- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 85,994
- Điểm
- 113
tác giả
Một số biện pháp giúp học sinh yêu thích học văn cấp THCS được soạn dưới dạng file word gồm 39 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
MỤC LỤC
A.PHẦN MỞ ĐẦU Trang 2 - 3
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU.
III. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU.
B. NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI Trang 3 - 36
I. CƠ SỞ LIÊN QUAN ĐẾN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1. Cơ sở lí luận
2. Cơ sở khoa học
3. Cơ sở thực tế
II. CÁC BIỆN PHÁP TIẾN HÀNH
1. Kế hoạch nghiên cứu
2. Phương pháp nghiên cứu
3. Thời gian hoàn thành.
III. CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
IV. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN.
C.KẾT LUẬN Trang 36 - 38
I. MỘT SỐ KẾT LUẬN
II. ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ.
PHẦN MỞ ĐẦU
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI :
Việc đổi mới phương pháp giảng dạy Ngữ văn hiện nay đã và đang thực sự là yếu tố quyết định hiệu quả giờ dạy. Phương pháp dạy học đổi mới chú trọng đến việc phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh làm cho học sinh ham thích môn học. Điều 24, luật giáo dục (do Quốc hội khoá X thông qua) cũng đã chỉ rõ “Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với từng lớp học, môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”. Đây là định hướng cơ bản thiết thực đối với mỗi giáo viên trong đó có giáo viên dạy bộ môn Ngữ văn.
Từ nhiều năm nay, phương pháp dạy văn đổi mới đã chú trọng phát triển hứng thú học văn của học sinh. Một trong những mục đích của giờ văn là làm sao gây được rung động thẩm mĩ, giáo dục nhân cách cho học sinh. Ai đó đã nói rằng: “Dù có dắt ngựa đến bờ sông cũng không thể bắt nó uống nước được”. Vấn đề học tập của trẻ cũng vậy. Dù có bắt được chúng ngồi ngay ngắn học tập nhưng nếu không thích thú, trẻ không thể học tốt được. Từ thực tế giảng dạy bộ môn Ngữ văn ở THCS nhiều năm, tôi nhận thấy muốn giờ dạy đạt hiệu quả cao, ngoài việc truyền đạt kiến thức, tôi nghĩ rằng mình cần phải biết cách làm thế nào để các em cảm thấy hứng thú đối với môn học, từ đó trở nên yêu thích môn văn để tiết học thực sự nhẹ nhàng, sinh động; học sinh tiếp thu kiến thức một cách tự nhiên, không gượng ép. Từ đó mới phát huy thực sự tính chủ động, tích cực, sáng tạo của học sinh.
Trong phạm vi của sáng kiến kinh nghiệm, tôi xin đề cập đến một số biện pháp nhằm giúp học sinh yêu thích học môn văn ở cấp THCS.
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
Đề tài nghiên cứu “ Một số biện pháp giúp học sinh yêu thích học văn cấp THCS ” với mục đích cơ bản sau đây : Trình bày một số biện pháp giúp các em có niềm đam mê, thích thú với môn văn trong tiết học. Từ đó giúp các em nắm vững kiến thức, yêu thích môn học, nhờ vậy nâng cao chất lượng dạy và học. Đồng thời đề tài này có thể giúp cho giáo viên dạy ngữ văn áp dụng cho các lớp, các bài cụ thể .
III. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU :
1. Đối tượng nghiên cứu:
Đề tài nghiên cứu hướng tới đối tượng là hứng thú học tập môn Ngữ văn của học sinh THCS.
2. Phạm vi nghiên cứu :
- Nghiên cứu phương pháp dạy Ngữ văn của giáo viên.
- Nghiên cứu hứng thú , kết quả học tập môn Ngữ văn của học sinh.
MỤC LỤC
A.PHẦN MỞ ĐẦU Trang 2 - 3
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU.
III. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU.
B. NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI Trang 3 - 36
I. CƠ SỞ LIÊN QUAN ĐẾN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1. Cơ sở lí luận
2. Cơ sở khoa học
3. Cơ sở thực tế
II. CÁC BIỆN PHÁP TIẾN HÀNH
1. Kế hoạch nghiên cứu
2. Phương pháp nghiên cứu
3. Thời gian hoàn thành.
III. CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
IV. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN.
C.KẾT LUẬN Trang 36 - 38
I. MỘT SỐ KẾT LUẬN
II. ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ.
PHẦN MỞ ĐẦU
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI :
Việc đổi mới phương pháp giảng dạy Ngữ văn hiện nay đã và đang thực sự là yếu tố quyết định hiệu quả giờ dạy. Phương pháp dạy học đổi mới chú trọng đến việc phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh làm cho học sinh ham thích môn học. Điều 24, luật giáo dục (do Quốc hội khoá X thông qua) cũng đã chỉ rõ “Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với từng lớp học, môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”. Đây là định hướng cơ bản thiết thực đối với mỗi giáo viên trong đó có giáo viên dạy bộ môn Ngữ văn.
Từ nhiều năm nay, phương pháp dạy văn đổi mới đã chú trọng phát triển hứng thú học văn của học sinh. Một trong những mục đích của giờ văn là làm sao gây được rung động thẩm mĩ, giáo dục nhân cách cho học sinh. Ai đó đã nói rằng: “Dù có dắt ngựa đến bờ sông cũng không thể bắt nó uống nước được”. Vấn đề học tập của trẻ cũng vậy. Dù có bắt được chúng ngồi ngay ngắn học tập nhưng nếu không thích thú, trẻ không thể học tốt được. Từ thực tế giảng dạy bộ môn Ngữ văn ở THCS nhiều năm, tôi nhận thấy muốn giờ dạy đạt hiệu quả cao, ngoài việc truyền đạt kiến thức, tôi nghĩ rằng mình cần phải biết cách làm thế nào để các em cảm thấy hứng thú đối với môn học, từ đó trở nên yêu thích môn văn để tiết học thực sự nhẹ nhàng, sinh động; học sinh tiếp thu kiến thức một cách tự nhiên, không gượng ép. Từ đó mới phát huy thực sự tính chủ động, tích cực, sáng tạo của học sinh.
Trong phạm vi của sáng kiến kinh nghiệm, tôi xin đề cập đến một số biện pháp nhằm giúp học sinh yêu thích học môn văn ở cấp THCS.
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
Đề tài nghiên cứu “ Một số biện pháp giúp học sinh yêu thích học văn cấp THCS ” với mục đích cơ bản sau đây : Trình bày một số biện pháp giúp các em có niềm đam mê, thích thú với môn văn trong tiết học. Từ đó giúp các em nắm vững kiến thức, yêu thích môn học, nhờ vậy nâng cao chất lượng dạy và học. Đồng thời đề tài này có thể giúp cho giáo viên dạy ngữ văn áp dụng cho các lớp, các bài cụ thể .
III. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU :
1. Đối tượng nghiên cứu:
Đề tài nghiên cứu hướng tới đối tượng là hứng thú học tập môn Ngữ văn của học sinh THCS.
2. Phạm vi nghiên cứu :
- Nghiên cứu phương pháp dạy Ngữ văn của giáo viên.
- Nghiên cứu hứng thú , kết quả học tập môn Ngữ văn của học sinh.