- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 85,994
- Điểm
- 113
tác giả
Sáng kiến kinh nghiệm ĐỘI TIỂU HỌC: Một vài biện pháp nhằm xây dựng Ban chỉ huy Đội vững mạnh trong Trường tiểu học
Một vài biện pháp nhằm xây dựng Ban chỉ huy Đội vững mạnh trong Trường tiểu học”.
MÔ TẢ SÁNG KIẾN
Mã số:………………………………………………..
1. Tên sáng kiến: “Một vài biện pháp nhằm xây dựng Ban chỉ huy Đội vững mạnh trong Trường tiểu học”.
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Công tác Đội.
3. Mô tả bản chất của sáng kiến
3.1. Tình trạng các giải pháp đã biết
Những năm gần đây dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự dìu dắt của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, phong trào hoạt động Đội của Thiếu nhi cả nước ngày càng phát triển mạnh mẽ, hoạt động Đội đã thực sự trở thành nơi hội tụ của Thiếu niên, Nhi đồng trong nhà trường xứng đáng là lực lượng tích cực, góp phần rất lớn vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tuy nhiên với nhiều lí do khác nhau chủ quan cũng như khách quan nên công tác Đội chưa được đẩy mạnh, việc chỉ đạo hoạt động Đội đã được quan tâm nhưng còn mang tính hình thức, chiếu lệ, có một số trường giao nhiệm vụ cho Tổng phụ trách Đội hoặc khoán trắng cho giáo viên chủ nhiệm lớp nên chất lượng hoạt động của một số Liên đội còn mang tính hình thức, hiệu quả chưa cao. Trong thực tế hiện nay quá trình hoạt động Đội tại đơn vị còn gặp nhiều khó khăn trong quản lý điều hành. Trong năm học 2016-2017 trường có 10 lớp học với tổng số 224 học sinh, trường có 01 điểm chính và 1 điểm lẻ ở ấp, mỗi điểm cách nhau 03 km. Phần lớn các em là học sinh nghèo, học sinh có hoàn cảnh khó khăn, cha mẹ ly hôn hoặc đi làm ăn xa…các em phải ở với ông bà nên luôn thiếu thốn về vật chất lẫn tinh thần, thiếu sự quan tâm trong học tập dẫn đến việc tổ chức các hoạt động tập trung của Liên đội gặp nhiều khó khăn. Trước đây tôi cũng áp dụng một vài biện pháp nhằm xây dựng Ban chỉ huy Đội vững mạnh trong trường tiểu học nhưng hiệu quả chưa cao.
Giải pháp đó có những ưu điểm và hạn chế sau:
- Ưu điểm: Trong thời gian qua công việc tổ chức và quản lí Ban chỉ huy Liên - Chi đội cũng đạt được một số kết quả nhất định, các em trong Ban chỉ huy Đội có điều hành được các công việc do giáo viên Tổng phụ trách Đội đề ra, học sinh có yêu thích hoạt động Đội.
- Hạn chế: Các em trong Ban chỉ huy Liên - Chi đội chưa tự giác đề xuất những ý kiến mới, sáng tạo của mình trong từng lĩnh vực, chưa mạnh dạn đưa ra những giải pháp mới đối với những Chi đội còn hạn chế, các em chưa tự tin trong quá trình điều hành Liên - Chi đội của mình.
3.2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến
a) Mục đích của giải pháp
Bản thân tôi đã tiến hành tìm hiểu nguyên nhân và nghiên cứu ra một vài biện pháp nhằm xây dựng Ban chỉ huy Đội vững mạnh trong trường Tiểu học nhằm nâng cao năng lực, phẩm chất và phát huy những sở trường tư chất vốn có, phát huy vai trò tự quản đáp ứng mục tiêu giáo dục một cách toàn diện.
b) Nội dung giải pháp
- Những điểm khác biệt, tính mới của giải pháp
Ở đề tài này, tôi đã tìm hiểu những nguyên nhân dẫn đến sự kém hiệu quả trong hoạt động của Ban chỉ huy Đội, bản thân nghiên cứu và đưa ra một vài biện pháp nhằm xây dựng Ban chỉ huy Đội vững mạnh, xứng đáng là một lực lượng Ban chỉ huy Đội “vừa hồng, vừa chuyên”.
- Các bước thực hiện của giải pháp
Thứ nhất: Phát hiện và lựa chọn Ban chỉ huy Đội
Lựa chọn Ban chỉ huy Đội là tiền đề rất quan trọng cho việc bồi dưỡng, vì có lựa chọn được những em có năng lực, phẩm chất và nhiệt tình thì mới đào tạo bồi dưỡng cho các em trở thành Ban chỉ huy Đội năng động, sáng tạo và hoạt động có hiệu quả.
Để lựa chọn được một Ban chỉ huy Đội có đầy đủ phẩm chất và năng lực, hoàn thành nhiệm vụ được phân công cần có một số tiêu chuẩn chủ yếu sau:
+ Nắm vững Điều lệ Đội, thực hiện thành thạo Nghi thức Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh;
+ Gương mẫu trong tất cả các mặt: Học tập, lao động, hoạt động tập thể, đạo đức, tác phong, đoàn kết với bạn bè, biết quan tâm chia sẻ…;
Một vài biện pháp nhằm xây dựng Ban chỉ huy Đội vững mạnh trong Trường tiểu học”.
MÔ TẢ SÁNG KIẾN
Mã số:………………………………………………..
1. Tên sáng kiến: “Một vài biện pháp nhằm xây dựng Ban chỉ huy Đội vững mạnh trong Trường tiểu học”.
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Công tác Đội.
3. Mô tả bản chất của sáng kiến
3.1. Tình trạng các giải pháp đã biết
Những năm gần đây dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự dìu dắt của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, phong trào hoạt động Đội của Thiếu nhi cả nước ngày càng phát triển mạnh mẽ, hoạt động Đội đã thực sự trở thành nơi hội tụ của Thiếu niên, Nhi đồng trong nhà trường xứng đáng là lực lượng tích cực, góp phần rất lớn vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tuy nhiên với nhiều lí do khác nhau chủ quan cũng như khách quan nên công tác Đội chưa được đẩy mạnh, việc chỉ đạo hoạt động Đội đã được quan tâm nhưng còn mang tính hình thức, chiếu lệ, có một số trường giao nhiệm vụ cho Tổng phụ trách Đội hoặc khoán trắng cho giáo viên chủ nhiệm lớp nên chất lượng hoạt động của một số Liên đội còn mang tính hình thức, hiệu quả chưa cao. Trong thực tế hiện nay quá trình hoạt động Đội tại đơn vị còn gặp nhiều khó khăn trong quản lý điều hành. Trong năm học 2016-2017 trường có 10 lớp học với tổng số 224 học sinh, trường có 01 điểm chính và 1 điểm lẻ ở ấp, mỗi điểm cách nhau 03 km. Phần lớn các em là học sinh nghèo, học sinh có hoàn cảnh khó khăn, cha mẹ ly hôn hoặc đi làm ăn xa…các em phải ở với ông bà nên luôn thiếu thốn về vật chất lẫn tinh thần, thiếu sự quan tâm trong học tập dẫn đến việc tổ chức các hoạt động tập trung của Liên đội gặp nhiều khó khăn. Trước đây tôi cũng áp dụng một vài biện pháp nhằm xây dựng Ban chỉ huy Đội vững mạnh trong trường tiểu học nhưng hiệu quả chưa cao.
Giải pháp đó có những ưu điểm và hạn chế sau:
- Ưu điểm: Trong thời gian qua công việc tổ chức và quản lí Ban chỉ huy Liên - Chi đội cũng đạt được một số kết quả nhất định, các em trong Ban chỉ huy Đội có điều hành được các công việc do giáo viên Tổng phụ trách Đội đề ra, học sinh có yêu thích hoạt động Đội.
- Hạn chế: Các em trong Ban chỉ huy Liên - Chi đội chưa tự giác đề xuất những ý kiến mới, sáng tạo của mình trong từng lĩnh vực, chưa mạnh dạn đưa ra những giải pháp mới đối với những Chi đội còn hạn chế, các em chưa tự tin trong quá trình điều hành Liên - Chi đội của mình.
3.2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến
a) Mục đích của giải pháp
Bản thân tôi đã tiến hành tìm hiểu nguyên nhân và nghiên cứu ra một vài biện pháp nhằm xây dựng Ban chỉ huy Đội vững mạnh trong trường Tiểu học nhằm nâng cao năng lực, phẩm chất và phát huy những sở trường tư chất vốn có, phát huy vai trò tự quản đáp ứng mục tiêu giáo dục một cách toàn diện.
b) Nội dung giải pháp
- Những điểm khác biệt, tính mới của giải pháp
Ở đề tài này, tôi đã tìm hiểu những nguyên nhân dẫn đến sự kém hiệu quả trong hoạt động của Ban chỉ huy Đội, bản thân nghiên cứu và đưa ra một vài biện pháp nhằm xây dựng Ban chỉ huy Đội vững mạnh, xứng đáng là một lực lượng Ban chỉ huy Đội “vừa hồng, vừa chuyên”.
- Các bước thực hiện của giải pháp
Thứ nhất: Phát hiện và lựa chọn Ban chỉ huy Đội
Lựa chọn Ban chỉ huy Đội là tiền đề rất quan trọng cho việc bồi dưỡng, vì có lựa chọn được những em có năng lực, phẩm chất và nhiệt tình thì mới đào tạo bồi dưỡng cho các em trở thành Ban chỉ huy Đội năng động, sáng tạo và hoạt động có hiệu quả.
Để lựa chọn được một Ban chỉ huy Đội có đầy đủ phẩm chất và năng lực, hoàn thành nhiệm vụ được phân công cần có một số tiêu chuẩn chủ yếu sau:
+ Nắm vững Điều lệ Đội, thực hiện thành thạo Nghi thức Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh;
+ Gương mẫu trong tất cả các mặt: Học tập, lao động, hoạt động tập thể, đạo đức, tác phong, đoàn kết với bạn bè, biết quan tâm chia sẻ…;