốc phòng toàn dân.
- Thực hiện nghĩa vụ quân sự
- Chính sách hậu phương quân đội
- Bảo vệ trật tự an ninh xh
4. Trách nhiệm của HS:
- Ra sức học tập, tu dưỡng đạo đức
- Rèn luyện sức khoẻ, luyện tập quân sự
- Tích cực tham gia phong trào bảo vệ trật tự an ninh
- Sẵn sàng làm nghĩa vụ quân sự, tổ chức vận động người khác thực hiện nghĩa vụ quân sự
C. Hoạt động luyện tập:

*Mục tiêu:

-Học sinh củng cố kiến thức về nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc của công dân

-Phát triển năng lực giao tiếp, hợp tác, năng lực trình bày vấn đề

*PPDH: Cá nhân.

*Dự kiến sản phẩm: những câu trả lời của HS

*Cách thức tiến hành:

- Chuyển giao nhiệm vụ

GV: Cho hs đọc và làm bài tập sau:

Những hành vi, việc làm nào dưới đây là thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc ? Vì sao ?

a) Đăng kí nghĩa vụ quân sự khi đến tuổi quy định.

b) Không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ.

c) Vận động bạn bè, người thân thực hiện nghĩa vụ quân sự.

d) Dân phòng tuần tra ban đêm ở địa bàn dân cư.

e) Xây dựng nhà máy quốc phòng.

f) Tự ý chụp ảnh ở các khu quân sự.

h) Gặp gỡ các chiến sĩ quân đội, các cựu chiến binh nhân dịp 22/12.

i) Báo cáo cho người có trách nhiệm khi phát hiện những hành vi có nguy hại đến an ninh quốc gia.

Gv yêu cầu học sinh làm việc cá nhân ra vở sau đó trình bảy trước lớp

- Tổ chức thực hiện:

HS làm bài, báo cáo

Nhận xét, bổ xung

- GV chốt:

Hành vi thực hiện đing: a,b,c,d,e,h,i

Bài 4 ( SGK- 65 ).

* Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS đại diên của các nhóm đã dược giao nhiệm vụ từ trước đứng lên trình bày kết quả thực hiện nhiệm vụ của bài tập 4

a/ Tình hình thực hiên nghĩa vụ quân sự ở địa phương;

b/ Các hoạt động đền ơn, đáp nghĩa đối với các gia đình có công với cách mang... của nhà trường và địa phương;

c/ Gương chiến đấu, hi sinh của một vài thương binh, liệt sĩ, chiến sĩ... người địa phương.

- Dự kiến sản phẩm: Câu trả lời của học sinh

* Tổ chức thực hiện:

HS làm bài tập 4.

Nhận xét, bổ xung

D. Hoạt động vận dụng, tìm tòi mở rộng:

*Mục tiêu:-Học sinh tiếp tục vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết các vấn đề thực tiễn.

-Phát triển năng lực tự học

*PPDH: Vấn đáp

*Dự kiến sản phẩm: những câu trả lời của HS

*Cách thức tiến hành:

Giao nhiệm vụ: Về nhà tìm hiểu sách báo, hỏi ông bà, cha me hoặc tra mang Internet... thực hiện 2 nhiệm vụ sau:

-Tìm hiểu về việc thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc ở địa phương.

- Liên hệ xem bản thân em hay gia đình của em đã thực hiên nghĩa vụ này như thế nào?







Ngày soạn: Ngày dạy:



Tiết 31- Bài 18

SỐNG CÓ ĐẠO ĐỨC VÀ TUÂN THEO PHÁP LUẬT (T1)



I. Mục tiêu cần đạt.

1. Về kiến thức:


- Thế nào là sống có đạo đức và tuân theo Pháp luật.

- Mối quan hệ giữa sống có đạo đức và tuân theo pháp luật.

- Để sống có đạo đức và tuân theo pháp luật cân phải học tập và rèn luyện nhu thế nào?

2. Về kỹ năng:

- Biết giao tiếp ứng xử có văn hóa, có đạo đức và tuân theo pháp luật.

- Biết phân tích đánh giá các hành vi về đạo đức và tuân theo pháp luật của bản thân và mọi người xung quanh.

3. Về thái độ:

- Phát triển những tình cảm lành mạnh đối với mọi người xung quanh.

- Có ý chí, nghị lực và hoài bão tu dưỡng để trở thành công dân tốt có ích.

4. NL tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL công nghệ, NL trách nhiệm công dân, NL tự quản lí và phát triển bản thân, NL tư duy phê phán.

II. Chuẩn bị

1. GV:


- Kế hoạch bài học

- Sách học sinh, sách giáo khoa môn GDCD, lớp 9;

- Giấy khổ rộng, bút dạ, băng dính (hồ dán), kéo;

- Trường hợp, tình huống liên quan đến nội dung bài học.

- Học liệu: Đồ dùng dạy học, phiếu học tập, bài tập ra kỳ trước (nếu có)…

2. Chuẩn bị của học sinh:

- HS đọc, tìm hiểu trước bài học

III. Tổ chức dạy học

1. Mô tả phương pháp thực hiện chuỗi các hoạt động học trong bài học và kĩ thuật dạy học thực hiện trong các hoạt động.

a. HĐ khởi động:


- Phương pháp: Đàm thoại, nêu và giải quyết vấn đề.

- Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi.

b. HĐ hình thành kiến thức mới

* HĐ1: Tìm hiểu về ý nghĩa của CNH- HĐH


- Phương pháp: Dự án.

- Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi.

* HĐ 2 : tìm hiểu trách nhiệm cảu thanh niên và Phương hướng rèn luyện

- Phương pháp: Đàm thoại,thảo luận nhóm (nhóm lớn, cặp đôi), nêu và giải quyết vấn đề.

- Kĩ thuật: Kĩ thuật khăn phủ bàn, chia nhóm, kĩ thuật đặt câu hỏi.

c. HĐ luyện tập:

- Phương pháp: Đàm thoại, nêu vấn đề.

- Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi.

d. HĐ vận dụng :

- Phương pháp : Đàm thoại, nêu và giải quyết vấn đề.

- Kĩ thuật : Kĩ thuật đặt câu hỏi.

e. HĐ tìm tòi, sáng tạo :

- Phương pháp : Đàm thoại, nêu vấn đề.

- Kĩ thuật : Kĩ thuật đặt câu hỏi.

A. Hoạt động khởi động:

1.Mục tiêu:-Kích thích sự tò mò ham học hỏi hứng thú học tập của học sinh .

-Phát triển năng lực giao tiếp, năng lực trình bày vấn đề.

2. PPDH, phương tiện, kỹ thuật dạy học :

-PP :Vấn đáp

-PT: Bảng phụ

3. Sản phẩm hoạt động

- Phiếu học tập cá nhân

- Phiếu học tập của nhóm


4. Phương án kiểm tra, đánh giá

- Học sinh tự đánh giá.

- Học sinh đánh giá lẫn nhau.

- Giáo viên đánh giá.


5. Tiến trình hoạt động

*Chuyển giao nhiệm vụ

*Cách thức tiến hành:

- HS QUAN SÁT ẢNH

? Em có nhận xét gì về các nhân vật trong ảnh?

- A1: hiến máu nhân đao => giúp đỡ người khác

- A2: Anh Nguyễn Quang Sáng tham gia bắt cướp

? Nói lên mạt nào của CS?

- Đạo đức và thực hiện PL

*Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh…

- Giáo viên…

- Dự kiến sản phẩm


*Báo cáo kết quả

*Đánh giá kết quả


GV dẫn dắt vào bài mới: Thanh nieân phaûi soáng vaø laøm vieäc coù ñaïo ñöùc vaø tuaân theo phaùp luaät. Ñeå hieåu roõ hôn taïi sao chuùng ta phaûi thöïc hieän vaán ñeà naøy, chuùng ta seõ hoïc baøi hoâm nay

B. HĐ hình thành kiến thức

*Mục tiêu:

- HS hiểu được: Thế nào là sống có đạo đức và tuân theo Pháp luật? Mối quan hệ giữa sống có đạo đức và tuân theo pháp luật? Để sống có đạo đức và tuân theo pháp luật cân phải học tập và rèn luyện nhu thế nào?

- Phát triển năng lực giao tiếp, hợp tác, năng lực trình bày vấn đề

*PPDH, phương tiện, kỹ thuật dạy học :

-PP : Cá nhân , thảo luận nhóm…

- PT: phiếu học tập, bang phụ

*Dự kiến sản phẩm: những câu trả lời của HS

*Cách thức tiến hành:

Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung cần đạt
HĐ 2: Tìm hiểu mục đặt vấn đề (8’).
1. Mục tiêu: HS hiểu được thế nào là sống có đạo đức và tuân theo pháp luật
2. Phương thức thực hiện:
- Hoạt động nhóm, kĩ thuật khăn trải bàn
- Hoạt động chung cả lớp

3. Sản phẩm hoạt động
- Phiếu học tập cá nhân
- Phiếu học tập của nhóm

4. Phương án kiểm tra, đánh giá
- Học sinh tự đánh giá.
- Học sinh đánh giá lẫn nhau.
- Giáo viên đánh giá.

5. Tiến trình hoạt động
*Chuyển giao nhiệm vụ
GV yêu cầu học sinh làm việc cá nhân gách vào SGK. Sau đó thảo luận theo bàn, trả lời các câu hỏi sau:
(Caùc em duøng buùt xanh gaïch chaân nhöõng chi tieát cuûa anh Nguyeãn Haûi Thoaïi soáng coù ñaïo ñöùc vaø duøng buùt ñoû gaïch chaân nhöõng chi tieát anh Nguyeãn Haûi Thoaïi laøm vieäc theo phaùp luaät)
? Đọc truyện Nguyễn Hải Thoại- một tấm gương về sống có đạo đức và tuân theo pháp luật?
Hs: đọc.
? Những chi tiết nào thể hiện Nguyễn Hải Thoại là người sống có đạo đức?
Hs: năng động, sáng tạo, chăm sóc đời sống vật chất và tinh thần cho mọi người, biết tự trọng, tự tin, tự lập, trung thực...
? Những biểu hiện nào chứng tỏ Nguyễn Hải Thoại là người sống và làm việc theo pháp luật?
Hs: Làm theo pháp luật, giáo dục mọi người ý thức pháp luật và kỉ luật lao động. Mở rộng sản xuất theo quy định của pháp luật.
? Động cơ nào thôi thúc anh làm được việc đó?
Hs: xây dựng công ty ngang tầm với sự nghiệp đổi mới đất nước
-> thể hiện phẩm chất sống có đạo đức và tuân theo pháp luật.
? Việc làm của anh đem lại lợi ích gì cho bản thân anh, cho công ty, cho xã hội?
Hs: Bản thân đạt danh hiệu anh hùng lao động....
*Thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh…
- Giáo viên…
- Dự kiến sản phẩm

*Báo cáo kết quả
*Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá
- Giáo viên nhận xét, đánh giá
->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng

- GV: kết luận
? Thế nào là tuân theo pháp luật? Cho ví dụ?
- Hs: đèn đỏ phải dừng, đèn xanh được đi, đèn vàng chuẩn bị đi chậm quan sát,....
? Nêu mối quan hệ giữa sống có đạo đức và tuân theo pháp luật? Cho ví dụ?
Hs: người công dân gương mẫu thì luôn chấp hành tốt luật lệ giao thông; Người chấp hành tốt luật lệ giao thông là người công dân gương mẫu.
? Có những hành vi vừa thể hiện sống có đạo đức, vừa tuân theo pháp luật. Cho ví dụ?
- chăm sóc bố mẹ khi ốm đau (đạo đức, pháp luật ).





















II. Nội dung bài học


1. Sống có đạo đức là:
+ suy nghĩ, hành động theo những chuẩn mực đạo đức xã hội.
+ biết chăm lo đến mọi người, đến công việc chung.
+ biết giải quyết hợp lí giữa quyền lợi và nghĩa vụ, lấy lợi ích của xã hội của dân tộc làm mục tiêu sống
















- Tuân theo pháp luật: sống và hành động theo những quy định bắt buộc của pháp luật.
2. Quan hệ giữa sống có đạo đức và tuân theo pháp luật.
- Người có đạo đức thì biết tự nguyện thực hiện những quy định của pháp luật.
- Người tuân theo pháp luật là luôn sống theo các chuẩn mực đạo đức.
C. Hoạt động luyện tập:

*Mục tiêu:

-Học sinh củng cố kiến thức về sống và làm việc có đạo đức và tuân theo pháp luật.

-Phát triển năng lực giao tiếp, hợp tác, năng lực trình bày vấn đề

*PPDH: Cá nhân.

*Dự kiến sản phẩm: những câu trả lời của HS

*Cách thức tiến hành:

- Chuyển giao nhiệm vụ

GV: Chia lớp thành 4 nhóm thảo luận trong thời gian 3 phút các câu hỏi sau:

1. Có quan điểm cho rằng chỉ cần tuân theo những giá trị đạo đức xã hội, không cần phải thực hiện pháp luật vì lịch sử loài người cho thấy đạo đức có chức năng định hướng, điều chỉnh hành vi , quan hệ xã hội từ khi con người mới hình thành, còn pháp luật mới được ra đời từ khi xuất hiện nhà nước.

2. Có quan điểm cho rằng chúng ta đang xây dựng nhà nướcpháp quyền chỉ cần mọi người thực hiện những qui định của pháp luật, điều hành theo pháp luật thì mọi hoạt động sẽ có hiệu quả.

3. Có quan điểm cho rằng mọi người cần phải sống có đạo đức và phải tuân theo pháp luật.

- Quan điểm nào đúng? Các em đồng ý với quan điểm nào? Vì sao?

* Tiến hành thảo luận nhóm.

Đại diện nhóm trình bày.

Cả lớp nhận xét, bổ sung ý kiến.

* GV: nhận xét, chốt lại ý kiến đúng.

QĐ1: Đúng vì đạo đức ra đời trước pháp luật, nhưng ở thời kỳ bình minh của xã hội loài người ,quan hệ của xã hội còn đơn giản, chủ yếu trong quan hệ giao tiếp ứng xử hàng ngày.

QĐ2: Có mặt đúng là thây được tầm quan trọng của việc tuân theo pháp luật để xây dưng Nhà nước pháp quyền- Đó là một đòi hỏi khách quan của quá trình thực hiện CNH- HĐH. Nhưng đây cũng là một quan điểm cực đoan, sai lầm lớn của quan điểm này là không thấy được vai trò của đạo đức- đó là nội lực của hành vi đạo đức, hành vi oháp luật.

QĐ3: Vừa phải sống có đạo đức, vừa phải tuân theo pháp luật (dù mỗi cá nhân có thích hay không thích điều pháp luật qui định)- Đó là một quan điểm đúng đắn vì sống có đạo đức là việc thực hiện lương tâm và dư luận xã hội. Khi hiểu biết các giá trị của chuẩn mực đạo đức thì nó trở thành nội lực điều chỉnh hành vi pháp luật, làm cho việc thực hiện những qui định của pháp luật không bị gó bó và như vậy việc thực hiện pháp luật sẽ tự giác, có hiệu quả hơn.

VD: Không ai muốn đứng giữa trưa nắng, trước đèn đỏ ở ngã tư đường. Nhưnhg nhiều người vẫ tự giác dừng xe trước đèn đỏ, vì họ hiểu rằng cố tình vượt đèn đỏ sẽ dẫn tới va chạm, gây tai nạn. Vì vậy việc nhường đường cho tuyến có tín hiệu màu xanh là một biểu hiện sống có đạo đức và tuân theo pháp luật.

* Giáo viên tổ chức cho học sinh sắm vai, xử lí tình huống:

+ Gặp một cụ già mang xách nặng, đang muốn qua đường. (mang đồ giúp cụ, dắt cụ qua đường đúng chỗ đường dành cho người đi bộ qua đường => sống có đạo đức, tuân theo pháp luật)

+ Có người nhờ em chuyển một gói hàng ma tuý đến một địa điểm nào đó đưa cho một người và cho em 200 000. (Không chuyển, bí mật báo công an đến bắt tội phạm => tuân theo pháp luật)

D. Hoạt động vận dụng, tìm tòi mở rộng:

*Mục tiêu:-Học sinh tiếp tục vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết các vấn đề thực tiễn.

-Phát triển năng lực tự học

*PPDH: Vấn đáp

*Dự kiến sản phẩm: những câu trả lời của HS

*Cách thức tiến hành:

Giao nhiệm vụ: Về nhà tìm hiểu sách báo, hỏi ông bà, cha me hoặc tra mang Internet... thực hiện 2 nhiệm vụ sau:

-Tìm hiểu về các tấm gương sống có đạo dức và tuân theo pháp luật ở địa phương.

- Liên hệ xem bản thân em hay gia đình của em đã thực hiên nghĩa vụ này như thế nào?

- Đánh giá việc thực hiện đạo đức và pháp luật của bản thân em và những người xung quanh

- HS làm việc cá nhân và tb

- Tìm hiểu về những tấm gương sống có đạo đức và tuân theo pháp luật



Kí duyệt của tổ chuyên môn























































Ngày soạn: Ngày dạy:



Tiết 32 - Bài 18

SỐNG CÓ ĐẠO ĐỨC VÀ TUÂN THEO PHÁP LUẬT (T2)

I. Mục tiêu cần đạt:

1. Về kiến thức:


- Thế nào là sống có đạo đức và tuân theo Pháp luật.

- Mối quan hệ giữa sống có đạo đức và tuân theo pháp luật.

- Để sống có đạo đức và tuân theo pháp luật cân phải học tập và rèn luyện nhu thế nào?

2. Về kỹ năng:

- Biết giao tiếp ứng xử có văn hóa, có đạo đức và tuân theo pháp luật.

- Biết phân tích đánh giá các hành vi về đạo đức và tuân theo pháp luật của bản thân và mọi người xung quanh.

3. Về thái độ:

- Phát triển những tình cảm lành mạnh đối với mọi người xung quanh.

- Có ý chí, nghị lực và hoài bão tu dưỡng để trở thành công dân tốt có ích.

4. NL tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL công nghệ, NL trách nhiệm công dân, NL tự quản lí và phát triển bản thân, NL tư duy phê phán.

II. Chuẩn bị

1. GV:


- Kế hoạch bài học

- Sách học sinh, sách giáo khoa môn GDCD, lớp 9;

- Giấy khổ rộng, bút dạ, băng dính (hồ dán), kéo;

- Trường hợp, tình huống liên quan đến nội dung bài học.

- Học liệu: Đồ dùng dạy học, phiếu học tập, bài tập ra kỳ trước (nếu có)…

2. Chuẩn bị của học sinh:

- HS đọc, tìm hiểu trước bài học

III. Tổ chức dạy học

1. Mô tả phương pháp thực hiện chuỗi các hoạt động học trong bài học và kĩ thuật dạy học thực hiện trong các hoạt động.

a. HĐ khởi động:


- Phương pháp: Đàm thoại, nêu và giải quyết vấn đề.

- Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi.

b. HĐ hình thành kiến thức mới

* HĐ1: Tìm hiểu về ý nghĩa của CNH- HĐH


- Phương pháp: Dự án.

- Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi.

* HĐ 2 : tìm hiểu trách nhiệm cảu thanh niên và Phương hướng rèn luyện

- Phương pháp: Đàm thoại,thảo luận nhóm (nhóm lớn, cặp đôi), nêu và giải quyết vấn đề.

- Kĩ thuật: Kĩ thuật khăn phủ bàn, chia nhóm, kĩ thuật đặt câu hỏi.

c. HĐ luyện tập:

- Phương pháp: Đàm thoại, nêu vấn đề.

- Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi.

d. HĐ vận dụng:

- Phương pháp : Đàm thoại, nêu và giải quyết vấn đề.

- Kĩ thuật : Kĩ thuật đặt câu hỏi.

e. HĐ tìm tòi, sáng tạo:

- Phương pháp : Đàm thoại, nêu vấn đề.

- Kĩ thuật : Kĩ thuật đặt câu hỏi.

A. Hoạt động khởi động:

*Mục tiêu:-Kích thích sự tò mò ham học hỏi hứng thú học tập của học sinh .

-Phát triển năng lực giao tiếp, năng lực trình bày vấn đề.

*PPDH, phương tiện, kỹ thuật dạy học :

-PP :Vấn đáp

-PT: Bảng phụ

3. Sản phẩm hoạt động

- Phiếu học tập cá nhân

- Phiếu học tập của nhóm


4. Phương án kiểm tra, đánh giá

- Học sinh tự đánh giá.

- Học sinh đánh giá lẫn nhau.

- Giáo viên đánh giá.


5. Tiến trình hoạt động

*Chuyển giao nhiệm vụ

*Cách thức tiến hành:

- GV yêu cầu học sinh làm bài tạp sau trước lớp

? Những hành vi dưới đây thể hiện tốt, chưa tốt về những chuẩn mực gì ?

Chào hỏi, lễ phép với thầy cô.

Đỡ một em bé bị ngã đứng dậy.

Chăm sóc bố mẹ khi ốm đau.

Đi bên phải đường.

Anh em tranh chấp tài sản thừa kế.

Bố mẹ kinh doanh trốn thuế.

*Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh…

- Giáo viên…

- Dự kiến sản phẩm


*Báo cáo kết quả

*Đánh giá kết quả


- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá




- Gv nhận xét, dẫn dắt vào bài mới: Thanh niên phải sống và làm việc có đạo đức và tuân theo pháp luật …..

B. HĐ hình thành kiến thức

*Mục tiêu

- HS hiểu được: Thế nào là sống có đạo đức và tuân theo Pháp luật? Mối quan hệ giữa sống có đạo đức và tuân theo pháp luật? Để sống có đạo đức và tuân theo pháp luật cân phải học tập và rèn luyện nhu thế nào?

- Phát triển năng lực giao tiếp, hợp tác, năng lực trình bày vấn đề

*PPDH, phương tiện, kỹ thuật dạy học :

-PP : Cá nhân , thảo luận nhóm…

- PT: phiếu học tập, bang phụ

*Dự kiến sản phẩm: những câu trả lời của HS

*Cách thức tiến hành:



Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung cần đạt
HĐ 1: tìm hiểu ý nghĩa Sống có đạo đức và tuân theo pháp luật
1. Mục tiêu: HS hiểu được ý nghĩa Sống có đạo đức và tuân theo pháp luật
2. Phương thức thực hiện:
- Hoạt động nhóm, kĩ thuật khăn trải bàn
- Hoạt động chung cả lớp

3. Sản phẩm hoạt động
- Phiếu học tập cá nhân
- Phiếu học tập của nhóm

4. Phương án kiểm tra, đánh giá
- Học sinh tự đánh giá.
- Học sinh đánh giá lẫn nhau.
- Giáo viên đánh giá.

5. Tiến trình hoạt động
*Chuyển giao nhiệm vụ
- Giáo viên yêu cầu:
? Sống có đạo đức và tuân theo pháp luật có ý nghĩa gì đối với bản thân, gia đình, xã hội?
? Để trở thành người sống có đạo đức và luôn tuân theo những quy định của pháp luật thì công dân phải rèn luyện như thế nào?

- Học sinh tiếp nhận…
*Thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh…
- Giáo viên…
- Dự kiến sản phẩm

+Sống có đạo đức và tuân theo pháp luật là một điều kiện, yếu tố giúp mỗi người tiến lên không ngừng, trở thành người có ích cho xã hội.
+Thường xuyên tự kiểm tra, đánh giá hành vi của bản thân trong việc sống có đạo đức và tuân theo pháp luật
*Báo cáo kết quả
*Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá
- Giáo viên nhận xét, đánh giá
->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng

II. Nội dung bài học
1. Khái niệm:
2. Quan hệ giữa sống có đạo đức
3. Ý nghĩa:
Sống có đạo đức và tuân theo pháp luật là một điều kiện, yếu tố giúp mỗi người tiến lên không ngừng, trở thành người có ích cho xã hội.













4. Trách nhiệm học sinh:
Thường xuyên tự kiểm tra, đánh giá hành vi của bản thân trong việc sống có đạo đức và tuân theo pháp luật.
C. Hoạt động luyện tập:

*Mục tiêu:

-Học sinh củng cố kiến thức về sống và làm việc có đạo đức và tuân theo pháp luật.

-Phát triển năng lực giao tiếp, hợp tác, năng lực trình bày vấn đề

*PPDH: Cá nhân.

*Dự kiến sản phẩm: những câu trả lời của HS

*Cách thức tiến hành:

- Chuyển giao nhiệm vụ

HS sắm vai tình huống bài tập 5.

? Nếu là Thanh và Hà, em sẽ xử lí tình huống trên như thế nào? Vì sao?

Nếu là Thanh và Hà em sẽ: không dấu hàng giúp chị ta, mà sẽ giao gói hàng đó cho công an. Vì chị ta là tội phạm đang bị công an rượt đuổ

? Em có nhận xét gì về việc làm của người phụ nữ trong tình huống trên?\

- Việc làm của người phụ nữ là hành vi vi phạm pháp luật. Theo em, chị nên ra đầu thú để nhận được sự khoan hồng của pháp luật

HĐ 4: Hướng dẫn học sinh làm bài tập (7’).

? Đọc và xác định yêu cầu bài tập 2?

? Hành vi nào biểu hiện là người sống có đạo đức, hành vi nào biểu hiện tuân theo pháp luật?

? Vì sao có một số người cố tình làm những việc dù biết rằng đó là những việc làm vi phạm pháp luật (làm hàng giả, buôn bán, vận chuyển ma tuý...)?

.Bài 2:

- Sống có đạo đức: a, b,c,d,đ,e.

- Tuân theo pháp luật:h,g,i,k,l.

2. Bài 3.

Vì mục đích lợi nhuận nên một số người cố tình làm những việc dù biết rằng việc làm đó là vi phạm pháp luật như: làm hàng giả, buôn bán, vận chuyển ma tuý,....

3. Bài 4. ? Theo em hành vi của các thanh niên đã vi phạm chuẩn mực đạo đức hay vi phạm quy định của pháp luật? Vì sao?

- Theo em, hành vi của các thanh niên đã vi phạm chuẩn mực pháp luật. Vì đua xe trái phép là hành vi vi phạm luật giao thông đường bộ. Đây là hành vi có lỗi xâm hại đến các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ (nguy cơ xâm hại đến tính mạng, sức khoẻ, thiệt hại về tài sản...).

D. Hoạt động vận dụng, tìm tòi mở rộng:

*Mục tiêu:-Học sinh tiếp tục vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết các vấn đề thực tiễn.

-Phát triển năng lực tự học

*PPDH: Vấn đáp

*Dự kiến sản phẩm: những câu trả lời của HS

*Cách thức tiến hành:

Giao nhiệm vụ: Về nhà tìm hiểu sách báo, hỏi ông bà, cha me hoặc tra mang Internet... thực hiện 2 nhiệm vụ sau:

-Tìm hiểu về các tấm gương sống có đạo dức và tuân theo pháp luật ở địa phương.

- Liên hệ xem bản thân em hay gia đình của em đã thực hiên nghĩa vụ này như thế nào?

Bản thân em và lớp còn có những biểu hiện nào chưa tốt so với yêu cầu giáo dục đạo đức và pháp luật? Hãy đề ra biện pháp và kế hoạch thực hiện để khắc phục những thiếu sót đó.









Ngày soạn: Ngày dạy:



Tiết 33: - Thực hành, ngoại khoá
THANH NIÊN HÀ NAM TRONG SỰ NGHIỆP CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA ĐẤT NƯỚC.


I. MỤC TIÊU BÀI GIẢNG:

1. Về kiến thức:


- Trách nhiệm của thanh niên Hà Nam nói riêng và thanh niên Việt Nam nói chung trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

- Nhiệm vụ của học sinh, nhất là học sinh lớp 9.

2. Về kỹ năng:

- Biết lập kế hoạch cá nhân thực hiện nhiệm vụ của người thanh niên trong thời đại mới.

3. Về thái độ:

- Khâm phục những tấm gương thanh niên Hà Nam sống có ích trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước.

- Có ý chí, nghị lực và hoài bão tu dưỡng để trở thành công dân tốt có ích.

4. Định hướng phát triển năng lực:

Phát triển năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, tự học…

II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên:


- Nghiên cứu Sách Giáo dục công dân địa phương (Tài liệu giáo dục địa phương tỉnh Hà Nam).

- Sưu tầm tranh ảnh, tư liệu.

2. Học sinh:

- Học thuộc bài cũ.

- Làm các bài tập trong sách giáo khoa.

III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

A. Hoạt động khởi động:


*Mục tiêu:-Kích thích sự tò mò ham học hỏi hứng thú học tập của học sinh .

-Phát triển năng lực giao tiếp, năng lực trình bày vấn đề.

*PPDH, phương tiện, kỹ thuật dạy học :

-PP :Vấn đáp

-PT: Bảng phụ

*Dự kiến sản phẩm: những câu trả lời của HS

*Cách thức tiến hành:

- GV đưa ra 1 số tranh ảnh

? Giới thiệu về các nhân vật.

- HS trả lời theo hiểu biết của mình trên cơ sở đã tìm hiểu từ ở nhà

- GV nhận xét, dẫn dắt vào bài mới.

B. Hoạt động hình thành kiến thức:

*Mục tiêu:

- HS hiểu được: Trách nhiệm của thanh niên Hà Nam nói riêng và thanh niên Việt Nam nói chung trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Nhiệm vụ của học sinh, nhất là học sinh lớp 9.

- Phát triển năng lực giao tiếp, hợp tác, năng lực trình bày vấn đề

*PPDH, phương tiện, kỹ thuật dạy học :

-PP : Cá nhân , thảo luận nhóm…

- PT: phiếu học tập, bang phụ

*Dự kiến sản phẩm: những câu trả lời của HS

*Cách thức tiến hành:

Giáo viên

* chuyển giao nhiệm vụ


- Gv yêu cầu HS đọc chuyện, quan sát ảnh, thảo luận nhóm và thực hiện các nhiệm vụ sau đây:

1/ Nêu những việc làm của Nguyễn Huy Quang trong truyện đọc trên?

2/ Kết quả mà anh Quang đạt được có ý nghĩa như thế nào đối với bản thân anh Quang, gia đình anh Quang và xã hội?

3/ Em học tập được gì từ tấm gương trên?

- Dự kiến sản phẩm: Câu trả lời của HS

1/ Những việc làm của Nguyễn Huy Quang:

- Nghiên cứu, chế tạo ra chiếc máy đánh suốt vải, mở rộng sản xuất...

- Nghiên cứu chế tạo, chuẩn bị cho ra đời máy dệt kiếm tự động...

2/ Kết quả mà anh Quang đạt được có ý nghĩa to lớn:

- Đối với bản thân anh Quang:

Được vinh dự nhận bằng khen của "Hội thi sáng tạo khoa học kĩ thuật toàn quốc" năm 2011, bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh Hà Nam....

- Đối với gia đình anh Quang

Năng cao thu nhập cho gia đình

Gia đình vinh dự tự hào về anh

- Đối với xã hội:

Góp phần nâng cao năng suất lao động và thu nhập cho nhân dân địa phương.

Góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

3/ Học tập anh Quang tinh thần ham học hỏi, cần cù nghiên cứu và sáng tạo trong lao động, học tập để góp phần nhỏ bé của mình vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

* Tiến hành thảo luận nhóm.

Đại diện nhóm trình bày.

Cả lớp nhận xét, bổ sung ý kiến.

* GV nhận xét, chốt lại ý kiến đúng.

Học tập anh Quang tinh thần ham học hỏi, cần cù nghiên cứu và sáng tạo trong lao động, học tập để góp phần nhỏ bé của mình vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.



II. NỘI DUNG BÀI HỌC

* chuyển giao nhiệm vụ


- Gv yêu cầu HS theo dõi SGK thảo luận nhóm và thực hiện các nhiệm vụ sau đây:

1/ Nêu trách nhiệm của thanh niên Hà Nam nói riêng và thanh niên Việt Nam nói chung trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

2/ Thực hiện tốt trách nhiệm của thanh niên, học sinh trong sự nghiệp CNH-HĐH có ý nghĩa như thế nào?

3/ Nhiệm vụ của học sinh, nhất là học sinh lớp 9 hiện nay là gì?

- Dự kiến sản phẩm: Câu trả lời của HS

* Tiến hành thảo luận nhóm.

Đại diện nhóm trình bày.

Cả lớp nhận xét, bổ sung ý kiến.

* GV nhận xét, chốt lại ý kiến đúng.

1/Trách nhiệm của thanh niên Hà Nam nói riêng và thanh niên Việt Nam nói chung trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

- Ra sức học tập văn hóa, khoa học kĩ thuật

- Tu dưỡng đạo đức, tư tưởng chính trị

- Rèn luyện kĩ năng sống

- Tích cực tham gia các hoạt động chính trị ở địa phương và nơi cư trú...

2/ Ý nghĩa: Góp phần thực hiện mục tiêu: Dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh...

3/ Nhiệm vụ của học sinh, nhất là học sinh lớp 9.

- Ra sức học tập

- Xác định lý tưởng sống đúng đắn

- Tự xây dựng kế hoạch học tập, rèn luyện, lap động

- Thực hiện tốt nhiệm vụ của HS lớp 9.

C. Hoạt động luyện tập:

*Mục tiêu:

-Học sinh củng cố kiến thức về sống và làm việc có đạo đức và tuân theo pháp luật.

-Phát triển năng lực giao tiếp, hợp tác, năng lực trình bày vấn đề

*PPDH: Cá nhân.

*Dự kiến sản phẩm: những câu trả lời của HS

*Cách thức tiến hành:

* chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu học sinh làm việc theo cặp nhóm hòan thành bài tập 1, bài tập 2 Sách địa phương/ tr 50.

- Dự kiến sản phẩm cần đạt: Bài làm của HS.

* Tiến hành thảo luận nhóm.

Đại diện nhóm trình bày.

Cả lớp nhận xét, bổ sung ý kiến.

* GV nhận xét, chốt lại ý kiến đúng.

Bài tập 1: Một vài tấm gương thanh niên Hà Nam

Đinh Ngọc Hải - Niềm tự hào tuổi trẻ Hà Nam Trường THPT chuyên Biên Hòa đã đạt nhiều thành tích cao trong các cuộc thi Olympic quốc tề môn Vật Lý...

Học tập tinh thần nỗ lực học tập từ anh

Bài tập 2: Việc làm của em nhằm thực hiện trách nhiệm của người thanh niên Hà Nam:

- Ra sức học tập

- Xác định lý tưởng sống đúng đắn

- Tự xây dựng kế hoạch học tập, rèn luyện, lap động

- Thực hiện tốt nhiệm vụ của HS lớp 9.

D. Hoạt động vận dụng, tìm tòi mở rộng:

*Mục tiêu:-Học sinh tiếp tục vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết các vấn đề thực tiễn.

-Phát triển năng lực tự học

*PPDH: Vấn đáp

*Dự kiến sản phẩm: những câu trả lời của HS

*Cách thức tiến hành:

Giao nhiệm vụ: Về nhà tìm hiểu sách báo, hỏi ông bà, cha me hoặc tra mang Internet... thực hiện 2 nhiệm vụ sau:

-Sư tầm một số gương thanh niên Hà Nam ưu tú hiện nay.

























Ngày soạn: Ngày dạy:



Tiết 34


ÔN TẬP HỌC KÌ II







I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức:


- Giúp các en củng cố, khắc sâu lại các kiến thức về phần pháp luật mà cá em đã học trong học kỳ II.

2. Kĩ năng:

- Nâng cao ý thức chấp hành theo cá quy định của pháp luật, đấu tranh với cá hiện tượng vi phạm pháp luật trong cuộc sống hàng ngày...

3. Thái độ:

- Rèn luyện kĩ năng phân tích, giải quyết các vấn đề nảy sinh trong cuộc sống mà các em có thể gặp phải.

4. Năng lực:

- Phát triển năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, tự học…

II. CHUẨN BỊ

1/ Giáo viên:


- SGK, SGV GDCD 9.

- Các tình huống , các bài tập trong SGK, trong sách bài tập.

2/ Học sinh:

- Học lại bài cũ.

- Xem lại các bài tập trong SGK

III. TIẾN TRÌNH

A. Hoạt động khởi động:


*Mục tiêu:-Kích thích sự tò mò ham học hỏi hứng thú học tập của học sinh .

-Phát triển năng lực giao tiếp, năng lực trình bày vấn đề.

*PPDH, phương tiện, kỹ thuật dạy học :

-PP :Vấn đáp

-PT: Bảng phụ

*Dự kiến sản phẩm: những câu trả lời của HS

*Cách thức tiến hành:

- GV đưa ra 1 số tranh ảnh

? Các bức tranh trên gợi cho các em nhớ đến các quyền nghĩa vụ gì của công dân theo quy định của pháp luật.

- HS trả lời:

Nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc, nghĩa vụ lao động, quyền kinh doanh và nghĩa vụ đóng thuế, quyền tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội của công dân....

- GV nhận xét, dẫn dắt vào bài ôn tập.

B. Hoạt động hình thành kiến thức:

*Mục tiêu:

- Giúp các en củng cố, khắc sâu lại các kiến thức về phần pháp luật mà cá em đã học trong học kỳII,

- Nâng cao ý thức chấp hành theo các quy định của pháp luật, đấu tranh với cá hiện tượng vi phạm pháp luật trong cuộc sống hàng ngày...

- Phát triển năng lực giao tiếp, hợp tác, năng lực trình bày vấn đề

*PPDH, phương tiện, kỹ thuật dạy học :

-PP : Cá nhân , thảo luận nhóm…

- PT: phiếu học tập, bang phụ

*Dự kiến sản phẩm: những câu trả lời của HS

*Cách thức tiến hành:

I. ÔN TẬP LÝ THUYẾT

* chuyển giao nhiệm vụ


- GV giúp học sinh hệ thống hóa kiến thức đã học bằng cách đưa ra hệ thống câu hỏi.

- GV chia lớp thành 6 nhóm, mỗi nhóm 1 nội dung. HS thảo luận nhóm, trình bày trước lớp:

Câu 1:Chế độ hôn nhân và gia đình ở nước ta bao gồm các nguyên tắc cơ bản nào?

Luật Hôn nhân và gia đình ở nước ta cấm kết hôn trong những điều kiện nào? Theo em,việc kết hôn sớm có tác hại như thế nào đối với bản thân và gia đình?

Câu 2:Thế nào là vi phạm pháp luật?Có những loại vi phạm pháp luật nào?Nêu ví dụ về mỗi loại?Thế nào là trách nhiệm pháp lí?Có những loại trách nhiệm pháp lí nào?

Câu 3:Nêu các hình thức tham gia quản lí nhà nước,quản lí xã hội của công dân? Học sinh lớp 9 có thể thực hiện quyền tham gia quản lí nhà nước,quản lí xã hội không? Thực hiện như thế nào?

Câu 4:Vì sao Hiến pháp quy định công dân có quyền tham gia quản lí nhà nước,xã hội? Nêu 4 hoạt động mà công dân thể hiện quyền tham gia quản lí nhà nước,xã hội?

Câu 5: Tại sao bảo vệ Tổ quốc lại được coi là quyền và nghĩa vụ thiêng liêng và cao quý của mỗi công dân?Là học sinh ,em đã và sẽ làm gì để thực hiện tốt nghĩa vụ thiêng liêng và cao quý đó?

Câu 6: Sống có đạo đức và tuân theo pháp luật có mối quan hệ với nhau như thế nào? Cho ví dụ?Vì sao phải sống và làm việc theo Hiến Pháp và Pháp luật? Bản thân em và tập thể lớp còn có những biểu hiện nào chưa tốt so với yêu cầu giáo dục đạo đức và pháp luật? Hãy đề ra biện pháp khắc phục những thiếu sót đó?

* Tiến hành thảo luận nhóm.

Đại diện nhóm trình bày.

Cả lớp nhận xét, bổ sung ý kiến.

* GV nhận xét, chốt lại ý kiến đúng.

1.Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân ...

2. Quyền tự do kinh doanh...Quyền và nghĩa vụ lao động....

3. Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí....

4. Quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội....

5.Bảo vệ Tổ quốc...

6. Sống có đạo đức và tuân theo pháp luật....



II. BÀI TẬP

* chuyển giao nhiệm vụ


- GV cho HS thảo luận theo bàn làm các bài tập sau:

TH1:Có người nói, khi đất nước có chiến tranh thì công dân có nghĩa vụ nhập ngũ để bảo vệ Tổ quốc,còn trong thời bình thì việc nhập ngũ hay không là tuỳ vào sự tư nguyện của mỗi người,không nên bắt buộc.

Em có đồng ý với ý kiến trên hay không ?Vì sao?

TH2:Học hết lớp 12, Mai ở nhà chờ xin việc thì gặp và yêu Tuấn cũng không có việc làm. Khi hai người xin cha mẹ cho kết hôn thì hai bên gia đình đều khuyên hai bạn hãy thư thả, bao giờ có việc làm thì hãy xây dựng gia đình nhưng cả hai không đồng ý, cứ thúc ép cha mẹ, cuối cùng gia đình hai bên phải chấp thuận Mai và Tuấn kết hôn.

Theo em, quyết định của gia đình Mai và Tuấn đúng hay sai? Vì sao?

TH3: Hiên nay, có tình trạng phụ nữ lừa gạt trẻ em đưa sang Trung Quốc bán.Hỏi

a)Những người phụ nữ đó sẽ bị xử lí như thế nào?Vì sao?

b)Họ đã vi phạm đạo đức hay pháp luật ?Vì sao?

c)Học sinh chúng ta phải rèn luyện đạo đức và tuân theo pháp luật như thế nào?

* Tiến hành thảo luận nhóm.

Đại diện nhóm trình bày.

Cả lớp nhận xét, bổ sung ý kiến.

* GV nhận xét, chốt lại ý kiến đúng.

TH1:


Em không đồng ý với ý kiến trên vì bảo vệ Tổ Quốc là trách nhiệm của mọi công dân trong thời chiến cũng như trong thời bình...

TH2:

Theo em, quyết định của gia đình Mai và Tuấn là sai...

TH3:

Những người phụ nữ đó sẽ bị xử lí theo quy định của luật Hình sự...

Họ đã vi phạm đạo đức và pháp luật ...

Học sinh chúng ta phải rèn luyện đạo đức và tuân theo pháp luật ....

C. Hoạt động luyện tập:

*Mục tiêu:

-Học sinh củng cố kiến thức vừa ôn tập

-Phát triển năng lực giao tiếp, hợp tác, năng lực trình bày vấn đề

*PPDH: Cá nhân.

*Dự kiến sản phẩm: những câu trả lời của HS

*Cách thức tiến hành:

- Chuyển giao nhiệm vụ

GV cho HS sắm vai xử lý các tình huống sau:

Ở khu tập thể A ,hằng tháng đều có các cuộc họp tổ dân phố để bàn bạc về các công việc ở khu phố.Nhà ông Hoàng rất giàu có nhưng không bao giờ tham gia dự họp.Tổ trưởng tổ dân phố nhắc nhở thì ông Hoàng cho rằng gia đình ông không có nghĩa vụ tham gia các hoạt động ở địa phương.

a) Ông Hoàng có trách nhiệm tham gia vào các công việc ở thôn xóm hay không?Vì sao?

b) Nếu em là người dân cùng với khu phố ông Hoàng em sẽ làm gì để giúp ông Hoàng thực hiện trách nhiệm của mình?

GV hướng dẫn HS thảo luận nhóm xử lý tình huống, viết kịch bản, phân vai và sắm vai...

* Tiến hành thảo luận nhóm.

Đại diện nhóm lên sắm vai.

Cả lớp nhận xét, bổ sung ý kiến.

* GV nhận xét, chốt lại ý kiến đúng.

a) Ông Hoàng có trách nhiệm tham gia vào các công việc ở thôn xóm ....

b) Nếu em là người dân cùng với khu phố ông Hoàng em sẽ giải thích để ông Hoàng hiểu và thực hiện trách nhiệm của mình...

D. Hoạt động vận dụng, tìm tòi mở rộng:

*Mục tiêu:-Học sinh tiếp tục vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết các vấn đề thực tiễn.

-Phát triển năng lực tự học

*PPDH: Vấn đáp

*Dự kiến sản phẩm: những câu trả lời của HS

*Cách thức tiến hành:

Giao nhiệm vụ: Về nhà tìm hiểu sách báo, hỏi ông bà, cha me hoặc tra mang Internet... thực hiện nhiệm vụ sau:

- Sưu tầm các quy định của Pháp luật, các tấm gương trên các lĩnh vực pháp luật vừa ôn tập.

- Ôn tập chuẩn bị kiểm tra học kì 2.











Ngày soạn: Ngày dạy:



Tiết 35

KIỂM TRA HỌC KÌ II





I. Mục tiêu cần đạt

1.Về kiến thức


- Kiểm tra lại quá trình nhận thức của HS tù đầu học kì 2 lại nay.

- Giúp HS củng cố và nắm chắc hơn lượng kiến thức đã học.

- Qua kiểm tra giúp các em tự đánh giá được năng lực của bản thân.

2. Về kĩ năng

- HS biết phân biệt được những hành vi, việc làm thể hiện thái độ tích cực và tiêu cực trong cuộc sống hàng ngày để biết điều chỉnh cá nhân cho phù hợp với yêu cầu chung

- Rèn luyện kĩ năng làm bài cho các em.

3. Về thái độ

- Giáo dục ý thức tự giác, sáng tạo trong là bài.

- Biết phê phán những hành vi thiếu trong thực trong làm bài cũng như trong cuộc sống hàng ngày.

II. Chuẩn bị

1. Giáo viên


- SGK, SGV GDCD 9 - GV ra đề, Xây dựng đáp án, biểu điểm cụ thể.

- Phô tô bài kiểm tra và tổ chức thi nghiêm túc, khách quan, đảm bảo nguyên tắc chung trong thi củ.

2/ Học sinh:

- Ôn tập chuẩn bị kiểm tra học kì 2.

III. TIẾN TRÌNH

1. Ổn định tổ chức:

2. Kiểm tra:


Đề bài

A Trắc nghiệm:

I Hãy đánh dấu x vào câu trả lời đúng nhất cho phù hợp: 2 đ.

1. Những người nào sau đây có quan hệ phạm vi ba đời?

a.Cha mẹ, anh chị em ruột, cháu chắc. b. cha mẹ, anh chị em ruột,anh chị em con chú, con bác.

c. Cha mẹ, anh chị em ruột, anh chị em con cậu, con cô.

d. Cha mẹ, anh chị em ruột, anh chị em con chú con bác, con cô con cậu, con dì.

2. Tảo hôn có nghĩa là:

a. Kết hôn trước tuổi qui định. b. Những người đã ly hôn kết hôn lại với nhau.

c. Kết hôn nhiều lần. d.Kết hôn quá tuổi qui định.

3. Nói “ kinh doanh là quyền tự do của mỗi công dân có nghĩa là công dân có quyền kinh doanh bất kỳ mặt hàng nào tùy thích không cần ai cho phép”, câu này là:

a. Đúng. b. Sai.

4. Theo luật thuế giá trị gia tăng năm 2003 qui định mặt hàng nào được miễn thuế.

a. Rượu từ 40độ trở lên . b. Sản xuất nước sạch, thuốc chữa bệnh.

c. Sản xuất sách, báo, đồ dùng daỵ học. d. Nông sản chưa qua chế biến, sản xuất muối.

5. Người nào sau đây được xem là người sử dụng lao động?

a.Làm việc trong cơ quan nhà nước. b. Mở quán ăn tại nhà.

c.Đi xuất khẩu lao động. d. Mở xưởng có thuê mướn nhân công.

6. “ Lao động là quyền và nghĩa vụ của công dân…” được qui định trong điều mấy của Hiến pháp năm 1992?

a. Điều 55. b. Điều 56. c. Điều 57. d. Điều 58.

7. Thuế có nguồn gốc từ đâu?

a. Ngân sách Nhà nước. b. Lương của công nhân viên chức nhà nước.

c. Từ nguồn viện trợ của nuớc ngoài. d. Là một phần thu nhập của công dân và cá tổ chức kinh tế…

8. Đâu là vi phạm của người lao động?

a. Kéo dài thời gian thử việc. b. Tự ý bỏ việc .

c. Tự ý cho thôi việc không có lý do. d. Không trả tiền công đúng thỏa thuận.

II.Hãy xử lí các tình huống sau cho phù hợp: 2 đ.

1.Ông K ở phường H có đăng ký kinh doanh bán phụ tùng xe gắn máy. Nhưng ông còn kinh doanh thêm mặt hàng thuủy hải sản đông lạnh mà không xin thêm giấy phép kinh doanh. Việc kinh doanh thêm mặt hàng của ông K như vậy có đúng theo luật định không? Vì sao? Theo em ông K có phải nộp thêm thuế kinh doanh mặt hàng thủy hải sản đông lạnh không? Để có thể tiếp tục kinh doanh mặt hàng này ông K cần phải làm gì?

2. Trong một buổi tranh luận An nói: “ Hiện nay đa số thanh niên đều không có lí tưởng và hoài bão gì cho cuộc sống thương lai”. Hà nói: “ Không phải đa số mà chỉ có một bộ phân nhỏ thanh niên không có lí tưởng sống , còn đa phần các thanh niên ngày nay đều xây dựng cho mình một lí tưởng sống đúng đắn.” Bình nói: “ Hiện nay thanh niên đều có lí tưởng sống đúng đắn hết, vì họ được giáo dục trong môi trường lành mạnh.” Em có quan niệm như thế nào ? Em có đồng tình với quan niệm nào hay không vì sao?

III.Dùng khái niệm của kinh doanh và thuế lấp đầy các chỗ trống sau cho phù hợp: 1 đ.





B. Tự luận:

1. Cho biết trách nhiệm của thanh niên trong sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa hiện nay là gì? 2 đ.

2. Lao đông là gì? Nói lao đông là quyền và nghĩa vụ của công dân có nghĩa là như thế nào? 3 đ.



Đáp án:

A.Trắc nghiệm:

Mỗi ý đúng + 0,25 đ:

I. 1.d; 2. a; 3.b; 4.d; 5.d; 6.a; 7.d; 8.b.

II.

1.Không. Vì ông chưa đăng ký kinh donh mặt hàng này.Ông phải nộp thêm mức thuế cho mặt hàng này. Ông phải xin giấy phép kinh doanh thêm mặt hàng này.

2. Đồng tình với bạn Hà 0,25 đ.Hiện nay tuy rằng thanh niên được giáo dục trong môi trường lành mạnh, nhưng không ít bạn chưa xác định được lí tưởng sống đúng đắn cho mình 0,25đ, cũng không ít bạn bị nhiễm những thói hư tật xấu từ bên ngoài 0,25đ. Phần lớn các bạn đã xác định lí tưởng sống đúng đắn, cụ thể là hiện nay có rất nhiều những gương mặt trẻ đã và đang thnàh đạt trên con đường lập nghiệp của mình 0,25đ.

III.

(1).Sản xuất.

(2).Dịch vụ

(3).Một phần trong thu nhập.

(4).Nộp vào ngân sách nhà nước.

B. Tự luận:

Câu 1: Trách nhiệm của thanh niên trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nướclà ra sức học tập văn hóa, khoa học kĩ thuật, 0,25đ tu dưỡng đạo đức, tư tưởng chính trị, có lối sống lành mạnh, 0,25đ rèn luyện các kĩ năng, phát triển các năng lực, có ý thức rèn luyện sức khỏe. 0,25đ Đồng thời, thanh niên phải tích cực tham gia các hoạt động chính trị- xã hôi,, lao động sản xuất để góp phần thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa; 0,25đ xây dựng nước ta thành một nước công nghiệp hiện đại, 0,25đ có cơ cấu kinh tế hợp lí, quan hệ sản xuất tiến bộ, đời sống vật chất và tinh thần cao, quốc phòng và an ninh vững chắc 0,25đ, dân giàu, nứơc mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, xây dựng thành công chủ nghiã xã hội 0,25đ. Thanh niên phải là “ lực lượng nòng cốt”, vì họ là những người được đào tạo giáo dục toàn diện. 0,25đ

Câu 2:

Lao độnglà hoạt động có mục đích của con người 0,25đ nhằm tạo ra của cải vật chất và các giá trị tinh thần cho xã hội. 0,25đ Lao động là hoạt động chủ yếu, quan trọng nhất của con người, 0,25đ là nhân tố quyết định sự tồn tại, phát triển của đất nước và nhân loại. 0,25đ

Lao động là quyề và nghĩa vụ của công dân:

Mọi công dân có quyề tự do sử dung sức lao động của mình 0,25đ để học nghề, tìm kiếm việc làm, lựa chọn nghề nghiệp có ích cho xã hội, 0,25đ đem lại thu nhập cho bản thân và gia đình. 0,25đ

Mọi người có nghĩa vụ lao động để tự nuôi sống bản thân, 0,25đ nuôi sống gia đình, góp phần tạo ra của cải vật chất và tinh thần 0,25đ cho xã hội, duy trì và phát triển đất nước. 0,25đ

Lao động là nghĩa vụ đối với bản thân, với gia đình, 0,25đ đồng thời là nghĩa vụ đối với xã hội, với đất nước của mỗi công dân 0,25đ.


























Ngày soạn: Ngày dạy:



Tiết 34

ÔN TẬP HỌC KỲ II

I. Mục tiêu cần đạt:

- Giúp học sinh củng cố, hệ thống những kiến thức đã học từ đầu năm.

- Vận dụng những kiến thức đã học để có ý thức đạo đức tốt, học tập cần cù chăm chỉ vì ngày mai lập nghiệp.

II. Chuẩn bị:

- GV : soạn giáo án, hệ thống câu hỏi.

- HS : ôn tập

III. Tiến trình lên lớp

1.
Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số (1’)

2. Kiểm tra bài cũ: trong quá trình ôn tập

3. Bài mới (40’)

Hoạt động của thầy và trò
Nôi dung cần đạt
HĐ 1: Ôn lí thuyết (25’)
GV cho h/s ghi câu hỏi thảo luận
Chia lớp thành 4 nhóm
- Lớp cử ra BGK gồm lớp phó học tập, văn nghệ, lớp trưởng
- Hình thức hoạt động: hái hoa dân chủ
- Các tổ cử người lên hái hoa cho tổ mình, mỗi bông hoa là 1 câu hỏi liên quan nội dung bài học
- Y/c HS vận dụng điều đã học để trả lời
- Điểm 9,10: trả lời đúng, đã nội dung
+tự tin, khiêm tốn
- Điểm 7,8: trả lời tương đối đúng, đủ y/c.
+ Diễn đạt chưa thật tốt.
- Điểm < 6 lúng túng, chưa hiểu….
BGK liên hệ với giáo viên bộ môn để có đáp án hoàn chỉnh, ngắn gọn.















HS trả lời cần đủ ý, cách diễn đạt, dùng từ khác nhau song có thể linh hoạt cho điểm



HĐ 2: Xử lí tình huống (15’)
BT: Hà 16 tuổi, học hết lớp 9, do nhà đông em, gia đình khó khăn, Hà muốn có việc làm để giúp đỡ bố mẹ. Theo em, Hà có thể tìm việc bằng cách nào?
- Hs sắm vai, xử lí tình huống:
Hà có thể xin làm ...
BT: Nhà Hoà có 2 anh em. Anh trai Hoà vừa có giấy gọi nhập ngũ đợt này. Hay tin, mẹ Hoà không muốn xa con nên buồn bã, khóc lóc và muốn tìm mọi cách để xin cho anh ở lại?
? Nếu em là Hoà em sẽ làm gì? Vì sao?
- Hs sắm vai.
- Gv nhận xét, bổ sung.
I. Hệ thống câu hỏi thảo luận :
Nêu trách nhiệm của thanh niên trong việc thực hiện sự nghiệp công nghiệp hoá-hiện đại hoá của đất nước?
Hôn nhân là gì?
Nêu những nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân ở Việt Nam hiện nay?
Thế nào là kinh doanh? Người kinh doanh phải tuân thủ những quy định gì?
Thuế là gì? Tại sao người kinh doanh phải đóng thuế?
II. Hệ thống đáp án câu hỏi.
Câu 1:
+ Ra sức học tập văn hoá, khoa học kĩ thuật.
+ Tu dưỡng đạo đức, tư tưởng chính trị, có lối sống lành mạnh.
+ Rèn luyện sức khoẻ, rèn luyện các kĩ năng, phát triển các năng lực.
+ Tích cực tham gia các hoạt động chính trị-xã hội....
2. Hôn nhân là sự liên kết đặc biệt giữa một nam và một nữ trên nguyên tắc bình đẳng, tự nguyện được nhà nước thừa nhận nhằm chung sống lâu dài và xây dựng một gia đình hoà thuận, hạnh phúc.
3. Nguyên tắc:
- Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ, một chồng, vợ chồng bình đẳng.
- Hôn nhân giữa công dân Việt Nam với công dân công dân nước ngoài, giữa công dân Việt Nam thuộc các dân tộc, tôn giáo khác nhau được pháp luật bảo vệ.
- Vợ chồng có nghĩa vụ thực hiện chính sách dân số kế....
4. Kinh doanh là hoạt động sản xuất, dịch vụ và trao đổi hàng hoá nhằm mục đích thu lợi nhuận.
Người kinh doanh phải:
+ tuân theo quy định của pháp luật và sự quản lí của nhà nước.
+ Phải kê khai đúng số vốn.
+ Kinh doanh đúng ngành, mặt hàng ghi trong giấy phép.
+ Không kinh doanh những lĩnh vực mà nhà nước cấm như: thuốc nổ, vũ khí, ma tuý, mại dâm....
5. Thuế:
- Là một phần trong thu nhập mà công dân và tổ chức kinh tế có nghĩa vụ nộp vào ngân sách nhà nước để chi tiêu cho những công việc chung.
- Thuế có tác dụng:
+ ổn định thị trường.
+ điều chỉnh cơ cấu kinh tế, góp phần đảm bảo, phát triển kinh tế theo định hướng của nhà nước.

III. Xử lí tình huống:
1. Đáp án:
Hà có thể xin làm hợp đồng tại các cơ sở sản xuất kinh doanh hoặc nhận hàng của các cơ sở sản xuất về làm gia công.



2. Đáp án: Em sẽ:
+ Thuyết phục anh trai nhập ngũ...
+ An ủi, động viên mẹ để mẹ yên tâm, vui vẻ cho anh lên đường....
4. Củng cố (3’): Giáo viên khái quát nội dung bài

5. Dặn dò: (1’) ôn tập theo nội dung trên

6. Rút kinh nghiệm

KÝ duyệt của tổ chuyên môn




Ngày soạn:

Ngày dạy:



Tiết 35

KIỂM TRA HỌC KÌ II.

I. Mục tiêu cần đạt:

- Giúp học sinh củng cố, hệ thống kiến thức đã học, vận dụng vào thực tế để có hành vi, ứng xử đạo đức tốt

- Rèn luyện kĩ năng làm bài, ý thức đạo đức, kỷ luật trong giờ kiểm tra

- Lấy kết quả để tổng kết điểm học kỳ 1

II. Chuẩn bị:

- Gv nghiên cứu tài liệu soạn ga, ra đề, phô tô đề thi

- H/s : ôn bài cũ

III. Tiến trình hoạt động:

1.
Ổn định tổ chức : Kiểm tra sĩ số

2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh

3. Bài mới: (45’)

Cấp độ
Tên chủ đề
Nhận biết
( Mô tả yêu cầu cần đạt)​

Thông hiểu
( Mô tả yêu cầu cần đạt)​
Vận dụng
( Mô tả yêu cầu cần đạt)​


Cộng
Cấp độ thấp​
Cấp độ cao​
TNKQ​
TL​
TNKQ​
TL​
TNKQ​
TL​
TNKQ​
TL​
1. Nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốcThế nào là bảo vệ tổ quốc? Tại sao phải bảo vệ tổ quốc? Nêu nội dung các hoạt động bảo vệ tổ quốc?Để thực hiện nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc, học sinh chúng ta phải làm gì?
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
1

40%
1
40%
2. Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhânBiết nhận xét, đánh giá thái độ, hành vi đối với quền và nghĩa vụ lao động của công dân.
Số câu
Số điểm Tỉ lệ %
1

30%
1

30%
3.Lý tưởng sống của thanh niênEm có đồng tình với quan niệm đó không? Vì sao?Em đã có kế hoạch gì để rèn luyện bản thân?
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
/1
3
30%
1

30%
Tổng số câu
Tổng số điểm
Tỉ lệ %
0,5/1+0,5/1+1
4,5đ
45%
2

50 %
10
100%


Giáo viên phát đề cho HS

Đề bài:

I. Tự luận:

Câu 1: Thế nào là bảo vệ tổ quốc? Tại sao phải bảo vệ tổ quốc? Nêu nội dung các hoạt động bảo vệ tổ quốc? Để thực hiện nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc, học sinh chúng ta phải làm gì?

Câu 2:

Ba và Dung cùng học một trường trung học dân lập, họ yêu nhau khi mới học lớp 10. Mọi người khuyên ngăn hai người nên lo học hành rồi ra trường mới lo xây dựng gia đình cũng chưa muộn. Thế nhưng khi chưa học xong lớp 12 thì Dung đã có thai. Gia đình nhà Dung bàn chuyện cưới nhưng gia đình nhà Ba không tổ chức. Dung bỏ học sinh con. Cả Ba và Dung đều lỡ dở chuyện học hành.

Theo em, trách nhiệm thuộc về ai?

Nêu những hậu quả mà Ba và Dung phải gánh chịu? Em rút ra được bài học gì cho bản thân qua câu chuyện của Ba và Dung?

Câu 3:

Tại sao Đảng và nhân dân ta lại tin tưởng thế hệ thanh niên trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc, thực hiện mục tiêu công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước?

Trong một bộ phận thanh niên, học sinh hiện nay có quan niệm sống: “Được đến đâu, hay đến đó”; “Nước đến chân mới nhảy”.

Em có đồng tình với quan niệm đó không? Vì sao?

Em đã có kế hoạch gì để rèn luyện bản thân?

Đáp án, biểu điểm:

II. Tự luận: (7 điểm)

Câu 1: (4 điểm)

* Bảo vệ tổ quốc là bảo vệ độc lập chủ quyền thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của tổ quốc, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa và nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. (1điểm)

* Phải bảo vệ tổ quốc vì: Đó là thành quả do cha ông phải đổ bao xương máu để gây dựng; Hiện nay các thế lực phản động vẫn đang tìm mọi cách chống phá... (1điểm)

* Nội dung các hoạt động bảo vệ tổ quốc gồm: (1điểm)

+ Xây dựng lực lượng quốc phòng toàn dân.

+ Thực hiện nghĩa vụ quân sự.

+ Thực hiện chính sách hậu phương quân đội.......

* Để thực hiện nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc học sinh chúng ta cần phải: (1điểm)

+ Ra sức học tập, tu dưỡng đạo đức, rèn luyện sức khoẻ....

+ Tích cực tham gia phong trào bảo vệ trật tự an ninh ..........

+ Sẵn sàng làm nghĩa vụ quân sự đồng thời...............

Câu 2: (mỗi ý đúng được 1điểm) (điểm)

Theo em, trách nhiệm thuộc về: Dũng và Ba; gia đình của Ba và Dũng; nhà trường nơi Ba và Dũng đang theo học.

Nêu những hậu quả mà Ba và Dung phải gánh chịu: cả hai phải bỏ học, tương lai mờ mịt, phải nuôi con khi còn quá trẻ,...................

Bài học cho bản thân qua câu chuyện của Ba và Dung: phải thận trọng, nghiêm túc trong tình yêu...

Câu 3 (3 điểm)

Đảng và nhân dân ta lại tin tưởng thế hệ thanh niên trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc, thực hiện mục tiêu công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. Vì thanh niên là những người được đào tạo, giáo dục toàn diện. Họ là thế hệ có sức khoẻ, có hoài bão, lý tưởng, giàu mơ ước,........

Trong một bộ phận thanh niên, học sinh hiện nay có quan niệm sống: “Được đến đâu, hay đến đó”; “Nước đến chân mới nhảy”.

Em không đồng tình với quan niệm đó. Vì :nó thể hiện lối sống thụ động, hưởng thụ, ích kỉ, không có mục đích, lý tưởng sống.....

- Kế hoạch để rèn luyện bản thân: xác định rõ lý tưởng sống. Có kế hoạch phấn đấu, rèn luyện để đạt mục đích đã đề ra. (1 điểm)

4. Củng cố: GV thu bài, nhận xét giờ kiểm tra

5. Dặn dò: Nhắc nhở ý thức trong thi cuối năm và nghỉ hè.

6. Rút kinh nghiệm:

KÝ duyệt của tổ chuyên môn



Ngày soạn: 7/9/2023

Ngày dạy: 8/9/2023 TIẾT 1


NGOẠI KHÓA AN TOÀN GIAO THÔNG

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức
: Giúp Hs

- Nắm được một số quy định khi tham gia giao thông.

- Nắm được tính chất nguy hiểm và nguyên nhân của các vụ tai nạn giao thông.

- Tầm quan trọng của giao thông đối với đời sống của con người.

- Hiểu ý nghĩa của việc chấp hành trật tự an tòan giao thông và các biện pháp bảo đảm an tòan khi đi đường.

2. Kĩ năng:

- Nhận biết được một số dấu hiệu chỉ dẫn giao thông thông dụng và biết xử lí những tình huống đi đường thường gặp.

- Biết đánh giá hành vi đúng hay sai của người khác về thực hiện trật tự an tòan giao thông.

- Thực hiện nghiêm chỉnh trật tự an tòan giao thông và nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện.

3. Thái độ:

- Có ý thức tôn trọng các quy định về trật tự an toàn giao thông.

- Ủng hộ những việc làm tôn trọng trật tự an toàn giao thông và phản đối những việc làm không tôn trọng trật tự an toàn giao thông.

II. PHƯƠNG PHÁP

- Xử lý tình huống.

- Giải quyết vấn đề.

- Thảo luận nhóm....

III. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN

- Điều 8. Các hành vi bị nghiêm cấm; Điều 9. Quy tắc chung; Điều 10. Hệ thống báo hiệu đường bộ; Điều 11. Chấp hành báo hiệu đường bộ; Điều 30. Người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy; Điều 31. Người điều khiển, người ngồi trên xe đạp, người điều khiển xe thô sơ khác; Điều 32. Người đi bộ (Luật giao thông đường bộ - 2008).

- Hệ thống biển báo.

- Các số liệu cập nhật của các vụ tai nạn và số người thương vong trong cả nước, tại địa phương.

- Bộ tranh ảnh về các tình huống đi đường, máy chiếu, đầu vi deo...

IV TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Ổn định lớp:


2. Giới thiệu bài mới:

Như các em đã biết, GTVT là huyết mạch của nền kinh tế quốc dân, là điều kiện quan trọng để nâng cao cuộc sống cho mọi người. GT có quan hệ chặt chẽ đến mọi mặt của đơi sống xã hội. Nhưng bên cạnh đó một số nhà nghiên cứu nhận định rằng: Sau chiến tranh và thiên tai thì tai nạn giao thông là thảm hoạ thứ 3 gây ra cái chết và thương vong

cho loài người. Vì sao họ lại khẳng định như vậy? Chúng ta phải làm gì để khắc phục tình trạng đó...

3. Nội dung bài mới:

Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Tìm hiểu tình hình tai nạn giao thông hiện nay và nguyên nhân
*GV cung cấp thông tin về tình hình an toàn giao thông trong năm gần đây.
- Hơn 8.200 người chết do tai nạn giao thông trong năm 2018. Cụ thể, toàn quốc xảy ra hơn 18.700 vụ (giảm trên 1.300 vụ so với năm 2017) làm hơn 8.200 người chết (giảm 35 người) và khoảng 14.800 người bị thương (giảm hơn 2.200 người).Trung bình mỗi ngày cả nước xảy ra 52 vụ tai nạn giao thông và khiến 23 người tử vong. 80% số vụ tai nạn giao thông xảy ra trên đường bộ, còn lại là đường sắt và đường thủy.
- Theo Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), trong khoảng thời gian từ 16/1/2019 đến 15/2/2019, trên địa bàn cả nước đã xảy ra 1.295 vụ tai nạn giao thông, bao gồm 703 vụ tai nạn giao thông từ ít nghiêm trọng trở lên và 592 vụ va chạm giao thông, làm 627 người chết, 392 người bị thương và 640 người bị thương nhẹ. So với cùng kỳ năm trước, số vụ tai nạn giao thông tháng 2 giảm 18,2% (số vụ tai nạn giao thông từ ít nghiêm trọng trở lên giảm 10,6% và số vụ va chạm giao thông giảm 25,7%); số người chết giảm 13,6%; số người bị thương tăng 10,7% và số người bị thương nhẹ giảm 21,5%.
Tai nạn giao thông xảy ra trong dịp Tết Nguyên đán năm nay đã giảm so với năm trước, trong 9 ngày nghỉ Tết xảy ra 276 vụ tai nạn giao thông, làm 183 người chết và 241 người bị thương, bình quân 1 ngày xảy ra 31 vụ tai nạn giao thông, làm 20 người chết và 27 người bị thương.

Gv: Em có nhận xét gì về tai nạn giao thông ở trong nước và ở địa phương?
Gv: theo em tai nạn GT gây ra những hậu quả gì?
Hs: trả lời.
Gv: nhận xét, bổ sung.
GV: Chốt lại: Như vậy TNGT ngày càng gia tăng, nhiều vụ nghiêm trọng đã xảy ra, trở thành mối quan tâm lo lắng của từng gia đình, của toàn xã hội.
Gv: Hãy nêu những nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông?.
HS: Trả lời.
GV: Vậy trong những nguyên nhân trên, Nguyên nhân nào là phổ biến?
Hs: Trả lời.
Gv: Nhận xét, bổ sung, kết luận
GV: Chúng ta cần có những biện pháp nào để tránh TNGT, đảm bảo ATGT khi đi đường?
+ Phải tuyệt đối chấp hành hệ thống báo hiệu giao thông.
+ Phải học tập, hiểu pháp luật về trật tự an toàn giao thông.
+ Tự giác tuân theo quy định của pháp luật về đi đường.
+ Chống coi thường hoặc cố tình vi phạm pháp luật về đi đường.
I. Thông tin, sự kiện.
Tình hình tai nạn giao thông hiện nay:



















- Ngày nay tình hình TNGT rất nghiêm trọng. Ở trong nước và tại địa phương số vụ tai nạn giao thông có người chết và bị thương ngày càng tăng. Có người mất đi cuộc sống, có người mất sức lao động, để lại di chứng suốt cả cuộc đời.
* Gây hậu quả:
- Gây thiệt hại về người (chết người hoặc
tàn phế suốt đời)
- Gây thiệt hại về tài sản của nhà nước và của người tham gia giao thông.
* Nguyên nhân:
-
Do ý thức của một số người tham gia giao thông chưa tốt. Chưa tự giác chấp hành luật lệ giao thông.(Nhà chức trách xác định nguyên nhân chủ yếu của các vụ tai nạn giao thông là lỗi của tài xế, với các vi phạm về tốc độ, nồng độ cồn, đi sai làn...)
- Dân số tăng nhanh.Các phương tiện tham gia giao thông ngày càng nhiều.
- Các phương tiện tham gia giao thông còn thô sơ.
- Sự quản lí của nhà nước về giao thông còn hạn chế.
- Người tham gia giao thông thiếu hiểu biết về luật giao thông đường bộ.
Hoạt động 2: Tìm hiểu các biện pháp nhằm đảm bảo an toàn khi đi đường, HS quan sát, nhận biết ý nghĩa của từng loại biển báo.
*Thảo luận giúp Hs hiểu một số quy định về đi đường.
Gv: Theo em chúng ta cần làm gì để đảm bảo an toàn khi đi đường?
HS: Trả lời.
Gv: Nhận xét, bổ sung.
- Phải học tập, hiểu pháp luật về trật tự an toàn giao thông.
- Tự giác tuân theo quy định của pháp luật về đi đường.
- Chống coi thường hoặc cố tình vi phạm pháp luật về đi đường.
Gv: Kết luận.
Gv yêu cầu HS tìm đọc và tiết sau trình bày: 12 quy định của Luật Giao thông đường bộ mới nhất
II. NỘI DUNG BÀI HỌC

1/ Biện pháp đảm bảo an toàn khi đi đường.

Để đảm bảo an toàn khi đi đường chúng ta phải tuyệt đối chấp hành hệ thống báo hiệu giao thông.






Hoạt động 3: Tìm hiểu các quy tắc về đi đường và trách nhiệm của HS.
Gv: Để hạn chế tai nạn giao thông, người đi đường cần phải làm gì?
Hs: Trả lời.
Gv: Nhận xét, bổ sung.
Gv: cho hs đọc điểu 32 “người đi bộ”(Luật giao thông đường bộ năm 2008).

Gv: Cho hs thảo luận xử lí tình huống sau:
Tan học Hưng lái xe đạp thả hai tay và lạng lách, đánh võng và đã vướng phải quang ghánh của bác bán rau đi giữa lòng đường.
? Hãy nêu sai phạm của Hưng và bác bán rau?.
Hs: Trả lời.
Gv: Nhận xét, bổ sung.

- Hưng vi phạm: thả hai tay ,lạng lách, đánh võng , va phải người đi bộ.
- Người bán rau vi pham: Đi bộ dưới lòng đường.
Gv: ? Hãy thử đặt địa vị mình là một người công an, em sẽ giải quyết việc này như thế nào?
Hs: Trả lời.
Gv: Nhận xét.
Gv: Người đi xe đạp phải tuân theo những quy định nào?.
Hs: Trả lời.
Gv: Nhận xét, bổ sung, kết luận.
Gv cung cấp thông tin: những quy định mới nhất dành chongười đi xe đp, xe đạp điện.Đi xe đạp điện phải đội mũ bảo hiểm
Theo quy định tại Điều 31 Luật Giao thông đường bộ 2008, cả người điều khiển xe đạp điện và người ngồi trên xe đều phải đội mũ bảo hiểm và cài quai đúng quy cách.
Chỉ thị 04/CT-TTg vừa được Thủ tướng ban hành đầu năm 2018 cũng đã yêu cầu bắt buộc đội mũ bảo hiểm đối với học sinh, sinh viên, đặc biệt là học sinh từ 6 tuổi trở lên được người lớn chở trên xe máy, xe đạp điện; giáo dục học sinh, sinh viên đội mũ bảo hiểm khi đi mô tô, xe gắn máy, xe đạp điện trở thành thói quen.
Mức phạt với người đi xe đạp điện vi phạm giao thông
Người tham gia giao thông bằng xe đạp điện, nếu vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ sẽ bị xử phạt theo Điều 8 Nghị định 46/2016/NĐ-CP.
Gv: Muốn lái xe máy, xe mô tô phải có đủ những điều kiện nào?.
Hs: Trả lời.
Gv: Nhận xét, bổ sung, kết luận.
GV: Cho HS thảo luận nhóm:
Bản thân em đã làm gì để góp phần bảo đảm trật tự ATGT?
HS: Thảo luận và ghi ý kiến của mình ra giấy.
GV: Gắn phiếu của các nhóm lên bảng, Y/C các nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, góp ý kiến.
Gv: Nhận xét, bổ sung, kết luận.

? Hiện nay các phương tiện thông tin đại chúng đều khuyến khích toàn dân tích cực hưởng ứng ATGT. Trường ta đã có những hoạt động nào nhằm giáo dục HS ý thức thực hiện ATGT?
Hs: Trả lời.
Gv: Nhận xét, bổ sung.
- Thực hiện chuyên hiệu ATGT
- Đóng tiểu phẩm, thi vẽ tranh về ATGT
- Thi tìm hiểu về luật ATGT
-Thi tuyên truyền viên về ATGT.

4. Củng cố:
- Tự xây dựng phương án đảm bảo an toàn khi đi xe đạp cho bản thân.
5. Dặn dò:
-
Thực hiện tốt các quy định đi xe an toàn
- Nhắc nhở và hướng dẫn bạn bè, người thân và các em nhỏ thực hiện đi xe đạp an toàn.
- Thực hiện tốt các quy định đi xe an toàn
- Nhắc nhở và hướng dẫn bạn bè, người thân và các em nhỏ thực hiện đi xe đạp an toàn.

1/ Một số quy định về đi đường:
a/ Người đi bộ:

- Phải đi trên hè phố, lề đường hoặc sát mép đường, đi đúng phần đường .
- Nơi có tín hiệu, vạch kẻ đường phải tuân thủ.
Trẻ em dưới 7 tuổi khi qua đường phải có người lớn dẫn dắt; Không mang vác đồ cồng kềnh đi ngang trên đường.







b/ Người đi xe đạp, xe đạp điện:

- Không:
+ Dàn hàng ngang, lạng lách, đánh võng.
+ Đi vào phần đường dành cho người đi bộ.
+ Sử dụng để kéo đẩy xe khác.
+ Mang vác, chở vật cồng kềnh.
+ Buông cả hai tay, đi xe bằng một bánh.
+ Chở ba.
Phải:
+ Đi đúng phần đường, đúng chiều.
+ Đi bên phải.
+ Tránh bên phải, vượt bên trái.
+ Chỉ được chở 1 người và một trẻ em dưới 7 tuổi.
+ Trẻ em dưới 12 tuổi không được đi xe đạp người lớn.


*/ Trẻ em dưới 16 tuổi không được lái xe gắn máy, đủ 16 tuổi trở lên được lái xe gắn máy có dung tích xi lanh dưới 50cm3



c3. Trách nhiệm của HS:

- Phải tuyệt đối chấp hành hệ thống báo hiệu và các quy định về an toàn giao
thông.
- Học và thực hiện đúng theo những quy định của luật giao thông.
- Tuyên truyền những quy định của Luật GT
- Nhắc nhở mọi người cùng thực hiện, nhất là các em nhỏ.
- Lên án tình trạng cố tình vi phạm luật GT
4. Củng cố:

- Tự xây dựng phương án đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông cho bản thân.

5. Dặn dò:

-
Thực hiện tốt các quy định đi xe an toàn

- Nhắc nhở và hướng dẫn bạn bè, người thân và các em nhỏ thực hiện đi xe đạp an toàn.

- Thực hiện tốt các quy định đi xe an toàn

- Nhắc nhở và hướng dẫn bạn bè, người thân và các em nhỏ thực hiện đi xe đạp an toàn.







Ngày soạn: 11.9.2022
Ngày dạy: 14/9/2022


Tiết 2 - Bài 1: CHÍ CÔNG VÔ TƯ

I. Mục tiêu bài học.

1. Kiến thức:
HS nêu được thế nào là chí công vô tư, những biểu hiện của chí công vô tư, ý nghĩa của phẩm chất chí công vô tư.

2. Kĩ năng: Biết thể hiện chí công vô tư trong cuộc sống hàng ngày.

3. Thái độ:Đồng tình và ủng hộ những hành vi thể hiện sự chí công vô tư, phê phán những hành vi thiếu chí công vô tư.

4. Định hướng phát triển năng lực của học sinh

- Năng lực chung: giải quyết vấn đề, sử dụng ngôn ngữ, nhận xét, đánh giá.

- Năng lực riêng: liên hệ bản thân, liên hệ thực tế, nêu gương, sưu tầm tư liệu, xây dựng tình huống.

II. Các kĩ năng sống cơ bản cần được giáo dục trong bài:

- Kĩ năng trình bày suy nghĩ, ý tưởng.

- Kĩ năng phân tích, so sánh.

- Kĩ năng ứng xử/ giao tiếp, kĩ năng thể hiện sự tự tin.

III. Phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng:

Động não, thảo luận nhóm, xử lí tình huống.

IV. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh

- GV: SGK, SGV. Những tấm gương, ví dụ trong thực tế về chí công vô tư.

- HS: chuẩn bị SGK, vở ghi, đọc bài ở nhà.

V. Tiến trình dạy - học

1. Ổn định lớp& kiểm tra bài cũ (5’)
KT sự chuẩn bị của HS về SGK, vở ghi

2. Khởi động (1’)

Giới thiệu bài:
Các em thử hình dung xem, nếu trong xã hội, trong tập thể, ai cũng chỉ nghĩ đến quyền lợi của bản thân mình, không quan tâm đến lợi ích của tập thể, của người khác thì tình hình sẽ ra sao? Xã hội có phát triển được không? Quyền lợi của mỗi người khi ấy có được bảo đảm không? Nội dung bài học hôm nay chúng ta sẽ hiểu điều đó.

GV giải thích Chí công vô tư nghĩa là hoàn toàn vì lợi ích chung, không vì lợi ích riêng.

3.Hình thành kiến thức mới (30’)

Hoạt động 1
: Tìm hiểu phần Đặt vấn đề.

HS bước đầu hiểu thế nào là chí công vô tư.

- GV cho HS đọc phần ĐVĐ.
- HS đọc phần ĐVĐ.
Gv giới thiệu sơ qua về Tô Hiến Thành.
- HS thảo luận cả lớp theo câu hỏi:
1. Em hãy cho biết việc làm của Vũ Tán Đường và Trần Trung Tá?
2. Vì sao THT là chọn Trần Trung Tá thay thế ông lo việc nước?
3. Việc làm của THT biểu hiện những đức tính gì?

Gợi ý :
1. Khi THT ốm, VTĐ ngày đêm hầu hạ bên giường bệnh rất chu đáo.
- TTT mải mê chống giặc nơi biên cương.
2. THT dùng người là hoàn toàn chỉ căn cứ vào việc ai là người có khả năng gánh vác công việc chung của đất nước.
3. Việc làm của THT xuất phát từ lợi ích chung. Ông thực sự là người công bằng, không thiên vị, giải quyết công việc theo lẽ phải.
- GV cho HS đọc truyện 2.
- GV HS thảo luận theo câu hỏi tích hợp
? Em có suy nghĩ gì về cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của CTHCM? Theo em, điều đó đã tác động ntn đến tình cảm của nhân dân ta đối với Bác?

? Việc làm của THT và BH có chung một phẩm chất của đức tính gì?
? Em rút ra bài học gì qua 2 câu chuyện trên?

+ Cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của chủ tịch HCM là tấm gương sáng của một người đã giành trọn đời mình cho đất nước, cho nhân dân. Với phẩm chất đó nhân dân ta vô cùng kính yêu và tự hào về Bác
+ Cần học tập tu dưỡng theo gương BH để góp phần xây dung đất nước giàu đẹp như mong muốn của Người.
- HS trả lời.
? Vậy qua đó em hiểu thế nào là chí công vô tư?
Gv yêu cầu hs liên hệ về tấm gương chí công vô tư trong cuộc sống.
GV kể những tấm gương trong cuộc sống
I. Đặt vấn đề:



a. Tô Hiến Thành - 1 tấm gương về chí công vô tư.















b. Điều mong muốn của Bác Hồ.














II. Nội dung bài học:
Khái niệm
Chí công vô tư là phẩm chất đạo đức của con người thể hiện ở sự công bằng, không thiên vị, giải quyết công việc theo lẽ phải, xuất phát từ lợi ích chung và đặt lợi ích chung lên trên lợi ích cá nhân.
* Hoạt động 2:Thảo luận về biểu hiện của chí công vô tư và ý nghĩa của nó.

HS nhận biết được những biểu hiện khác nhau của chí công vô tư trong cuộc sống và đánh giá được ý nghĩa của phẩm chất này.

- GV chia lớp thành 4 nhóm thảo luận:
- Đại diện nhóm trưởng trả lời.
- Cả lớp nhận xét, bổ sung.
Nhóm 1,2:Hãy tìm những biểu hiện về chí công vô tư và không chí công vô tư trong cuộc sống?
- Chí công vô tư: Làm giàu bằng sức lao động chính đáng của mình, hiến đất để xây trường học, bỏ tiển xây cầu cho nhân dân đi lại, dạy học miễn phí cho trẻ em nghèo…..
- Không chí công vô tư: Chiếm đoạt tài sản của NN, lấy đất công bán thu lợi riêng, bố trí việc làm cho con cháu, họ hàng, trù dập những người tốt….

Nhóm 3: Tác dụng của chí công vô tư đối với đời sống cộng đồng?




Nhóm 4:Em hãy lấy ví dụ về lối sống chí công vô tư mà em gặp trong đời sống hàng ngày?
GV ghi ý kiến của HS lên bảng.
Gv yêu cầu HS nêu thêm một số VD về CCVT
- GV nêu VD để HS phân biệt được CCVT, Không CCVT và giả danh CCVT.
Trong buổi đại hội chi đội có đại biểu ứng cử vào BCH chi đội rất thân với em nhưng không có năng lực, còn đại biểu khác không thân với em nhưng có năng lực em bầu ai? Vì sao?
Câu hỏi tích hợp RLĐĐ HCM
Vì sao Bác Hồ căn dặn cán bộ phải rèn luyện phẩm chất chí công vô tư? Chí công vô tư đem lại lợi ích gì cho bản thân, gia đình, xã hội



2. Biểu hiện
: công bằng, không thiên vị, làm việc theo lẽ phải k vì lợi ích chung.
- Không chí công vô tư: ích kỉ, tham lam, chỉ lo cá nhân mình, ức hiếp, trù dập người ngay thẳng khi họ nói lên khuyết điểm...
3. Ý nghĩa:
- Những việc làm thể hện chí công vô tư đem lại lợi ích cho tập thể và xã hội, trong đó có lợi ích riêng của mỗi người.
-Người chí công vô tư luôn sống thanh thản, được mọi người vị nể, kính trọng.
4.Luyện tập( 4’)



- GV yêu cầu HS làm bài tập 1 ( SGK trang 5 ).
- HS trình bày bài làm của mình.
- Lớp trao đổi, bổ sung ý kiến.
- Những hành vi d,e thể hiện chí công vô tư vì Lan và bà Nga đã đặt lợi ích chung lên trên lợi ích của mình.
- Những hành vi còn lại không thể hiện chí công vô tư vì họ đều xuất phát từ lợi ích cá nhân hoặc vì tình cảm riêng mà hành sự không công bằng.
5. Vận dụng và mở rộng( 5’)

Khuyến khích nhu cầu rèn luyện ở HS.

GV nêu vấn đề: Có ý kiến cho rằng: chỉ những người lớn, nhất là những người có chức có quyền mới thể hiện được được phẩm chất chí công vô tư, HS nhỏ tuổi thì không thể rèn luyện được phẩm chất này.
Em có tán thành ý kiến đó không? Vì sao? Là HS chúng ta rèn luyện phẩm chất này như thế nào?
- GV chốt ý: Không tán thành ý kiến đó vì k phải chỉ những người có chức có quyền mới cần phải chí công vô tư mà mọi người cần phải chí công vô tư.
- GV yêu cầu HS liên hệ bản thân về những việc làm thể hiện chí công vô tư và không chí công vô tư, rút kinh nghiệm và nêu biện pháp khắc phục.
? Vậy cần rèn luyện chí công vô tư ntn.
?Em sẽ làm gì khi thấy có người nói cán bộ thời nay ít người sống chí công vô tư.
- HS trình bày quan điểm
- Gv uốn nắn( nếu cần).







HS có thể rèn luyện phẩm chất chí công vô tư trong những việc làm cụ thể hàng ngày của bản thân như: tích cực tham gia các hoạt động của tập thể không bao che những việc làm sai trái của ban, người khác, bảo vệ lẽ phải, công bằng khi nhân xét đánh giá người khác....
- Yêu cầu HS học thuộc nội dung bài học;làm bài tập 2, 3, 4.

- Thực hiện kế hoạch rèn luyện chí công vô tư.

- Chuẩn bị bài 2- Tự chủ: Nghiên cứu trước các truyện, tình huống.

*********************************************​




Ngày soạn:20/ 9/ 2020
Ngày dạy: 22 / 9/ 2020
Tiết 3- Bài 2: TỰ CHỦ



I. Mục tiêu bài học.

1. Kiến thức:


- Nêu được thế nào là người có tính tự chủ.

- Kể được một số biểu hiện của tính tự chủ .

- Giải thích được vì sao con người cần phải tự chủ.

2. Kỹ năng: Có khả năng làm chủ bản thân trong học tập và sinh hoạt.

3. Thái độ:Có ý thức rèn luyện tính tự chủ.

4. Định hướng phát triển năng lực của học sinh

- Năng lực chung: giải quyết vấn đề, sử dụng ngôn ngữ, nhận xét, đánh giá.

- Năng lực riêng: liên hệ bản thân, liên hệ thực tế, nêu gương, sưu tầm tư liệu, xây dựng tình huống.

II. Các kĩ năng sống cơ bản.

Biết tự chủ để giải quyết mọi tình huống, công việc trong cuộc sống.

III. Phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng.

Động não, giải quyết vấn đề, thảo luận.

IV. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh.

- GV: SGK, SGV. Những tấm gương, ví dụ trong thực tế về tự chủ.

- HS: chuẩn bị SGK, vở ghi, đồ dùng học tập, học và đọc bài ở nhà.

V. Tiến trình dạy - học

1. Ổn định lớp&Kiểm tra bài cũ:(5’)


- Thế nào là chí công vô tư? Hãy nêu ví dụ về việc làm thể hiện chí công vô tư?

- GV dùng bảng phụ: Hôm nay Lan là cờ đỏ đi kiểm tra sự chuẩn bị bài tập của các bạn. Hoà làm thiếu bài tập, nhưng Hoà là bạn thân của Lan nên Lan báo với lớp là Hoà đã làm bài đủ.

Em hãy nhận xét hành vi của Lan? Nếu ở địa vị của Lan, em sẽ xử sự thế nào?

2.Khởi động:1’

Giới thiệu bài:


GV giới thiệu tấm gương thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký, là người tật nguyền nhưng đã vượt lên số phận, làm chủ bản thân, làm chủ cuộc đời, xác định được vị trí, vai trò của mình trong xã hội. Nhờ vào đâu mà thầy lại làm được như vậy, để hiểu được chúng ta tìm hiểu bài hôm nay.

3.Hình thành kiến thức mới: (30’)

Hoạt động 1
: Thảo luận phân tích các thông tin phần đặt vấn đề.





- GV cho HS đọc 2 mẩu chuyện trong mục đặt vấn đề.
? Nỗi bất hạnh đến với gia đình bà Tâm ntn
?Bà Tâm có thái độ như thế nào và đã làm gì khi biết con bị nhiễm HIV/AIDS?

? Trước đây N là HS có ưu điểm gì.
? Những hành vi sai trái của N sau này là gì.


? Cách ứng xử của bà Tâm và của N khác nhau ở điểm nào?

? Nếu trong lớp em có bạn như N thì em và các bạn nên xử lí ntn?
- GV dùng bảng phụ, đưa bài tập tình huống, yêu cầu HS ứng xử.
"Trong tiết kiểm tra môn Sử, do chưa học kỹ bài nên Vinh hơi lúng túng. Tuấn ngồi bàn trên thì thào "giở sách ra mà coi". Nga ngồi bên cạnh lại nói "nếu ngại giở sách thì chép của mình đây này".
- Em hãy dự kiến các cách ứng xử của Vinh.
- Là Vinh, em sẽ làm thế nào?
HS tự bộc lộ trình bày ý kiến, GV chốt

Hoạt động 2 : Tìm hiểu nội dung bài học

? Tự chủ là gì? Tìm VD?.


?Vì sao con người cần phải biết tự chủ

GV chốt ý và nhấn mạnh: Trong cuộc sống, con người luôn gặp phải những khó khăn, trắc trở, những thử thách cám dỗ, cạm bẫy...đòi hỏi phải luôn tỉnh táo, bình tĩnh, biết suy sét và hành động đúng. Muốn vậy con người phải biết làm chủ bản thân, phải có tính tự chủ cao.
I. Đặt vấn đề:
1. Con trai bà Tâm bị nghiện ma túy dẫn đến bị nhiễm HIV/AIDS.

Bà nén lỗi đau để chăm sóc con, tích cực giúp đỡ những người bị HIV khác,vận động các gia đình..
2. N là một HS ngoan học khá.
- N bị bạn bè xấu rủ rê tập hút thuốc lá, uống bia, đua xe máy, trốn học, thi trượt tốt nghiệp, bị nghiện, trộm cắp…
-> Bà Tâm vượt qua khó khăn, không bi quan, chán nản. Còn N không có đức tính tự chủ, thiếu tự tin và không có bản lĩnh.
Bà Tâm là người tự chủ trong hành vi của mình.











II. Nội dung bài học.
1. Khái niệm:

Là làm chủ bản thân, tức là làm chủ được suy nghĩ, tình cảm, hành vi của bản thân trong mọi tình huống, hoàn cảnh, luôn có thái độ bình tĩnh, tự tin và biết tự điều chỉnh hành vi của mình.
2. Ý nghĩa:
Vì nó giúp người ta biết sống và ứng xử đúng đắn, có văn hóa, biết đứng vứng trước những khó khăn, thử thách, cám dỗ, không bị ngả nghiêng trước những áp lực tiêu cực…
* Hoạt động 3: Tìm những biểu hiện của tính tự chủ và những biểu hiện thiếu tự chủ trong cuộc sống.

HS có kĩ năng nhận biết và phân biệt những biểu hiện về tính tự chủ.

- GV nêu yêu cầu: Em hãy tìm những biểu hiện của tính tự chủ và thiếu tự chủ trong cuộc sống? Nêu ví dụ?
- GV ghi lên bảng.
- GV chốt lại.
+ Những hành vi nào sau đây trái ngược với tính tự chủ?(gv dùng bảng phụ)
1. Tính bột phát trong giải quyết công việc.
2. Thiếu cân nhắc, chín chắn.
3. Nổi nóng, cãi vã, gây gổ khi gặp những việc mình không vừa ý.
4. Hoang mang, sợ hãi, chán nản trước khó khăn.
5. Sa ngã, bị cám dỗ, bị lợi dụng.
6. Nói tục, chửi bậy, xử sự thiếu văn hoá.
3. Biểu hiện:
+ Tự chủ: Bình tĩnh, không nóng nảy, không vội vàng, tự tin, có thái độ ôn tồn, mềm mỏng, lịch sự khi giao tiếp, tự kiềm chế, không hành động thô lỗ, không bị người khác lôi kéo, biết tự kiểm tra, đánh giá bản thân mình, biết sửa đổi thái độ, cách cư xử của mình...
+ Thiếu tự chủ: Suy nghĩ và hành động thiếu cân nhắc, chín chắn, hay nổi nóng, to tiếng cãi vã, gây gổ, trước khó khăn tỏ ra hoang mang sợ hãi, chán nản, văng tục, cư xử thô lỗ với mọi người...
4. Luyện tập.(4’)

- HS làm bài tập 1,3 SGK.
- GV gọi HS lên bảng.
- GV nhận xét.
- GV giải thích câu ca dao cuối bài.
- GV cho HS đọc nội dung bài học.
* Bài tập 1:
- Đồng ý với ý kiến a, b, d, e.
- Vì: Đó chính là những biểu hiện của sự tự chủ, thể hiện sự tự tin, sự suy nghĩ chín chắn, biết tự điều chỉnh suy nghĩ hành vi của mình.
* Bài 3: Hằng đã có hành vi thiếu tự chủ
Em sẽ khuyên Hằng: nên kìm chế ham muốn của bản thân, cần phù hợp với điều kiện kinh tế gia đình.
5.Vận dụng và mở rộng (5’)

HS có nhu cầu rèn luyện và biết cách rèn luyện tính tự chủ.​

- GV yêu cầu HS tự liên hệ bản thân:
+ Muốn có tính tự chủ chúng ta phải rèn luyện như thế nào ?
+ Em hãy lấy một số ví dụ về những trường hợp thể hiện tính tự chủ và thiếu tự chủ ?
Gv liên hệ, lấy vd trong thực tế. Gv nêu và phân tích hậu quả hành động của Nguyễn Duy Quý trong vụ án xã Phượng Hoàng, TH, HD xảy ra ngày 2/8/2014 để hs biết tự chủ trong mọi hoàn cảnh, sống có ích.
- GV nhấn mạnh có nhiều cách rèn luyện.
4. Liên hệ và rèn luyện
- Là học sinh cần rèn luyện tính tự chủ cả trong suy nghĩ, lời nói và hành động.
- Suy nghĩ thật kỹ trước khi nói và làm.
- Xem xét thái độ, lời nói, việc làm của mình đúng hay sai.
- Biết rút kinh nghiệm và sửa chữa.
5.Hướng dẫn học tập ở nhà (2’)

- Sưu tầm tục ngữ, ca dao nói về tự chủ: Một điều nhịn là chín điều lành; Dĩ hoà vi quý; Chín bỏ làm mười; Suy nghĩ ba lần và uốn lưỡi bảy lần hãy nói; Dù ai nói ngả nói nghiêng….

-Yêu cầu HS học thuộc nội dung bài học và làm bài tập còn lại.

- Thực hiện kế hoạch rèn luyện tính tự chủ.

- Chuẩn bị bài 3 “Dân chủ và kỉ luật”: Nghiên cứu trước phần ĐVĐ và tìm hiểu nd bài học.

-----------------------------------------------------------------------------​















Ngày soạn: 24/9/ 2022
Ngày dạy: 27 / 9/ 2022
Tiết 4 - Bài 3:DÂN CHỦ VÀ KỶ LUẬT

I. Mục tiêu bài học:

1. Kiến thức:
Học sinh hiểu được thế nào là dân chủ, kỉ kuật; mối quan hệ và ý nghĩa của dân chủ và kỉ luật.

2. Kỹ năng:Biết thực hiện quyền dân chủ và chấp hành tốt kỉ luật của tập thể.

3. Thái độ:Có thái độ tôn trọng quyền dân chủ và kỉ luật của tập thể.

- Có thái độ tôn trọng quyền dân chủ và kỷ luật của tập thể.

Lưu ý : 1. .ĐVĐ: Tìm VD thực tế khác thay thế và hướng dẫn HS tự đọc.

2. ND bài học:Khái niệm kỷ luật KK HS tự đọc.

3.BT 3 không yêu cầu HS làm.

- Tích hợp dạy học bộ sách “Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống”: Câu chuyện “Không ai được vào đây”. Chủ đề:Tư tưởng Hồ Chí Minh: Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng văn hoá và con người.

- Lồng ghép GDQP&AN:

+ Ví dụ để chứng minh dân chủ phải có kỉ luậttrong điều kiện xã hội hiện nay.

+ Thực hiện dân chủ (biểu tình đúng quy định của pháp luật...).

4. Định hướng phát triển năng lực của học sinh

- Năng lực chung: giải quyết vấn đề, sử dụng ngôn ngữ, nhận xét, đánh giá.

- Năng lực riêng: liên hệ bản thân, liên hệ thực tế, nêu gương, sưu tầm tư liệu, xây dựng tình huống.

II. Các kĩ năng sống cơ bản.

Biết sống theo đúng chuẩn mực XH.

III. Phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng:

Đàm thoại, thảo luận.

IV. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh

- GV: SGK, SGV. Những tấm gương, ví dụ trong thực tế về dân chủ và kỉ luật.

- HS: chuẩn bị SGK, vở ghi, đồ dùng học tập, học và đọc bài ở nhà.

V. Tiến trình dạy - học

1. Ổn định lớp&Kiểm tra bài cũ: (4’)


? Thế nào là người có tính tự chủ? Nêu một số tình huống đòi hỏi tính tự chủ mà em có thể gặp và nêu cách ứng xử phù hợp?

? Em hãy đọc một vài câu tục ngữ, ca dao nói về tính tự chủ?

2. Khởi động (1’)

* Giới thiệu bài: GV nêu vấn đề: Trong sự nghiệp đổi mới, Đảng và nhà nước có chủ trương "Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra" vì sao Đảng ta lại chủ trương như vậy? Để hiểu rõ vấn đề này chúng ta tìm hiểu bài hôm nay.

3.Hình thành kiến thức mới (30’)

Hoạt động 1
: Tìm hiểu, phân tích phần đặt vấn đề

HS bước đầu phân biệt tác dụng dân chủ và kỉ luật.

- HS tự đọc phần ĐVĐ.
? Hãy nêu những việc làm của chính quyền địa phương nhằm phát huy quyền dân chủ của nhân dân mà em biết.
Hs nêu
( họp bàn về vét kênh mương, làm đường, dọn dẹp đường làng ngõ xóm,…
Địa phương có các nhà văn hóa, khu thể thao để người dân đến sinh hoạt, giải trí, …
Chính quyền địa phương quan tâm đến các gia đình chính sách, gia đình khó khăn,..)
? Hãy nêu những việc làm của cô giáo chủ nhiệm lớp em nhằm phát huy quyền dân chủ, đảm bảo tính kỷ luật của các bạn học sinh trong lớp em?( bầu ban cán sự lớp, bình bầu hạnh kiểm,…)
? Khi phát huy được quyền dân chủ của mọi người như vây sẽ được hiệu quả ntn trong công việc.
Tích hợp dạy học bộ sách “Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống”:
GV: Hướng dẫn HS tự đọc câu chuyện : Không ai được vào đây – trang 16 sách Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống dành cho HS lớp 9-

GV: Giới thiệu sách và hướng dẫn HS tự đọc.( Phiếu HT)
HS: Tự đọc, thực hiện 2 hoạt động : Hoạt động cá nhân và hoạt động nhóm phần đọc hiểu .
HS trao đổi.
GV nhận xét và kết luận.
GV: Chuyển ý : Qua việc tìm hiểu nội dung câu chuyện, bước đầu các em đã hiểu về dân chủ và kỷ luật, chúng ta tìm hiểu tiếp nội dung bài học
  • Đặt vấn đề.



















1, Truyện đọc: “Không ai được vào đây”
trang 16 sách Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống dành cho HS lớp 9-

2, Bài học : Phải biết làm tròn bổn phận của mình trước công việc chung của đất nước, của xã hội và biết chấp hành quy định chung của tập thể ở mọi lúc, mọi nơi.


- GV nhận xét, bổ sung.- Bài học: Phát huy dân chủ, kỉ luật
Hoạt động 2: ( Tích hợp GDQP)Tìm hiểu mối quan hệ , ý nghĩa của dân chủ , kỉ luật.

- GV lần lượt đưa câu hỏi.
? Thế nào là dân chủ, kỉ luật?
VD: Bàn bạc ý kiến xây dựng tập thể lớp vững mạnh; cử tri góp ý kiến với đại biểu quốc hội; tuân thủ đúng nội quy học sinh.
Hs trả lời.
? Dân chủ, kỉ luật có mối quan hệ như thế nào?
Hs trả lời.
? Trong xã hội ngày nay tính dân chủ và kỉ luật được thực hiện như thế nào ? cho VD cụ thể.
-HS trình bày ý kiến cá nhân- Lớp tham gia ý kiến
- GV chốt giảng.
? Lấy Vd chứng minh trong Đk xã hội hiện nay dân chủ phải có kỉ luật.

Ví dụ: + Được phát biểuý kiến cá nhân, nhưng ý kiến phải mang tính tập thể, dựa trên nội quy, quy định chung.
+ Được tự chủ trong công việc,nhưng phải tuân theo chuẩn mực của pháp luật...
y/c: HS dựa trên cơ sở gợiý lấy ví dụ cụ thể
? Thực hiện tốt dân chủ, kỉ luật có lợi ích gì cho cá nhân, tập thể và xã hội?
Hs trả lời.
? Ai là người có trách nhiệm thực hiện dân chủ, kỉ luật?

Mọi người cần tự giác chấp hành kỉ luật.
? Là công dân nói chung và HS nói riêng chúng ta phải rèn luyện dân chủ, kỉ luật như thế nào?
II. Nội dung bài học:


1. Mối quan hệ giữa dân chủ và kỷ luật.

Mqh 2 chiều, thể hiện: kỉ luật là đk đảm bảo cho dân chủ được thực hiện có hiệu quả, dân chủ phải đảm bảo tính kỉ luật.
















2. Ý nghĩa:
Thực hiện tốt sẽ tạo ra sự thống nhất cao về nhận thức, ý chí và hành động của các thành viên, tạo đk xây dựng mqh tốt đẹp, nâng cao chất lượng và hiệu quả học tập, lđ, xã hội.

3. Rèn luyện:

- HS phải vâng lời bố mẹ, thực hiện quy định của trường, lớp, tham gia dân chủ, có ý thức kỉ luật của mọi công dân.
- Mọi công dân: chủ động công việc, ứng cử, bầu cử, đóng thuế, tham gia lao động công ích...
4.Luyện tập (5’)

Rèn luỵện cho HS kĩ năng nhận xét đánh giá.

- GV cho HS làm BT 1.
- GV nhận xét, kết luận.

? Tìm câu tục ngữ, ca dao về dân chủ và kỷ luật.
- Dân chủ: a, c, đ.
- Thiếu dân chủ: b.
- Thiếu kỉ luật: d.
- Muốn tròn thì phải có khuôn
Muốn vuông thì phải có thước.
- Nhập gia tuỳ tục.
5.Vận dụng và mở rộng (5’)

HS hiểu sâu hơn dân chủ và kỉ luật trong thực tế.

- GV nêu vấn đề(dùng bảng phụ)
+ Em đồng ý với ý kiến nào sau đây:
1. HS nhỏ tuổi chưa cần đến dân chủ.
2. Chỉ có trong nhà trường mới cần đến dân chủ.
3. Mọi người cần phải có kỉ luật.
4. Có kỉ luật thì xã hội mới ổn định thống nhất các hoạt động.
- GV nhận xét.
+ Tìm những hành vi thực hiện dân chủ, kỉ luật sau:
1. HS.
2. Thầy, cô giáo.
3. Bác nông dân.
4. Chú công nhân trong nhà máy.
5. Cử tri.
GV yêu cầu hs liên hệ thực tế và mở rộng.
? Em tự nhận xét bản thân em đã thực hiện tốt kỉ luật chưa?
- HS liên hệ bản thân
? Hãy kể về một lần em vi phạm kỉ luật và nêu hậu quả của lần đó.
- HS trình bày
- GV nhận xét, uốn nắn ( nếu cần)
Thảo luận:
Phân tích ý nghĩa chủ trương của Đảng “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”.

HS đưa ra ý kiến của mình.
*Hướng dẫn học tập ở nhà

- Yêu cầu HS học thuộc nội dung bài học và làm bài tập còn lại.

- Chuẩn bị bài 4 - Bảo vệ hoà bình:

+ Nghiên cứu phần ĐVĐ.

+ Sưu tầm tranh ảnh, bài hát, bài thơ về chiến tranh và hoà bình.

+ Tìm hiểu vấn đề chống chiến tranh, bảo vệ hoà bình trên thế giới.

-------------------------------------------




.






Ngày soạn:1 / 10/ 2022
Ngày dạy: 4/ 10/ 2022
Tiết 5- Bài 4: BẢO VỆ HOÀ BÌNH

I. Mục tiêu bài học:

1. Kiến thức:
Hiểu được thế nào hoà bình và bảo vệ hoà bình, và sao phải bảo vệ hoà bình.

2. Kỹ năng:Tích cực tham gia các hoạt động vì hoà bình, chống chiến tranh do nhà trường, địa phương tổ chức. sống hòa thuận với bạn bè và mọi người xung quanh.

3. Thái độ:

- Biết yêu hoà bình, ghét chiến tranh phi nghĩa .

* Lưu ý : ĐVĐ: Hướng dẫn HS tự đọc.

2. ND bài học: Mục 3 không dạy

- Tích hợp dạy học bộ sách “Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống”: Câu chuyện “Cánh cửa hòa bình”. Chủ đề: Tư tưởng Hồ Chí Minh:Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhân dân và đại đoàn kết dân tộc

4. Định hướng phát triển năng lực của học sinh

- Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề, sáng tạo, giao tiếp, hợp tác

- Năng lực riêng: Tự nhận thức, tự điều chỉnh hành vi của mình nâng cao lòng yêu nước, yêu hòa bình, chống chiến tranh.

5. Phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng:

Nêu vấn đề, thảo luận.

PHương tiện dạy học

- GV: SGK, SGV. Những sự kiện trong thực tế về chiến tranh và hoà bình.

- HS: chuẩn bị SGK, vở ghi, đồ dùng học tập, học và đọc bài ở nhà. Các bài báo, bài thơ, bài hát về chiến tranh và hoà bình.

III. Tiến trình dạy học

1. Ổn định lớp

2. Kiểm tra bài cũ:
(4’)

GV nêu câu hỏi:

- Thế nào là dân chủ, kỉ luật ? Gv dùng bảng phụ.

- Em cho biết ý kiến đúng về các hành vi sau đây:

+ Đi học đúng giờ, nghỉ học xin phép.

+ Đi học về biết chào bố mẹ.

+ Góp ý kiến để xây dựng tập thể lớp.

+ Có ý kiến bảo vệ môi trường.

+ Nghiêm chỉnh chấp hành an toàn giao thông.

3. Bài mới:

Hoạt động 1.Khởi động (1’)

* Giới thiệu bài


GV nêu một số thông tin về những thiệt hại của 2 cuộc chiến tranh thế giới và chiến tranh Việt Nam:

- Chiến tranh TG thứ 2: 2 quả bom nguyên tử đã làm 400.000 người chết trong giây lát.

- Ở Việt Nam: trong 30 năm qua sau chiến tranh có trên 1.000.000 người bị di chứng hất độc màu da cam, hàng chục vạn người đã chết. Gần 200.000 trẻ em dưới 15 tuổi hiện phải gánh chịu bất hạnh do chiến tranh gây ra.

Em có suy nghĩ gì về những thông tin trên?

Mong ước lớn nhất của toàn nhân loại là hoà bình. Chúng ta cùng học bài hôm nay để hiểu hơn nữa về hoà bình.

Hoạt động 2.Hình thành kiến thức mới (20’)

Hoạt động 1: Tìm hiểu thông tin phần đặt vấn đề.
HD Hs tựđọc

Thảo luận theo nhóm và nêu vấn đề giúp HS bước đầu thế nào là hoà bình, bảo vệ hoà bình.
- HS đọc phần thông tin, sự kiện.
- GV cho HS thảo luận nhóm (4nhóm).
N1: ? Em có suy nghĩ gì khi đọc các thông tin và xem ảnh?
Chiến tranh đã gây ra hậu quả gì cho con người và trẻ em nói riêng?
N2:Vì sao chúng ta phải ngăn ngừa chiến tranh và bảo vệ hoà bình?
N3: Loài người cần làm gì để ngăn chặn chiến tranh và bảo vệ hoà bình?




N4: Thế giới hiện nay đã hoà bình thật chưa? Em hãy chứng minh bằng thực tế.



- HS thảo luận, cử đại diện lên trình bày.
- GV nhận xét kết quả làm việc của từng nhóm.
? Em có suy nghĩ gì khi đế quốc Mỹ gây chiến tranh ở nước ta? Em rút ra bài học gì.
- HS suy nghĩ, cảm nhận và trình bày.
* Đế quốc Mỹ gây chiến tranh ở Việt Nam thật thảm khốc. Hậu quả vẫn còn mãi đến ngày nay và sau này. VN cần và đã tiến hành đấu tranh để bảo vệ Tổ quốc.
Bài học: Sẵn sàng đấu tranh, hi sinh để giữ gìn cuộc sống ấm no, không lơ là cảnh giác, chuyển đối đầu sang đối thoại.

? Em hiểu thế nào là hoà bình.
Hs trả lời



Thảo luận nhóm
? Nêu sự đối lập của hòa bình và chiến tranh?
-Cử đại diện nhóm lên, cả lớp theo dõi nhân xét bổ sung.
Gv đưa ra đáp án:



Thảo luận
? Em hãy phân biệt chiến tranh phi nghĩa và chính nghĩa?
-Cử đại diện lên làm cả lớp theo dõi bổ sung.
Gv đưa ra đáp án.
C. tranh chính nghĩaChiến tranh phi nghĩa
Tiến hành đấu tranh chống xâm lược.
Bảo vệ độc lập tự do.
Bảo vệ hoà bình.
Gây chiến tranh giết người, cướp của.
Xâm lược đất nước khác.
Phá hoại hoà bình.

Gv nhận xét rút ra nội dung chính
? Nhân loại nói chung và dân tộc ta nói riêng phải làm gì để bảo vệ hoà bình?

Hoạt động 2: Vì sao cần phải bảo vệ hòa bình:
*Thu thập thông tin thực tế giúp HS nhận thức sự cần thiết phải bảo vệ hoà bình.
* GV yêu cầu hs trình bày tranh ảnh, bài thơ, bài hát về chiến tranh và hoà bình mà mình đã sưu tầm ở nhà, đối với sự chuẩn bị tốt gv có thể cho điểm.( Bài hát: Chúng em cần bầu trời hoà bình)
?Trong những năm qua, em biết có cuộc chiến tranh hay xung đột nào đã và đang diễn ra trên thế giới. Những cuộc chiến tranh hay xung đột ấy gây ra những hậu quả gì?
( Dựa kiến thức lịch sử thực tế để liên hệ)
? Vì sao cần phải bảo vệ hòa bình.
Đọc Truyện

*Tích hợp dạy học bộ sách “Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống”: Câu chuyện “Cánh cửa hòa bình”. Chủ đề: Tư tưởng Hồ Chí Minh:Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhân dân và đại đoàn kết dân tộc.
* Câu hỏi tích hợp GDQP
? Hãy lấy VD để chứng minh có môi trường hòa bình mới phát triển kinh tế để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
- GV gợi ý.
Trong gia đình, trong tập thể lớp học, ngoài xã hội, mở rộng ra quốc gia, thế giới.
-Hs trình bàyý kiến cá nhân
I. Đặt vấn đề:











-Vì chiến tranh đã gây cho nhân loại nhiều tổn thất…
-Vì chỉ có hoà bình mới đem lại cuộc sống bình yên cho con người.
- Con người cần nhận thức được giá trị của hoà bình ; có hành động thiết thực xây dựng mqh bình đẳng, thân thiện, tôn trọng giữa các dân tộc.
- Thế giới hiện nay tuy đã hoà bình nhưng chưa thật sự ổn định. Ngòi nổ chiến tranh vẫn đang âm ỉ, thể hiện:
+ Khủng bố vẫn còn diễn ra ở một số nước
+ Đảo chính quân sự ở Thái Lan.
+ Tình hình Ucraina, Libi, dải Gaza...










II. Nội dung bài học:
1. Khái niệm:

- Hoà bình là tình trạng không có chiến tranh, xung đột vũ trang, là mqh hiểu biết, tôn trọng, bình đẳng và hợp tác giữa các quốc gia, dân tộc, giữa con người với con người, là khát vọng toàn nhân loại.
2. Vì sao cần phải bảo vệ hòa bình:
Hoà bình
Chiến tranh
- Đem lại cuộc sống bình yên, tự do.
- Nhân dân được ấm no, hạnh phúc.
- Là khát vọng của loài người.
- Gây đau thương chết chóc.
- Đói nghèo, bệnh tật, không được học hành.
- Thành phố, làng mạc, nhà máy bị tàn phá.
- Là thảm hoạ của loài người.




- Bảo vệ hòa bình: là làm mọi việc để bảo vệ, giữ gìn cs xã hội bình yên, là dùng thương lượng, đàm phán để giải quyết mọi mâu thuẫn, xung đột giữa các dân tộc, tôn giáo, không xảy ra chiến tranh hay xung đột vũ tranh.







- Hòa bình đem lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc, bình yên cho con người, còn chiến tranh chỉ gây đau thương, tang tóc, đói nghèo, bệnh tật…
- Hiện nay chiến tranh và xung đột vũ trang vẫn đang tiếp diễn ở nhiều nơi trên thế giới, là nguy cơ đối với nhiều quốc gia, khu vực.

Mục 3: không dạy
Hoạt động 3: Luyện tập 7’

* Bài tập 1: Em đồng ý, không đồng ý với ý kiến nào sau đây? Vì sao?

a, Chống chiến tranh , bảo vệ hoà bình là nhiệm vụ của các chú bộ đội.

b, Nước ta đã vào thời kì hoà bình, nhiệm vụ bây giờ là xây dựng đất nước, không cần quan tâm đến việc chống chiến tranh.

c, Bảo vệ hoà bình là nhiệm vụ của mỗi công dân.

d, Mâu thuẫn với bạn cần giải quyết bằng vũ lực.

* Bài tập 2: Tình huống: Lan và Hùng tranh luận với nhau, Lan nói:

- Chúng ta cần tôn trọng nền văn hoá của nước mình và các quốc gia khác.

Hùng thì cho rằng:

- Chúng ta chỉ cần quan tâm, tôn trọng nền văn hoá của nước mình thôi.

? Em đồng ý với ý kiến nào? Tại sao?

- GV lưu ý HS: bảo vệ hoà bình được thể hiện ngay trong cuộc sống hàng ngày như: biết lắng nghe, thông cảm với người khác...

? Để thể hiện lòng yêu hoà bình, ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, học sinh cần phải làm gì?

- Cho HS đọc lại phần nội dung bài học.

? Hãy nêu những biểu hiện thể hiện yêu hoà bình của các bạn HS trong lớp, trong trường?

- VD: đoàn kết giúp đỡ nhau trong học tập; hoà nhã với bạn bè...

? Hãy nêu một số biểu hiện chưa tốt của các bạn trong lớp, trong trường?

- GV giúp HS liên hệ hiện tượng đánh nhau..

* Bài tập 3: Tìm một số câu ca dao, tục ngữ, danh ngôn nói về bảo vệ hoà bình.

Hoạt động 4: Vận dụng 4’

Thảo luận xây dựng kế hoạch bảo vệ hoà bình trong trường, lớp

GV cho HS thảo luận xây dựng kế hoạch bảo vệ hoà bình, thân thiện với các bạn trong trường, lớp mình.( GV đưa mẫu trên bảng phụ)

Tên hoạt động​
Thành phần tham gia​
Thời gian
hoạt động​
Nội dung​
Dự tính
kết quả​


? Để thể hiện lòng yêu hoà bình, ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường hs cần phải làm gì?

Xây dựng mqh tôn trọng, bình đẳng, thân thiện với mọi người xung quanh.

Tích cực tham gia vào các hoạt động bảo vệ hoà bình, chống chiến tranh…

Hoạt động5: Tìm tòivà mở rộng 6’

Thi hát, vẽ tranh, ngâm thơ với chủ đề bảo vệ hòa bình


- HS trình bày tranh, ảnh, các bài báo, mẩu chuyện về bảo vệ hoà bình. (đã chuẩn bị trước)

- HS nhận xét, GV nhận xét.

- GV chia nhóm tổ chức thi hát giữa các nhóm.

- HS các nhóm khác nghe và đánh giá cho điểm.

- GV nhận xét, tổng kết phần thi của các nhóm.

4.Củng cố:1’

Gv yêu cầu hs nhắc lại khái niệm hoà bình, bảo vệ hoà bình? Vai trò của hòa bình đối với bản thân em và mọi người trên hành tinh chúng ta?

- HS trình bày.

5. Hướng dẫn chuẩn bị bài:2’

- Yêu cầu HS học bài theo nội dung trên

- Tiếp tục sưu tầm tranh ảnh, bài hát, bài thơ về chiến tranh và hoà bình.

- Yêu cầu HS học bài theo nội dung trên.

- Chuẩn bị bài 5 : Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới:

- Tìm hiểu chính sách hoà bình, hữu nghi của Đảng và Nhà nước ta.

----------------------------------------------------------------------------------​





Ngày soạn:5 / 10/ 2022

CHỦ ĐỀ : QUAN HỆ VỚI CỘNG ĐỒNG, ĐẤT NƯỚC, NHÂN LOẠI

Tích hợp bài 5+ bài 6

Số tiết của chủ đề : 3 tiết( 5,6,7)

I.Cơ sở hình thành chủ đề :

- Chủ đề “Sống hội nhập” được xây dựng trên cơ sở từ kiến thức thuộc phạm trù đạo đức liên quan đến xu thế hiện nay là xây dựng tình đoàn kết hữu nghị, mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế về nhiều mặt SGK GDCD 9 (NXB GD Việt Nam) dựa trên cuốn Hướng dẫn thực hiện Chuẩn kiến thức kĩ năng môn GDCD, kiến thức lấy từ:

+ Bài 5 : Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới. ( SGK GDCD 9)

+ Bài 6 : Hợp tác cùng phát triển.

+Tài liệu tham khảo : SGV GDCD 9, SGK giáo dục công dân 9.

+ Bài tập tình huống công dân 9

+Tranh ảnh, thông tin liên quan đến chủ đề.

- Chủ đề “Sống hội nhập” được xây dựng trên cơ sở các tiết có nét tương đồng về nội dung kiến thức các bài. Các tiết này đều hướng tới mục tiêu cho học sinh hiểu về sống hợp tác hội nhập là xu thế chung của thế giới hiện nay và Việt Nam cũng không ngoại lệ. Đồng thời cho học sinh phát triển năng lực hợp tác với bạn bè, thầy cô, những người xung quanh tiến tới họp tác với bạn bè trong và ngoài nước.

II.Thời gian thực hiện.

- Chủ đề thực hiện trong 3 tiết, 3 tuần.

- Tiết 6 : Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới

- Tiết 7: Hợp tác cùng phát triển–

- Tiết 8: Làm bài tập củng cố chủđề..

III. Nội dung chủ đề :

1.Mục tiêu.


a.Kiến thức

- Nêu được khái niệm Tình hữu nghị giữa các dân tộc, hợp tác cùng phát triển.

-Trình bày được ý nghĩa và sự cần thiết phải xây dựng tình hữu nghị và hợp tác với các tổ chức, các quốc gia trên thế giới trong các lĩnh vực.

- Phân tích được các điều kiện thuận lợi và những khó khăn của nước ta hiện nay trong quá trình quan hệ ngoại giao cũng như hợp tác với các nước trong khu vực và trên thế giới.

b. Về kĩ năng

-Kỹ năng giao tiếp thể hiện tinh thần hữu nghị.

-Kỹ năng tư duy phê phán.

- Kỹ năng tìm kiếm và xử lý thông tin về các hoạt đông hòa bình hữu nghị giữa thiếu nhi và nhân dân việt Nam với thiếu nhi và nhân dân thế giới.- Kỹ năng xác định giá trị.

- Kỹ năng tư duy phê phán đối với những thái độ hành vi việc làm thiếu hợp tác.- Kỹ năng tìm kiếm và xử lý thông tin về các hoạt động hợp tác trong mọi lĩnh vực giữa nước ta và các nước khác trên thế giới.

- Kỹ năng hợp tác.

c.Về thái độ: giáo dục cho học sinh:

- Tôn trọng thân thiện với người nước ngoài khi gặp gỡ tiếp xúc.

- Tuyên truyền, vận động mọi người ủng h chủ trương của Đảng và Nhà nước ta về chính sách đối ngoại hòa bình hữu nghị, hợp tác quốc tế.

1. ĐVĐ: Mục 1 cập nhật thông tin mới và hướng dẫn HS tự học.

2. ND bài học: Mục 3bài 5 KK HS tự đọc.

+ Tích hợp dạy học bộ sách “Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống”: Câu chuyệnBác soi sáng cho tôi con đường đi lên phía trước”. Chủ đề: Đạo đức Hồ Chí Minh:Ý chí và nghị lực tinh thần vượt qua mọi thử thách, khó khăn.

- Lồng ghép GDQP&AN:

+
Ví dụ chứng minh có môi trường hòa bình mới phát triển kinh tế để xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

+ Bảo vệ độc lập chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ.

+ Chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước.

+ Chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta: "hòa nhập không hòa tan".

d. Định hướng các năng lực hình thành

- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực tự giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng CNTT, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực giao tiếp.

- Năng lực hợp tác với bạn bè, thầy cô, những người xung quanh.

- Năng lực giải quyết vấn đề trong cuộc sống, học tập.

- Năng lực giao tiếp ứng xử và sử dụng ngôn ngữ

- Năng lực giải quyết vấn đề đạo đức, pháp luật, chính trị, xã hội.

2. Bảng mô tả mức độ nhận thức của chủ đề.

Nội dung
MỨC ĐỘ NHẬN THỨC​
NHẬN BIẾTTHÔNG HIỂU
VẬN DỤNG THẤP​
VẬN DỤNG CAO​
Nội dung 1:Khái niệm Tình hữu nghị giữa các dân tộc và Hợp tác cùng phát triển- Nhận biết được những việc làm thể hiện việc xây dựng tình hữu nghị của đất nước, của công dân.
- Nhận biết được những việc làm và hành vi là biểu hiện xây dựng mối quan hệ hợp tác của Tổ quốc của công dân.
- Hiểu được thế nào là tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới
-Hiểu được thế nào là hợp tác
- Trình bày được biểu hiện của xây dựng tình hữu nghị
- Trình bày được việc làm thể hiện xây dựng tình hữu nghị
- Nêu được việc làm thể hiện sự hợp tác.

Biết đánh giá những hành động đúng và không đúng về xây dựng tình hữu nghị, mở rộng quan hệ hợp tác.
Nội dung 2: Ý nghĩa của việc xây dựng tình hữu nghị và hợp tác cùng phát triển với các nước khác-Hiểu được ý nghĩa của xây dựng tình hữu nghị giũa các dân tộc trên thế giới, trong cuộc sống hàng ngày.
- Hiểu được ý nghĩa của hợp tác quốc tế, họp tác của công dân.
- Vận dụng việc tự rèn luyện các phạm trù đạo đức để trở thành công dân biết sống hội nhập.
Nội dung 3:
Trách nhiệm của công dân học sinh Việt Nam hiện nay
-Nêu được trách nhiệm của công dân, học sinh trong việc thể hiện mối quan hệ hữu nghị.
-Nêu được trách nhiệm của học sinh trong việc rèn luyện tinh thần hợp tác.
- Hiểu được sự cần thiết của việc rèn luyện các hành vi đạo đức thể hiện lối sống có văn hóa.
-Hiểu được trách nhiệm của bản thân đối với các phạm trù đạo đức đó.
-Biết học hỏi, tiếp thu những hành vi ứng xử đẹp để mối quan hệ với mọi người trở nên tốt đẹp hơn.-Lập và thực hiện kế hoạch hoạt động thể hiện tình hữu nghị với thiếu nhi các trường khác, địa phương khác,..
-Vẽ tranh, viết thư UPU, viết báo tường về chủ đề : Sống hội nhập
3. Câu hỏi và bài tập minh họa của chủ đề theo định hướng phát triển năng lực.

a.Mức độ nhận biết và thông hiểu


? Quan sát số liệu, tranh ảnh em thấy VN đã thể hiện mối quan hệ hữu nghị, hợp tác như thế nào?.

? Nêu ví dụ về mối quan hệ giữa nước ta với các nước mà em được biết? Tác dụng của nó với sự phát triển đất nước?.

?Vậy thế nào là tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới ?

?Vậy quan hệ hữu nghị có ý nghĩa ntn đối với nước ta cũng như các nước khác trên tg?

?Bức ảnh về trung tướng phi công Phạm Tuân nói lên điều gì?

? Bức tranh cầu Mỹ Thuận nói lên điều gì?

? Bức tranh các bác sỹ đang làm phẫu thuật nói lên ý nghĩa gì?

? Vậy hợp tác là gì?

? Việt Nam gia nhập Hiệp hội các nước Đông Nam Á nhằm?

A. Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

B. Thúc đẩy hòa bình và ổn định khu vực.

C. Giúp đỡ lẫn nhau dưới hình thức đào tạo và cung cấp các phương tiện nghiên cứu trong các lĩnh vực giáo dục, chuyên môn.kỹ thuật và hành chính.

? Chung sức làm việc, giúp đỡ, hỗ trợ nhau trong lĩnh vực nào đó vì mục đích chung được gọi là?

A. Quan hệ.B. Giao lưu.C. Đoàn kết.D. Hợp tác.

? Để giao lưu, học hỏi với các nước trên thế giới, các nước đã sử dụng thứ tiếng chung nào để giao tiếp ?

A. Tiếng Pháp.B. Tiếng Trung.C. Tiếng Việt.D. Tiếng Anh.

? FAO là tổ chức có tên gọi là?

A. Tổ chức Bắc Đại Tây Dương.B. Tổ chức Liên minh Châu Âu.

C. Tổ chức lương thực thế giới.D. Tổ chức y tế thế giới.

? APEC có tên gọi là?

A. Liên minh Châu Âu.B. Liên hợp quốc.

C. Quỹ tiền tệ thế giới.D. Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương.

? Hiện nay nước ta có quan hệ ngoại giao với bao nhiêu nước trên thế giới?

A. 185 nước.B. 175 nước.C. Hơn 175 nước.D. Hơn 200 nước.

? Bộ trưởng Bộ Ngoại giao ở nước ta hiện nay là?

A. Ông Phạm Bình Minh.B. Ông Bùi Thanh Sơn.

C. Ông Trương Tấn Sang.D. Ông Phùng Xuân Nhạ.

? Bộ trưởng Bộ Ngoại giao đầu tiên của nước ta là?

A. Chủ tịch Hồ Chí Minh.B. Phan Châu Trinh

C. Cao Bá Quát.D. Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

b. Mức độ vận dụng.

?Là HS, chúng ta làm gì để góp phần xây dựng tình hữu nghị? Cho VD cụ thể.

?Trong thời kì chống Mỹ cứu nước, tình hữu nghị VN với các nước thể hiện ntn?

? Nêu các hoạt động về hữu nghị của nước ta mà em biết? Những việc làm cụ thể của các hoạt động đó?

? Hiện nay nước ta có quan hệ ngoại giao với hơn 100 nước trên thế giới, có nhiều tổ chức hữu nghị song phương và đa phương. Vậy điều đó có lợi ích gì?

?Em biết gì về xu thế chung của thế giới hiện nay?

? Các em thử hình dung nếu VN không quan hệ với bất kì quốc gia, tổ chức nào trên thế giới thì điều gì sẽ xảy ra.

? Hãy kể những việc làm cụ thể của HS thể hiện tình hữu nghị? (kể cả việc làm chưa tốt).

? Xây dựng kế hoạch hoạt động thể hiện tình hữu nghị với thiếu nhi và nhân dân các nước: Tên hoạt động, nội dung, biện pháp hoạt động, thời gian, địa điểm tiến hành, người phụ trách, người tham gia

? Qua thông tin về Việt Nam tham gia các tổ chức quốc tế, em có suy nghĩ gì?

Lấy một vài ví dụ chứng minh.

?Các nguyên tắc hợp tác?

?Quan hệ hợp tác với nước ngoài sẽ đem lại cho chúng ta những lợi ích gì?

?Trong công tác đối ngoại, Đảng ta có chủ trương gì? Cho VD

? Tại sao Đảng và Nhà nước ta lại thực hiện chính sách hoà bình, hữu nghị?

?Bản thân em đã hợp tác với bạn bè và mọi người xung quanh trong công việc chung ntn?

? Sự hợp tác đó mang lại kết quả gì?

? Em dự kiến sẽ làm gì để hợp tác với bạn bè và mọi người xung quanh?

? Nêu một số thành quả của sự hợp tác giữa nước ta và các nước khác?

? Bản thân em có thấy được tác dụng của hợp tác với các nước trên thế giới?

? Theo em để việc hợp tác được bền vững yếu tố nào là quan trọng nhất.

15 . Đối với công dân Việt Nam làm việc tại nước ngoài khi gặp các vấn đề nghiêm trọng thì cần báo với cơ quan tổ chức nào?

A. Lặng im

B. Chính phủ nước ngoài.

C. Người nhà.

D. Đại sứ quán Việt Nam tại nước ngoài.

? Thuyết trình các tranh, ảnh, bài báo thông tin,.. về những hoạt động thể hiện tình hữu nghị của nhân dân ta với nhân dân các nước khác.

15. Vẽ tranh cho chủ đề.

IV.Tổ chức các hoạt động dạy- học.

1.Phương tiện và học liệu.


- Giáo viên:SGK, SGV 9 ; Tranh ảnh liên quan đến chủ đề, những thông, bài tập quan đến chủ đề sống hội nhập.

- Học sinh: Đọc trước bài và tìm hiểu các thông tin của chủ đề.

Thiết kế tiến trình dạy- học :



Ngày dạy:11/ 10/ 2022
Tiết 6- Bài 5

TÌNH HỮU NGHỊ GIỮA CÁC DÂN TỘC TRÊN THẾ GIỚI

I. Mục tiêu bài học:

1. Kiến thức:
HS hiểu được thế nào tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới và ý nghĩa.

2. Kỹ năng: HS:

- Biết thể hiện tình đoàn kết, hữu nghị với thiếu nhi và nhân dân các nước khác trong cuộc sống hàng ngày khi gặp gỡ, tiếp xúc.

- Tham gia các hoạt động đoàn kết, hữu nghị do nhà trường, địa phương tổ chức.

3. Thái độ:HS tôn trọng, thân thiện với người nước ngoài khi gặp gỡ, tiếp xúc.

4. Năng lực hình thành cần hình thành cho học sinh:

- Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề, sáng tạo, giao tiếp, hợp tác

- Năng lực riêng: Tự nhận thức, tự điều chỉnh hành vi của mình, tự chịu trách nhiệm và thực hiện trách nhiệm công dân với cộng đồng, đất nước.

5. Các kĩ năng sống cơ bản:

Biết đoàn kết, thân thiện với bạn bè quốc tế.

6. Phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng:

Nêu vấn đề, đàm thoại và động não.

II.Học liệu và phương tiện dạy học

- GV: SGK, SGV. Bài báo, câu chuyện... thể hiện tình đoàn kết giữa các dân tộc; Bản đồ Quan hệ quốc tế VN với các nước trên thế giới

- HS: chuẩn bị SGK, vở ghi, đồ dùng học tập, học và đọc bài ở nhà.

III. Tiến trình dạy – học:

1. Ổn định lớp

2.Kiểm tra bài cũ


?Vì sao chúng ta cần phải chống chiến tranh, bảo vệ hòa bình?

? Em hãy tìm 3 hoạt động bảo vệ hoà bình, chống chiến tranh do lớp, trường em, nhân dân địa phương, nhân dân cả nước cũng như nhân dân thế giới tiến hành?

3. Bài mới: Hoạt động 1: Khởi động

Giới thiệu bài:


Một trong những việc quan trọng cần phải làm để bảo vệ hoà bình là xây dựng tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới. Vì vậy thế nào là tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới? Ý nghĩa của tình hữu nghị giữa các dân tộc? Chúng ta phải làm gì để xây dựng tình hữu nghị giữa các dân tộc? Bài học hôm nay sẽ lí giải điều đó.

Hoạt động 2: .Hình thành kiến thức mới

Hoạt động 1: Tìm hiểu và phân tích thông tin.
Nêu vấn đề để HS hiểu thế nào là tình hữu nghị giữa các dân tộc.
GV đưa thông tin mới và kk học sinh tự đọc.
Cho đến nay, Việt Nam là thành viên của 63 tổ chức quốc tế và có quan hệ với hơn 500 tổ chức phi chính phủ trên thế giới. Việt Nam đã hoạt động tích cực với vai trò ngày càng tăng tại Liên hợp quốc (ủy viên ECOSOC, ủy viên Hội đồng chấp hành UNDP, UNFPA và UPU...), phát huy vai trò thành viên tích cực của phong trào Không liên kết, Cộng đồng các nước có sử dụng tiếng Pháp, ASEAN ... Có thể nói ngoại giao đa phương là một điểm sáng trong hoạt động ngoại giao thời đổi mới. Những kết quả đạt được trong mối quan hệ đan xen này đã củng cố và nâng cao vị thế quốc tế của đất nước, tạo ra thế cơ động linh hoạt trong quan hệ quốc tế, có lợi cho việc bảo vệ độc lập tự chủ và an ninh cũng như công cuộc xây dựng đất nước
(Nguồn Bộ Ngoại giao)
- GV: Quan sát thông tin trên em thấy VN đã thể hiện mối quan hệ hữu nghị, hợp tác như thế nào?.
- HS quan sát Bản đồ Quan hệ quốc tế VN với các nước trên thế giới
GV: Nêu ví dụ về mối quan hệ giữa nước ta với các nước mà em được biết? Tác dụng của nó với sự phát triển đất nước?.
+ VD: Mối quan hệ VN - ASEAN, VN - CuBa…
GV bổ sung số liệu mới (Việt Nam hiện nay đã có quan hệ ngoại giao với 189 nước thuộc tất cả châu lục và có quan hệ bình thường với tất cả nước lớn, các Ủy viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc. Nước mới nhất mà Việt Nam thiết lập quan hệ ngoại giao là Nam Sudan (21/2/2019
Về quan hệ hợp tác song phương, Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với hơn 170 quốc gia trên thế giới, mở rộng quan hệ thương mại, xuất khẩu hàng hoá tới trên 230 thị trường của các nước và vùng lãnh thổ
+ Tác dụng: Mở rộng đoàn kết, phát triển đất nước…
Trong bối cảnh Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép trên Biển Đông vào đầu tháng 5/2014. Các quốc gia trên thế giới nói chung và các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á nói riêng đã làm gì để VN giữ vững chủ quyền biển đảo TQ?
Gv: Vậy thế nào là tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới ?
GV yêu cầu hs liên hệ và mở rộng.
Hoạt động 2: Lợi ích quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc
Nêu vấn đề và động não, HS thấy lợi ích mqh tình hữu nghị giữa các dân tộc hiện nay.
?Em biết gì về xu thế chung của thế giới hiện nay? -Hoà bình, ổn định, hợp tác cùng phát triển.
- Lồng ghép GDQP&AN:
+ Ví dụ chứng minh có môi trường hòa bình mới phát triển kinh tế để xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
VD:

?Trong thời kì chống Mỹ cứu nước, tình hữu nghị VN với các nước thể hiện ntn?
- Các nước trong khối XHCN giúp đỡ VN rất nhiều: vũ khí, lương thực, thực phẩm
?Hiện nay nước ta có quan hệ ngoại giao với hơn 100 nước trên thế giới, có nhiều tổ chức hữu nghị song phương và đa phương. Vậy điều đó có lợi ích gì?
- Tạo điều kiện chúng ta phát triển nhiều mặt, các nước hiểu về VN, VN hiểu về họ…tạo bầu không khí hoà bình, tránh mâu thuẫn, căng thẳng.
? Các em thử hình dung nếu VN không quan hệ với bất kì quốc gia, tổ chức nào trên thế giới thì điều gì sẽ xảy ra.
GV gọi vài hs trả lời, mỗi hs hs 1 đến 2 ý

- Không đc tiếp cận phát minh, tiến bộ KHKT của các nước, khó khăn trong giải quyết vấn đề chung khi xảy ra thiên tai dịch bệnh…
? Vậy quan hệ hữu nghị có ý nghĩa ntn đối với nước ta cũng như các nước khác trên thế giới?

GV yêu cầu Hs đọc tư liệu tham khảo SGK trang 18, 19.
? Em biết gì về chính sách của Đảng và Nhà nước ta hiện nay?.
Hs trả lời.
? Tại sao Đảng và Nhà nước ta lại thực hiện chính sách hoà bình, hữu nghị?

GV chốt lại, mở rộng
Hoạt động 3: Rèn luyện tình đoàn kết, hữu nghị
Đàm thoại, HS biết rèn luyện tình đoàn kết, hữu nghị.
? Nêu các hoạt động về hữu nghị của nước ta mà em biết? Những việc làm cụ thể của các hoạt động đó?
? Hãy kể những việc làm cụ thể của HS thể hiện tình hữu nghị? (kể cả việc làm chưa tốt).
? Là HS, chúng ta làm gì để góp phần xây dựng tình hữu nghị? Cho VD cụ thể.

- Thể hiện tình hữu nghị với bạn bè trong và ngoài nước.
- Có thái độ, cử chỉ, việc làm thể hiện sự tôn trọng, thân thuộc trong cuộc sống hàng ngày.
- Tích cực tham gia giao lưu với người nước ngoài, viết thư quốc tế UPU.
I. Đặt vấn đề:





























II. Nội dung bài học:
1. Khái niệm:
Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới
là quan hệ bạn bè thân thiện giữa nước này với nước khác.
2. Ý nghĩa:















+ Tạo ra cơ hội và điều kiện để các nước hợp tác phát triển về kinh tế, văn hoá, khoa học, giáo dục, y tế...
+ Tạo sự hiểu biết lẫn nhau, tránh nguy cơ chiến tranh.






Mục 3: KK HS tự đọc
4. Trách nhiệm của công dân – học sinh

- Thể hiện tinh thần đoàn kết, hữu nghị với bạn bè và người nước ngoài qua thái đô, cử chỉ,..
- Tôn trọng, thân thiện với mọi người.
Hoạt động 3. Luyện tập

Bài tập 1:Nêu việc làm tốt và chưa tốt thể hiện tình đoàn kết, hữu nghị với bạn bè và người nước ngoài trong cuộc sống hàng ngày.

- HS trình bày

- GV nhận xét, uốn nắn (nếu có).

Bài tập 3: - HS đọc yêu cầu

- Gv yêu cầu Hs thuyết trình các tranh, ảnh, bài báo thông tin,.. về những hoạt động thể hiện tình hữu nghị của nhân dân ta với nhân dân các nước khác. ( đã yêu cầu sưu tầm trong giờ GDCD tuần trước)

- 3,4 HS trình bày.

- Gv nhân xét, đánh giá

Hoạt động 4: Vận dụng:

Hãy cùng các bạn trong nhóm lập kế hoạch và thực hiện một hoạtđộng bảo vệ hòa bình:

Hát bài hát ca ngợi hòa bình

vẽ tranh chủđề hòa binh

viết thư bày tỏ tìnhđoàn kết với thanh, thiếu niên quốc tế...

Hoạt động 5. Tìm tòi và mở rộng

Tim hiểu một số hoạt động bảo về hòa bình, choonhs chiến tranh trong nước và trên thế giới

Sưu tầm tranh về các hoạtđộngđấu tranh hòa bình, thể hiện lòng yêu hào bình.



4. củng cố:

- Yêu cầu HS nắm chắc nội dung bài học và làm bài tập còn lại.

- Thể hiện tình hữu nghị với bạn bè trong cuộc sống hàng ngày.

5. Dặn dò:

- Chuẩn bị bài 6 - Hợp tác cùng phát triển.



----------------------------------------------------------------------------------------------------




Ngày dạy: 18/ 10/ 2022
Tiết 7 - Bài 6

HỢP TÁC CÙNG PHÁT TRIỂN

I. Mục tiêu bài học:

1. Kiến thức:
HS:

- Hiểu được thế nào là hợp tác cùng phát triển, vì sao cần phải hợp tác quốc tế.

- Nêu các nguyên tắc của hợp tác của Đảng và Nhà nước ta

2. Kỹ năng:Tham gia các hoạt động hợp tác quốc tế phù hợp với bản thân.

3. Thái độ:Ủng hộ chính sách, chủ trương của Đảng và Nhà nước ta.

4. Năng lực hình thành cần hình thành cho học sinh:

- Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề, sáng tạo, giao tiếp, hợp tác

- Năng lực riêng: Tự nhận thức, tự điều chỉnh hành vi của mình, tự chịu trách nhiệm và thực hiện trách nhiệm công dân với cộng đồng, đất nước.

5. Các kĩ năng sống cơ bản.

Thái độ tôn trọng, hợp tác với các quốc gia trên thế giới.

6. Phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng:

Đàm thoại, thảo luận.

II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh

- GV: SGK, SGV. Bài báo, câu chuyện... thể hiện sự hợp tác giữa các dân tộc; Bản đồ Quan hệ quốc tế VN với các nước trên thế giới

- HS: chuẩn bị SGK, vở ghi, đồ dùng học tập, học và đọc bài ở nhà.

III. Tiến trình dạy học

1. Ổn định lớp

2.Kiểm tra bài cũ:


? Em hiểu tình hữu nghị giũa các dân tộc trên thế giới là gì? Vì sao cần xây dựng tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới.

? Em sẽ làm gì khi một người khách nước ngoài hỏi thăm đường? Học sinh chúng ta cần làm gì để góp phần xây dựng tình hữu nghị? Cho VD cụ thể.

- Gọi lần lượt 2 HS lên bảng.

- Lớp nhận xét, GV chốt và cho điểm

3. Bài mới

Hoạt động 1. Khởi động
GV giới thiệu bài:

Loài người đang đứng trước những vấn đề nóng bỏng, có liên quan đến cuộc sống của mỗi dân tộc cũng như toàn nhân loại (tài nguyên, môi trường, bệnh tật hiểm nghèo, bảo vệ hoà bình...) Để giải quyết vấn đề này là trách nhiệm không của riêng dân tộc nào, để hoàn thành sứ mệnh lịch sử đó cần phải có sự hợp tác của các dân tộc. Đó cũng là nội dung của bài học hôm nay.

GV ghi đầu bài lên bảng.

Hoạt động 2. Hình thành kiến thức mới

Hoạt động 1: Tìm hiểu phân tích thông tin
- GV cho HS theo dõi phần thông tin :
Đến nay Việt Nam đã có quan hệ ngoại giao với 185 nước trên thế giới, trong đó có 2 đối tác chiến lược toàn diện, 13 đối tác chiến lược và 11 đối tác toàn diện. Trong quan hệ chính trị - ngoại giao với các đối tác, mức độ hiểu biết và sự tin cậy lẫn nhau ngày càng được nâng cao. Quan hệ kinh tế - thương mại và đầu tư không ngừng phát triển nhanhchóng với hơn 220 quốc gia và vùng lãnh thổ…. Việt Nam hiện là thành viên chính thức của hơn 70 tổ chức quốc tế và khu vực. Quan hệ hợp tác với các nước, các tổ chức quốc tế và nhiều tổ chức phi chính phủ là những nguồn lực quan trọng đưa nền kinh tế - xã hội Việt Nam không ngừng phát triển, từng bước hội nhập sâu vào khu vực và thế giới.
( Nguồn tin từ Bộ ngoại giao)
? Qua thông tin về Việt Nam tham gia các tổ chức quốc tế, em có suy nghĩ gì?
? Kể tên một số tổ chức quốc tế mà VN là thành viên. Em có nhận xét gì về sự hợp tác đó?

? Bức ảnh về trung tướng phi công Phạm Tuân nói lên điều gì?
?Bức tranh cầu Mỹ Thuận nói lên điều gì?
? Bức tranh các bác sỹ đang làm phẫu thuật nói lên ý nghĩa gì?

HS trình bày
? Những thông tin, hình ảnh trên cho thấy sự hợp tac đã mang lại lợi ích gì cho nước ta và các nước cùng hợp tác.
GV cho HS quan sát Bản đồ Quan hệ quốc tế VN với các nước trên thế giới

? Vậy hợp tác là gì?Lấy một vài ví dụ chứng minh.
Hs trả lời.
- Lồng ghép GDQP&AN:
?Những mqh hợp tác đó được xây dựng trên cơ sở nào?
?Các nguyên tắc hợp tác? Lấy ví dụ chứng tỏ?

+ Bảo vệ độc lập chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ.
+ Chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước.
+ Chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta: "hòa nhập không hòa tan".
Gv củng cố, nhấn mạnh thêm về nguyên tắc hợp tác.
Hoạt động 2: Đàm thoại tìm hiểu ý nghĩa của hợp tác.
? Quan hệ hợp tác với nước ngoài sẽ đem lại cho chúng ta những lợi ích gì?
Hs: Hợp tác giúp chúng ta về: vốn, trình độ quản lý; khoa học công nghệ….
? Qua đó em hãy cho biết vì sao cần phải hợp tác quốc tế?

Hs trả lời.
? Nêu một số thành quả của sự hợp tác giữa nước ta và các nước khác trên địa bàn tỉnh em?
- GV bổ sung
?Bản thân em có thấy được tác dụng của hợp tác với các nước trên thế giới?
- Nhận biết được tiến bộ văn minh của nhân loại: ti vi, điện thoại, máy tính,..
- Bổ sung thêm về nhận thức lí luận và thực tiễn.
- Tiếp cận với trình độ khoa học kĩ thuật.
- Đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được nâng cao.
GV chốt vấn đề.
Hoạt động 3: Đàm thoại tìm hiểu chủ trương của Đảng và NN của hợp tác.
Gv chiếu Điều 12 của Hiến pháp 2013.
Hiến pháp năm 2013- Điều 12 trong Chương I : “Nước Cộng hòa XHCN Việt Nam thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển; đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ, chủ động và tích cực hội nhập, hợp tác quốc tế trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng, cùng có lợi; tuân thủ Hiến chương Liên hợp quốc và điều ước quốc tế mà Cộng hòa XHCN Việt Nam là thành viên; là bạn, đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế vì lợi ích quốc gia, dân tộc, góp phần vào sự nghiệp hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới”.
? Pháp luật nước ta quy định ntn trong công tác đối ngoại, Đảng ta có chủ trương gì? Cho VD cụ thể?
- Gv liên hệ văn kiện đại hội Đảng IX và Hiến pháp 2013.
Hoạt động 4: Tìm hiểu phương hướng rèn luyện tinh thần hợp tác và liên hệ bản thân.
? Kể một số biểu hiện hợp tác của các bạn trong lớp, trong trường trong:
  • Học tập
  • Lao động
  • Hoạt động tập thể
? Vậy Hs cần rèn luyện tinh thần hợp tác với những ai và trong lĩnh vực nào?
? Trong lớp em các bạn đã thể hiện tinh thần hợp tác như thế nào ( nêu biểu hiện cụ thể? Kết quả?
? Bản thân em đã hợp tác với mọi người trong công việc chung như thế nào? Sự hợp tác đó mang lại kết quả như thế nào?
I. Đặt vấn đề:














- VN mở rộng quan hệ ngoại giao với nhiều nước trên thế giới.
- VN tham gia các tổ chức quốc tế trên các lĩnh vực: y tế, lương thực. Đó là sự hợp tác toàn diện, thúc đẩy sự phát triển toàn diện của đất nước.
- Trung tướng phi công Phạm Tuân là người VN đầu tiên bay vào vũ trụ với sự giúp đỡ của Liên Xô (cũ)
- Cầu Mỹ Thuận là biểu tượng sự hợp tác giữa VN và Ôxtrâylia về lĩnh vực GTVT.
- Các bác sỹ VN và Mỹ đang phẫu thuật nụ cười cho trẻ em VN, thể hiện sự hợp tác về y tế và nhân đạo.


- Bình đẳng đôi bên cùng có lợi, không phương hại đến người khác.


II.Nội dung bài học:
1. Khái niệm:

- Hợp tác là chung sức làm việc, giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong công việc, lĩnh vực nào đó vì lợi ích chung các bên.
VD : VN đã và đang hợp tác với Liên bang Nga trong lĩnh vực khai thác dầu khí...
- Nguyên tắc: Bình đẳng, cùng có lợi, không phương hại đến lợi ích của người khác.








2. Vì sao phải hợp tác quốc tế:

- Cùng nhau giải quết những vấn đề bức xúc có tính toàn cầu: ô nhiễm môi trường, dịch bệnh, tệ nạn xã hội, khủng bố, chiến tranh…
- Đem lại hoà bình, ấm no cho nhân loại.

















3. Chủ trương của Đảng và Nhà nước:







-Coi trọng việc tăng cường hợp tác với các nước, các tổ chức trên thế giới dựa trên nguyên tắc:
+ Tôn trọng độc lập chủ quyền.
+ Không can thiệp vào công việc nội bộ.
+ Bình đẳng cùng hợp tác.
+ Giải quyết bất đồng bằng thương lượng.
+ Phản đối mọi âm mưu gây sức ép, áp đặt, cường quyền...



4. Cách rèn luyện:
Rèn luyện tinh thần hợp tác với bạn bè và mọi người xung quanh trong học tập,lao động , hoạt động tập thể.





Hoạt động 3. Luyện tập

- GV nêu câu hỏi: Em đồng ý với ý kiến nào sau đây?
a. Học tập là việc của từng người, phải tự cố gắng.
b. Cần trao đổi, hợp tác với bạn bè những lúc gặp khó khăn.
c. Không nên ỷ lại vào người khác.
d. Lịch sự, văn minh với khách nước ngoài.
e. Dùng hàng ngoại tốt hơn hàng nội.
f. Tham gia tốt các hoạt động từ thiện.
- GV gọi HS trả lời nhanh nhất lên bảng trình bày.
- GV nhận xét, bổ sung.
? Theo em để việc hợp tác được bền vững yếu tố nào là quan trọng nhất.
- HS nêu
- GV nhận xét.
* Bài tập:
ý kiến đúng c, d, f.
Hoạt động 4. Vận dụng

Bài tập: Trong giờ kiểm tra Toán ở lớp Hòa và Dũng thảo luận và hợp tác với nhau để làm bài thật nhanh . Hòa làm bài 1 ;2 . Dũng làm bài 3;4 sau đó trao đổi để khỏi mất thời gian . Theo em việc làm của Hòa và Dũng có phải là sự hợp tác không ? Vì sao ?* Bài tập:
- Việc làm của Dũng, Hòa là sai, không thể hiện đúng tinh thần hợp tác, vì việc làm này là không trung thực, kết quả của bài kiểm tra không đúng với khả năng của các bạn.
Hoạt động 5. Tìm tòi và mở rộng

- Yêu cầu HS học thuộc nội dung bài học và làm bài tập 1

- Tìm hiểu chủ trương của Đảng và Nhà nước ta về hợp tác.

- Tìm hiểu và giới thiệu với bạn bè trong lớp về một công trình hợp tác quốc tế ở địa phương em. ( huyện hoặc tỉnh)

4.củng cố

- Yêu cầu HS học thuộc nội dung bài học và làm bài tập 2.

- Chuẩn bị bài 7 - Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc:

+ Nghiên cứu trước phần ĐVĐ.

+ Tìm hiểu các truyền thống tốt đẹp của dân tộc và liên hệ địa phương.

----------------------------------------------------------------------​


Ngày dạy: 25/ 10/ 2022
Tiết 8: LÀM VÀI TẬP CỦNG CỐ CHỦ ĐỀ



I. Mục tiêu bài học:

1. Kiến thức:
HS: củng cố, nắm chắc kiến thức chủ đề

về hợp tác cùng phát triển; tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới và ý nghĩa

2. Kỹ năng:Tham gia các hoạt động hợp tác quốc tế phù hợp với bản thân; biết kỹ năng giao tiếp và hợp tác với mọi người trong mọi tình huống.

3. Thái độ: Tích cực hợp tác với bạn bè;Ủng hộ chính sách, chủ trương của Đảng và Nhà nước ta.

4. Năng lực hình thành cần hình thành cho học sinh:

- Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề, sáng tạo, giao tiếp, hợp tác

- Năng lực riêng: Tự nhận thức, tự điều chỉnh hành vi của mình, tự chịu trách nhiệm và thực hiện trách nhiệm công dân với cộng đồng, đất nước.

5. Các kĩ năng sống cơ bản.

Thái độ tôn trọng, hợp tác với các quốc gia trên thế giới.

6. Phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng:

Đàm thoại, thảo luận.

II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh

- GV: SGK, SGV. Bài báo, câu chuyện... thể hiện sự hợp tác giữa các dân tộc; Bản đồ Quan hệ quốc tế VN với các nước trên thế giới

- HS: chuẩn bị SGK, vở ghi, đồ dùng học tập, học và đọc bài ở nhà.

III. Tiến trình dạy học

1. Ổn định lớp

2. Kiểm tra bài cũ:

Hoạt động 1: Khởi động


-Hs quan sát tranh, bảng phụ các tình huống

? Nhận xét về nội dung các bức tranh.

? Giải quyết các tình huống?

Gv chốtý,

Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới:

Hoạt động của Gv và hs
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: GV hướng dẫn Hs ôn lại lý thuyết
Yêu cầu Hs nhắc lại một số kiến thức cơ bản

? Thế nào là tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới?
? Tình hữu nghị hợp tác giữa các dân tộc có ý nghĩa ntn?
Ví dụ về những việc làm thể hiện tình hữu nghị và chưa thê hiện tình hữu nghị?
Việc làm tốtChưa tôt
-Quyên góp ủng hộ chất độc da cam.
-Tích cực tham gia lao động, hoạt động nhân đạo.
-Bảo vệ môi trường.
-Chia sẻ nỗi đau với các bạn mà nước họ bị khủng bố, xung đột.
-Thông cảm giúp đỡ các bạn ở nước nghèo đói.
-Cư xử văn minh, lịch sự với người nước ngoài
-Thờ ơ với nỗi đau bất hạnh của người khác.
-Thiếu lành mạnh trong lối sống.
-Không tham gia các hoạt động nhân đạo trường tổ chức.
-Thiếu lịch sự, thô lỗ với khách nước ngoài.

? Em hiểu thế nào là hợp tác? Hợp tác dựa trên nguyên tắc nào?



? Nêu ý nghiã của hợp tác với các nước trên thế giới.

+ Tích hợp dạy học bộ sách “Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống”: Câu chuyệnBác soi sáng cho tôi con đường đi lên phía trước”. Chủ đề: Đạo đức Hồ Chí Minh:Ý chí và nghị lực tinh thần vượt qua mọi thử thách, khó khăn.
HS đọc truyện - thảo luận nhóm ( kỹ thuật khăn trải bàn)
Câu hỏi:
Nêu suy nghĩ về nội dung câu truyện?
Em học tập được điều gì từ tấm gương HCM?
1. Lý thuyết:



Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới là quan hệ bạn bè thân thiện giữa nước này với nước khác.



















-Hợp tác là cùng chung sức làm việc, giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong công việc, lĩnh vực nào đó vì lợi ích chung.
-Nguyên tắc hợp tác:
Dựa trên cơ sở tự do bình đẳng, hai bên cùng có lợi. Không hại đến lợi ích người khác.

Hợp tác quốc tế để cùng nhau giải quyết những vấn đề bức xúc mang tính toàn cầu.
-Giúp đỡ tạo điều kiện cho các nước nghèo phát triển.
-Để đạt được mục tiêu hoà bình cho toàn nhân loại.
Hoạt động3: Luyện tập củng cố, nâng cao:

GV tổ chức một số hoạt động để tổng kết chủ đề

GV chiếu bài tập trên máy chiếu:

Bài tập 1: Tái hiện kiến thức, phát triển năng lực, tư duy

Chọn phương án đúng trong các câu sau.


Trong thời gian nhanh nhất, học sinh nghe và giành quyền trả lời các câu hỏi do giáo viên đưa ra bằng cách giơ tay.

- Học sinh trả lời, các bạn trong lớp nhận xét, bổ sung, GV kết luận (Đ- S)


Chung sức làm việc, giúp đỡ, hỗ trợ nhau trong lĩnh vực nào đó vì mục đích chung được gọi là?

A. Quan hệ.B. Giao lưu.C. Đoàn kết.D. Hợp tác.

Để giao lưu, học hỏi với các nước trên thế giới, các nước đã sử dụng thứ tiếng chung nào để giao tiếp ?

A. Tiếng Pháp.B. Tiếng Trung.C. Tiếng Việt.D. Tiếng Anh.

3. FAO là tổ chức có tên gọi là?

A. Tổ chức Bắc Đại Tây Dương.B. Tổ chức Liên minh Châu Âu.

C. Tổ chức lương thực thế giới.D. Tổ chức y tế thế giới.

4. APEC có tên gọi là?

A. Liên minh Châu Âu.B. Liên hợp quốc.

C. Quỹ tiền tệ thế giới.D. Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương.

5 Hiện nay nước ta có quan hệ ngoại giao với bao nhiêu nước trên thế giới?

A. 185 nước.B. 175 nước.C. Hơn 175 nước.D. Hơn 200 nước.

6. Bộ trưởng Bộ Ngoại giao ở nước ta hiện nay là?

A. Ông Phạm Bình Minh.B. Ông Bùi Thanh Sơn.

C. Ông Trương Tấn Sang.D. Ông Phùng Xuân Nhạ.

7. Bộ trưởng Bộ Ngoại giao đầu tiên của nước ta là?

A. Chủ tịch Hồ Chí Minh.B. Phan Châu Trinh

C. Cao Bá Quát.D. Đại tướng Võ Nguyên Giáp

8: Em không tán thành với ý kiến nào dưới đây:

Xây dựng trường học thân thiện cũng là cách để xây dựng ý thức bảo vệ hòa bình

Bảo vệ hòa bình là trách nhiệm của toàn nhân loại

Sống thân thiện, chân thành, cởi mở sẽ tạo nên một cuộc sống tốt đẹp, không có chiến tranh

Phải dùng sức mạnh mới giải quyết được những mâu thuẫn cá nhân

8: Hoạt động nào dưới đây không là hoạt động bảo vệ hòa bình

Hợp tác chống chiến tranh khủng bố

Ngăn chặn chiến tranh hạt nhân

Can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia trên thế giới

Tham gia kí tên vào bản thông điệp bảo vệ hòa bình

10: Cần phải bảo vệ hòa bình vì:

Hòa bình mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc, bình yên

Hòa bình giúp các quốc gia cùng phát triển

Hiện nay chiến tranh và xung đột vũ trang vẫn còn đang diễn ra ở nhiều nơi trên thế giới

Tất cả các ý trên

11: Ngăn chặn chiến tranh là trách nhiệm của ai?

Các nước có chiến tranh

Các nước gây ra chiến tranh

Các quốc gia, dân tộc có liên quan

Toàn nhân loại

12: Để thể hiện lòng yêu hòa bình, học sinh cần làm gì?

Tham gia các diễn đàn vì hòa bình, chống chiến tranh do nhà trường, địa phương tổ chức

Cư xử với bạn bè và mọi người xung quanh một cách thân thiện, đoàn kết

Tuyên truyền về hòa bình

Tất cả các hoạt động trên

13: Hành vi nào dưới đây thể hiện tình hữu nghị với các dân tộc trên thế giới?

Thiếu tôn trọng, trêu chọc khách nước ngoài.

Không giúp đỡ người nước ngoài khi họ gặp khó khăn.

Gửi quà ủng hộ trẻ em các nước thiên tai.

Không tham gia các hoạt động thể hiện tình đoàn kết với học sinh các nước.

14: Hành vi nào dưới đây không thể hiện tình hữu nghị với các dân tộc trên thế giới?

A. Chăm học ngoại ngữ để có thể giao lưu với người nước ngoài

B. Kì thị, phân biệt đỗi xử với người nước ngoài.

C. Niềm nở khi tiếp xúc với người nước ngoài.

D. Viết thư giao lưu, kết bạn với học sinh và thiếu nhi các nước khác.

15: Hành vi nào sau đây không thể hiện tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới

A. Tổ chức giao lưu với học sinh nước ngoài

B. Tổ chức quyên góp ủng hộ các nước bị thiên tai

C. Dùng vũ lực gây chiến tranh

D. Tạo cơ hội và điều kiện để các nước, các dân tộc phát triển về mọi mặt.

16: Mối quan hệ giữa Việt Nam và Lào là một trong những ví dụ tiêu biểu về

Quan hệ đồng minh chiến lược

Quan hệ láng giềng, đồng chí

C. Tình cảm thủy chung gắn bó

D. Tình hữu nghị giữa các dân tộc

17: Việc thiết lập và giữ gìn tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới đem lại lợi ích gì?

A. Biết được những điểm yếu và khó khăn của nhau

B. Lợi dụng nhau để phân chia lợi ích

C. Tạo sự hiểu biết lẫn nhau, tránh gây mâu thuẫn dẫn đến nguy cơ chiến tranh.

D. Dễ dàng tạo ra các liên minh quân sự và hiện đại hóa các vữ khí hủy diệt.

Bài tập 2:Hs thể hiện tài năng, rèn kỹ năng giao tiếp, hợp tác, năng lực tư duy

Gv cho HS thi giữa các tổ với chủ đề: Sống hội nhập

  • Kể tên một số bài hát, bài thơ thể hiện tình hữu nghị đoàn kết giữa các dân tộc trên thế giới?
  • Trình bày một bài hát, bài thơ trong chủ đề này mà nhóm em thích nhất sau đó cho biết nội dung, ý nghĩa của bài hát ( bài thơ đó)
Bài tập3: Hs thể hiện sáng tạo: rèn kỹ năng giao tiếp, hợp tác nhóm, năng lực tư duy ( Trình bày dự án hoạt tập đã chuẩn bị theo nhóm )

  • Xây dựng 1 hoạt cảnh có nội dung trong chủ đề - Diễn hoạt cảnh
  • TRưng bày sản phẩm- tranh vẽ; thuyết trình nội dung bức tranh
HS thực hiện nhiệm vụ.

Gv đánh giá, cho điểm khen thưởng

Hoạt động 3: Chuyển giao nhiệm vụ về nhà:

- Xây dựng kế hoạch hoạt động thể hiện tình hữu nghị với thiếu nhi và nhân dân các nước: Tên hoạt động, nội dung, biện pháp hoạt động, thời gian, địa điểm tiến hành, người phụ trách, người tham gia. ( Nộp bài vào tiết GDCD tuần sau).

- Tích cực hợp tác với các bạn trong lớp để cùng hoàn thành cacs cuộc thi đua chào mừng ngày 20.11.

- Tham gia viết thư UPU trong thời gian tới.

Ngày soạn:

Ngày dạy: kiểm tra theo lịch chung của nhà trường.





Tiết: 9 KIỂM TRA GIỮA KÌ I



I. MỤC ĐÍCH KIỂM TRA:

1. Kiến thức: Hs củng cố và nắm chắc kiến thức đã học:

+ Bài 1: Chí công vô tư

+ Bài 2: Tự chủ.

+ Bài 3: Dân chủ và kỉ luật

+ Bài 4: Bảo vệ hòa bình.

+ Bài 5: Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới

+ Bài 6: Hợp tác cùng phát triển.

+ Bài 7:Kế thừa và phát huy truyền thống cao đẹp của dân tộc

An toàn giao thông

- Giúp HS hệ thống hóa lại các kiến thức và rút ra được kinh nghiệm cho bản thân.

- Đánh giá sự thay đổi về nhận thức, hành vi của học sinh trong quá trình học tập.

2. Kĩ năng:

- Rèn cho học sinh kĩ năng hệ thống kiến thức, trình bày bài kiểm tra khoa học.

- Nắm được những quy định của pháp luật, trách nhiệm của bản thân.

3. Thái độ:

- Học sinh có thái độ đúng đắn trước các vấn đề liên quan.

- Học sinh có thái độ nghiêm túc khi làm bài kiểm tra.

4. Năng lực:

- Năng lực tự nhận thức, tự điều chỉnh hành vi phù hợp pháp luật và chuẩn mực đạo đức xã hội.

- Năng lực tự chịu trách nhiệm và thực hiện trách nhiệm công dân với cộng đồng, đất nước.

- Năng lực giải quyết vấn đề cá nhân và hợp tác giải quyết vấn đề xã hội.

II. HÌNH THỨC KIỂM TRA:

Trắc nghiệm khách quan.

III. Ma trận đề

Ma Trận

Nội dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng cao
Tổng điểm
Chí công vô tưBiết thế nào là chí công vô tưHiểu được những biểu hiện của chí công vô tư; chưa chí công vô tư trong cuộc sốngNhận xét, đánh giá được những hành vi, việc làm thể hiện chí công vô tư và chưa chí công vô tư.Bản thân biết thực hiện và ủng hộ những hành vi, việc làm thể hiện chí công vô tư và chưa chí công vô tư.
Số câu:
Số điểm:
Tỉ lệ:
1
0,33
3,3%
2
0,66
6,6%
1
0,33
3,3%
1
0,33
3,3%
5
1,65
16,5%
Tự chủBiết thế nào là tự chủHiểu được những biểu hiện và ý nghĩa của tự chủĐánh giá được hành vi, biểu hiện thể hiện tự chủ và thiếu tự chủ.
Số câu:
Số điểm:
Tỉ lệ:
1
0,33
3,3%
2
0,66
6,6%
1
0,33
3,3%
4
1,32
13,2%
Dân chủ và kỉ luậtBiết thế nào là dân chủ
- Thế nào là kỉ luật
Phân biệt được những hành vi thiếu dân chủ, kỉ luật với hành vi thể hiện thiếu tính dân chủ, kỉ luật.Nêu được kế hoạch làm việc có dân chủ, lỷ luật.Biết ủng hộ những hành vi thể hiện dân chủ; bản thân có ý thức trong thực hiện dân chủ và kỉ luật.
Số câu:
Số điểm:
Tỉ lệ:
1
0,33
3,3%
1
0,33
3,3%
1
0,33
3,3%
1
0,33
3,3%
4
1,32
13,2%
Bảo vệ hòa bình-Biết được khái niệm hòa bình
- Biết được ý nghĩa của hòa bình trong cuộc sống nhân loại
Xác định được những việc làm thể hiện bảo vệ hòa bình; hiểu được vì sao phải bảo vệ hòa bình.Biết đánh giá những hành vi bảo vệ hòa bình; lên án những hành vi chống lại hòa bình.
Số câu:
Số điểm:
Tỉ lệ:
1
0,33
3,3%
1
0,33
3,3%
2
0,66
6,6%
4
1,32
13,2%
Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới Biết được thế nào là tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giớiPhân biệt được những việc làm thể hiện tình hữu nghị .
Số câu:
Số điểm:
Tỉ lệ:
1
0,33
3,3%
2
0,66
6,6%
3
0,99
9,9%
Hợp tác cùng phát triểnBiết được hợp tác cùng phát triển phải dựa trên cơ sở nào.Hiểu được hợp tác đem lại ý nghĩa như thế nào cho cuộc sống.Đồng tình, ủng hộ những việc làm thể hiện hợp tác.
Số câu:
Số điểm:
Tỉ lệ:
1
0,33
3,3%
2
0,66
6,6%
1
0,33
3,3%
4
1,32
13,2%
Kế thừa và phát huy truyền thống cao đẹp của dân tộc-Biết thế nào là truyền thống tốt đẹp của dân tộcHiểu được ý nghĩa của truyền thống;
Phân biệt được thái độ, hành vi thẻ hiện sự kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc
Nhận xét, đánh giá được những hành vi, việc làm thể hiện sự kế và phát huy truyền thống cao đẹp của dân tộc.
Số câu:
Số điểm:
Tỉ lệ:
1
0,33
3,3%
2
0,66
6,6%
1
0,33
3,3%
4
1,32
13,2%
An toàn giao thôngHiểu biết tầm quan trong của an toàn giao thông với cuộc sống con người.Biết đánh giá những hành vi tích cực và tiêu cực trong thực hiện an toàn giao thông
Số câu:
Số điểm:
Tỉ lệ:
1
0,33
3,3%
1
0,33
3,3%
2
0,66
6,6%
Tổng
Số câu:
Số điểm:
Tỉ lệ:

8
2,64
26,4%

12
3,96
39,6%

7
2,31
23,1%

3
0,99
9,9%

30
9,9
99,9%
II. ĐỀ BÀI . (Khoanh tròn trước câu trả lời đúng)

Câu 1.Chí công vô tư là


  • A. biết chăm lo đến lợi ích cá nhân mình.
  • B. che giấu khuyết điểm của bạn để bảo vệ thành tích của lớp.
  • C. cố gắng bằng mọi cách để đem lại lợi ích cho tập thể.
  • D. biết đặt lợi ích chung lên trên lợi ích cá nhân.
Câu 2.Tự chủ là

A. làm chủ hành vi của bản thân trong mọi hoàn cảnh, tình huống.

B. không nhất thiết phải suy nghĩ kỉ trước khi hành động.

C. chỉ làm chủ hành vi của bản thân trong mọi hoàn cảnh.

D. không cần điều chỉnh hành vi chưa đúng của bản thân.

Câu 3.Mọi người được làm chủ công việc của tập thể và xã hội được gọi là

A. tự chủ. B. dân chủ. C. quản lý. D. tự quản.

Câu 4. Điều tốt đẹp mà hòa bình đem lại cho cuộc sống con người là

A. lòng yêu hòa bình được thể hiện ở mọi nơi, mọi lúc.

B. thấu hiểu giá trị của hòa bình.

C. không để xảy chiến tranh hay xung đột vũ trang.

D. mối quan hệ tôn trọng, bình đẳng giữa các quốc gia.

Câu 5.Tình trạng không có chiến tranh hay xung đột vũ trang, là quan hệ hiểu biết, tôn trọng, hợp tác giữa các dân tộc thuộc khái niệm nào sau đây?

A . Hòa bình. B . Hòa hoãn. C . Hợp tác. D . Dân chủ.

Câu 6. Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới là quan hệ?

A. giữa các nước trên thế giới.

B. phụ thuộc lẫn nhau giữa các dân tộc trên thế giới.

C. bạn bè thân thiện giữa các dân tộc.

D. là đồng minh của nhau để chống lại một số nước khác.

Câu 7. Đảng và Nhà nước ta đã dựa trên nguyên tắc nào sau đây để hợp tác với các nước có hiệu quả?

A. Tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của nhau.

B. Can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.

C. Giải quyết các bất đồng tranh chấp bằng vũ lực.

D. Có hành động gây sức ép, áp đặt, cường quyền.

Câu 8.Nguyên nhân chính gây tai nạn giao thông là do:

A. mật độ phương tiện giao thông quá dày.

B. ý thức người tham gia giao thông chưa cao.

C. đường xá, xe cộ kém chất lượng.

D. con người, phương tiện giao thông, đường xá, thời tiết.

Câu 9. Dòng nào nói đúng nhất về hậu quả của tai nạn giao thông ?

A. làm hỏng các phương tiện giao thông.

B. gây ùn tắc giao thông, thiệt hại về người .

C. gây thiệt hại về người và tài sản.

D. làm cho người bị tai nạn đau đớn về thể xác.

Câu 10. Hành vi nào dưới đây thể hiện chí công vô tư ?

A.Trong các cuộc bình bầu, H hay bỏ phiếu cho những bạn chơi thân với mình.

B. N chỉ lo cho việc học của mình, còn các công việc của lớp thì không quan tâm.

C. Đến lớp mà chưa có ai làm vệ sinh, A tự nguyện làm trực nhật để kịp giờ vào học.

D. V hay bao che khuyết điểm cho N vì N hay cho V nhìn bài kiểm tra.

Câu 11. Câu nói của Bác Hồ “Phải để việc công, việc nước lên trên, lên trước việc tư, việc nhà.” Là nói về phẩm chất nào sau đây?

A. Pháp luật và kỷ luật.

B. Tôn trọng người khác.

C. Tôn trọng lẽ phải.

D. Chí công vô tư.

Câu 12.Câu nào sau đây mang ý nghĩa của tính tự chủ?

A.Tính tự chủ giúp con người biết sống và ứng xử đúng đắn, có văn hóa.

B. Khi gặp những khó khăn, thử thách, cám dỗ bị dao động.

C. Đôi khi bị ngả nghiêng trước những áp lực tiêu cực.

D. Người tự chủ là phải hành động theo ý riêng của mình.

Câu 13.Người biết kiềm chế cảm xúc, luôn bình tĩnh tự tin trong mọi tình huống là biểu hiện của đức tính nào sau đây?

A . Tự cao. B . Tự trọng. C. Tự chủ. D. Tự lập.

Câu 14.Hành vi nào sau đây thể hiện tính kỉ luật?

A. Giờ học làm việc riêng trong lớp.

B. Biết bạn có khuyết điểm nhưng không góp ý.

C.Nghỉ học có đơn xin phép.

D. Cầu thủ xô xát nhau trên sân cỏ.

Câu 15.Hoạt động nào sau đây không phải là bảo vệ hòa bình?

A. Đấu tranh chống khủng bố.

B. Mít tinh phản đối chiến tranh.

C. Dùng vũ lực để giải quyết mâu thẫn.

D. Ủng hộ các hoạt động yêu chuộng hòa bình.

Câu 16. Xu thế chung của thế giới hiện nay:

A. Hòa bình, ổn định và hợp tác kinh tế.

B. Đối đầu xung đột và chạy đua vũ trang.

C. Chiến tranh lạnh, chạy đua vũ trang.

D. Chống khủng bố, hợp tác kinh tế.

Câu 17.Hành vi nào sau đây không thể hiện tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới?

A. Tổ chức giao lưu với học sinh nước ngoài.

B. Tổ chức quyên góp ủng hộ các nước bị thiên tai.

C. Kì thị tôn giáo, phân biệt chủng tộc.

D. Tham gia các cuộc thi vẽ tranh về hòa bình.

Câu 18. Ý kiến sai về vấn đề hợp tác?

A. Hợp tác giúp ta vốn, trình độ quản lý, khoa học công nghệ.

B. Hợp tác quốc tế để giải quyết vấn đề bức xúc có tính toàn cầu.

C. Hợp tác giúp hiểu biết của bản thân rộng hơn.

D. Hợp tác là trách nhiệm của các nước giàu với nước nghèo.

Câu 19.Việc làm không thể hiện sự hợp tác:

A. Văn minh, lịch sự với khách nước ngoài.

B. Dùng hàng ngoại tốt hơn hàng nội.

C. Luôn quan tâm đến tình hình thế giới và Việt Nam.

D. Tích cực tham gia các hoạt động ngoại khóa.

Câu 20.Hành vi nào thể hiện sự kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc?

A. Cho rằng truyền thống của dân tộc không còn phù hợp với hiện tại.

B. Cho rằng không có truyền thống, mỗi cá nhân vẫn phát triển.

C. Chê bai những người ăn mặc theo phong cách truyền thống.

D. Không chê người ăn mặc theo truyền thống là lạc hậu, quê mùa.

Câu 21. Việc kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc sẽ đem lại lợi ích gì?

A. Góp phần tạo nên sức mạnh cho mỗi cá nhân.

B. Góp phần đem lại lợi ích cho việc phát triển kinh tế của đất nước.

C. Góp phần giữ gìn nguyên vẹn lối sống của cha ông.

D. Góp phần vào sự phát triển của mỗi cá nhân và cả dân tộc.

Câu 22.N hay mắc khuyết điểm, khi được góp ý, N tự ái, nổi nóng với bạn bè và khăng khăng bảo vệ ý kiến riêng của mình. Vậy N là người:

A. Bình tình, tự tin trong mọi việc.

B. Không chịu được ý kiến phê bình của người khác.

C. Luôn cố gắng ôn tồn, nhã nhặn trong giao tiếp.

D. Biết tự bảo vệ ý kiến của mình trong mọi hoàn cảnh.

Câu 23.Giờ ra chơi ngày thứ 7, họp Ban chấp hành Liên đội của trường THCS X, bạn A thường xuyên đến muộn nên bị các bạn nhắc nhở phải đến đúng giờ. Nhưng bạn A cho rằng: Hoạt động Đội là tự nguyện nên đến lúc nào cũng được. Em đồng tình với ý kiến nào sau đây?

A. Không đồng tình với ý kiến của các bạn vì ai thích làm gì thì làm.

B. Đồng tình với ý kiến của các bạn vì Đội cũng cần có kỉ luật.

C. Đồng tình với ý kiến của bạn A vì Đội là tự nguyện.

D. Không đồng tình với ý kiến của bạn A vì em không thích bạn A.

Câu 24.N và Q là bạn học cùng lớp, vốn có mâu thuẫn từ lâu, làm ảnh hưởng tới phong trào thi đua của lớp. Để giải quyết mâu thuẫn, N và Q cần phải:

A. Dùng vũ lực để giải quyết mâu thuẫn.

B. Lôi kéo các bạn trong lớp ủng hộ mình.

C. Giận dỗi, từ chối không làm hòa.

D. Cùng tìm cách giải quyết mâu thuẫn.

Câu 25.Là lớp trưởng, Q thường bỏ qua khuyết điểm cho những bạn chơi thân với mình. Việc làm của Q thể hiện:

A. Biết suy nghĩ cho bạn.

B. Thể hiện là người bao dung, độ lượng.

C. Thiếu trách nhiệm, thiên vị.

D. Biết vì thành tích chung của tập thể.

Câu 26:Khi thấy một số bạn trong lớp đi dã ngoại ăn mặc kín đáo, kiểu cách truyền thống. N và M đã cười và có ý châm chọc. Việc làm của N và M là biểu hiện của:

A. Không tôn trọng những người lao động chân tay.

B. Không tôn trọng truyền thống dân tộc.

C. Không tôn trọng người khác.

D. Chê người ăn mặc theo truyền thống là quê mùa.

Câu 27: Trong một cuộc tranh luận về bảo vệ hòa bình bạn A có ý kiến: Bảo vệ hòa bình là trách nhiệm của các cơ quan quốc phòng an ninh còn chúng ta là học sinh thì không cần phải có trách nhiệm gì. Nếu em là người tham gia em sẽ chọn cách ứng xử nào dưới đây?

A. Đồng tình với ý kiến của bạn A.

B. Giải thích cho bạn A hiểu bảo vệ hòa bình là trách nhiệm của mọi người.

C. Phản đối gay gắt ý kiến của bạn A.

D. Im lặng không có ý kiến gì.

Câu 28.Lan có tính nóng nảy, hay bốp chát với bạn bè. Mỗi khi các bạn góp ý, Lan luôn phản ứng dữ dội, có khi còn lớn tiếng với các bạn trong lớp. Nếu là bạn của Lan, em sẽ làm gì?

A. Nói với lớp trưởng, để lớp trưởng góp ý phê bình.

B. Góp ý thẳng trước lớp để Lan thay đổi tính cách.

C. Thay mặt các bạn bị Lan lớn tiếng để trả đũa lại.

D. Gặp riêng Lan để phân tích, góp ý nhẹ nhàng để bạn sửa đổi tốt hơn.

Câu 29. Em làm lớp trưởng, chơi thân với Hằng, hàng ngày Hằng thường xuyên đi học muộn, quên đồng phục. Em sẽ lựa chọn cách ứng xử nào sau đây?

A. Bao che cho bạn.

B. Góp ý thẳng thừng trước lớp.

C. Bỏ qua cho bạn.

D. Khuyên bạn chấp hành tốt nội qui nhà trường.

Câu 30 : L là học sinh giỏi toàn diện. Mọi vấn đề khó khăn trong học tập L đề giải quyết ổn thỏa. Nhưng L có tính kiêu kì, ít tiếp xúc với các bạn khác, nhất là các bạn có học lực kém. Nếu là bạn của L em sẽ chọn cách ứng xử nào để thể hiện sự hợp tác?

A. Nói với các bạn để cùng xa lánh, tấy chay L.

B. Trả thù L bằng cách đưa lên mạng xã hội để cho mọi người biết.

C. Mặc kệ L, vì dù sao mình cũng không chơi thân với L.

D. Kiên trì góp ý để L nhận ra sai lầm và sửa đổi.

Đáp án (mỗi câu khoanh đúng được 0,33đ)



123456789101112131415
DABDACABCCDACCC
161718192021222324252627282930
ACDBDDBBDCBBDDD
Củng cố - Dặn dò

Thu bài và nhận xét giờ làm bài
























Ngày soạn: 28/ 10/ 2022
Ngày dạy: 4/ 11/ 2022
TIẾT 10 - BÀI 7
KẾ THỪA VÀ PHÁT HUY

TRUYỀN THỐNG TỐT ĐẸP CỦA DÂN TỘC

I. Mục tiêu bài học:

1. Kiến thức:
HS:

- Hiểu được thế nào là truyền thống tốt đẹp của dân tộc và nêu một số truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.

- Thế nào là kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

2. Kỹ năng:

HS biết rèn luyện bản thân theo các truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

3. Thái độ:

HS tôn trọng, tự hào về những truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

- Tích hợp dạy học bộ sách “Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống”: Câu chuyện “Bác Hồ với văn hóa dân tộc”. Chủ đề: Tư tưởng Hồ Chí Minh:Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng văn hoá và con người.

- Lồng ghép GDQP&AN:

+ Những tấm gương về truyền thống yêu nước qua các thời kì chiến đấu và bảo vệ tổ quốc.

+ Kế thừa và phát huy truyền thống yêu nước chống giặc ngoại xâm, truyền thông nhân nghĩa...

4. Định hướng phát triển năng lực:

- Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề, sáng tạo, giao tiếp, hợp tác

- Năng lực riêng: Tự nhận thức, tự điều chỉnh hành vi của mình, tự chịu trách nhiệm và thực hiện trách nhiệm công dân với cộng đồng, đất nước.

5. Các kĩ năng sống cơ bản:

Phân tích được những tình huống thể hiện sự kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc và ngược lại.

6. Phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng:

Trò chơi, thảo luận.

II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:

- GV: SGK, SGV. Bài báo, câu chuyện... thể hiện sự kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp dân tộc, bảng phụ.

- HS: chuẩn bị SGK, vở ghi, đồ dùng học tập, học và đọc bài ở nhà.

III. Tiến trình dạy- học:

1. Ổn định lớp

2Kiểm tra bài cú:


GV nêu câu hỏi: Những việc làm nào sau đây là hợp tác quốc tế trong vấn đề bảo vệ môi trường?

1. Các hoạt động hưởng ứng ngày môi trường thế giơí.

2. Tham gia cuộc thi vẽ tranh bảo vệ môi trường.

3. Đầu tư của các nước phát triển cho việc bảo vệ rừng, tài nguyên.

4. Đầu tư của các tổ chức nước ngoài về vấn đề nước sạch cho người nghèo.

5. Giao lưu bạn bè quốc tế, tham gia trại hè chủ đề môi trường.

6. Thi hùng biện về môi trường.

Hoạtđộng 1: Khởi động

* Giới thiệu bài mới:

Qua các bài học trước chúng ta thấy rõ xu thế hiện nay là phải tăng cường quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa các nước trên thế giới. Nhưng để có thể quan hệ hợp tác và hội nhập thành công, mỗi dân tộc phải giữ vững bản sắc riêng của mình. Truyền thống dân tộc là yếu tố làm nên bản sắc riêng đó là nguồn gốc sức mạnh cuả dân tộc ta. Kế thừa truyền thống tốt đẹp của dân tộc là điều vô cùng quan trọng đối với sự nghiệp HĐH đất nước cũng như sự phát triển. Đó cũng là nội dung của bài học hôm nay.

Hoạtđộng 1: Hình thành kiến thức mới



HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ

Hoạt động 1
: Phân tích thông tin phần đặt vấn đề.
Thảo luận nhóm HS hiểu thế nào là truyền thống tốt đẹp dân tộc.
- GV cho HS đọc phần ĐVĐ, chia HS thành 3 nhóm thảo luận.
+ Nhóm1:
Câu 1: Lòng yêu nước của dân tộc ta thể hiện như thế nào qua lời nói của Bác Hồ?
Câu 2: Tình cảm và việc làm trên là biểu hiện của truyền thống gì?

+ Nhóm 2:
Câu 1: Cụ Chu Văn An là người như thế nào?


Câu 2: Nhận xét của em về cách cư xử của học trò cũ với thầy giáo Chu Văn An? Cách cư xử đó biểu hiện truyền thống gì?



+ Nhóm 3:Qua 2 câu chuyện trên em có suy nghĩ gì?



Gv : Vậy thế nào là truyền thống tốt đẹp của dân tộc?
Hs trả lời.



Hoạt động 2: Tìm hiểu truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
Tổ chức trò chơi HS hiểu những truyền thống của dân tộc, yếu tố tích cực, tiêu cực.
Gv: Em hãy kế thêm một số truyền thống khác của dân tộc ta mà em biết. (truyền thống mang ý nghĩa tích cực)
- Lồng ghép GDQP&AN:
+
Những tấm gương về truyền thống yêu nước qua các thời kì chiến đấu và bảo vệ tổ quốc.
+ Kế thừa và phát huy truyền thống yêu nước chống giặc ngoại xâm, truyền thông nhân nghĩa...
GV tổ chức cho HS trò chơi Ai nhanh hơn: chia thành 2 dãy bàn, tìm truyền thống, lần lượt các em ghi lên bảng (mỗi lần chỉ được nêu 1). Sau thời gian quy định tổ nào tìm được nhiều thì thắng.
? Hãy kể những tấm gương về truyền thống yêu nước qua các thời kì chiến đấu và bảo vệ Tổ quốc của dân tộc ta.
HS kể

Gv : Bên cạnh những truyền thống tốt đẹp, vẫn tồn tại những hủ tục. Em hãy kể tên những hủ tụcnày.
Gv : Em hiểu thế nào là phong tục, hủ tục?
Hs trả lời.

- GV nhận xét.

Gv : Thế nào là kế thừa, phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc?

GV giải thích thêm.
NỘI DUNG CẦN ĐẠT

I. Đặt vấn đề:





- Tinh thần yêu nước sôi nổi...
- Thực tiễn chứng minh: Các cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc (Bà Trưng, Bà Triệu..).
- Những tình cảm và việc làm tuy khác nhau nhưng đều giống nhau ở lòng yêu nước nồng nàn và biết phát huy truyền thống dân tộc.

- CVA là nhà giáo nổi tiếng.
- Cụ có công đào tạo nhiều nhân tài cho đất nước.
- Học trò cuả Cụ là những nhân vật nổi tiếng.

- Học trò của cụ tuy làm chức quan to nhưng vẫn cùng bạn đến mừng sinh nhật thầy. Họ cư xử đúng tư cách của một người học trò kính cẩn, lễ phép, khiêm tốn, tôn trọng thầy giáo cũ.
- Tôn sư trọng đạo.

- Hai câu chuyện đề cập đến 2 TT tốt đẹp của dân tộc ta: yêu nước và tôn sư trọng đạo.
- Lòng yêu nước của dân tộc là truyền thống quý báu. Đó là tuyền thống yếu nước còn giữ mãi đến ngày nay.
- Biết ơn, kính trọng thầy cô dù mình là ai đó là truyền thống “Tôn sư trọng đạo” của dân tộc ta. Đồng thời tự thấy mình cần phải rèn luyện những đức tính như học trò của cụ CVA.
II.Nội dung bài học:
1. Khái niệm TT tốt đẹp.

Truyền thống tốt đẹp của dân tộc là những giá trị tinh thần hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài của dân tộc, được truyền từ đời này sang đời khác.
2. Những truyền thống tốt đẹp của dân tộc VN:

- Truyền thống yêu nước, chống giặc ngoại xâm, nhân nghĩa, đoàn kết, cần cù lao động, hiếu học, tôn sư trọng đạo, hiếu thảo.
- Truyền thống văn hoá, nghệ thuật

VD: - Đoàn kết (câu chuyện bó đũa,...)
- Thờ cúng tổ tiên (làng nào cũng có đình, miếu, nhà ai cũng có bàn thờ...)
- Áo dài Việt Nam ( Các cuộc thi áo dài quốc tế, Festivan...)
- Hát dân ca (tiêu biểu ở Nam Bộ, Bắc Ninh...)
- Hiếu thảo
- Yêu thương con người
- Hiếu học.



+ Tập quán lạc hậu.
+ Nếp nghĩ lối sống tuỳ tiện.
+ Tư tưởng địa phương hẹp hòi.
+ Mê tín dị đoan.
+ Ma chay, cới hỏi, lễ hội lãng phí.
+ Trọng nam khinh nữ.
- Những yếu tố truyền thống tốt thể hiện sự lành mạnh và là phần chủ yếu gọi là phong tục.
- Ngược lại, truyền thống không tốt, không phải là chủ yếu gọi là hủ tục.

3. Khái niệm kế thừa và phát huy TT tốt đẹp
Kế thừa, phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc là: trân trọng, bảo vệ, tìm hiểu, học tập, thực hành giá trị truyền thống để cái hay, cái đẹp của truyền thống phát triển và toả sáng.
Hoạt động 3. Luyện tập

1/ GV dùng bảng phụ cho Hs làm bài tập:
Em đồng ý với ý kiến nào sau đây, vì sao?
+ Giữ gìn và phát huy truyền thống của dân tộc là không cần biết đến truyền thống của dân tộc khác.
+ Cần học tập tất cả truyền thống của dân tộc khác thì mới phát huy được truyền thống của dân tộc mình.
2. Em có biết chúng ta có hoạt động nào thể hiện sự học hỏi văn hoá của các dân tộc khác?
1. Không đồng ý với cả hai ý kiến trên. Vì kế thừa phát huy truyền thống của dân tộc là giữ gìn bản sắc dân tộc đồng thời học hỏi tinh hoa văn hoá nhân loại. Tuy nhiên học hỏi cần có sự chọn lọc, tránh chạy theo chạy theo cái lại, mốt, kệch cớm, phủ nhận quá khứ.
2. VD: Giao lưu văn hoá với dân tộc khác: Việt Nam - Lào - Campuchia.
Giao lưu thể thao; giao lưu du lịch; Festival âm nhạc....
Hoạt động 4. Vận dụng và mở rộng

? Em hãy kể tên một số hủ tục, cho biết hủ tụcđó tồn tạiởđịa phương nào ? Tác hai ?

? Giới thiệu ngắn gọn một truyền thống tốtđẹpởđịa phương em.

-Hs trình bày.

-GV nhận xét, bổ sung kiến thức còn thiếu sót cho HS.

4 : Chuyển giao bài tập về nhà :

- Yêu cầu HS học thuộc nội dung bài học phần 1 và làm bài tập 1.

- Vẽ tranh cho chủ đề trên.

- Chuẩn bị tiết 2 : Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

----------------------------------------------------------------​



Ngày dạy: 18 / 11/ 2022

Tiết 11 - Bài 7

KẾ THỪA VÀ PHÁT HUY

TRUYỀN THỐNG TỐT ĐẸP CỦA DÂN TỘC (tiếp)

I. Mục tiêu bài học:

1. Kiến thức:
HS xác định được thái độ và hành vi cần thiết để kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

2. Kỹ năng: HS biết rèn luyện bản thân theo các truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

3. Thái độ:HS tôn trọng, tự hào về những truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

4. Định hướng phát triển năng lực:

- Năng lực chung:Tự học, giải quyết vấn đề, sáng tạo, giao tiếp, hợp tác

- Năng lực riêng: Tự nhận thức, tự điều chỉnh hành vi của mình, tự chịu trách nhiệm và thực hiện trách nhiệm công dân với cộng đồng, đất nước.

5. Các kĩ năng sống cơ bản.

Phân tích được những tình huống thể hiện sự kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc và ngược lại.

- Tích hợp dạy học bộ sách “Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống”: Câu chuyện “Bác Hồ với văn hóa dân tộc”. Chủ đề: Tư tưởng Hồ Chí Minh:Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng văn hoá và con người.

- Lồng ghép GDQP&AN:

+ Những tấm gương về truyền thống yêu nước qua các thời kì chiến đấu và bảo vệ tổ quốc.

+ Kế thừa và phát huy truyền thống yêu nước chống giặc ngoại xâm, truyền thông nhân nghĩa...

6. Phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng:

Đàm thoại, thảo luận, trò chơi.

II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh

- GV: SGK, SGV. Những tình huống, trường hợp thể hiện sự kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp dân tộc .

- HS: chuẩn bị SGK, vở ghi, đồ dùng học tập, học và đọc bài ở nhà.

III. Tiến trình dạy – học

1. Ổn định

2.Kiểm tra bài cũ:(4’)


GV nêu câu hỏi: Thế nào là truyền thống tốt đẹp của dân tộc?Cho VD

3. Bài mới:

Hoạt động 1. Khởi động


* Giới thiệu bài:

Qua các bài học trước chúng ta đã hiểu thế nào là truyền thống tốt đẹp của dân tộc và một số truyền thống của dân tộc ta. Vậy chúng ta có trách nhiệm như thế nào trong việc phát huy truyền thống đó. Chúng ta tiếp tục tìm hiểu bài.

Hoạt động 1.Hình thành kiến thức mới



HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ

Hoạt động 1
: Tìm hiểu về ý nghĩa truyền thống và biện pháp để giữ gìn phát huy truyền thống dân tộc.
Thảo luận nhóm hs hiểu sự cần thiết phải kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của DT.

GV chia lớp thành 4 nhóm:
+Nhóm 1, 3:Vì sao chúng ta phải kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc?

+ Nhóm 2, 4:Chúng ta cần làm gì để có thể kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc?

GV nhận xét.
Gv: Có ý kiến cho rằng ngoài truyền thống đánh giặc ra, dân tộc ta có truyền thống gì đáng tự hào đâu? Em có đồng ý với ý kiến đó không? Vì sao?
Hs thảo luận bàn trả lời.

Không đồng ý. Truyền thống đánh giặc là một truyền thống tuyệt vời của dân tộc ta. Nhưng ngoài ra dân tộc ta còn rất nhiều truyền thống đáng tự hào khác như: cần cù sáng tạo trong lao động, yêu thương con người...
- Tích hợp dạy học bộ sách “Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống”: Câu chuyện “Bác Hồ với văn hóa dân tộc”. Chủ đề: Tư tưởng Hồ Chí Minh:Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng văn hoá và con người.
Hoạt động 2: Liên hệ việc bảo vệ truyền thống trong thực tế
Đàm thoại HS xây dựng thái độ đúng đắn và khắc phục những biểu hiện lệch lạc đối với các giá trị truyền thống.
- GV đặt vấn đề: Hiện nay, có nhiều bạn trẻ không thích các thể loại nghệ thuật truyền thống của dân tộc như dân ca, cải lương, tuồng, chèo.
Theo em cần giải quyết vấn đề đó như thế nào?
Hs bộc lộ quan điểm cá nhân của mình.

- Tìm nguyên nhân vấn đề: ít được thưởng thức, ít hiểu biết về các thể loại này, a dua chạy theo mốt, thích những các mới lạ...
- Đề xuất những biện pháp giải quyết vấn đề.
Gv: Chúng ta cần làm gì và không nên làm gì để kế thừa và phát huy tt tốt đẹp của dân tộc?
Gv: Những người xung quanh em đã làm gì để kế thừa và phát huy TT tốt đẹp của dân tộc?
Gv: Ở địa phương em còn có những việc làm nào thể hiện chưa biết phát huy TT dân tộc?
NỘI DUNG CẦN ĐẠT







4. Ý nghĩa:

Vì TT tốt đẹp của dân tộc là vô cùng quý giá, góp phần tích cực vào quá trình phát triển của dân tộc và mỗi cá nhân.
5. Trách nhiệm:
- Bảo vệ, kế thừa, phát huy truyền thống dân tộc, góp phần giữ gìn bản sắc dân tộc.
- Tự hào truyền thống dân tộc, phê phán, ngăn chặn tư tưởng, việc làm phá hoại truyền thống của dân tộc.






















- Nên: Tự hào, thực hiện những TT tốt đẹp, lên án, ngăn chặn những hành vi làm tổn hại đến TT dân tộc.
- Không nên: Chạy theo cái mới, không phù hợp, coi thường những giá trị TT tốt đẹp của dân tộc.



Hoạt động 3. Luyện tập


GV cho HS làm bài tập 1,2 SGK.
- GV phát phiếu 1/2 lớp câu 1, 1/2 lớp câu 2.
- GV gọi HS trả lời nhanh nhất.

-HS đọc yêu câu và làm bài cá nhân.
- HS trình bày tranh ảnh đã vẽ về chủ đề này.
- HS khác nhận xét. GV nhận xét
III. Bài tập
Bài tập: 1, 3 SGK.
BT1:
ý kiến đúng: a, c, e, g, h, i, l.
BT2:
VD: Trò chơi chọi dế, chọi trâu...; Phong tục: chào khi gặp người lớn, người quen; trang phục dân tộc: áo dài, áo tứ thân...)
BT 3: ý kiến đúng: a, b, c, e.


Hoạt động 4. Vận dụng và mở rộng


Tổ chức trò chơi tiếp sức:

- GV tổ chức cho lớp tìm các bài hát về làn điệu dân ca 3 miền.

Chia thành 2 đội chơi.

- Lần lượt ghi tiếp nối nhau

- GV tổng kết, hoàn chỉnh.

* Hướng dẫn học tập ở nhà:

- Yêu cầu HS học thuộc nội dung bài học và làm bài tập còn lại.

- Chuẩn bị Bài 8+9: chủ đề quan hệ với công việc























Ngày soạn: 20 .11.2022



Chủ đề : QUAN HỆ VỚI CÔNG VIỆC

Tích hợp bài 8+9

< Tiết 12,13,14 >



A. Cơ sở hình thành chủ đề :


- Căn cứ vào công văn 5555 của bộ giáo dục và đào tạo( 08/10/2014), căn cứ vào Hướng dẫn điều chỉnh của Bộ Giáo dục và Đào tạo theo công văn số 3280/BGDĐT-GD TrH ngày 27/8/2020.

- Chủ đề “Sống chủ động, sáng tạo” được xây dựng trên cơ sở từ kiến thức thuộc phạm trù đạo đức liên quan đến những yêu cầu đối với người lao động trong thời kì CNH-HĐH SGK GDCD 9 (NXB GD Việt Nam) dựa trên cuốn Hướng dẫn thực hiện Chuẩn kiến thức kĩ năng môn GDCD, kiến thức lấy từ:

+ Bài 8: Năng động, sáng tạo ( SGK GDCD 9)

+ Bài 9: Làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả.

+Tài liệu tham khảo: SGV GDCD 9, SGK giáo dục công dân 9.

+ Bài tập tình huống công dân 9

+Tranh ảnh, thông tin liên quan đến chủ đề.

- Chủ đề “ sống chủ động, sáng tạo” được xây dựng trên cơ sở các tiết có nét tương đồng về nội dung kiến thức các bài. Các tiết này đều hướng tới mục tiêu cho học sinh hiểu về phẩm chất cần có của người lao động trong thời kỳ mới là sống chủ động sáng tạo để làm việc có hiệu quả chất lượng và đồng thời cho học sinh phát triển năng lực sáng tạo trong học tập, trong lao động và trong cuộc sống hàng ngày.

B.Thời gian thực hiện.

- Chủ đề thực hiện trong 3 tiết, 3 tuần.

- Tiết 12,13: Năng động sáng tạo.

- Tiết 14: Làm việc có năng suất, chất lượng hiệu quả – Tổng kết chủ đề

C. Nội dung chủ đề :

1.Mục tiêu.

a. Kiến thức:


- Hiểu được thế nào là năng động, sáng tạo, làm việc hiệu quả

- Hiểu được ý nghĩa của sống năng động, sáng tạo, làm việc hiệu quả

- Biết cần làm gì để trở thành người năng động, sáng tạo, làm việc hiệu quả.

b. Kĩ năng:

- Năng động, sáng tạo trong học tập, lao động, Biết vận dụng phương pháp học tập để nâng cao kết quả học tập của bản thân.

- Kỹ năng giao tiếp thể hiện năng động, sáng tạo, làm việc hiệu quả

- Kỹ năng tư duy phê phán năng động, sáng tạo, làm việc hiệu quả

- Kỹ năng tìm kiếm và xử lý thông tin về các hành vi thể hiện năng động, sáng tạo, làm việc hiệu quả

- Kỹ năng xác định giá trị.

- Kỹ năng hợp tác.

c.Thái độ:

- Quý trọng những người sống năng động sáng tạo.

- Tích cực, chủ động và sáng tạo trong học tập, lao động và sinh hoạt hàng ngày.

d. Định hướng các năng lực hình thành

- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực tự giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng CNTT, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực giao tiếp.

- Năng lực riêng: Tự nhận thức, tự điều chỉnh hành vi của mình để năng động, sáng tạo

2. Bảng mô tả mức độ nhận thức của chủ đề.



Nội dung
MỨC ĐỘ NHẬN THỨC​
NHẬN BIẾTTHÔNG HIỂU
VẬN DỤNG THẤP​
VẬN DỤNG CAO​
Nội dung 1:
Khái niệm về năng động, sáng tạo, làm việc có năng suất chất lượng hiệu quả
- Nhận biết được những việc làm thể hiện năng động, sáng tạo
- Nhận biết được những việc làm và hành vi là biểu hiện làm việc có năng suất chất lượng hiệu quả.
- Hiểu được thế nào năng động, sáng tạo
-Hiểu được thế nào à làm việc có năng suất, chất lượng hiệu quả
- Trình bày được biểu hiện của năng động sáng tạo, làm việc có năng suất chất lượng hiệu quả trong học tập, lao động và trong cuộc sống hàng ngày.
Biết đánh giá những hành động đúng và không đúng về sống năng động, sáng tạo, làm việc có năng suất chất lượng hiệu quả.

Nội dung 2: Ý nghĩa của việc về năng động, sáng tạo, làm việc có năng suất chất lượng hiệu quả
-Hiểu được ý nghĩa của sống năng động, sáng tạo ;
- Hiểu được ý nghĩa làm việc có năng suất chất lượng, hiệu quả.
- Vận dụng việc tự rèn luyện các phạm trù đạo đức về sống chủ động, sáng tạo- Phân tích được lợi ích của của sống năng động, sáng tạo ; làm việc có năng suất chất lượng, hiệu quả.
Nội dung 3:
Trách nhiệm của công dân học sinh Việt Nam hiện nay
-Nêu được trách nhiệm của công dân, học sinh trong việc thể hiện sống chủ động, sáng tạo
-Nêu được trách nhiệm của học sinh trong việc rèn luyện làm việc có năng suất chất lượng hiệu quả.
- Hiểu được sự cần thiết của việc rèn luyện các hành vi thể hiện sống năng động, sáng tạo ;
-Hiểu được trách nhiệm của bản thân đối với các phạm trù đạo đức đó.
-Biết học hỏi, tiếp thu những hành vi biết sống chủ động, sáng tạo-Vẽ tranh, viết thư UPU, viết báo tường về chủ đề: Sống chủ động, sáng tạo.
- Đề xuất ý tưởng thể hiện chủ động sáng tạo trong những tình huống gặp trong học tập, trong cuộc sống hàng này.
3. Câu hỏi và bài tập minh họa của chủ đề theo định hướng phát triển năng lực.

a.Mức độ nhận biết và thông hiểu

?
Em có nhận xét gì về việc làm của Ê-đi-sơn và Lê Thái Hoàng. Ê-đi-sơn và Lê Thái Hoàng đã có việc làm nào thể hiện năng động sáng tạo.

?Những việc làm năng động sáng tạo đã đem lại thành quả gì cho Ê-đi-sơn và Lê Thái Hoàng ?

?Em học tập được gì qua việc làm năng động, sáng tạo của Ê-đi-sơn và Lê Thái Hoàng ?

? Vậy năng động là gì, sáng tạo là gì?

? Lấy VD về việc làm thể hiện tính năng động.

? Lấy VD về việc làm thể hiện sự sáng tạo.

? Như vậy, người năng động sáng tạo có biểu hiện như thế nào.

? Năng động và sáng tạo có mối quan hệ với nhau ntn?

?Em hãy tìm những biểu hiện của năng động, sáng tạo và không năng động sáng tạo trong cuộc sống?( lao động, học tập và sinh hoạt hàng ngày)

? Nếu không năng động, sáng tạo trong học tập, trong lao động, vui chơi giải trí sẽ kết quả sẽ như thế nào?


? Từ tấm gương trên, em hãy cho biết năng động, sáng tạo trong học tập, trong lao động đã đem lại lợi ích gì?

? Em có nhận xét gì về việc làm của Giáo sư Lê Thế Trung?

? Hãy tìm những chi tiết trong chuyện chứng tỏ Giáo sư Lê Thế Trung là ngừơi làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả?

? Nêu biểu hiện của làm việc có năng suất chất lượng hiệu quả trong gia đình.


? Việc làm của ông được nhà nước ghi nhận như thế nào? Em học tập được gì ở Giáo sư Lê Thế Trung?

? Nêu biểu hiện của làm việc có năng suất chất lượng hiệu quả trong nhà trường.

?Nêu biểu hiện của làm việc có năng suất chất lượng hiệu quả trong công tác lao động nói chung.

? Vậy thế nào là làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả?

?Ý nghĩa của làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả là gì?

? Tìm những gương tốt về lao động năng suất chất lượng hiệu quả?

? Làm việc không có năng suất, chất lượng, hiệu quả dẫn đến hậu quả gì ?

? Để làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả mỗi người lao động phải làm gì ?

?Là HS chúng ta phải làm thế nào để có năng suất chất lượng hiệu quả ?


? Sống chủ động, sáng tạo chỉ có thể có ở những người

A. Ham chơi, lười biếng

B. Ỷ lại vào người khác.

C. Không có ý chí vươn lên

D. Say mê tìm tòi, thích khám phá.

?Câu tục ngữ: “Phải biết lấy mềm để thắng cứng. Lấy yếu để thắng mạnh” nói về người như thế nào?

A. Lười làm, ham chơi

B. Chỉ biết lợi cho mình

C. Biết sống chủ động, sáng tạo

D. Dám nghĩ, dám làm.

học tập chỉ cần chăm chỉ là đủ, không nhất thiết phải hoạt bát.

? Câu nào dưới đây nói về tính năng động, sáng tạo?

A. Mồm miệng đỡ chân tay.

B. Năng nhặt chặt bị.

C. Dễ làm, khó bỏ.

D. Cái khó ló cái khôn.

? Ngày nay để làm việc đạt năng suất, chất lượng, hiệu quả chúng ta cần làm gì?

A. Áp dụng các thành tựu khoa học kĩ thuật tiến bộ vào trong sản xuất.

B. Sử dụng lao động chân tay thay lao động trí óc.

C. Sử dụng lao động trí óc thay lao động chân tay.

D. Cả A và C.

? Câu tục ngữ: “Phải biết lấy mềm để thắng cứng. Lấy yếu để thắng mạnh” nói về người như thế nào?

A. Lười làm, ham chơi

B. Chỉ biết lợi cho mình

C. Biết sống chủ động, sáng tạo

D. Dám nghĩ, dám làm.

học tập chỉ cần chăm chỉ là đủ, không nhất thiết phải hoạt bát.

? Câu nào dưới đây nói về tính năng động, sáng tạo?

A. Mồm miệng đỡ chân tay.

B. Năng nhặt chặt bị.

C. Dễ làm, khó bỏ.

b. Mức độ vận dụng.

? Kể những tấm gương trong và ngoài nước thể hiện năng động, sáng tạo.

?
Có ý kiến cho rằng: Trong TDTT chỉ cần có sức khoẻ thật tốt là được, không có gì phải năng động sáng tạo, nếu có thì chỉ trong cuộc đấu cờ vua hoặc cờ tướng mà thôi.

Tình huống 1: Anh Nam đã tốt nghiệp đại học hơn một năm nhưng vẫn chưa đi làm có nhiều công ty tuyển dụng tiếp nhận nhưng anh đã từ chối chỉ vì lương thấp, công ty nhỏ không có tên tuổi, “nhìn không hoành tráng”…

- Em có nhận xét gì về thái độ với công việc của anh Nam?

Tình huống 2: Lớp 9B có cuộc giao hữu bóng đá với lớp 9A. Các bạn lớp 9B chỉ làm theo hướng dẫn, chỉ bảo của đội trưởng nên đã thua lớp 9A.

- Nguyên nhân nào khiến lớp 9B thua lớp 9A?

Tình huống 3:

Hưng được các bạn trong lớp mệnh danh là “Sách giáo khoa” vì bài nào Hưng cũng học thuộc lòng sách giáo khoa, hễ ai hỏi là Hưng có thể đọc một mạch từ đầu đến cuối bài. Hưng rất chăm học, cứ đến giờ tự học ở nhà là Hưng tự ngồi vào bàn học, bố mẹ không cần phải nhắc nhở, thúc giục. Tuy nhiên, đôi khi cô giáo hỏi về một nội dung kiến thức nào đó ngoài sách giáo khoa thì Hưng lại không trả lời được hoặc trả lời không chính xác, vì vậy kết quả học tập của Hưng không cao.

- Theo em, vì sao kết quả học tập của Hưng không cao?

? Em thử hình dung xem xã hội sẽ như thế nào khi con người không năng động, sáng tạo?


?Em hãy nhận xét xem thế trẻ hiện nay đã hoàn toàn tích cực, chủ động, năng động trong mọi việc chưa? Hãy nêu biểu hiện cụ thể?

?Có quan điểm cho rằng: “Năng động sáng tạo là tố chất chỉ có ở các bậc thiên tài”. Em có đồng ý quan điểm đó không? Vì sao?

? Phương pháp học tập phù hợp là như thế nào ?

?Trong học tập em gặp khó khăn về môn nào? Để khắc phục được khó khăn về môn học đó em thấy mình cần làm gì?

? Em có nhận xét gì về việc làm của Giáo sư Lê Thế Trung?

? Vậy trái với năng suất, chất lượng hiệu quả là gì ? Nêu ví dụ ?

? Làm việc không có năng suất, chất lượng, hiệu quả dẫn đến hậu quả gì ?

? Để làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả mỗi người lao động phải làm gì ?

? Là học sinh, theo em việc học tập có cần có năng xuất chất lượng hiệu quả không ? Vì sao?

?Là HS chúng ta phải làm thế nào để có năng suất chất lượng hiệu quả ?

? Tìm những gương tốt về lao động năng suất chất lượng hiệu quả?

?Ý nghĩa của làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả là gì?

?? Làm việc không có năng suất, chất lượng, hiệu quả dẫn đến hậu quả gì ?

? Để làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả mỗi người lao động phải làm gì ?

?Là học sinh, theo em việc học tập có cần có năng suất chất lượng hiệu quả không ?

Vì sao ?

?Là HS chúng ta phải làm thế nào để có năng suất chất lượng hiệu quả ?


?Nếu có một tình huống không may xảy ra đó là bố mẹ đi vắng, em của em bị ốm, sốt cao thì em sẽ làm gì?

? Nếu chẳng may em bị lạc vào rừng sâu không có thiết bị nào để liên lạc với mị người, em sẽ làm gì?

? Tìm một số câu tục ngữ, thành ngữ liên quan đến nội dung của chủ đề sau đó cho biết nội dung, ý nghĩa của những câu tục ngữ (ca dao, danh ngôn) đó?

?Trình bày ý tưởng và hoàn thiện một sản phẩm đồ chơi (dụng cụ học tập, vật trang trí nhà cửa, đồ dùng cho gia đình...) từ phế liệu của gia đình em.




D .Tổ chức các hoạt động dạy- học chủ đề

1.Chuẩn bị của giáo viên, học sinh.


- Giáo viên:SGK, SGV 9 ; Tranh ảnh liên quan đến chủ đề, những thông, bài tập quan đến chủ đề sống hội nhập.

- Học sinh: Đọc trước bài và tìm hiểu các thông tin của chủ đề.



Tiết 12 - Bài 8

NĂNG ĐỘNG, SÁNG TẠO

I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức:


Hiểu được thế nào là năng động, sáng tạo.

2. Kỹ năng:

- Năng động sáng tạo trong học tập, lao động và sinh hoạt hàng ngày.

3. Thái độ:

- Quý trọng những người sống năng động sáng tạo, ghét thụ động máy móc.

- Tích cực, chủ động và sáng tạo trong học tập, lao động và sinh hoạt hàng ngày.

-Tích hợp tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh

4. Năng lực hình thành cho học sinh:

- Chung: Tự học, giải quyết vấn đề, sáng tạo, giao tiếp, hợp tác

- Riêng: Tự nhận thức, tự điều chỉnh hành vi của mình để năng động, sáng tạo

II. Các kĩ năng sống cơ bản:

Phân tích được những việc làm năng động, sáng tạo và thiếu năng động, sáng tạo trong cuộc sống.

Tích hợp: Quản lý thời gian hiệu quả, thích ứng thay đổi



III. Phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng:


Thảo luận, động não.

IV. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh

- GV: SGK, SGV. Những tình huống, ví dụ về năng động sáng tạo.

- HS: chuẩn bị SGK, vở ghi, đồ dùng học tập, học và đọc bài ở nhà.

V. Tổ chức các hoạt động

1. Ổn định lớp& Kiểm tra bài cũ:
(4’)

Làm bài tập 5 trang 26

Khởi động (2’)

Trong công cuộc xây dựng đất nước hiện nay, có những người dân Việt Nam bình thường đã làm được những việc phi thường như những huyền thoại, kì tích của thời đại KHKT.

+ Anh nông dân Nguyễn Đức Tâm (Tình Lâm Đồng) đã chế tạo thành công máy gặt lúa cầm tay, mặc dù anh không hề học một trường kĩ thuật nào.

+ Bác Nguyễn Cẩm Lũy không qua một lớp đào tạo nào mà Bác có thể chuyển cả một ngôi nhà, cây đa. Bác được mệnh danh là “thần đèn”.

Việc làm của anh Nguyễn Đức Tâm và Bác Nguyễn Cẩm Lũy đã thể hiện đức tính gì ?

Để hiểu rõ về đức tính trên chúng ta học bài hôm nay.

3.Hình thành kiến thức mới (27’)

Hoạt động 1: Tìm hiểu phần Đặt vấn đề
- GV cho HS đọc 2 truyện
- HS đọc.
- GV chia lớp thành 2 nhóm.
- Các nhóm thảo luận và ghi kết quả ra giấy.
- Đại diện trình bày.Lớp trao đổi, bổ sung.

+ Nhóm 1: Em có nhận xét gì về việc làm của Ê-đi-sơn và Lê Thái Hoàng. Ê-đi-sơn và Lê Thái Hoàng đã có việc làm nào thể hiện năng động sáng tạo.

+ Nhóm 2:
Những việc làm năng động sáng tạo đã đem lại thành quả gì cho Ê-đi-sơn và Lê Thái Hoàng ?


?Em học tập được gì qua việc làm năng động, sáng tạo của Ê-đi-sơn và Lê Thái Hoàng ?
- Suy nghĩ tìm ra giải pháp tốt.
- Kiên trì, chịu khó, quyết tâm vượt qua khó khăn.
Hoạt động 2 : Tìm hiểu nội dung bài học
? Vậy năng động là gì, sáng tạo là gì?
? Lấy VD về việc làm thể hiện tính năng động.
- Hs trình bày
? Lấy VD về việc làm thể hiện sự sáng tạo.
- Hs trình bày.
- GV kết luận.

Hoạt động 2
: Liên hệ thực tế tìm biểu hiện khác nhau của năng động sáng tạo
- GV tổ chức cho HS cả lớp trao đổi:
Em hãy tìm những biểu hiện của năng động, sáng tạo và không năng động sáng tạo trong cuộc sống?( lao động, học tập và sinh hoạt hàng ngày)
- GV có thể gợi ý cho HS trả lời.
I. Đặt vấn đề:





- Ê-đi-sơn nghĩ ra cách để tấm gương xung quanh giường mẹ...
- Lê Thái Hoàng nghiên cứu, tìm tòi ra cách giải toán nhanh hơn...
- Ê-đi-sơn và Lê Thái Hoàng là người năng động, sáng tạo.

Thành quả của 2 người:
- Lê Thái Hoàng đạt huy chương đồng và vàng...
- Ê-đi-sơn cứu sống được mẹ...
- Suy nghĩ tìm ra giải pháp tốt.
=> Kiên trì, chịu khó, quyết tâm vượt qua khó khăn.


II. Nội dung bài học
1. Khái niệm:

- Năng động là tích cực, chủ động, dám nghĩ, dám làm.
- Sáng tạo là luôn say mê nghiên cứu, tìm tòi, để tạo ra những giá trị mới về vật chất, tinh thần hoặc tìm ra cái mới, cách giải quyết mới mà k bị gò bó, phụ thuộc vào cái đã có.
Hình thức
Năng động, sáng tạo
Không năng động, sáng tạo.
Lao động​
Chủ động dám nghĩ, dám làm, tìm ra cái mới, cách làm mới, năng suất, hiệu quả cao, phấn đấu để đạt mục đích tốt đẹpBị động, do dự, bảo thủ, trì trệ, không dám nghĩ dám làm, né tránh, bằng lòng với thực tại.
Học tập​
Phương pháp học tập khoa học, say mê tìm tòi, kiên trì, nhẫn nại để phát hiện cái mới. Không thoả mãn với những điều đã biết. Linh hoạt xử lí các tình huống.Thụ động, lười học, lười suy nghĩ, không có chí vươn lên giành kết quả cao nhất. Học theo người khác, học vẹt.
Sinh hoạt hàng ngày​
Lạc quan, tin tưởng, có ý thức phấn đấu vươn lên vượt khó, vượt khổ về cuộc sống vật chất và tinh thần, có lòng tin, kiên trì, nhẫn nại.Đua đòi, ỷ lại, không quan tâm đến người khác, lười hoạt động, bắt chước, thiếu nghị lực, thiếu bền bỉ, chỉ làm theo sự hướng dẫn của người khác.





? Như vậy, người năng động sáng tạo có biểu hiện như thế nào.
? Năng động và sáng tạo có mối quan hệ với nhau ntn?

(Năng động là cơ sở để sáng tạo
Sáng tạo là động lực để năng động.)
2. Biểu hiện của năng động, sáng tạo:
Say mê, tìm tòi, phát hiện và linh hoạt xử lí các tình huống trong học tập, lao động, cuộc sống… nhằm đạt kết quả cao.

- Kể một vài tấm gương thể hiện tính năng động, sáng tạo trong học tập?
HS kể
GV chiếu 1 số tấm gương năng động, sáng tạo trong học tập: Nguyễn Ngọc Ký, Lê Thái Hoàng.
- Kể một vài tấm gương thể hiện tính năng động, sáng tạo trong lao động và cuộc sống hàng ngày?
HS kể.
GV chiếu lại tấm gương Nguyễn Ngọc Kí, Phạm Thanh Liêm
- Năng động, sáng tạo sẽ đem lại ý nghĩa gì cho con người?
- Em thử hình dung xem xã hội sẽ như thế nào khi con người không năng động, sáng tạo?

Tối tăm, lạc hậu, không phát triển…
GV: Nhờ có sự năng động, sáng tạo của Ê –đi- Xơn mà loài người được bước vào kỉ nguyên mới – kỉ nguyên ánh sáng.
- Từ các tấm gương trên hãy cho biết sự năng động, sáng tạo của họ có phải chỉ mang lại lợi ích cho bản thân không?
Không. Điều đó mang lợi ích cho bản thân, gia đình và xã hội.
Việc lai tạo lúa của bác sĩ nông học Lương Đình Của, việc làm của anh làm Phạm Văn Hát, Phạm Thanh Liêm, Ê- đi Xơn không chỉ giúp bản thân, gia đình anh phát triển mà còn thúc đẩy sự phát triển chung của xã hội.
GV kết luận và mở rộng: Năng động sáng tạo không chỉ có ý nghĩa cho bản thân mà còn có ý nghĩa lớn đối với xã hội. Đó là phẩm chất cần thiết với người lao động trong thời kì CNH, HĐH đất nước.
Tuổi trẻ cần tích cực suy nghĩ, hành động.
- Em hãy nhận xét xem thế trẻ hiện nay đã hoàn toàn tích cực, chủ động, năng động trong mọi việc chưa? Hãy nêu biểu hiện cụ thể?
- Một bộ phận chưa tích cực, chưa năng động vẫn còn lười biếng, ỷ lại, làm việc thụ động…
- Biểu hiện chưa tích cực đó gây ra hậu quả như thế nào? Em có thái độ như thế nào trước các biểu hiện đó?
Bản thân không đạt được kết quả mong muốn, gánh nặng cho gia đình và xã hội.
Phê phán, loại bỏ những biểu hiện sai trái

Bàn luận: GV tổ chức cho học sinh thảo luận, trao đổi nhóm bàn (1 phút)
- Có quan điểm cho rằng: “Năng động sáng tạo là tố chất chỉ có ở các bậc thiên tài” Em có đồng ý quan điểm đó không? Vì sao?
Không đồng ý. Vì sự sáng tạo là tố chất trí tuệ nhưng phải thường xuyên suy nghĩ, tìm tòi, nghiên cứu, trải nghiệm trong thực tế học tập và lao động mới có được. Chúng ta vừa tìm hiểu những tấm gương năng động sáng tạo. Họ là ai? Họ có thể là một nhà khoa học, một bác sĩ, một kĩ sư hay chỉ là một người nông dân bình thường nhưng họ có ý thức chủ động tích cực suy nghĩ tìm tòi thì họ đều có thể sáng tạo.

GV giới thiệu tấm gương Bác Hồ: Trên hành trình tìm đường cứu nước qua bao nhiêu quốc gia, đến nơi nào người cũng học ngoại ngữ. Người không chỉ học ở sách mà còn tìm cách để học hiệu quả từ trong thói quen giao tiếp với người nước ngoài.
GV chiếu tấm gương Đỗ Nhật Nam.
Giáo viên chiếu video Đỗ Nhật Nam chia sẻ bí quyết học môn Tiếng Anh.
- Vậy bí quyết học giỏi Tiếng Anh của bạn là gì?
Đam mê, chủ động, tích cực học tập
GV chiếu hình ảnh và câu nói của Ê- Đi –Xơn.
- Như vậy, do đâu mà Ê- đi- Xơn, Bác Hồ, Đỗ Nhật Nam… lại có được phẩm chất này?
Kiên trì, tích cực tìm tòi nghiên cứu, có phương pháp học tập phù hợp.
- Vậy mỗi người cần rèn luyện như thế nào để có được tính năng động, sáng tạo?

- Đối với học sinh để trở thành người năng động, sáng tạo chúng ta cần rèn luyện như thế nào?
- Vậy ý thức học tập tốt có biểu hiện như thế nào?

Tích cực, chủ động học tập; siêng năng, kiên trì trong học tập, không dựa dẫm, ỷ lại vào người khác...
GV: Ý thức học tập tốt thôi chưa đủ mà còn phải có phương pháp học tập phù hợp, tránh như bạn Hưng trong tình huống phần đầu chúng ta vừa tìm hiểu, bạn có ý thức học tập rất tốt nhưng phương pháp học của bạn còn chưa phù hợp, chưa sáng tạo nên kết quả chưa cao.
Tích hợp: Quản lý thời gian hiệu quả, thích ứng thay đổi
- Vậy phương pháp học tập phù hợp là như thế nào ?
Học tập có kế hoạch, sắp xếp thời gian hợp lí, gặp bài khó có thể trao đổi với thầy với bạn...
GV: “Học đi đôi với hành” cuộc thi “Sáng tạo Khoa học kĩ thuật” do Bộ GD& ĐT phát động và học sinh dự thi trong những ngày cuối tháng 10 vừa qua với mục đích là để học sinh vận dụng các kiến thức, kĩ năng của tất cả các bộ môn vào thực tiễn, áp dụng những điều đã học trong sách vở được thực hành, vận dụng vào cuộc sống.
GV: Học sinh không chỉ tích cực học tập và tìm ra những cách học hiệu quả mà còn mang những kiến thức đã học để vận dụng sáng tạo vào cuộc sống .
- Trong học tập em gặp khó khăn về môn nào? Để khắc phục được khó khăn về môn học đó em thấy mình cần làm gì?
Bản thân cần chủ động, tích cực, tự giác học tập, sắp xếp thời gian cho môn học đó một cách hợp lí, gặp bài khó, chưa hiểu thì trao đổi với thầy với bạn...
3. Ý nghĩa của năng động, sáng tạo.














- Đạt được kết quả cao trong học tập, lao động.
- Giúp con người vượt qua được những khó khăn, thử thách.
- Góp phần xây dựng gia đình và xã hội phát triển.
















3.Phương hướng rèn luyện
























-Phẩm chất năng động, sáng tạo không phải tự nhiên mà có được mà cần phải tích cực, kiên trì rèn luyện trong cuộc sống.
- Để trở thành người năng động, sáng tạo học sinh cần:
+ Có ý thức học tập tốt
+ Có phương pháp học tập phù hợp.
+ Tích cực áp dụng những kiến thức, kĩ năng đã học vào cuộc sống thực tế.

















Hoạt động 3. Luyện tập (10’)

Bài tập 1 :
Hs đọc và xác định yêu cầu bài tập a

- Hs trả lời

- GV chốt: Hành vi (b), (đ), (e), (h) thể hiện tính năng động, sáng tạo. Bởi vì:

+ (b) Thắng say mê học tập, không thoả mãn với những điều đã biết.

+ (e), (đ) Ông Thận, ông Lũy là những người dám nghĩ, dám làm để tìm ra cái mới.

+ (h) Minh là người say mê tìm tòi phát hiện ra cái mới.

Những biểu hiện đó chứng tỏ họ là những người năng động, sáng tạo.

- Hành vi (a), (c), (d), (g), không thể hiện năng động, sáng tạo. Bởi họ là những người bị thụ động trong công việc, học tập và làm việc tuỳ tiện.

Bài tập: GV đưa bài tập qua bảng phụ

-HS đọc và trả lời

1. Trong các hành vi dưới đây, hành vi nào thể hiện tính sáng tạo trong công việc?

A. Vứt đồ đạc bừa bãi

B. Biết sắp xếp thời gian học tập, nghỉ ngơi, hoạt động thể dục thể thao hợp lý

C. Đang làm việc này, lại chạy ra làm việc khác

D. Chỉ làm theo những điều được hướng dẫn, chỉ bảo.



2.
Có ý kiến cho rằng: Trong TDTT chỉ cần có sức khoẻ thật tốt là được, không có gì phải năng động sáng tạo, nếu có thì chỉ trong cuộc đấu cờ vua hoặc cờ tướng mà thôi.

Em suy nghĩ ntn về ý kiến đó ?

Gợi ý: Không đồng tình với ý kiến đó. Bất kỳ hoạt động gì cũng cần năng động và sáng tạo. VD: trong bóng đá, bóng rổ:.....



Hoạt động 4.Vận dụng và mở rộng
(2’)

- Nắm chắc nội dung bài học.

GV đưa bài tập qua bảng phụ

-HS đọc và trả lời

1. Mối quan hệ giữa năng động và sáng tạo là?

A. Năng động là cơ sở để sáng tạo, sáng tạo là động lực để năng động.

B. Năng động là động cơ để sáng tạo, sáng tạo là con đường để năng động.

C. Năng động là mục đích để sáng tạo, sáng tạo là con đường để năng động.

D. Năng động là cơ sở để sáng tạo, sáng tạo là con đường để năng động.

2.Người có tính năng động sáng tạo

A. Luôn chờ đợi may mắn đến với mình.

B. Dễ dàng chấp nhận những cái đã có sẵn.

C. Say mê tìm kiếm những cái mới mẻ, đem lại hữu ích cho cuộc đời.



Chuyển giao bài tập về nhà


- Chuẩn bị tiếp bài 9 “ Làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả.”

+ Đọc phần đặt vấn đề

+ Tìm hiểu thế nào là làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả

+ Tìm tấm gương làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả.





Ngày soạn:30/11/2020
Ngày dạy: 1/12/2020

TIẾT 13- BÀI 9
LÀM VIỆC CÓ NĂNG SUẤT, CHẤT LƯỢNG, HIỆU QUẢ

I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức:
HS:

- Hiểu được thế nào là làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả.

- Hiểu được ý nghĩa làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả.

- Nêu được các yếu tố cần thiết để làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả.

2. Kỹ năng: HS biết vận dụng phương pháp học tập tích cực để nâng cao kết quả học tập của bản thân.

3. Thái độ: HS có ý thức sáng tạo trong cách nghĩ, cách làm của bản thân.

4. Định hướng phát triển cho học sinh:

- Chung: Tự học, giải quyết vấn đề, sáng tạo, giao tiếp, hợp tác

- Riêng: Tự nhận thức, tự điều chỉnh hành vi của mình để làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả.

5.Các kĩ năng sống cơ bản.

Phân tích được làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả và nhắc nhở mọi người cùng thực hiện..

6. Phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng :

Nêu vấn đề, thảo luận, đàm thoại.

II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh

- GV: soạn giáo án. Những tình huống, ví dụ về làm việc có năng suất, chất lượng hiệu quả.

- HS: chuẩn bị SGK, vở ghi, đồ dùng học tập, học và đọc bài ở nhà.

III. Tổ chức các hoạt động

1. Ổn định lớp

2Kiểm tra bài cũ:


Vì sao phảỉ rèn luyện tính năng động, sáng tạo ? Để rèn luyện đức tính đó cần phải làm gì?

- Gọi lần lượt 2 HS lên bảng.

- Lớp nhận xét, GV chốt và cho điểm.

3. Bài mới”

Hoạt động. Khởi động(1’)

* Giới thiệu bài:
Chúng ta đã tìm hiểu nội dung và ý nghĩa của tính năng động sáng tạo trong cuộc sống. Có thể nói, năng động, sáng tạo giúp cho con người làm việc đạt kết quả tốt. Bài hôm nay sẽ giúp chúng ta hiểu thêm những yêu cầu đối với người lao động trong thời kì CNH-HĐH là làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả.

Hoạt động. Hình thành kiến thức mới (23’)

Hoạt động 1: Tìm hiểu phần dặt vấn đề
- GV cho HS đọc truyện.
? Em có nhận xét gì về việc làm của Giáo sư Lê Thế Trung?


GV: Hãy tìm những chi tiết trong chuyện chứng tỏ Giáo sư Lê Thế Trung là ngừơi làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả?

? Việc làm của ông được nhà nước ghi nhận như thế nào? Em học tập được gì ở Giáo sư Lê Thế Trung?
GV chốt ý.

Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung bài học


? Vậy thế nào là làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả?


?Ý nghĩa của làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả là gì?

Hoạt động 3: Liên hệ thực tế.
Gv chia Hs thành các nhóm thảo luận:
N1: Nêu biểu hiện của làm việc có năng suất chất lượng hiệu quả trong gia đình.
N2: Nêu biểu hiện của làm việc có năng suất chất lượng hiệu quả trong nhà trường.
N3: Nêu biểu hiện của làm việc có năng suất chất lượng hiệu quả trong công tác lao động nói chung.
- HS trao đổi, trả lời.
- Lớp bổ sung, nhận xét.
- GV ghi ý kiến, nhận xét, bổ sung.
I. Đặt vấn đề:

-Là người có ý chí quyết tâm cao, có sức làm việc phi thường, có ý thức trách nhiệm trong công việc, luôn say mê sáng tạo trong công việc.
-Hs : Tốt nghiệp xuất sắc ở LX...
- Nghiên cứu thành công nhiều loại thuốc và nhiều phương pháp chữa trị...
- Chế ra thuốc bỏng B76...
Hs : + Được Đảng, Nhà nước tặng nhiều danh hiệu cao quý.
+ Bài học: Học tập tinh thần, ý chí vươn lên của Giáo sư Lê Thế Trung. Tinh thần học tập và sự say mê nghiên cứu khoa học là tấm gương sáng để mọi người noi theo.
II. Nội dung bài học:
1. Khái niệm:
Làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả là tạo ra được nhiều sản phẩm tốt, có giá trị cao cả về nội dung và hình thức trong một thời gian ngắn.
2. Ý nghĩa:
Góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cá nhân gia đình, xã hội.











2. Biểu hiện:


Năng suất, chất lượng, hiệu quả
Không năng suất, chất lượng hiệu quả
Gia đình- Làm kinh tế giỏi (chăn nuôi, trồng trọt, làm nghề thủ công...)
- Nuôi dạy con cái ngoan ngoãn, học giỏi.
- Học tập tốt, lao động tốt.
- Kết hợp học với hành.
- Ỷ lại, lười nhác, trông chờ vận may, bằng lòng với hiện tại.
- Làm giàu bằng con đường bất chính (buôn lậu...).
- Lười học, đua đòi, thích hưởng thụ.
Nhà trường- Thi đua dạy tốt, học tốt.
- Cải tiến phương pháp giảng dạy nâng cao chất lượng HS.
- Giáo dục ý thức trách nhiệm công dân.
- Chạy theo thành tích, điểm số.
- Cơ sở vật chất nghèo nàn.
- Học sinh lười học...
Lao động- Tinh thần lao động tự giác.
- Máy móc, kĩ thuật công nghệ hiện đại.
- Chất lượng hàng hoá, mẫu mã tốt, giá thành không phù hợp.
- Thái độ phục vụ khách hàng tốt.
- Làm bừa, làm ẩu.
- Chạy theo năng xuất.
- Chất lượng hàng hoá kém không tiêu thụ được.
- Làm hàng giả,hàng nhái nhập lậu.


? Tìm những gương tốt về lao động năng suất chất lượng hiệu quả?
- HS lấy ví dụ.
- GV nhận xét.
?Ý nghĩa của làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả là gì?
Hoạt động 3: Phân tích tình huống và đề ra biện pháp rèn luyện
- GV nêu tình huống: Hôm nay đến phiên Lâm và Hùng làm trực nhật lớp. Lâm đến lớp sớm, vừa làm vừa chơi, lại không đem theo khẩu trang chống bụi và không vẩy nước rước khi quét. Tùng đến sau, bảo Lâm: Sao cậu làm chậm thế, phải làm nhanh lên chứ! Tùng quét lấy quét để rất nhanh làm bụi bay mù mịt, nhưng bỏ sót nhiều chỗ không quét, giẻ lau không giặt sạch nên bảng đen trông lem nhem rất xấu.
Em tán thành cách làm của bạn nào?
Nếu em trực nhật, em sẽ làm thế nào?

- Hs: Không tán thành cả hai vì đó là cách làm không năng suất, chất lượng, hiệu quả.
- HS nêu cách làm của mình...
? Vậy trái với năng suất, chất lượng hiệu quả là gì ? Nêu ví dụ ?
- Trái năng suất, chất lượng, hiệu quả: Làm cầm chừng, không cố gắng, mất nhiều thời gian.
- Trì trệ, yếu kém, đói nghèo, không có khả năng hợp tác...
? Làm việc không có năng suất, chất lượng, hiệu quả dẫn đến hậu quả gì ?
? Để làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả mỗi người lao động phải làm gì

Hs trả lời.
Là học sinh, theo em việc học tập có cần có năng xuất chất lượng hiệu quả không ? Vì sao ?
?Là HS chúng ta phải làm thế nào để có năng suất chất lượng hiệu quả ?
VD:, ông ty gạch ốp lát Hà Nội, thép Việc Đức: giải Sao vàng Đất Việt.
Ông Nghĩa: nông dân tỉnh Long An.
Ông Nguyễn Cẩm Lũy: TP HCM


3. Phương hướng rèn luyện
Tích cực học tập, rèn luyện nâng cao tay nghề, nâng cao sức khoẻ, lao động một cách tự giác, có kỉ luật và luôn năng động sáng tạo.


- HS cần tự giác, chủ động, tích cực học tập, tìm ra phương pháp tối ưu để nâng cao chất lượng học tập.
Hoạt động Luyện tập ( 6’)

Bài tập 1
: GV cho HS đọc và xác định sau đó làm bài tập 1 - SGK.

GV chốt:

Hành vi (c), (e), (đ) thể hiện sự làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả. Bởi vì Hà, chị Thuỷ và anh Tân đã biết sắp xếp thời gian hợp lí để hoàn thành tcít công việc với kết quả cao nhất.

- Hành vi (a), (b), (d) không thể hiện sự làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả.

Bài tập 2: GV cho HS đọc và xác định sau đó làm bài tập 2 - SGK.

GV chốt:

Làm việc gì cũng cần phải có năng suất, chất lượng vì ngày nay, xã hội chúng ta không chỉ có nhu cầu về số lượng sản phẩm mà điều quan trọng là chất lượng của nó phải ngày càng được nâng cao (hình thức đẹp, độ bền cao, công dụng tốt...). Đó chính là hiệu quả của công việc.

- Nếu làm việc chỉ chú ý đến năng suất mà không quan tâm đến chất lượng, hiệu quả thì chúng ta có thể gây nên những tác hại xấu cho con người, môi trường và xã hội.

- Ví dụ: Khi quy định bắt buộc mọi người tham gia giao thông bằng phương tiện mô tô, xe gắn máy phải đội mũ bảo hiểm được ban hành, vì hám lời một số cơ sở sản xuất mũ bảo hiểm đã sản xuất ồ ạt, chất lượng mũ không đảm bảo, gây hậu quả không tốt cho người sử dụng...

Hoạt động :Vận dụng và mở rộng (2’)

- Kể về một lần em đã làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả.

Chuyển giao bài tập về nhà

- Yêu cầu HS nắm chắc nội dung bài học.Làm bài tập còn lại.

- ôn tập, chuẩn bị tiết sau tổng kết chủ đề

Từ nội dung chủ đề, mỗi tổ xây dựng tình huống, tiểu phẩm . Câu hỏi, dự kiến câu trả lời.



Ngày soạn:4/12/ 2020
Ngày dạy: 8/ 12/ 2020
Tiết 14: LÀM BÀI TẬP CỦNG CỐ CHỦ ĐỀ

I. MUC TIÊU

a. Kiến thức:


- Hiểu được thế nào là năng động, sáng tạo, làm việc hiệu quả

- Hiểu được ý nghĩa của sống năng động, sáng tạo, làm việc hiệu quả

- Biết cần làm gì để trở thành người năng động, sáng tạo, làm việc hiệu quả.

b. Kĩ năng:

- Năng động, sáng tạo trong học tập, lao động, Biết vận dụng phương pháp học tập để nâng cao kết quả học tập của bản thân.

- Kỹ năng giao tiếp thể hiện năng động, sáng tạo, làm việc hiệu quả

- Kỹ năng tư duy phê phán năng động, sáng tạo, làm việc hiệu quả

- Kỹ năng tìm kiếm và xử lý thông tin về các hành vi thể hiện năng động, sáng tạo, làm việc hiệu quả

- Kỹ năng xác định giá trị.

- Kỹ năng hợp tác.

c.Thái độ:

- Quý trọng những người sống năng động sáng tạo.

- Tích cực, chủ động và sáng tạo trong học tập, lao động và sinh hoạt hàng ngày.

d. Định hướng các năng lực hình thành

- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực tự giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng CNTT, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực giao tiếp.

- Năng lực riêng: Tự nhận thức, tự điều chỉnh hành vi của mình để năng động, sáng tạo

II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh

  • GV soạn giáo án, giao bài tập cho hs
  • HS ôn kiến thức chủ đề, thực hiện nhiệm vụ học tấp được giao
III.Tổ chức các hoạt động

1. Ổn định lớp

2 Kiểm tra bài cũ:

3. Bài mới”

Hoạt động 1: Khởi động


-Hs quan sát tranh, bảng phụ các tình huống

? Nhận xét về nội dung các bức tranh.

? Giải quyết các tình huống?

Gv chốtý,

Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới:





Hoạt động 1: GV hướng dẫn Hs ôn lại lý thuyết
Yêu cầu Hs nhắc lại một số kiến thức cơ bản

? Thế nào là năng động sáng tạo?





? Năng động, sáng tạo có ý nghĩa như thế nào trong học tập, lao động và cuộc sống?
-Gv giải thích, lấy ví dụ bổ sung.






? Thế nào là làm việc có năng suất, hiệu quả, chất lượng



? Làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả có ý nghĩa như thế nào?
I.Ôn lý thuyết.
a. Năng động, sáng tạo


- Năng động là tích cực chủ động, dám nghĩ, dám làm.
- Sáng tạo là say mê nghiên cứu tìm tòi để tạo ra giá trị mới về vật chất, tinh thần hoặc tìm ra cái mới, cách giải quyết mới. Không gò bó phụ thuộc vào cái cũ.

Ý nghĩa cuả năng động sáng tạo:
- Là phẩm chất cần thiết của người lao động.
giúp con người vượt qua khó khăn của hoàn cảnh, rút ngắn thời gian để đạt mục đích.
- Con người làm nên thành công, kì tích vẻ vang, mang lại niềm vinh dự cho bản thân, gia đình, đất nước .
b. Làm việc năng suất, chất lượng hiệu quả.
- Làm việc có năng suất chất lượng, hiệu quả là tạo ra được nhiều sản phẩm có giá trị cao về nội dung và hình thức trong một thời gian nhất định.
- Là yêu cầu cần thiết của người lao động tong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cá nhân, gia đình và xã hội.
Hoạt động3: Luyện tập củng cố, nâng cao:

GV tổ chức một số hoạt động để tổng kết chủ đề

GV chiếu bài tập trên máy chiếu:

Bài tập 1: Tái hiện kiến thức, phát triển năng lực, tư duy

Chọn phương án đúng trong các câu sau.


Trong thời gian nhanh nhất, học sinh nghe và giành quyền trả lời các câu hỏi do giáo viên đưa ra bằng cách giơ tay.

- Học sinh trả lời, các bạn trong lớp nhận xét, bổ sung, GV kết luận (Đ- S)


? Thế nào là năng động sáng tạo?

Câu 1: Sống chủ động, sáng tạo chỉ có thể có ở những người

A. Ham chơi, lười biếng

B. Ỷ lại vào người khác.

C. Không có ý chí vươn lên

D. Say mê tìm tòi, thích khám phá.

Câu 2: Câu tục ngữ: “Phải biết lấy mềm để thắng cứng. Lấy yếu để thắng mạnh” nói về người như thế nào?

A. Lười làm, ham chơi

B. Chỉ biết lợi cho mình

C. Biết sống chủ động, sáng tạo

D. Dám nghĩ, dám làm.

học tập chỉ cần chăm chỉ là đủ, không nhất thiết phải hoạt bát.

Câu 3: Câu nào dưới đây nói về tính năng động, sáng tạo?

A. Mồm miệng đỡ chân tay.

B. Năng nhặt chặt bị.

C. Dễ làm, khó bỏ.

D. Cái khó ló cái khôn.

Câu 4:
Ngày nay để làm việc đạt năng suất, chất lượng, hiệu quả chúng ta cần làm gì?

A. Áp dụng các thành tựu khoa học kĩ thuật tiến bộ vào trong sản xuất.

B. Sử dụng lao động chân tay thay lao động trí óc.

C. Sử dụng lao động trí óc thay lao động chân tay.

D. Cả A và C.



Bài tập 2: Hs thể hiện tài năng, rèn kỹ năng giao tiếp, hợp tác, năng lực tư duy


a.Thi giữa 3 tổ, tổ nào tìm được nhiều câu ca dao có nội dung nói về chủ đề thì tổ đó thắng.

Thời gian thi 3 phút

Gv làm trọng tài

Tổ nào thắng được một tràng pháo tay


Câu tục ngữ nào sau đây nói về năng động sáng tạo?

-Cái khó ló cái khôn.

-Học một biết mười.

-Miệng nói tay làm.

-Há miệng chờ sung .

-Siêng làm thì có, Siêng học thì hay.

-Non cao cũng có đường trèo

- Đường dẫu hiểm nghèo cũng có lối đi. ( ca dao)

- Học đi đôi với hành. ( Tục ngữ)

Gv : ? Em hãy cho biết biết nội dung, ý nghĩa của những câu tục ngữ (ca dao, danh ngôn) đó?

b. Phần thi hợp sức:

Giáo viên chiếu 3 bài tập tình huống.

Học sinh đọc.

- Giáo viên chia lớp thành 3 nhóm, mỗi nhóm thảo luận 1 tình huống (2 phút)

- Nhóm thắng cuộc là nhóm đưa ra câu trả lời nhanh nhất, chính xác nhất.

Tình huống 1:
Anh Nam đã tốt nghiệp đại học hơn một năm nhưng vẫn chưa đi làm có nhiều công ty tuyển dụng tiếp nhận nhưng anh đã từ chối chỉ vì lương thấp, công ty nhỏ không có tên tuổi, “nhìn không hoành tráng”…

- Em có nhận xét gì về thái độ với công việc của anh Nam?

Tình huống 2: Lớp 9B có cuộc giao hữu bóng đá với lớp 9A. Các bạn lớp 9B chỉ làm theo hướng dẫn, chỉ bảo của đội trưởng nên đã thua lớp 9A.

- Nguyên nhân nào khiến lớp 9B thua

lớp 9A?


Tình huống 3:


Hưng được các bạn trong lớp mệnh danh là “Sách giáo khoa” vì bài nào Hưng cũng học thuộc lòng sách giáo khoa, hễ ai hỏi là Hưng có thể đọc một mạch từ đầu đến cuối bài. Hưng rất chăm học, cứ đến giờ tự học ở nhà là Hưng tự ngồi vào bàn học, bố mẹ không cần phải nhắc nhở, thúc giục. Tuy nhiên, đôi khi cô giáo hỏi về một nội dung kiến thức nào đó ngoài sách giáo khoa thì Hưng lại không trả lời được hoặc trả lời không chính xác, vì vậy kết quả học tập của Hưng không cao.

- Theo em, vì sao kết quả học tập của Hưng không cao?

HS thảo luận: 2 phút

- Các nhóm thảo luận.

- Đại diện mỗi nhóm trình bày kết quả, nhóm khác nhận xét.

- Giáo viên nhận xét, chiếu đáp án.

Tình huống 1:

- Anh Nam không năng động

Tình huống 2:

Các bạn lớp 9B thiếu sáng tạo khi chơi đá bóng.

Tình huống 3:

Phương pháp học tập không phù hợp, thiếu sáng tạo.

- Từ phần tìm hiểu trên em hãy cho biết nếu không năng động, sáng tạo trong học tập, trong lao động, vui chơi giải trí sẽ kết quả sẽ như thế nào?

Kết quả không cao, không đảm bảo yêu cầu.

- Từ tấm gương trên, em hãy cho biết năng động, sáng tạo trong học tập, trong lao động đã đem lại lợi ích gì?



Bài tập3:Hs thể hiện sáng tạo: rèn kỹ năng giao tiếp, hợp tác nhóm, năng lực tư duy ( Trình bày dự án hoạt tập đã chuẩn bị theo nhóm )

  • Xây dựng 1 hoạt cảnh có nội dung trong chủ đề - Diễn hoạt cảnh
  • TRưng bày sản phẩm- tranh vẽ; thuyết trình nội dung bức tranh
HS thực hiện nhiệm vụ.

Gv đánh giá, cho điểm khen thưởng



Hoạt động 4. Vận dụng và mở rộng:
(4 phút)

- Nếu có một tình huống không may xảy ra đó là bố mẹ đi vắng, em của em bị ốm, sốt cao thì em sẽ làm gì?

HS nêu

? Nếu chẳng may em bị lạc vào rừng sâu không có thiết bị nào để liên lạc với mị người, em sẽ làm gì?

Hs nêu


GV: Chắc chắn là không bạn nào để kệ em của mình mà sẽ tìm mọi cách để chữa trị cho em (gọi điện cho bố mẹ, gọi người thân, đắp lá mát cho em....) Hay cứ nằm một chỗ chờ chết hoặc ngồi yên chờ ai đó sẽ tìm ra mình mà em tìm mọi cách để tồn tại và thoát ra khỏi nơi nguy hiểm kia. Đó là các em đã năng động trong việc xử lí tình huống mà chúng ta thường gặp trong cuộc sống hàng ngày



Chuyển giao nhiệm vụ về nhà:

- Trình bày ý tưởng và hoàn thiện một sản phẩm đồ chơi (dụng cụ học tập, vật trang trí nhà cửa, đồ dùng cho gia đình...) từ phế liệu của gia đình em.

( Nộp bài vào tiết GDCD tuần sau).

Chuẩn bị tiết hoạt động ngoại khóa.

Tìm hiểu những tấm gương tiêu biểu về năng động, sáng tạo, những tấm gương về anh hùng trong lao động và học tập.

Viết bài văn ngắn với nội dung: lý tưởng sống của thanh thiếu niên hiện nay.

















Ngày soạn: 18/ 12/ 2020
Ngày dạy: 22 / 12/ 2020
Tiết 16:THỰC HÀNH, NGOẠI KHOÁ:

TÌM HIỂU VỀ LÍ TƯỞNG SỐNG CỦA THANH NIÊN

TRONG GIAI ĐOẠN MỚI

I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức:


Tìm hiểu lí tưởng sống của TN trong hai giai đoạn khác nhau.

2. Kĩ năng:

Phân tích được những biểu hiện trong lí tưởng sống của TN.

3. Thái độ

Bồi dưỡng tình cảm yêu quê hương đất nước.

4. Năng lực hình thành cho học sinh:

- Chung: Tự học, giải quyết vấn đề, sáng tạo, giao tiếp, hợp tác

- Riêng: Tự nhận thức, tự điều chỉnh hành vi của mình để sống có lí tưởng

II. Các kĩ năng sống cơ bản

Sống có lí tưởng, có ước mơ, hoài bão

III. Phương pháp, kĩ thuật dạy học:

Nghiên cứu trường hợp điển hình; thảo luận nhóm, đàm thoại.

IV. Chuẩn bị:

Hs sưu tầm những câu chuyện về lí tưởng sống của TN trong thời chiến tranh và những doanh nhân thành đạt trong thời kì đổi mới.

V. Tiến trình dạy học

1. Ổn định lớp:(1’)

2. Kiểm tra:(3’)

Hs báo cáo nhiệm vụ học tập nhóm

3. Bài mới:(36’)

Gv giới thiệu bài:

GV giới thiệu bài:(1p)

Trong bức thư gửi HS nhân ngày khai trường (9/1945), Hồ Chủ Tịch viết "Non sông VN có trở lên vẻ vang hay không, dân tộc VN có bước tới đài vinh quang để sánh với các cường quốc năm châu được hay không, chính nhờ một phần lớn ở công học tập của các cháu".

? Câu nói trên có vấn đề gì thuộc về lí tưởng hay không?

? Học tập có là một nội dung của lí tưởng không?



Hoạt động 1: Liên hệ thực tế về lí tưởng qua mỗi thời kì lịch sử.(15p)​

Mục tiêu: Nghiên cứu trường hợp điển hình vê lý tưởng sống của thanh niên qua các thời kì lịch sử.

GV: Nêu ý kiến của em về các tình huống sau:
+ Bạn Nam tích cực tham gia diễn đàn với chủ đề "Lí tưởng thanh niên, học sinh ngày nay".
+ Bạn Thắng cho rằng: Học sinh lớp 9 còn quá nhỏ để bàn về lí tưởng, nên bạn đã bỏ về đi chơi.
GV nhận xét.

+? Nêu ví dụ về những tấm gương tiêu biểu của lịch sử về lí tưởng sống mà họ đã chọn và phấn đấu?
























GV : Trong giai đoạn hiện nay nhiều thanh niên ăn chơi đua đòi, thích hưởng thụ, nghiện điện tử, ...Em có suy nghĩ như thế nào về những biểu hiện ấy.





- Trả lời cá nhân.
- Cả lớp trao đổi.

- Ý kiến đúng: Nam.
- Ý kiến sai: Thắng.
1. Lý Tự Trọng: yêu nước, hi sinh vì lý tưởng: "con đường của thanh niên chỉ có thể là con đường cách mạng và không thể là con đường nào khác"
2. Nguyễn Văn Trỗi: người con của miền Nam yêu dấu trong thời kỳ chống Mỹ. Anh ngã xuống trước họng súng của kẻ thù; trước khi mất, anh hô to: Bác Hồ muôn năm!
3. Chị Mạc Thị Bưởi: Chuyển thư từ tài liệu bí mật qua sông Kinh Thầy.
4. Chị Võ Thị Sáu:
Người con gái trẻ măng.
Giặc đem ra bãi bắn.
Đi giữa hai hàng lính.
Vẫn ung dung mỉm cười
5. Anh Lê Văn Tám (cây đuốc sống), anh Tô Vĩnh Diện (lấy thân mình lấp lỗ châu mai)....
6. Chị Ngô Thị Thương: Sáng tạo ra cách bắn may bay tầm thấp bằng súng trường
7. Liệt sỹ - CAND: Nguyễn Văn Thịnh- Quảng Ninh, Lê Thanh Á - Hải Phòng hy sinh vì sự bình yên của nhân dân
8. Bác Hồ: Tôi chỉ có một ham muốn. Ham muốn đến tột bậc là nước nhà được độc lập, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành


Hoạt động 2: Rèn luyện về lí tưởng sống.(20p)​

Mục tiêu: Tổ chức trò chơi, thảo luận hs rèn luyện được lí tưởng sống

- GV tổ chức trò chơi đóng vai.
- GV đưa ra 2 tình huống sau:
+ Tình huống 1: một anh thanh niên chuẩn bị lên đường nhập ngũ.
+ Tình huống 2: một anh thanh niên tìm mọi cách để chốn tránh nghĩa vụ quân sự.
- GV đánh giá, kết luận.
- GV tiếp tục đưa ra nội dung thảo luận: Lí tưởng sống của thanh niên trong thời kì đổi mới đất nước
Nhóm 1: ý nghĩa của lí tưởng sống.
Nhóm 2: lí tưởng sống của thanh niên hiện nay.
? Lí tưởng sống của em là gì?Vì sao em xác định như vây?


- HS tự xây dựng kịch bản và đóng vai, thời gian chuẩn bị là 5 phút.
- Các nhóm thể hiện tiểu phẩm của mình.
- HS cả lớp nhận xét, bổ sung.


Các nhóm thảo luận và đưa ra kết quả. Giáo viên nhận xét, kết luận
4. Củng cố : (3p)

Vì sao trong cuộc sống cần phải có lí tưởng.

5. Hướng dẫn về nhà.(2p)

- Học kĩ các bài đã học, chuẩn bị tiết ôn tập.

- Tìm hiểu và báo cáo tình hình thực tế thực hiện ở địa phương qua nội dung các bài đã học.











































Ngày soạn:25/ 12/2020

Ngày dạy: 29 / 12/ 2020



TIẾT 17: ÔN TẬP HỌC KÌ I

I. Mục tiêu bài học:

1. Về kiến thức:
HS nhớ lại, khắc sâu những kiến thức đã học và áp dụng, những nội dung kiến thức, các tình huống vào trong thực tế.

2. Về kỹ năng:Rèn kĩ năng học bài và tái hiện kiến thức đã học.

3. Về thái độ:Giáo dục tinh thần học tập và lòng yêu thích bộ môn.

4. Năng lực hình thành cần hình thành cho học sinh:

- Chung: Tự học, giải quyết vấn đề, sáng tạo, giao tiếp, hợp tác

- Riêng: Tự nhận thức, tự điều chỉnh hành vi của mình, tự chịu trách nhiệm và thực hiện trách nhiệm công dân với cộng đồng, đất nước.

II. Các kĩ năng sống cơ bản.

III. Phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng:


Nêu vấn đề, đàm thoại và động não.

IV. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh

- GV: SGK, SGV. Những tình huống, ví dụ về các chuẩn mực đã học. Hệ thống câu hỏi ôn tập

- HS: chuẩn bị SGK, vở ghi, đồ dùng học tập, chuẩn bị đề cương ôn tập ở nhà.

V. Tiến trình dạy học

1 Ổn định lớp

2 Kiểm tra bài cũ
.

Kết hợp trong quá trình ôn tập.

Hoạt động khởi động

Gv giới thiệu bài: Gọi một học sinh kể các chuẩn mực đạo đức đã học trong học kì I

Hs trả lời, gv vào bài.

Hoạt động ôn tập (25’)

Hoạt động 1. Ôn tập các kiến thức cơ bản

Mục tiêu: Nêu vấn đề giúp hs ôn tập những nội dung kiến thức đã học.

? Thế nào là chí công vô tư? Biểu hiện của nó?

? Chí công vô tư có tác dụng gì?
? Hãy lấy ví dụ về một tấm gương chí công vô tư mà em biết?
?Tự chủ là gì? Tự chủ có ý nghĩa gì với cuộc sống của con người?
? Em tự nhân thấy mình đã có sự tự chủ chưa? Hãy nêu biện pháp rèn luyện?
? Dân chủ và kỉ luật là gì? Hãy lấy ví dụ về việc thực hiện dân chủ và kỉ luật trong cuộc sống?Nêu tác dụng của nó?




? Bảo vệ hoà bình là gì? Nêu các biện pháp nhằm bảo vệ hoà bình?



? Tình hữu nghị thân thiện giữa các dân tộc trên thế giới là gì?
? Xây dựng tình hữu nghị thân thiện giữa các dân tộc trên thế giới có tác dụng gì?

? Hợp tác là gì ?Nguyên tắc của hợp tác?
? Để hợp tác tốt người HS cần phải làm gì?


? Truyền thống tốt đẹp của dân tộc là gì ? Lấy ví dụ về 5 truyền thống tốt đẹp của dân tộc ?
?
- Chí công vô tư thể hiện ở sự công bằng, không thiên vị, giải quyết công việc theo lẽ phải, vì lợi ích chung.
- Người có chí công vô tư sẽ được mọi người tin cậy và kính trọng.

- Tự chủ là làm chủ bản thân, làm chủ suy nghĩa, tình cảm và hành vi của mình.
- Tự chủ giúp chúng ta đứng vững trước tình huống khó khăn.
- Dân chủ là là làm chủ công việc của tập thể, mọi người cùng được tham gia bàn bạc, góp ý kiến...
- Kỉ luật là tuân theo những quy định chung của cộng đồng...
- Thực hiện tốt dân chủ và kỉ luật sẽ tạo ra sự thống nhất cao.
- Bảo vệ hoà bình là giữ gìn cuộc sống bình yên, dùng thương lượng, đàm phán để giải quyết công việc.
- Để bảo vệ hoà bình cần xây dựng mối quan hệ bình đẳng, thân thiện...
- Tình hữu nghị thân thiện giữa các dân tộc
trên thế giới là quan hệ bạn bè thân thiện giữa nước này với nước khác.
- Quan hệ hữu nghị tạo cơ hội và điều kiện để các nước, các dân tộc cùng hợp tác phát triển...
- Hợp tác là cùng chung sức làm việc, giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau.
- Hợp tác trên cơ sở bình đẳng, hai bên cùng có lợi.
- HS cần rèn luyện tinh thần hợp tác với bạn bề xung quanh...
- Truyền thống tốt đẹp của dân tộc là những giá trị tinh thần hinh thành trong quá trình lịch sử lâu dài được lưu truyền từ đời này sang đời khác.
- Cần tự hào, giữ gìn, phát huy...
Hoạt động luyện tập (15’)

1. Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc có ý nghĩa gì ? Hãy nêu một số truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam ? Kể một việc làm cụ thể của bản thân hoặc người khác mà em biết thể hiện việc kế thừa và phát huy thống tốt đẹp của dân tộc

2. Cho tình huống: An thường tâm sự với các bạn: “Nói đến truyền thống của dân tộc Việt Nam, mình có mặc cảm như thế nào ấy. So với thế giới, nước mình còn lạc hậu lắm. Ngoài truyền thống đánh giặc ra, dân tộc ta có truyền thống nào đáng tự hào đâu?”

a) Em có đồng ý với ý kiến của bạn An không? Vì sao?

b) Nếu em là bạn của bạn An, em sẽ nói gì với bạn An?

ọc sinh cần rèn luyện như thế nào?

Bài 2

Câu 1( 2điểm)
Hiện tượng vi phạm nội quy của học sinh hiện nay vẫn còn xảy ra ở nhiều lớp.

a,Theo em, những nguyên nhân nào dẫn tới hiện tượng này?

b, Em hãy đề xuất biện pháp khắc phục hiện tượng trên?

Câu 2 (2 điểm)

Cho tình huống sau:An thường tâm sự với các bạn: "Nói đến truyền thống của dân tộc Việt Nam, mình có mặc cảm thế nào ấy. So với thế giới, nước mình còn lạc hậu lắm. Ngoài truyền thống đánh giặc ra, dân tộc ta có truyền thống nào đáng tự hào đâu?"

Em có đồng ý với An không? Vì sao? Em sẽ nói gì với An?

Câu 3 (2 điểm)

Hãy nêu 4 việc làm biết kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc và 4 việc làm không biết kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc?

Câu 4 (2 điểm)

Theo em, tính tự chủ thể hiện như thế nào ? Vì sao con người cần phải biết tự chủ?

-----------------------Hết-----------------

1-TL​
Hiện tượng vi phạm nội quy của học sinh hiện nay vẫn còn xảy ra ở nhiều lớp.
a, Những nguyên nhân dẫn tới hiện tượng này là do:
- Ý thức chấp hành kỉ luật của một số học sinh đó còn chưa tốt, chưa tự giác chấp hành kỉ luật của trường, lớp.
- Các bạn học sinh đó chưa rèn tính tự chủ, chưa làm chủ được hành vi, tình cảm của mình và chưa điều chỉnh được hành vi suy nghĩ của mình.
b, Biện pháp khắc phục hiện tượng trên:
- Tự giác chấp hành kỉ luật của trường, lớp, cần rèn luyện tính kỉ luật.
- Rèn tính tự chủ, làm chủ được hành vi, tình cảm của mình và chưa điều chỉnh được hành vi suy nghĩ của mình trong mọi hoàn cảnh.
2-TL
- Không đồng ý với ý kiến của An.Vì: An đã không hiểu về truyền thống của dân tộc và không biết kế thừa, phát huy các truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
- Nói với An: Dân tộc Việt Nam phải trải qua nhiều năm chiến tranh nên còn nghèo về kinh tế nhưng có rất nhiều truyền thống tốt đẹp (bất khuất chống ngoại xâm, hiếu học, cần cù, các truyền thống văn hóa...
-Khuyên An hãy tìm hiểu và biết giữ gìn, phát huy các truyền thống tốt đẹp này.




3​
+4 việc kế thừa:
-Đọc các tài liệu về các phong tục, tập quán của dân tộc.
-Tìm hiểu lịch sử đấu tranh của dân tộc.
-Xem phim, kịch của Việt Nam.
-Giới thiệu với du khách nước ngoài về đất nước Việt Nam.
+4 việc không kế thừa:
-Chê bai những người ăn mặc theo phong cách dân tộc.
-Không thích xem phim , kịch Việt Nam.
-Phá hoại các đền chùa .
-Không tìm hiểu về lịch sử dân tộc...



4​
+ Tính tự chủ thể hiện:
- Luôn có thái độ bình tĩnh, tự tin, ôn tồn, nhã nhặn trong giao tiếp.
Hành vi lễ độ, lịch sự, đúng mực.
+ Vì: tự chủ là một đức tính quý giá. Nhờ tự chủ mà con người biết sống một cách đúng đắn và biết cư xử có đạo đức, văn hóa. Giúp con người đứng vững trước những tình huống khó khăn và thử thách, cám dỗ.




II. Đề bài

Câu 1 (1 điểm)

Những hành vi dưới đây nói về tính tự chủ là đúng hay sai? Đánh dấu X vào ô trương ứng.

Hành vi​
Đúng​
Sai​
A. Luôn biết kiềm chế những ham muốn của bản thân.
B. Nóng nảy, vội vã trong hành động.
C. Ôn hòa, từ tốn trong giao tiếp với người khác.
D. Luôn hành động theo ý mình.
Câu 2 (1 điểm)

Điền vào chỗ chấm những từ hoặc cụm từ còn thiếu để làm rõ thế nào là truyền thống tốt đẹp của dân tộc:

Truyền thống tốt đẹp của dân tộc là những (1)...................................(như tư tưởng, đức tính, lối sống, cách ứng xử tốt đẹp) (2)..........................trong quá trình (3)....................................lâu dài của dân tộc, được (4)......................từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Câu 3 (2 điểm)

Cho tình huống: Cuối học kì, Dũng bàn: Muốn ôn tập đỡ vất vả, cần chia ra mỗi người làm đáp án ôn tập một môn, rồi mang đến trao đổi cho nhau. Làm như vậy, khi cô giáo kiểm tra ai cũng có đủ đáp án. Nghe vậy, nhiều bạn khen đó là cách hay, đỡ vất vả trong học tập mà còn thể hiện được tinh thần hợp tác rất hiệu quả.

a,Em có tán thành cách làm của Dũng và các bạn không? Vì sao?

b, Nếu là bạn cùng lớp, em có thể nói gì với các bạn và Dũng?

Câu 4 (2 điểm)

Hãy nêu 4 việc làm biểu hiện lòng yêu hòa bình và 4 việc làm trái với việc bảo vệ hòa bình?

Câu 5 (2 điểm)

Theo em, tính tự chủ thể hiện như thế nào? Vì sao con người cần phải biết tự chủ?​

Câu 6( 2điểm)Hiện tượng vi phạm nội quy của học sinh hiện nay vẫn còn xảy ra ở nhiều lớp.

a,Theo em, những nguyên nhân nào dẫn tới hiện tượng này?

B, Em hãy đề xuất biện pháp khắc phục hiện tượng trên?

-----------------------Hết-----------------

Đáp án:

Câu​
Phần​
Nội dung​
1​
Đánh dấu đúng mỗi câu 0,25 điểm
-Đúng: A,C
-Sai: B,D

2​
Các từ, cụm từ cần điền là:
(1) giá trị tinh thần
(2) hình thành
(3) lịch sử
(4) truyền



3​
a. Không tán thành với cách làm đó của Dũng vì việc làm của Dũng tưởng như tiết kiệm được thời gian,thể hiện tinh thần hợp tác không phù hợp .Mục đích của cô giáo yêu cầu mỗi người tự làm đáp án từng môn nhằm để người học tự nghiên cứu, tự học qua đó người làm đáp án sẽ hiểu rõ bài học hơn.
b, Nếu là bạn cùng lớp cần phân tích cho các bạn và Dũng hiểu đúng nghĩa của hợp tác và khuyên các bạn tự làm đáp án để hiểu bài học hơn.



4​
+4 việc làm thể hiện lòng yêu hòa bình:
-Giao lưu với thanh thiếu niên quốc tế.
-Ủng hộ trẻ em các vùng có chiến tranh.
-Tôn trọng nền văn hóa các dân tộc, các quốc gia.
-Biết lắng nghe người khác.
+4 việc làm trái với bảo vệ hòa bình:
-Dùng vũ lực để giải quyết các mâu thuẫn cá nhân.
-Phân biệt, đối xử giữa các dân tộc.
-Không thích tham gia các hoạt động giao lưu quốc tế.
-Không tôn trọng nền văn hóa của nước khác.


5​
+ Tính tự chủ thể hiện:
Luôn có thái độ bình tĩnh, tự tin, ôn tồn, nhã nhặn trong giao tiếp.
Hành vi lễ độ, lịch sự, đúng mực.
+ Vì: tự chủ là một đức tính quý giá. Nhờ tự chủ mà con người biết sống một cách đúng đắn và biết cư xử có đạo đức, văn hóa. Giúp con người đứng vững trước những tình huống khó khăn và thử thách, cám dỗ.
6​
Hiện tượng vi phạm nội quy của học sinh hiện nay vẫn còn xảy ra ở nhiều lớp.
a, Những nguyên nhân dẫn tới hiện tượng này là do:
- Ý thức chấp hành kỉ luật của một số học sinh đó còn chưa tốt, chưa tự giác chấp hành kỉ luật của trường, lớp.
- Các bạn học sinh đó chưa rèn tính tự chủ, chưa làm chủ được hành vi, tình cảm của mình và chưa điều chỉnh được hành vi suy nghĩ của mình.
b, Biện pháp khắc phục hiện tượng trên:
- Tự giác chấp hành kỉ luật của trường, lớp, cần rèn luyện tính kỉ luật.
- Rèn tính tự chủ, làm chủ được hành vi, tình cảm của mình và chưa điều chỉnh được hành vi suy nghĩ của mình trong mọi hoàn cảnh.
4. Củng cố (2’)

GV thu bài; nhận xét ý thức làm bài của HS.

5. Hướng dẫn về nhà (1’)

- Chuẩn bài: Góp phần xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư.

- Tìm hiểu các nếp sống, phong tục tập quán ở cộng đồng dân cư.

------------------------------------------

Bài tập về nhà

1. Vì sao nói trong bối cảnh quốc tế hiện nay, hợp tác cùng phát triển là một yêu cầu tất yếu ?

2.Bạn Lan lớp 9C trường THCS là cán bộ lớp học giỏi, nhiệt tình trong các hoạt động của lớp, của trường. Vì vậy, Lan được đại đa số các bạn trong lớp bầu đi dự Đại hội Đại biểu học sinh ưu tú. Nhưng có một số bạn không tán thành vì bạn Lan hay phê bình thẳng thắn các bạn đó mỗi khi các bạn có việc làm sai trái.

Em có đồng tình với đại đa số các bạn trong lớp đó không ? Tại sao ? Nếu là một thành viên trong lớp đó, em sẽ làm gì ?



4Hîp t¸c lµ mét ®ßi hái tÊt yÕu v× :
+ Kh«ng mét quèc gia riªng lÎ nµo cã thÓ gi¶i quyÕt ®îc vÊn ®Ò mang t×nh toµn cÇu (« nhiÔm m«i trêng ; n¹n khñng bè ;).
+ Tranh thñ sù ñng hé vÒ KHKT, kinh tÕ.
+ Chèng chiÕn tranh.
6-TL​
Hiện tượng vi phạm nội quy của học sinh hiện nay vẫn còn xảy ra ở nhiều lớp.
a, Những nguyên nhân dẫn tới hiện tượng này là do:
- Ý thức chấp hành kỉ luật của một số học sinh đó còn chưa tốt, chưa tự giác chấp hành kỉ luật của trường, lớp.
- Các bạn học sinh đó chưa rèn tính tự chủ, chưa làm chủđược hành vi, tình cảm của mình và chưa điều chỉnh được hành vi suy nghĩ của mình.
b, Biện pháp khắc phục hiện tượng trên:
- Tự giác chấp hành kỉ luật của trường, lớp, cần rèn luyện tính kỉ luật.
- Rèn tính tự chủ, làm chủđược hành vi, tình cảm của mình và chưa điều chỉnh được hành vi suy nghĩ của mình trong mọi hoàn cảnh.


4. Vận dụng và mở rộng (2’)

- Học kĩ các bài đã học

- Vận dụng kiến thức đã học vào thực hành trong cuộc sống.

- Chuẩn bị kiểm tra học kì I.








Ngày soạn: 2 / 1/2021
Ngày dạy: 5 / 1/ 2021




Tiết 18 : KIỂM TRA HỌC KỲ I



I. Môc đích kiểm tra:

1. Kiến thức:


Giúp hs tổng hợp lại hệ thống kiến thức đã học, bổ sung những kiến thức cần thiết trong thực tế cuộc sống.

2. Thái độ:

Có ý thức tốt trong việc rèn luyện và học tập bộ môn, đặc biệt sưu tầm kiến thức có liên quan trong thực tế.

3. Kĩ năng:

- Rèn kĩ năng làm bài, liên hệ thực tế cuộc sống.

- KÜ n¨ng sèng : BiÕt phª ph¸n nh÷ng hµn/h vi thiÕu tù gi¸c, tÝch cùc trong kiÓm tra.

4. Năng lực hình thành cho học sinh:

Tự học, sáng tạo…

II. Các kĩ năng sống cơ bản.

Biết phê phán những hành vi thiếu tự giác, tích cực trong kiểm tra.

III. Phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng:

IV. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh


- GV: Đề bài, hướng dẫn chấm.

- HS: đồ dùng học tập

V. C¸c ho¹t ®éng d¹y - häc

1.Ổn định

2.Kiểm tra




I. Ma trận:

Nội dungNhận biếtThông hiểuVận dụngVận dụng caoTổng điểm
Chí công vô tưBiết thế nào là chí công vô tưHiểu được những biểu hiện của chí công vô tư; chưa chí công vô tư trong cuộc sốngNhận xét, đánh giá được những hành vi, việc làm thể hiện chí công vô tư và chưa chí công vô tư.
Số câu:
Số điểm:
Tỉ lệ:
1
0,33
0,33%
2
0,66
0,66%
1
0,33
0,33%
4
1,32
10,32%
Tự chủBiết thế nào là tự chủHiểu được những biểu hiện và ý nghĩa của tự chủĐánh giá được hành vi, biểu hiện thể hiện tự chủ và thiếu tự chủ.
Số câu:
Số điểm:
Tỉ lệ:
1
0,33
0,33%
2
0,66
0,66%
1
0,33
0,33%
4
1,32
10,32%
Dân chủ và kỉ luậtBiết thế nào là dân chủ
- Thế nào là kỉ luật
Phân biệt được những hành vi thiếu dân chủ, kỉ luật với hành vi thể hiện thiếu tính dân chủ, kỉ luật.Nêu được kế hoạch làm việc có dân chủ, lỷ luật.Biết ủng hộ những hành vi thể hiện dân chủ; bản thân có ý thức trong thực hiện dân chủ và kỉ luật.
Số câu:
Số điểm:
Tỉ lệ:
1
0,33
0,33%
2
0,66
0,66%
1
0,33
0,33%
1
0,33
0,33%
5
1,65
10,65%
Bảo vệ hòa bình-Biết được khái niệm hòa bình
- Biết được ý nghĩa của hòa bình trong cuộc sống nhân loại
Xác định được những việc làm thể hiện bảo vệ hòa bình; hiểu được vì sao phải bảo vệ hòa bình.Biết đánh giá những hành vi bảo vệ hòa bình; lên án nhẽng hành vi chống lại hòa bình.
Số câu:
Số điểm:
Tỉ lệ:
1
0,33
0,33%
1
0,33
0,33%
1
0,33
0,33%
3
0,99
0,99%
Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới Biết được thế nào là tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giớiPhân biệt được những việc làm thể hiện tình hữu nghị .
Số câu:
Số điểm:
Tỉ lệ:
1
0,33
0,33%
1
0,33
0,33%
2
0,66
0,66%
Hợp tác cùng phát triểnBiết được hợp tác cùng phát triển phải dựa trên cơ sở nào.Hiểu được hợp tác đem lại ý nghĩa như thế nào cho cuộc sống.Đồng tình, ủng hộ những việc làm thể hiện hợp tác.
Số câu:
Số điểm:
Tỉ lệ:
1
0,33
0,33%
1
0,33
0,33%
1
0,33
0,33%
3
0,99
0,99%
Kế thừa và phát huy truyền thống cao đẹp của dân tộc-Biết thế nào là truyền thống tốt đẹp của dân tộcHiểu được ý nghĩa của truyền thống;
Phân biệt được thái độ, hành vi thẻ hiện sự kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc
Nhận xét, đánh giá được những hành vi, việc làm thể hiện sự kế và phát huy truyền thống cao đẹp của dân tộc.
Số câu:
Số điểm:
Tỉ lệ:
1
0,33
0,33%
1
0,33
0,33%
1
0,33
0,33%
3
0,99
0,99%
Năng động, sáng tạoBiết thế nào là sáng tạo; ý nghĩa của năng động, sáng tạo trong cuộc sống.-Phân biệt được biểu hiện năng động, sáng tạo và chưa năng động, sáng tạo.
-Hiểu được ý nghĩa của năng động, sáng tạo trong cuộc sống
Đánh giá được những việc làm, hành vi thể hiện năng động, sáng tạo.
Số câu:
Số điểm:
Tỉ lệ:
1
0,33
0,33%
1
0,33
0,33%
1
0,33
0,33%
3
0,99
0,99%
Làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả.Biết thế nào là làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả.-Hiểu được ý nghĩa của làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả.
-Xác đinh được đâu là biểu hiện của làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả.
Có ý thức sáng tạo trong cách nghĩ, cách làm của bản thân.
Số câu:
Số điểm:
Tỉ lệ:
1
0,33
0,33%
1
0,33
0,33%
1
0,33
0,33%
1
0,33
0,33%
4
1,32
10,32%
Tổng
Số câu:
Số điểm:
Tỉ lệ:

9
2,97
29,7%

12
3,96
39,6%

6
1,98
19,8%

3
9,9
9,9%

30
9,9
99,9%


II.Đề bài

(HS trả lời bằng cách khoanh tròn vào chữ cái ở đầu mỗi đáp án đúng nhất trong mỗi câu.)

Câu 1: Chí công vô tư là


A. giải quyết công việc theo lẽ phải. B. giải quyết công việc theo cảm tính.

C. giải quyết công việc theo số đông. D. giải quyết công việc theo tình cảm.

Câu 2: Tự chủ là

A. làm chủ bản thân. B. biết cư xử có đạo đức.

C. làm chủ được tình cảm. D. tự điều chỉnh hành vi của mình.

Câu 3: Tuân theo những quy định chung của cộng đồng hoặc của một tổ chức xã hội được gọi là

A. dân chủ. B. kỉ luật. C. tự chủ. D. pháp luật.

Câu 4: Hành vi thể hiện lòng yêu hòa bình là

A. sẵn sàng gây gổ với bất kì ai mình không thích.

B. không tiếp chuyện với người lạ khi họ có điều muốn hỏi.

C. phân biệt đối xử giữa các dân tộc, tôn giáo khác nhau.

D. ứng xử thân thiện với người nước ngoài đến Việt Nam.

Câu 5: Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới là

A. các nước, các dân tộc cùng hợp tác phát triển.

B. quan hệ thân thiện giữa nước này với nước khác.

C. tránh gây mâu thuẫn, căng thẳng giữa các nước.

D. các nước tôn trọng độc lập chủ quyền, lãnh thổ của nhau.

Câu 6: Hợp tác cùng phát triển là

A. cùng chung sức làm việc vì mục đích của một bên.

B. cùng chung sức làm việc nhưng không nên hỗ trợ lẫn nhau.

C. cùng chung sức làm việc, giúp đỡ nhau trong khó khăn.

D. cùng chung sức, giúp đỡ nhau làm việc vì mục đích chung.

Câu 7: Những giá trị tinh thần hình thành trong quá trình lịch sử của dân tộc, được truyền từ đời này sang đời khác, được gọi là

A. truyền thống. B. phong tục.

C. tư tưởng. D. tập quán.

Câu 8: Điều tốt đẹp mà năng động, sáng tạo đem lại cho cuộc sống của con người là

A. tích cực vận dụng những điều đã biết vào cuộc sống.

B. vượt qua hoàn cảnh để đạt mục đích nhanh chóng và tốt đẹp.

C. tìm ra cách giải quyết mới mà không bị gò bó, phụ thuộc.

D. phát hiện và xử lí các tình huống trong học tập, lao động.

Câu 9: Làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả là

A. tạo ra nhiều sản phẩm có giá trị cao trong thời gian nhất định.

B. tạo ra nhiều sản phẩm có giá trị cao về nội dung, hình thức trong thời gian nhất định.

C. tạo ra nhiều sản phẩm trong thời gian nhất định.

D. tạo ra nhiều sản phẩm có giá trị cao về hình thức trong thời gian nhất định.

Câu 10: Người chí công vô tư là người:

A. Luôn cố gắng phấn đấu vươn lên để làm giàu cho bản thân mình.

B. Luôn đặt lợi ích cá nhân lên trên lợi ích cộng đồng.

C. Luôn im lặng trước các hành động vụ lợi cá nhân.

D. Luôn giải quyết công việc theo lẽ phải, công bằng xuất phát từ lợi ích chung.

Câu 11: Biểu hiện nào sau đây thể hiện chí công vô tư?

A. Luôn bảo vệ bạn thân trong mọi trường hợp.

B. Làm việc theo lẽ phải và lợi ích chung của tập thể.

C. Chỉ làm tốt việc gì khi thấy có lợi cho bản thân.

D. Bảo vệ ý kiến của người đã giúp đỡ mình.

Câu 12: Em đồng ý với ý kiến nào dưới đây về tính tự chủ?

A. Đã là bạn thân phải có cách nhìn nhận, đánh giá sự việc giống nhau.

B. Bình tĩnh suy xét sự việc trước khi đưa ra ý kiến.

C. Luôn im lặng trong mọi tình huống để tránh sai lầm có thể xảy ra.

D. Quyết định nhanh trong mọi vấn đề, không cần suy nghĩ.

Câu 13: Hành vi nào dưới đây thể hiện không tự chủ?

A. Từ chối đi chơi với bố mẹ vì chưa làm bài xong.

B. Có lập trường rõ ràng trước các sự việc.

C. Gặp bài toán khó không giải được thì nhờ bạn giải giúp.

D. Có thái độ ôn hòa, từ tốn trong giao tiếp.

Câu 14: Biểu hiện nào dưới đây vi phạm kỉ luật?

A. Trong giờ tự quản, lấy sách tham khảo ra đọc.

B. Không tiếp chuyện bạn khi thầy đang giảng bài.

C. Nghiêm túc làm bài kiểm tra, không gian lận.

D. Tranh thủ học môn khác trong giờ học môn giáo dục công dân.

Câu 15: Xác định đâu là hành vi thiếu dân chủ, kỉ luật?

A. Được tham gia bàn bạc công việc chung.

B. Đảm bảo tính kỉ luật.

C. Làm việc đúng nguyên tắc.

D. Được làm tất cả những điều mình thích.

Câu 16: Hành động nào sau đây không phải là bảo vệ hòa bình?

A. Đấu tranh chống khủng bố.

B. Mít tinh phản đối chiến tranh.

C. Dùng vũ lực để dẹp yên các cuộc biểu tình.

D. Ủng hộ các hoạt động yêu chuộng hòa bình.

Câu 17: Hành vi nào sau đây không thể hiện tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới?

A. Tổ chức giao lưu với học sinh nước ngoài.

B. Tổ chức quyên góp giúp đỡ các nước bị thiên tai.

C. Kì thị tôn giáo, phân biệt chủng tộc.

D. Giúp đỡ các nước chậm phát triển.

Câu 18: Ý kiến sai về vấn đề hợp tác:

A. Hợp tác giúp ta vốn, trình độ quản lí, khoa học công nghệ.

B. Hợp tác quốc tế để giải quyết những vấn đề bức xúc có tính toàn cầu.

C. Hợp tác giúp mỗi cá nhân hiểu biết rộng hơn.

D. Hợp tác là trách nhiệm của các nước giàu đối với các nước nghèo.

Câu 19: Ý kiến đúng về ý nghĩa của truyền thống:

A. Góp phần tích cực vào quá trình phát triển của dân tộc và mỗi cá nhân.

B. Góp phần tự hào về truyền thống yêu nước của dân tộc và mỗi cá nhân.

C. Góp phần thể hiện cách ứng xử mang bản sắc của dân tộc và mỗi cá nhân.

D. Góp phần giữ gìn và phát huy truyền thống của dân tộc và mỗi cá nhân.

Câu 20: Hành vi nào sau đây thể hiện tính năng động, sáng tạo?

A. Mạnh dạn suy nghĩ tìm cách làm bài tập nhanh nhất, hay nhất.

B. Không suy nghĩ kĩ trước khi làm bài kiểm tra.

C. Không tham gia ý kiến khi thảo luân nhóm.

D. Luôn thụ động, ỷ nại trong học tập, lao động.

Câu 21: Việc làm nào sau đây thể hiện làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả?

A. M luôn tranh thủ học Toán trong giờ học các môn học khác.

B. Ông H cho rằng chỉ cần tăng số lượng sản phẩm là nâng cao hiệu quả sản xuất.

C. Trong giờ kiểm tra, N chưa đọc kĩ đề đã làm bài ngay.

D. B luôn tìm tòi, nghiên cứu các bài tập khó để tìm ra cách làm nhanh và hay nhất.

Câu 22: Câu nói của Bác Hồ: “ Phải để việc công, việc tư lên trên trước việc nhà” thể hiện phẩm chất gì?

A. Tự chủ. B. Chí công vô tư.

C. Dân chủ. D. Tình yêu hòa bình.

Câu 23: Câu ca dao: “ Dù ai nói ngả nói nghiêng

Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân.”

thể hiện đức tính gì của con người?

A. Chí công vô tư. B. Tự chủ.

C. Dân chủ, kỷ luật. D. Hợp tác cùng phát triển.

Câu 24: Trong giờ học môn GDCD, các bạn lớp 9A sôi nổi bàn luận và có nhiều ý kiến khác nhau về dân chủ, kỉ luật. Em tán thành với ý kiến nào sau đây?

A. Dân chủ là mọi người được nói, được làm bất kì việc gì, ở đâu.

B. Trong nhà trường chỉ cần có kỉ luật, không cần có dân chủ.

C. Dân chủ đi đôi với kỉ luật sẽ tạo nên sức mạnh của tập thể.

D. Kỉ luật làm hạn chế tài năng, sáng tạo của con người.

Câu 25: D hay gây gổ đánh nhau, tranh cãi với các bạn trong lớp. Theo em, D là người như thế nào?

A. Biết tự kiềm chế, làm chủ bản thân.

B. Tôn trọng và lắng nghe mọi người.

C. Thấu hiểu và thông cảm với bạn bè.

D. Cư xử thiếu nhân ái, khoan dung với bạn bè

Câu 26: Gặp thầy cô giáo nào M cũng chào. Thấy vậy, B bảo chỉ cần chào các thầy cô giáo dạy mình thôi. Ý kiến của B là biểu hiện của:

A. Truyền thống tôn sư trọng đạo.

B. Cư xử lịch sự, tế nhị.

C. Ứng xử khéo léo, thông minh.

D. Không thể hiện truyền thống tôn sư trọng đạo.

Câu 27: N luôn say mê tìm tòi, phát hiện và xử lí linh hoạt các tình huống trong học tập, lao động. Điều đó cho thấy N là người:

A. Năng động, sáng tạo. B. Chủ động, tích cực.

C. Dám nghĩ, dám làm. C. Chăm chỉ, cần cù.

Câu 28: A có tính tự do nên hay vi phạm nội quy trường lớp. Muốn A sửa chữa được nhược điểm đó, em khuyên A không nên :

A. Thực hiện tốt nội quy trường lớp.

B. Có ý thức kỷ luật của một công dân.

C. Tự giác chấp hành kỉ luật.

D. Làm theo sở thích riêng của mình.

Câu 29: N học rất giỏi nhưng lại không muốn giúp đỡ các bạn học yếu, vì cho rằng mất thời gian. Em sẽ làm gì trước việc làm của N?

A. Giải thích cho bạn hiểu giúp đỡ các bạn học yếu là điều nên làm.

B. Mặc kệ N vì đấy là việc cúa N, miễn là không ảnh hưởng tới mình.

C. Không thèm chơi với N vì cho rằng N là người ích kỉ, hẹp hòi.

D. Không thèm góp ý với N, tự mình giúp đỡ các bạn học yếu.

Câu 30: M muốn nâng cao hiệu quả trong học tập nhưng lại không biết nên làm thế nào. Em sẽ khuyên M nên làm gì?

A. Chỉ học theo những điều đã được thầy cô hướng dẫn, chỉ bảo.

B. Bài tập nào khó quá thì mở sách giải ra chép.

C. Chỉ học những môn mà mình thấy thích học.

D. Luôn tự nghiên cứu, tìm tòi làm cho bằng được các bài tập khó.



III. Đáp án:


Mỗi câu trả lời đúng được 0,33 điểm



1234567891011121314151617181920
AABDBDABBDBBCDDCCDAA


21222324252627282930
DBBCDDADAD


3. Củng cố- kiểm tra đánh giá: (1’)


GV thu bài, nhận xét giờ kiểm tra

4. Hướng dẫn học sinh học ở nhà: (1’)

- Nhắc học sinh về nhà tiếp tục ôn tập những kiến thức đã học và làm lại bài kiểm tra vào vở.































































Ngày soạn:17/1/2021

Ngày dạy : 19/1/ 2021

Tiết 19.

QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÔNG DÂN TRONG HÔN NHÂN

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Hiểu được hôn nhân là gì?

- Nêu được các nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân ở nước ta.

- Kể được các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong hôn nhân.

- Tác hại của việc kết hôn sớm.

2. Năng lực:

- Năng lực chung :

Năng lực tự học, Năng lực giải quyết vấn đề, Tổng hợp vấn đề

Biết thực hiện các quyền và nghĩa vụ cơ bản của bản thân trong việc thực hiện luật hôn nhân và gia đình năm 2000

- Năng lực chuyên biệt:

NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL công nghệ, NL trách nhiệm công dân, NL tự quản lí và phát triển bản thân, NL tư duy phê phán.

3. Phẩm chất:

Nghiêm chỉnh chấp hành luật hôn nhân và gia đình

Không tán thành việc kết hôn sớm

II. Thiết bị dạy học và học liệu

1. GV:

- Sách học sinh, sách giáo khoa môn GDCD, lớp 9, luật hôn nhân và gia đình 2000;

- Giấy khổ rộng, bút dạ, băng dính (hồ dán), kéo;

- Trường hợp, tình huống liên quan đến nội dung bài học.

- Chuẩn bị của học sinh:

2. HS đọc, tìm hiểu trước bài học

III. Tiến trình tổ chức hoạt động dạy học

Hoạt động của giáo viên và học sinhNội dung bài học
A. HOẠT ĐỘNG: MỞ ĐẦU
1. Mục tiêu:
- Kích thích HS tự tìm hiểu về các vấn đề liên quan đến quyền và nghĩa vụ của CD trong gia đình.
- Hình thành năng lực tư duy phê phán, xử lí tình huống thực tiễn, năng lực trách nhiệm công dân.
2. Nội dung thực hiện:
GV: Nêu tình huống
4/12/2010 một vụ tự tử đã xảy ra ở Sơn La. Nguyên nhân là do cha mẹ của cô gái đã ép cô tảo hôn với một người con trai bản khác. Do mâu thuẫn với cha mẹ cô đã tự vẫn vì không muốn lập gia đình sớm. Trong thư viết để lại cho gia đình cô đã nói lên ước mơ của thời con gái và những dự định trong tương lai còn dang dở chưa thực hiện được.
? Suy nghĩ của em về cái chết thương tâm của cô gái? (xót xa)
? Theo em trách nhiệm thuộc về ai? (gia đình, bản thân cô thiếu tự chủ)
? Cô gái nên làm gì? (nhờ chính quyền địa phương can thiệp, các vị bô lão có tiếng nói trong dòng họ, xóm làng)
3. Sản phẩm hoạt động
- Trình bày miệng
4. Tiến trình hoạt động:
Hs hoạt động nhóm bàn
*Báo cáo kết quả
*Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá
- Giáo viên nhận xét, đánh giá
Giáo viên gieo vấn đề cần tìm hiểu trong bài học
->Giáo viên nêu mục tiêu bài học
.3.Hình thành kiến thức mới

Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
Bước 1: Thảo luận tìm hiểu phần đặt vấn đề(10p)
1. Mục tiêu:
- Kích thích HS tự tìm hiểu về các vấn đề liên quan đến quyền và nghĩa vụ của CD trong gia đình.
- Hình thành năng lực tư duy phê phán, xử lí tình huống thực tiễn, năng lực trách nhiệm công dân.
2. Nội dung
N1: T và K có những sai lầm gì? Điều đó dẫn đến hậu quả gì?
N2: Câu hỏi tương tự như nhóm 1 với 2 nhân vật M và H.
N3: Em có nhận xét gì về tình yêu và hôn nhân trong 2 câu chuyện trên?
N4: Em rút ra bài học gì cho bản thân qua các câu chuyện trên?
3. Dự kiến sản phẩm:
N1: Sai lầm của T và K:
- T kết hôn quá sớm.
- Bố mẹ T tham giàu, ép gả T.
- K là thanh niên lười biếng, ham chơi
=> Hậu quả: T vất vả, buồn phiền, xanh xao gầy yếu. K bỏ nhà đi chơi, không quan tâm đến vợ con.
N2: Sai lầm của M và H:
- H hay đòi hỏi M
- M quan hệ với H vì nể, sợ -> có thai
- H dao động, trốn tránh trách nhiệm
- Gia đình H phản đối, không chấp nhận M
=> Hậu quả: M vất vả kiệt sức sinh và nuôi con; cha mẹ hắt hủi, bạn bè chê cười.
N3: T và K kết hôn khi chưa đủ tuổi và không có tình yêu; H và M có tình yêu nhưng chưa nhận thức đúng đắn về tình yêu và hôn nhân. Cả 4 bạn trẻ đều sai lầm, họ đều phải chịu hậu quả không tốt đẹp.
N4: Bài học:
- Xác định vị trí và nhiệm vụ trọng tâm cho bản thân là hs THCS.
- Không yêu và kết hôn quá sớm
- Có tình yêu chân chính và hôn nhân đúng pháp luật.
4. Tiến hành hoạt động:
- GV yêu cầu HS đọc SGK
- GV chia nhóm HS thảo luận
- HS cử đại diện trình bày
- GV nhận xét, kết luận và chuyển ý.
Bước 2: Trình bày suy nghĩ, ý tưởng : quan niệm đúng đắn về tình yêu và hôn nhân(10p)
1. Mục tiêu: HS hiểu được thế nào là hôn nhân, những quy định của pháp luật về hôn nhân.
2. Nội dung
a. Hôn nhân là gì?
b. Để có được một cuộc sống hôn nhân hạnh phúc, yếu đầu tiên là gì ?
c. Tình yêu chân chính là gì ?Vì sao tình yêu chân chính lại là cơ sở quan trọng của hôn nhân ?
d. Những sai lầm thường gặp trong tình yêu là gì ?
e. Theo em, ntn là hôn nhân đúng pháp luật ?
3. Dự kiến sản phẩm:
a. Là sự liên kết đặc biệt giữa 1 nam và 1 nữ trên nguyên tắc bình đẳng, tự nguyện, được pháp luật thừa nhận.
b. c.
Là tình yêu xuất phát từ sự đồng cảm sâu sắc giữa 2 người khác giới, là sự chân thành, tin cậy và tôn trọng lẫn nhau.
Tình yêu chân chính. Có tình yêu chân chính con người sẽ có sức mạnh vượt qua mọi khó khăn thử thách trong cuộc sống.
d. Những sai lầm thường gặp trong tình yêu
.- Thô lỗ và nông cạn
- Vụ lợi, ích kỉ
- Nhầm lẫn giữa tình bạn và tình yêu
- Yêu quá sớm
- Quan hệ tình dục trước hôn nhân
e. Là hôn nhân dựa trên cơ sở của tình yêu chân chính, không bị ai ép buộc và đủ tuổi do Nhà nước quy định.
4. Tiến hành hoạt động:
- GV gieo vấn đề bằng một số câu hỏi
- HS tự do thảo luận và trình bày ý kiến.
- GV nhấn mạnh, chốt ý
- GV lấy VD thực tế chứng minh và rút ra bài học cho HS.
Bước 3: Trình bày suy nghĩ, ý tưởng tìm hiểu những nguyên tắc trong hôn nhân và gia đình.(10p)
1. Mục tiêu: HS hiểu được nguyên tắc trong hôn nhân và gia đình.
2. Nội dung
a. Nêu những nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân ở VN ?
b. Thế nào là hôn nhân tự nguyện, tiến bộ ?
c. Em hiểu thế nào về hôn nhân 1 vợ, 1 chồng, vợ chồng bình đẳng ?
d: Liên hệ hực tế ở địa phương em, có trường hợp nào vi phạm nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân VN ?
3. Dự kiến sản phẩm:
a. Những nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân ở Việt nam hiện nay.
- Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ, một chồng, vợ chồng bình đẳng.
+ Hôn nhân giữa công dân Việt Nam thuộc các dân tộc, tôn giáo, giữa người theo tôn giáo với người không theo tôn giáo, giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài được tôn trọng và pháp luật bảo vệ.
+ Vợ chồng có nghĩa vụ thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình.- Nhà nước tôn trọng và bảo vệ pháp lý cho hôn nhân của mọi công dân Việt Nam (không phân biệt dân tộc, tôn giáo)
- Vợ chồng có nghĩa vụ thực hiện dân số KHHGĐ.
4. Tiến hành hoạt động:
- Giáo viên yêu cầu
*Thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh: Thảo luận. Báo cáo kết quả
*Đánh giá kết quả
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá
- Giáo viên nhận xét, đánh giá
->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng

Gv mở rộng giải thích và liên hệ với XHpk
I. Đặt vấn đề



























KL:

Hôn nhân không đúng pháp luật sẽ gây nhiều hậu quả xấu.Phải có tình yêu chân chính và hôn nhân đúng pháp luật.

II. Nội dung bài học:

1. Hôn nhân :

Là sự liên kết đặc biệt giữa 1 nam và 1 nữ trên nguyên tắc bình đẳng, tự nguyện, được pháp luật thừa nhận.
























2. Nguyên tắc cơ bản chế độ hôn nhân và gia đình ở nước ta:


- Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng
- Nhà nước tôn trọng và bảo vệ pháp lý cho hôn nhân của mọi công dân Việt Nam (không phân biệt dân tộc, tôn giáo)
- Vợ chồng có nghĩa vụ thực hiện dân số KHHGĐ.

HOẠT ĐỘNG 3 LUYỆN TẬP

1. Mục tiêu: - Luyện tập để HS củng cố những gì đã biết về kiến thức bài học.

- Hình thành năng lực tự học, giải quyết vấn đề, giao tiếp, sáng tạo.

2. Nội dung : Làm b/t 1,4 <sgk>

3. Dự kiến sản phẩm : vở HS

- Bài 1: d, đ, g, h, i ,k.

- Bài 4: GĐ Lan và Tuấn làm như vậy là đúng trách nhiệm của những người làm cha, làm mẹ trong gđ( tư vấn, khuyên răn con cái), họ thực hiện đúng nguyên tắc hôn nhân tự nguyện.

4. Tiến trình hoạt động (lần lượt thực hiện các bài tập 1. 2. 3…)

*Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ

* Thực hiện nhiệm vụ


- Học sinh :cá nhân

- Giáo viên: Quan sát

*Báo cáo kết quả: Phiếu học tập

*Đánh giá kết quả


- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên chốt kiến thức


- GV: Tổ chức đàm thoại với HS các bài tập sg

HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DUNG

1. Mục tiêu: Tạo cơ hội cho HS vận dụng kiến thức kĩ năng có được vào các tình huống thực tiễn.

Hình thành năng lực tự học, giải quyết vấn đề, thông tin truyền thông.

2. Nội dung:

- Liên hệ với tình trạng hôn nhân ở địa phương em

- Em quan niệm ntn về hôn nhân và tình yêu

3. Sản phẩm hoạt động: vở HS

4. Tiến trình hoạt động

*Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ

* Thực hiện nhiệm vụ


- Học sinh :cá nhân

- Giáo viên: Quan sát

*Báo cáo kết quả: Phiếu học tập

*Đánh giá kết quả


- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên chốt kiến thức


* chuyển giao nhiệm vụ học tập

- Em hãy nhắc lại nguyên tắc của chế độ hôn nhân ở VN hiện nay?

- Hôn nhân đúng pháp luật là ntn?

- Nắm chắc nguyên tắc của chế độ hôn nhân ở VN hiện nay

- Chuẩn bị nội dung tiếp theo để học bài tiết sau.

---------------------------------------------------






Ngày soạn: 25 /1/2021.

Ngày dạy: 26/1/2021

Tiết 20.Bài 12:

QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÔNG DÂN TRONG HÔN NHÂN

(tiếp theo)

I. Mục tiêu cần đạt:​

1. Kiến thức:

- HS kể được các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong hôn nhân.

- Tác hại của việc kết hôn sớm.

2. Năng lực:

- Năng lực chung :

Năng lực tự học, Năng lực giải quyết vấn đề, Tổng hợp vấn đề

Biết thực hiện các quyền và nghĩa vụ cơ bản của bản thân trong việc thực hiện luật hôn nhân và gia đình năm 2000

- Năng lực chuyên biệt:

NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL công nghệ, NL trách nhiệm công dân, NL tự quản lí và phát triển bản thân, NL tư duy phê phán.

3. Phẩm chất:

Nghiêm chỉnh chấp hành luật hôn nhân và gia đình

Không tán thành việc kết hôn sớm

- Kĩ năng tư duy, phê phán đối với những thái độ, hành vi, việc làm vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân.

- Kĩ năng thu thập và xử lí thông tin về tình hình thực hiện Luật hôn nhân gia đình hiện nay.

II. Thiết bị dạy học và học liệu

1. GV:


- Kế hoạch bài học

- Sách học sinh, sách giáo khoa môn GDCD, lớp 9;

- Giấy khổ rộng, bút dạ, băng dính (hồ dán), kéo;

- Trường hợp, tình huống liên quan đến nội dung bài học

Học liệu: Đồ dùng dạy học, phiếu học tập, bài tập ra kỳ trước (nếu có)…

2. Chuẩn bị của học sinh:

- HS đọc, tìm hiểu trước bài học

III. Tiến trình tổ chức hoạt động dạy học

A. HOẠT ĐỘNG: MỞ ĐẦU


1. Mục tiêu:

- Kích thích HS tự tìm hiểu về các vấn đề về trách nhiệm cảu thanh niên trong thời kì CNH- HĐH đất nước.

- Hình thành năng lực tư duy phê phán, xử lí tình huống thực tiễn, năng lực trách nhiệm công dân.

2. Nội dung:

Nguyên tắc trong hôn nhân được pháp luật quy định ntn?

Theo em, độ tuôi kết hôn là bao nhiêu?

3. Dự kiến sản phẩm:

- Được kết hôn: Nam từ 20 tuôỉ trở lên, nữ từ 18 tuôỉ trở lên, nam nữ tự nguyện, phải được đăng kí tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

4. Tiến trình hoạt động:

*gv giao nhiệm vụ

*Hs Thực hiện nhiệm vụ:
Trao đổi .Báo cáo kết quả

*Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên gieo vấn đề cần tìm hiểu trong bài học …

->Giáo viên nêu mục tiêu bài học…


Gv dẫn dắt vào bài mới.

Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
Bước 1: Tìm hiểu quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân(15’)
1.Mục tiêu:
Tìm hiểu quy định của pháp luật về hôn nhân,
Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong hôn nhân
2. Nội dung:
- GV yêu cầu HS đọc, tìm hiểu các tư liệu tham khảo SGK. Thảo luận nhóm:
N1: Hãy nêu các điều kiện để được kết hôn.
Đ9 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000.
N2: Pháp luật cấm kết hôn trong những trường hợp nào. Đ10 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000
GV yêu cầu hs giải thích người mất năng lực hành vi dân sự, cùng dòng máu trực hệ, người có họ trong phạm vi 3 đời.
? Em hãy cho biết thủ tục đăng kí kết hôn?
- Đăng kí kết hôn tại UBND xã.
- Được cấp giấy chứng nhận kết hôn.
N3: Vợ chồng có quyền và nghĩa vụ ntn.
? Em hiểu thế nào là tảo hôn.
3. Dự kiến sản phẩm:
N1: nêu các điều kiện để được kết hôn.
N2: Pháp luật cấm kết hôn trong những trường hợp …
N3: Vợ chồng có quyền và nghĩa vụ …
Tảo hôn: Là việc lấy vợ, lấy chồng khi 1 trong 2 bên chưa đủ tuổi kết hôn theo quy định của pháp luật.
4. Tiến trình hoạt động:
*gv giao nhiệm vụ
*Hs Thực hiện nhiệm vụ:
Trao đổi .Báo cáo kết quả
*Đánh giá kết quả
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá
- Giáo viên nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức, hs ghi vở.

Bước 2: Tìm hiểu tác hại của kết hôn sớm.
1.Mục tiêu:
Tìm hiểu tác hại của kết hôn sớm; hiểu được trách nhiệm của bản thân trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân trong hôn nhân,
2. Nội dung:
? Việc kết hôn sớm sẽ gây những hậu quả gì.( người tảo hôn, gđ, cộng đồng)
- GV lấy VD chứng minh nếu kết hôn mà không làm thủ tục đăng kí kết hôn sẽ dẫn đến hậu quả xấu.
? Là công dân đang ở lứa tuổi học sinh, em có suy nghĩ gì về trách nhiệm của mình trong tình yêu, hôn nhân và gđ.
3. Dự kiến sản phẩm:
- Ảnh hưởng tới sức khỏe và việc học tập của bản thân, với nòi giống của dân tộc.
- Không làm tròn được trách nhiệm làm vợ, làm chồng, làm mẹ trong gia đình.
*Trách nhiệm công dân:
- Thận trọng, nghiêm túc trong tình yêu và hôn nhân.
- Không vi phạm q.định cuả PL về hôn nhân.
4. Tiến trình hoạt động:
*gv giao nhiệm vụ
*Hs Thực hiện nhiệm vụ:
trả lời câu hỏi
*Đánh giá kết quả
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá
- Giáo viên nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức, hs ghi vở.

- GV lấy VD chứng minh nếu kết hôn mà không làm thủ tục đăng kí kết hôn sẽ dẫn đến hậu quả xấu.
HOẠT ĐỘNG 3- LUYỆN TẬP.
1. Mục tiêu:
- Luyện tập để HS củng cố những gì đã biết về kiến thức bài học.
- Hình thành năng lực tự học, giải quyết vấn đề, giao tiếp, sáng tạo.
2. Nội dung:
- Làm 8 b/t
- đóng tình huống ở một số bài tập- Sgk.
3. Dự kiến sản phẩm:
- Bài 8: trình bày miệng
- Diễn tiểu phẩm
4. Tiến trình hoạt động:
*gv giao nhiệm vụ
*Hs Thực hiện nhiệm vụ:
trả lời câu hỏi; Chon 1 tình huồng <sgk>thảo luận nhóm, xây dựng và diễn tiểu phẩm
*Đánh giá kết quả
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá
- Giáo viên nhận xét, đánh giá
II. Nội dung bài học:

3. Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong hôn nhân:bài học 2b















a.Các điều kiện được kết hôn:
- Nam từ 20 tuổi, nữ từ 18 tuổi trở lên.
- Việc kết hôn do nam nữ tự nguyện, không ép buộc, cưỡng ép hoặc cản trở.
- Việc kết hôn không thuộc 1 trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy đinh. (tại Đ10 của Luật này)

b. Cấm kết hôn:
- Người đang có vợ, có chồng.
- Người mất năng lực hành vi dân sự (tâm thần, mắc bệnh mãn tính....).
- Giữa những người có cùng dòng máu trực hệ, giữa những người có họ trong phạm vi ba đời.
- Giữa cha mẹ nuôi với con nuôi, bố chồng - con dâu; mẹ vợ - con rể; bố dượng - con riêng của vợ, mẹ kế - con riêng của chồng.
- Giữa những người cùng giới tính.

c.Quyền và nghĩa vụ của vợ chồng:

Bình đẳng, có quyền và nghĩa vụ ngang nhau...

4. Tác hại của việc kết hôn












- Ảnh hưởng tới sức khỏe và việc học tập của bản thân, với nòi giống của dân tộc.
- Không làm tròn được trách nhiệm làm vợ, làm chồng, làm mẹ trong gia đình.


















III. Luyện tập
Bài tập
8:
- Người chồng k thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của công dân trong gđ( ngược đãi, đánh đập vợ).
- K phải là chuyện bt, k chỉ là việc riêng của gđ, nó là vấn đề mà cộng đồng cần quan tâm để bảo vệ quyền lợi của công dân trong hôn nhân.Đánh vợ là vi phạm pháp luật.
HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG

1. Mục tiêu:
Tạo cơ hội cho HS vận dụng kiến thức kĩ năng có được vào các tình huống thực tiễn. Hình thành năng lực tự học, giải quyết vấn đề, thông tin truyền thông.

2. Nội dung:Nếu học xong lớp 10, cha mẹ ép gả em cho một người nước ngoài giàu có thì em có đồng ý không? Nếu không đồng ý thì em sẽ làm ntn?

3. Dự kiến sản phẩm: HS trình bày miệng ý kiến cá nhân

. Tiến trình hoạt động:

*gv giao nhiệm vụ

*Hs Thực hiện nhiệm vụ:

*Đánh giá kết quả
Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức càn nhớ


* CHUYỂN GIAO NHIỆM VỤ HỌC TẬP:

- Làm các bài tập SGK, học và nắm chắc các quy định của pháp luật về hôn nhân.

- Chuẩn bị bài tiếp theo.



Ngày soạn: 15.1.2020Ngày dạy: 31.1.2020



Tuần 21 - Tiết 21.

Bài 13: QUYỀN TỰ DO KINH DOANH VÀ NGHĨA VỤ ĐÓNG THUẾ.

I. Mục tiêu cần đạt:Giúp học sinh:

1. Kiến thức.

- Hiểu thế nào là quyền tự do kinh doanh.

- Quyền và nghĩa vụ của công dân trong kinh doanh .

- Thế nào là thuế, vai trò của thuế đối với việc phát triển kinh tế xã hội của đất nước.

- Nghĩa vụ đóng thuế của công dân.

2. Kĩ năng.

Vận động gia đình thực hiện tốt quyền tự doanh và nghĩa vụ kinh doanh,đóng thuế.

3. Thái độ.

Tôn trọng quyền tự do kinh doanh của người khác, ủng hộ pháp luật về thuế của Nhà nước.

4. Năng lực hình thành cho học sinh:

- Chung: Tự học, giải quyết vấn đề, sáng tạo, giao tiếp, hợp tác

- Riêng: Tự nhận thức, tự điều chỉnh hành vi của mình để thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân trong kinh doanh.

II. Các kĩ năng sống cơ bản

- Kĩ năng tư duy, phê phán đối với những thái độ, hành vi, việc làm vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân trong kinh doanh.

- Kĩ năng thu thập và xử lí thông tin về tình hình thực hiện quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ đóng thuế tại địa phương.

III. Phương pháp, kĩ thuật dạy học

Động não, thảo luận.

IV. Tài liệu, phương tiện

SGK, SGVCD 9 + tài liệu tham khảo.

V. Hoạt động dạy và học.

1. Ổn định lớp và kiểm tra bài cũ:(4p)

- Pháp luật nước ta cấm kết hôn trong những trong những trường hợp nào?

- Cho tình huống: "Chị A 26 tuổi, là công nhân. Anh B 24 tuổi làm cùng công ty với chị A. Anh chị yêu nhau từ lâu nhưng bố mẹ chị A ngăn cản vì cho rằng anh B ít tuổi hơn"

- Nếu chị A và anh B kết hôn thì có vi phạm pháp luật không? Vì sao?

- Bố mẹ chị A đúng hay sai, vì sao?

2.Khởi động:

GV giới thiệu một số điều luật và dẫn vào bài:(1p)

Hiến pháp 1992: điều 57: Công dân có quyền tự do kinh doanh theo quy định của pháp luật"; Điều 80: "Công dân có nghĩa vụ đóng thuế và lao động công ích theo quy định của pháp luật".

Hiến pháp trên quy định quyền và nghĩa vụ gì của công dân ?

3.Hình thành kiến thức mới

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ​
NỘI DUNG CẦN ĐẠT​
Hoạt động 1: Thảo luận tìm hiểu đặt vấn đề(10p)
- GV yêu cầu HS đọc phần đặt vấn đề SGK
- GV chia HS 4 nhóm thảo luận.
N1: X đã có việc làm gì?
N2: Hành vi vi phạm của X thuộc lĩnh vực gì?

N3: Em có nhận xét gì về mức thuế của các mặt hàng trên? Mức thuế chênh lệch có liên quan đến sự cần thiết của các mặt hàng trong đời sống của nhân dân ntn?



N4: Những thông tin trên giúp em hiểu được vấn đề gì?
- HS thảo luận, cử đại diện lên trình bày
- GV nhận xét và chốt lại một số ý quan trọng và chuyển ý.

Hoạt động 2: Động não tìm hiểu quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ đóng thuế.
(22p)
? Em hiểu ntn là kinh doanh? Cho VD cụ thể.
HS trả lời theo SGK.
VD: mẹ em mua chè Thái Nguyên về bán lại cho các cửa hàng.
GV cho HS làm bài tập trên bảng phụ
Hành vi nào đúng sai trong kinh doanh
a. Người kinh doanh kê khai đúng vốn
b. Kinh doanh nhiều hơn số mặt hàng đã kê khai
c. Kinh doanh đúng ngành nghề đã kê khai
d. Có giấy phép kinh doanh
e. Kinh doanh hàng giả.
g. Kinh doanh mại dâm, ma tuý
Đáp án: Đúng: a,c,d Sai: b,e,g
? Từ bài tập trên, em cho biết thế nào là quyền tự do kinh doanh.
- HS trả lời
- GV phân tích thêm.
? Em hãy kể một số loại hình buôn bán ở địa phương em.
Hs:Xay sát, buôn bán bánh kẹo, nuôi gà, lợn, cắt tóc, gội đầu...
? Nêu nội dung quyền và nghĩa vụ của công dân trong kinh doanh.
Gv: Hàng tháng những người kinh doanh phải làm nghĩa vụ gì?
HS trả lời
Gv: Theo em hiểu ntn là thuế.
- HS trả lời
- GV giải thích thêm các con số: 65% - 80% - 5% - miễn.
Gv: Em hãy kể các loại thuế hiện nay ở nước ta ?
HS trả lời
Gv: Em thấy bố mẹ em thường phải nộp thuế gì.
HS tự trả lời
Gv: Tại sao nhà nước quy định công dân có nghĩa vụ đóng thuế ?
- GV giới thiệu điều 157 bộ luật hình sự 1999. (SGK)

Gv: Công dân phải có nghĩa vụ đóng thuế ntn?

4.Luyện tập
(5p)
- GV hướng dẫn HS làm bài tập1, 2, 3.
- Bài tập 1 gv tổ chức trò chơi “ Ai nhanh hơn”
I. Đặt vấn đề
Gợi ý trả lời
N1: Việc làm của X:
- Mua mì chính sách đóng gói bao bì Ajnomoto và Vedan để thu lãi cao.
N2: Hành vi của X thuộc lĩnh vực kinh doanh, cụ thể là sản xuất buôn bán hành giả.
N3: Mức thuế các mặt hàng có sự chênh lệch cao: 65% - 80% - 5% - miễn. Các mặt hàng thiết yếu của đời sống có mức thuế thấp nhằm khuyến khích sản xuất nhằm hạn chế các mặt hàng xa xỉ, không cần thiết cho đời sống.
N4: Hiểu quy định của Nhà nước về kinh doanh và thuế. Kinh doanh và thuế liên quan đến trách nhiệm công dân được Nhà nước quy định.
KL: Nhà nước quản lí chặt chẽ vấn đề kinh doanh và thuế.
II. Nội dung bài học















1. Quyền tự do kinh doanh

- Là quyền được lựa chọn hình thức tổ chức kinh tế, ngành nghề và quy mô kinh doanh theo quy định của pháp luật và sự quản lí của Nhà nước.


- Quyền và nghĩa vụ của công dân trong kinh doanh:ý 2 bài học 1
3. Thuế:
- Thuế là khoản thu bắt buộc mà công dân và tổ chức kinh tế có nghĩa vụ nộp vào ngân sách nhà nước.



- Một số loại thuế: thu nhập doanh nghiệp, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất nhập khẩu, thu nhập cá nhân...


- Vai trò:
+ Ổn định thị trường
+ Điều chỉnh cơ cấu kinh tế
+ Đảm bảo phát triển kinh tế
+ Đầu tư phát triển kinh tế xã hội, văn hoá
- Nghĩa vụ công dân:
Phải kê khai, đăng kí với cơ quan thuế, chấp hành nghiêm chỉnh chế độ sổ sách, kế toán, đóng đủ thuế và đúng kì hạn...
III. Bài tập:
Bài tập 1
Bài tập 2: Bà H vi phạm quy định về kinh doanh: đó là kinh doanh quá số mặt hàng kê khai, đồng thời vi phạm nghĩa vụ thuế.
Bài tập 3: Đồng ý: c, đ, e
5. Vận dụng và mở rộng:(3p)

? Những hành vi nào sau dây vi phạm về thuế? Vì sao?

a. Nộp thuế đúng quy định.

b. Đóng thuế đúng mặt hàng kinh doanh.

c. Không dây dưa trốn thuế.

d. Kết hợp với hộ kinh doanh tham ô thuế của nhà nước.

e. Dùng tiềm thuế làm việc cá nhân.

g. Buôn lậu.



- Nắm chắc nội dung bài học.

- Tìm hiểu quyền tự do kinh doanh và một số loại thuế.

- Chuẩn bị bài 14: Quyền và nghĩa vụ lao động.

-----------------------------------------------------------------------



Ngày 16 tháng 1 năm 2020









Tăng Thị Thanh Hương












































Ngày soạn: 21.4.2020

Ngày dạy: 24 .4.2020

Tuần 22 - Tiết 22. Bài 14:

QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ LAO ĐỘNG CỦA CÔNG DÂN​

I. Mục tiêu cần đạt:

1. Kiến thức.

- Nêu được tầm quan trọng và ý nghĩa của quyền và nghĩa vụ lao động của công dân.

- Nêu được nội dung cơ bản các quyền và nghĩa vụ lao động của công dân.

2. Kĩ năng.

Phân biệt được những hành vi, việc làm đúng với những hành vi, việc làm vi phạm quyền và nghĩa vụ lao động của công dân.

3. Thái độ.

Tôn trọng quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ lao động.

4. Năng lực hình thành cho học sinh:

- Chung: Tự học, giải quyết vấn đề, sáng tạo, giao tiếp, hợp tác

- Riêng: Tự nhận thức, tự điều chỉnh hành vi của mình để thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân trong kinh doanh.

II. Các kĩ năng sống cơ bản

- Kĩ năng tư duy, phê phán đối với những thái độ, hành vi, việc làm vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân trong lao động.

- Kĩ năng thu thập và xử lí thông tin về tình hình thực hiện quyền và nghĩa vụ lao động tại địa phương.

III. Phương pháp, kĩ thuật dạy học

Nêu vấn đề, thu thập và xử lí thông tin.

IV. Tài liệu, phương tiện

SGK, SGVCD 9 + tài liệu tham khảo.

V. Hoạt động dạy và học.

1. Ổn định lớp và kiểm tra bài cũ:(4p)

Thế nào là quyền tự do kinh doanh? Lấy VD thực tế minh hoạ.

Hs làm bài tập 2- sgk.

2.Khởi động (1p)

Gv dẫn vào bài.

3.Hình thành kiến thức mới (30p)

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ​
NỘI DUNG CẦN ĐẠT​
Hoạt động 1: Nêu vấn đề tìm hiểu tình huống đặt vấn đề.(10p)
- Yêu cầu học sinh đọc tình huống.
-GV đặt câu hỏi, gợi ý cho hs
Gv: Ông An đã có những việc làm gì ?
HS trả lời
? Việc làm của ông An có lợi ích gì.
HS trả lời

? Việc làm của ông có đúng mục đích không? Có sai trái gì không? Em có suy nghĩ gì về việc làm của ông.
- Hs dựa vào tình huống để trả lời.
- Gv nhận xét và yêu cầu học sinh liên hệ thực tế
- GV giới thiệu: ngày 23/6/1994, quốc hội khoá IX thông qua bộ luật lao động và ngày 2/4/2000, quốc hội khoá X thông qua luật sửa đổi bổ sung một số điều của bộ luật lao động. Bộ luật lao động là văn bản pháp lý quan trọng thể chế hoá quan điểm của đảng về lao động
- GV chốt lại ý chính.
- Điều 6: người lao động là người ít nhất đủ 15 tuổi, có khả năng lao động và có giao kết hợp đồng lao động.
GV cho hs khai thác phần ĐVĐ 2
? Bản cam kết giữ chị Ba và giám đốc công ty TINH Hoàng có phải là hợp đông lao động k?Vì sao?
HS trả lời
Gv: Việc làm của chị Ba là đúng hay sai ? Có vi phạm hợp đồng lao động k?
HS trả lời
? Vậy em hiểu ntn là hợp đồng lao động.
Hs: Hợp đồng lao động là sự thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.
Gv: Hợp đồng lao động do những ai kí kết, có thể có sự ép buộc không ?
Hs: Thoả thuận, tự nguyện và bình đẳng.
Gv: Người lao động và người sử dụng sử dụng lao động cam kết với nhau những vấn đề cơ bản gì.
- Công việc phải làm
- Thời gian, địa điểm
- Tiền lương, phụ cấp
- Các điều kiện lao động: bảo hiểm, bảo hộ, phương tiện đi làm....
- HS thảo luận cặp nhóm và trả lời
- Gv chốt lại
Gv: Nhà nước có trách nhiệm ntn để bảo vệ quyền và nghĩa vụ lao động của công dân ?
HS trả lời
Hoạt động 3: Nêu vấn đề tìm hiểu quyền và nghĩa vụ lao động
? Trước hết em hiểu thế nào là lao động.
HS trả lời theo SGK
? Học tập có phải là một hình lao động không.
Hs: Lao động trí óc.
? Nếu con người không lao động thì điều gì sẽ xảy ra. Nêu VD minh họa.
? Vậy lao động có tầm quan trọng như thế nào đối với con người và xã hội.
- HS trả lời
- GV chốt lại


? Em hãy cho biết, pháp luật quy định ntn về quyền lao động và nghĩa vụ lao động của công dân.
- HS dựa vào sách giáo khoa để trả lời
- GV chốt lại để hoàn thiện và đưa ra tình huống:
" A và B là HS phổ thông. Trượt đại học, A xin đi làm tại một nhà máy dệt, còn B thì tiếp tục đi học nghề ở trường trung cấp. Mẹ B cho rằng B có nghĩa vụ lao động để tự nuôi sống mình như A "
- Theo em, mẹ B đúng hay sai? Vì sao?
- B cần làm gì để có thể học nghề?
* Mẹ B sai vì B có quyền được lựa chọn học nghề hay đi làm. B có thể vừa học vừa làm để có thể vừa đi học vừa tự nuôi sống mình.
I. Đặt vấn đề

- Ông An tập trung thanh niên trong làng mở lớp dậy nghề, hướng dẫn họ sản xuất làm ra sản phẩm lưu niệm bằng gỗ để bán.
- Giúp các em có tiền đảm bảo cuộc sống hàng ngày và giải quyết khó khăn xã hội.
- Ông An đã làm một việc rất có ý nghĩa, tạo ra của cải vật chất và tinh thần cho mình, cho người khác và cho xã hội.














II. Nội dung bài học​

1. Quyền và nghĩa vụ lao động:
a. Quyền lao động:
Mọi công dân có quyền sử dụng sức lao động của mình để học nghề và tìm kiếm việc làm, lựa chọn nghề nghiệp có ích cho xã hội, đem lại thu nhập cho bản thân và gia đình.
b. Nghĩa vụ lao động:
Mọi công dân có nghĩa vụ lao động để tự nuôi sống bản thân và gia đình, góp phần tạo ra của cải vật chất và tinh thần cho xã hôi, duy trì sự phát triển của đất nước.








Hoạt động :tìm hiểu về trách nhiệm của Nhà nước.(1
GV cho hs khai thác phần ĐVĐ 2
? Bản cam kết giữ chị Ba và giám đốc công ty TINH Hoàng có phải là hợp đông lao động k?Vì sao?
HS trả lời
Gv: Việc làm của chị Ba là đúng hay sai ? Có vi phạm hợp đồng lao động k?
HS trả lời
? Vậy em hiểu ntn là hợp đồng lao động.
Hs: Hợp đồng lao động là sự thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.
Gv: Hợp đồng lao động do những ai kí kết, có thể có sự ép buộc không ?
Hs: Thoả thuận, tự nguyện và bình đẳng.
Gv: Người lao động và người sử dụng sử dụng lao động cam kết với nhau những vấn đề cơ bản gì.
- Công việc phải làm
- Thời gian, địa điểm
- Tiền lương, phụ cấp
- Các điều kiện lao động: bảo hiểm, bảo hộ, phương tiện đi làm....
- HS thảo luận cặp nhóm và trả lời
- Gv chốt lại
Gv: Nhà nước có trách nhiệm ntn để bảo vệ quyền và nghĩa vụ lao động của công dân ?
HS trả lời


? Luật lao động quy định ntn đối với trẻ em chưa thành niên.
- HS trả lời
- GV cho HS liên hệ thực tế: Vẫn còn trường hợp bắt trẻ em nghỉ học để lao động, lợi dụng trẻ em để buôn bán ma tuý, mại dâm....
Hoạt động 3: Nêu vấn đề tìm hiểu về trách nhiệm của công dân.
? Mỗi công dân cần có thái độ ntn đối với quyền và nghĩa vụ lao động.
- Hs trả lời
- GV nhận xét và chuyển ý.
? Nêu một số hành vi vi phạm luật lao động.
Vd : thuê trẻ em dưới 15 tuổi vào lao động, không kí hợp đồng lao động, tự ý đuổi việc...
4. Luyện tập (9p)
- GV yêu cầu hs làm bài tập 1,3
- GV nhận xét.
GV cho 2 HS tham gia trò chơi đúng sai để làm bài tập 1,3


- GV đưa ra tình huống yêu cầu học sinh ứng xử.
Chị A là người Thanh Lang lên HN xin làm may ở một công ty. Chị đã có giấy tạm vằng và tạm trú. Nhưng một hôm chị bị công an đến "hỏi thăm". Anh công an nói rằng chị không có hộ khẩu HN thì không được làm việc ở HN.
- Anh công an nói vậy có đúng không? Chị A có được tiếp tục làm việc ở HN không?

2. Trách nhiệm của Nhà nước :




























- Có chính sách khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đầu tư, phát triển sản xuất, kinh doanh để giải quyết việc làm cho người lao động.
- Khuyến khích, tạo điều kiện hoặc giúp đỡ các hoạt động tạo ra việc làm, dạy nghề và học nghề để có việc làm, sản xuất kinh doanh, thu hút lao động.
3. Trách nhiệm của công dân:
- Tôn trọng và nghiêm chỉnh thực hiện Luật Lao động
- Phê phán, đấu tranh với những hành vi vi phạm Luật Lao động.

III. Bài tập( tiếp)

Bài tập 1: Đáp án: b,c
Bài tập 3: Đáp án: a,b,d



- Anh công an đã sai. Điều 16 Luật lao động 2002: Người lao động có quyền làm việc cho bất kì người sử dụng lao động nào và ở bất kì nơi nào mà pháp luật không cấm.
-> Chị A vẫn có quyền tiếp tục làm việc ở đó.
5. Vân dụng và mở rộng(1p)

- Bản thân em đã thực hiện quyền và nghĩa vụ về lao động của mình ntn? Em thấy mình cần làm gì trong tương lai để thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ này?

- Học và nắm chắc bài học.

- Chuẩn bị bài kiểm tra viết 45 phút.

----------------------------------------------------------------



Ngày 23 tháng 4 năm 2020





Tăng Thị Thanh Hương​

Ngày soạn: 29/4/2020.

Ngày dạy: 5.2020

Tuần 23 -Tiết 23

KIỂM TRA VIẾT 45 PHÚT​

I. Môc đích kiểm tra:

1. Kiến thức:


Giúp hs tổng hợp lại hệ thống kiến thức đã học, bổ sung những kiến thức cần thiết trong thực tế cuộc sống.

2. Thái độ:

Có ý thức tốt trong việc rèn luyện và học tập bộ môn, đặc biệt sưu tầm kiến thức có liên quan trong thực tế.

3. Kĩ năng:

- Rèn kĩ năng làm bài, liên hệ thực tế cuộc sống.

- KÜ n¨ng sèng : BiÕt phª ph¸n nh÷ng hµnh vi thiÕu tù gi¸c, tÝch cùc trong kiÓm tra.

4. Năng lực hình thành cho học sinh:

Tự học, sáng tạo…

II. Các kĩ năng sống cơ bản.

Biết phê phán những hành vi thiếu tự giác, tích cực trong kiểm tra.

III. Phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng :

IV. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh


- GV: Đề bài, hướng dẫn chấm.

- HS: đồ dùng học tập

V. C¸c ho¹t ®éng d¹y - häc

1. æn ®Þnh líp: (0.5p)

2. KiÓm tra : Sù chuÈn bÞ giÊy và đồ dùng học tập của học sinh cña HS.(0.5p)

3. Bµi míi: GV phát đề, hs làm bài (43p)

Đề 1 – 9A

A. Ma trận ra đề kiểm tra.

Chủ đề​
Các cấp độ tư duy​
Tổng​
Nhận biết​
Thông hiểu​
Vận dụng thấp​
Vận dụng cao​
TN​
TL​
TN​
TL​
TN​
TL​
TN​
TL​
1. Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân.Nêu được hôn nhân là gì, quyền và nghĩa vụ công dân trong hôn nhân
Hiểu được những quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân.
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ
1
1
1
3
2
4
40%
2. Quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ đóng thuế.
Hiểu để hoàn thiện được khái niệm thuế là gì.
Vận dụng kiến thức về quyền tự do kinh doanh giải thích tình huống.
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ
1
10
1
2,5
2
3,5
35%
3. Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân.Nêu được tầm qua trọng của lao động.
Phân biệt được những hành vi, việc làm đúng với những hành vi, việc làm vi phạm quyền và nghĩa vụ lao động công dân
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ
1/2
1/2
1
1
2,5
25%
TS câu
TS điểm
Tỉ lệ
1
1
10%​
1/2
1,5
15%​
1
1
10%​
1
3
30%​
1/2
1
10%​
1
1
25%​
5
10
100%​
B. Đề bài.

I.Trắc nghiệm ( 2 điểm)

Câu 1 (1 điểm)


Những ý kiến dưới đây về hôn nhân là đúng hay sai.Em hãy ghi chữ Đ trước ý đúng và S trước ý sai:

1. Kết hôn là do đôi nam nữ tự nguyện quyết định, không cần ai can thiệp.
2. Cần lắng nghe ý kiến của cha mẹ trong việc lựa chọn bạn đời.
3. Nam nữ chưa vợ chưa chồng có thể chung sống với nhau như vợ chồng
4. Hôn nhân phải được xây dựng trên cơ sở tình yêu chân chính.
Câu 2 (1 điểm)

Điền vào chỗ trống cho phù hợp:

...(1)……….......là một phần thu nhập của cá nhân và tổ chức kinh tế .....................(2)...................................... để chi tiêu cho những công việc chung.

II.Tự luận ( 8 điểm)

Câu 3 ( 3 điểm)


a.Em hãy cho biết những quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân ?

b.Hiện nay một vài gia đình có tình trạng chồng bắt ép vợ phải sinh con trai để nối dõi tông đường. Ý kiến của em về vấn đề này như thế nào?

Câu 4 ( 2 điểm)

Em hãy cho biết tầm quan trọng của lao động ?Em đã thực hiện nghĩa vụ lao động trong lĩnh vực học tập như thế nào?

Câu 5 ( 3 điểm)

Tình huống: Cửa hàng nhà bà Ba có giấy phép kinh doanh hàng điện tử, nhưng vì hàng bán được ít nên bà tự ý bán thêm hàng ăn vào buổi sáng.

Em có đồng ý với việc làm trên của bà Ba không? Vì sao?

Nếu em là người thân của bà Ba, em sẽ làm gì?

Kể tên một số loại thuế mà gia đình em đã tham gia?

C. Hướng dẫn chấm.

Câu​
Nội dung​
Điểm​
1
2

3







4






5​
Đ: 2, 4; S : 1,3 (0,25 điểm / ý đúng)
Điền đúng: 1-Thuế; 2- có nghĩa vụ nộp vào ngân sách nhà nước
a. Theo điều 9 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000, các điều kiện được kết hôn:
- Nam từ 20 tuổi, nữ từ 18 tuổi trở lên.
- Việc kết hôn do nam nữ tự nguyện, không ép buộc, cưỡng ép hoặc cản trở.
- Việc kết hôn không thuộc 1 trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định ( nêu các trường hợp cấm kết hôn – Đ10 Luật HN và GĐ 2000)
b. - Hiện nay một vài gia đình có tình trạng chồng bắt ép vợ phải sinh con trai để nối dõi tông đường là một tư tưởng lạc hậu, sai lầm vì người đã vi phạm những nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân nước ta, vi phạm pháp luật về quyền và nghĩa vụ trong hôn nhân.

* Tầm quan trọng của lao động:
- Giúp con người hoàn thiện về phẩm chất đạo đức, tâm lí, tình cảm, phát triển năng lực.
- Là hoạt động chủ yếu, quan trọng nhất của con người,là nhân tố quyết định sự tồn tại, phát triển của xã hội.
* Hs đánh được việc thực hiện nghĩa vụ lao động trong lĩnh vực học tập của bản thân( mặt tốt, hạn chế)
a. Không đồng ý với việc làm của bà Ba
Vì bà Ba vi phạm quy định về kinh doanh, đó là kinh doanh quá mặt hàng kê khai mà không đủ giấy phép, vi phạm nghĩa vụ đóng thuế.
b. Em sẽ khuyên bà Ba thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ kinh doanh, nghĩa vụ đóng thuế.
c. Học sinh nêu
1

1​
0,25

0,25


1




1,5



0,5

0,5

1
0,5


1​
1
0,5
Đề 2- 9B

A.Ma trận ra đề kiểm tra.

Chủ đề​
Các cấp độ tư duy​
Tổng​
Nhận biết​
Thông hiểu​
Vận dụng thấp​
Vận dụng cao​
TN​
TL​
TN​
TL​
TN​
TL​
TN​
TL​
1. Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân.Nêu được hôn nhân là gì, quyền và nghĩa vụ công dân trong hôn nhân
Hiểu được những quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân.
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ
1
1
1
2,5
2
3,5
35%
2.Quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ đóng thuế.
Hiểu để hoàn thiện được quyền tự do kinh doanh là gì.
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ
1
1
1
1
10%
3. Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân.Nêu được tầm qua trọng của lao động.
Phân biệt được những hành vi, việc làm đúng với những hành vi, việc làm vi phạm quyền và nghĩa vụ lao động công dân
Vận dụng kiến thức về quyền và nghĩa vụ lao động giảithích tình huống.
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ
1/2
1,5
1/2
1
1
3
2
5,5
55%
TS câu
TS điểm
Tỉ lệ
1
1
10%
1/2
1,5
15%
1
1
10%
1
2,5
25%
1/2
1
10%
1
3
30%
5
10
100%
B. Đề bài.

I.Trắc nghiệm ( 2 điểm)

Câu 1 (1 điểm)


Những ý kiến dưới đây về hôn nhân là đúng hay sai.Em hãy ghi chữ Đ trước ý đúng và S trước ý sai:

1. Cần lắng nghe ý kiến của cha mẹ trong việc lựa chọn bạn đời.
2. Kết hôn là do đôi nam nữ tự nguyện quyết định, không cần ai can thiệp.
3. Hôn nhân phải được xây dựng trên cơ sở tình yêu chân chính.
4. Nam nữ chưa vợ chưa chồng có thể chung sống với nhau như vợ chồng
Câu 2 (1 điểm) Điền vào chỗ trống cho phù hợp:

Quyền tự do kinh doanh là quyền được lựa chọn………………(1)………………,

…………………………..và quy mô kinh doanh theo ………(2)………. của pháp luật và sự quản lí của Nhà nước.


II.Tự luận ( 8 điểm)

Câu 3 ( 3 điểm)


a.Em hãy cho biết những quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân ?

b.Hiện nay một vài gia đình có tình trạng chồng bắt ép vợ phải sinh con trai để nối dõi tông đường. Ý kiến của em về vấn đề này như thế nào?

Em hãy cho biết những quy định của pháp luật về nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân ?

Câu 4 ( 2 điểm)

Em hãy cho biết tầm quan trọng của lao động ?Em đã thực hiện nghĩa vụ lao động trong lĩnh vực học tập như thế nào?

Câu 5 ( 3 điểm)

Tình huống: Hàng cơm gần nhà Hoa có một cô bé làm thuê mới 14 tuổi nhưng ngày nào cũng phải gánh những thùng nước to, nặng quá sức mình và còn hay bị bà chủ đánh đập, chửi mắng.

a. Em có đồng ý với việc làm của bà chủ quán cơm không? Bà ta có những sai phạm gì?

b. Nếu là người chứng kiến, em sẽ ứng xử như thế nào?

C. Hướng dẫn chấm.


Câu​
Nội dung​
Điểm​
1
2

3









4.






5
S: 2, 4; Đ : 1,3 (0,25 điểm / ý đúng)
Điền đúng: 1-Hình thức tổ chức kinh tế, ngành nghề; 2- quy định.
a. Theo điều 9 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000, các điều kiện được kết hôn:
- Nam từ 20 tuổi, nữ từ 18 tuổi trở lên.
- Việc kết hôn do nam nữ tự nguyện, không ép buộc, cưỡng ép hoặc cản trở.
- Việc kết hôn không thuộc 1 trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định ( nêu các trường hợp cấm kết hôn – Đ10 Luật HN và GĐ 2000)
b. - Hiện nay một vài gia đình có tình trạng chồng bắt ép vợ phải sinh con trai để nối dõi tông đường là một tư tưởng lạc hậu, sai lầm vì người đã vi phạm những nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân nước ta, vi phạm pháp luật về quyền và nghĩa vụ trong hôn nhân.
* Tầm quan trọng của lao động:
- Giúp con người hoàn thiện về phẩm chất đạo đức, tâm lí, tình cảm, phát triển năng lực.
- Là hoạt động chủ yếu, quan trọng nhất của con người,là nhân tố quyết định sự tồn tại, phát triển của xã hội.
* Hs đánh được việc thực hiện nghĩa vụ lao động trong lĩnh vực học tập của bản thân( mặt tốt, hạn chế)

a. Không đồng ý với việc làm của bà chủ hàng cơm vì bà ta có những sai phạm:
- Sử dụng trẻ dưới 15 tuổi vào làm việc.
- Bắt trẻ làm những việc nặng nhọc, quá sức.
- Ngược đãi người lao động.
b. Nếu là người chứng kiến, em sẽ:
- Góp ý để bà chủ quán biết những sai phạm của bà ta.
- Báo cho người có trách nhiệm biết nếu bà ta không sửa chữa những việc làm sai của mình.
1
1



0,25
0,25

1






1,5

0,5

0,5

1





0,5
0,5
0,5
0,5​
0,5
0,5​
4 Cñng cè:(0.5p)

- Thu bµi.

- NhËn xÐt.

5. Híng dÉn vÒ nhµ:(0.5p)

- ¤n l¹i kiÕn thøc ®· häc.

- T×m hiÓu bµi míi : Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí của công dân.

-------------------------------------------------------------------------------------------------------

Ngày 7 tháng 5năm 2020.

P. Hiệu trưởng









Nguyễn Công Nghịnh​



























Ngày soạn: 20/2/2020.

Ngày dạy: 26.2.2020

Tuần 24- Tiết 24

Bài 15

VI PHẠM PHÁP LUẬT VÀ TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ CỦA CÔNG DÂN

I. Mục tiêu bài học.​

1. Kiến thức:

- Thế nào là vi phạm pháp luật .

- Kể được các loại vi phạm pháp luật.

2. Kĩ năng:

Biết phân biệt các loại vi phạm pháp pháp luật .

3. Thái độ:

- Tích hợp GDANQP:Tự giác chấp hành pháp luật của Nhà nước.

- Phê phán các hành vi vi phạm pháp luật.

4. Năng lực hình thành cho học sinh:

- Chung: Tự học, giải quyết vấn đề, sáng tạo, giao tiếp, hợp tác

- Riêng: Tự nhận thức, tự điều chỉnh hành vi của mình để thực hiện nghiêm túc pháp luật.

II. Các kĩ năng sống cơ bản

- Tư duy phê phán

- Tìm kiếm và xử lí thông tin

- Kiên định, không tham gia vào hành vi VPPL

III. Phương pháp, kĩ thuật dạy học

Nêu vấn đề, thảo luận, động não.

IV. Tài liệu, phương tiện

SGK, SGVCD 9 + tài liệu tham khảo.

V. Hoạt động dạy và học.

1. Ổn định lớp và kiểm tra bài cũ:(1p)

2.Khởi động (3’) GV lấy 1 vài hành vi vi phạm pháp luật dẫn vào bài.

3.Hình thành kiến thức mới



HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ​
NỘI DUNG CẦN ĐẠT​
Hoạt động 1: Động não tìm hiểu hành vi vi phạm pháp luật.(12p)
GV đưa ra 3 trường hợp (ghi bảng phụ)
1. A rất ghét B và có ý định sẽ đánh B một trận cho bõ ghét.
2. Một người uống rượu say đi xe máy và gây tai nạn.
3. Em bé 5 tuổi nghịch lửa làm cháy một số đồ của nhà hàng xóm.
Gv: Theo em, trường hợp nào VPPL, trường hợp nào không VPPL? Giải thích.
HS thảo luận nhóm và trình bày.
Gv:Vậy, em hãy cho biết ntn là VPPL? Cho VD.
- Hs trả lời
- GV nhận xét và hoàn thiện khái niệm.



Hoạt động 2: Thảo luận tìm hiểu các dấu hiệu hành vi vi phạm pháp luật
(15p)
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu dấu hiệu VPPL.
- Gv yêu cầu HS giải quyết các tình huống trong phần đặt vấn đề bằng các câu hỏi, yêu cầu HS điền vào bảng.
- Hs thảo luận theo cặp nhóm để trả lời.
- GV chốt lại 4 dấu hiệu nhận biết VPPL.

A. Vi phạm pháp luật
1. Khái niệm.

- Hành vi 1 và 3 không VPPL vì:
(1) chưa gây ra hậu quả gì, chỉ mới là "ý định".
(3) em bé 5 tuổi -> chưa ý thức được việc làm của mình.
- Hành vi (2) là VPPL vì đó là người hoàn toàn ý thức được việc mình làm, gây ra hậu quả (gây tai nạn)

- Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật và có lỗi do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện, xâm hại đến các quan hệ được pháp luật bảo vệ.
- VD: A lấy trộm xe máy của B
D đánh G bị thương rồi bỏ chạy.
2. Dấu hiệu nhận biết VPPL.
- Là hành vi trái pháp luật:
+ Thực hiện pháp luật không nghiêm (VD: trốn thuế giá trị gia tăng....)
+ Thực hiện pháp luật không đúng (VD: đi vào đường cấm...)
- Là hành vi cụ thể của con người. Tức là phải thể hiện bằng hành động chứ không phải là chỉ trong suy nghĩ, tư tưởng.
- Là hành vi có lỗi: tức là chủ thể có lỗi khi biết rằng việc làm của mình gây ra tác hại ntn nhưng vẫn làm.
- Người có năng lực trách nhiệm pháp lý: (người tâm thần, trẻ em thì không có khả năng này)
+ Có khả năng nhận thức hành vi của mình .
+ Có khả năng lựa chọn và quyết định cách xử sự.
+ Có khả năng độc lập chịu trách nhiệm việc làm của mình.


Hành vi​
Loại VPPL​
1. Vứt rác bừa bãiHành chính
2. Lấn chiếm vỉa hèHành chính
3. Trộm cắp xe máyHình sự
4. Cướp giật tài sảnHình sự
5. Mượn xe đạp đem "cắm" lấy tiềnDân sự
6. Viết, vẽ bậy lên tường lớp học.Kỉ luật
4. Hoạt động luyện tập(4p)?

- HS làm bài tập 1 - SGK.
- GV viết vào bảng phụ.
- GV gọi HS lên bảng.
- GV chốt lại đáp án đúng.
- GV cho HS đọc lại nội dung bài học.

- HS lên bảng.
- Cả lớp bổ sung ý kiến.


- HS đọc.
- VPPL hành chính: 2, 4,7.
- VPPL dân sự:1 .
- VPPL hình sự: 3.
- VP kỉ luật: 5, 6.


5.Vận dụng và mở rộng:(2p)

- Học và nắm chắc nội dung bài học

- ở địa phương em có trường hợp nào em thấy vi phạm pháp luật? Đó là vi phạm gifvaf phải chịu trách nhiệm pháp lý ntn?

- Chuẩn bị nội dung bài 16: Quyền tham gia quản lý Nhà nước và quản lý xã hội của công dân.

-----------------------------------------------------------

Ngày …tháng …năm 2020











Tăng Thị Thanh Hương​








Ngày soạn: 6/3/2020 Ngày dạy: từ ngày 12.3.2020



Tên chủ đề : NHÀ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM – QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÔNG DÂN TRONG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC

Số tiết: 04​



I. Cơ sở hình thành chủ đề

-
Bài 16, 17 - sgk GDCD 9, Bài tập tình huống GDCD 9; Bài tập GDCD 9; tài liệu, tranh ảnh sưu tầm Internet;

II. Thời gian dự kiến: 4 tiết

Tiết 27 + 28: Quyền tham gia quản lý Nhà nước, quản lý xã hội của công dân

Tiết 29 + 30: nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc



III. Nội dung

A. Mục tiêu


1.Kiến thức- Thế nào là quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội của công dân.

- Nêu được các hình thức tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội của công dân.

- Nêu được trách nhiệm của Nhà nước và của công dân trong việc đảm bảo và thực hiện quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội của công dân.

- Ý nghĩa của quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội của công dân.

Biết cách thực hiện quyền tham gia quản lí NN và quản lí XH phù hợp với lứa tuổi.

- Hiểu được thế nào là bảo vệ Tổ quốc, nội dung nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc, ý nghĩ của BVTQ.

2. Về kỹ năng:

- Biết cách thực hiện quyền tham gia quản lí NN và quản lí XH phù hợp với lứa tuổi.

-Tuyên truyền, vận động người thân thực hiện tốt nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc, thường xuyên tham gia các hoạt động bảo vệ trật tự an ninh ở nơi cư trú và trong trường học.

-Biết cách thực hiện quyền tham gia quản lí NN và quản lí XH phù hợp với lứa tuổi.

3. Về thái độ:

- Tích hợp GDANQP: Tích cực tham gia công việc của trường, của lớp, của cộng đồng phù hợp với khả năng.

-Nêu được một số quy định trong Hiến pháp năm 1992 và Luật nghĩa vụ quân sự ( sửa đổi năm 2005) về nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.

- Đồng tình, ủng hộ những hành động, việc làm thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.

- Phê phán những hành vi trốn tránh nghĩa vụ quân sự.

-Tích hợp GDANQP:Ý thức trách nhiệm và nghĩa vụ của học sinh trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc.

4. Năng lực hình thành cho học sinh:

- Chung: Tự học, giải quyết vấn đề, sáng tạo, giao tiếp, hợp tác

- Năng lực chuyên biệt:+ Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn GDCD: phát hiện được tình huống trong học tập, trong cuộc sống và đề xuất được giải pháp giải quyết vấn đề liên quan đến quản lý nhà nước, quản lí xã hội, bảo vệ Tổ quốc

+Năng lực tự nhận thức, tự điều chỉnh hành vi của mình, tự chịu trách nhiệm và thực hiện trách nhiệm của công dân với Tổ quốc

+ Năng lực sáng tạo: Sáng tạo trong đề xuất biện pháp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

B. Bảng mô tả các mức độ nhận thức của chủ đề theo định hướng phát triển năng lực.

Nội dung chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
-Hiểu được thế nào là quyền quản lí nhà nước, quản lí xã hội
- Hiểu thế nào là bảo vệ Tổ quốc, nghĩa vụ bảo vệ TQ.
Nêu được một số việc làm thể hiện quyền bảo vệ TQ;
Kể được một số việc làm thể hiện quyền tham gia quản lý NN, quản lý XH của CD.
Đưa được những đề xuất trong việc giũa gìn an ninh ở địa phương.
Khái quát được ý nghĩa của việc dân chủ trong quá trình quản lí NN, quản lý XH, bảo vệ TQ
- Nắm được một số quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân về quản lý NN, quản lý XH.-Nêu được một số quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ bảo vệ di sản văn hóa.
- Nêu được một số quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dan với quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo của người khác.
-Phân biệt được hành vi thực hiện đúng với hành vi vi phạm pháp luật về quản lý NN, quản lý Xh, bảo vệ TQ
Ý thức cảnh giác với hành vi xâm phạm TQ, vi phạm an ninh khu vực dân cưThực hiện đúng quy định của pháp luật về quản lý NN, quản lý Xh, bảo vệ TQ
C. Hệ thống câu hỏi / bài tập

1. Mức độ nhận biết.


?Nhà nước ban hành những quy định đó để làm gì ?

? Thế nào là quyền tham gia quản lý nn và quản lý XH của CD?

? Bảo vệ TQ là gì? Bao gồm những nội dung nào?

?Nghĩa vụ bảo vệ TQ là gì?

? Nghĩa vụ BVTQ bao gồm những nội dung nào?

? Bảo vệ Tổ quốc là trách nhiệm của ai ?

2.Mức độ thông hiểu.

?
Lấy vD về việc tham giaquản lý nn và quản lý XH của CD?

?Lấy VD về việc bảo vệ TQ của CD?

?Em có suy nghĩ gì khi xem các tranh đó ?

3. Vận dụng thấp.

?Mỗi HS chúng ta cũng có quyền gì trong việc quản lí trường, lớp ?

? Vì sao phải bảo vệ Tổ quốc ?

?HS làm gì để góp phần bảo vệ Tổ quốc ?

HS làm gì để tham gia quản lý N, quản lý XH?

4. Vận dụng cao.

? Liên hệ bản thân em đã làm được những gì, chưa làm được những gì? Đề ra biện pháp khắc phục.

Ở địa phương em có những hoạt động nào bảo vệ Tổ Quốc ?

?Cho biết thực trạng thanh niên xã TL tham gia bảo vệ Tổ quốc ?

IV. Tổ chức dạy – học chủ đề



Tuần 27 - Tiết 27Bài 16: QUYỀN THAM GIA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC,

QUẢN LÝ XÃ HỘI CỦA CÔNG DÂN.

I. Mục tiêu cần đạt​

Giúp học sinh:

1. Về kiến thức:

- Thế nào là quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội của công dân.

- Nêu được các hình thức tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội của công dân.

2. Về kỹ năng:

Biết cách thực hiện quyền tham gia quản lí NN và quản lí XH phù hợp với lứa tuổi.

3. Về thái độ:

- Tích hợp GDANQP: Tích cực tham gia công việc của trường, của lớp, của cộng đồng phù hợp với khả năng.

4. Năng lực hình thành cho học sinh:

- Chung: Tự học, giải quyết vấn đề, sáng tạo, giao tiếp, hợp tác

- Riêng: Tự nhận thức, tự điều chỉnh hành vi của mình để thực hiện quyền tham gia quản lý nhà nước và quản lý xã hội của công dân.

II. Các kĩ năng sống cơ bản

- Tư duy phê phán

- Tìm kiếm và xử lí thông tin

III. Phương pháp, kĩ thuật dạy học

Nêu vấn đề, thảo luận, động não.

IV. Tài liệu, phương tiện:

- SGK+ SGV +tài liệu tham khảo.

- Tranh: Tích cực tham gia hoạt động chính trị, hoạt động xã hội.

V. Hoạt động dạy và học

1. Ổn định lớp và kiểm tra 15 phút.(15p)

A. Đề bài.

C©u 1 ( 3 điểm)Em h·y x¸c ®Þnh c¸c hµnh vi sau ®©y ( b»ng c¸ch ®¸nh dÊu nh©n )vi ph¹m ph¸p luËt g× ( hµnh chÝnh , h×nh sù , d©n sù hay vi ph¹m kØ luËt)

Hµnh viVPPL hµnh chÝnhVPPL h×nh sùVPPL d©n sùVi ph¹m kØ luËt
1.Tự ý cho người khác mượn xe máy của bạn
2. Đùa nghịch làm gẫy ghế của lớp
3.Cãi nhau, gây mất trật tự nơi công cộng.
4.Trém c¾p tµi s¶n cña c«ng d©n
5. Láixe ô tô khi không có giấy phép
6.Tự ý nghỉ việc không có lí do
Câu 1 ( 2 điểm)

Người nào trong những trường hợp sau đây phải chịu trách nhiệm pháp lí về hành vi của mình? Khoanh tròn chữ cái trước câu em chọn và giải thích.

Một người đang đi xe máy trên đường, bất ngờ có 1 em bé chạy ngang qua đầu xe, người điều khiển xe máy phanh gấp làm nhiều người đi sau bị ngã.

Một người lái xe uống rượu say, không làm chủ được tay lái, đã đâm vào người đi đường.

Một em bé 5 tuổi, nghịch lửa làm cháy gian bếp của nhà hàng xóm.

Câu 2 ( 5 điểm)

Vi phạm pháp luật là gì? Hãy kể các loại trách nhiệm pháp lí, mỗi loại cho một ví dụ?

B.Hướng dẫn chấm



C©u 1(3 điểm) : Chän ®óng mçi ý ®îc 0,5®

Vi ph¹m hµnh chÝnh : 3,5

Vi ph¹m kØ luËt : 2, 6

VPPL h×nh sù : 4

VPPL d©n sù : 1

Câu 2(2 điểm).

- Chọn B ( 0,5 điểm)

- Giải thích: Người lái xe có năng lực trách nhiệm pháp lí;Lỗi: uống rượu say, đâm vào người đi đường ( 1,5đ).

Câu 3 ( 5 điểm)

- Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật và có lỗi do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện, xâm hại đến các quan hệ được pháp luật bảo vệ.( 1đ)

- Hs nêu được đúng mỗi loại trách nhiệm pháp lí và cho ví dụ đúng mỗi loại được

1 điểm

Có 4 loại

a. Trách nhiệm hình sự:VD: Cải tại không giam giữ, phạt tù giam....

b. Trách nhiệm hành chính: VD: Phạt tiền, cảnh cáo, tạm giam hành chính, tước giấy phép....

c. Trách nhiệm dân sự: bồi thường tiền khi mượn xe làm mất xe máy của người khác.

d. Trách nhiệm kỉ luật: hạ bậc lương khi vi phạm kỉ luật của công ty…

2.Khởi động:

GV nêu mục tiêu của chủ đề sau đó chuyển vào bài.

3.Hình thành kiến thức mới

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ​
NỘI DUNG CẦN ĐẠT​
Hoạt động 1: Nêu vấn đề tìm hiểu phần đặt vấn đề.(10p)
Gv: Những quy định trên thể hiện quyền gì của người dân ?
Hs trả lời.


Gv: Nhà nước quy định những quyền đó là gì ?
Hs trả lời.
Gv: Nhà nước ban hành những quy định đó để làm gì ?
- Hs trả lời.
- GV nhận xét, bổ sung và chốt lại: Bản chất của NN ta là Nhà nước của dân, do dân và vì dân; do đó nên công dân có quyền tham gia quả lý Nhà nước và quản lý xã hội.
Gv: Liên hệ thực tế, em hãy lấy VD về việc thực hiện quyền này của công dân ?
VD: Bầu cử quốc hội, HĐND; viết thư góp ý; gặp cán bộ và trình bày quan điểm; chất vấn đại biểu quốc hội, tố cáo, khiếu nại; học sinh được ý kiến với các thầy cô giáo về vấn đề học tập như bàn ghế hỏng, điện nước hạn chế...
Hoạt động 2: Tìm hiểu quyền tham gia quản lí nhà nước và quản lí xã hội.(14p)
Gv: Em hiểu thế nào là quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội của công dân ?

Gv:Hãy cho biết, CD có thể tham gia quản lí NN và xã hội như thế nào? Lấy ví dụ?.
- HS dựa vào SGK để trả lời
- GV nhận xét và chốt ý.
Quyền tham gia ý kiến vào công việc chung của đất nước, của ngành mình, địa phương mình và cơ quan đơn vị mình.
+ Bàn bạc góp ý kiến vào chủ trương, chính sách của nhà nước, vào kế hoạch phát triển xã hội.
+ Góp ý kiến dự thảo Hiến pháp, dự thảo luật
+ Ở địa phương thì góp ý vào nội dung, kế hoạch chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh huyện hay xã mình.
- Quyền tham gia xây dựng bộ máy nhà nước.
+ Góp ý về hoạt động của bộ máy nhà nước.
+ Ứng cử, bầu cử
+ Tham gia vào các tổ chức đoàn thể (HS tham gia Đoàn, Đội,...)
- Quyền giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước.
Gv: Mỗi HS chúng ta cũng có quyền gì trong việc quản lí trường, lớp?
- Góp ý kiến về xây dựng nhà trường không có ma tuý
- Bàn bạc, quyết định việc quan tâm đến HS nghèo vượt khó.
- ý kiến với nhà trường về vấn đề: Vệ sinh, bàn ghế...
Gv: Công dân tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội dưới những hình thức nào?
Hs trả lời.
GV mở rộng, lấy dẫn chứng.
Gv cho hs quan sát tranh: tích cự tham ...
I. Đặt vấn đề

* Quyền:
- Tham gia góp ý kiến, dự thảo, sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp 1992.
- Tham gia bàn bạc và quyết định các công việc của xã hội.
* Đây chính là các quyền tham gia quản lý NN và xã hội của công dân.
* Quy định đó để xác định quyền và nghĩa vụ của công dân đối với đất nước trên mọi lĩnh vực.













II. Nội dung bài học:
1. Quyền tham gia quản lý Nhà nước và quản lý xã hội của công dân.

Là quyền tham gia xây dựng bộ máy nhà nước và các tổ chức xã hội, tham gia bàn bạc, tổ chức thực hiện, giám sát và đánh giá các hoạt động của Nhà nước và xã hội.




























2. Hình thức tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội của công dân:

- Hình thức trực tiếp.
- Hình thức gián tiếp thông qua các đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp.
4. Luyện tập(4p)

GV hướng dẫn HS làm bài tập SGK.

Bài 1: Đáp án: a,c,đ,h

Bài 2: Đáp án: c

5. Vận dụng và mở rộng (1p)

- Làm bài 1, 2 vào vở

- Chuẩn bị tiếp nội dung bài học để học tiết 2.

-----------------------------------------------------------------



Tuần 28 - Tiết 28

Bài 16

QUYỀN THAM GIA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VÀ QUẢN LÝ XÃ HỘI CỦA CÔNG DÂN.

(Tiếp theo)

I. Mục tiêu cần đạt​

Giúp học sinh:

1. Về kiến thức:

- Nêu được trách nhiệm của Nhà nước và của công dân trong việc đảm bảo và thực hiện quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội của công dân.

- Ý nghĩa của quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội của công dân.

2. Về kỹ năng:

Biết cách thực hiện quyền tham gia quản lí NN và quản lí XH phù hợp với lứa tuổi.

3. Về thái độ:

Tích cực tham gia công việc của trường, của lớp, của cộng đồng phù hợp với khả năng.

4. Năng lực hình thành cho học sinh:

- Chung: Tự học, giải quyết vấn đề, sáng tạo, giao tiếp, hợp tác

- Riêng: Tự nhận thức, tự điều chỉnh hành vi của mình để thực hiện quyền tham gia quản lý nhà nước và quản lý xã hội của công dân.

II. Các kĩ năng sống cơ bản

- Tư duy phê phán

- Tìm kiếm và xử lí thông tin

III. Phương pháp, kĩ thuật dạy học

Nêu vấn đề, thảo luận, động não.

IV. Tài liệu, phương tiện:

SGK+ SGV +tài liệu tham khảo.

V. Hoạt động dạy và học

1. Ổn định lớpvà kiểm tra bài cũ:(3p)

? Trình bày hiểu biết của em về quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội của công dân.

2.Khởi động

GV dẫn vào bài

3.Hình thành kiến thức mới

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS​
NỘI DUNG CẦN ĐẠT​
Hoạt động 1:Đàm thoại tìm hiểu trách nhiệm của Nhà nước và công dân và ý nghĩa quyền này.(25p)
Gv: Theo em, để quyền này được đảm bảo, NN cần có trách nhiệm ntn ?
Hs trả lời.

Gv: Công dân có trách nhiệm ntn?
Hs trả lời.






Gv: Là học sinh, các em sẽ làm gì để thực hiện quyền tham gia quản lí nhà nước, xã hội phù hợp với lứa tuổi ?
Hs trả lời.
GV tích hợp GDANQP:Trách nhiệm và nghĩa vụ của học sinh trong sự nghiệp bảo vệ tổ quốc

Gv:Liên hệ bản thân em đã làm được những gì, chưa làm được những gì? Đề ra biện pháp khắc phục.
- HS dựa vào SGK và liên hệ thực tế để trả lời
- GV nhận xét.
Gv: Hãy cho biết ý nghĩa của quyền tham gia quả lý nhà nước và xã hội của công dân?
- HS trả lời
- GV phân tích thêm.
Gv: Theo em, quyền tham gia quản lý NN và quản lý xã hội bao gồm những quyền nhỏ nào ? Nội dung cụ thể là gì?
- HS dựa vào SGK để trả lời
- GV nhận xét và chốt ý.
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh làm bài tập SGK (10p)

GV hướng dẫn HS làm bài tập SGK.
3. Trách nhiệm của NN và công dân.
a. Nhà nước:
Đảm bảo và tạo điều kiện để nhân dân phát huy quyền làm chủ của mình trong các lĩnh vực của đời sống xã hội.
b. Công dân:
- Tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội thông qua các hoạt động cụ thể: tham gia thảo luận các vấn đề chung của địa phương, đất nước, kiến nghị với cơ quan nhà nước, biểu quyết khi nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân, thực hiện quyền bầu cử, ứng cử vào Quốc hội, HĐND khi đến tuổi…
- Hs:
+Tham gia góp ý xây dựng khu vui chơi cho trẻ em ở địa phương, xây dựng trường học, môi trường sống, bạo hành đối với trẻ em…
+ Tích cực tham gia tuyên truyền cổ động người dân đi bầu cử, tích cực thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo…





4. Ý nghĩa:

- Đảm bảo cho công dân quyền làm chủ, thực hiện trách nhiệm công dân đối với nhà nước, xã hội.




III. Luyện tập​

Bài 3: Trực tiếp: a,b,d
Gián tiếp: c,đ,e
4. Luyện tập.(3p)

-GV hướng dẫn HS vẽ sơ đồ nội dung bài học.
















































Tuần 25
Tiết 25
Ngày soạn: 12.5.2020
Ngày dạy: 5.2020
Bài 17

NGHĨA VỤ BẢO VỆ TỔ QUỐC

I. Mục tiêu cần đạt​

Giúp HS hiểu

1. Kiến thức:

Hiểu được thế nào là bảo vệ Tổ quốc, nội dung nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc .

2. Kĩ năng:

Tuyên truyền, vận động người thân thực hiện tốt nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc, thường xuyên tham gia các hoạt động bảo vệ trật tự an ninh ở nơi cư trú và trong trường học.

3. Thái độ:

- Đồng tình, ủng hộ những hành động, việc làm thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.

- Phê phán những hành vi trốn tránh nghĩa vụ quân sự.

4. Năng lực hình thành cho học sinh:

- Chung: Tự học, giải quyết vấn đề, sáng tạo, giao tiếp, hợp tác

- Riêng: Tự nhận thức, tự điều chỉnh hành vi của mình để thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.

II. Các kĩ năng sống cơ bản

- Tư duy phê phán

- Tìm kiếm và xử lí thông tin

III. Phương pháp, kĩ thuật dạy học

Đàm thoại, thảo luận, phân tích tình huống, liên hệ thực tế.

IV. Tài liệu, phương tiện:

SGK+ SGV +tài liệu tham khảo.

V. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học

1. Ổn định lớp và kiểm tra bài cũ: 15p

A. Đề bài.

C©u 1 ( 3 điểm)Em h·y x¸c ®Þnh c¸c hµnh vi sau ®©y ( b»ng c¸ch ®¸nh dÊu nh©n )vi ph¹m ph¸p luËt g× ( hµnh chÝnh , h×nh sù , d©n sù hay vi ph¹m kØ luËt)

Hµnh viVPPL hµnh chÝnhVPPL h×nh sùVPPL d©n sùVi ph¹m kØ luËt
1.Tự ý cho người khác mượn xe máy của bạn
2. Đùa nghịch làm gẫy ghế của lớp
3.Cãi nhau, gây mất trật tự nơi công cộng.
4.Trém c¾p tµi s¶n cña c«ng d©n
5. Láixe ô tô khi không có giấy phép
6.Tự ý nghỉ việc không có lí do
Câu 1 ( 2 điểm)

Người nào trong những trường hợp sau đây phải chịu trách nhiệm pháp lí về hành vi của mình? Khoanh tròn chữ cái trước câu em chọn và giải thích.

Một người đang đi xe máy trên đường, bất ngờ có 1 em bé chạy ngang qua đầu xe, người điều khiển xe máy phanh gấp làm nhiều người đi sau bị ngã.

Một người lái xe uống rượu say, không làm chủ được tay lái, đã đâm vào người đi đường.

Một em bé 5 tuổi, nghịch lửa làm cháy gian bếp của nhà hàng xóm.

Câu 2 ( 5 điểm)

Vi phạm pháp luật là gì? Hãy kể các loại trách nhiệm pháp lí, mỗi loại cho một ví dụ?

B.Hướng dẫn chấm



C©u 1(3 điểm) : Chän ®óng mçi ý ®îc 0,5®

Vi ph¹m hµnh chÝnh : 3,5

Vi ph¹m kØ luËt : 2, 6

VPPL h×nh sù : 4

VPPL d©n sù : 1

Câu 2(2 điểm).

- Chọn B ( 0,5 điểm)

- Giải thích: Người lái xe có năng lực trách nhiệm pháp lí; Lỗi: uống rượu say, đâm vào người đi đường ( 1,5đ).

Câu 3 ( 5 điểm)

- Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật và có lỗi do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện, xâm hại đến các quan hệ được pháp luật bảo vệ.( 1đ)

- Hs nêu được đúng mỗi loại trách nhiệm pháp lí và cho ví dụ đúng mỗi loại được

1 điểm

Có 4 loại

a. Trách nhiệm hình sự:VD: Cải tại không giam giữ, phạt tù giam....

b. Trách nhiệm hành chính: VD: Phạt tiền, cảnh cáo, tạm giam hành chính, tước giấy phép....

c. Trách nhiệm dân sự: bồi thường tiền khi mượn xe làm mất xe máy của người khác.

d. Trách nhiệm kỉ luật: hạ bậc lương khi vi phạm kỉ luật của công ty…

2.Khởi động:

GV nêu vấn đề: (1p)

Sông núi nước Nam vua Nam ở

Ràng rành định phận ở sách trời

Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm

Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời.


(Lí Thường Kiệt)

Không có gì quý hơn độc lập, tự do.

(HCM)

3.Hình thành kiến thức mới

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS​
NỘI DUNG CẦN ĐẠT​
Hoạt động 1: HS quan sát hình ảnh và thảo luận phần đặt vấn đề(12p)
- HS quan sát hình ảnh và thảo luận
N1. Nội dung của các bức ảnh trên?
Hs trả lời.





N2: Em có suy nghĩ gì khi xem các tranh đó ?
Hs trả lời.


N3: Bảo vệ Tổ quốc là trách nhiệm của ai ?
- HS thảo luận và trả lời cá nhân
- GV nhận xét và chốt lại

Hoạt động 2: Đàm thoại tìm hiểu thế nào là bảo vệ TQ, vì sao phải bảo vệ TQ.(18p)
- GV ra câu hỏi
1: Thế nào là bảo vệ Tổ quốc ?

2: Vì sao phải bảo vệ Tổ quốc ?




3: Bảo vệ Tổ quốc gồm những nội dung gì ?



4. Luyện tập​

- GV hướng dẫn HS làm bài 1,2,3,4 SGK
- Hs làm bài tập.

I. Đặt vấn đề​

Gợi ý trả lơi
- Ảnh 1: Chiến sỹ hải quân bảo vệ vùng biển của Tổ quốc
Ảnh 2: Dân quân nữ cũng là một trong những lực lượng tham gia bảo vệ Tổ quốc.
Ảnh 3: Tình cảm của thế hệ trẻ với người mẹ có công bảo vệ Tổ quốc.
- Suy nghĩ: HS tự bộc lộ.
VD: Thấy Tổ quốc thiêng liêng, tươi đẹp. Mọi công dân đều có nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc trong chiến tranh cũng như trong hoà bình
- Bảo vệ Tổ quốc là nghĩa vụ thiêng liêng và cao quý của mọi công dân, là sự nghiệp của toàn dân.
II. Nội dung bài học
1. Bảo vệ Tổ quốc

Bảo vệ Tổ quốc là bảo vệ độc lập chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ chế dộ xã hội chủ nghĩa và Nhà nước CHXH CN Việt Nam.
2. Vì sao phải bảo vệ Tổ quốc vì:
- Đất nước ta là do cha ông ta đã đổ mồ hôi xương máu, khai phá bồi đắp mới có được.
- Hiện nay vẫn còn nhiều thế lực thù địch đang âm mưu thôn tính nước ta.
3. Bảo vệ Tổ quốc gồm các nội dung:
- Xây dựng lực lượng quốc phòng toàn dân
- Thực hiện nghĩa vụ quân sự
- Thực hiện chính sách hậu phương quân đội
- Bảo vệ trật tự an ninh xã hội

III. Bài tập​

1. Đáp án a, c, d, đ, e, h, i
3.
Sẽ nói chuyện với mẹ Hoà dưới vai trò của một người con.
Nói cho mẹ Hoà biết Bảo vệ Tổ quốc là nghĩa vụ thiêng liêng và cao quý của mọi công dân, là sự nghiệp của toàn dân.


- Nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc của công dân là gì?

- Vì sao công dân phải có nghĩa vụ bảo vệ TQ?.

5. Vận dụng và mở rộng

- Nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc của công dân là gì?

- Vì sao công dân phải có nghĩa vụ bảo vệ TQ?.

- Làm các bài tập vào vở

- Học và nắm chắc bài học, thực hiện trách nhiệm bảo vệ tổ quốc khi còn là học sinh

- Chuẩn bị phần còn lại của bài: đọc kĩ phần tư liệu tham khảo sách giáo khoa.



Ngày…..tháng 5 năm 2020


Tăng Thị Thanh Hương




























Ngày 20.5.2020 Ngày dạy:

Tiết 26
Bài 17

NGHĨA VỤ BẢO VỆ TỔ QUỐC (Tiếp)

I. Mục tiêu cần đạt​

Giúp HS hiểu

1. Kiến thức:

Nêu được một số quy định trong Hiến pháp năm 1992 và Luật nghĩa vụ quân sự ( sửa đổi năm 2005) về nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.

2. Kĩ năng:

Tuyên truyền, vận động người thân thực hiện tốt nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc, thường xuyên tham gia các hoạt động bảo vệ trật tự an ninh ở nơi cư trú và trong trường học.

3. Thái độ:

- Đồng tình, ủng hộ những hành động, việc làm thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.

- Phê phán những hành vi trốn tránh nghĩa vụ quân sự.

-Tích hợp GDANQP:Ý thức trách nhiệm và nghĩa vụ của học sinh trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc.

4. Năng lực hình thành cho học sinh:

- Chung: Tự học, giải quyết vấn đề, sáng tạo, giao tiếp, hợp tác

- Riêng: Tự nhận thức, tự điều chỉnh hành vi của mình để thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.

II. Các kĩ năng sống cơ bản

- Tư duy phê phán

- Tìm kiếm và xử lí thông tin

III. Phương pháp, kĩ thuật dạy học

Đàm thoại, thảo luận, phân tích tình huống, liên hệ thực tế.

IV. Tài liệu, phương tiện:

SGK+ SGV +tài liệu tham khảo.

V. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học

1. Ổn định lớp và kiểm tra bài cũ (3p):

?/ Em hiểu thế nào là bảo vệ Tổ quốc và nội dung nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.

2.Khởi động

Nêu vấn đề : GV dẫn vào bài: (1p)

3.Hình thành kiến thức mới

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS​
NỘI DUNG CẦN ĐẠT​
Hoạt động 1: Đàm thoại tìm hiểu trách nhiệm của học sinh và luật nghĩa vụ bảo vệ TQ.(28p)
- GV : HS làm gì để góp phần bảo vệ Tổ quốc?
- HS trình bày, bổ sung, nhận xét
- GV nhận xét và chốt lại (mở rộng thêm về quá trình đấu tranh dựng nước và giữ nước của đân tộc thông qua bộ môn lịch sử)



- GV chuyển ý: Bảo vệ Tổ quốc trở thành nghĩa vụ và được quy định trong hệ thống pháp luật VN.
- GV yêu cầu HS đọc tài liệu tham khảo SGK.
- HS đọc
- GV chốt lại.
GV tích hợp GDANQP:liên hệ Hiến pháp năm 2013, quyền của công dân sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự và trách nhiệm nếu trốn tránh trách nhiệm quân sự.

Hoạt động 2: Tìm hiểu thực tế về nghĩa vụ bảo vệ TQ.(5p)​

Gv: Ở địa phương em có những hoạt động nào bảo vệ Tổ Quốc ?
Hs trả lời.
Gv:Cho biết thực trạng thanh niên xã Thanh Lang tham gia bảo vệ Tổ quốc ?
- Ưu điểm: đa số thanh niên được gọi nhập ngũ sẵn sàng tham gia…
- Nhược : Nhiều thanh niên còn trốn trách trách nhiệm khi có giấy gọi nhập ngũ…

4.Luyện tập(3p)​

GV hướng dẫn HS làm bài tập trong sách giáo khoa.
II. Nội dung bài học

4. Trách nhiệm của học sinh

- Ra sức học tập, tu dưỡng đạo đức
- Rèn luyện sức khoẻ, luyện tập quân sự.
- Tích cực tham gia phong trào bảo vệ trật tự an ninh trong trường học và nơi cư trú.
- Sẵn sàng làm nghĩa vụ quân sự.
- Vận động mọi người cùng thực hiện nghĩa vụ quân sự.
- Phê phán tố cáo hành vi trốn tránh nghĩa vụ quân sự.
5. Nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc:
(Hiến pháp 1992, Luật nghĩa vụ quân sự sửa đổi 2005, Bộ luật hình sự 1999)
- Công dân nam thanh niên phải làm nghĩa vụ quân sự (tuổi gọi nhập ngũ từ 18 đến 25 ) Thời gian phục vụ bình thường là 24 tháng.
- Công dân còn trẻ tuổi, là học sinh phổ thông có nghĩa vụ luyện tập quân sự theo chương trình quy định để khi lớn lên sẵn sàng đáp ứng yêu cầu bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ trật tự làng, xã, cơ quan, trường học.

III. Bài tập​

5.Vận dụng và mở rộng

Nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc của công dân ?

- Làm các bài tập vào vở

- Học và nắm chắc bài học, thực hiện trách nhiệm bảo vệ TQ khi còn là học sinh

- Chuẩn bị bài: 18: Sống có đạo đức và tuân theo pháp

Tuần: 33
Tiết: 33
Ngày soạn :2. 6.2020
Ngày dạy: 6.2020
ÔN TẬP

I. Mục tiêu cần đạt:

Giúp HS


1. Kiến thức:

Hệ thống hoá nội dung đã học và nắm chắc lại toàn bộ kiến thức đã học.

2. Kĩ năng

Tích cực rèn luyện theo các chuẩn mực của các bài học đã được học, rèn phương pháp học GDCD.

3. Thái độ:

Tự đánh giá được quá trình học tập và rèn luyện, rút ra được ưu nhược điểm của bản thân so với yêu cầu giáo dục để khắc phục, phấn đấu và tự rèn luyện.

4. Năng lực hình thành cho học sinh:

- Chung: Tự học, giải quyết vấn đề, sáng tạo, giao tiếp, hợp tác

- Riêng: Tự nhận thức, tự điều chỉnh hành vi của mình để sống và làm việc theo các chuẩn mực đạo đức và các quy định của pháp luật.

II. Các kĩ năng sống cơ bản:

- Tư duy phê phán

- Tìm kiếm và xử lí thông tin

III. Phương pháp, kĩ thuật dạy học

Ôn luyện, kích thích tư duy, nêu và giải quyết vấn đề...

IV. Tài liệu, phương tiện:

- SGK + SGV + tài liệu tham khảo.

- Bài tập và các câu hỏi về nội dung ôn tập.

V. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học

1. Ổn định lớp và kkiểm tra bài cũ: (Lồng ghép vào phần ôn tập)

2.Khởi động

Gv khái quát các kiến thức dẫn vào bài (1p)

3.Hình thành kiến thức mới

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS​
NỘI DUNG CẦN ĐẠT​
Hoạt động 1: Ôn tập lí thuyết (30p)
- GV lần lượt hướng dẫn HS nhắc lại các kiến thức đã học
Gv: Pháp luật quy định ntn về quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ đóng thuế?




Gv: Pháp luật quy định ntn về quyền và nghĩa vụ lao động của công dân?








Gv: Trình bày các dấu hiệu nhận biết vi phạm pháp luật?



Gv:Có các loại VPPL nào?







GV: Trình bày nội dung các quyền tham gia quản lí NN và xã hội của công dân?
















Gv:Thế nào là bảo vệ Tổ quốc? Ngày nay đất nước không còn chiến tranh, chúng ta có cần bảo vệ Tổ quốc nữa không? Vì sao?


Hoạt động 2: Luyện tập (12p)​

- GV hướng dẫn HS làm các bài tập dựa trên các kiến thức đã học.
I. Lí thuyết
1. Quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ đóng thuế.

- Pháp luật quy định:
+ Kê khai đúng số vốn
+ Kinh doanh đúng ngành, mặt hàng ghi trong giấy phép.
+ Không kinh doanh những lĩnh vực NN cấm.
2. Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân.
a. Quyền lao động:
- Mọi công dân có quyền sử dụng sức lao động của mình để học nghề và tìm kiếm việc làm, lựa chọn nghề nghiệp có ích cho xã hội, đem lại thu nhập cho bản thân và gia đình.
b. Nghĩa vụ lao động:
- Mọi công dân có nghĩa vụ lao động để tự nuôi sống bản thân và gia đình, góp phần tạo ra của cải vật chất và tinh thần cho xã hôi, duy trì sự phát triển của đất nớc.
3. Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí của công dân.
* Các dấu hiệu nhận biết VPPL:
- Là hành vi trái pháp luật:
- Là hành vi cụ thể của con người
- Là hành vi có lỗi:
- Người có năng lực trách nhiệm pháp lý
: (người tâm thần, trẻ em thì không có khả năng này)
* Các loại VPPL
- Vi phạm hành chính
- Vi phạm hình sự
- Vi phạm dân sự
- Vi phạm kỉ luật
4. Quyền tham gia quản lí NN và xã hội của công dân:
- Quyền tham gia ý kiến vào công việc chung của đất nước, của ngành mình, địa phương mình và cơ quan đơn vị mình.
+ Bàn bạc góp ý kiến vào chủ trương, chính sách của nhà nước, vào kế hoạch phát triển xã hội.
+ Góp ý kiến dự thảo Hiến pháp, dự thảo luật
+ Ở địa phương thì góp ý vào nội dung, kế hoạch chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh huyện hay xã mình.
- Quyền tham gia xây dựng bộ máy nhà nớc.
+ Góp ý về hoạt động của bộ máy nhà nước.
+ Ứng cử, bầu cử
+ Tham gia vào các tổ chức đoàn thể (HS tham gia Đoàn, Đội,...)
- Quyền giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước.
5. Nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc:
- Bảo vệ Tổ quốc là bảo vệ độc lập chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ chế dộ xã hội chủ nghĩa và Nhà nước CHXH CN Việt Nam.
- Vì sao phải bảo vệ tổ quốc vì:
- Hiện nay vẫn còn nhiều thế lực thù địch đang âm mưu thôn tính nước ta…
II. Bài tập:
Bài 1: Hãy nối 1 ý ở cột A với 1 ý ở cột B sao cho đúng:

A
B
a. Việc kết hôn phải đợc đăng kí tại cơ quan NN có thẩm quyền1. Nghĩa vụ của ngời sử dụng lao động
b. Công dân có quyền tự do sử dụng sức lao động của mình để học nghề2. Nghĩa vụ của ngời kinh doanh
c. Các cơ sở sản xuất không đợc nhận trẻ dới 15 tuổi vào làm việc3. Quyền và nghĩa vụ của công dân trong kinh doanh
d. Ngời kinh doanh phải thực hiện nghĩa vụ đóng thuế4. Quyền lao động của công dân
e. Mọi hoạt động kinh doanh thu hút lao động (đúng quy định) đều đợc NN khuyến khích, tạo điều kiện giúp đỡ
Bài 2:An 15 tuæi ®i xe m¸y ph©n khèi lín. Do phãng nhanh, vît Èu An ®· ®©m vµo b¸c Ba ®i ngîc chiÒu lµm b¸c Ba bÞ th¬ng. Ho¶ng sî An phãng xe bá ch¹y bÊt chÊp ®Ìn ®á. Nhng mét chiÕn sÜ c¶nh s¸t giao th«ng ®· ®uæi kÞp vµ gi÷ An l¹i .

Em h·y : a, NhËn xÐt hµnh vi cña An .

b, ChØ ra c¸c vi ph¹m cña An .

c, Cho biÕt tr¸ch nhiÖm cña An, bè mÑ An ?

d, Tõ ®ã, cho biÕt v× sao ph¸p luËt ph¶i cã nh÷ng qui ®Þnh vÒ trËt tù an toµn giao th«ng .



Trả lời: a, Hµnh vi cña An lµ vi ph¹m ph¸p luËt.

b, C¸c vi ph¹m cña An :

- Cha ®ñ tuæi ®Ó sö dông xe m¸y cã ph©n khèi lín .

- Vît ®Ìn ®á .

- §i sai phÇn ®êng qui ®Þnh .

- §i xe víi tèc ®é kh«ng ®óng qui ®Þnh .

c, * Tr¸ch nhiÖm cña An :

+ Xin lçi b¸c Ba vµ cïng b¸c tíi bÖnh viÖn

+ B¸o cho bè mÑ biÕt ®Ó ch¨m sãc, båi thêng søc khoÎ cho b¸c Ba .

* Tr¸ch nhiÖm cña bè mÑ An :

Ph¶i chÞu sö ph¹t hµnh chÝnh vÒ hµnh vi cña con m×nh tríc c¬ quan ph¸p luËt. §ång thêi cã tr¸ch nhiÖm gi¸o dôc An thùc hiÖn ®óng qui ®Þnh cña ph¸p luËt khi tham gia giao th«ng .

d, Ph¸p luËt ph¶i cã nh÷ng qui ®Þnh vÒ trËt tù an toµn giao th«ng lµ nh»m môc ®Ých b¶o ®¶m an toµn cho ngêi vµ ph¬ng tiÖn khi lu th«ng trªn ®êng. Bëi vËy tÊt c¶ mäi ngêi, dï ®i bé hay ®iÒu khiÓn ph¬ng tiÖn g× còng cÇn tu©n theo ®Ó tr¸nh nh÷ng hËu qu¶ ®¸ng tiÕc cã thÓ x¶y ra .



4. Củng cố -Hướng dẫn học tập(1p)

- Nắm chắc các kiến thức đã học, vận dụng linh hoạt để làm các bài tập.

- Ôn tập thật kĩ các nội dung đã học chuẩn bị kiểm tra học kì theo kế hoạch nhà trường.

- Chuẩn bị tiết thực hành ngoại khoá về sống có đạo đức và tuân theo pháp luật.

---------------------------------------------------------------------------------------------

Ngày tháng năm 2020

Tổ trưởng







Tăng Thị Thanh Hương​























































Tuần 27
Tiết 27
Ngày soạn: 25.5.2020
Ngày dạy: 5..2020
Bài 18

SỐNG CÓ ĐẠO ĐỨC VÀ TUÂN THEO PHÁP LUẬT​

I. Mục tiêu cần đạt​

Giúp HS hiểu:

1. Kiến thức:

Thế nào là sống có đạo đức và tuân theo pháp luật, mối quan hệ giữa sống có đạo đức và tuân theo pháp luật.

2. Kĩ năng:

Biết rèn luyện bản thân theo các chuẩn mực đạo đức và pháp luật.

3. Thái độ:

Tự giác thực hiện các nghĩa vụ đạo đức và các quy định của pháp luật trong đời sống hàng ngày.

4. Năng lực hình thành cho học sinh:

- Chung: Tự học, giải quyết vấn đề, sáng tạo, giao tiếp, hợp tác

- Riêng: Tự nhận thức, tự điều chỉnh hành vi của mình để để sống có đạo đức và tuân theo pháp luật.

II. Các kĩ năng sống cơ bản

- Tư duy phê phán

- Tìm kiếm và xử lí thông tin

III. Phương pháp, kĩ thuật dạy học

Thảo luận nhóm, trò chơi, liên hệ thực tế.

IV. Tài liệu, phương tiện:

- SGK+ SGV +tài liệu tham khảo.

- Những tấm gương về sống có đạo đức và tuân theo pháp luật.

V. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học

1. Ổn định lớpvà kiểm tra bài cũ:(3p)

Nêu một số quy định về nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc?Công dân có trách nhiệm ntn đối với nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc?

- HS trả lời

- GV nhận xét và chấm điểm.

2.Khởi động

GV dẫn vào bài: (1p)

GV đưa một số hành vi: Lễ phép với ông bà cha mẹ, chăm sóc bố mẹ khi ốm đau, đi bên phải đường, kinh doanh đóng thuế đầy đủ.

?/ Những hành vi trên là công dân đã thực hiện tốt những chuẩn mực gì?

3.Hình thành kiến thức mới

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS​
NỘI DUNG CẦN ĐẠT​
Hoạt động 1: Thảo luận tìm hiểu phần đặt vấn đề(14p)
- GV yêu cầu 2 học sinh đọc hết câu chuyện về Nguyễn Hải Thoại
- GV chia Hs thành 4 nhóm, yêu cầu thảo luận theo câu hỏi
N1: Những chi tiết nào thể hiện Nguyễn Hải Thoại sống có đạo đức?



N2: Những chi tiết nào thể hiện Nguyễn Hải Thoại sống và làm việc theo pháp luật?





N3: Động cơ nào thôi thúc anh làm việc đó? Thể hiện phẩm chất đạo đức gì?

N4: Việc làm của anh đem lại lợi ích gì cho bản thân, gia đình và xã hội?
- HS thảo luận, cử đại diện trình bày
- Gv nhận xét và chốt lại

Gv:Liên hệ thực tế những hành vi không có đạo đức và trái pháp luật. Những hành vi đó gây ra hậu quả gì?
- HS tự liên hệ
- GV nhận xét và chuyển ý


Hoạt động 2: Tổ chức trò chơi tìm hiểu biểu hiện sống có đạo đức và tuân theo pháp luật.(20p)

- GV chia đôi bảng, chia HS thành 2 đội chơi trò chơi tiếp sức.​

Đội 1: Tìm biểu hiện của người sống có đạo đức
- Chăm lo việc chung, lo cho mọi người
- Lấy lợi ích xã hội, lợi ích dân tộc làm mục tiêu sống
- Kiên trì hành động để thực hiện mục đích.
Gv: Em hiểu thế nào là sống có đạo đức?
Đội 2: Tìm biểu hiện của người sống có pháp luật

- HS trả lời.​

Gv: Em hiểu thế nào là sống có pháp luật ?
- Gv nhận xét và chốt: Các chuẩn mực đạo đức là: Nhân - lễ - nghĩa - trí - tín - dũng.
Người có đạo đức là người có lí tưởng sống đẹp, tự tin vào bản thân và có tinh thần trách nhiệm cao với công việc đồng thời biết chăm lo cho lợi ích chung.
Gv: Em hãy lấy VD và phân tích mối quan hệ giữa sống có đạo đức và tuân theo pháp luật.
VD: Anh em tranh chấp tài sản thừa kế:
- Đạo đức: anh em bất hoà
- Pháp luật: Toà án sẽ giải quyết
VD: Chăm sóc bố mẹ khi ốm đau
- Đạo đức: Kính trọng, thương yêu cha mẹ
- Pháp luật: Nghĩa vụ của con đối với cha mẹ
?/ So sánh điểm giống và khác nhau của đạo đức và pháp luật?
- Hs trả lời
- GV kết luận





4. Luyện tập(3p)​

- GV hướng dẫn HS làm bài 1,2,3,4 SGK

I. Đặt vấn đề​

Gợi ý trả lời:
N1: Sống có đạo đức:
- Tự trọng, tự tin, trung thực, có tâm, tự lập
- Chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho mọi người (ăn, ở, học hành, vui chơi....)
- Trách nhiệm, năng động, sáng tạo (bồi dưỡng đào tạo cán bộ, mở rộng sản xuất...)
- Nâng cao uy tín của đơn vị, công ty
N2: Sống tuân theo pháp luật
- Làm theo pháp luật
- Giáo dục cho mọi người ý thức pháp luật và kỉ luật lao động
- Mở rộng sản xuất theo quy định của pháp luật
- Thực hiện quy định nộp thuế, đóng bảo hiểm
- Phản đối, đấu tranh với trường hợp tiêu cực, làm ăn phi pháp, trốn thuế...
N3: Động cơ thúc đẩy: "Xây dựng công ti ngang tầm với sự nghiệp đổi mới của đất nước"
N4: Lợi ích:
- Bản thân: AHLĐ thời kì đổi mới
- Công ti: Đơn vị tiêu biểu của ngành xây dựng
- Đất nước: Nhờ uy tín của công ti, nước ta mở rộng quan hệ với các nước khác, đóng góp một phần vào công cuộc xây dựng CNXH.
VD: Vũ Xuân Trường (buôn ma tuý), Tăng Minh Phụng, Trương Văn Cam (giết người cướp của), Lã Thị Kim Oanh (tham ô tài sản), HS thi hộ, quay cóp, đua xe...
Hậu quả:
- Dư luận lên án
- Pháp luật trừng trị nghiêm minh
- Làm thiệt hại tài sản của Nhà nước.
II. Nội dung bài học
1. Sống có đạo đức và tuân theo pháp luật









a. Sống có đạo đức

Là suy nghĩ và hành động theo những chuẩn mực đạo đức xã hội.

b. Tuân theo pháp luật:
Hành động theo những quy định của pháp luật.
VD: Kinh doanh - đóng thuế, thực hiện nghĩa vụ quân sự, thực hiện trật tự an toàn giao thông, tôn trọng quyền sở hữu của người khác...




2. Mối quan hệ giữa sống có đạo đức và tuân theo pháp luật


* Mối quan hệ:

Sống có đạo đức là động lực, nền tảng để làm theo pháp luật. Tuân theo pháp luật càng nâng cao phẩm chất đạo đức của con người, là điều kiện của đạo đức.

* So sánh:
- Giống nhau: Là phẩm chất bền vững của mỗi cá nhân
- Khác nhau: Đạo đức: tự giác thực hiện chuẩn mực do xã hội quy định, nếu không thực hiện sẽ bị dư luận lên án.
Pháp luật: Bắt buộc mọi người phải thực hiện những quy định do nhà nước đặt ra, nếu không thực hiện sẽ bị phạt theo quy định.

III. Bài tập​

Bài 2:
Đạo đức: a,b,c,d,đ,e
Pháp luật: g,h,i,k,l
5.Vận dụng và mở rộng

- Thế nào là sống có đạo đức và tuân theo pháp luật? Cho VD cụ thể minh hoạ?

- Làm các bài tập vào vở

- Học và nắm chắc bài học, thực hiện sống có đạo đức và tuân theo pháp luật.

- Chuẩn bị nội dung còn lại của bài.

--------------------------------------------------------

Ngày 28 .5.2020







Tăng Thị Thanh Hương​































______________________________________________________________

Tuần 28
Tiết 28
Ngày soạn: 2.6..2020
Ngày dạy: 6.2020
Bài 18

SỐNG CÓ ĐẠO ĐỨC VÀ TUÂN THEO PHÁP LUẬT​

I. Mục tiêu cần đạt​

Giúp HS hiểu:

1. Kiến thức:

- Ý nghĩa của việc sống có đạo đức và tuân theo pháp luật

- Trách nhiệm của thanh niên, học sinh cần phải rèn luyện thường xuyên để sống có đạo đức và tuân theo pháp luật.

2. Kĩ năng:

Biết rèn luyện bản thân theo các chuẩn mực đạo đức và pháp luật.

3. Thái độ:

- Tích hợp GDANQP: Tự giác thực hiện các nghĩa vụ đạo đức và các quy định của pháp luật trong đời sống hàng ngày.

4. Năng lực hình thành cho học sinh:

- Chung: Tự học, giải quyết vấn đề, sáng tạo, giao tiếp, hợp tác

- Riêng: Tự nhận thức, tự điều chỉnh hành vi của mình để sống có đạo đức và tuân theo pháp luật.

II. Các kĩ năng sống cơ bản

- Tư duy phê phán

- Tìm kiếm và xử lí thông tin

III. Phương pháp, kĩ thuật dạy học

Đàm thoại, liên hệ thực tế.

IV. Tài liệu, phương tiện:

- SGK+ SGV +tài liệu tham khảo.

- Những tấm gương về sống có đạo đức và tuân theo pháp luật.

V. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học

1. Ổn định lớpvà kiểm tra bài cũ:(4p)

? Thế nào là sống có đạo đức và tuân theo pháp luật, choví dụ.

? Mối quan hệ giữa sống có đạo đức và tuân theo pháp luật? cho VD.

- HS trả lời

- GV nhận xét và chấm điểm.

2.Khởi động

Từ kiểm tra bài cũ GV dẫn vào bài mới.

3.Hình thànhkiến thức mới



HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS​
NỘI DUNG CẦN ĐẠT​
Tìm hiểu ý nghĩa và trách nhiệm của công dân sống có đạo đức và tuân theo PL.(25p)
Gv: Sống có đạo đức và tuân theo pháp luật có ý nghĩa gì?
Hs trả lời.


Gv: Để sống có đạo đức và tuân theo pháp luật công dân cần phải làm gì?
Hs trả lời.

Gv: Em hãy tự liên hệ bản thân về nghĩa vụ công dân?
- HS trả lời
- GV gợi ý và lấy ví dụ để khẳng định mọi công dân và học sinh đều phải tuân thủ theo Hiến pháp và pháp luật.

4.Luyện tập​

GV hướng dẫn HS làm bài 1,2,3,4 SGK
GV tổ chức trò chơi sắm vai:
Tình huống1:Gặp một cụ già qua đường.
Tình huống 2:Có người bị công an truy đuổi, người đó rúi vào tay người khác một gói hàng nhờ dấu hộ.
- GV nhận xét, đánh giá.


HS đọc và làm bài tập 2 - SGK.
II. Nội dung bài học


3. ý nghĩa:

- Là điều kiện để con người phát triển, tiến bộ, trở thành người có ích cho gia đình, xã hội, được mọi người kính trọng.
- Là điều kiện để xây dựng gia đình hạnh phúc,thúc đẩy xã hội phát triển.
4. Trách nhiệm của công dân:
- Học tập, lao động, rèn luyện đạo đức tư cách.
- Quan hệ tốt với mọi người xung quanh
- Tìm hiểu và nghiêm túc thực hiện quy định của pháp luật.
- Tuyên truyền đạo đức và pháp luật trong cộng đồng.
- Lên án, tố cáo hành vi vi phạm đạo đức và pháp luật.

III. Bài tập​



- Cử 2 nhóm.
- Tự phân vai viết lời thoại.
- Cả lớp nhận xét.
Bài 2:
Hành vi biểu hiện sống có đạo đức: a, b, c, d, e. Hành vi làm việc theo Pl: g, h, i, k, l
5.Vận dụng và mở rộng

- Học và nắm chắc bài học, thực hiện sống có đạo đức và tuân theo pháp luật.

- Thực hành sống có đạo đức và tuân theo pháp luật vào trong cuộc sống.

- Chuẩn bị nội dung thực hành, ngoại khoá: sống có đạo đức và tuân theo pháp luật.

--------------------------------------------------------

Ngày tháng 4 năm 2020





Tăng Thị Thanh Hương
















Tuần: 34
Tiết: 34
Ngày soạn:.5.2020 Ngày soạn:25/12/2007
Ngày dạy: /2007
KIỂM TRA HỌC KỲ

I. Mục tiêu cần đạt:

Giúp HS:

Củng cố, hệ thống, khái quát hoá kiến thức đã học.

Rèn kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tế.

Giáo dục tinh thần làm bài tự giác, sáng tạo, trung thực.

Năng lực hình thành :Tự học, giải quyết vấn đề, sáng tạo, giao tiếp, hợp tác



II. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học.

1. Ổn định lớp

2. Kiểm tra sĩ số và sự chuẩn bị của học sinh.

3. HS làm bài kiểm tra.: theo đề của trường và lịch kiểm tra của trường.

4. GV thu bài, nhận xét.

5. Hướng dẫn về nhà:

Chuẩn bị cho tiết thực hành ngoại khóa về nội dung: sống có đạo đức và pháp luật ở địa phương.

+ Những biểu hiện sống có đạo đức ở địa phương mình ( Con người với con người; con người với thiên nhiên)

+ Một số tấm gương tiêu biểu về sống có đạo đức và tuân theo pháp luật.

+ Hành vi vi phạm đạo đức dẫn đến vi phạm pháp luật.

-------------------------------------------------------------------------------------------------------





































Tuần: 35
Tiết: 35
Ngày soạn: .5.2020
Ngày dạy: 5.2020
THỰC HÀNH, NGOẠI KHOÁ CÁC VẤN ĐỀ CỦA ĐỊA PHƯƠNG

VÀ CÁC NỘI DUNG ĐÃ HỌC

I. Mục tiêu bài học

- Giúp HS tổng hợp lại hệ thống kiến thức đã học, bổ sung những kiến thức cần thiết trong thực tế cuộc sống.

- Tìm hiểu về mối quan hệ giữa sống có đạo đức và tuân theo pháp luật.

- Những biểu hiện sống có đạo đức và tuân theo pháp luật của những con người ở địa phương mình.

2. Kĩ năng:

Biết rèn luyện bản thân theo các chuẩn mực đạo đức và pháp luật.

3. Thái độ:

Tự giác thực hiện các nghĩa vụ đạo đức và các quy định của pháp luật trong đời sống hàng ngày.

4. Năng lực hình thành cho học sinh:

- Chung: Tự học, giải quyết vấn đề, sáng tạo, giao tiếp, hợp tác

- Riêng: Tự nhận thức, tự điều chỉnh hành vi của mình để sống có đạo đức và tuân theo pháp luật.

II. Các kĩ năng sống cơ bản

- Tư duy phê phán

- Tìm kiếm và xử lí thông tin

III. Phương pháp, kĩ thuật dạy học

Đàm thoại, liên hệ thực tế.

IV. Tài liệu, phương tiện:

- Các nhóm tìm hiểu và phân tích mối quan hệ giữa sống có đạo đức và tuân theo pháp luật.

- Báo cáo tìm hiệu việc thực hiện vấn đề này ở địa phương.

V. Hoạt động dạy - học

1.
Ổn định lớp vàkiểm trasự chuẩn bị của HS(5p)

2.Khởi động: từ mục tiêu bài học GV chuyển vào bài.

3.Hình thành kiến thức mới

Hoạt động 1. Kiểm tra kiến thức cũ (11p)

Sống có đạo đức là tuân theo những chuẩn mực, suy nghĩ của đạo đức xã hội

Mối quan hệ giữa đạo đức và pháp luật

Đạo đức là điều kiện để thực hiện pháp luật

? Tại sao nói : Sống có đạo đức và tuân theo PL là một điều kiện, một yếu tố giúp mỗi người tiến bộ không ngừng.

( HS thảo luận)

Hoạt động 2: Báo cáo kết quả tìm hiểu (25p)

Các nhóm lần lượt báo cáo kết quả tìm hiểu:

+ Những biểu hiện sống có đạo đức ở địa phương mình ( Con người với con người; con người với thiên nhiên)

+ Một số tấm gương tiêu biểu về sống có đạo đức và tuân theo pháp luật.

+ Hành vi vi phạm đạo đức dẫn đến vi phạm pháp luật

GV nhận xét, đánh giá quá trình thực hành của học sinh

4. Luyện tập

+ NÕu em cã mÆt ë n¬i x¶y ra TNGT th× em sÏ lµm g×?

+ Khi tan häc, em thÊy mét nhãm b¹n ®øng ë cæng trêng, díi lßng ®êng, mét sè b¹n ®i xe hµng ba, lai ba, em sÏ lµm g×?

+ ë khu em, cã mét sè b¹n hay ch¬i cÇu l«ng vµ ®¸ bãng díi lßng ®êng, em cã c¸ch nµo gióp c¸c b¹n kh«ng vi ph¹m trËt tù ANGT?

Hs trả lời

GV nhận xét, bổ sung.

5.Vận dụng và mở rộng

- Liên hệ bản thân hoặc những người xung quanh em sống có đạo đức và tuân theo pháp luật ntn?



Ôn lại kiến thức đã học.

- Áp dụng các tình huống vào trong cuộc sống .

-------------------------------------------------------------------------------------------



12.5.2020









Tăng Thị Thanh Hương​











































Tuần: 36
Tiết: 36
Ngày soạn:6.5.2020
THỰC HÀNH, NGOẠI KHOÁ CÁC VẤN ĐỀ CỦA ĐỊA PHƯƠNG

VÀ CÁC NỘI DUNG ĐÃ HỌC

T×m hiÓu t×nh h×nh thùc hiÖn trËt tù an toµn giao th«ng ë ®Þa ph¬ng

A- Môc tiªu bµi häc.

1. KiÕn thøc:
- HiÓu ®îc tÝnh chÊt nguy hiÓm vµ nguyªn nh©n chñ yÕu cña c¸c vô TNGT.

- HiÓu ®îc nh÷ng quy ®Þnh cÇn thiÕt vÒ trËt tù ATGT

- HiÓu ý nghÜa cña viÖc chÊp hµnh trËt tù ATGT.

2. Th¸i ®é:- Cã ý thøc t«n träng trËt tù ATGT, ñng hé c¸c viÖc lµm t«n träng trËt tù ATGT vµ ph¶n ®èi nh÷ng viÖc lµm kh«ng t«n träng trËt tù ATGT.

3. KÜ n¨ng:- NhËn biÕt ®îc mét sè dÊu hiÖu chØ dÉn GT th«ng dông vµ biÕt xö lÝ mét sè t×nh huèng ®i ®êng thêng gÆp.

- BiÕt ®¸nh gi¸ hµnh vi ®óng hay sai cña ngêi kh¸c vÒ thùc hiÖn trËt tù ATGT.

B. Tµi liÖu vµ ph¬ng tiÖn.

- SGK, SGV.Tµi liÖu gi¸o dôc ATGT.

- Sè liÖu vÒ t×nh h×nh tai n¹n giao th«ng.

C. C¸c ho¹t ®éng d¹y häc.

1. Tæ chøc líp: 1’

2. KiÓm tra bµi cò: không

3. B µi míi: GV: GTVT lµ huyÕt m¹ch cña nÒ kinh tÕ quèc d©n. GT cã quan hÖ chÆt chÏ ®Õn mäi mÆt cña ®êi sèng x· héi. VËy cã nh÷ng lo¹i ®êng GT nµo?

Ho¹t ®éng cña GV vµ HS​
Néi dung c¬ b¶n cÇn ®¹t​
Ho¹t ®éng 1: Híng dÉn HS t×m hiÓu t×nh h×nh tai n¹n giao th«ng hiÖn nay : 15’
- em cã nhËn xÐt g× vÒ t×nh h×nh TNGT hiện nay ?
- HS: NhËn xÐt.
- GV: Nh vËy, TNGT ngµy mét t¨ng, trë thµnh mèi quan t©m lo l¾ng cña tõng G§ vµ toµn XH.
? Tai n¹n GT ®· ®Ó l¹i nh÷ng hËu qu¶ g×.
- HS: Trao ®æi vµ tr¶ lêi.
- GV: HËu qu¶ cña TNGT lµ rÊt lín. HiÖn nay lµ nguyªn nh©n thø 9 vµ dù b¸o trong 20 n¨m tíi sÏ lµ nguyªn nh©n g©y tö vong thø 3 cho con ngêi.
Ho¹t ®éng 2: T×m hiÓu nguyªn nh©n dÉn ®Õn TNGT : 10’
? Theo em, nh÷ng nguyªn nh©n nµo dÉn ®Õn t×nh tr¹ng TNGT.? Nguyªn nh©n nµo lµ phæ biÕn.
- HS: Trao ®æi vµ tr¶ lêi.
- GV: NhËn xÐt, bæ sung.


Ho¹t ®éng 3: Híng dÉn HS t×m hiÓu mét sè quy ®Þnh vÒ ®i ®êng : 15’

? Chóng ta cÇn cã nh÷ng biÖn ph¸p nµo ®Ó tr¸nh tai n¹n, ®¶m b¶o an toµn khi ®i ®êng.
- HS tr¶ lêi
? Em h·y m« t¶ vµ nªu ý nghÜa tõng lo¹i biÓn b¸o.
- HS tr¶ lêi.
- GV: NhËn xÐt vµ kÕt luËn.





Bµi tËp:
- GV: Chia líp thµnh c¸c nhãm nhá vµ giíi thiÖu t×nh huèng. Nhãm nµo cã tÝn hiÖu tríc sÏ tr¶ lêi:
+ NÕu em cã mÆt ë n¬i x¶y ra TNGT th× em sÏ lµm g×?
+ Khi tan häc, em thÊy mét nhãm b¹n ®øng ë cæng trêng, díi lßng ®êng, mét sè b¹n ®i xe hµng ba, lai ba, em sÏ lµm g×?
+ ë khu em, cã mét sè b¹n hay ch¬i cÇu l«ng vµ ®¸ bãng díi lßng ®êng, em cã c¸ch nµo gióp c¸c b¹n kh«ng vi ph¹m trËt tù ANGT?
- GV: NhËn xÐt vµ cho ®iÓm
I. T×nh h×nh tai n¹n giao th«ng hiÖn nay.

* Tai n¹n giao th«ng ngµy cµng gia t¨ng.






* HËu qu¶: ThiÖt h¹i vÒ tµi s¶n vµ tÝnh m¹ng con ngêi (chÕt, tµn tËt, mÊt søc lao ®éng) ®Ó l¹i g¸nh nÆng cho gia ®×nh vµ x· héi.



* Nguyªn nh©n:
- HÖ thèng ®êng bé cha ®¸p øng ®îc nhu cÇu ®i l¹i cña nh©n d©n.
- Ph¬ng tiÖn c¬ giíi vµ th« s¬ t¨ng nhanh.
- D©n sè t¨ng nhanh.
- §Æc biÖt do ngêi tham gia GT thiÕu hiÓu biÕt vÒ luËt GT, cha tù gi¸c chÊp hµnh luËt GT.
II. Mét sè quy ®Þnh vÒ ®i ®êng.
1. §Ó ®¶m b¶o an toµn khi ®i ®êng ph¶i nghiªm chØnh chÊp hµnh trËt tù ATGT, ®Æc biÖt lµ hÖ thèng b¸o hiÖu giao th«ng.
2. C¸c lo¹i biÓn b¸o th«ng dông:
- BiÓn b¸o cÊm: H×nh trßn, nÒn mµu tr¾ng, cã viÒn ®á, h×nh vÏ mµu ®en thÓ hiÖn ®iÒu cÊm.
- BiÓn b¸o nguy hiÓm: H×nh tam gi¸c ®Òu, nÒn mµu vµng co viÒn ®á, h×nh vÏ mµu ®en thÓ hiÖn ®iÒu nguy hiÓm cÇn ®Ò phßng.
- BiÓn hiÖu lÖnh: H×nh trßn, nÒn mµu xanh lam, h×nh vÏ mµu tr¾ng nh»m b¸o ®iÒu ph¶i thi hµnh.
III. LuyÖn tËp:
Bµi tËp: Tæ chøc thi øng xö nhanh t×nh huèng.






- T
4. Cñng cè; 4’? T×m hiÓu t×nh h×nh giao th«ng ë ®Þa ph¬ng.

GV: HÖ thèng ho¸ néi dung kiÕn thøc c¬ b¶n cña bµi.

VI. Híng dÉn vÒ nhµ:

- Tuyªn truyÒn, nh¾c nhë viÖc thùc hiÖn TTATGT.
12.5.2020









Tăng Thị Thanh Hương


I. Mục tiêu bài học​

Giúp HS:

- Hệ thống hoá kiến thức đã học, vận dụng vào thực tế cuộc sống.

- GD ý thức học tập bộ môn gắn với thực tế cuộc sống.

- Rèn kỹ năng khái quát và vận dụng thực tế,

II. Nội dung cơ bản.

- Chú trọng chủ đề Thực hịên trật tự an toàn giao thông.

III. Phương pháp, tài liệu và phương tiện.

1. Phương pháp: Hệ thống hoá, tích hợp nội dung các bài học.

2. Tài liệu và phương tiện: bảng phụ, phiếu học tập, tư liệu thực tế.

IV. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học

1. Ổn định lớp

2. Kiểm tra bài cũ
: Lồng ghép vào giờ thực hành.

3. Bài mới:



HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS​
NỘI DUNG CẦN ĐẠT​
Hoạt động 1: Tìm hiểu một số quy định về an toàn giao thông đường bộ.
- GV hướng dẫn HS
?/ Liên hệ thực tế, em hãy cho biết có mấy loại đèn hiệu giao thông? Ý nghĩa của các loại đèn tín hiệu này là gì?
?/ Có các loại biển báo giao thông ntn? Đặc điểm của từng loại?
- GV dùng bảng các biển báo giao thông để minh hoạ cho HS.
?




?/ Pháp luật quy định ntn đối với giao thông đường bộ?



- HS thảo luận và trả lời ý kiến cá nhân
- GV nhận xét và chốt lại







Hoạt động 2: Ngoại khoá theo chủ đề

- GV đưa ra 4 tình huống, chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu các nhóm thảo luận cách ứng xử tình huống phù hợp, vào vai tình huống.
N1: Một số bạn rủ em chơi đã bóng dưới lòng đường lúc tan học buổi chiều.
N2: Bạn em rủ em đua xe đạp xem ai đến trường nhanh hơn sẽ không phải trực nhật lớp.
N3: Anh trai em uống rượu đã say và rủ em đi chơi xa bằng xe máy.
N4: Em chứng kiến cảnh một bác bán rau dưới lòng đường bị bạn em đi xe quá nhanh và xô vào. Bác đang cho rằng bạn em đã sai hoàn toàn khi đâm vào bác.

- Các nhóm HS thảo luận, căn cứ vào nội dung bài học để đưa ra cách ứng xử phù hợp và vào vai thể hiện cách ứng xử đó.
- Các nhóm trình bày
- GV nhận xét và cho điểm khuyến khích nhóm làm tốt và chốt lại một số quy định về thực hiện trật tự an toàn giao thông.
I. Một số quy định của luật an toàn giao thông
a. Đèn tín hiệu:
- Đèn đỏ: Cấm đi
- Đèn vàng: Giảm tốc độ
- Đèn xanh: Được đi.
b. Biển báo giao thông:
- Có 4 loại biển báo giao thông:
+ Biển báo cấm: hình tròn, viền đỏ
+ Biển báo hiệu lệnh: hình tròn, nền xanh lam
+ Biển báo nguy hiểm: hình tam giác viền đỏ.
+ Biển chỉ dẫn: hình chữ nhật, hình vuông, nền xanh lam.
c. Một số quy định về an toàn giao thông đường bộ:
- Đi trên hè phố, lề đường, đi sát mép đường
- Tuân thủ đèn báo, biển báo và các tín hiệu giao thông
- Không uống rượu bia và các chất kích thích khác khi điều khiển xe.
- Không lạng lách, đánh võng
- Không đèo 3, đi hàng 3, kéo đẩy nhau, phóng nhanh vượt ẩu, thả hai tay, rẽ trước đầu xe cơ giới
- Đi đúng phần đường, đi đúng chiều, đi bên phải, vượt bên trái.

II. Ngoại khoá​

Gợi ý ứng xử

1:
- Thái độ: cương quyết không chơi
- Hành động: Ngăn các bạn; Khuyên các bạn; Giải thích cho các bạn hiểu là các bạn đang vi phạm Luật ATGT, có thể đưa ra các tác hại nếu các bạn cố tình chơi.
2: Thái độ: Cương quyết không đua xe
Hành động: Giải thích về tác hại của việc đua xe.

(Tương tự)
* Củng cố:

- GV nhận xét thái độ tham gia buổi ngoại khoá, có thể cho HS phát biểu cảm nhận về nội dung bài ngoại khoá.

* Hướng dẫn học tập:

- Tìm hiểu và thực hiện các quy định về trật tự ATGT



-----------------------------------------------------------------











Câu 2 ( 2 điểm )

Cho tình huống sau:

Tùng là một học sinh lớp 9 (14 tuổi). Tùng nhận chuyển hộ anh hàng xóm một gói hàng để lấy tiền công. Trên đường đi đưa hàng, Tùng bị các chú công an kiểm tra và phát hiện trong gói hàng có ma tuý. Các chú công an đã giữ Tùng lại.

a. Theo em, Tùng có vi phạm pháp luật không? Vì sao?

b. Tùng có phải chịu trách nhiệm hình sự không? Vì sao?

Câu 3 ( 3 điểm )

Em hãy nêu những hậu quả xấu do nạn tảo hôn gây ra đối với người tảo hôn, đối với gia đình của họ và cộng đồng?

Câu 4 (2,5 điểm)

Theo em, vì sao chúng ta phải sống có đạo đức và tuân theo pháp luật? Là HS chúng ta phải rèn luyện như thế nào để trở thành người sống có đạo đức và tuân theo pháp luật?

Đáp án - Biểu điểm.

Câu 1: ( mỗi lựa chọn đúng cho 0,3 đ)

- Vi phạm pháp luật hành chính: a, đ.

- Vi phạm pháp luật hình sự: c, e.

- Vi phạm pháp luật dân sự: b, h.

- Vi phạm kỉ luật: d, g.

Câu 2:

a. Tùng có VPPL vì Tùng đã có hành vi trái với quy định của PL, cụ thể là vận chuyển trái phép chất ma tuý ( mặc dù vô ý) ( 1 đ)

b. Tùng không phải chịu trách nhiệm hình sự vì còn ít tuổi và hành vi của Tùng không cố ý ( người từ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng) (1 đ)

Câu 3:

a. Đối với bản thân: Nêu được 2 hậu quả: Sinh con sớm và sinh nhiều con trong khi cơ thể chưa phát triển đầy đủ lên ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ, không tiến bộ được vì vướng bận gánh nặng gia đình. (1 đ)

b. Đối với gia đình: Nêu 2 hậu quả: Đời sống gia đình khó khăn vì vợ chồng trẻ chưa có kinh tế vững vàng, cha mẹ trẻ thiếu kinh nghiệm chăm sóc, giáo dục con, quản lí gia đình, con cái nheo nhóc, thất học... (1 đ)

c. Đối với xã hội: Dân số tăng nhanh tạo gánh nặng với cộng đồng vì nhu cầu nhà trẻ, bệnh viện.,..tăng, việc giữ gìn trật tự trị an, vệ sinh môi trường...gặp nhiều khó khăn. (1 đ)

Câu 4:

Chúng ta phải sống có đạo đức và tuân theo pháp luật vì: Sống có đạo đức vì tuân theo pháp luật là điều kiện, yếu tố giúp mỗi người tiến bộ không ngừng, làm được nhiều việc có ích cho mọi người, cho xã hội và được mọi người yêu quý kính trọng. (1,5 đ).

- Liên hệ bản thân (1đ).

* Củng cố:

- Thu bài.

- Nhận xét.

* Hướng dẫn về nhà:

- Ôn lại kiến thức đã học.

- Áp dụng các tình huống vào trong cuộc sống .

Cao An, ngày... tháng.....năm 2006

Tổ trưởng



Đỗ thị Đào

TUẦN 34
Tiết 34

Ngày soạn: ................
Ngày dạy: .................


KIỂM TRA HỌC KÌ II​

I. MụC TIÊU BÀI HọC:

Giúp học sinh:

1. Về kiến thức:

- Giúp HS tổng hợp lại hệ thống kiến thức đã học, bổ sung những kiến thức cần thiết trong thực tế cuộc sống.

2. Về kỹ năng:

- Rèn kĩ năng làm bài theo hướng trắc nghiệm khách quan, liên hệ thực tế cuộc sống để hoàn thiện vấn đề.

3. Về thái độ:

- Có ý thức tốt trong việc rèn luyện và học tập bộ môn, đặc biệt sưu tầm kiến thức có liên quan trong thực tế.

II. NỘI DUNG

1. Phần trắc nghiệm khách quan.

2. Phần tự luận.

3. Phần liên hệ thực tế.

III. TÀI LIỆU, PHƯƠNG TIỆN

- SGK, SGV.

- Những tình huống, trường hợp có liên quan đến chủ đề trong thực tế.

VI. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

* Ổn định lớp:

* Kiểm tra:
Sự chuẩn bị giấy của HS

* Bài mới:

I. Đề bài:

Câu : 1 ( 2,5 điểm )

Các hành vi sau đây là vi phạm pháp luật gì? Hãy đánh dấu + vào ô tương ứng:

Hành vi​
Vi phạm pháp luật hành chính​
Vi phạm pháp luật hình sự​
Vi phạm pháp luật dân sự​
Vi phạm kỉ luật​
a. Đổ rác, phế thải ra đường.
b. Giao hàng không đúng mẫu mã, thời hạn ghi trong hợp đồng.
c. Cố ý đánh người gây thương tích.
d. Giở tài liệu ra xem trong giờ kiểm tra.
đ. Đi xe máy 70 phân khối không có giấy phép lái xe.
e. Buôn bán ma tuý.
g. Không thực hiện quy định về an toàn lao động của xí nghiệp.
Lấn chiếm vườn nhà hàng xóm.


Câu 2 ( 2 điểm )

Cho tình huống sau:

Tùng là một học sinh lớp 9 (14 tuổi). Tùng nhận chuyển hộ anh hàng xóm một gói hàng để lấy tiền công. Trên đường đi đưa hàng, Tùng bị các chú công an kiểm tra và phát hiện trong gói hàng có ma tuý. Các chú công an đã giữ Tùng lại.

a. Theo em, Tùng có vi phạm pháp luật không? Vì sao?

b. Tùng có phải chịu trách nhiệm hình sự không? Vì sao?

Câu 3 ( 3 điểm )

Em hãy nêu những hậu quả xấu do nạn tảo hôn gây ra đối với người tảo hôn, đối với gia đình của họ và cộng đồng?

Câu 4 (2,5 điểm)

Theo em, vì sao chúng ta phải sống có đạo đức và tuân theo pháp luật? Là HS chúng ta phải rèn luyện như thế nào để trở thành người sống có đạo đức và tuân theo pháp luật?

Đáp án - Biểu điểm.

Câu 1: ( mỗi lựa chọn đúng cho 0,3 đ)

- Vi phạm pháp luật hành chính: a, đ.

- Vi phạm pháp luật hình sự: c, e.

- Vi phạm pháp luật dân sự: b, h.

- Vi phạm kỉ luật: d, g.

Câu 2:

a. Tùng có VPPL vì Tùng đã có hành vi trái với quy định của PL, cụ thể là vận chuyển trái phép chất ma tuý ( mặc dù vô ý) ( 1 đ)

b. Tùng không phải chịu trách nhiệm hình sự vì còn ít tuổi và hành vi của Tùng không cố ý ( người từ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng) (1 đ)

Câu 3:

a. Đối với bản thân: Nêu được 2 hậu quả: Sinh con sớm và sinh nhiều con trong khi cơ thể chưa phát triển đầy đủ lên ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ, không tiến bộ được vì vướng bận gánh nặng gia đình. (1 đ)

b. Đối với gia đình: Nêu 2 hậu quả: Đời sống gia đình khó khăn vì vợ chồng trẻ chưa có kinh tế vững vàng, cha mẹ trẻ thiếu kinh nghiệm chăm sóc, giáo dục con, quản lí gia đình, con cái nheo nhóc, thất học... (1 đ)

c. Đối với xã hội: Dân số tăng nhanh tạo gánh nặng với cộng đồng vì nhu cầu nhà trẻ, bệnh viện.,..tăng, việc giữ gìn trật tự trị an, vệ sinh môi trường...gặp nhiều khó khăn. (1 đ)

Câu 4:

Chúng ta phải sống có đạo đức và tuân theo pháp luật vì: Sống có đạo đức vì tuân theo pháp luật là điều kiện, yếu tố giúp mỗi người tiến bộ không ngừng, làm được nhiều việc có ích cho mọi người, cho xã hội và được mọi người yêu quý kính trọng. (1,5 đ).

- Liên hệ bản thân (1đ).

* Củng cố:

- Thu bài.

- Nhận xét.

* Hướng dẫn về nhà:

- Ôn lại kiến thức đã học.

- Áp dụng các tình huống vào trong cuộc sống .

Cao An, ngày... tháng.....năm 2006

Tổ trưởng



Đỗ thị Đào

1683356687484.png
 

DOWNLOAD FILE

  • yopovn.com---GDCD 9 CHUẨN DẠY.zip
    608.3 KB · Lượt xem: 0
Nếu bạn cảm thấy nội dung chủ đề bổ ích , Hãy LIKE hoặc bình luận để chủ đề được sôi nổi hơn
  • Từ khóa
    bài 8 gdcd 11 giáo án gdcd 11 bài 9 giáo án giáo án bài 9 gdcd 11 violet giáo án bài 9 môn gdcd lớp 10 giáo án bảo vệ hòa bình gdcd 9 giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi gdcd 9 giáo án chủ đề môn gdcd 9 giáo án công dân 9 bài 10 giáo án công dân 9 bài 5 giáo án công dân 9 bài 7 giáo án dạy gdcd 9 giáo án gdcd 10 bài 9 tiết 1 giáo án gdcd 10 bài 9 tiết 2 giáo án gdcd 11 bài 10 giáo án gdcd 11 bài 6 giáo án gdcd 11 bài 9 tiết 2 giáo án gdcd 12 bài 9 tiết 2 giáo án gdcd 6 theo công văn 5512 giáo án gdcd 6 theo cv 5512 giáo án gdcd 7 bài 7 giáo án gdcd 7 theo công văn 5512 giáo án gdcd 7 theo cv 5512 giáo án gdcd 9 giáo án gdcd 9 bài 1 giáo án gdcd 9 bài 10 giáo án gdcd 9 bài 10 violet giáo án gdcd 9 bài 11 giáo án gdcd 9 bài 12 giáo án gdcd 9 bài 12 tiết 1 giáo án gdcd 9 bài 13 giáo án gdcd 9 bài 14 giáo án gdcd 9 bài 15 giáo án gdcd 9 bài 16 giáo án gdcd 9 bài 2 giáo án gdcd 9 bài 2 tự chủ giáo án gdcd 9 bài 2 tự chủ violet giáo án gdcd 9 bài 3 giáo án gdcd 9 bài 4 giáo án gdcd 9 bài 5 giáo án gdcd 9 bài 5 violet giáo án gdcd 9 bài 6 giáo án gdcd 9 bài 6 violet giáo án gdcd 9 bài 7 giáo án gdcd 9 bài 7 tiết 2 giáo án gdcd 9 bài 7 violet giáo án gdcd 9 bài 8 giáo án gdcd 9 bài 8 violet giáo án gdcd 9 bài 9 giáo án gdcd 9 bài 9 violet giáo án gdcd 9 bài hợp tác cùng phát triển giáo án gdcd 9 bài tự chủ giáo án gdcd 9 cả năm giáo án gdcd 9 học kì 2 giáo án gdcd 9 kì 2 giáo án gdcd 9 kì 2 theo công văn 5512 giáo an gdcd 9 mới nhất giáo án gdcd 9 powerpoint giáo án gdcd 9 soạn theo chủ đề giáo án gdcd 9 theo 4040 giáo án gdcd 9 theo 5 bước giáo án gdcd 9 theo công văn 5512 giáo an gdcd 9 theo công văn 5512 violet giáo án gdcd 9 trọn bộ giáo án gdcd 9 violet giáo án gdcd 9 vnen giáo án gdcd bài 6 lớp 11 giáo án gdcd bài 7 lớp 9 giáo án gdcd bài 9 lớp 10 giáo án gdcd bài 9 lớp 11 giáo án gdcd bài 9 lớp 12 giáo án gdcd lớp 11 giáo án gdcd lớp 11 bài 7 giáo án gdcd lớp 11 bài 8 giáo án gdcd lớp 11 bài 9 giáo án gdcd lớp 12 bài 9 tiết 2 giáo án gdcd lớp 9 giáo án gdcd lớp 9 bài 14 giáo án gdcd lớp 9 bài 2 giáo án gdcd lớp 9 bài 5 giáo án gdcd lớp 9 bài 6 giáo án gdcd lớp 9 bài 8 giáo án gdcd lớp 9 bài 9 giáo án môn gdcd lớp 12 bài 9 giáo án thực hành ngoại khóa gdcd 9 giáo án trải nghiệm sáng tạo gdcd 9 giáo án trải nghiệm sáng tạo môn gdcd 9 violet giáo án điện tử bài 5 gdcd 9 giáo án điện tử gdcd 10 bài 9 giáo án điện tử gdcd 9 bài 1 giáo án điện tử gdcd 9 bài 12 giáo án điện tử gdcd 9 bài 6 giáo án điện tử gdcd 9 bài 7 giáo án điện tử gdcd 9 bài 8 giáo án điện tử môn gdcd 9 soạn giáo án gdcd 10 bài 9
  • HỖ TRỢ ĐĂNG KÝ VIP

    Liên hệ ZALO để được tư vấn, hỗ trợ: ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN VIP
    ZALO:0979702422

    BÀI VIẾT MỚI

    Thống kê

    Chủ đề
    36,362
    Bài viết
    37,831
    Thành viên
    140,739
    Thành viên mới nhất
    Nguyễn Hưng Nam Anh

    Thành viên Online

    Top