- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 86,145
- Điểm
- 113
tác giả
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TIẾNG ANH LỚP 10: "ĐỀ XUẤT MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG GIẢNG DẠY SPEAKING TIẾNG ANH 10" được soạn dưới dạng file word gồm 21 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
ĐẶT VẤN ĐỀ:
Giáo học pháp đã chỉ rõ rằng, ngôn ngữ chỉ phát triển khi nó ở trong một tình huống cụ thể. Học sinh vùng nông thôn có ít cơ hội hay có thể nói là không có cơ hội để một lần được tiếp xúc với người bản địa cho nên không còn cách nào hay hơn là phát huy tối đa khả năng giao tiếp trong các tiết Speaking trên lớp.
Là một giáo viên được nhà trường phân công dạy môn tiếng Anh lớp 10 trong nhiều năm qua, tôi luôn băn khoăn nhiều về vấn đề phát triển khả năng giao tiếp cho học sinh không chỉ trên lớp mà còn trong cuộc sống hàng ngày, làm thế nào để học sinh tự tin nói những câu giao tiếp đơn giản, phát triển tư duy ngôn ngữ và và đặc biệt là chuẩn bị tốt hơn cho việc học tập và khi làm việc sau này.
Sau nhiều năm góp nhặt kinh nghiệm và đã vận dụng thành công, nay tôi xin giới thiệu cho các bạn đồng nghiệp cùng tham khảo qua đề tài: “Đề xuất một số hoạt động dạy SPEAKING Tiếng Anh 10”
hóa kiến thức, tạo tình huống giao tiếp cụ thể, phát triển tư duy ngôn ngữ, phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh.
Học sinh phải thực hiện các hoạt động theo thiết kế riêng của giáo viên, không lạm dụng sách học tốt, không rập khuôn theo sách giáo khoa, học sinh thực hành theo cặp, theo nhóm có hiệu quả, giúp học sinh giao tiếp, tương tác và hỗ trợ lẫn nhau.
đây:
Giáo viên tổ chức tốt các tiết dạy Speaking trên lớp vì những lí do cơ bản sau
Yêu cầu học sinh thực hành những kĩ năng, vận dụng được những kiến thức mà các em đã học trên lớp.
Giúp học sinh khắc sâu thêm kiến thức.
Cho học sinh làm quen với việc làm việc theo các chủ đề lớn, phương pháp làm việc theo cặp, theo nhóm, chia sẻ ý tưởng cá nhân mang tính tương tác cao, những hoạt động cần nhiều thời gian và cần tìm kiếm các nguồn thông tin bên ngoài (như thông tin trên thư viện, trên mạng điện tử, hoặc thông tin từ chính học sinh)
Giao tiếp là một phần quan trọng của cuộc sống hàng ngày. Chỉ có giao tiếp thì ngôn ngữ mới phát triển từ đó phát triển tư duy, nó có thể cải thiện trí nhớ và sự hiểu biết. Tham gia trực tiếp vào các hoạt động giúp cải thiện kỹ năng học tập và thái độ của học sinh đối với môn học, và chỉ ra cho học sinh rằng việc học có thể diễn ra bất cứ nơi
nào, không chỉ trong trường ( khi giao nhiệm vụ tương tự cho học sinh tiếp tục luyện tập
ở nhà nhưng ở mức độ cao hơn.)
Một là, trừ những tiết có giáo viên khác dự giờ, giáo viên thường bám vào các Tasks của SGK. Với những dạng yêu cầu này, học sinh làm bài thụ động, chưa phát triển tư duy ngôn ngữ, lạm dụng sách học tốt để đối phó, hoặc học sinh sử dụng sách cũ có đáp án sẵn, thậm chí là giáo viên còn làm thay cho học sinh luôn.
Hai là, đôi lúc giáo viên có tổ chức một số hoạt động hỗ trợ nhưng lại không kiểm tra, không cho điểm, hoặc kiểm tra nhưng chưa thu hút được tất cả học sinh.
Ba là, giáo viên chưa áp dụng triệt để phương pháp giao tiếp khi dạy, giáo viên còn nói nhiều, kiểm soát lớp học nhiều ( teachers centred), ít phát huy được tính chủ động, tích cực của học sinh. Giáo viên tổ chức các hoạt động Pairwork, Groupwork chưa hiệu quả để các em có thể hỗ trợ nhau. Chúng ta e ngại việc các em yếu sẽ thụ động và không làm gì cả và học sinh sẽ sử dụng tiếng mẹ đẻ khi luyện tập. điều này khắc phục được thôi vì chúng ta có thể gọi học sinh yếu của nhóm lên trả bài và lấy điểm cho cả nhóm, như vậy các em sẽ phải giúp nhau làm tốt các Tasks mà giáo viên đưa ra.
Cuối cùng là, một trong những nội dung thi tốt nghiệp và đại học làm học sinh lo lắng là các câu giao tiếp. Mà muốn làm tốt loại bài tập này, các em cần có kiến thức rộng, đa dạng nhưng quan trọng nhất đó chính là các tình huống cụ thể. Một tình huống giao tiếp không phải học thuộc lòng mà khi giao tiếp nhiều lần là tự ăn sâu vào trong tiềm thức.
+ đọc các tài liệu liên quan.
+ Thiết kế một số hoạt động dạy Speaking Tiếng Anh 10.
+ Thực hành trên lớp dạy, quan sát.
+ Lấy ý kiến phản hồi từ học sinh.
+ Dựa vào kết quả đạt được, rút kinh nghiệm.
Cách thiết kế các hoạt động dạy Speaking tiếng Anh 10 nhằm mục tiêu:
+ Nâng cao chất lượng dạy và học Tiếng Anh trong nhà trường phổ thông.
+ Tăng thời lượng nói của học sinh (students’ talking time) trong giờ học chính trên lớp và giờ kiểm tra bài cũ.
+ Học sinh thấy được ý nghĩa thiết thực của việc giao tiếp, có thể nhớ và nói về các vấn đề này một cách logic.
+ Cải thiện kĩ năng giao tiếp của học sinh.
+ Phát huy được vài trò trung tâm của người học.
+ Phát triển tư duy ngôn ngữ của học sinh không chỉ trong học tiếng Anh mà trong các hoạt động học tập và những hoạt động khác của cuộc sống.
động khác như:
+ Làm gián đoạn câu chuyện bằng thông tin sai (Interrupting stories): đây là hoạt động rất thú vị dành cho học sinh luyện kĩ năng nói , nghe và một số kĩ năng khác. Theo cách này, giáo viên (có thể là học sinh) sẽ kể lại một câu chuyện mà học sinh biết rõ có chứa một số thông tin sai. Trong lúc nghe câu chuyện, nếu nghe thấy thông tin sai, học sinh khác sẽ dừng câu chuyện và sửa thông tin đó.
+ Phỏng vấn ( Interviews): Tên của hoạt động đã chỉ ra rõ cách làm này. Một học sinh sẽ lên phía trước để đóng vai một bác sĩ, một người nổi tiếng, một cầu thủ …và những học sinh khác đưa ra các câu hỏi.
+ Tìm người … (Find someone who …): Học sinh sẽ đưa ra thông tin hoặc hỏi thông tin từ bạn bè và sau đó báo cáo trước lớp. Sau đó giáo viên( có thể là học sinh) sẽ hỏi Ai vậy? (Who?) và các học sinh khác sẽ trả lời đó là ai. Hoạt động này rất thú vị vì nó giúp học sinh phát triển phản xạ và rèn luyện kĩ năng.
+ Cung cấp hội thoại mẫu ( Providing a dialogue): Nhờ sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh có thể tự mình tạo các đoạn hội thoại và sau đó luyện tập, luyện tập thay thế. Hoạt động này khá dễ và quen thuộc nên học sinh sễ hứng thú khi học.
+ Hỏi (Twenty questions): Họat động này có thể tiến hành như sau:
Trước tiên giáo viên cho 1 từ hay một cụm từ về đề tài nào đó( tên của một thành phố, tên của một tổ chức…)
Nhiệm vụ của học sinh là tìm ra đáp án bằng cách đưa ra các câu hỏi Yes – No.
Giáo viên có thể giới hạn số lượng các câu hỏi tùy vào độ khó của đề tài đưa ra.
+ Báo cáo- thuyết trình (Reporting a presentation): Học sinh sẽ báo cáo lại những gì chúng đã học, chúng đã đọc, những gì chúng đã thảo luận. Rõ ràng đây là một hoạt động khó, vì thế học sinh phải chuẩn bị kĩ và có thể báo cáo theo nhóm hoặc thay phiên nhau báo cáo.
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI:
"ĐỀ XUẤT MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG GIẢNG DẠY SPEAKING TIẾNG ANH 10"
ĐỀ TÀI:
"ĐỀ XUẤT MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG GIẢNG DẠY SPEAKING TIẾNG ANH 10"
ĐẶT VẤN ĐỀ:
MỞ ĐẦU
Thực trạng vấn đề:
Trong xu thế và tiến trình hội nhập hiện nay, ngoại ngữ nói chung và tiếng Anh nói riêng đóng một vai trò hết sức quan trọng. Nhận thức được tầm quan trọng đó nên việc dạy và học tiếng Anh ngày càng được xã hội quan tâm, chương trình và phương pháp giảng dạy ngày càng được đổi mới nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu người học. Người dạy đã vận dụng các thủ thuật và hoạt động để phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh và tạo điều kiện tối ưu cho học sinh rèn luyện, phát triển và nâng cao khả năng, kỹ năng sử dụng ngôn ngữ vào mục đích giao tiếp. Tuy nhiên, vì nhiều lý do, đa phần giáo viên bám nhiều vào sách giáo khoa mà ít đầu tư cho việc thiết kế đa dạng các hoạt động. Học tiếng Anh là để giao tiếp, tuy nhiên trong những tiết dạy Speaking, học sinh chủ yếu là viết và nói rất ít, sau những tiết Speaking, học sinh không biết vận dụng được kiến thức để sử dụng trong những tình huống cụ thể. điều này đặt ra yêu cầu cho người giáo viên là phải tổ chức đa dạng các hoạt động nhằm nâng cao hiệu quả các tiết Speaking và làm cho học sinh cảm thấy dễ dàng và hứng thú với môn họcGiáo học pháp đã chỉ rõ rằng, ngôn ngữ chỉ phát triển khi nó ở trong một tình huống cụ thể. Học sinh vùng nông thôn có ít cơ hội hay có thể nói là không có cơ hội để một lần được tiếp xúc với người bản địa cho nên không còn cách nào hay hơn là phát huy tối đa khả năng giao tiếp trong các tiết Speaking trên lớp.
Là một giáo viên được nhà trường phân công dạy môn tiếng Anh lớp 10 trong nhiều năm qua, tôi luôn băn khoăn nhiều về vấn đề phát triển khả năng giao tiếp cho học sinh không chỉ trên lớp mà còn trong cuộc sống hàng ngày, làm thế nào để học sinh tự tin nói những câu giao tiếp đơn giản, phát triển tư duy ngôn ngữ và và đặc biệt là chuẩn bị tốt hơn cho việc học tập và khi làm việc sau này.
Sau nhiều năm góp nhặt kinh nghiệm và đã vận dụng thành công, nay tôi xin giới thiệu cho các bạn đồng nghiệp cùng tham khảo qua đề tài: “Đề xuất một số hoạt động dạy SPEAKING Tiếng Anh 10”
Ý nghĩa và tác dụng của giải pháp mới:
Một số thủ thuật dạy Speaking lớp 10 nhằm giúp giáo viên tiếng Anh có nhiều sự lựa chọn để áp dụng cho lớp dạy của mình tùy vào từng đối tượng cụ thể: hệ thốnghóa kiến thức, tạo tình huống giao tiếp cụ thể, phát triển tư duy ngôn ngữ, phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh.
Học sinh phải thực hiện các hoạt động theo thiết kế riêng của giáo viên, không lạm dụng sách học tốt, không rập khuôn theo sách giáo khoa, học sinh thực hành theo cặp, theo nhóm có hiệu quả, giúp học sinh giao tiếp, tương tác và hỗ trợ lẫn nhau.
Phạm vi nghiên cứu:
Giới thiệu một số hoạt động để dạy các tiết Speaking- sách giáo khoa lớp 10 chương trình chuẩn.Phương pháp tiến hành:
Cơ sở lí luận và thực tiễn có tính định hướng cho việc nghiên cứu, tìm giải pháp của đề tài:
Cơ sở lí luận:
Mục tiêu cuối cùng của việc học ngôn ngữ là giao tiếp. Ngữ pháp và các kĩ năng khác cũng rất quan trọng nhưng tựu trung lại là cũng nhằm hỗ trợ mục tiêu này. Chính cách kiểm tra, đánh giá quá đặt nặng đến ngữ pháp, đọc hiểu và viết vô hình chung là lực cản đối với việc dạy và học đối với kĩ năng này, dẫn đến việc dạy và học đối phó.đây:
Giáo viên tổ chức tốt các tiết dạy Speaking trên lớp vì những lí do cơ bản sau
Yêu cầu học sinh thực hành những kĩ năng, vận dụng được những kiến thức mà các em đã học trên lớp.
Giúp học sinh khắc sâu thêm kiến thức.
Cho học sinh làm quen với việc làm việc theo các chủ đề lớn, phương pháp làm việc theo cặp, theo nhóm, chia sẻ ý tưởng cá nhân mang tính tương tác cao, những hoạt động cần nhiều thời gian và cần tìm kiếm các nguồn thông tin bên ngoài (như thông tin trên thư viện, trên mạng điện tử, hoặc thông tin từ chính học sinh)
Giao tiếp là một phần quan trọng của cuộc sống hàng ngày. Chỉ có giao tiếp thì ngôn ngữ mới phát triển từ đó phát triển tư duy, nó có thể cải thiện trí nhớ và sự hiểu biết. Tham gia trực tiếp vào các hoạt động giúp cải thiện kỹ năng học tập và thái độ của học sinh đối với môn học, và chỉ ra cho học sinh rằng việc học có thể diễn ra bất cứ nơi
nào, không chỉ trong trường ( khi giao nhiệm vụ tương tự cho học sinh tiếp tục luyện tập
ở nhà nhưng ở mức độ cao hơn.)
Cơ sở thực tiễn:
Theo như những gì tôi quan sát, cách dạy các tiết Speaking của hầu hết giáo viên hiện nay có một số hạn chế sau:Một là, trừ những tiết có giáo viên khác dự giờ, giáo viên thường bám vào các Tasks của SGK. Với những dạng yêu cầu này, học sinh làm bài thụ động, chưa phát triển tư duy ngôn ngữ, lạm dụng sách học tốt để đối phó, hoặc học sinh sử dụng sách cũ có đáp án sẵn, thậm chí là giáo viên còn làm thay cho học sinh luôn.
Hai là, đôi lúc giáo viên có tổ chức một số hoạt động hỗ trợ nhưng lại không kiểm tra, không cho điểm, hoặc kiểm tra nhưng chưa thu hút được tất cả học sinh.
Ba là, giáo viên chưa áp dụng triệt để phương pháp giao tiếp khi dạy, giáo viên còn nói nhiều, kiểm soát lớp học nhiều ( teachers centred), ít phát huy được tính chủ động, tích cực của học sinh. Giáo viên tổ chức các hoạt động Pairwork, Groupwork chưa hiệu quả để các em có thể hỗ trợ nhau. Chúng ta e ngại việc các em yếu sẽ thụ động và không làm gì cả và học sinh sẽ sử dụng tiếng mẹ đẻ khi luyện tập. điều này khắc phục được thôi vì chúng ta có thể gọi học sinh yếu của nhóm lên trả bài và lấy điểm cho cả nhóm, như vậy các em sẽ phải giúp nhau làm tốt các Tasks mà giáo viên đưa ra.
Cuối cùng là, một trong những nội dung thi tốt nghiệp và đại học làm học sinh lo lắng là các câu giao tiếp. Mà muốn làm tốt loại bài tập này, các em cần có kiến thức rộng, đa dạng nhưng quan trọng nhất đó chính là các tình huống cụ thể. Một tình huống giao tiếp không phải học thuộc lòng mà khi giao tiếp nhiều lần là tự ăn sâu vào trong tiềm thức.
Biện pháp tiến hành, thời gian tạo ra giải pháp:
Biện pháp tiến hành:
+ Nghiên cứu chương trình sách giáo khoa.+ đọc các tài liệu liên quan.
+ Thiết kế một số hoạt động dạy Speaking Tiếng Anh 10.
+ Thực hành trên lớp dạy, quan sát.
+ Lấy ý kiến phản hồi từ học sinh.
+ Dựa vào kết quả đạt được, rút kinh nghiệm.
2.2. Thời gian tạo ra giải pháp:
Qua thời gian giảng dạy lớp 10 chương trình mới 5 năm.Mục tiêu:
B. NỘI DUNG
Cách thiết kế các hoạt động dạy Speaking tiếng Anh 10 nhằm mục tiêu:
+ Nâng cao chất lượng dạy và học Tiếng Anh trong nhà trường phổ thông.
+ Tăng thời lượng nói của học sinh (students’ talking time) trong giờ học chính trên lớp và giờ kiểm tra bài cũ.
+ Học sinh thấy được ý nghĩa thiết thực của việc giao tiếp, có thể nhớ và nói về các vấn đề này một cách logic.
+ Cải thiện kĩ năng giao tiếp của học sinh.
+ Phát huy được vài trò trung tâm của người học.
+ Phát triển tư duy ngôn ngữ của học sinh không chỉ trong học tiếng Anh mà trong các hoạt động học tập và những hoạt động khác của cuộc sống.
Mô tả giải pháp của đề tài:
Thuyết minh tính mới:
Thay vì bám cố định vào các Tasks của sách giáo khoa, tôi thiết kế một số hoạtđộng khác như:
+ Làm gián đoạn câu chuyện bằng thông tin sai (Interrupting stories): đây là hoạt động rất thú vị dành cho học sinh luyện kĩ năng nói , nghe và một số kĩ năng khác. Theo cách này, giáo viên (có thể là học sinh) sẽ kể lại một câu chuyện mà học sinh biết rõ có chứa một số thông tin sai. Trong lúc nghe câu chuyện, nếu nghe thấy thông tin sai, học sinh khác sẽ dừng câu chuyện và sửa thông tin đó.
+ Phỏng vấn ( Interviews): Tên của hoạt động đã chỉ ra rõ cách làm này. Một học sinh sẽ lên phía trước để đóng vai một bác sĩ, một người nổi tiếng, một cầu thủ …và những học sinh khác đưa ra các câu hỏi.
+ Tìm người … (Find someone who …): Học sinh sẽ đưa ra thông tin hoặc hỏi thông tin từ bạn bè và sau đó báo cáo trước lớp. Sau đó giáo viên( có thể là học sinh) sẽ hỏi Ai vậy? (Who?) và các học sinh khác sẽ trả lời đó là ai. Hoạt động này rất thú vị vì nó giúp học sinh phát triển phản xạ và rèn luyện kĩ năng.
+ Cung cấp hội thoại mẫu ( Providing a dialogue): Nhờ sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh có thể tự mình tạo các đoạn hội thoại và sau đó luyện tập, luyện tập thay thế. Hoạt động này khá dễ và quen thuộc nên học sinh sễ hứng thú khi học.
+ Hỏi (Twenty questions): Họat động này có thể tiến hành như sau:
Trước tiên giáo viên cho 1 từ hay một cụm từ về đề tài nào đó( tên của một thành phố, tên của một tổ chức…)
Nhiệm vụ của học sinh là tìm ra đáp án bằng cách đưa ra các câu hỏi Yes – No.
Giáo viên có thể giới hạn số lượng các câu hỏi tùy vào độ khó của đề tài đưa ra.
+ Báo cáo- thuyết trình (Reporting a presentation): Học sinh sẽ báo cáo lại những gì chúng đã học, chúng đã đọc, những gì chúng đã thảo luận. Rõ ràng đây là một hoạt động khó, vì thế học sinh phải chuẩn bị kĩ và có thể báo cáo theo nhóm hoặc thay phiên nhau báo cáo.