SKKN THPT

Yopovn

Ban quản trị Team YOPO
Thành viên BQT
Tham gia
28/1/21
Bài viết
86,145
Điểm
113
tác giả
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM "MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐỔI MỚI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ MÔN TIẾNG ANH 10" được soạn dưới dạng file word gồm 34 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.


SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM





ĐỀ TÀI:

"MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐỔI MỚI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ MÔN TIẾNG ANH 10"





Phần thứ nhất

MỞ ĐẦU

1. L‎‎y do chọn đề tài

Bất kì một hoạt động nào muốn biết đạt kết quả đến đâu cũng phải qua quá trình đánh giá. Tuy nhiên, không phải cách đánh giá nào cũng cho kết quả như mong muốn, mà việc đưa ra cách đánh giá có tính chất quyết định. Hoạt động dạy học cũng vậy, là khâu nhằm đo đếm lại kết quả của một hoạt động cụ thể: Có thể là một tiết dạy, có thể là kết quả của một học kì, một năm học, một cấp học, về một môn học cụ thể, hoặc là kết quả phấn đấu toàn diện của học sinh...

Việc đánh giá này có ý nghĩa cho cả người học, cả người dạy lẫn cả những người quan tâm đến việc dạy học. Với người dạy có thể rút kinh nghiệm cho mình cái gì tốt, cái gì chưa tốt trong quá trình truyền thụ, để rồi lớp sau cái gì sẽ tiếp tục phát huy, cái gì phải bổ sung, chỉnh sửa. Đối với người học kết quả đánh giá ghi nhận mức độ kiến thức thu nhận của mình, thể hiện bằng điểm số hoặc xếp loại. Kết quả này có được lên lớp hay không, có tốt nghiệp hay không, và cũng có khi quyết định lối rẽ cuộc đời (ví như việc thi đỗ đại học hay không). Vì vậy, đánh giá là khâu không thể thiếu trong quá trình dạy học, có vai trò vô cùng quan trọng, góp phần làm nên chất lượng giáo dục. Yêu cầu và gần như là một nguyên tắc bắt buộc: Đánh giá phải vô tư, khách quan và khoa học. Làm được như vậy thì đánh giá trở thành một lưới sàng lọc, phân loại khá chính xác kết quả quá trình dạy học, hơn thế nữa đánh giá góp phần tạo nên công bằng xã hội trong giáo dục đào tạo về mặt học thức, tạo động cơ lành mạnh thúc đẩy người học. Ngược lại, vì một lí do nào đó, sự đánh giá không đảm bảo nguyên tắc này làm cho kết quả đánh giá không đúng thực chất, góp phần tạo ra bất công, giết chết động cơ của sự học. Cơ sở để đánh giá phải xuất phát từ mục tiêu của việc học có thể diễn đạt nhiều cách khác nhau, nhưng suy cho cùng đó là bốn cột trụ của việc học: Học để biết, học để làm, học để khẳng định mình, học để hòa nhập cộng đồng.

Kết quả của dạy học khác với kết quả nhiều hoạt động khác, kết quả này là nhận thức, là tư duy, là sản phẩm vô hình nó chỉ có thể đo đếm được bằng một sản phẩm trung gian thông qua ngôn ngữ (nói hoặc viết). Vì vậy, đánh giá kết quả dạy học chính xác là một việc rất khó.

Đổi mới chương trình giáo dục phổ thông phải là quá trình đổi mới từ mục tiêu, nội dung, phương pháp đến phương tiện giáo dục, đánh giá chất lượng giáo dục, kể cả việc đổi mới các xây dựng chương trình, từ quan niệm cho đến quy trình kỹ thuật và đổi mới hoạt động quản lý cả quá trình này. Trong đó, đổi mới kiểm tra đánh giá là công cụ quan trọng, chủ yếu xác định năng lực nhận thức người học, điều chỉnh quá trình dạy và học; là động lực để đổi mới phương pháp dạy học, góp phần cải thiện, nâng cao chất lượng đào tạo con người theo mục tiêu giáo dục.

Hiện nay, do nhiều lí do mà việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh trong các trường phổ thông chưa đề cao và chưa chú ‎y đến việc kiểm tra đánh giá ở lĩnh vực nhận thức của học sinh mà giáo viên mới chỉ đánh giá để biết được mức độ tiếp thu kiến thức và kỹ năng của người học mà chưa chú ý đến yêu cầu thực hiện những công việc có ý nghĩa giống với những thách thức đời thường sẽ gặp sau này để xem người học hình thành kỹ năng đến mức nào. Theo các nhà nghiên cứu giáo dục thì cái quan trọng nhất trong việc đào tạo ở THPT là dạy cách học, do vậy việc nâng cao mức độ đánh giá cần được quán triệt khi chọn nội dung đánh giá cũng như hình thức đánh giá và đặc biệt cần phải bảo đảm nguyên tắc "Kiểm tra đánh giá của giáo viên phải kích thích được sự tự kiểm tra đánh giá của người học và kiểm định được chính xác, khách quan thành quả học tập và mức độ đạt được mục tiêu dạy học". Kiểm tra đánh giá ở cấp trung học phổ thông (THPT) là cấp học đang đòi hỏi những đổi mới mạnh mẽ nhất trong giáo dục Việt Nam hiện nay. Trường THPT Dân tộc- Nội trú Hoà Bình không đứng ngoài thực trạng đó. Xuất phát từ những lý do khách quan, chủ quan như đã phân tích, tôi đã nghiên cứu về

: “Đổi mới kiểm tra đánh giá môn Tiếng Anh 10 “.

2. Mục đích nghiên cứu.

Xuất phát từ thực tế dạy học, và mong muốn tìm đựơc hình thức kiểm tra đánh giá thực tế, chính xác và khách quan để giúp học sinh tự tin, hăng say, nâng cao năng lực sáng tạo trong học tập, và giúp giáo viên có cơ sở để điều chỉnh hoạt động dạy, hoạt động học và quản lý giáo duc. Vậy đổi mới kiểm tra đánh giá trở thành nhu cầu bức thiết của ngành giáo dục và toàn xã hội ngày nay.

3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu.

3.1. Khách thể nghiên cứu

Quá trình kiểm tra, đánh giá của học sinh lớp 10ª1 trường THPT Dân tộc- Nội trú tỉnh Hoà Bình năm học 2012- 2013.

3.2. Đối tượng nghiên cứu

Các thủ thuật về kiểm tra đánh giá môn Tiếng Anh qua chương trình dạy tiếng Anh 10

4. Giả thuyết khoa học

Nếu áp dụng một số đổi mới trong kiểm tra đánh giá thì học sinh se yêu thich môn tiếng Anh hơn, không còn tâm l‎y lo sợ khi kiểm tra và kết quả học môn tiếng Anh se cao hơn.

5. Phương pháp nghiên cứu.

5.1 Các phương pháp nghiên cứu l‎y luận

Nghiên cứu lý luận giáo học pháp về kiểm tra, đánh giá môn Tiếng Anh.

5.2 Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn

Thực hành trên lớp, Phương pháp so sánh...

6. Cơ sở, phạm vi, thời gian nghiên cứu

Cơ sở nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu: Các thủ thuật về kiểm tra đánh giá môn tiếng Anh 10

Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 9/ 2012-tháng 5/ 2013



Phần thứ hai

QUÁ TRÌNH NGHIÊN CỨU

Chương 1: Cơ sở ly‎ luận và thực tiễn của vấn đề nghiên cứu

1. Sơ lược lich sử vấn đề nghiên cứu


Tại Việt Nam việc đánh giá kết quả học tập của học sinh lâu nay vẫn được thực hiện một cách truyền thống, chỉ chú trọng kiểm tra kiến thức sách vở mà hầu hết là ở mức độ nhớ và tái hiện kiến thức dựa trên những bài kiểm tra trên giấy, thì trên thế giới từ giữa thập niên 1980 đã bùng nổ một cuộc cách mạng thực sự về kiểm tra đánh giá với những thay đổi căn bản cả về triết lý, quan điểm, phương pháp, và các hoạt động cụ thể. Những thay đổi trong xu hướng kiểm tra đánh giá kết quả học tập trong hơn thập niên vừa qua có thể tóm lược trong bảng sau:

Xu hướng cũXu hướng mới
- Các bài thi trên giấy được thực hiện vào cuối kỳ.
- Do bên ngoài khống chế.
- Việc lựa chọn câu hỏi và tiêu chí đánh giá không được nêu trước.
- Nhấn mạnh sự cạnh tranh.
- Quan tâm đến mục tiêu cuối cùng của việc giảng dạy.
- Chú trọng sản phẩm.
- Tập trung vào kiến thức sách vở.
- Nhiều bài tập đa dạng trong suốt quá trình học.
- Do học sinh chủ động.
- Việc lựa chọn câu hỏi và tiêu chí đánh giá được nêu rõ từ trước.
- Nhấn mạnh sự hợp tác.
- Quan tâm đến kinh nghiệm học tập của học sinh
-Chú trọng quá trình
- Tập trung vào năng lực thực tế.


Những thay đổi vừa nêu phản ánh rõ nét quan điểm mới về giáo dục trong đó người học (learner) và quá trình học tập (learning) là trung tâm của toàn bộ các hoạt động giáo dục, trong đó có hoạt động kiểm tra đánh giá. Sự ra đời của quan điểm này cùng với các xu hướng mới trong kiểm tra đánh giá đã tạo ra một sự thay đổi căn bản trong hệ thống lý luận về kiểm tra đánh giá, với sự xuất hiện một loạt các khái niệm và thuật ngữ mới, cùng sự xác định nội hàm và tầm quan trọng của một số khái niệm và thuật ngữ đã tồn tại trước đó. Dưới đây chúng tôi sẽ thảo luận các khái niệm đại diện cho ba đặc trưng cơ bản của kiểm tra đánh giá theo xu hướng mới của thế giới mà chúng tôi tạm gọi là ‘đánh giá phát triển’, ‘đánh giá thực tiễn’, và ‘đánh giá sáng tạo’ để làm cơ sở cho việc đưa ra những nhìn nhận về thực trạng kiểm tra đánh giá trong giáo dục phổ thông hiện nay tại Việt Nam xét theo quan điểm mới.

a. Đánh giá phát triển (formative assessment)

‘Đánh giá phát triển’ là một thuật ngữ rất thường gặp trong những bài viết về xu hướng kiểm tra đánh giá mới. Thuật ngữ này vốn đã tồn tại từ lâu và trước đây thường được dịch là ‘đánh giá quá trình’ để chỉ những hoạt động kiểm tra đánh giá được thực hiện trong quá trình dạy-học, có ý nghĩa phân biệt với những hoạt động được thực hiện tại những thời điểm khác như kiểm tra đánh giá trước khi bắt đầu quá trình dạy-học (placement assessment, tức đánh giá xếp lớp) hoặc sau khi kết thúc quá trình này (đánh giá tổng kết, tiếng Anh là summative assessment). Tuy nhiên, với sự xuất hiện của xu hướng kiểm tra đánh giá mới thì nội hàm của khái niệm ‘formative assessment’ đã được xác định lại và được dùng chung thành cặp đối lập với thuật ngữ ‘summative assessment’ để chỉ hai chức năng cơ bản của kiểm tra đánh giá như sau:

Summative assessment (đánh giá thành tích) thực hiện chức năng đánh giá để phục vụ quản lý. Mục tiêu chính của “Đánh giá thành tích” là xác định mức độ đạt thành tích của học sinh (và thông qua đó là của giáo viên cũng như nhà trường) sau thời gian học tập, nhưng KHÔNG quan tâm đến việc thành tích đó đã đạt được ra sao. Do thành tích của mỗi học sinh được xác định trong mối tương quan với những học sinh khác trong cùng nhóm đối tượng, nên kết quả của cách đánh giá này luôn là một điểm số để có thể dễ dàng so sánh và tổng kết khi cần thiết.

Formative assessment (đánh giá phát triển), ngược lại, thực hiện chức năng đánh giá để phục vụ quá trình dạy-học. Với mục đích lấy thông tin phản hồi cho học sinh và giáo viên, mối quan tâm của “Đánh giá phát triển” là hiệu quả của hoạt động giảng dạy trong việc phát triển khả năng của người học mà chứ không phải là việc chứng minh học sinh đã đạt được một mức thành tích nào đó. Với chức năng này, “Đánh giá phất triển” bao gồm bất kỳ dạng hoạt động nào có khả năng giúp giáo viên và học sinh đánh giá được hiệu quả của các hoạt động giảng dạy cũng như kết quả tiếp thu của các em, nhằm chỉ ra những bước tiếp theo cần thực hiện để phát triển năng lực của học sinh theo mục tiêu đã đề ra. Nói cách khác, “Đánh giá phất triển” không chú trọng xác định thành tích của học sinh mà chú trọng giúp học sinh và giáo viên hiểu được những điểm mạnh, điểm yếu và những lỗ hổng kiến thức của từng em để có kế hoạch kịp thời phát huy hoặc khắc phục chúng.

Không giống như “Đánh giá thành tích” thường ghi kết quả bằng điểm số, kết quả đánh giá theo “Đánh giá phát triển” có thể là những phát biểu miệng, những ghi chú trên bài viết của bạn học, những lời phê của giáo viên, hoặc tất nhiên cũng có thể là điểm số, nhưng điều quan trọng là những kết quả này phải có ý nghĩa phản hồi cho học sinh để chúng hiểu rõ hơn về quá trình học tập của chính mình.

1702802502112.png
 

DOWNLOAD FILE

  • yopo.vn---ĐỔI MỚI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ MÔN TIẾNG ANH 10.doc
    518.5 KB · Lượt tải : 0
CHỦ ĐỀ LIÊN QUAN
CHỦ ĐỀ MỚI NHẤT
Nếu bạn cảm thấy nội dung chủ đề bổ ích , Hãy LIKE hoặc bình luận để chủ đề được sôi nổi hơn
  • Từ khóa
    bản mô tả sáng kiến kinh nghiệm môn tiếng anh báo cáo sáng kiến kinh nghiệm môn tiếng anh mẫu sáng kiến kinh nghiệm viết bằng tiếng anh sáng kiến kinh nghiệm bằng tiếng anh sáng kiến kinh nghiệm câu lạc bộ tiếng anh sáng kiến kinh nghiệm dạy kỹ năng nghe tiếng anh sáng kiến kinh nghiệm dạy kỹ năng nói tiếng anh sáng kiến kinh nghiệm dạy kỹ năng viết tiếng anh sáng kiến kinh nghiệm dạy kỹ năng đọc tiếng anh sáng kiến kinh nghiệm dạy nghe tiếng anh thpt sáng kiến kinh nghiệm dạy nghe tiếng anh tiểu học sáng kiến kinh nghiệm dạy ngữ pháp tiếng anh sáng kiến kinh nghiệm dạy nói tiếng anh lớp 8 sáng kiến kinh nghiệm dạy tiếng anh qua bài hát sáng kiến kinh nghiệm dạy tiếng anh tiểu học sáng kiến kinh nghiệm dạy từ vựng tiếng anh thcs sáng kiến kinh nghiệm giảng dạy tiếng anh sáng kiến kinh nghiệm môn tiếng anh sáng kiến kinh nghiệm môn tiếng anh 8 sáng kiến kinh nghiệm môn tiếng anh bậc tiểu học sáng kiến kinh nghiệm môn tiếng anh cấp thcs sáng kiến kinh nghiệm môn tiếng anh khối thpt sáng kiến kinh nghiệm môn tiếng anh lớp 4 sáng kiến kinh nghiệm môn tiếng anh lớp 4 violet sáng kiến kinh nghiệm môn tiếng anh lớp 5 sáng kiến kinh nghiệm môn tiếng anh lớp 6 violet sáng kiến kinh nghiệm môn tiếng anh lớp 7 violet sáng kiến kinh nghiệm môn tiếng anh lớp 9 sáng kiến kinh nghiệm môn tiếng anh thcs mới nhất sáng kiến kinh nghiệm môn tiếng anh thcs thí điểm sáng kiến kinh nghiệm môn tiếng anh thí điểm sáng kiến kinh nghiệm môn tiếng anh thpt sáng kiến kinh nghiệm môn tiếng anh thpt mới nhất sáng kiến kinh nghiệm môn tiếng anh tiểu học sáng kiến kinh nghiệm môn tiếng anh tiểu học violet sáng kiến kinh nghiệm môn tiếng anh violet sáng kiến kinh nghiệm nói tiếng anh sáng kiến kinh nghiệm rèn kỹ năng nói tiếng anh sáng kiến kinh nghiệm sơ đồ tư duy tiếng anh sáng kiến kinh nghiệm tiếng anh sáng kiến kinh nghiệm tiếng anh 6 sáng kiến kinh nghiệm tiếng anh 6 mới sáng kiến kinh nghiệm tiếng anh 6 thí điểm sáng kiến kinh nghiệm tiếng anh cấp tiểu học sáng kiến kinh nghiệm tiếng anh là gì sáng kiến kinh nghiệm tiếng anh lớp 2 sáng kiến kinh nghiệm tiếng anh lớp 3 sáng kiến kinh nghiệm tiếng anh thcs sáng kiến kinh nghiệm tiếng anh thcs violet sáng kiến kinh nghiệm tiếng anh thpt sáng kiến kinh nghiệm tiếng anh thpt violet sáng kiến kinh nghiệm tiếng anh tiểu học sáng kiến kinh nghiệm tiếng anh tiểu học 2018 sáng kiến kinh nghiệm tiếng anh tiểu học 2019 sáng kiến kinh nghiệm tiếng anh tiểu học 2020 sáng kiến kinh nghiệm tiếng anh tiểu học bằng tiếng anh sáng kiến kinh nghiệm tiếng anh tiểu học miễn phí sáng kiến kinh nghiệm tiếng anh tiểu học mới nhất sáng kiến kinh nghiệm tiếng anh tiểu học violet sáng kiến kinh nghiệm tiếng anh violet sáng kiến kinh nghiệm trò chơi tiếng anh sáng kiến kinh nghiệm về phát âm tiếng anh sáng kiến kinh nghiệm viết bằng tiếng anh đề cương sáng kiến kinh nghiệm môn tiếng anh đề tài sáng kiến kinh nghiệm tiếng anh lớp 3
  • THẦY CÔ CẦN TRỢ GIÚP, VUI LÒNG LIÊN HỆ!

    TƯ VẤN NHANH
    ZALO:0979702422

    BÀI VIẾT MỚI

    Top