- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 85,989
- Điểm
- 113
tác giả
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM CHỦ NHIỆM THPT; Nâng cao duy trì sĩ số lớp chủ nhiệm tại trường THPT Nậm Tăm - Sìn Hồ - Lai Châu được soạn dưới dạng file word gồm 30 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Khái quát lí luận
Trong thời kì CNH - HĐH đất nước, thời kì hội nhập và mở cửa ngành giáo dục và đào tạo đã xác định rõ nhiệm vụ của mình là: Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài. Vì vậy, học sinh được xác định là đối tượng đặc biệt quan trọng trong hoạt động dạy - học, vấn đề lưu giữ học sinh là vấn đề được đặt ra không chỉ đối với nhà trường, với ngành giáo dục mà là vấn đề cần được sự quan tâm của toàn xã hội. Nhà trường, đặc biệt ở cấp học THPT là nơi tạo ra những nền tảng kiến thức cơ bản, là nơi trang bị kiến thức cho các em bước vào trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp chuyên nghiệp, các trường dạy nghề, trang bị những kiến thức cơ bản để các em vào đời. Đây cũng chính là nơi tạo ra nguồn lực để đáp ứng cho việc phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội của đất nước, góp phần thực hiện nhiệm vụ của ngành giáo dục mà Đảng và Nhà nước đã đặt ra. Điều này được thể hiện rõ trong văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX: “Phát triển giáo dục và đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá là điều kiện để phát huy nguồn lực con người - yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững”. Để thực hiện được nhiệm vụ này phải tập trung vào yếu tố người học mà người học không ai khác chính là đối tượng học sinh. Vậy làm thế nào để có thể duy trì được sĩ số học sinh đến cuối cấp học? Đặc biệt là ở các trường miền núi - nơi có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn? Từ những quan điểm và thực trạng nêu trên. Việc duy trì sĩ số học sinh tại các trường THPT ở vùng sâu, vùng xa hiện nay đã và đang là vấn đề cấp bách.
1.2. Khái quát thực tiễn.
Trường THPT Nậm Tăm đóng trên địa bàn xã Nậm Tăm, huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu. Hoạt động kinh tế chủ đạo của địa phương là sản xuất lúa nương, đời sống gặp nhiều khó khăn.
Do vùng tuyển sinh của trường THPT Nậm Tăm thuộc 11 xã vùng thấp của huyện Sìn Hồ nên đa số học sinh trong trường là người dân tộc thiếu số (chiếm 98.7%). Chất lượng đầu vào không cao do không tổ chức thi tuyển. Vì vậy mặt bằng nhận thức của học sinh thấp, không đồng đều, ý thức về nhiệm vụ học tập của một số học sinh chưa cao ... đã ảnh hưởng đến việc học tập của các em và chất lượng giáo dục của nhà trường.
Tình trạng học sinh bỏ học của trường THPT Nậm Tăm qua các năm đã giảm dần về tỉ lệ nhưng số lượng học sinh bỏ học vẫn tương đối cao, tập trung chủ yếu ở các lớp yếu, kém như lớp 10A4, 10A5, 10A6, 11A4 và 12B đã ảnh hưởng lớn đến việc nâng cao chất lượng giáo dục và uy tín của nhà trường. Trong khi đó việc duy trì sĩ số tại trường vẫn còn nhiều vướng mắc, bất cập. Một số giáo viên vẫn còn lúng túng trong việc xác định và đưa ra các biện pháp để duy trì tốt sĩ số học sinh. Từ khi thành lập đến nay, nhà trường chưa có một sáng kiến kinh nghiệm hay đề tài nghiên cứu khoa học nào về vấn đề này.Vì vậy việc duy trì tốt sĩ số học sinh là một vấn đề cấp bách của trường THPT Nậm Tăm hiện nay.
Là một giáo viên giảng dạy và làm công tác chủ nhiệm tại trường từ năm 2009 đến nay, tôi luôn tâm niệm phải làm sao, làm như thế nào để đem nguồn sáng tri thức đến với các thế hệ trẻ trên mảnh đất khó khăn này. Vì những lí do mang tính cấp thiết đó cùng với việc bản thân đã tích lũy được những kinh nghiệm qua thực tiễn, tôi quyết định chọn tên cho sáng kiến kinh nghiệm của mình với nội dung “Nâng cao duy trì sĩ số lớp chủ nhiệm tại trường THPT Nậm Tăm - Sìn Hồ - Lai Châu”
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Khái quát lí luận
Trong thời kì CNH - HĐH đất nước, thời kì hội nhập và mở cửa ngành giáo dục và đào tạo đã xác định rõ nhiệm vụ của mình là: Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài. Vì vậy, học sinh được xác định là đối tượng đặc biệt quan trọng trong hoạt động dạy - học, vấn đề lưu giữ học sinh là vấn đề được đặt ra không chỉ đối với nhà trường, với ngành giáo dục mà là vấn đề cần được sự quan tâm của toàn xã hội. Nhà trường, đặc biệt ở cấp học THPT là nơi tạo ra những nền tảng kiến thức cơ bản, là nơi trang bị kiến thức cho các em bước vào trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp chuyên nghiệp, các trường dạy nghề, trang bị những kiến thức cơ bản để các em vào đời. Đây cũng chính là nơi tạo ra nguồn lực để đáp ứng cho việc phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội của đất nước, góp phần thực hiện nhiệm vụ của ngành giáo dục mà Đảng và Nhà nước đã đặt ra. Điều này được thể hiện rõ trong văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX: “Phát triển giáo dục và đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá là điều kiện để phát huy nguồn lực con người - yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững”. Để thực hiện được nhiệm vụ này phải tập trung vào yếu tố người học mà người học không ai khác chính là đối tượng học sinh. Vậy làm thế nào để có thể duy trì được sĩ số học sinh đến cuối cấp học? Đặc biệt là ở các trường miền núi - nơi có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn? Từ những quan điểm và thực trạng nêu trên. Việc duy trì sĩ số học sinh tại các trường THPT ở vùng sâu, vùng xa hiện nay đã và đang là vấn đề cấp bách.
1.2. Khái quát thực tiễn.
Trường THPT Nậm Tăm đóng trên địa bàn xã Nậm Tăm, huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu. Hoạt động kinh tế chủ đạo của địa phương là sản xuất lúa nương, đời sống gặp nhiều khó khăn.
Do vùng tuyển sinh của trường THPT Nậm Tăm thuộc 11 xã vùng thấp của huyện Sìn Hồ nên đa số học sinh trong trường là người dân tộc thiếu số (chiếm 98.7%). Chất lượng đầu vào không cao do không tổ chức thi tuyển. Vì vậy mặt bằng nhận thức của học sinh thấp, không đồng đều, ý thức về nhiệm vụ học tập của một số học sinh chưa cao ... đã ảnh hưởng đến việc học tập của các em và chất lượng giáo dục của nhà trường.
Tình trạng học sinh bỏ học của trường THPT Nậm Tăm qua các năm đã giảm dần về tỉ lệ nhưng số lượng học sinh bỏ học vẫn tương đối cao, tập trung chủ yếu ở các lớp yếu, kém như lớp 10A4, 10A5, 10A6, 11A4 và 12B đã ảnh hưởng lớn đến việc nâng cao chất lượng giáo dục và uy tín của nhà trường. Trong khi đó việc duy trì sĩ số tại trường vẫn còn nhiều vướng mắc, bất cập. Một số giáo viên vẫn còn lúng túng trong việc xác định và đưa ra các biện pháp để duy trì tốt sĩ số học sinh. Từ khi thành lập đến nay, nhà trường chưa có một sáng kiến kinh nghiệm hay đề tài nghiên cứu khoa học nào về vấn đề này.Vì vậy việc duy trì tốt sĩ số học sinh là một vấn đề cấp bách của trường THPT Nậm Tăm hiện nay.
Là một giáo viên giảng dạy và làm công tác chủ nhiệm tại trường từ năm 2009 đến nay, tôi luôn tâm niệm phải làm sao, làm như thế nào để đem nguồn sáng tri thức đến với các thế hệ trẻ trên mảnh đất khó khăn này. Vì những lí do mang tính cấp thiết đó cùng với việc bản thân đã tích lũy được những kinh nghiệm qua thực tiễn, tôi quyết định chọn tên cho sáng kiến kinh nghiệm của mình với nội dung “Nâng cao duy trì sĩ số lớp chủ nhiệm tại trường THPT Nậm Tăm - Sìn Hồ - Lai Châu”