- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 85,993
- Điểm
- 113
tác giả
Một số biện pháp giáo dục học sinh chậm tiến được soạn dưới dạng file word gồm 17 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
1. Sự cần thiết hình thành giải pháp
Việt Nam đang hội nhập khá sâu vào nền kinh tế thế giới. Nước ta đang đầu tư phát triển về mọi mặt. Như chúng ta đã biết hiện nay giáo dục đang được chú trọng đầu tư phát triển, coi giáo dục là quốc sách hàng đầu. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho sự phát triển. Trong những năm gần đây, nước ta đã và đang tiếp tục đổi mới.
Như chúng ta đã biết, công cuộc đổi mới kinh tế xã hội đang diễn ra từng ngày, từng giờ trên khắp đất nước. Nó đòi hỏi phải có những lớp người lao động mới, có bản lĩnh, có năng lực, chủ động sáng tạo. Dám nghĩ dám làm thích ứng được với thực tiễn xã hội luôn thay đổi và phát triển. Nhu cầu này đòi hỏi ngành giáo dục phải có sự thay đổi cho phù hợp với tình hình đất nước. Và thực sự ngành giáo dục đã từng bước thay đổi, thể hiện qua việc xác định mục đích giáo dục đào tạo, hay nói đúng hơn là phát triển toàn diện về nhân cách con người thể hiện qua hai mặt là : “Tài và Đức”.
Dù ở xã hội nào thì cái đức vẫn luôn được coi trọng vì: Cái đức là gốc, cái tài là sự biểu hiện của cái đức. Vì vậy việc giáo dục cái đức cho học sinh là một yêu cầu quan trọng, đang trở thành một vấn đề bức xúc mà xã hội quan tâm. Tình trạng này không chỉ xuất hiện ngoài xã hội mà còn len lỏi vào trong cả trường học. Biểu hiện rõ nhất là trong các lớp học vẫn còn có những học sinh chưa ngoan, yếu kém về đạo đức. Cũng chính vì sự chưa ngoan đó mà dẫn đến tình trạng học lực yếu, làm ảnh hưởng không ít đến những học sinh khác trong lớp học.
Người làm công tác giáo dục có nhiệm vụ nâng đỡ và uốn nắn để giúp học sinh có sự phát triển đúng đắn về nhân cách, về đạo đức nhằm giúp các em có điều kiện gần gũi nhau, thường xuyên trao đổi động viên uốn nắn kịp thời tiến bộ qua từng ngày.
Tuy nhiên vẫn còn một số học sinh cá biệt, thiếu ý thức, thiếu sự quan tâm của cha mẹ, lại thường hay giao du với các phần tử xấu ngoài xã hội dẫn đến việc các em thiếu lễ phép với người lớn, không vâng lời thầy cô, cha mẹ, lười học, ham chơi,…v..v. Nhằm khắc phục tình trạng trên, tôi chọn đề tài:“ một số biện pháp giáo dục học sinh chậm tiến” để nghiên cứu.
2. Tổng quan các vấn đề liên quan đến giải pháp
Thực hành rèn luyện về hành vi đạo đức của học sinh.
Quan sát, nắm bắt tình hình học tập của học sinh.
Đưa ra các biện pháp khắc phục để giúp học sinh trở nên ngoan hơn và học tập tốt hơn.
3. Mục tiêu của giải pháp:
Giúp học sinh có những hành vi đạo đức chuẩn mực để hoàn thiện hơn về nhân cách, làm nền tảng cho sự phát triển toàn diện, đảm bảo mục tiêu giáo dục hiện nay, đó là đào tạo một thế hệ trẻ có đủ tài và đức để xây dựng đất nước.
4. Căn cứ đề xuất giải pháp
Hiện nay, đạo đức của một bộ phận không nhỏ các em học sinh đang xuống cấp trầm trọng. Ngày càng có nhiều học sinh vô lễ với thầy cô. Hiện tượng học sinh đánh nhau là chuyện bình thường. Học sinh xúc phạm hay đe dọa thầy cô giáo diễn ra phổ biến.
Tình trạng giới trẻ sống buông thả, không coi trọng giá trị đạo đức đã và đang diễn ra ở nhiều nơi. Bằng chứng là các phương tiện truyền thông đã đăng tải các bài viết phản ánh về thực trạng này. Học sinh lôi bè kéo cánh để đánh nhau, thậm chí hành hung cả thầy cô giáo, con giết cha, anh giết em, nhiều học sinh vi phạm pháp luật.
Đáng báo động hơn nữa hiện tượng học sinh đánh giáo viên cũng gia tăng. Có những giáo viên đang giảng bài, bất ngờ bị học trò lấy mã tấu trong cặp xông lên bục giảng chém trọng thương.
Thực tế tại lớp của tôi đang chủ nhiệm có hai em thường xuyên gây gỗ đánh nhau, có những lời nói với nhau thiếu văn hóa. Có một số em xưng hô với thầy cô, bạn bè chưa đúng chuẩn mực đạo đức. Một số em lười học, thường hay nói dối cô giáo. Từ những thực trạng đáng báo động trên, tôi mạnh dạn chọn đề tài: “ Một số biện pháp giáo dục đạo đức cho học sinh lớp 5” để nghiên cứu.
5. Phương pháp thực hiện:
Để thực hiện Sáng kiến kinh nghiệm này, tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
Phương pháp khảo sát-quan sát.
Phương pháp kiểm tra-đánh giá.
Phương pháp trò chuyện.
Tổ chức các hoạt động thi đua, tuyên dương, khen thưởng.
THẦY CÔ TẢI TẠI MỤC ĐÍNH KÈM DƯỚI ĐÂY!
A. CƠ SỞ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
1. Sự cần thiết hình thành giải pháp
Việt Nam đang hội nhập khá sâu vào nền kinh tế thế giới. Nước ta đang đầu tư phát triển về mọi mặt. Như chúng ta đã biết hiện nay giáo dục đang được chú trọng đầu tư phát triển, coi giáo dục là quốc sách hàng đầu. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho sự phát triển. Trong những năm gần đây, nước ta đã và đang tiếp tục đổi mới.
Như chúng ta đã biết, công cuộc đổi mới kinh tế xã hội đang diễn ra từng ngày, từng giờ trên khắp đất nước. Nó đòi hỏi phải có những lớp người lao động mới, có bản lĩnh, có năng lực, chủ động sáng tạo. Dám nghĩ dám làm thích ứng được với thực tiễn xã hội luôn thay đổi và phát triển. Nhu cầu này đòi hỏi ngành giáo dục phải có sự thay đổi cho phù hợp với tình hình đất nước. Và thực sự ngành giáo dục đã từng bước thay đổi, thể hiện qua việc xác định mục đích giáo dục đào tạo, hay nói đúng hơn là phát triển toàn diện về nhân cách con người thể hiện qua hai mặt là : “Tài và Đức”.
Dù ở xã hội nào thì cái đức vẫn luôn được coi trọng vì: Cái đức là gốc, cái tài là sự biểu hiện của cái đức. Vì vậy việc giáo dục cái đức cho học sinh là một yêu cầu quan trọng, đang trở thành một vấn đề bức xúc mà xã hội quan tâm. Tình trạng này không chỉ xuất hiện ngoài xã hội mà còn len lỏi vào trong cả trường học. Biểu hiện rõ nhất là trong các lớp học vẫn còn có những học sinh chưa ngoan, yếu kém về đạo đức. Cũng chính vì sự chưa ngoan đó mà dẫn đến tình trạng học lực yếu, làm ảnh hưởng không ít đến những học sinh khác trong lớp học.
Người làm công tác giáo dục có nhiệm vụ nâng đỡ và uốn nắn để giúp học sinh có sự phát triển đúng đắn về nhân cách, về đạo đức nhằm giúp các em có điều kiện gần gũi nhau, thường xuyên trao đổi động viên uốn nắn kịp thời tiến bộ qua từng ngày.
Tuy nhiên vẫn còn một số học sinh cá biệt, thiếu ý thức, thiếu sự quan tâm của cha mẹ, lại thường hay giao du với các phần tử xấu ngoài xã hội dẫn đến việc các em thiếu lễ phép với người lớn, không vâng lời thầy cô, cha mẹ, lười học, ham chơi,…v..v. Nhằm khắc phục tình trạng trên, tôi chọn đề tài:“ một số biện pháp giáo dục học sinh chậm tiến” để nghiên cứu.
2. Tổng quan các vấn đề liên quan đến giải pháp
Thực hành rèn luyện về hành vi đạo đức của học sinh.
Quan sát, nắm bắt tình hình học tập của học sinh.
Đưa ra các biện pháp khắc phục để giúp học sinh trở nên ngoan hơn và học tập tốt hơn.
3. Mục tiêu của giải pháp:
Giúp học sinh có những hành vi đạo đức chuẩn mực để hoàn thiện hơn về nhân cách, làm nền tảng cho sự phát triển toàn diện, đảm bảo mục tiêu giáo dục hiện nay, đó là đào tạo một thế hệ trẻ có đủ tài và đức để xây dựng đất nước.
4. Căn cứ đề xuất giải pháp
Hiện nay, đạo đức của một bộ phận không nhỏ các em học sinh đang xuống cấp trầm trọng. Ngày càng có nhiều học sinh vô lễ với thầy cô. Hiện tượng học sinh đánh nhau là chuyện bình thường. Học sinh xúc phạm hay đe dọa thầy cô giáo diễn ra phổ biến.
Tình trạng giới trẻ sống buông thả, không coi trọng giá trị đạo đức đã và đang diễn ra ở nhiều nơi. Bằng chứng là các phương tiện truyền thông đã đăng tải các bài viết phản ánh về thực trạng này. Học sinh lôi bè kéo cánh để đánh nhau, thậm chí hành hung cả thầy cô giáo, con giết cha, anh giết em, nhiều học sinh vi phạm pháp luật.
Đáng báo động hơn nữa hiện tượng học sinh đánh giáo viên cũng gia tăng. Có những giáo viên đang giảng bài, bất ngờ bị học trò lấy mã tấu trong cặp xông lên bục giảng chém trọng thương.
Thực tế tại lớp của tôi đang chủ nhiệm có hai em thường xuyên gây gỗ đánh nhau, có những lời nói với nhau thiếu văn hóa. Có một số em xưng hô với thầy cô, bạn bè chưa đúng chuẩn mực đạo đức. Một số em lười học, thường hay nói dối cô giáo. Từ những thực trạng đáng báo động trên, tôi mạnh dạn chọn đề tài: “ Một số biện pháp giáo dục đạo đức cho học sinh lớp 5” để nghiên cứu.
5. Phương pháp thực hiện:
Để thực hiện Sáng kiến kinh nghiệm này, tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
Phương pháp khảo sát-quan sát.
Phương pháp kiểm tra-đánh giá.
Phương pháp trò chuyện.
Tổ chức các hoạt động thi đua, tuyên dương, khen thưởng.
THẦY CÔ TẢI TẠI MỤC ĐÍNH KÈM DƯỚI ĐÂY!