Chào mừng!

ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN MỚI TẢI ĐƯỢC TÀI LIỆU! Đăng ký ngay!

CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM

Yopovn

Ban quản trị Team YOPO
Thành viên BQT
Tham gia
28/1/21
Bài viết
82,933
Điểm
113
tác giả
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Một số biện pháp nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm lớp 5 NĂM 2022-2023 LINK DRIVE được soạn dưới dạng file word gồm 16 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
MỤC LỤC

PHẦN 1: PHẦN MỞ ĐẦU

I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI: ...........................................................................................1 II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU: ....................................................1 III. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:...............................................................................1 IV. ĐIỂM MỚI TRONG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU:.............................................2 PHẦN II: PHẦN NỘI DUNG

I. CƠ SỞ LÝ LUẬN:...................................................................................................2 II. THỰC TRẠNG: .....................................................................................................3 III. CÁC BIỆN PHÁP: ...............................................................................................4 PHẦN III: KẾT LUẬN


I. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC: ........................................................................................15

II. NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM RÚT RA TỪ QUÁ TRÌNH ÁP DỤNG SÁNG KIẾN CỦA BẢN THÂN: ...............................................................................15

III. KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT ĐỂ SÁNG KIẾN ÁP DỤNG HIỆU QUẢ:...............16

1

PHẦN 1: PHẦN MỞ ĐẦU

I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:

Trong thời đại công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước hiện nay, việc đào tạo thế hệ trẻ trở thành những người lao động có ích cho xã hội là việc làm cấp bách và cần thiết, đòi hỏi sự dày công của người giáo viên, bởi yêu cầu ngày càng cao của xã hội. Bên cạnh đó những tệ nạn xã hội đang tồn tại và diễn ra ngay trước mắt các em nó cũng chính là động lực lôi cuốn các em vào những thói hư tật xấu. Do đó, đòi hỏi người giáo viên phải có trình độ, có năng lực phẩm chất đạo đức tốt, tâm huyết với nghề, yêu thương tận tụy với học sinh.

Từ nhận thức trên, người giáo viên chủ nhiệm lớp hết sức quan trọng trong việc hướng dẫn, chỉ đạo lớp và đào tạo thế hệ trẻ theo mục đích giáo dục toàn diện. Người giáo viên chủ nhiệm lớp đóng vai trò quan trọng: Vừa là thầy dạy học vừa là người cha, người mẹ và cũng có lúc phải là người bạn tốt nhất của các em. Từ đó có thể uốn nắn các em đi theo quỹ đạo của mình. Giáo viên có chỉ đạo, quản lí lớp tốt thì mới dẫn đến việc giảng dạy tốt. Khi mọi hoạt động của lớp đã đi vào nề nếp thì việc học tập của các em chắc chắn sẽ tốt hơn. Vì vậy tôi đã chọn đề tài: “Một số biện pháp nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm lớp 5”

II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU:


- Đối tượng nghiên cứu: Một số biện pháp nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm lớp 5.

- Phạm vi nghiên cứu: Học sinh lớp 5/5, Trường Tiểu học ...............năm học 2022-2023.

III. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:

- Kích thích sự phát triển mọi mặt, phát triển toàn diện học sinh của lớp mình chủ nhiệm.

2​

- 100 % học sinh của lớp đạt năng lực và phẩm chất.

- Phát huy tối đa vai trò tự quản, tự học của từng học sinh và tập thể học sinh. - Phát huy vai trò phối hợp của phụ huynh học sinh với giáo viên trong công tác giáo dục.

- Tạo sự đoàn kết một lòng trong tập thể học sinh.

- Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.

Để phát huy công tác chủ nhiệm lớp đạt hiệu quả cao, bản thân tôi đã thực hiện nghiên cứu các biện pháp giáo dục cũng như các biện pháp phối hợp giáo dục của một người giáo viên nói chung và người giáo viên chủ nhiệm nói riêng.

IV. ĐIỂM MỚI TRONG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU:

Những biện pháp mà tôi đưa ra giúp cho công tác chủ nhiệm lớp đạt hiệu quả, tạo nên một môi trường học tập hạnh phúc. Mối thân thiện giữa thầy và trò, nhà trường với cha mẹ học sinh ngày một tăng thêm.

PHẦN II: PHẦN NỘI DUNG

I. CƠ SỞ LÝ LUẬN:

Ngôi trường Tiểu học chính là ngôi nhà chung đầu đời của mỗi con người. Ở nơi ấy, mỗi một thầy cô giáo lại là một người mẹ thứ hai dạy cho học sinh tất cả những kiến thức đầu tiên, những kỹ năng đầu tiên, trang bị cho các em một hành trang lớn để các em bước dần đến tương lai. Vậy, người thầy có vai trò vô cùng quan trọng, đó là người dìu dắt, người hướng dẫn, người ảnh hưởng và người trang bị cho học sinh tất cả về kiến thức và kỹ năng sống hằng ngày của chính các em.

Một nét đặc thù ở cấp Tiểu học là mỗi giáo viên đứng lớp đều là một giáo viên chủ nhiệm (loại trừ giáo viên bộ môn). Vì thế, để làm tốt công tác chủ nhiệm lớp, theo tôi việc đầu tiên của mỗi giáo viên chủ nhiệm là phải nhận thức rõ về vai trò chủ nhiệm của chính mình.

3​

- Trước hết, người giáo viên chủ nhiệm phải là một người quản lý tốt, quản lý chặt chẽ, cụ thể, chi tiết và toàn diện.

- Người giáo viên chủ nhiệm phải là người cố vấn cho các hoạt động tự quản của tập thể học sinh.

- Giáo viên chủ nhiệm lớp là cầu nối giữa tập thể học sinh với các lực lượng giáo dục trong nhà trường.

- Giáo viên chủ nhiệm là người tổ chức phối hợp các lực lượng giáo dục ngoài nhà trường.


Giáo viên chủ nhiệm không chỉ biết cách phối hợp tốt với gia đình học sinh mà còn là người tổ chức bồi dưỡng nhận thức lý luận giáo dục cho các bậc cha mẹ khi cần thiết.

II. THỰC TRẠNG:

Đầu năm học 2022 - 2023 tôi được Ban giám hiệu nhà trường phân công chủ nhiệm lớp 5/5. Trường nằm ở khu vực Thị trấn của huyện, chính vì vậy trường luôn nhận được sự quan tâm, ủng hộ của chính quyền địa phương và hội cha mẹ học sinh nên trường lớp khang trang, cơ sở vật chất đầy đủ. Tôi nhận thấy có những điều kiện thuận lợi và khó khăn như sau:

* Thuận lợi:

- Đa số học sinh lớp tôi nhà gần trường. Hầu hết các em đi học đúng độ tuổi, ngoan ngoãn, lễ phép.

- Giáo viên luôn đoàn kết, có tinh thần trách nhiệm cao, thường xuyên trao đổi và học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau, cùng nhau dạy tốt.

- Được sự quan tâm giúp đỡ của Ban giám hiệu nhà trường tạo mọi điều kiện thuận lợi để giáo viên an tâm công tác; trang thiết bị phục vụ cho việc giảng dạy đầy đủ, hiện đại.

- Bản thân là giáo viên chủ nhiệm lớp được 6 năm, luôn nhiệt tình trong công tác, hết lòng vì học sinh thân yêu.

4​

- Ban đại diện CMHS của lớp, trường rất nhiệt tình gắn bó với các hoạt động của nhà trường về mọi mặt, góp phần động viên CB – GV – NV nhà trường hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

- Mối quan hệ giữa nhà trường và gia đình học sinh rất chặt chẽ. * Khó khăn:

- Học sinh lớp tôi chủ yếu là con em công nhân, các em thiếu sự quan tâm, nhắc nhở của cha mẹ, nên các em có ý thức học tập chưa cao.

- Một số em gia đình có điều kiện đầy đủ cho các em nhưng các em lại ham chơi, không chú ý học tập.

- Một số em học yếu không có hứng thú học tập, rụt rè, không tự tin khi giao tiếp với thầy cô và bạn bè.

- Còn có một số phụ huynh học sinh có tư tưởng khoán trắng cho nhà trường và thầy cô trong việc giáo dục con em mình.

III. CÁC BIỆN PHÁP:

1. Tìm hiểu hoàn cảnh gia đình học sinh:


Ngay từ ngày đầu nhận lớp, tôi thực hiện ngay công tác lấy thông tin học sinh. Tôi phát cho mỗi em một phiếu điều tra và yêu cầu các em điền đầy đủ các thông tin trong phiếu.

Qua phiếu điều tra này mà tôi được biết trong lớp có em Phương Trang hoàn cảnh gia đình rất khó khăn (bố mất sớm, một mình mẹ gồng gánh nuôi hai chị em), nhưng Trang lại có học lực rất tốt. Trong các tiết sinh hoạt lớp tôi thường hay lấy tấm gương này của em, để giáo dục các bạn trong lớp về sự chuyên cần và vươn lên trong học tập, phần là để tuyên dương em phần là khích lệ tinh thần học tập của các em khác. Đồng thời tôi liên lạc với phụ huynh để chia sẻ những khó khăn.

2. Xây dựng kế hoạch chủ nhiệm lớp:

Sau khi đã tìm hiểu kỹ đối tượng học sinh, tôi bắt đầu xây dựng cho mình một kế hoạch chủ nhiệm theo đặc điểm của lớp.

5​

Kế hoạch chủ nhiệm phải thể hiện tính toàn diện, cụ thể, có trọng tâm, trọng điểm của từng thời gian và từng mặt nội dung giáo dục.

Kế hoạch chủ nhiệm càng khoa học thì khả năng thực hiện càng cao và vì vậy mà bản kế hoạch này có khả năng quyết định to lớn đối với hiệu quả công tác chủ nhiệm của tôi.

3. Tổ chức các hoạt động trên lớp học:

3.1. Xây dựng đội ngũ cán bộ lớp:


Lớp học cũng vậy, phải có ban cán sự lớp vững mạnh thì mọi hoạt động, mọi phong trào sẽ thực hiện tốt. Vì đây là lực lượng nòng cốt cùng giáo viên chủ nhiệm đôn đốc, nhắc nhở việc thực hiện nề nếp học tập của các bạn trong năm học.

Việc tổ chức bình chọn được thực hiện công khai bằng cách cho các em bỏ phiếu tín nhiệm. Sau khi có trong tay danh sách ban cán sự lớp tôi tiến hành họp và phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng em theo đúng khả năng của mình.

+ Lớp trưởng (Bình An): chịu trách nhiệm bao quát chung các hoạt động của lớp, điều khiển chung toàn lớp trong giờ tập trung sinh hoạt, kiểm diện hàng ngày, tổng hợp các báo cáo hoạt động của tổ trong tuần nộp cho GVCN.

+ Lớp phó học tập (Phú Trọng): nắm tình hình chung phần chuẩn bị bài, truy bài đầu giờ của các tổ hàng ngày, tổng kết điểm thi đua trong tuần. + Lớp phó lao động (Bảo Trân): Chịu trách nhiệm về việc vệ sinh, lao động. + Tổ trưởng (Tuyền, My, Vi, Ý, Khánh, Hạnh): Chịu trách nhiệm chung về nề nếp và học tập trong tổ của mình.

Giáo viên chủ nhiệm chỉ đóng vai trò cố vấn cho các em, định hướng cho các em hoạt động cùng các em tháo gỡ những vướng mắc khi thực hiện công việc. 3.2. Xây dựng nề nếp lớp học:

Trong học tập không những chỉ chú trọng rèn luyện cho học sinh bằng nhiều hình thức khác nhau mà còn chú trọng khâu nề nếp ngay từ đầu năm như truy bài đầu giờ, trật tự nghe giảng trong giờ học, trong lớp tổ tự quản kiểm tra bài tập về

6​

nhà của các bạn trong tổ. Nề nếp tốt là cực kì quan trọng, nó góp một phần lớn quyết định kết quả học tập của học sinh. Chính vì thế ngay từ đầu năm học giáo viên phải quán triệt nề nếp bằng cách:

- Cho cả lớp học nội quy lớp học, và mọi quy định của giáo viên. Nội quy của nhà trường.

- Thường xuyên giáo dục các em có nề nếp tốt trong mọi hoạt động, sinh hoạt ngoài giờ.

3.3. Xây dựng nề nếp xếp hàng vào lớp và khi ra về:

- Tôi quy định khi các em xếp hàng vào lớp các em đứng thành 4 hàng: 2 hàng nam và 2 hàng nữ (các bạn nhỏ đứng trước và bạn lớn đứng sau). Lớp trưởng đứng đầu điều động sự xếp hàng của lớp.

- Khi việc xếp hàng đã đi vào nề nếp thì thời gian tiến hành sẽ rất nhanh, tốn ít thời gian và không gây mất trật tự trước lớp học.

3.4. Xây dựng nề nếp chuẩn bị tập vở

Thường ngày các em thường phải mang tất cả đồ dùng học tập mà các em có đến lớp, rất nặng nề so với thể trạng của các em. Nhưng bên cạnh đó còn một số em lại quên mang sách vở đã gây khó khăn cho việc dạy – học. Vì thế tôi từng bước hướng dẫn các em mang sách, vở đúng theo quy định thời khóa biểu.

- Ghi thời khóa biểu vào vở dặn dò và dán ngay góc học tập ở nhà. - Sách vở học để ngay ngắn, không vứt lung tung, bao và ghi nhãn vở đầy đủ.

7​

- Cuối mỗi buổi học trước khi về nhà tôi dành vài phút để các em sắp xếp lại bàn học của mình và hướng dẫn các em đem theo sách, vở gì cho ngày mai.

- Dặn học sinh tối học bài xong phải chuẩn bị sách, vở và đồ dùng học tập cho ngày mai. Tránh sáng dậy trễ các em lúng túng nên soạn không đầy đủ.

3.5. Xây dựng nề nếp học tập

Tạo cho học sinh có thói quen tự lực, không dựa dẫm vào bạn khi làm bài ở lớp, khi kiểm tra. Trong các kì kiểm tra học sinh làm bài nghiêm túc, không có hiện tượng quay cóp, gian lận.

Phân loại học sinh để có kế hoạch phụ đạo và bồi dưỡng:

* Đối với học sinh năng khiếu: Trong các tiết dạy, tôi đưa ra từ 1 đến 2 câu hỏi với yêu cầu cao hơn, dạng các câu hỏi sao ( * ) hoặc các bài tập nâng cao. Để ra các câu hỏi này, tôi luôn nghiên cứu kỹ nội dung bài dạy, tìm hiểu ở các tài liệu có liên quan nhằm mục đích hướng dẫn, kích thích học sinh (nhất là học sinh khá giỏi) tự tìm ra kiến thức mới, mở rộng tầm hiểu biết của học sinh.

* Đối với học sinh học chậm: Các em bị mất căn bản do tình hình dịch Covid kéo dài, khả năng tiếp thu kém nên cảm thấy việc học rất nặng nề. Qua theo dõi trong quá trình giảng dạy tôi nắm được những kiến thức học sinh bị hỏng. Tôi đưa ra bài tập dễ, sử dụng câu hỏi nhỏ, đơn giản, phù hợp với sức học của mỗi em, gọi các em trả lời hoặc giải bài tập, đồng thời tuyên dương kịp thời cũng như động viên giúp đỡ các em trong quá trình thực hiện các bài tập. Từ các bài tập dễ tôi nâng dần lên theo sự tiến bộ của học sinh. Bên cạnh đó, thành lập các đôi bạn cùng tiến, xếp cho học sinh khá giỏi ngồi gần bạn yếu, kém. Qua một thời gian tôi thấy các em yếu kém tiến bộ hẳn lên.

- Thường xuyên trao đổi học tập kinh nghiệm của đồng nghiệp để bổ sung phương pháp phụ đạo và bồi dưỡng cho bản thân nhằm nâng cao hiệu quả bồi dưỡng

8​

và phụ đạo mà mình đã đặt ra.

- Tôi cố gắng xây dựng ở các em những động cơ học tập, khích lệ các em vượt

mọi trở ngại bằng sự quan tâm, nhắc nhở có sự khen thưởng kịp thời. 4. Giáo dục đạo đức

- Trong quá trình giáo dục, công tác lớn được đặt ra đó là giáo dục cho học sinh

những phẩm chất đạo đức theo mục tiêu giáo dục đã đề ra. Cụ thể, phải hình thành ở học sinh niềm tin đạo đức, ý thức chấp hành luật pháp, động cơ học tập tích cực, thái độ ứng xử đúng đắn, hệ thống xu hướng và tính cách tốt đẹp.

1717308869789.png


LINKS

https://yopo.vn/attachments/download-png.252800/

CHÚC THẦY CÔ THÀNH CÔNG!
 
Sửa lần cuối:
CHỦ ĐỀ LIÊN QUAN
CHỦ ĐỀ MỚI NHẤT
Nếu bạn cảm thấy nội dung chủ đề bổ ích , Hãy LIKE hoặc bình luận để chủ đề được sôi nổi hơn
  • Từ khóa
    báo cáo sáng kiến kinh nghiệm lớp 5 báo cao sáng kiến kinh nghiệm môn toán lớp 5 kho sáng kiến kinh nghiệm lớp 5 sáng kiến kinh nghiệm chủ nhiệm lớp 5 sáng kiến kinh nghiệm chủ nhiệm lớp 5 violet sáng kiến kinh nghiệm công tác chủ nhiệm lớp 5 sáng kiến kinh nghiệm dạy hình học lớp 5 sáng kiến kinh nghiệm giáo dục đạo đức lớp 5 sáng kiến kinh nghiệm giáo viên chủ nhiệm lớp 5 sáng kiến kinh nghiệm khoa học lớp 5 sáng kiến kinh nghiệm lịch sử lớp 5 sáng kiến kinh nghiệm lớp 4-5 tuổi sáng kiến kinh nghiệm lớp 5 sáng kiến kinh nghiệm lớp 5 6 tuổi sáng kiến kinh nghiệm lớp 5 chính tả sáng kiến kinh nghiệm lớp 5 hay sáng kiến kinh nghiệm lớp 5 hay nhất sáng kiến kinh nghiệm lớp 5 mới nhất sáng kiến kinh nghiệm lớp 5 mới nhất violet sáng kiến kinh nghiệm lớp 5 môn chính tả violet sáng kiến kinh nghiệm lớp 5 môn khoa học sáng kiến kinh nghiệm lớp 5 môn luyện từ và câu sáng kiến kinh nghiệm lớp 5 môn luyện từ và câu violet sáng kiến kinh nghiệm lớp 5 môn tập làm văn sáng kiến kinh nghiệm lớp 5 môn tập đọc sáng kiến kinh nghiệm lớp 5 môn tiếng việt sáng kiến kinh nghiệm lớp 5 môn tiếng việt violet sáng kiến kinh nghiệm lớp 5 môn toán sáng kiến kinh nghiệm lớp 5 năm 2018 sáng kiến kinh nghiệm lớp 5 năm 2018 violet sáng kiến kinh nghiệm lớp 5 năm 2019 sáng kiến kinh nghiệm lớp 5 năm 2019 violet sáng kiến kinh nghiệm lớp 5 năm 2020 sáng kiến kinh nghiệm lớp 5 năm 2021 sáng kiến kinh nghiệm lớp 5 tập làm văn sáng kiến kinh nghiệm lớp 5 tuổi sáng kiến kinh nghiệm lớp 5 violet sáng kiến kinh nghiệm lớp 5 đạt giải cấp tỉnh sáng kiến kinh nghiệm luyện từ và câu lớp 5 sáng kiến kinh nghiệm mầm non lớp 5 6 tuổi sáng kiến kinh nghiệm môn khoa học lớp 5 violet sáng kiến kinh nghiệm môn kỹ thuật lớp 5 sáng kiến kinh nghiệm môn lịch sử lớp 5 violet sáng kiến kinh nghiệm môn tiếng anh lớp 5 sáng kiến kinh nghiệm môn tin học lớp 5 sáng kiến kinh nghiệm môn toán lớp 5 năm 2018 sáng kiến kinh nghiệm môn toán lớp 5 tuổi sáng kiến kinh nghiệm môn toán lớp 5 violet sáng kiến kinh nghiệm môn địa lí lớp 5 sáng kiến kinh nghiệm rèn chính tả lớp 5 sáng kiến kinh nghiệm rèn đọc cho hs lớp 5 sáng kiến kinh nghiệm rèn đọc diễn cảm lớp 5 sáng kiến kinh nghiệm tiểu học lớp 5 violet sáng kiến kinh nghiệm toán 5 sáng kiến kinh nghiệm toán lớp 5
  • HỖ TRỢ ĐĂNG KÝ VIP

    Liên hệ ZALO để được tư vấn, hỗ trợ: ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN VIP
    ZALO:0979702422

    BÀI VIẾT MỚI

    Thống kê

    Chủ đề
    36,925
    Bài viết
    38,387
    Thành viên
    145,022
    Thành viên mới nhất
    danthy
    Top