- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 86,300
- Điểm
- 113
tác giả
Sáng kiến về một số biện pháp giúp học sinh học tốt môn Toán lớp 1 trường PTDTBT TH.
YOPOVN xin gửi đến quý thầy cô Sáng kiến về một số biện pháp giúp học sinh học tốt môn Toán lớp 1 trường PTDTBT TH..
I. TÊN ĐỀ TÀI:
“Sáng kiến về một số biện pháp giúp học sinh học tốt môn Toán lớp 1/1 trường PTDTBT TH.”
II. ĐẶT VẤN ĐỀ:
Mỗi môn học đều có vai trò quan trọng góp phần vào việc hình thành nhân cách học sinh. Trong đó môn Toán ở lớp 1 giữ vai trò hết sức quan trọng, bởi môn Toán lớp 1 cung cấp cho các em những kiến thức đầu tiên, là cơ sở cho việc phát triển kỹ năng tính toán và tư duy, giúp học sinh nhanh chóng hoàn thiện mình. Hiện nay, chương trình toán tiểu học đòi hỏi học sinh phải đạt được chuẩn về kiến thức, kỹ năng của môn học, điều đó rất khó khăn nhất là với học sinh dân tộc thiểu số của lớp tôi . Với yêu cầu là học sinh học tập một cách chủ động, tích cực trong lĩnh hội tri thức, tự phán đoán, giải quyết các bài tập. Trong lớp học của tôi hiện nay, chủ yếu là học sinh người dân tộc thiểu số có hoàn cảnh rất khó khăn, học sinh nhận thức rất chậm, gia đình ít quan tâm, thêm vào đó là học sinh lớp 1 bước đầu chuyển từ hoạt động vui chơi sang hoạt động học. Vậy, để chất lượng dạy học môn Toán được nâng cao, giúp các em học tốt môn Toán lớp 1, đòi hỏi người giáo viên phải có biện pháp dạy học tích cực, hiệu quả. Cũng chính vì lí do đó mà tôi chọn nghiên cứu và sử dụng một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học môn Toán ở lớp 1 nhằm giúp học sinh lớp tôi thực hiện chính xác các phép tính cộng, trừ không nhớ trong phạm vi 100, nắm vững các kiến thức cơ bản và kĩ năng tính toán ở chương trình lớp 1, góp phần đạt được những mục tiêu chung của môn Toán lớp 1.
Qua thời gian nghiên cứu và áp dụng sáng kiến dạy học này, đã giúp lớp tôi tiến bộ rõ rệt, đem lại hiệu quả cao. Bởi vậy, tôi đã ghi lại những kinh nghiệm mình đã áp dụng hiệu quả để viết “Sáng kiến về một số biện pháp giúp học sinh học tốt môn Toán lớp 1/1 trường PTDTBT TH ” nhằm chia sẻ kinh nghiệm dạy học với đồng nghiệp cũng như mong muốn nhận được các ý kiến đóng góp tích cực.
Trong quá trình nghiên cứu tài liệu sách giáo khoa trong chương trình môn Toán lớp 1, cũng như kinh nghiệm dạy học, bản thân nhận thấy rằng chương trình môn Toán lớp 1 có bao gồm những mạch kiến thức về :
- Số học: Học sinh biết đọc – viết, đếm các số đến 100; làm tính cộng, trừ không nhớ trong phạm vi 100.
- Đại lượng, đo đại lượng: Học sinh biết đơn vị đo độ dài cm, biết đo độ dài trong phạm vi 20cm.
- Yếu tố hình học: Học sinh nắm được về điểm, đoạn thẳng, hình vuông, hình tròn, hình tam giác.
- Giải bài toán có lời văn: Biết giải bài toán đơn giản về cộng, trừ
Đi song song trong quá trình dạy học môn Toán đó là các kĩ năng tính toán cộng, trừ không nhớ các số trong phạm vi 100, sự xâu chuỗi trong tất cả các bài học của môn Toán đều liên quan đến mạch Số học, trong đó dạy học phép tính cộng, trừ rất quan trọng. Như vậy, với việc áp dụng “Sáng kiến về một số biện pháp giúp học sinh học tốt môn Toán lớp 1/1 trường PTDTBT TH Axan” là rất quan trọng và cần thiết, bởi học sinh nắm được các kiến thức cơ bản và thực hiện tốt phép tính cộng, trừ ở môn Toán lớp 1. Điều đó giúp các em học tốt hơn môn Toán lớp 1.
Tâm lí của học sinh lớp 1: Khả năng kiểm soát, sự tập trung chú ý của học sinh còn yếu và thiếu bền vững, dễ bị phân tán bởi những âm thanh, những sự kiện khác ngoài nội dung học tập. Trẻ thường chú ý tập trung đến những môn học, giờ học có đồ dùng trực quan sinh động, hấp dẫn có nhiều tranh ảnh, trò chơi. Thời gian chú ý có chủ định chỉ kéo dài tối đa từ 25 đến 30 phút. Trí tưởng tượng của học sinh phong phú hơn so với trẻ ở độ tuổi mầm non. Như vậy, cần phát triển tư duy và trí tưởng tượng của các em bằng cách biến các kiến thức khô khan thành những hình ảnh có cảm xúc, đặt câu hỏi mang tính gợi mở, thu hút các em vào hoạt động học.
- Số học sinh được khảo sát theo chương trình Toán cơ bản trong 4 tuần đầu năm học 2019 - 2020:
Qua bảng số liệu trên, có 8 em chưa đạt chuẩn (chiếm 34,8 %). Tôi nhận thấy các em học toán và tiếp thu kiến thức toán trong 4 tuần đầu rất chậm. Những em chưa hoàn thành chuẩn kiến thức kĩ năng đều có chung đặc điểm là nhận biết các hình rất chậm, hay quên nhanh các chữ số đã học từ 1 – 5 và không thực hiện được so sánh các số đã học với dấu <, >.
* Thuận lợi:
- Nhà trường tạo điều kiện cho giáo viên trong công tác giảng dạy, chỉ đạo kịp thời trong công tác chuyên môn.
- Nhà trường có đầy đủ phương tiện và đồ dùng dạy học cho mỗi học sinh
- Nội dung chương trình dạy học đảm bảo thông suốt và liền mạch giúp học sinh dễ hiểu và nắm kiến thức dễ dàng từ dễ đến khó.
* Khó khăn:
- Học sinh tiếp thu kiến thức môn Toán rất chậm.
- Học sinh còn nhỏ nên chưa thông thạo tiếng Việt, đa số các em vẫn còn giao tiếp bằng tiếng Cơ Tu nên việc tiếp thu kiến thức sẽ kém hiệu quả hơn. Giáo viên lên lớp sẽ thực hiện giảng dạy bằng tiếng phổ thông nên nhiều học sinh vào lớp 1 còn bỡ ngỡ và khó hiểu được câu từ giảng dạy của giáo viên.
Vậy với việc áp dụng theo phương thức dạy học cũ, cứ truyền thụ kiến thức theo một cách chung chung thì kiến thức học sinh nhận được là rất ít, hiệu quả dạy học đem lại rất thấp, điều đó làm ảnh hưởng đến chất lượng giảng dạy của giáo viên cũng như hiệu quả học tập chung của học sinh.
b. Nguyên nhân:
* Nguyên nhân khách quan:
- Một số phụ huynh chưa quan tâm đến việc học hành của con em.
- Mới vào lớp 1 nên học sinh còn bỡ ngỡ khi thực hiện hoạt động học và sử dụng tiếng phổ thông trên lớp.
- Học sinh còn nhỏ, nên các em thường ham chơi và quên mất nhiệm vụ học tập của mình.
- Qua tìm hiểu thực tế, điều kiện ở nhiều gia đình học sinh trong lớp có hoàn cảnh rất khó khăn (điện thắp sáng,…)
* Nguyên nhân chủ quan:
- Khả năng tiếp thu kiến thức của học sinh còn hạn chế, hay quên, không tập trung chú ý khi giáo viên giảng bài.
* Qua thực tế dạy học cho học sinh lớp 1/1 ở trường, kinh nghiệm dạy học các năm trước đây và nghiên cứu chương trình sách giáo khoa môn Toán lớp 1, tôi rút ra một số vấn đề cần giải quyết để giúp học sinh lớp tôi học tốt môn Toán như sau:
- Học sinh học xong phải có kiến thức cơ bản về :
+ Phép đếm, số lượng, số tự nhiên trong phạm vi 100;
+ Phép cộng và phép trừ không nhớ trong phạm vi 100;
+ Đơn vị đo độ dài cm và đo độ dài trong phạm vi 20 cm;
+ Đọc giờ đúng; tuần lễ, các ngày trong tuần;
+ Yếu tố hình học cơ bản như đoạn thẳng, điểm, hình vuông, hình tròn, hình tam giác;
+ Giải toán có lời văn với phép tính cộng hoặc trừ;
- Học sinh học xong sẽ có được kĩ năng thực hành:
+ Đọc, viết, đếm, so sánh các số trong phạm vi 100
+ Cộng, trừ không nhớ các số trong phạm vi 100
+ Đo ước lượng độ dài các đoạn thẳng với các số tự nhiên trong phạm vi 20cm;
+ Biết xem giờ đúng, xem các ngày trong tuần lễ.
+ Nhận biết hình vuông, hình tròn, hình tam giác, điểm, đoạn thẳng
+ Giải các bài toán có lời văn về cộng hoặc trừ. Bước đầu biết diễn đạt bài toán bằng lời, bằng kí hiệu một số nội dung đơn giản của bài học và bài tập thực hành, tập so sánh, phân tích tổng hợp trừu tượng hóa, khái quát hóa trong phạm vi đã học có liên quan đến đời sống thực tế của học sinh.
3. Các biện pháp để giải quyết vấn đề:
3.1 Phối kết hợp tốt giữa gia đình, nhà trường và cộng đồng.
- Giáo viên phối hợp với gia đình và người đỡ đầu của học sinh, có những thông tin trao đổi kịp thời để giảng dạy và giáo dục học sinh về những kiến thức môn Toán mà các em chưa đạt được, tư vấn phương pháp dạy và đưa học sinh phát triển theo chiều hướng tích cực.
- GV có thể mời cha mẹ học sinh đến cùng dự giờ xem con học bài, cùng giáo viên giúp đỡ học sinh trong thời gian đầu. Muốn học sinh thực hiện tốt các yêu cầu trước hết mỗi bậc cha mẹ, thầy cô phải trở thành tấm gương về nghị lực trong mắt các em.
- Giáo viên kết hợp với Đội, Ban đại diện cha mẹ học sinh của lớp đến thăm hỏi, động viên học sinh kịp thời,...tạo mối liên hệ giữa nhà trường, gia đình và cộng đồng thân thiện, gần gũi, đưa gia đình và cộng đồng địa phương cùng giáo dục học sinh nhằm giúp các em đến lớp chuyên cần.
3.2 Tích cực, kiên trì và chủ động, sáng tạo đổi mới phương pháp dạy học.
- Giáo viên chuẩn bị bài kỹ trước khi lên lớp rất quan trọng nên việc xây dựng mục tiêu bài học cũng như sắp xếp, tổ chức các hoạt động dạy - học cần được coi trọng.
- Với đối tượng học sinh có nhận thức chậm. Giáo viên phải kiên trì, không nên khắt khe, tạo áp lực mà nên tạo điều kiện cho các em được tham gia vào các hoạt động học tập, được chia sẻ kiến thức cùng bạn bè để tự tin hơn trong quá trình học tập nhằm giúp các em lĩnh hội được kiến thức một cách hiệu quả nhất.
YOPOVN xin gửi đến quý thầy cô Sáng kiến về một số biện pháp giúp học sinh học tốt môn Toán lớp 1 trường PTDTBT TH..
I. TÊN ĐỀ TÀI:
“Sáng kiến về một số biện pháp giúp học sinh học tốt môn Toán lớp 1/1 trường PTDTBT TH.”
II. ĐẶT VẤN ĐỀ:
Mỗi môn học đều có vai trò quan trọng góp phần vào việc hình thành nhân cách học sinh. Trong đó môn Toán ở lớp 1 giữ vai trò hết sức quan trọng, bởi môn Toán lớp 1 cung cấp cho các em những kiến thức đầu tiên, là cơ sở cho việc phát triển kỹ năng tính toán và tư duy, giúp học sinh nhanh chóng hoàn thiện mình. Hiện nay, chương trình toán tiểu học đòi hỏi học sinh phải đạt được chuẩn về kiến thức, kỹ năng của môn học, điều đó rất khó khăn nhất là với học sinh dân tộc thiểu số của lớp tôi . Với yêu cầu là học sinh học tập một cách chủ động, tích cực trong lĩnh hội tri thức, tự phán đoán, giải quyết các bài tập. Trong lớp học của tôi hiện nay, chủ yếu là học sinh người dân tộc thiểu số có hoàn cảnh rất khó khăn, học sinh nhận thức rất chậm, gia đình ít quan tâm, thêm vào đó là học sinh lớp 1 bước đầu chuyển từ hoạt động vui chơi sang hoạt động học. Vậy, để chất lượng dạy học môn Toán được nâng cao, giúp các em học tốt môn Toán lớp 1, đòi hỏi người giáo viên phải có biện pháp dạy học tích cực, hiệu quả. Cũng chính vì lí do đó mà tôi chọn nghiên cứu và sử dụng một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học môn Toán ở lớp 1 nhằm giúp học sinh lớp tôi thực hiện chính xác các phép tính cộng, trừ không nhớ trong phạm vi 100, nắm vững các kiến thức cơ bản và kĩ năng tính toán ở chương trình lớp 1, góp phần đạt được những mục tiêu chung của môn Toán lớp 1.
Qua thời gian nghiên cứu và áp dụng sáng kiến dạy học này, đã giúp lớp tôi tiến bộ rõ rệt, đem lại hiệu quả cao. Bởi vậy, tôi đã ghi lại những kinh nghiệm mình đã áp dụng hiệu quả để viết “Sáng kiến về một số biện pháp giúp học sinh học tốt môn Toán lớp 1/1 trường PTDTBT TH ” nhằm chia sẻ kinh nghiệm dạy học với đồng nghiệp cũng như mong muốn nhận được các ý kiến đóng góp tích cực.
III. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Cơ sở lí luận của vấn đề:Trong quá trình nghiên cứu tài liệu sách giáo khoa trong chương trình môn Toán lớp 1, cũng như kinh nghiệm dạy học, bản thân nhận thấy rằng chương trình môn Toán lớp 1 có bao gồm những mạch kiến thức về :
- Số học: Học sinh biết đọc – viết, đếm các số đến 100; làm tính cộng, trừ không nhớ trong phạm vi 100.
- Đại lượng, đo đại lượng: Học sinh biết đơn vị đo độ dài cm, biết đo độ dài trong phạm vi 20cm.
- Yếu tố hình học: Học sinh nắm được về điểm, đoạn thẳng, hình vuông, hình tròn, hình tam giác.
- Giải bài toán có lời văn: Biết giải bài toán đơn giản về cộng, trừ
Đi song song trong quá trình dạy học môn Toán đó là các kĩ năng tính toán cộng, trừ không nhớ các số trong phạm vi 100, sự xâu chuỗi trong tất cả các bài học của môn Toán đều liên quan đến mạch Số học, trong đó dạy học phép tính cộng, trừ rất quan trọng. Như vậy, với việc áp dụng “Sáng kiến về một số biện pháp giúp học sinh học tốt môn Toán lớp 1/1 trường PTDTBT TH Axan” là rất quan trọng và cần thiết, bởi học sinh nắm được các kiến thức cơ bản và thực hiện tốt phép tính cộng, trừ ở môn Toán lớp 1. Điều đó giúp các em học tốt hơn môn Toán lớp 1.
Tâm lí của học sinh lớp 1: Khả năng kiểm soát, sự tập trung chú ý của học sinh còn yếu và thiếu bền vững, dễ bị phân tán bởi những âm thanh, những sự kiện khác ngoài nội dung học tập. Trẻ thường chú ý tập trung đến những môn học, giờ học có đồ dùng trực quan sinh động, hấp dẫn có nhiều tranh ảnh, trò chơi. Thời gian chú ý có chủ định chỉ kéo dài tối đa từ 25 đến 30 phút. Trí tưởng tượng của học sinh phong phú hơn so với trẻ ở độ tuổi mầm non. Như vậy, cần phát triển tư duy và trí tưởng tượng của các em bằng cách biến các kiến thức khô khan thành những hình ảnh có cảm xúc, đặt câu hỏi mang tính gợi mở, thu hút các em vào hoạt động học.
2/ Thực trạng vấn đề:
a. Đặc điểm tình hình đầu năm:
- Tổng số: 23/16 nữ.- Số học sinh được khảo sát theo chương trình Toán cơ bản trong 4 tuần đầu năm học 2019 - 2020:
| Tổng số HS | Điểm 9 - 10 | Điểm 7 - 8 | Điểm 5 - 6 | Dưới 5 |
Số lượng | 23/16 | 3 | 7 | 5 | 8 |
Tỉ lệ | 100% | 13,1 % | 30,4 % | 21,7 % | 34,8% |
* Thuận lợi:
- Nhà trường tạo điều kiện cho giáo viên trong công tác giảng dạy, chỉ đạo kịp thời trong công tác chuyên môn.
- Nhà trường có đầy đủ phương tiện và đồ dùng dạy học cho mỗi học sinh
- Nội dung chương trình dạy học đảm bảo thông suốt và liền mạch giúp học sinh dễ hiểu và nắm kiến thức dễ dàng từ dễ đến khó.
* Khó khăn:
- Học sinh tiếp thu kiến thức môn Toán rất chậm.
- Học sinh còn nhỏ nên chưa thông thạo tiếng Việt, đa số các em vẫn còn giao tiếp bằng tiếng Cơ Tu nên việc tiếp thu kiến thức sẽ kém hiệu quả hơn. Giáo viên lên lớp sẽ thực hiện giảng dạy bằng tiếng phổ thông nên nhiều học sinh vào lớp 1 còn bỡ ngỡ và khó hiểu được câu từ giảng dạy của giáo viên.
Vậy với việc áp dụng theo phương thức dạy học cũ, cứ truyền thụ kiến thức theo một cách chung chung thì kiến thức học sinh nhận được là rất ít, hiệu quả dạy học đem lại rất thấp, điều đó làm ảnh hưởng đến chất lượng giảng dạy của giáo viên cũng như hiệu quả học tập chung của học sinh.
b. Nguyên nhân:
* Nguyên nhân khách quan:
- Một số phụ huynh chưa quan tâm đến việc học hành của con em.
- Mới vào lớp 1 nên học sinh còn bỡ ngỡ khi thực hiện hoạt động học và sử dụng tiếng phổ thông trên lớp.
- Học sinh còn nhỏ, nên các em thường ham chơi và quên mất nhiệm vụ học tập của mình.
- Qua tìm hiểu thực tế, điều kiện ở nhiều gia đình học sinh trong lớp có hoàn cảnh rất khó khăn (điện thắp sáng,…)
* Nguyên nhân chủ quan:
- Khả năng tiếp thu kiến thức của học sinh còn hạn chế, hay quên, không tập trung chú ý khi giáo viên giảng bài.
* Qua thực tế dạy học cho học sinh lớp 1/1 ở trường, kinh nghiệm dạy học các năm trước đây và nghiên cứu chương trình sách giáo khoa môn Toán lớp 1, tôi rút ra một số vấn đề cần giải quyết để giúp học sinh lớp tôi học tốt môn Toán như sau:
- Học sinh học xong phải có kiến thức cơ bản về :
+ Phép đếm, số lượng, số tự nhiên trong phạm vi 100;
+ Phép cộng và phép trừ không nhớ trong phạm vi 100;
+ Đơn vị đo độ dài cm và đo độ dài trong phạm vi 20 cm;
+ Đọc giờ đúng; tuần lễ, các ngày trong tuần;
+ Yếu tố hình học cơ bản như đoạn thẳng, điểm, hình vuông, hình tròn, hình tam giác;
+ Giải toán có lời văn với phép tính cộng hoặc trừ;
- Học sinh học xong sẽ có được kĩ năng thực hành:
+ Đọc, viết, đếm, so sánh các số trong phạm vi 100
+ Cộng, trừ không nhớ các số trong phạm vi 100
+ Đo ước lượng độ dài các đoạn thẳng với các số tự nhiên trong phạm vi 20cm;
+ Biết xem giờ đúng, xem các ngày trong tuần lễ.
+ Nhận biết hình vuông, hình tròn, hình tam giác, điểm, đoạn thẳng
+ Giải các bài toán có lời văn về cộng hoặc trừ. Bước đầu biết diễn đạt bài toán bằng lời, bằng kí hiệu một số nội dung đơn giản của bài học và bài tập thực hành, tập so sánh, phân tích tổng hợp trừu tượng hóa, khái quát hóa trong phạm vi đã học có liên quan đến đời sống thực tế của học sinh.
3. Các biện pháp để giải quyết vấn đề:
3.1 Phối kết hợp tốt giữa gia đình, nhà trường và cộng đồng.
- Giáo viên phối hợp với gia đình và người đỡ đầu của học sinh, có những thông tin trao đổi kịp thời để giảng dạy và giáo dục học sinh về những kiến thức môn Toán mà các em chưa đạt được, tư vấn phương pháp dạy và đưa học sinh phát triển theo chiều hướng tích cực.
- GV có thể mời cha mẹ học sinh đến cùng dự giờ xem con học bài, cùng giáo viên giúp đỡ học sinh trong thời gian đầu. Muốn học sinh thực hiện tốt các yêu cầu trước hết mỗi bậc cha mẹ, thầy cô phải trở thành tấm gương về nghị lực trong mắt các em.
- Giáo viên kết hợp với Đội, Ban đại diện cha mẹ học sinh của lớp đến thăm hỏi, động viên học sinh kịp thời,...tạo mối liên hệ giữa nhà trường, gia đình và cộng đồng thân thiện, gần gũi, đưa gia đình và cộng đồng địa phương cùng giáo dục học sinh nhằm giúp các em đến lớp chuyên cần.
3.2 Tích cực, kiên trì và chủ động, sáng tạo đổi mới phương pháp dạy học.
- Giáo viên chuẩn bị bài kỹ trước khi lên lớp rất quan trọng nên việc xây dựng mục tiêu bài học cũng như sắp xếp, tổ chức các hoạt động dạy - học cần được coi trọng.
- Với đối tượng học sinh có nhận thức chậm. Giáo viên phải kiên trì, không nên khắt khe, tạo áp lực mà nên tạo điều kiện cho các em được tham gia vào các hoạt động học tập, được chia sẻ kiến thức cùng bạn bè để tự tin hơn trong quá trình học tập nhằm giúp các em lĩnh hội được kiến thức một cách hiệu quả nhất.