Admin Yopo
Ban quản trị Team YOPO
- Tham gia
- 15/8/22
- Bài viết
- 6,066
- Điểm
- 48
tác giả
PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH THÔNG QUA "TÌNH HUỐNG CÓ VẤN ĐỀ” TRONG DẠY HỌC VẬT LÝ được soạn dưới dạng file word/PDF/ powerpoint gồm 12 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
Một bộ phận của giáo viên còn bảo thủ trong nhận thức và thói quen dạy học thụ động, nặng đối phó với thi cử , quen dạy "chay", ngại sử dụng thiết bị dạy học
Một số khác thì lại lạm dụng trực quan, lạm dụng máy chiếu... Nếu không cẩn thận sẽ có tác dụng trái chiều.
Đổi mới phương pháp dạy học ở bậc phổ thông là hết sức cấp thiết nhưng điều quan trọng là phải chú trọng đến hiệu quả của nó. Xuất phát từ những lý do trên , nên tôi chọn đề tài: “ Phát huy tính tích cực của học sinh thông qua tình huống có vấn đề trong dạy học vật lý”.
Tình huống học tập trong dạy học là tình huống được tổ chức bởi giáo viên nhằm đưa học sinh vào những hoạt động học tập xác định theo mục tiêu dạy học
Vấn đề chứa đựng những câu hỏi nhưng đó là câu hỏi về một cái chưa biết mà câu trả lời là một cái mới phải tìm tòi sáng tạo mới xây dựng được, chứ không phải là câu hỏi chỉ đơn thuần nhớ lại kiến thức đã có
Tình huống có vấn đề là tình huống trong đó xuất hiện mâu thuẫn nhận thức giữa trình độ kỹ năng đã có của học sinh với nhiệm vụ nhận thức mà học sinh cần phải giải quyết để đạt đựợc những tri thức và kỹ năng mới cao hơn.
a. Sự tò mò hứng thú : Học sinh sau khi chấp nhận mâu thuẫn của bài toán nhận thức, sẽ xuất hiện nhu cầu bức thiết muốn tìm đáp số của bài toán. Lúc này tính tò mò vốn có ở học sinh bị kích thích. Câu hỏi tại sao luôn xuất hiện tức là xuất hiện nhu cầu nhận thức. Yếu tố bất ngờ tạo sự ngạc nhiên là điểm nhấn trong mâu thuẫn nhận thức mà giáo viên cần tạo ra. Điều đó sẽ tạo ra hứng thú cao độ của học sinh. Trạng thái tâm lý ngạc nhiên, tò mò, hứng thú là điểm khởi đầu thúc giục học sinh đi tìm lời giải đáp. Những yếu tố đó đã góp phần tạo nên động cơ học tập của học sinh trong giờ học
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong những năm gần đây việc tăng cường các phương pháp dạy học tích cực ở các trường THPT đã đem lại nhiều kết quả . Bên cạnh đó còn có những nhược điểm sau đây:Một bộ phận của giáo viên còn bảo thủ trong nhận thức và thói quen dạy học thụ động, nặng đối phó với thi cử , quen dạy "chay", ngại sử dụng thiết bị dạy học
Một số khác thì lại lạm dụng trực quan, lạm dụng máy chiếu... Nếu không cẩn thận sẽ có tác dụng trái chiều.
Đổi mới phương pháp dạy học ở bậc phổ thông là hết sức cấp thiết nhưng điều quan trọng là phải chú trọng đến hiệu quả của nó. Xuất phát từ những lý do trên , nên tôi chọn đề tài: “ Phát huy tính tích cực của học sinh thông qua tình huống có vấn đề trong dạy học vật lý”.
II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
1. Cơ sở lý luận
1.1. Khái niệm tình huống
Một tình huống nào đó đối với một chủ thể là một hoàn cảnh cụ thể mà một chủ thể được đặt vào đó, nó tác động vào chủ thể, kích thích chủ thể hoạt động, đặt ra cho chủ thể nhiệm vụ nào đó.Tình huống học tập trong dạy học là tình huống được tổ chức bởi giáo viên nhằm đưa học sinh vào những hoạt động học tập xác định theo mục tiêu dạy học
1.2. Khái niệm tình huống học tập trong dạy học
Tình huống học tập trong dạy học là tình huống được tổ chức bởi giáo viên nhằm đưa học sinh vào những hoạt động học tập xác định theo mục tiêu dạy học1.3. Khái niệm vấn đề
Vấn đề dùng để chỉ một khó khăn , một nhiệm vụ nhận thức mà người học không thể giải quyết được chỉ bằng kinh nghiệm sẵn có, theo một khuôn mẫu sẵn có nghĩa là không thể dùng tư duy tái hiện đơn thuần để giải quyết mà phải tìm tòi sáng tạo để giải quyết.Vấn đề chứa đựng những câu hỏi nhưng đó là câu hỏi về một cái chưa biết mà câu trả lời là một cái mới phải tìm tòi sáng tạo mới xây dựng được, chứ không phải là câu hỏi chỉ đơn thuần nhớ lại kiến thức đã có
1.4. Tình huống có vấn đề
Là tình huống mà khi học sinh tham gia thì gặp một khó khăn, học sinh ý thức được vấn đề, mong muốn giải quyết được vấn đề và cảm thấy với khả năng của mình thì hy vọng có thể giải quyết được, do đó bắt tay vào việc giải quyết vấn đề đó.Tình huống có vấn đề là tình huống trong đó xuất hiện mâu thuẫn nhận thức giữa trình độ kỹ năng đã có của học sinh với nhiệm vụ nhận thức mà học sinh cần phải giải quyết để đạt đựợc những tri thức và kỹ năng mới cao hơn.
1.5 . “Tại sao nói tình huống có vấn đề’’ tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh
Khi ở trong tình huống có vấn đề trạng thái tâm lý của học sinh có sự biến đổi rõ rệt. Trạng thái tâm lý đó thường biểu hiện ra bên ngoài ở những dấu hiệu sau:a. Sự tò mò hứng thú : Học sinh sau khi chấp nhận mâu thuẫn của bài toán nhận thức, sẽ xuất hiện nhu cầu bức thiết muốn tìm đáp số của bài toán. Lúc này tính tò mò vốn có ở học sinh bị kích thích. Câu hỏi tại sao luôn xuất hiện tức là xuất hiện nhu cầu nhận thức. Yếu tố bất ngờ tạo sự ngạc nhiên là điểm nhấn trong mâu thuẫn nhận thức mà giáo viên cần tạo ra. Điều đó sẽ tạo ra hứng thú cao độ của học sinh. Trạng thái tâm lý ngạc nhiên, tò mò, hứng thú là điểm khởi đầu thúc giục học sinh đi tìm lời giải đáp. Những yếu tố đó đã góp phần tạo nên động cơ học tập của học sinh trong giờ học