Admin Yopo
Ban quản trị Team YOPO
- Tham gia
- 15/8/22
- Bài viết
- 6,066
- Điểm
- 48
tác giả
Phát huy tính tích cực của học sinh trong tiết dạy học ôn- luyện tập được soạn dưới dạng file word/PDF/ powerpoint gồm 11 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
A/ LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
-Cần phải đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh. Như là: dạy và học thông qua tổ chức các hoạt động học tập của học sinh, chú trọng hơn phương pháp tự học, tăng cường học tập cá thể và phối hợp với học tập hợp tác...
-Yêu cầu của việc đánh giá, kiểm tra kiến thức học sinh theo định hướng mới của Bộ GD-ĐT là trắc nghiệm nên cả giáo viên và học sinh cần có sự chuyển đổi cần thiết , kịp thời về phương pháp dạy và học.
-Kiến thức đã học rất quan trọng và còn là cơ sở , nền tảng để hiểu kiến thức mới. Vai trò của giáo viên rất quan trọng lúc này là cần phải giúp học sinh hệ thống toàn bộ kiến thức trọng tâm từng bài, từng chương... để học sinh nắm được sự liên quan giữa các khối kiến thức đó. Giúp học sinh rèn luyện và nâng cao hơn kĩ năng vận dụng để giải được bài tập cũng như xác định phân loại nhanh các dạng cơ bản, lựa chọn phương pháp giải hay, gọn phù hợp. Mà trong thực tế hiện nay khả năng tự học , tự tổng hợp kiến thức đã học để vận dụng của học sinh còn rất thụ động. Vì vậy, tôi đã trăn trở khá lâu và đến nay thì mạnh dạn viết về đề tài : “ Phát huy tính tích cực của học sinh trong tiết dạy học ôn- luyện tập”
B/THỰC TRẠNG TRƯỚC KHI THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP CỦA ĐỀTÀI:
I/ Thuận lợi:
-Được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, chủ tịch hội đồng quản trị nên cơ sở vật chất của nhà trường khá đầy đủ. Các phương tiện hỗ trợ dạy học như máy chiếu,phòng thí nghiệm ... đều đáp ứng được yêu cầu.
-Các loại sách giáo khoa, sách giáo viên... phục vụ cho chương trình mới khá rõ ràng về nội dung. Sách bài tập có hệ thống các dạng cơ bản, nâng cao tùy theo nhiều đối tượng học sinh.
-Phụ huynh rất quan tâm đến việc học tập , các thầy cô nhiệt tình giảng dạy, giúp đỡ lẫn nhau trong công tác chuyên môn , truyền đạt kinh nghiệm giúp nhau cùng tiến bộ để mục đích cuối cùng giúp các em học tập tốt.
II/ Khó khăn:
-Học sinh vào trường ,đại đa số có học lực trung bình và yếu ,hoàn cảnh khó khăn ,tiền học quá nhiều nên không có điều kiện mua sách tham khảo nên các em còn chậm trong việc tiếp thu kiến thức.
-Hóa học là môn học thực nghiệm nên các giờ thực hành là rất cần thiết cho việc tự nghiên cứu và củng cố kiến thức. Thế nhưng điều kiện thực tế ở phòng thí nghiệm chưa đáp ứng được độ an toàn cần thiết , hóa chất và các dụng cụ thí nghiệm không đồng bộ nên học sinh đôi lúc còn xa rời với kiến thức thực tế.
-Ý thức học của học sinh không đồng đều, vẫn còn không ít học sinh ỷ lại, lười học, không cầu tiến... và trong thực tế vẫn có một số học sinh còn tư tưởng xem nhẹ giờ học ôn- luyện tập.
A/ LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
-Cần phải đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh. Như là: dạy và học thông qua tổ chức các hoạt động học tập của học sinh, chú trọng hơn phương pháp tự học, tăng cường học tập cá thể và phối hợp với học tập hợp tác...
-Yêu cầu của việc đánh giá, kiểm tra kiến thức học sinh theo định hướng mới của Bộ GD-ĐT là trắc nghiệm nên cả giáo viên và học sinh cần có sự chuyển đổi cần thiết , kịp thời về phương pháp dạy và học.
-Kiến thức đã học rất quan trọng và còn là cơ sở , nền tảng để hiểu kiến thức mới. Vai trò của giáo viên rất quan trọng lúc này là cần phải giúp học sinh hệ thống toàn bộ kiến thức trọng tâm từng bài, từng chương... để học sinh nắm được sự liên quan giữa các khối kiến thức đó. Giúp học sinh rèn luyện và nâng cao hơn kĩ năng vận dụng để giải được bài tập cũng như xác định phân loại nhanh các dạng cơ bản, lựa chọn phương pháp giải hay, gọn phù hợp. Mà trong thực tế hiện nay khả năng tự học , tự tổng hợp kiến thức đã học để vận dụng của học sinh còn rất thụ động. Vì vậy, tôi đã trăn trở khá lâu và đến nay thì mạnh dạn viết về đề tài : “ Phát huy tính tích cực của học sinh trong tiết dạy học ôn- luyện tập”
B/THỰC TRẠNG TRƯỚC KHI THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP CỦA ĐỀTÀI:
I/ Thuận lợi:
-Được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, chủ tịch hội đồng quản trị nên cơ sở vật chất của nhà trường khá đầy đủ. Các phương tiện hỗ trợ dạy học như máy chiếu,phòng thí nghiệm ... đều đáp ứng được yêu cầu.
-Các loại sách giáo khoa, sách giáo viên... phục vụ cho chương trình mới khá rõ ràng về nội dung. Sách bài tập có hệ thống các dạng cơ bản, nâng cao tùy theo nhiều đối tượng học sinh.
-Phụ huynh rất quan tâm đến việc học tập , các thầy cô nhiệt tình giảng dạy, giúp đỡ lẫn nhau trong công tác chuyên môn , truyền đạt kinh nghiệm giúp nhau cùng tiến bộ để mục đích cuối cùng giúp các em học tập tốt.
II/ Khó khăn:
-Học sinh vào trường ,đại đa số có học lực trung bình và yếu ,hoàn cảnh khó khăn ,tiền học quá nhiều nên không có điều kiện mua sách tham khảo nên các em còn chậm trong việc tiếp thu kiến thức.
-Hóa học là môn học thực nghiệm nên các giờ thực hành là rất cần thiết cho việc tự nghiên cứu và củng cố kiến thức. Thế nhưng điều kiện thực tế ở phòng thí nghiệm chưa đáp ứng được độ an toàn cần thiết , hóa chất và các dụng cụ thí nghiệm không đồng bộ nên học sinh đôi lúc còn xa rời với kiến thức thực tế.
-Ý thức học của học sinh không đồng đều, vẫn còn không ít học sinh ỷ lại, lười học, không cầu tiến... và trong thực tế vẫn có một số học sinh còn tư tưởng xem nhẹ giờ học ôn- luyện tập.