- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 85,989
- Điểm
- 113
tác giả
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MÔN THỂ DỤC THCS: Phương pháp giảng dạy và huấn luyện Chạy bền trong Trường THCS được soạn dưới dạng file word gồm 23 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trên thực tế Chạy bền là một môn học đơn điệu gây mệt mỏi và dễ nhàm chán đối với học sinh THCS. Để đạt hiệu quả và thành tích cao trong Chạy bền ngoài việc có kỹ thuật, có mối quan hệ giữa độ dài và tần số bước chạy phù hợp theo nguyên lý kỹ thuật, người chạy cần có thể lực nhất định để duy trì được kỹ thuật cần thiết. Chính vì vậy người tập luyện Chạy bền cần có sức bền chung và sức bền chuyên môn tốt. Sức bền chung giúp cho người tập hoàn thành được nhiệm vụ của từng buổi tập trong quá trình tập luyện cũng như thi đấu, nó cũng là cơ sở để phát triển sức bền tốc độ. Sức bền tốc độ cho phép người chạy có tốc độ trung bình cao trên toàn cự ly. Ở Chạy bền yếu tố chủ yếu gây mệt mỏi, làm giảm thành tích chạy là những biến đổi của môi trường bên trong cơ thể như ; tăng lượng axit lactic và đioxi cacbon trong máu... Quá trình luyện tập chính là quá trình rèn luyện, phát triển nhiều mặt của người tập, trong đó có việc giúp cho cơ thể quen dần và chịu đựng được mệt mỏi, dễ dàng vượt qua trạng thái Cực điểm duy trì được tốc độ trung bình cao hoặc thực hiện được các phương án chiến thuật trong thi đấu.
Do phải chạy trong thời gian dài, năng lượng cho cơ thể hoạt động chỉ tiêu hao mà không bù đắp đầy đủ, kịp thời cho nên yếu tố tiết kiệm năng lượng trong khi chạy cũng giúp cho học sinh có thành tích chạy tốt. Cụ thể hơn nếu kỹ thuật chạy hợp lý, được củng cố thành tự động hoá “Kỹ xảo” sẽ giúp cho học sinh chạy đạt tốc độ cần thiết nhưng sự tiêu hao năng lượng của cơ thể lại ít, do vậy học sinh đủ sức chạy hết cự lý với tốc độ cao, thậm chí còn có thể tăng tốc khi về đích. Trong đó yếu tố thở sâu, thở tích cực để cung cấp oxi, đặc biệt là luân phiên dùng sức và thả lỏng cơ bắp (nhất là các cơ quan tham gia các động tác đạp sau và chống trước) cũng là cách để duy trì khả năng chạy với tốc độ cao trên toàn cự ly. Ngoài ra tập luyện Chạy bền thường xuyên còn làm cho người chạy có cảm giác tốc độ tốt hơn, phân phối sức hợp lý hơn. Việc không chủ động được tốc độ chạy sẽ dẫn tới không đủ sức về đích hoặc về đích với thành tích thấp trong khi cơ thể vẫn dồi dào sức lực.
Đó là lý do tôi mạnh dạn đưa ra một số kinh nghiệm về: “Phương pháp giảng dạy và huấn luyện Chạy bền trong Trường THCS”.
II. MỤC ĐÍCH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Mục đích
Nhằm tìm ra một phương pháp giảng dạy và huấn luyện Chạy bền một cách có hiệu quả. Học sinh hào hứng, hứng thú hơn với nội dung học Chạy bền nói riêng và môn học thể dục nói chung, từ đó giúp học sinh nâng cao thể lực, nâng cao sức bền chung, tạo điều kiện tốt cho học sinh phát triển sức bền chuyên môn, học tập và lao động tốt hơn.
2. Phương pháp nghiên cứu
Giảng dạy và huấn luyện Chạy bền phải dựa trên cơ sở khoa học tự nhiên của giáo dục thể chất, phải nắm vững được nguyên lý kỹ thuật động tác, phương pháp lý luận. Đó là điều không thể thiếu được trong quá trình giảng dạy và huấn luyện Chạy bền, là hệ thống các bài tập được tiến hành tuần tự theo phương pháp và được tổ chức một cách hợp lý, hoạt động của các tố chất thể lực bên trong và bên ngoài với mục đích vận dụng đầy đủ, có hiệu quả những tố chất đó. Qua thực tế đã giảng dạy và huấn luyện Chạy bền, tôi thấy cần phải áp dụng tốt nhiều phương pháp giảng dạy, huấn luyện và phải tuân thủ nghiêm túc các nguyên tắc đó.
Để thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu trên tôi sử dụng các phương pháp sau:
a. Phương pháp học tập và tham khảo tài liệu
Phương pháp này nhằm tổng hợp các tài liệu, hệ thống lại các kiến thức có liên quan đến đề tài nghiên cứu, hình thành cơ sở lý luận, xác định các nhiệm vụ, lựa chọn các phương pháp và các chỉ tiêu để đánh giá kết quả nghiên cứu khi thực hiện đề tài cũng như tìm chọn các bài tập phát triển sức bền một cách hợp lý nhất.
b. Phương pháp phỏng vấn Sử dụng phiếu điều tra.
Phương pháp này nhằm tìm hiểu tâm, sinh lý của học sinh nhằm xác định và đưa ra các bài tập, hình thức tập luyện phù hợp, gây hưng thú cho học sinh trong quá trình giảng dạy và huấn luyện Chạy bền.
c. Phương pháp lý luận
Y – sinh học hiện đại khi nghiên cứu cơ thể sống thường tách nó ra làm các cơ quan, hệ cơ quan và các chức năng riêng biệt. Tuy nhiên cơ thể con người là một hệ sinh học hoàn chỉnh và thống nhất, có khả năng tự điều chỉnh và tự phát triển.
Sự phát triển sức bền phụ thuộc vào mức độ hoàn thiện của sự phối hợp giữa các chức năng vận động và chức năng dinh dưỡng, phụ thuộc vào độ bền vững chức năng của các cơ quan nội tạng. Đặc biệt là các hệ hô hấp và tim mạch, đây là những hệ cơ quan bảo đảm việc cung cấp oxy cho cơ thể.
Các cơ sở sinh lý chủ yếu để phát triển sức bền là mức độ phát triển chức năng của tim mạch và hô hấp, trạng thái của máu (hàm lưọng Hemoglobin, dự trữ kiềm – toan) dự trữ chất dinh dưỡng trong cơ thể và khả
THẦY CÔ TẢI NHÉ!
PHẦN I. PHẦN MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trên thực tế Chạy bền là một môn học đơn điệu gây mệt mỏi và dễ nhàm chán đối với học sinh THCS. Để đạt hiệu quả và thành tích cao trong Chạy bền ngoài việc có kỹ thuật, có mối quan hệ giữa độ dài và tần số bước chạy phù hợp theo nguyên lý kỹ thuật, người chạy cần có thể lực nhất định để duy trì được kỹ thuật cần thiết. Chính vì vậy người tập luyện Chạy bền cần có sức bền chung và sức bền chuyên môn tốt. Sức bền chung giúp cho người tập hoàn thành được nhiệm vụ của từng buổi tập trong quá trình tập luyện cũng như thi đấu, nó cũng là cơ sở để phát triển sức bền tốc độ. Sức bền tốc độ cho phép người chạy có tốc độ trung bình cao trên toàn cự ly. Ở Chạy bền yếu tố chủ yếu gây mệt mỏi, làm giảm thành tích chạy là những biến đổi của môi trường bên trong cơ thể như ; tăng lượng axit lactic và đioxi cacbon trong máu... Quá trình luyện tập chính là quá trình rèn luyện, phát triển nhiều mặt của người tập, trong đó có việc giúp cho cơ thể quen dần và chịu đựng được mệt mỏi, dễ dàng vượt qua trạng thái Cực điểm duy trì được tốc độ trung bình cao hoặc thực hiện được các phương án chiến thuật trong thi đấu.
Do phải chạy trong thời gian dài, năng lượng cho cơ thể hoạt động chỉ tiêu hao mà không bù đắp đầy đủ, kịp thời cho nên yếu tố tiết kiệm năng lượng trong khi chạy cũng giúp cho học sinh có thành tích chạy tốt. Cụ thể hơn nếu kỹ thuật chạy hợp lý, được củng cố thành tự động hoá “Kỹ xảo” sẽ giúp cho học sinh chạy đạt tốc độ cần thiết nhưng sự tiêu hao năng lượng của cơ thể lại ít, do vậy học sinh đủ sức chạy hết cự lý với tốc độ cao, thậm chí còn có thể tăng tốc khi về đích. Trong đó yếu tố thở sâu, thở tích cực để cung cấp oxi, đặc biệt là luân phiên dùng sức và thả lỏng cơ bắp (nhất là các cơ quan tham gia các động tác đạp sau và chống trước) cũng là cách để duy trì khả năng chạy với tốc độ cao trên toàn cự ly. Ngoài ra tập luyện Chạy bền thường xuyên còn làm cho người chạy có cảm giác tốc độ tốt hơn, phân phối sức hợp lý hơn. Việc không chủ động được tốc độ chạy sẽ dẫn tới không đủ sức về đích hoặc về đích với thành tích thấp trong khi cơ thể vẫn dồi dào sức lực.
Đó là lý do tôi mạnh dạn đưa ra một số kinh nghiệm về: “Phương pháp giảng dạy và huấn luyện Chạy bền trong Trường THCS”.
II. MỤC ĐÍCH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Mục đích
Nhằm tìm ra một phương pháp giảng dạy và huấn luyện Chạy bền một cách có hiệu quả. Học sinh hào hứng, hứng thú hơn với nội dung học Chạy bền nói riêng và môn học thể dục nói chung, từ đó giúp học sinh nâng cao thể lực, nâng cao sức bền chung, tạo điều kiện tốt cho học sinh phát triển sức bền chuyên môn, học tập và lao động tốt hơn.
2. Phương pháp nghiên cứu
Giảng dạy và huấn luyện Chạy bền phải dựa trên cơ sở khoa học tự nhiên của giáo dục thể chất, phải nắm vững được nguyên lý kỹ thuật động tác, phương pháp lý luận. Đó là điều không thể thiếu được trong quá trình giảng dạy và huấn luyện Chạy bền, là hệ thống các bài tập được tiến hành tuần tự theo phương pháp và được tổ chức một cách hợp lý, hoạt động của các tố chất thể lực bên trong và bên ngoài với mục đích vận dụng đầy đủ, có hiệu quả những tố chất đó. Qua thực tế đã giảng dạy và huấn luyện Chạy bền, tôi thấy cần phải áp dụng tốt nhiều phương pháp giảng dạy, huấn luyện và phải tuân thủ nghiêm túc các nguyên tắc đó.
Để thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu trên tôi sử dụng các phương pháp sau:
a. Phương pháp học tập và tham khảo tài liệu
Phương pháp này nhằm tổng hợp các tài liệu, hệ thống lại các kiến thức có liên quan đến đề tài nghiên cứu, hình thành cơ sở lý luận, xác định các nhiệm vụ, lựa chọn các phương pháp và các chỉ tiêu để đánh giá kết quả nghiên cứu khi thực hiện đề tài cũng như tìm chọn các bài tập phát triển sức bền một cách hợp lý nhất.
b. Phương pháp phỏng vấn Sử dụng phiếu điều tra.
Phương pháp này nhằm tìm hiểu tâm, sinh lý của học sinh nhằm xác định và đưa ra các bài tập, hình thức tập luyện phù hợp, gây hưng thú cho học sinh trong quá trình giảng dạy và huấn luyện Chạy bền.
c. Phương pháp lý luận
Y – sinh học hiện đại khi nghiên cứu cơ thể sống thường tách nó ra làm các cơ quan, hệ cơ quan và các chức năng riêng biệt. Tuy nhiên cơ thể con người là một hệ sinh học hoàn chỉnh và thống nhất, có khả năng tự điều chỉnh và tự phát triển.
Sự phát triển sức bền phụ thuộc vào mức độ hoàn thiện của sự phối hợp giữa các chức năng vận động và chức năng dinh dưỡng, phụ thuộc vào độ bền vững chức năng của các cơ quan nội tạng. Đặc biệt là các hệ hô hấp và tim mạch, đây là những hệ cơ quan bảo đảm việc cung cấp oxy cho cơ thể.
Các cơ sở sinh lý chủ yếu để phát triển sức bền là mức độ phát triển chức năng của tim mạch và hô hấp, trạng thái của máu (hàm lưọng Hemoglobin, dự trữ kiềm – toan) dự trữ chất dinh dưỡng trong cơ thể và khả
THẦY CÔ TẢI NHÉ!