Admin Yopo
Ban quản trị Team YOPO
- Tham gia
- 15/8/22
- Bài viết
- 6,066
- Điểm
- 48
tác giả
Một số biện pháp duy trì sĩ số học sinh vùng dân tộc thiểu số được soạn dưới dạng file word/PDF/ powerpoint gồm 14 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
1. Lý do chọn đề tài :
1.1: Lý do khách quan
Việc duy trì sĩ số đảm bảo chuyên cần ở trường Tiểu học đóng một vai trò rất quan trọng trong việc học tập của học sinh. Nó là nền tảng giúp các em lĩnh hội kiến thức một cách đầy đủ, mang lại kết quả tốt. Nhưng hiện nay, tình hình học sinh bỏ học ở Tỉnh Đăk Lăk ta đến mức báo động, nhất là học sinh ở vùng khó khăn, vùng biên giới. Theo thống kê của các năm gần đây cho thấy tỉ lệ học sinh bỏ học ngày càng cao, nhất là học sinh ở độ tuổi Cấp I, Cấp II.
Căn cứ vào nghị quyết Hội nghị công nhân viên chức năm học 2009 - 2010 của Trường Tiểu học La Văn Cầu về việc hạn chế tình trạng học sinh bỏ học. Nhà trường đã thành lập Ban phòng chống bỏ học gồm : Ban giám hiệu; giáo viên chủ nhiệm; Hội cha mẹ học sinh ; các đoàn thể ; chính quyền địa phương đã thống nhất quan điểm về công tác huy động học sinh đến trường và hạn chế tình trạng học sinh bỏ học là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và của toàn xã hội. Xác định lí do học sinh không muốn đi học và bỏ học giữa chừng có rất nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân do học lực yếu, kém dẫn đến chán nản, bỏ học là nguyên nhân chủ yếu và trực tiếp thuộc trách nhiệm của ngành Giáo dục và Đào tạo.
Để duy trì, nâng cao hiệu quả công tác phổ cập giáo dục Tiểu học và đạt chỉ tiêu phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, đòi hỏi một trong những điều kiện không thể thiếu được đó là : “ Duy trì sĩ số cho học sinh nói chung và học sinh dân tộc nói riêng ” . Đây là vấn đề mà các cấp uỷ Đảng và chính quyền địa phương quan tâm , chỉ đạo bằng các Nghị quyết của Đảng bộ các cấp và chi bộ nhà trường.
2.1: Lí do chủ quan.
Với trách nhiệm của một giáo viên Tiểu học, bất cứ người giáo viên chủ nhiệm nào cũng mong muốn lớp mình phụ trách suốt từ đầu năm đến cuối năm phải đảm bảo về mặt sĩ số cũng như phải đạt yêu cầu về mặt chất lượng học tập. Nhưng thực tế vô cùng phức tạp vì đối tượng học sinh rất đa dạng, vì mỗi em có hoàn cảnh và điều kiện sống khác nhau, nếu giáo viên không khéo léo thì khó mà duy trì sĩ số lớp mình đạt như mong muốn.
Địa bàn xã Cư Pơng là xã vùng sâu , vùng xa , tỷ lệ học sinh dân tộc chiếm 87,9% . Hằng năm số lượng học sinh dân tộc bỏ học khá cao, cụ thể năm học 2007-2008 Trường Tiểu học La Văn Cầu có : 16 em học sinh bỏ học chiếm tỉ lệ: 5,14 %. Tỷ lệ học sinh bỏ học nhiều như thế không những ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả đào tạo của nhà trường cũng như ngành giáo dục của huyện, nó còn ảnh hưởng rất nhiều đến công tác phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi . Qua nhiều năm trực tiếp giảng dạy học sinh vùng dân tộc thiểu số, trước những vấn đề nêu trên, tôi suy nghĩ rất nhiều: làm thế nào mà duy trì được sĩ số học sinh, để thực hiện tốt công tác phổ cập giáo dục Tiểu học và phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi. Nên tôi đã chọn đề tài: “ Một số biện pháp duy trì sĩ số học sinh vùng dân tộc thiểu số ”
1. Lý do chọn đề tài :
1.1: Lý do khách quan
Việc duy trì sĩ số đảm bảo chuyên cần ở trường Tiểu học đóng một vai trò rất quan trọng trong việc học tập của học sinh. Nó là nền tảng giúp các em lĩnh hội kiến thức một cách đầy đủ, mang lại kết quả tốt. Nhưng hiện nay, tình hình học sinh bỏ học ở Tỉnh Đăk Lăk ta đến mức báo động, nhất là học sinh ở vùng khó khăn, vùng biên giới. Theo thống kê của các năm gần đây cho thấy tỉ lệ học sinh bỏ học ngày càng cao, nhất là học sinh ở độ tuổi Cấp I, Cấp II.
Căn cứ vào nghị quyết Hội nghị công nhân viên chức năm học 2009 - 2010 của Trường Tiểu học La Văn Cầu về việc hạn chế tình trạng học sinh bỏ học. Nhà trường đã thành lập Ban phòng chống bỏ học gồm : Ban giám hiệu; giáo viên chủ nhiệm; Hội cha mẹ học sinh ; các đoàn thể ; chính quyền địa phương đã thống nhất quan điểm về công tác huy động học sinh đến trường và hạn chế tình trạng học sinh bỏ học là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và của toàn xã hội. Xác định lí do học sinh không muốn đi học và bỏ học giữa chừng có rất nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân do học lực yếu, kém dẫn đến chán nản, bỏ học là nguyên nhân chủ yếu và trực tiếp thuộc trách nhiệm của ngành Giáo dục và Đào tạo.
Để duy trì, nâng cao hiệu quả công tác phổ cập giáo dục Tiểu học và đạt chỉ tiêu phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, đòi hỏi một trong những điều kiện không thể thiếu được đó là : “ Duy trì sĩ số cho học sinh nói chung và học sinh dân tộc nói riêng ” . Đây là vấn đề mà các cấp uỷ Đảng và chính quyền địa phương quan tâm , chỉ đạo bằng các Nghị quyết của Đảng bộ các cấp và chi bộ nhà trường.
2.1: Lí do chủ quan.
Với trách nhiệm của một giáo viên Tiểu học, bất cứ người giáo viên chủ nhiệm nào cũng mong muốn lớp mình phụ trách suốt từ đầu năm đến cuối năm phải đảm bảo về mặt sĩ số cũng như phải đạt yêu cầu về mặt chất lượng học tập. Nhưng thực tế vô cùng phức tạp vì đối tượng học sinh rất đa dạng, vì mỗi em có hoàn cảnh và điều kiện sống khác nhau, nếu giáo viên không khéo léo thì khó mà duy trì sĩ số lớp mình đạt như mong muốn.
Địa bàn xã Cư Pơng là xã vùng sâu , vùng xa , tỷ lệ học sinh dân tộc chiếm 87,9% . Hằng năm số lượng học sinh dân tộc bỏ học khá cao, cụ thể năm học 2007-2008 Trường Tiểu học La Văn Cầu có : 16 em học sinh bỏ học chiếm tỉ lệ: 5,14 %. Tỷ lệ học sinh bỏ học nhiều như thế không những ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả đào tạo của nhà trường cũng như ngành giáo dục của huyện, nó còn ảnh hưởng rất nhiều đến công tác phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi . Qua nhiều năm trực tiếp giảng dạy học sinh vùng dân tộc thiểu số, trước những vấn đề nêu trên, tôi suy nghĩ rất nhiều: làm thế nào mà duy trì được sĩ số học sinh, để thực hiện tốt công tác phổ cập giáo dục Tiểu học và phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi. Nên tôi đã chọn đề tài: “ Một số biện pháp duy trì sĩ số học sinh vùng dân tộc thiểu số ”