Admin Yopo
Ban quản trị Team YOPO
- Tham gia
- 15/8/22
- Bài viết
- 6,066
- Điểm
- 48
tác giả
Sáng kiến kinh nghiệm Phát triển hứng thú đọc truyện cổ tích cho học sinh Tiểu học được soạn dưới dạng file word/PDF/ powerpoint gồm 18 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
I/ LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Nói đến văn học dân gian cùng với những giá trị vĩnh hằng của nó không thể không nhắc đến truyện cổ tích. Đây là một thể loại tự sự dân gian, sử dụng phương thức hư cấu để lưu giữ những yếu tố thần kì và kiến tạo nên một thế giới lung linh, huyền ảo sắc màu, âm vang bao niềm thương cảm.
Học sinh Tiểu học được chúng ta âu yếm gọi bằng một cái tên khác đầy ý nghĩa: “lứa tuổi cổ tích”. Ở lứa tuổi này, các em nhìn đời bằng đôi mắt trong veo và tin cậy, “suy nghĩ bằng hình ảnh”, sống với thế giới của cái Đẹp, của viễn tưởng và sáng tạo. Trẻ cũng rất ưa thích sự phiêu lưu để khám phá và ngạc nhiên trước những bí mật của cuộc sống...Tất cả những điều đó đã đưa các em đến gần với cổ tích, thả mình bay bổng cùng với các nhân vật của truyện để cho trí tưởng tượng trẻ thơ có cơ hội du ngoạn đến những xứ sở lạ kì. Quả thực rất khó tìm thấy một thế giới tràn đầy cái Đẹp, lung linh những biểu tượng đượm màu sắc thần thoại như trong truyện cổ tích. Đến với cổ tích chính là cơ hội cho trẻ nuôi dưỡng, phát triển cảm xúc thẩm mĩ và phát huy trí tưởng tượng, đồng thời giúp chúng tìm tòi lẽ sống, làm phong phú tình cảm, đem đến cho ta niềm vui, giúp con người sống tốt hơn, nhân ái hơn . Như thế chính là trẻ đã được phát triển về mặt tâm hồn-một trong hai mục đích chính của giáo dục trẻ ở bậc Tiểu học.
Đây cũng là lứa tuổi đang trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách, cần được thụ hưởng những giá trị văn học, xây dựng những hình tượng đẹp, tốt, tích cực (vì trẻ em hay có sự bắt chước). Do vậy mà không phải ngẫu nhiên trong chương trình Tiếng Việt tiểu học, các nhà làm sách giáo khoa đã ưu tiên khai thác tương đối sâu thể loại truyện cổ tích. một thể loại gắn bó mật thiết với các em, là “món ăn tình thần” bổ ích cho các em. Truyện cổ tích vang lên trong giờ tập đọc, giờ kể chuyện thổi vào tâm hồn trẻ thơ những cảm xúc, ước mơ, trí tưởng tượng và niềm vui thích.
Quan trọng, ý nghĩa là vậy nhưng thực tế hiện nay cùng với sự phát triển của rất nhiều loại hình văn hoá hiện đại thì niềm đam mê của các em đối với truyện cổ tích không còn mạnh mẽ như trước nữa. Các em có xu hướng thiên về các loại truyện tranh với nhiều hình ảnh sinh động nhưng trên thực tế một số tác phẩm mang tính thực dụng, thị trường nên giá trị văn học không cao, chưa đáp ứng nhu cầu phát triển trí tuệ của trẻ. Vậy nên trước tình hình đó, người thầy phải làm gì để khơi dậy hứng thú đọc truyện cổ tích trong các em? Mong muốn góp phần giải quyết thực tế đó tôi quyết định chọn đề tài: “Phát triển hứng thú đọc truyện cổ tích cho học sinh Tiểu học”
I/ LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Nói đến văn học dân gian cùng với những giá trị vĩnh hằng của nó không thể không nhắc đến truyện cổ tích. Đây là một thể loại tự sự dân gian, sử dụng phương thức hư cấu để lưu giữ những yếu tố thần kì và kiến tạo nên một thế giới lung linh, huyền ảo sắc màu, âm vang bao niềm thương cảm.
Học sinh Tiểu học được chúng ta âu yếm gọi bằng một cái tên khác đầy ý nghĩa: “lứa tuổi cổ tích”. Ở lứa tuổi này, các em nhìn đời bằng đôi mắt trong veo và tin cậy, “suy nghĩ bằng hình ảnh”, sống với thế giới của cái Đẹp, của viễn tưởng và sáng tạo. Trẻ cũng rất ưa thích sự phiêu lưu để khám phá và ngạc nhiên trước những bí mật của cuộc sống...Tất cả những điều đó đã đưa các em đến gần với cổ tích, thả mình bay bổng cùng với các nhân vật của truyện để cho trí tưởng tượng trẻ thơ có cơ hội du ngoạn đến những xứ sở lạ kì. Quả thực rất khó tìm thấy một thế giới tràn đầy cái Đẹp, lung linh những biểu tượng đượm màu sắc thần thoại như trong truyện cổ tích. Đến với cổ tích chính là cơ hội cho trẻ nuôi dưỡng, phát triển cảm xúc thẩm mĩ và phát huy trí tưởng tượng, đồng thời giúp chúng tìm tòi lẽ sống, làm phong phú tình cảm, đem đến cho ta niềm vui, giúp con người sống tốt hơn, nhân ái hơn . Như thế chính là trẻ đã được phát triển về mặt tâm hồn-một trong hai mục đích chính của giáo dục trẻ ở bậc Tiểu học.
Đây cũng là lứa tuổi đang trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách, cần được thụ hưởng những giá trị văn học, xây dựng những hình tượng đẹp, tốt, tích cực (vì trẻ em hay có sự bắt chước). Do vậy mà không phải ngẫu nhiên trong chương trình Tiếng Việt tiểu học, các nhà làm sách giáo khoa đã ưu tiên khai thác tương đối sâu thể loại truyện cổ tích. một thể loại gắn bó mật thiết với các em, là “món ăn tình thần” bổ ích cho các em. Truyện cổ tích vang lên trong giờ tập đọc, giờ kể chuyện thổi vào tâm hồn trẻ thơ những cảm xúc, ước mơ, trí tưởng tượng và niềm vui thích.
Quan trọng, ý nghĩa là vậy nhưng thực tế hiện nay cùng với sự phát triển của rất nhiều loại hình văn hoá hiện đại thì niềm đam mê của các em đối với truyện cổ tích không còn mạnh mẽ như trước nữa. Các em có xu hướng thiên về các loại truyện tranh với nhiều hình ảnh sinh động nhưng trên thực tế một số tác phẩm mang tính thực dụng, thị trường nên giá trị văn học không cao, chưa đáp ứng nhu cầu phát triển trí tuệ của trẻ. Vậy nên trước tình hình đó, người thầy phải làm gì để khơi dậy hứng thú đọc truyện cổ tích trong các em? Mong muốn góp phần giải quyết thực tế đó tôi quyết định chọn đề tài: “Phát triển hứng thú đọc truyện cổ tích cho học sinh Tiểu học”