Nghiên cứu một số bài tập bổ trợ nhằm nâng cao thành tích chạy 60m cho học sinh lớp 5 Trường Tiểu học An Lập, huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương được soạn dưới dạng file word gồm 25 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
Ngoài ra, trong quá trình giảng dạy, giáo viên có thể phát hiện những em có tố chất, năng khiếu thể thao. Từ đó, bồi dưỡng các em tham gia Hội Khỏe Phù Đổng (HKPĐ) các cấp do Bộ giáo dục và Đào tạo đề ra như: HKPĐ Toàn quốc, HKPĐ cấp Tỉnh, HKPĐ cấp Thành phố (huyện, thị).
Môn điền kinh là một trong những môn nằm trong chương trình thi đấu chính thức của Olympic, các cuộc thi đấu lớn và HKPĐ trường học, vì môn điền kinh là môn thể thao phong phú và đa dạng, không những có tác dụng tăng cường sức khỏe cho người tập mà còn là cơ sở để phát triển các tố chất thể lực như: sức nhanh, sức mạnh, sức bền, khéo léo và mềm dẻo. Muốn phát triển được các tố chất đó, chúng ta cần phải có những phương pháp tập luyện phù hợp với các em.
Trong hệ thống các môn Điền kinh thì chạy ngắn là nội dung quan trọng trong việc đánh giá năng lực vận động của các em trong các trường học nói chung và đặc biệt là học sinh Tiểu học nói riêng. Chạy ngắn là một hoạt động có chu kỳ nên việc chuẩn bị tốt về trình độ, thể lực rất quan trọng. Muốn đạt được thành tích cao trong tập luyện và thi đấu thì không thể thiếu hai yếu tố kĩ thuật và thể lực. Do đó làm thế nào để chọn chính xác VĐV là vấn đề cần quan tâm, cần suy nghĩ. Trong lựa chọn những em có tố chất chạy ngắn, áp dụng một số bài tập góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả quá trình huấn luyện với thành tích tốt nhất trong các kì thi từ cấp huyện đến cấp tỉnh ở lứa tuổi Tiểu học.
Đặc biệt ở môn điền kinh, cự ly chạy 60m là cự ly duy nhất được tổ chức thi đấu dành riêng cho lứa tuổi Tiểu học. Vì lứa tuổi này các em được chạy nhảy, thích thi đua với nhau nên được đa số các em yêu thích.
Từ những yếu tố trên, tôi quyết định chọn đề tài: Nghiên cứu một số bài tập bổ trợ nhằm nâng cao thành tích chạy 60m cho học sinh lớp 5 Trường Tiểu học An Lập, huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương”
- Đặt vấn đề
- Lý do chọn đề tài
Ngoài ra, trong quá trình giảng dạy, giáo viên có thể phát hiện những em có tố chất, năng khiếu thể thao. Từ đó, bồi dưỡng các em tham gia Hội Khỏe Phù Đổng (HKPĐ) các cấp do Bộ giáo dục và Đào tạo đề ra như: HKPĐ Toàn quốc, HKPĐ cấp Tỉnh, HKPĐ cấp Thành phố (huyện, thị).
Môn điền kinh là một trong những môn nằm trong chương trình thi đấu chính thức của Olympic, các cuộc thi đấu lớn và HKPĐ trường học, vì môn điền kinh là môn thể thao phong phú và đa dạng, không những có tác dụng tăng cường sức khỏe cho người tập mà còn là cơ sở để phát triển các tố chất thể lực như: sức nhanh, sức mạnh, sức bền, khéo léo và mềm dẻo. Muốn phát triển được các tố chất đó, chúng ta cần phải có những phương pháp tập luyện phù hợp với các em.
Trong hệ thống các môn Điền kinh thì chạy ngắn là nội dung quan trọng trong việc đánh giá năng lực vận động của các em trong các trường học nói chung và đặc biệt là học sinh Tiểu học nói riêng. Chạy ngắn là một hoạt động có chu kỳ nên việc chuẩn bị tốt về trình độ, thể lực rất quan trọng. Muốn đạt được thành tích cao trong tập luyện và thi đấu thì không thể thiếu hai yếu tố kĩ thuật và thể lực. Do đó làm thế nào để chọn chính xác VĐV là vấn đề cần quan tâm, cần suy nghĩ. Trong lựa chọn những em có tố chất chạy ngắn, áp dụng một số bài tập góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả quá trình huấn luyện với thành tích tốt nhất trong các kì thi từ cấp huyện đến cấp tỉnh ở lứa tuổi Tiểu học.
Đặc biệt ở môn điền kinh, cự ly chạy 60m là cự ly duy nhất được tổ chức thi đấu dành riêng cho lứa tuổi Tiểu học. Vì lứa tuổi này các em được chạy nhảy, thích thi đua với nhau nên được đa số các em yêu thích.
Từ những yếu tố trên, tôi quyết định chọn đề tài: Nghiên cứu một số bài tập bổ trợ nhằm nâng cao thành tích chạy 60m cho học sinh lớp 5 Trường Tiểu học An Lập, huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương”
- Mục đích nghiên cứu
- Mục đích nghiên cứu là tìm một số bài tập chuyên môn có tác dụng đến việc phát triển và đánh giá hiệu quả ứng dụng một số bài tập bổ trợ nhằm nâng cao thành tích chạy 60m cho học sinh lớp 5. Bên cạnh đó còn nhằm củng cố, đúc kết kinh nghiệm huấn luyện về môn chạy ngắn, đem lại thành tích cao cho học sinh trong hội thi Thể thao học đường tỉnh Bình Dương. Từng bước nâng cao kết quả trong công tác giảng dạy và huấn luyện chạy ngắn cho học sinh lớp 5 trường Tiểu học An Lập, huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương.
- Mục tiêu nghiên cứu
- Mục tiêu của việc nghiên cứu là dựa vào đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi học sinh và thành tích các kì thi cấp huyện, tỉnh… Từ đó tìm ra hướng giải quyết bằng một số bài tập nhằm nâng cao thành tích trong huấn luyện nội dung chạy 60m cho học sinh học sinh lớp 5 trường Tiểu học An Lập, huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương. Đào tạo con người phát triển toàn diện, đào tạo những chủ nhân tương lai của đất nước phải hội đủ những phẩm chất tài đức vẹn toàn, nhằm đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Phát triển toàn diện các nhân tố thể lực, nâng cao sức khỏe, nâng cao thành tích thể thao, đồng thời góp phần hình thành nhân cách cho học sinh.
- Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng: Một số bài tập bổ trợ nhằm nâng cao thành tích chạy 60m cho học sinh lớp 5 trường Tiểu học An Lập, huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương.
- Khách Thể:
- - Nhóm đối chứng: 30 em học sinh lớp 5 trường Tiểu học An Lập, huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương tập luyện theo chương trình giảng dạy đang thực hiện tại trường.
- - Nhóm thực nghiệm: 30 em học sinh lớp 5 trường Tiểu học An Lập, huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương được tập luyện với hệ thống bài tập được xác định từ mục tiêu 1.
- Phạm vi nghiên cứu:
- - Trường Tiểu học An Lập, huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương.
- Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện các mục tiêu nghiên cứu nêu trên, tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
Phương pháp tham khảo tài liệu
Phương pháp này được tôi sử dụng trong suốt quá trình nghiên cứu như tham khảo: Một số văn kiện, nghị quyết của Đảng và Nhà nước về công tác GDTC, giáo trình, sách giáo khoa, tài liệu có liên quan đến vấn đề cần nghiên cứu, giúp tôi hệ thống hoá các kiến thức có liên quan từ đó hình thành cơ sở lý luận, xác định mục đích, mục tiêu nghiên cứu, đồng thời xây dựng tổng quan, xử lý và phân tích kết quả nghiên cứu của khóa luận.
Phương pháp phỏng vấn (điều tra bằng phiếu)
Tôi tiến hành gửi phiếu phỏng vấn đến quý Thầy, Cô giảng dạy thể dục có kinh nghiệm để thu thập thông tin nghiên cứu, các bài tập thường sử dụng trong thực tiễn, qua đó làm cơ sở lựa chọn các bài tập bổ trợ hợp lý nhằm nâng cao thành tích chạy 60m cho học sinh lớp 5 của trường.