- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 85,989
- Điểm
- 113
tác giả
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM - BIỆN PHÁP HẠN CHẾ HỌC SINH BỎ HỌC TRONG CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP 7 Ở TRƯỜNG THCS NĂM 2023 được soạn dưới dạng file word gồm 11 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
- Đối tượng: Học sinh lớp 7D trường THCS Phan Chu Trinh.
- Phạm vi: Học sinh trường THCS Phan Chu Trinh.
3. Mục đích của biện pháp.
- Hạn chế học sinh bỏ học ở lớp 7D trường THCS Phan Chu Trinh.
II. PHẦN NỘI DUNG.
+ Chính quyền địa phương có những chương trình, dự án, các quỹ tài trợ cho học sinh nghèo hiếu học, có hoàn cảnh khó khăn.
- Nhà trường:
+ Phối hợp với mặt trận tổ quốc và các đoàn thể, tổ chức xã hội trong việc xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, tổ chức đến các gia đình để vận động học sinh trở lại lớp.
+ Đồng thời, tập trung nâng cao chất lượng dạy và học, tổ chức tốt phụ đạo học sinh yếu kém.
- Gia đình:
+ Quan tâm, giám sát, động viên, gần gũi, lắng nghe, chia sẻ việc học của con.
+ Tạo điều kiện tốt nhất cho con đến trường.
- Giáo viên chủ nhiệm
+ Thường xuyên trao đổi với các giáo viên bộ môn về tình hình học tập hàng ngày của học sinh, để có những biện pháp giáo dục kịp thời.
+ Thường xuyên rút kinh nhiệm về nội dung và phương pháp giảng dạy cho phù hợp.
+ Tìm hiểu đặc điểm tất cả học sinh nhưng cần tập trung hơn vào nhóm học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn và nhóm học sinh “đặc biệt”, nhóm học sinh khuyết tật. Đối với các em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn thì động viên, quan tâm, giúp đỡ. Đối với học sinh “đặc biệt”, cần có biện pháp tác động đến ý thức một cách phù hợp ngay từ đầu để định hướng hành vi, suy nghĩ tích cực cho các em. Đối với các em học sinh khuyết tật, nhắc nhở các thành viên trong lớp luôn bao bọc, yêu thương, tránh miệt thị những bạn kém may mắn.
+ Xây dựng tính đoàn kết trong lớp học, là xây dựng được phong trào, hoạt động tập thể của lớp. Ví dụ như làm công trình thanh thiếu niên, phong trào văn hóa - văn nghệ - TDTT… học tập theo nhóm.
THẦY CÔ TẢI NHÉ!
- 1. Lý do chọn biện pháp.
- Cùng với tình hình thực tế ngày nay, hiện tượng học sinh bỏ học giữa chừng đang là vấn đề khá phổ biến và cấp bách của toàn xã hội hiện nay nói chung và trường THCS Phan Chu Trinh nói riêng. Khi nói về vấn đề này, trong nhiều năm qua nhà trường có tìm hiểu nguyên nhân và đưa ra nhiều biện pháp khắc phục nhưng chưa hiệu quả, trở thành vấn đề nan giải của nhà trường và các giáo viên làm công tác chủ nhiệm lớp.
- Trường THCS Phan Chu Trinh đóng trên địa bàn xã EaPăl, huyện EaKar, tỉnh Đắk Lắk. Xã EaPăl là vùng kinh tế nông thôn đang phát triển, dân cư chủ yếu là người dân ở các tỉnh khác tới định cư và có hơn 30% dân tộc thiểu số. Đa số người dân có nhận thức cao, luôn quan tâm và tạo điều kiện cho con em mình được học tập đầy đủ. Bên cạnh đó, còn một bộ phận các bậc cha mẹ học sinh mải mê với công việc kiếm sống nên không có thời gian chăm lo việc học của con; một số ít cha mẹ học sinh có nhận thức chưa đúng đắn về việc học của con em mình, ít quan tâm động viên đến việc học của con dẫn đến tình trạng bỏ học giữa chừng.
- Theo Nghị quyết 29-NQ/TW năm 2013 đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế do Ban chấp hành Trung ương ban hành có nêu rõ mục tiêu cụ thể: “Đối với giáo dục phổ thông, tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Phát triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt đời. Hoàn thành việc xây dựng chương trình giáo dục phổ thông giai đoạn sau năm 2015. Bảo đảm cho học sinh có trình độ trung học cơ sở (hết lớp 9) có tri thức phổ thông nền tảng, đáp ứng yêu cầu phân luồng mạnh sau trung học cơ sở; trung học phổ thông phải tiếp cận nghề nghiệp và chuẩn bị cho giai đoạn học sau phổ thông có chất lượng”.
- Nắm bắt được điều này, với vai trò của một giáo viên chủ nhiệm, tôi nhận thấy việc bỏ học giữa chừng không chỉ thiệt thòi cho các em mà còn là vấn đề ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng giáo dục của các trường. Việc ngăn chặn, hạn chế học sinh bỏ học theo mùa vụ, sau dịp lễ Tết diễn ra hằng năm rất cần thiết.
- Với yêu cầu và nguyện vọng của toàn xã hội về việc tìm ra giải pháp hạn chế, ngăn chặn việc học sinh bỏ học là một việc làm theo tôi hết sức cần thiết đối với một giáo viên chủ nhiệm. Làm tốt vấn đề này là góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường nói riêng và toàn ngành giáo dục nói chung. Đây cũng là lý do tôi chọn: “Biện pháp hạn chế học sinh bỏ học trong công tác chủ nhiệm lớp 7D ở trường THCS Phan Chu Trinh, năm học 2022 – 2023”.
- Đối tượng: Học sinh lớp 7D trường THCS Phan Chu Trinh.
- Phạm vi: Học sinh trường THCS Phan Chu Trinh.
3. Mục đích của biện pháp.
- Hạn chế học sinh bỏ học ở lớp 7D trường THCS Phan Chu Trinh.
II. PHẦN NỘI DUNG.
- 1. Thực trạng của vấn đề.
- Trường THCS Phan Chu Trinh là nơi tôi công tác. Năm học 2022 – 2023 tôi được nhà trường phân công chủ nhiệm lớp 7D, khi đó lớp tôi có 42 học sinh. Hoàn cảnh mỗi gia đình khác nhau, có những em thuộc kinh tế khá giả, phụ huynh quan tâm việc học rất chu đáo. Ngược lại, có những gia đình kinh tế khó khăn, không có điều kiện, ít quan tâm đến việc học của con em nên các em đã lơ là việc học và có ý định bỏ học. Chính vì khó khăn đó mà cuối học kỳ I năm học 2022 – 2023, lớp tôi có 1 em nghỉ học – Đó là em Nông Thị Mai Uyên. Do em có hoàn cảnh gia đình khó khăn, nhà cách xa trường học, bố mẹ đã ly hôn, mẹ phải đi làm xa, bố có gia đình mới, em phải ở với bà nội đã cao tuổi. Học kỳ I vừa rồi do lực học yếu, em đã có ý định bỏ học không đến trường nữa.
- Trường THCS Phan Chu Trinh đóng trên địa bàn xã Ea păl, thuộc vùng kinh tế nông thôn còn nhiều khó khăn. Trường có địa bàn rộng, tiếp giáp với 5 xã: (Cư Ni, Ea Ô, Cư Yang, Cư Prông, Ea Knốp) Người dân ở đây chủ yếu là người dân tộc Mường, Dao, Thái, Nùng, Tày… di cư từ phía Bắc vào lập nghiệp. Đời sống người dân còn nhiều khó khăn, ngành nghề chính là trồng trọt và chăn nuôi. Qua thời gian công tác tại trường, tôi thấy học sinh tiếp thu còn chậm, hay nghỉ học không rõ lý do. Nhiều em rất thích đi học nhưng vì hoàn cảnh gia đình gặp nhiều khó khăn nên bố mẹ bắt nghỉ học ở nhà phụ giúp gia đình. Một số em lười học ở nhà chơi game… hoặc có những gia đình bố mẹ ly hôn các em phải ở với ông bà, các em ở nhà không ai quản lý nên cứ thế nghỉ học tùy theo ý thích. Từ đó làm ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục của nhà trường nói riêng và ngành giáo dục huyện nhà nói chung.
- Như vậy thực trạng bỏ học của học sinh đang là một vấn đề đáng quan tâm hiện nay. Trong một vài năm gần đây, trường THCS Phan Chu Trinh có tỉ lệ học sinh bỏ học tương đối nhiều hơn so với các đơn vị khác. Thời điểm học sinh bỏ học chủ yếu là sau kì nghỉ hè và sau dịp Tết nguyên đán. Trong thời gian đó, với ý nghĩ ham chơi, bị lôi kéo bởi học sinh bỏ học trước đó, đã làm ra tiền nên không còn muốn quay lại trường học nữa.
- Bảng thống kê học lực và hạnh kiểm trước khi thực hiện biện pháp:
- 2. Nội dung của biện pháp đã thực hiện.
- Hạn chế học sinh bỏ học là công việc duy trì sĩ số luôn luôn ổn định, đảm bảo công tác giảng dạy và truyền đạt kiến thức cho học sinh, nâng cao chất lượng trong nhà trường.
- Cùng với những bài học của các anh chị đồng nghiệp đi trước tôi đã áp dụng biện pháp hạn chế học sinh bỏ học vào lớp học mà tôi đang chủ nhiệm, cụ thể như sau:
- a. Tìm hiểu nguyên nhân vì sao các em bỏ học để đưa ra biện pháp đúng đắn, thích hợp.
- - Giáo viên chủ nhiệm lên kế hoạch thăm hỏi gia đình học sinh bỏ học.
- Bước 1: Tôi tìm hiểu nguyên nhân vì sao em Uyên bỏ học trong thời gian qua. Sau đó đến thăm hỏi gia đình của em.
- Hình ảnh: Tới thăm nhà và tìm hiểu hoàn cảnh gia đình em Uyên.
- Lần thứ nhất em Uyên vẫn không chịu đi học, nói học yếu muốn nghỉ học ở nhà đi làm.
- Bước 2: Tôi xin ý kiến chỉ đạo của Lãnh đạo nhà trường
- Lần thứ hai, phối hợp với giáo viên phụ trách công tác phổ cập đến thăm gia đình gặp bà nội em Nông Thị Mai Uyên tư vấn công tác giáo dục học sinh cho bà nội em nắm rõ. Sau khi đã được tư vấn về vai trò và giá trị của việc học cũng như thực hiện quyền công dân của em là phải học tập, bà nội em Uyên đã đồng ý phối hợp với nhà trường thuyết phục em Uyên trở lại trường học tập nhưng em vẫn chưa đến lớp.
- Hình ảnh: Biên bản vận động thành công em Uyên ra lớp lần 2.
- Bước 3: Hỏi thăm hoàn cảnh gia đình em Uyên từ hàng xóm, các bạn học sinh gần nhà (có em Trang), liên hệ trưởng thôn tìm hiểu thông tin để có thể hỗ trợ một phần nào đó trong học tập cho em Uyên khi quay lại trường.
- Bước 4: Gặp trực tiếp em Uyên tư vấn, vận động em quay lại trường.
- Hình ảnh: Gặp trực tiếp tư vấn, vận động em Uyên quay lại trường.
- Hình ảnh: Biên bản vận động thành công em Uyên ra lớp lần 3.
- Bước 5: Khi em Uyên quay lại trường, tôi luôn quan tâm, gần gũi, giúp đỡ và theo sát quá trình học tập của em, luôn nhắc nhở các bạn trong lớp động viên và giúp đỡ em trong học tập.
- Hình ảnh: Học tập khi em Uyên trở lại trường.
- b. Lựa chọn biện pháp tác động phù hợp.
- Bất kì biện pháp nào giáo viên sử dụng phải cân nhắc đến tâm sinh lý học sinh.
- - Xã hội:
+ Chính quyền địa phương có những chương trình, dự án, các quỹ tài trợ cho học sinh nghèo hiếu học, có hoàn cảnh khó khăn.
- Nhà trường:
+ Phối hợp với mặt trận tổ quốc và các đoàn thể, tổ chức xã hội trong việc xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, tổ chức đến các gia đình để vận động học sinh trở lại lớp.
+ Đồng thời, tập trung nâng cao chất lượng dạy và học, tổ chức tốt phụ đạo học sinh yếu kém.
- Gia đình:
+ Quan tâm, giám sát, động viên, gần gũi, lắng nghe, chia sẻ việc học của con.
+ Tạo điều kiện tốt nhất cho con đến trường.
- Giáo viên chủ nhiệm
+ Thường xuyên trao đổi với các giáo viên bộ môn về tình hình học tập hàng ngày của học sinh, để có những biện pháp giáo dục kịp thời.
+ Thường xuyên rút kinh nhiệm về nội dung và phương pháp giảng dạy cho phù hợp.
+ Tìm hiểu đặc điểm tất cả học sinh nhưng cần tập trung hơn vào nhóm học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn và nhóm học sinh “đặc biệt”, nhóm học sinh khuyết tật. Đối với các em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn thì động viên, quan tâm, giúp đỡ. Đối với học sinh “đặc biệt”, cần có biện pháp tác động đến ý thức một cách phù hợp ngay từ đầu để định hướng hành vi, suy nghĩ tích cực cho các em. Đối với các em học sinh khuyết tật, nhắc nhở các thành viên trong lớp luôn bao bọc, yêu thương, tránh miệt thị những bạn kém may mắn.
Bảng mô tả hoàn cảnh từng học sinh lớp 7D
+ Xây dựng tính đoàn kết trong lớp học, là xây dựng được phong trào, hoạt động tập thể của lớp. Ví dụ như làm công trình thanh thiếu niên, phong trào văn hóa - văn nghệ - TDTT… học tập theo nhóm.
THẦY CÔ TẢI NHÉ!