Chào mừng!

ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN MỚI TẢI ĐƯỢC TÀI LIỆU! Đăng ký ngay!

KHÁCH VÀ THÀNH VIÊN CÓ THỂ TẢI MIỄN PHÍ HƯỚNG DẪN ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN VÀ TẢI » THƯ MỤC MIỄN PHÍYOPOVN
ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP » ĐĂNG KÝ NGAYĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP
  • Khởi tạo chủ đề Yopovn
  • Ngày gửi
  • Replies 0
  • Views 10K

Yopovn

Ban quản trị Team YOPO
Thành viên BQT
Tham gia
28/1/21
Bài viết
82,514
Điểm
113
tác giả
PHIẾU GÓP Ý BẢN MẪU SÁCH GIÁO KHOA LỚP 3 NĂM 2022 - 2023

PHIẾU GÓP Ý BẢN MẪU SÁCH GIÁO KHOA LỚP 3

1639457788071.png


STT
Tên sách
Ưu điểm
Hạn chế
I. MÔN TIẾNG VIỆT
1
Kết nối tri thức với cuộc sống
+ Cấu trúc SGK có đủ các thành phần cơ bản sau: phần chương hoặc chủ đề; bài học; giải thích thuật ngữ; mục lục.
+ SGK được trình bày hấp dẫn, cân đối, hài hòa giữa kênh chữ và kênh hình, đảm bảo tính thẩm mĩ.
+ Tên các chủ điểm rất gợi mở và hấp dẫn. Nội dung gắn với đời sống thực tiễn và những giá trị văn hóa Việt Nam.
+ Các bài học tạo điều kiện cho GV vận dụng sáng tạo các phương pháp và hình thức dạy học lấy học sinh làm trung tâm, khuyến khích học sinh tích cực, chủ động sáng tạo.
+ Thiết kế kênh hình đẹp, sử dụng hình ảnh, bảng, tăng hiệu quả trình bày, tăng hứng thú cho học sinh.
+ Hình thức: Kênh hình đẹp, kênh chữ phong phú phù hợp với HS, màu sắc, hình ảnh đẹp.
+ Số lượng văn bản nhiều.
+ Bài đọc dài đối với học sinh lớp 3 tuần 11, tuần 12.
+ Câu hỏi phần bài đọc nhiều.
+ Phần luyện tập bài 18 yêu cầu cao đối với HS. Câu hỏi “ Nêu dấu hiệu nhận biết câu cầu khiến.”;
+ Phần viết chữ hoa: Chưa ôn lại về quy trình viết chữ hoa đã vào viết từ và câu ứng dụng. Như vậy sẽ gây khó khăn với học sinh.
+ Phần viết sáng tạo ở một số bài khó với HS. VD Viết đoạn văn kể lại sự việc đã tham gia cùng người thân- Tuần 2; Viết đoạn văn kể lại một sự việc người thân đã làm - Tuần 3; Viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc về một người bạn- Tuần 4; Viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc về một người mà em yêu quý - Tuần 5
2
Chân trời sáng tạo
+ Bố cục cấu trúc rõ ràng.
+ SGK được trình bày hấp dẫn, cân đối, hài hòa giữa kênh chữ và kênh hình, đảm bảo tính thẩm mĩ, tạo được sự hứng thú cho HS.
+ Lượng kiến thức truyền thụ phù hợp với HS gắn liền với các hoạt động trong cuộc sống. Bài tập đọc kết hợp với hình ảnh minh họa phù hợp.
+ Câu hỏi đưa ra cho mỗi nội dung hoạt động lượng kiến thức phù hợp.
+ Kênh chữ và kênh hình đươc chọn lọc, có tính thẩm mỹ cao.
+ Sử dụng sơ đồ tư duy để tổng hợp kiến thức giúp học sinh dễ hiểu.
+ Màu sắc, hình ảnh đa dạng, phong phú, bao quát được nhiều lĩnh vực trong đời sống.
+ Nội dung bài đọc dài. Ví dụ Bài Hai người bạn trang 114;…
+ Kiến thức về Luyện từ và câu còn nặng với học sinh. Trong một tiết tập trung nhiều lượng kiến thức. VD: Ngay từ tuần 2 học sinh đã làm các bài tập về từ chỉ sự vật, từ chỉ đặc điểm, từ chỉ hoạt động. Nói và đặt câu có chứa 3 từ loại đó; hay Bài MRVT: Gia đình tr 120 nhiều bài tập

+ Phần viết chữ hoa: Chưa ôn lại về quy trình viết chữ hoa đã vào viết từ và câu ứng dụng. Như vậy sẽ gây khó khăn với học sinh.
+ Phần viết sáng tạo của một số bài khó với HS. VD: Viết đoạn văn ngắn nêu lí do thích hoặc không thích một nhân vật trong câu chuyện tr 103; Tả một đồ dùng cá nhân tr 95.
+ Viết hoa chưa đúng quy định ở một số bài.VD: Bài tập đọc Phần thưởng. Câu: Em muốn chạy thật nhanh về nhà khoe với bố: Em đã trở thành đội viên. ( viết sai Em) Bài Sài Gòn của em tr 138 viết Bến Nhà Rồng (sai chữ Bến- danh từ chung)
+ Nội dung của từng phân môn chưa rõ ràng từng phần dẫn đến HS chưa nhận biết được cụ thể.
II. MÔN TOÁN
1
Kết nối tri thức với cuộc sống
+ Có nhiều kênh hình minh hoạ.
+ Có mục lục phần đầu sách giúp GV - HS dễ nhìn thấy nội dung bài học.
+ Thể hiện sinh động, nhiều dạng bài phong phú, đặc biệt các dạng bài này đều gắn liền với cuộc sống.
+ Có phần trò chơi.
+ Giúp HS tiếp thu được bài học.
+ GV cũng dễ lựa chọn hình thức tổ chức.
+ Kênh hình nhiều, trình bày chưa khoa học ( VD: Ở bài tập điền số vào ô trống: sách vừa sử dụng ô trống vừa sử dụng dấu hỏi chấm.
+ Lượng kiến thức trong một năm học quá nhiều chưa phù hợp với học sinh lớp 3.
+ Lượng bài trong 1 tiết của một số bài nhiều, nặng, chưa phù hợp với học sinh đại trà.
+ Trong một bài tập đưa ra nhiều yêu cầu ( VD bài tập 1 và 2 tiết luyện tập trang 60.
+ Phần hình học: HS nắm được đặc điểm của tất cả các hình, thực hành vẽ và đặc biệt là kiến thức về khối lập phương, khối hộp chữ nhật rất trừu tượng, khó với học sinh. ( VD: Bài 3 trang 66, bài 4 trang 118).
2
Chân trời sáng tạo
+ Có mục lục phần đầu sách giúp GV - HS dễ nhìn thấy nội dung bài học.
+ Có nhiều bài tập được thiết kế dưới dạng trò chơi tạo hứng thú, phát triển khả năng tư duy cho HS.
- Có hoạt động thực hành trải nghiệm.
- Trình bày gọn gàng, chi tiết dễ hiểu.
- Các bài tập khá đa dạng.
- Cách thiết kế sau mỗi bài học có phần liên hệ thực tế liên quan đến dữ kiện bài toán (VD: Bài 3 trang 68, bài 3 trang 58.
+ Kênh chữ nhiều.
+ Trình bày giữa kênh chữ và kênh hình chưa khoa học( VD: Ở bài tập điền số vào ô trống: sách vừa sử dụng ô trống vừa sử dụng dấu hỏi chấm và dấu 3 chấm.
+ Chưa nhiều bài tập ứng dụng thực tế. Một số khái niệm trừu tượng như: hình phẳng, hình khối, vệt, bướu,
+ Phần Thực hành trải nghiệm của một số bài khó với học sinh ( VD: Tính chu vi sân trường – Trang 49 – Tập 2),
III. MÔN GIÁO DỤC THỂ CHẤT
1
Kết nối tri thức với cuộc sống:- Sách được biên soạn theo mô hình phát triển phẩm chất và năng lực người học; theo định hướng kết nối tri thức với cuộc sống. Giúp các em biết cách chăm sóc sức khoẻ, có kĩ năng vận động đúng đắn, hướng tới một môn thể thao ưa thích, tạo hứng khởi để học tập
- Nội dung từng bài đảm bảo đầy đủ 4 hoạt động: mở đầu, bài mới, luyện tập và vận dụng giúp HS dễ dàng học tập và thực hành.
- Hình ảnh sinh động.
- Mỗi bài đều có một trò chơi khởi động, nhằm tạo sự hứng thú cho học sinh, vừa mang tính giải trí vừa giúp HS rèn luyện thể chất.
- Có dạy cho HS ý thức tự bảo vệ sức khỏe, giữ gìn vệ sinh cá nhân.
- Một số kênh chữ có màu sắc không rõ, mờ).
- Không đáp ứng được việc học môn bóng rổ, điều kiện sân chơi bãi tập ở địa phương không có.
- Môn Bơi không phù hợp vì điều kiện cơ sở vật chất một số trường không đảm bảo.
2
Chân trời sáng tạo
- Có mục tiêu của mỗi bài học ở phần mở đầu giúp HS kiểm tra được mức độ tiếp thu bài học
- Nội dung từng bài phân bổ kiến thức đa dạng, sinh động giúp HS dễ hiểu và thực hành.
- Hình ảnh đẹp, rõ nét, chi tiết.
- Mỗi bài đều có một trò chơi khởi động, nhằm tạo sự hứng thú cho học sinh, vừa mang tính giải trí vừa giúp HS rèn luyện thể chất.
- Có dạy cho HS ý thức tự bảo vệ sức khỏe, giữ gìn vệ sinh cá nhân.
- Môn thể thao tự chọn phù hợp với thực tế của các địa phương.
- Đạo cụ, nhạc nền, đồ dùng một số địa phương – trường chưa đáp ứng đủ cho công tác dạy và học.
IV. MÔN MĨ THUẬT
1
Kết nối tri thức với cuộc sống:+Hình thức:
- Có sự sắp xếp hợp lí, hài hòa giữa hình và chữ
-Hình ảnh màu sắc tương đối đẹp, phù hợp với bài học.
+Cấu trúc:
-Cách sắp xếp bố cục phù hợp với bài học, làm rõ nội dung bài học.
- Với 10 chủ đề khác nhau không phân định số tiết từng chủ đề, tạo hướn mở cho Gv trong việc linh hoạt xây dựng kế hoạch dạy học.
+Nội dung:
- Nội dung sách đa dạng phong phú nhiều chủ đề mới có sự liên kết cho học sinh sử dụng các vật liệu. Có phần tham khảo để phát huy năng lực cá nhân HS.
- Nội dung chương trình mang tính mở, tạo điều kiện giúp Gv có thể chủ động, linh hoạt trong xây dựng kế hoạch dạy học..
-Một số bài có nội dung chưa phù hợp với trình độ nhận thức của HS ( Chủ đề 4: Vẻ đẹp của khối), nội dung bài học kiến thức truyền tải nặng học sinh sẽ khó tiếp cận.
- Các bài học chưa có sự liên kết mạch kiến thức với nhau.
.
2
Chân trời sáng tạo1
+Hình thức:
-Kênh hình đẹp, rõ ràng, chủ đề phong phú, phát huy đươc năng khiếu cho những HS có tố chất về môn học
+ Cấu trúc:
-Phát huy sách giáo khoa lớp 1,2 hiện hành đều có các hoạt động: khám phá – kiến thức kĩ năng – luyện tập sáng tạo – phân tích đánh giá và vận dụng phát triển
-Tên các chủ đề gần gũi và gắn liền với thực tế, giúp hs dễ tiếp cận bài học
+Nội dung:
-Hình thức tổ chức các hoạt động đa dạng có vẽ, xé dán, nặn, sử dụng vật liệu,…
-Nội dung bài học bám sát hoạt động thực tế giúp học sinh dễ tiếp cận và phát huy năng lực hơn.
-Học sinh được trải nghiệm nhiều hình thức thể hiện sản phẩm khác nhau.
-Một số hoạt động nội dung dạy học sơ sài(ví dụ hoạt động Cách pha màu thứ cấp trong bài Sắc màu của chữ nên thêm nội dung như quan sát chữ được trang trí trong thực tế,… để học sinh dễ hình thành và tiếp thu kiến thức.
-Yêu cầu thực hiện học sinh luyện tập trong một số bài chưa phù hợp, trong 1 thời gian ngắn học sinh khó có thể thực hiện được (Ví dụ bài Mô hình nhà cao tầng, nên thay hình thức tạo hình 3D thành 2D sử dụng giấy màu xé dán…)










 

DOWNLOAD FILE

  • YOPOVN.COM_BẢN GÓP Ý SGK LỚP 3.doc
    111.5 KB · Lượt xem: 87
  • YOPOVN.COM_Bản góp ý SGK lớp 3.docx
    37.2 KB · Lượt xem: 58
Nếu bạn cảm thấy nội dung chủ đề bổ ích , Hãy LIKE hoặc bình luận để chủ đề được sôi nổi hơn
  • Từ khóa
    góp ý sách giáo khoa lớp 2 kết nối tri thức góp ý sách giáo khoa lớp 3 góp ý sách giáo khoa lớp 3 cánh diều góp ý sách giáo khoa lớp 3 chân trời sáng tạo góp ý sách giáo khoa lớp 3 kết nối tri thức góp ý sách giáo khoa lớp 3 môn công nghệ góp ý sách giáo khoa lớp 3 môn tiếng việt góp ý sách giáo khoa lớp 3 môn toán góp ý sách giáo khoa lớp 3 môn tự nhiên xã hội góp ý sách giáo khoa lớp 3 môn đạo đức
  • HỖ TRỢ ĐĂNG KÝ VIP

    Liên hệ ZALO để được tư vấn, hỗ trợ: ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN VIP
    ZALO:0979702422

    BÀI VIẾT MỚI

    Thống kê

    Chủ đề
    36,503
    Bài viết
    37,972
    Thành viên
    141,896
    Thành viên mới nhất
    n.n.n.mmj
    Top