- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 85,989
- Điểm
- 113
tác giả
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Giải pháp dạy chuyên đề nghị luận xã hội trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn Giáo dục công dân THCS NĂM 2022 được soạn dưới dạng file word gồm 22 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
1. Tên sáng kiến: Giải pháp dạy chuyên đề nghị luận xã hội trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn Giáo dục công dân.
2. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu:
Năm học: 2020 - 2021; 2021 – 2022.
3. Các thông tin bảo mật: Không
4. Các giải pháp cũ thường làm.
4.1 Thực trạng.
Bồi dưỡng học sinh giỏi môn Giáo dục công dân (GDCD) có nhiều chuyên đề trong đó phải kể đến nội dung chuyên đề về dạng bài nghị luận xã hội. Đây là chuyên đề không mới nhưng chất lượng bài làm của học sinh không đạt được kết quả như mọng đợi khi rèn kĩ năng cho học sinh làm dạng bài này đảm bảo yêu cầu. Môn GDCD không những trang bị cho học sinh những kiến thức nền tảng, cơ bản, phù hợp với lứa tuổi về các giá trị đạo đức, pháp luật; lối sống mà còn hình thành và phát triển ở các em những tình cảm, niền tin, những hành vi và thói quen phù hợp với những giá trị đạo đức đã học. Môn học này giúp cho học sinh có sự thống nhất cao, nhận thức đúng giữa ý thức và hành vi. Có thể nói môn GDCD nhằm giáo dục cả kiến thức, kĩ năng và thái độ cho học sinh và còn là môn giữ vai trò chủ chốt trong việc giáo dục cho học sinh ý thức và hành vi của công dân, góp phần hình thành và phát triển ở các em những phẩm chất và năng lực cần thiết của công dân trong một xã hội dân chủ, công bằng, văn minh. Việc giáo dục ấy được xem xét, đánh giá qua việc bày tỏ suy nghĩ, những quan điểm cá nhân dưới dạng bài nghị luận xã hội.
4.2 Hạn chế của phương pháp cũ.
- Đa số giáo viên trong quá trình giảng dạy chỉ hướng dẫn các em học sinh học thuộc kiến thức trong sách giáo khoa, sưu tầm đề trên mạng hoặc đề thi từ những năm học trước để làm tài liệu ôn thi cho các em học sinh mà không nghiên cứu kĩ bản chất, mục đích, phương pháp chung của chuyên đề nên trong qua trình học tập học sinh không nắm chắc yêu cầu của chuyên đề.
- Giáo viên chưa có nhiều bộ đề ở các dạng bài nghị luận khác nhau để cho học sinh rèn kĩ năng làm bài .
- Nhiều em học sinh chưa có phương pháp học, kĩ năng trình bày phần nghị luận xã hội còn hạn chế, kiến thức hiểu biết về các vấn đề xã hội còn hạn hẹp nên khi gặp các dạng câu hỏi mở rộng, nâng cao thì lúng túng, không biết cách trình bày, nội dung bài làm lan man so với yêu cầu của đề bài.
- Một số em trình bày chưa theo hệ thống các quan điểm, không trọng tâm mất nhiều thời gian nên không hoàn thành các câu hỏi khác trong đề thi. Có học sinh xác định sai vấn đề nghị luận dẫn đến phương pháp làm bài chưa đúng. Từ đó làm ảnh hưởng đến kết quả thi học sinh giỏi, chất lượng giải thấp.
5. Sự cần thiết phải áp dụng sáng kiến.
Kế thừa các văn kiện quan trọng của Đảng trong các giai đoạn trước đây, điểm mới trong văn kiện Đại hội XIII của Đảng về giáo dục và đào tạo đã xác định rõ: “ phát triển nguồn nhân lực, giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu nhân lực chất lượng cao của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và hội nhập quốc tế”. Vì thế trong những năm gần đây ngành Giáo dục và Đào tạo đã phát động phong trào thi đua dạy tốt, học tốt, trong đó đổi mới phương pháp dạy và học theo hướng tích cực, phát triển kĩ năng năng phẩm chất năng lực người học, là một trong những yêu cầu trọng tâm của đổi mới giáo dục.Từ đây có thể nói việc nâng cao chất lượng giáo dục mũi nhọn nhằm tạo ra nguồn nhân lực có trình độ cao sẽ là một trong những phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021 - 2030.
Như vậy, mỗi nhà trường ngoài nhiệm vụ đào tạo nâng cao chất lượng đại trà kết hợp giáo dục phát triển kỹ năng toàn diện, còn phải chú trọng đến công tác bồi dưỡng học sinh giỏi các cấp, nâng cao chất lượng mũi nhọn, coi trọng việc hình thành và phát triển tiềm lực trí tuệ cho học sinh. Đây là một nhiệm vụ quan trọng đòi hỏi các trường phải tập trung cao để thực hiện.
Trong nhiều năm qua công tác bồi dưỡng học sinh giỏi (HSG) của huyện Yên Thế đã có nhiều kết quả tiến bộ, đáng ghi nhận biểu dương. Nhiều bộ môn duy trì và ổn định về chất lượng giải tuy nhiên cũng có những bộ môn chưa đáp ứng được yêu cầu của ngành đặt ra. Kết quả đạt được có tăng lên về số lượng nhưng chất lượng giải chưa được cải thiện trong đó có bộ môn Giáo dục công dân. Với những thành tích đã đạt được của bộ môn chưa xứng đáng với sự quan tâm của các cấp chính quyền, ban ngành lãnh đạo, cơ quan tổ chức và đáp ứng được sự kì vọng của nhân dân. Nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên bởi nhiều yếu tố:
- Khách quan:
+ Trong thực tế đội ngũ giáo viên có trình độ đáp ứng được với yêu cầu bồi dưỡng học sinh giỏi chưa nhiều. Giáo viên tham gia công tác tham gia bồi dưỡng, nâng cao chất lượng mũi nhọn còn mỏng, chưa nhiệt tình với nhiệm vụ này.
+ Giáo viên tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi môn Giáo dục công dân là kiêm nhiệm, chưa được đào tạo chính ban.
+ Bộ môn GDCD là môn học bị coi là môn phụ nên trong thực tế chưa có nhiều tài liệu nâng cao để phục vụ cho việc ôn thi học sinh giỏi.
+ Học sinh tham gia vào đội tuyển của môn Giáo dục công dân chưa phải là những học sinh có tổ chất tốt, chưa say mê với môn học.
- Chủ quan:
+ Là một giáo viên được phân công giảng dạy và gia bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi môn Giáo dục công dân 9 cấp tỉnh của trường THCS Hoàng Hoa Thám, tôi tự nhận thấy bản thân còn lúng túng, chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ này.
+ Bản thân chưa tâm huyết với công tác giáo dục mũi nhọn nên cũng chưa có những phương pháp linh hoạt, tích cực để thu hút các em yêu thích, gắn bó với môn học.
+ Chưa có kinh nghiệm và trình độ còn hạn chế nên thường lên mạng sao chép các đề bài, tài liệu mà không kiểm soát được phạm vi kiến thức dẫn đến khi truyền đạt kiến thức đến học sinh nắm không chắc. Nhất là dạng bài nghị luận, bày tỏ quan điểm về các vấn đề thời sự xã hội nóng đang diễn ra.
+ Khi dạy chuyên đề nghị luận xã hội của bộ môn GDCD bị nhầm lẫn sang trình bày nội dung giống với môn Văn, nặng về phân tích ngôn từ trong khi bản chất bộ môn GDCD là phân tích nhận xét hành vi, việc làm và đánh giá giá trị đạo đức. Từ đó trong quá trình ôn luyện, nội dung hướng dẫn học sinh làm bài còn sơ sài, viết lan man, chưa trọng tâm, chưa đúng với yêu cầu của đề bài.
Như vậy xuất phát từ thực tế trên tôi chọn đề tài: “Giải pháp dạy chuyên đề nghị luận xã hội trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn Giáo dục công dân” góp phần nâng cao chất lượng mũi nhọn bộ môn Giáo dục công dân của nhà trường.
6. Mục đích của sáng kiến.
Mục đích của tôi khi đưa ra sáng kiến này là xây dựng cho mình phương pháp dạy tốt hơn chuyên đề nghị luận xã hội trong quá trình bồi dưỡng học sinh giỏi môn GDCD. Đưa ra một số phương pháp, các dạng bài, cách thức trình bày, hướng dẫn học sinh ôn tập vận dụng làm bài nghị luận, liên hệ thực tế và rèn kĩ năng làm bài cho học sinh góp phần nâng cao kết quả học sinh giỏi bộ môn Giáo dục công dân.
* Mục đích cụ thể:
- Về kiến thức: Giúp học sinh hiểu cấu trúc của kiểu bài nghị luận xã hội trong đề thi học sinh giỏi môn Giáo dục công dân; học sinh phân biệt được hai kiểu bài nghị luận xã hội về một sự việc hiện tượng với kiểu bài nghị luận về tư tưởng đạo lí; giúp học sinh xác định đúng kiểu bài và viết tốt bài nghị luận xã hội về những vấn đề thời sự nóng thường gặp khi thi học sinh giỏi môn GDCD.
- Về kĩ năng: Giúp học sinh rèn kĩ năng tự học, tìm kiếm và xử lí các thông tin phục vụ học tập, vận dụng để viết bài nghị luận xã hội; hiểu được cách làm bài; trả lời chính xác nội dung câu hỏi; trình bày rõ ràng, sạch đẹp, khả năng lập luận chặt chẽ thuyết phục. Đồng thời biết bày tỏ quan điểm cá nhân, có cái nhìn đúng đắn, khách quan với những vấn đề thời sự nóng đang diễn ra ngoài thực tế xã hội. Từ đó tích luỹ cho bản thân những kĩ năng sống, mở rộng vốn tri thức, có cách xử lí tình huống phù hợp khi bản thân gặp phải ngoài cuộc sống thực tế.
7. Nội dung.
7.1. Thuyết minh sáng kiến kinh nghiệm cách làm mới
THẦY CÔ TẢI NHÉ!
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc |
THUYẾT MINH MÔ TẢ GIẢI PHÁP
VÀ KẾT QUẢ THỰC HIỆN SÁNG KIẾN
VÀ KẾT QUẢ THỰC HIỆN SÁNG KIẾN
1. Tên sáng kiến: Giải pháp dạy chuyên đề nghị luận xã hội trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn Giáo dục công dân.
2. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu:
Năm học: 2020 - 2021; 2021 – 2022.
3. Các thông tin bảo mật: Không
4. Các giải pháp cũ thường làm.
4.1 Thực trạng.
Bồi dưỡng học sinh giỏi môn Giáo dục công dân (GDCD) có nhiều chuyên đề trong đó phải kể đến nội dung chuyên đề về dạng bài nghị luận xã hội. Đây là chuyên đề không mới nhưng chất lượng bài làm của học sinh không đạt được kết quả như mọng đợi khi rèn kĩ năng cho học sinh làm dạng bài này đảm bảo yêu cầu. Môn GDCD không những trang bị cho học sinh những kiến thức nền tảng, cơ bản, phù hợp với lứa tuổi về các giá trị đạo đức, pháp luật; lối sống mà còn hình thành và phát triển ở các em những tình cảm, niền tin, những hành vi và thói quen phù hợp với những giá trị đạo đức đã học. Môn học này giúp cho học sinh có sự thống nhất cao, nhận thức đúng giữa ý thức và hành vi. Có thể nói môn GDCD nhằm giáo dục cả kiến thức, kĩ năng và thái độ cho học sinh và còn là môn giữ vai trò chủ chốt trong việc giáo dục cho học sinh ý thức và hành vi của công dân, góp phần hình thành và phát triển ở các em những phẩm chất và năng lực cần thiết của công dân trong một xã hội dân chủ, công bằng, văn minh. Việc giáo dục ấy được xem xét, đánh giá qua việc bày tỏ suy nghĩ, những quan điểm cá nhân dưới dạng bài nghị luận xã hội.
4.2 Hạn chế của phương pháp cũ.
- Đa số giáo viên trong quá trình giảng dạy chỉ hướng dẫn các em học sinh học thuộc kiến thức trong sách giáo khoa, sưu tầm đề trên mạng hoặc đề thi từ những năm học trước để làm tài liệu ôn thi cho các em học sinh mà không nghiên cứu kĩ bản chất, mục đích, phương pháp chung của chuyên đề nên trong qua trình học tập học sinh không nắm chắc yêu cầu của chuyên đề.
- Giáo viên chưa có nhiều bộ đề ở các dạng bài nghị luận khác nhau để cho học sinh rèn kĩ năng làm bài .
- Nhiều em học sinh chưa có phương pháp học, kĩ năng trình bày phần nghị luận xã hội còn hạn chế, kiến thức hiểu biết về các vấn đề xã hội còn hạn hẹp nên khi gặp các dạng câu hỏi mở rộng, nâng cao thì lúng túng, không biết cách trình bày, nội dung bài làm lan man so với yêu cầu của đề bài.
- Một số em trình bày chưa theo hệ thống các quan điểm, không trọng tâm mất nhiều thời gian nên không hoàn thành các câu hỏi khác trong đề thi. Có học sinh xác định sai vấn đề nghị luận dẫn đến phương pháp làm bài chưa đúng. Từ đó làm ảnh hưởng đến kết quả thi học sinh giỏi, chất lượng giải thấp.
5. Sự cần thiết phải áp dụng sáng kiến.
Kế thừa các văn kiện quan trọng của Đảng trong các giai đoạn trước đây, điểm mới trong văn kiện Đại hội XIII của Đảng về giáo dục và đào tạo đã xác định rõ: “ phát triển nguồn nhân lực, giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu nhân lực chất lượng cao của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và hội nhập quốc tế”. Vì thế trong những năm gần đây ngành Giáo dục và Đào tạo đã phát động phong trào thi đua dạy tốt, học tốt, trong đó đổi mới phương pháp dạy và học theo hướng tích cực, phát triển kĩ năng năng phẩm chất năng lực người học, là một trong những yêu cầu trọng tâm của đổi mới giáo dục.Từ đây có thể nói việc nâng cao chất lượng giáo dục mũi nhọn nhằm tạo ra nguồn nhân lực có trình độ cao sẽ là một trong những phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021 - 2030.
Như vậy, mỗi nhà trường ngoài nhiệm vụ đào tạo nâng cao chất lượng đại trà kết hợp giáo dục phát triển kỹ năng toàn diện, còn phải chú trọng đến công tác bồi dưỡng học sinh giỏi các cấp, nâng cao chất lượng mũi nhọn, coi trọng việc hình thành và phát triển tiềm lực trí tuệ cho học sinh. Đây là một nhiệm vụ quan trọng đòi hỏi các trường phải tập trung cao để thực hiện.
Trong nhiều năm qua công tác bồi dưỡng học sinh giỏi (HSG) của huyện Yên Thế đã có nhiều kết quả tiến bộ, đáng ghi nhận biểu dương. Nhiều bộ môn duy trì và ổn định về chất lượng giải tuy nhiên cũng có những bộ môn chưa đáp ứng được yêu cầu của ngành đặt ra. Kết quả đạt được có tăng lên về số lượng nhưng chất lượng giải chưa được cải thiện trong đó có bộ môn Giáo dục công dân. Với những thành tích đã đạt được của bộ môn chưa xứng đáng với sự quan tâm của các cấp chính quyền, ban ngành lãnh đạo, cơ quan tổ chức và đáp ứng được sự kì vọng của nhân dân. Nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên bởi nhiều yếu tố:
- Khách quan:
+ Trong thực tế đội ngũ giáo viên có trình độ đáp ứng được với yêu cầu bồi dưỡng học sinh giỏi chưa nhiều. Giáo viên tham gia công tác tham gia bồi dưỡng, nâng cao chất lượng mũi nhọn còn mỏng, chưa nhiệt tình với nhiệm vụ này.
+ Giáo viên tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi môn Giáo dục công dân là kiêm nhiệm, chưa được đào tạo chính ban.
+ Bộ môn GDCD là môn học bị coi là môn phụ nên trong thực tế chưa có nhiều tài liệu nâng cao để phục vụ cho việc ôn thi học sinh giỏi.
+ Học sinh tham gia vào đội tuyển của môn Giáo dục công dân chưa phải là những học sinh có tổ chất tốt, chưa say mê với môn học.
- Chủ quan:
+ Là một giáo viên được phân công giảng dạy và gia bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi môn Giáo dục công dân 9 cấp tỉnh của trường THCS Hoàng Hoa Thám, tôi tự nhận thấy bản thân còn lúng túng, chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ này.
+ Bản thân chưa tâm huyết với công tác giáo dục mũi nhọn nên cũng chưa có những phương pháp linh hoạt, tích cực để thu hút các em yêu thích, gắn bó với môn học.
+ Chưa có kinh nghiệm và trình độ còn hạn chế nên thường lên mạng sao chép các đề bài, tài liệu mà không kiểm soát được phạm vi kiến thức dẫn đến khi truyền đạt kiến thức đến học sinh nắm không chắc. Nhất là dạng bài nghị luận, bày tỏ quan điểm về các vấn đề thời sự xã hội nóng đang diễn ra.
+ Khi dạy chuyên đề nghị luận xã hội của bộ môn GDCD bị nhầm lẫn sang trình bày nội dung giống với môn Văn, nặng về phân tích ngôn từ trong khi bản chất bộ môn GDCD là phân tích nhận xét hành vi, việc làm và đánh giá giá trị đạo đức. Từ đó trong quá trình ôn luyện, nội dung hướng dẫn học sinh làm bài còn sơ sài, viết lan man, chưa trọng tâm, chưa đúng với yêu cầu của đề bài.
Như vậy xuất phát từ thực tế trên tôi chọn đề tài: “Giải pháp dạy chuyên đề nghị luận xã hội trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn Giáo dục công dân” góp phần nâng cao chất lượng mũi nhọn bộ môn Giáo dục công dân của nhà trường.
6. Mục đích của sáng kiến.
Mục đích của tôi khi đưa ra sáng kiến này là xây dựng cho mình phương pháp dạy tốt hơn chuyên đề nghị luận xã hội trong quá trình bồi dưỡng học sinh giỏi môn GDCD. Đưa ra một số phương pháp, các dạng bài, cách thức trình bày, hướng dẫn học sinh ôn tập vận dụng làm bài nghị luận, liên hệ thực tế và rèn kĩ năng làm bài cho học sinh góp phần nâng cao kết quả học sinh giỏi bộ môn Giáo dục công dân.
* Mục đích cụ thể:
- Về kiến thức: Giúp học sinh hiểu cấu trúc của kiểu bài nghị luận xã hội trong đề thi học sinh giỏi môn Giáo dục công dân; học sinh phân biệt được hai kiểu bài nghị luận xã hội về một sự việc hiện tượng với kiểu bài nghị luận về tư tưởng đạo lí; giúp học sinh xác định đúng kiểu bài và viết tốt bài nghị luận xã hội về những vấn đề thời sự nóng thường gặp khi thi học sinh giỏi môn GDCD.
- Về kĩ năng: Giúp học sinh rèn kĩ năng tự học, tìm kiếm và xử lí các thông tin phục vụ học tập, vận dụng để viết bài nghị luận xã hội; hiểu được cách làm bài; trả lời chính xác nội dung câu hỏi; trình bày rõ ràng, sạch đẹp, khả năng lập luận chặt chẽ thuyết phục. Đồng thời biết bày tỏ quan điểm cá nhân, có cái nhìn đúng đắn, khách quan với những vấn đề thời sự nóng đang diễn ra ngoài thực tế xã hội. Từ đó tích luỹ cho bản thân những kĩ năng sống, mở rộng vốn tri thức, có cách xử lí tình huống phù hợp khi bản thân gặp phải ngoài cuộc sống thực tế.
7. Nội dung.
7.1. Thuyết minh sáng kiến kinh nghiệm cách làm mới
THẦY CÔ TẢI NHÉ!