Admin Yopo
Ban quản trị Team YOPO
- Tham gia
- 15/8/22
- Bài viết
- 6,066
- Điểm
- 48
tác giả
Một số biện pháp quản lí chỉ đạo việc duy trì sĩ số trong nhà trường được soạn dưới dạng file word/PDF/ powerpoint gồm 15 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
I. HOÀN CẢNH NẢY SINH ÁP DỤNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
Để thực hiện tốt mục tiêu giáo dục, một trong những nhiệm vụ quan trọng Ngành đặt ra cho mỗi địa phương, mỗi đơn vị trường học chính là công tác đảm bảo duy trì sĩ số.
Từ khi được điều về làm công tác quản lí tại Trường tiểu học Tấn Tài 1, tôi thấy được những khó khăn mà nhà trường cũng như chính quyền địa phương phải trải qua đó chính là công tác vận động học sinh bỏ học ra lớp nhằm đảm bảo duy trì sĩ số. Phường Tấn Tài có ba trường tiểu học đóng trên địa bàn, mỗi trường đều có số lượng con em trong địa phương không đến một nửa tổng số học sinh toàn trường.
Trường tiểu học Tấn Tài 1 cũng không ngoại lệ, hàng năm trường đều tiếp nhận một phần số học sinh có hộ khẩu ở địa phương, phần lớn còn lại do nhiều nơi ngoài thành phố đến địa phương tạm trú để làm ăn, sinh sống. Đại bộ phận cha mẹ học sinh chú trọng đến kế sinh nhai nên ít quan tâm đến việc học hành, việc giáo dục con cái ở nhà. Thậm chí nhiều phụ huynh khoán trắng việc giáo dục cho nhà trường, cho nơi nuôi trẻ, chỉ biết cho con tiền chứ không hề quan tâm, gần gũi con cái nên không phát hiện những biểu hiện tiêu cực trong các cháu, nhất là các cháu ham chơi, mê games online.
Nhiều gia đình cha mẹ làm thuê, kinh tế khó khăn; một số gia đình lại có cuộc sống không hạnh phúc, ảnh hưởng tâm lí của trẻ, các em muốn bức phá, thoát khỏi mái gia đình mà có em đã từng tâm sự với tôi “như địa ngục”. Một số em chỉ có mẹ, không cha (con ngoại hôn), việc làm của mẹ không ổn định hay gây nợ nần, dẫn con bỏ đi nơi khác.v.v.. Đó là những guyên nhân có thể dẫn đến việc bỏ học của học sinh.
Trên đây là những thực trạng nhà trường phải gánh lấy trong nhiều năm qua. Vậy làm thế nào để khắc phục tình trạng học sinh bỏ học, vận động học sinh bỏ học ra lớp đạt hiệu quả nhằm thực hiện tốt công tác duy trì sĩ số trong nhà trường cũng như ở địa phương? Câu hỏi này đặt ra cho người làm công tác quản lí chúng tôi phải tìm cách tháo gỡ mà không được chạy theo thành tích. Chính vì vậy, trong những năm qua tôi đã tiến hành nhiều biện pháp quản lí chỉ đạo công tác duy trì sĩ số. Sau đây là “một số biện pháp quản lí chỉ đạo việc duy trì sĩ số trong nhà trường” tôi đã thực hiện rất hiệu quả.
II. QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP:
Từ năm học 2007-2008 nhà trường quyết tâm nỗ lực phấn đấu đạt Trường tiểu học chuẩn quốc gia mức độ 1, một trong những tiêu chí cần đạt đó là tỉ lệ duy trì sĩ số với 98%. Trong ba năm trở lại đây (từ năm học 2008-2009), công tác duy trì sĩ số tiếp tục được phấn đấu với chỉ tiêu cao hơn (100%) do nhà trường đăng kí thi đua Tập thể lao động xuất sắc.
Để đạt được chỉ tiêu phấn đấu, nhà trường đã đề ra nhiều biện pháp khắc phục tình trạng học sinh bỏ học nhằm đảm bảo duy trì sĩ số, góp phần hiệu quả trong công tác phổ cập giáo dục tiểu học-xoá mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi nói riêng và trong sự nghiệp giáo dục nói chung. Sau đây là những giải pháp, biện pháp tôi đã trải nghiệm thành công trong những năm qua:
I. HOÀN CẢNH NẢY SINH ÁP DỤNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
Để thực hiện tốt mục tiêu giáo dục, một trong những nhiệm vụ quan trọng Ngành đặt ra cho mỗi địa phương, mỗi đơn vị trường học chính là công tác đảm bảo duy trì sĩ số.
Từ khi được điều về làm công tác quản lí tại Trường tiểu học Tấn Tài 1, tôi thấy được những khó khăn mà nhà trường cũng như chính quyền địa phương phải trải qua đó chính là công tác vận động học sinh bỏ học ra lớp nhằm đảm bảo duy trì sĩ số. Phường Tấn Tài có ba trường tiểu học đóng trên địa bàn, mỗi trường đều có số lượng con em trong địa phương không đến một nửa tổng số học sinh toàn trường.
Trường tiểu học Tấn Tài 1 cũng không ngoại lệ, hàng năm trường đều tiếp nhận một phần số học sinh có hộ khẩu ở địa phương, phần lớn còn lại do nhiều nơi ngoài thành phố đến địa phương tạm trú để làm ăn, sinh sống. Đại bộ phận cha mẹ học sinh chú trọng đến kế sinh nhai nên ít quan tâm đến việc học hành, việc giáo dục con cái ở nhà. Thậm chí nhiều phụ huynh khoán trắng việc giáo dục cho nhà trường, cho nơi nuôi trẻ, chỉ biết cho con tiền chứ không hề quan tâm, gần gũi con cái nên không phát hiện những biểu hiện tiêu cực trong các cháu, nhất là các cháu ham chơi, mê games online.
Nhiều gia đình cha mẹ làm thuê, kinh tế khó khăn; một số gia đình lại có cuộc sống không hạnh phúc, ảnh hưởng tâm lí của trẻ, các em muốn bức phá, thoát khỏi mái gia đình mà có em đã từng tâm sự với tôi “như địa ngục”. Một số em chỉ có mẹ, không cha (con ngoại hôn), việc làm của mẹ không ổn định hay gây nợ nần, dẫn con bỏ đi nơi khác.v.v.. Đó là những guyên nhân có thể dẫn đến việc bỏ học của học sinh.
Trên đây là những thực trạng nhà trường phải gánh lấy trong nhiều năm qua. Vậy làm thế nào để khắc phục tình trạng học sinh bỏ học, vận động học sinh bỏ học ra lớp đạt hiệu quả nhằm thực hiện tốt công tác duy trì sĩ số trong nhà trường cũng như ở địa phương? Câu hỏi này đặt ra cho người làm công tác quản lí chúng tôi phải tìm cách tháo gỡ mà không được chạy theo thành tích. Chính vì vậy, trong những năm qua tôi đã tiến hành nhiều biện pháp quản lí chỉ đạo công tác duy trì sĩ số. Sau đây là “một số biện pháp quản lí chỉ đạo việc duy trì sĩ số trong nhà trường” tôi đã thực hiện rất hiệu quả.
II. QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP:
Từ năm học 2007-2008 nhà trường quyết tâm nỗ lực phấn đấu đạt Trường tiểu học chuẩn quốc gia mức độ 1, một trong những tiêu chí cần đạt đó là tỉ lệ duy trì sĩ số với 98%. Trong ba năm trở lại đây (từ năm học 2008-2009), công tác duy trì sĩ số tiếp tục được phấn đấu với chỉ tiêu cao hơn (100%) do nhà trường đăng kí thi đua Tập thể lao động xuất sắc.
Để đạt được chỉ tiêu phấn đấu, nhà trường đã đề ra nhiều biện pháp khắc phục tình trạng học sinh bỏ học nhằm đảm bảo duy trì sĩ số, góp phần hiệu quả trong công tác phổ cập giáo dục tiểu học-xoá mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi nói riêng và trong sự nghiệp giáo dục nói chung. Sau đây là những giải pháp, biện pháp tôi đã trải nghiệm thành công trong những năm qua: